Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1.Đặc điểm, vai trò của DN&VN trong sự phát triển kinh tế quốc gia 3
1.1.1.1.Khái niệm DNV&N 3
1.1.1.2.Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế 5
1.1.2.Những lợi thế và hạn chế của DNV&N 11
1.1.2.1 Lợi thế của các DNV&N 11
1.1.2.2 Những hạn chế của DNV&N 12
1.1.3.Hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNV&N 12
1.1.3.1.Nội dung về hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNV&N 12
1.1.3.2.Tác động của hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNV&N 14
1.1.3.3.Các hình thức cho vay của NHTM đối với DNV&N 16
1.2.Quản lý hoạt động cho vay đối với các DNV&N của các NHTM 19
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N 19
1.2.1.1 Khái niệm quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N 19
1.2.1.2.Đặc điểm của quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N 20
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N 20
1.2.3.Nội dung của quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N 21
1.2.3.1.Thiết lập hồ sơ cho vay 21
1.2.3.2.Phân tích tín dụng 23
1.2.3.3.Quyết định cho vay 25
12.3.4 Kiểm soát quá trình cho vay 26
1.2.3.5.Xử lý các khoản vay có vấn đề 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY 29 2.1.Khái quát về ngân hàng công thương ( NHCT) chi nhánh Hà Tây 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29
Trang 22.1.2.2 Phòng Tài trợ thương mại 32
2.1.2.4 Phòng khách hàng cá nhân 34
2.1.2.5 Phòng thông tin điện toán 35
2.1.2.6 Phòng Tiền tệ kho quỹ 36
2.1.2.7 Phòng Tổng hợp tiếp thị 37
2.1.2.8 Phòng Tổ chức hành chính 38
2.1.2.9 Điểm giao dịch số 1 và số 12 39
2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua 40
2.1.3.1.Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 40
2.1.3.2.Tình hình hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây 51
2.1.3.3.Đánh giá tình hình hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây 57
2.2 Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây 59
2.2.1.Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây 59
2.2.1.1.Lập hồ sơ cho vay 59
2.2.1.2.Phân tích hồ sơ xin vay 59
2.2.1.3 Quyết định cho vay 61
2.2.1.4.Kiểm tra và giám sát khoản vay, xử lý những khoản vay có vấn đề 61
2.2.2.Đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay DNV&N 63
2.2.2.1.Những kết quả đạt được 63
2.2.2.2.Những hạn chế mắc phải 64
2.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế mà NHCT chi nhánh Hà Tây đang mắc phải 65
2.2.3.1.Nguyên nhân khách quan 65
2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 66
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY 67
Trang 33.1.1.Phương hướng phát triển của ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Hà
Tây trong giai đoạn (2008-210) 67
3.1.2.Nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn (2008-2010) 67
3.1.2.1.Những mục tiêu cụ thể cần đạt được 67
3.1.2.2 Các giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra .68
3.1.3.Định hướng tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây 71
3.2.Một số giải giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn (2008-2010) 72
3.2.1.Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 72
3.2.2 Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin 74
3.2.3 Nâng cao khả năng thiết lập và phân tích và quản lý hồ sơ 74
3.2.4.Nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo 75
3.2.5.Tăng cường hoạt động kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 76
3.2.6 Đổi mới, thống nhất các biện pháp xử lý khoản vay có vấn đề 77
3.3.Một số kiến nghị 78
3.3.1.Đối với NHCTVN 78
3.3.2.Đối với ngân hàng Nhà Nước 79
3.3.3 Kiến nghị đối với DNV&N 79
3.3.4 Đối với Nhà nước 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 4Bảng1 Nguồn vốn (2005-2007) 41
BẢNG 2.Cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo tiền nội tê, ngoại tệ 43
BẢNG 3.Cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo đối tượng gửi tiền 44
BẢNG 4 Cơ cấu nguồn vốn xét theo kỳ hạn tiền gửi 45
BẢNG 5.Tình hình cho vay tại chi nhánh NHCT Hà Tây 47
BẢNG 6.số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm 48
BẢNG 7 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với DNV&N 52
BẢNG 8: Dư nợ cho vay DNV&N theo thời hạn cho vay tại chi nhánh 53
BẢNG 9: Hoạt động cho vay DNV&N trong tổng hoạt động cho vay của chi nhánh 55
BẢNG 10.Nợ quá hạn của DNV&N qua các năm 56
Trang 5gỗ cao cấp, hàng nông lâm sản như hạt tiêu, hạt điều, thủy sản đông lạnh Vìthế, phát triển DNV&N đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất coi trọng,được coi là một trong những nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế- xãhội Các DNV&N đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lựcphát triển kinh tế Đặc biệt là khi nước ta bước vào hội nhập từ một nền kinh
tế chưa phát triển
Nghiên cứu về mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, các DNV&N đượccoi là nhóm khách hàng có nhiều lợi thế của các tổ chức tín dụng, là bạn hàngcùng kinh doanh giữa một bên là sản xuất hàng hóa, kinh doanh thương mại
và dịch vụ, và một bên là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.Nhưng việc đầu tư cho loại hình doanh nghiệp này thường có độ rủi ro cao vàchi phí giao dịch lớn Do vậy các ngân hàng vẫn nhìn nhận DNV&N là kháchhàng có nhiều rủi ro nên họ rất thận trọng trong cho vay Mặt khác, trongnhững năm gần đây, cùng với sự ra tăng về số lượng của các DNV&N là xuhướng mở rộng đầu tư tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của cácngân hàng Do đó hoạt động quản lý tín dụng cũng cần phải được tăng cường,đổi mới về phương pháp nhằm phòng tránh những rủi ro không đáng có, tránhthiệt hại cho ngân hàng
Vì lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường quản
lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương ( NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây”.
Trang 61.Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Lý giải tính tất yếu của hoạt động quản lý cho vay đối với DNV&N tạicác ngân hàng thương mại
- Phân tích thực trạng quản lý cho vay DNV&N tại chi nhánh NHCTtỉnh Hà Tây
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vayDNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động quản lý cho vayDNV&N tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây
- Phạm vi nghiên cứu:
Quan hệ tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây với các DNV&N
Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2007
3.Phương pháp nghiên cứu.
Bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp biểu đồ, phântích và đánh giá
4.Nội dung bài viết.
Bài viết gồm có ba phần : lời mở đầu, phần thân bài, phần kết luận Phầnthân bài được bố cục gồm ba chương:
- Chương I Lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại
- Chương II Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây
- Chương III Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vayđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh
Hà Tây
Để có thể hoàn thành được bài viết, em xin chân thành cảm ơn sự hướngdẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Đàm Văn Nhuệ và sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các cô chú, anh chị tại chi nhánh ngân hàng Công Thương tỉnh Hà Tây đãgiúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập vừa qua
Trang 7CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.1.1.Đặc điểm, vai trò của DN&VN trong sự phát triển kinh tế quốc gia.
1.1.1.1.Khái niệm DNV&N.
Doanh nghiệp có thể được hiểu một cách chung nhất là một tổ chức kinh
tế được thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụtrên thị trường Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệpcùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh lẫn nhau.Tuy nhiên để thuận lợi cho việcquản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển người ta thường phân chia cácdoanh nghiệp thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó có doanhnghiệp vừa và nhỏ
Ở hầu hết các nước, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển thìviệc đầu tư phát triển các DNV&N đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt
Sự thành đạt về kinh tế- xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự pháttriển của các doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp có quy mô vừa vànhỏ lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế thịtrường Tuy nhiên, theo điều kiện của từng quốc gia, từng loại hình sản phẩm
và ý đồ chính sách, khả năng hỗ trợ của từng chính phủ ở từng thời kỳ…mà
có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về DN&VN Trong thực tế, việc xácđịnh DNV&N của một nước thường được cân nhắc đối với từng giai đoạnphát triển kinh tế -xã hội, tình hình việc làm nói chung trong cả nước và tínhchất phát triển kinh tế hiện hành của nước đó Như vậy, việc xác định doanh
Trang 8nghiệp vừa và nhỏ không có tính chất “ cố định” mà có xu hướng thanh đổitheo tính chất hoạt động của nó, mục đích của việc xác định và mức độ pháttriển doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn để xác định DNV&N là: tổng vốn đầu tư được huy động vàosản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, số lao động được sử dụng thườngxuyên, giá trị bằng tiền của sản phẩm bán hoặc dịch vụ, lợi nhuận , vốn bìnhquân cho một lao động…
Đối với nước ta, mặc dù đã quan tâm đến DNV&N và có nhiều hoạt động
hỗ trợ nó, song vẫn chưa có khái niệm chính thức Các chuyên gia kinh tế thì chorằng : “doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có mức vốn đầu tư từ 100-300 triệuđồng và từ 5 - 50 lao động Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có mứcvốn đầu tư 300 triệu đồng trở lên và có lao động trên 50 người’
Ngoài ra, ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng đã nhận định rằng: “ doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động thường xuyên dưới 500 người, giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, số vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu dưới 20 tỷ đồng/ năm”.
Có thể thấy rằng, việc đưa ra tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa vànhỏ mới chỉ mang tính ước lệ Có nhiều quan điểm khác nhau về các đốitượng, chủ thể kinh tế được coi là thuộc hoặc không thuộc khu vực DNV&N.Theo Nghị Định của Chính Phủ số 90/2001/NĐ- Chính Phủ ngày 23 tháng 11
năm 2001 thì “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Nghị định quy định đối tượng áp dụng bao gồm:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệpnhà nước
Trang 9- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật Hợp tác xã.
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000 NĐ-CPngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh
1.1.1.2.Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế.
Tuy có nhiều tiêu chí, cách xác định, đánh giá khác nhau trong các nướcsong tất cả đều cho rằng DNV&N là xương sống của nền kinh tế, có vị trí vàvai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đối với việc thực hiện cácmục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Quốc gia Ở nước ta, qua mười nămđổi mới, nền kinh tế đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, trong đó sựđóng góp của DNV&N là đáng kể, các doanh nghiệp này có vai trò hết sứcquan trọng đối với việc ổn định phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là đối với
sự phát triển kinh tế địa phương
a.Cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đáng kể cho nền kinh tế.
Các DNV&N có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, gópphần làm tăng thu nhập quốc dân Theo đánh giá của viện nghiên cứu quản lýkinh tế TƯ thì hiện nay khu vực DNV&N của cả nước chiếm khoảng 25% -26% GDP Năm 1993, các DNV&N đã tạo ra được khoảng 25% giá trị tổngsản lượng ngành công nghiệp và 54% giá trị công nghiệp địa phương, tăng11% so với năm 1992 và tăng 63% so với năm 1990 Tổng mức bán lẻ hànghóa đạt hơn 29.000 tỷ đồng, bằng 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vậnchuyển hàng hóa Trong nhiều nghành nghề như gỗ xẻ, chiếu cói, giầy dép…DNV&N sản xuất 100% sản phẩm Nhiều nghành nghề truyền thống đượckhôi phục và phát triển đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu
Hiện nay, các DNV&N chiếm khoảng 90% tổng số hơn 230.000 doanhnghiệp trên toàn quốc Tỷ trọng GDP cung cấp cho nền kinh tế của cácDNV&N có xu hướng ngày càng tăng lên Nếu năm 1999 tỷ trọng GDP củacác DNV&N chỉ chiếm 8,01%, năm 2002 chiếm 9,02%, đến năm 2004 tỷ lệnày khoảng 24%-25% và năm 2006 tỷ trọng đóng góp khoảng 26% GDP
Trang 10b.Tạo việc làm cho người lao động và tăng thu nhập của dân cư.
Để thấy rõ vai trò giải quyết việc làm của các DNV&N, chúng ta xem tỷtrọng lao động lao động ở một vài nước
Các doanh nghiệp DNV&N ở Đài Loan đã đóng vai trò quan trọng vềtạo việc làm và mở rộng xuất khẩu; DNV&N chiếm 97% tổng số doanhnghiệp, con số tương ứng của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và
Mỹ là 98% Mặc dù số lượng của các DNV&N của Đài Loan thấp hơn, nhưngđiều không bình thường là nó tạo ra tỷ lệ việc làm và kim ngạch xuất khẩucao hơn Hàn Quốc và Hồng Kông Cụ thể là nó đã tạo ra được 66,4% tổngsản phẩm xuất khẩu của ngành gia công chế biến và 6,39 triệu việc làm chiếm78,7% tổng số việc làm năm Tỷ lệ này đã bị giảm xuống còn 70% nhữngnăm đầu thập kỷ 90
Các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển có số lượng cácdoanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chiếm khoảng 97%- 98% tổng số doanhnghiệp trong cả nước, giải quyết việc làm cho khoảng 2/3 lực lượng lao độngcông nghiệp từ ( 62%- 76%)
Việc làm là vấn đề cấp bách ở Việt Nam Với tốc độ tăng dân số trên2%, hàng năm cả nước có thêm một triệu người đến tuổi lao động có nhu cầuviệc làm Đó là chưa kể những người thất nghiệp và bán thất nghiệp hiện nay
do cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước Trong điềukiện như vậy, các DNV&N đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã
có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động Tính đến tháng 8/1993, cảnước có 7000 doanh nghiệp nhà nước, 6728 doanh nghiệp tư nhân, 2750công ty trách nhiệm hữu hạn, 91 công ty cổ phần, và khoảng 638 doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động, tổng cộng có 17.027 doanhnghiệp Trong đó có 96,5% là DNV&N, đã giải quyết việc làm cho gần 2triệu lao động Năm 2002, cả nước tạo ra được 1,42 triệu việc làm mới thì
Trang 11thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút được 79,1% tổng số việc làm.Hàng năm khu vực doanh nghiệp này thu hút hàng chục vạn lao động, gópphần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước Theo số liệu ước tính năm
2006 khu vực DNV&N tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nôngthôn và chiếm khoảng 25%-26% lực lượng lao động trong cả nước Tuynhiên, do khu vực sản xuất nông nghiệp ỏ nông thôn vẫn chiềm một tỷ trọnglớn trong toàn bộ nền kinh tế nên xem xét tổng thể thì tổng số lao trong cácDNV&N chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng số lao động xã hội hiện nay.Đặc điểm của nước ta là một nước là một nước nông nghiệp, năng suấtsản xuất cũng như thu nhập của dân cư thấp Việc phát triển các DNV&N ởthành thị cũng như ở nông thôn là phương hướng cơ bản nhằm tăng nhanhnăng suất, tăng nhanh thu nhập, và đa dạng hóa thu nhập của dân cư Kết quảđiều tra cho thấy tại những vùng có doanh nghiệp phát triển thì thu nhập gấp 4lần thu nhập của dân cư tại những vùng thuần nông nghiệp Điều quan trọng
là thu nhập của dân cư được đa dạng hóa vừa có ý nghĩa nâng cao mức sốngdân cư, vừa làm cho cuộc sống giảm bớt rủi ro hơn nhất là tại những vùngthiên tai
c.Thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế.
Vốn là một nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, có vai trò rất quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế của cả nước cũng như đối với từngdoanh nghiệp Nhờ có vốn mới kết hợp được các yếu tố lao động, đất đai,công nghệ và quản lý Thực tế cho thấy, để đầu tư cho một chỗ làm ở ViệtNam, trung bình phải mất 5-10 triệu đồng Tuy nhiên một nghịch lý hiện nay
là các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng, trong khi đó vốn trong dân còn tiềm
ẩn nhưng huy động được chưa nhiều Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là
do môi trường đầu tư không ổn định và không được thuận lợi Trong tình hình
đó thì chính các DNV&N là người trực tiếp tiếp xúc với người cho vay, gây
Trang 12được niềm tin nên có thể huy động vốn, hoặc chính người có tiền đứng ra đầu
tư kinh doanh
Hiện nay Nhà nước có chủ trương bán, khoán, cho thuê và cổ phần hóacác doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Chủ trương này có tác dụng thúcđẩy hoạt động đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi ngườidân bằng việc mua lại các doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc thành lậpDNV&N mới
Trong năm 2002, riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 7.600doanh nghiệp được thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 12.550 tỷ đồng,tăng 11% về số lượng doanh nghiệp và 16% về vốn so với năm 2001, trong
đó doanh nghiệp tư nhân là 1.760 với số vốn đăng ký là 915 tỷ đồng; 5.200công ty trách nhiệm hữu hạn và vốn đăng ký trên 7.600 tỷ đồng; 604 công ty
cổ phần với số vốn đăng ký trên 4000 tỷ đồng Qua đó có thể thấy cácDNV&N đã thu hút được khá nhiều các khoản tiết kiệm trong dân cư
Tính riêng năm 2002, đầu tư khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt28,8% tổng vốn đầu tư trong toàn xã hội; trong tổng số 2.808 dự án được cấpgiấy phép ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đã có 2.225
dự án thuộc khu vực kinh tế tư nhân, với tổng số vốn thực hiện trên 16.244 tỷđồng, chiếm 38,7% tổng vốn đầu tư thực hiện, thu hút 234.899 lao động Tính đến cuối tháng 12 năm 2004 số doanh nghiệp thực tế hoạt động sảnxuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ( không bao gồm các hợp tác xãnông lâm, ngư và hộ kinh doanh cá thể) là 91.755 doanh nghiệp, trong đó nếuxét theo tiêu chí lao động thì có 88.233 DNV&N, nếu xét theo tiêu chí vốn thì
có 79.420 doanh nghiệp
Đến tháng 6/2005, cả nước đã có trên 125 nghìn doanh nghiệp thành lậpvới tổng vốn đăng ký hơn 240.000 tỷ đồng, đưa tổng số doanh nghiệp cả nướclên đến gần 190.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 398.000 tỷ
Trang 13đồng.Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 52% số doanhnghiệp thành lập mới với 50% tổng số vốn đăng ký so với cả nước.
d.Hoạt động của các DNV&N góp phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vì số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày một tăng lên, làm tăngtính cạnh tranh, giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế, đồng thời làm tăng
số lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Mặt khác, cácdoanh nghiệp này có khả năng thay đổi về mặt hàng, công nghệ, và chuyểnhướng kinh doanh nhanh làm cho nền kinh tế năng động hơn Sự có mặt củacác DNV&N có tác dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn kinh doanh cóhiệu quả hơn: làm đại lý, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, giúp tiêu thụhàng hóa và cung cấp các đầu vào, thâm nhập vào mọi ngõ ngách thị trường
mà doanh nghiệp lớn không vào được
Mặt khác, vốn của các DNV&N, trong phần lớn là của khu vực kinh tế
tư nhân chủ yếu chỉ đầu tư vào những ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao Vìthế sự gia tăng các cơ sở này sẽ làm cho hiệu quả kinh tế của đất nước tăngnhanh Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ thì thì hiệu quả kinh
tế khó tăng nhanh được
e.Khai thác tiềm năng phong phú trong dân và có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội.
Có rất nhiều tiềm năng trong dân cư chưa được khai thác triệt để như: trítuệ, lao động, vốn, bí quyết tay nghề, điều kiện tự nhiên, …Việc phát triển cácdoanh nghiệp sản xuất, các ngành nghề truyền thống trong nông thôn hiện nay
là một trong những hướng quan trọng để xử dụng tay nghề tinh xảo, thu hútlao động trong nông thôn, phát huy lợi thế của từng vùng
Về tiềm năng vốn, các DNV&N thường bắt đầu bằng nguồn vốn ít ỏi,hạn hẹp của các cá nhân Do đó nên các doanh nghiệp này dễ được đông đảo
Trang 14nhân dân tham gia hoạt động, vì thế thu hút được nguồn vốn trong dân vàosản xuất kinh doanh Ước tính trên 400.000 doanh nghiệp công nghiệp ở mọithành phần kinh tế đã thu hút khoảng 25.000 tỷ đồng, chưa kể hàng nghìn tỷđồng nhàn rỗi khác phục vụ cho nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.
Về lao động, DNV&N thường nhằm vào mục tiêu sản xuất kinh doanhphục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư, sử dụng nhiều lao động, ít vốn, với chiphí thấp, do vậy lao động trong khu vực này không đòi hỏi trình độ cao, chỉcần bồi dưỡng ngắn hạn là có thể tham gia vào sản xuất của doanh nghiệp
Về kỹ thuật, DNV&N thường lựa chọn các kỹ thuật phù hợp với trình độlao động khả năng về vốn, kết hợp kỹ thuật thủ công với kỹ thuật đơn giản màmọi người có thể nhanh chóng tiếp thu và làm chủ trong sản xuất, ít sử dụng
kỹ thuật tiên tiến hiện đại, do đó phần lớn trang thiết bị đều là các sản phẩmtrong nước
Về nguyên vật liệu, nguồn nguyên vật liệu được sử dụng ở các DNV&Nchủ yếu là thuộc phạm vi địa phương, dễ khai thác, qua đó cũng tạo điều kiệnviệc làm trong khu vực, rất ít các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại
f DNV&N góp phần to lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quan trọng đối với quá trình CNH_HĐH đất nước.
Việc phát triển các DNV&N có ý nghĩa lớn trong việc phát triển côngnghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xóa dần tình trạng thuần nông và độc canh
Do đó góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,làm cho công nghiệp phát triển mạnh, thúc đẩy các ngành thương mại, dịch
vụ phát triển, việc phân bổ các doanh nghiệp hợp lý hơn về mặt lãnh thổ cảnông thôn, thành thị, miền núi và đồng bằng:
- Cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi: các cơ sở kinh tế ngoài quốcdoanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước được cơ cấu lại,kinh doanh có hiệu quả để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
Trang 15- Cơ cấu ngành: phát triển nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú cảngành nghề hiện đại và truyền thống theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làmthước đo.
Ngoài ra các DNV&N còn có vai trò gieo mầm cho tài năng kinh doanh.Đây là vấn đề rất quan trọng đối với nước ta, vì trong nhiều năm qua đội ngũkinh doanh gắn liền với cơ chế bao cấp, chưa có kinh nghiệm với kinh tế thịtrường Sự phát triển của các DNV&N có tác dụng đào tạo, thử thách, có chọnlọc qua thực tế đội ngũ các nhà kinh doanh trên mặt trận sản xuất sản xuất,kinh doanh
1.1.2.Những lợi thế và hạn chế của DNV&N.
1.1.2.1 Lợi thế của các DNV&N.
Các DNV&N có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thỏa mãn nhu cầu
có hạn trong những thị trường chuyên môn hóa, khuynh hướng sử dụng nhiềulao động với trình độ kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là sự mềm mại vànhanh chóng thích nghi với những nhu cầu và thay đổi của thị trường,DNV&N có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của cácdoanh nghiệp lớn và sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa nhất hoặc các khoảngtrống vừa và nhỏ của thị trường Sau đây là một số điểm mạnh có thể nhìnthấy ở các DNV&N:
Dễ dàng khởi sự và năng động nhạy bén với thị trường Chỉ cầnmột lượng vốn hạn chế, một mặt bằng nhỏ hẹp các DNV&N cóthể khởi sự doanh nghiệp
Trang 16 Có thể duy trì sự tự do cạnh tranh.
Có thể phát huy tiềm lực thị trường trong nước
Dễ dàng tạo nên sự phát triển cân bằng giữa các vùng
Nhanh chóng giảm bớt nạn thất nghiệp
Là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp và là cơ sở kinh tếban đầu để phát triển các doanh nghiệp lớn
1.1.2.2 Những hạn chế của DNV&N.
Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn ít nên có những mặt hạn chế:
Khó khăn trong đầu tư công nghệ mới, đặc biệt là những côngnghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng
và hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường
Có nhiều hạn chế về đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, đầu
tư cho nghiên cứu… do đó khó nâng cao khả năng suất và hiệuquả kinh doanh
Thường bị động trong các quan hệ thị trường, khả năng tiếp thị
Khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng
1.1.3.Hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNV&N.
1.1.3.1.Nội dung về hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNV&N.
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM thì nghiệp vụ tíndụng giữ vai trò trọng yếu nhất Cho vay cũng là một trong các hình thức tíndụng của ngân hàng và đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu Có thể định nghĩahoạt động cho vay của NHTM như sau:
Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông quahoạt động cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nềnkinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huyđộng được từ trong xã hội để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất
Trang 17kinh doanh và đời sống.
Cho vay là quyền của ngân hàng với tư cách là người cho vay yêucầu khách hàng của mình thực hiện những điều kiện bắt buộc,những điều kiện này là cơ sở để ràng buộc về mặt pháp lý đảmbảo cho hoạt động cho vay có thể thu hồi được vốn sau một thờigian nhất định
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từNHTM sang người vay, sau một thời gian nhất định lại quay vềvới lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu
Cho vay cũng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đómột bên là NHTM chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sửdụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặctài sản cam kết trả vốn gốc và lãi cho NHTM vô điều kiện theothời hạn đã thỏa thuận
Từ các khái niệm về cho vay, có thể đưa ra khái niệm về cho vay đối với
các DNV&N: “ Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNV&N là một giao dịch về tiền hoặc tài sản được chuyển nhượng từ NHTM đến đối tượng là DNV&N trên cơ sở có hoàn trả (cả gốc lẫn lãi) mà thực chất là là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau”.
Hoạt động cho vay, của NHTM đối với các DNV&N bao gồm:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổchức kinh tế và dân cư
Tài trợ xuất nhập khẩu: chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gianhoàn vốn dài
Cho vay, tài trợ, uỷ thác theo chương trình của các tổ chức quốc tế, tổchức phi chính phủ, các hiệp định tín dụng khung;
Trang 18 Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
Hùn vốn liên doanh liên kêt với các tổ chức tín dụng và các định chếtài chính trong nước và quốc tế
1.1.3.2.Tác động của hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNV&N.
a Hỗ trợ sự ra đời và phát triển hoạt động sản xuất của các DNV&N.
Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình thì yếu tố đầu tiênquan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa vànhỏ nói riêng chính là vốn Trong khi đó các DNV&N lại có nguồn vốn tự córất ít, mức vốn tự có của các doanh nghiệp này thường chiếm khoảng 5%- 10%vốn luân chuyển, không đủ để tài trợ cho các hoạt động sản xuất có hiệu quả,tạo ra sản phẩm có chất lượng cao Nhất là khi doanh nghiệp muốn mở rộngquy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượngsản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần
có một lượng vốn để dự trữ hàng hóa, trang trải các chi phí lưu thông…Hầu hếtcác doanh nghiệp đều có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như phát hành cổphiếu, trái phiếu, hoặc thu hút vốn từ thị trường chứng khoán, từ các ngânhàng Thế nhưng đối với việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì đòi hỏi doanhnghiệp phải có một khoảng thời gian nhất định Mặt khác các DNV&N lạithường không có đủ các điều kiện để tham gia vào thị trường chứng khoán, vìthế việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán là rất khó khăn Trong hoàncảnh này thì ngân hàng lại trở thành nguồn cung ứng về vốn tốt nhất đối vớicác DNV&N, giúp cho các doanh nghiệp này ra đời, tồn tại và phát triển Ngânhàng có thể cung cấp vốn cho doanh nghiệp nhanh chóng nhất, giúp cho cácdoanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh
b.Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNV&N.
Với cơ chế hoạt động cơ bản của các khoản vay ngân hàng là “ vay có sựhoàn trả cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định”, nếu quá hạn sẽ phải
Trang 19chịu lãi suất cao, chính vì thế thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, tạo lập uy tín đối với ngân hàng
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cho các DNV&N nhiều cơhội để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất Nhưng bên cạnh đó,cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại trở nên ngày càng gay gắt, chuyển từcạnh tranh về giá cả sang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã Do đóđòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường Chỉ có các NHTM mới có thể huy động vốn từ cácnguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, cho phép các DNV&N vay trung,dài hạn đểđầu tư đổi mới công nghệ
c.Điều chỉnh cơ cấu ngành, nghề, khuyến khích phát huy lợi thế về tài nguyên và kỹ thuật truyền thống.
Thông qua công cụ chính sách tiền tệ quốc gia, ngân hàng nhà nước cóthể yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện tăng hoặc giảm hạn mức tíndụng cung cấp cho các DNV&N, hoặc thay đổi mức lãi suất đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực mà nhà nước khuyếnkhích hoặc kìm hãm Ngoài ra cũng có thể thông qua các chính sách khác như
áp dụng điều kiện vay vốn, ưu tiên ngoại tệ nhập khẩu, ổn định tỷ giá khi thu
nợ ngoại tệ…Việc khuyến khích mở rộng hay thu hẹp các ngành nghề sẽ tạo
ra cơ cấu kinh tế hợp lý, định hướng sự phát triển cho hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp
Như vậy, mặc dù kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, các NHTM trở thànhngười đi vay để cho vay, song điều đó vẫn không thể phủ nhận được vai tròđiều tiết vĩ mô của nhà nước, tham gia vào điều chỉnh cơ cấu và khuyến khíchphát triển DNV&N theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước
d Công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
Trang 20lao động, khơi dậy các tiềm năng kinh tế địa phương, phát huy và làm sống lại nhiều ngành nghề truyền thống.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta phải đương đầu với rấtnhiều vấn đề như: nạn thất nghiệp, lạm phát, sự phân hóa giai cấp…Muốngiải quyết được việc làm, xóa đói giảm nghèo thì hoạt động cho vay của cácngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng qua việc đầu tư cho các dự án phát triểnsản xuất kinh doanh, thu hút nhiều lao động Các NHTM đã giành một lượngvốn đầu tư lớn, thực hiện chính sách ưu đãi cho vay đối với các DNV&N.Tóm lại, hoạt động cho vay của các NHTM là một nguồn vốn quan trọngđối với DNV&N, có tác động quyết định đối với quá trình tái sản xuất nóichung cũng như đối với từng DNV&N nói riêng
1.1.3.3.Các hình thức cho vay của NHTM đối với DNV&N.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của các NHTM rất đadạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau Việc áp dụng từng loạicho vay phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế của các doanh nghiệp nhằm sử dụng
và quản lý có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh
tế khác nhau của các doanh nghiệp
a Cho vay ngắn hạn đối với các DNV&N.
Cho vay ngắn hạn đối với DNV&N là các khoản cho vay có thời hạn từhạn từ 12 tháng trở xuống Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm mục đích đápứng các nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cho vay ngắn hạn có thể được phân chia thành nhiều loại theo nhiều tiêuthức khác nhau, ví dụ :
ngắn hạn gồm có:
oCho vay công nghiệp và thương mại: giúp cho doanh nghiệp trang trảicác chi phí hoạt động, như chi phí mua hàng, trả lương, nộp thuế…
Trang 21o Cho vay ngắn hạn các công trình: tạm ứng vốn cho bên thi công tronggiai đoạn thi công các công trình xây dựng.
o Cho vay khác: kinh doanh chứng khoán…
Căn cứ vào phương pháp cho vay:
o Cho vay từng lần
o Cho vay theo hạn mức tín dụng
o Cho vay khác: cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mứctín dụng dự phòng…
Căn cứ vào bảo đảm tiền vay:
o Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sảncủa người thứ ba , bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay
o Cho vay có bảo đảm không bằng tài sản: tín chấp, bảo lãnh bằngtín chấp…
b.Cho vay trung, dài hạn đối với các DNV&N.
Cho vay trung hạn là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 5năm, nhằm giúp các doanh nghiệp đầu tư vốn để tái sản xuất mở rộng tài sản
cố định và thiết bị sản xuất Hình thức cho vay này gắn liền với các dự án đầu
tư theo chiều rộng và chiều sâu của doanh nghiệp
Cho vay dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm Mục đíchcho vay là giúp các doanh nghiệp xây dựng, mua sắm các tài sản cố định vàmáy móc thiết bị Thường gắn liền với những kế hoạch đầu tư của các doanhnghiệp được Nhà nước chỉ định nguồn vốn có lãi xuất ưu đãi
Khi cho vay trung và dài hạn cần chú ý một số điểm sau:
- Vốn chủ sở hữu tham gia: do tính chất của các khoản vay trung và dàihạn là thời gian vay tương đối dài, độ rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn,
vì thế để giảm bớt rủi ro ngoài việc quy định vay phải có bảo đảm, các
Trang 22NHTM còn có những quy định khác như quy định các doanh nghiệp phải cóvốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh Tỷ lệ vốn chủ sởhữu tham gia phụ thuộc vào tính chất của từng dự án, mức độ rủi ro và hiệuquả của dự án Riêng ngân hàng Công Thương Việt Nam quy định mức vốnchủ sở hữu tham gia vào dự án như sau:
Tối thiểu 10% tổng mức vốn đầu tư đối với phương
án, dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hóa sản xuất
Tối thiểu 30% tổng mức vốn đầu tư (sau khi đã trừ
đi phần vốn lưu động dự kiến) đối với dự án xây dựng mới
Tối thiểu 30% tổng mức vốn đầu tư sau khi đã trừphần vốn lưu động dự kiến trong tổng mức vốn đầu tư) đối với dự án phục vụđời sống
Thời hạn trả nợ, cách thanh toán và nguồn hạn trảnợ:
Thời hạn trả nợ vốn vay phụ thuộc vào tính chất đặcđiểm của dự án đầu tư nhưng thời hạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trongtrường hợp dự án mang lại hiệu quả cao và được sự đồng ý của ngân hàng
Do việc trả nợ trước hạn đôi khi giúp ngân hàng thu được nợ nhưng nhiều lúclại ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng
Cách thanh toán được áp dụng là: mỗi kỳ trả một phần nợ gốc bằngnhau Hoặc là số tiền gốc trả mỗi kỳ không bằng nhau Ngoài ra, trong một sốtrường hợp khách hàng phải duy trì một khoản tiền nhất định trong suốt thờigian vay vốn, khoản tiền này có tính chất như một khoản phí cam kết, giúphạn chế rủi ro trong ngân hàng
Nguồn trả nợ đối với các khoản vay này thường khác so với các khoảnvay ngắn hạn Nguồn trả nợ chính là từ các khoản vay khấu hao và một phầnlợi nhuận do dự án đầu tư mang lại
Trang 23- Giải ngân trong cho vay: có thể được tiến hành một lần hoặc nhiều lầnnhằm đảm bảo cho khách hàng nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng đúngmục đích Khoản vay được rút một lần trong trường hợp vay để mua sắm máymóc, thiết bị Đối với tài sản được hình thành trong một thời gian dài thì việcgiải ngân được thực hiện theo tiến độ công việc hoàn thành.
- Lãi suất cho vay: thường cao hơn lãi xuất vay ngắn hạn, có thể là lãisuất cố định trong trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thể là lãi suất biến đổitùy thuộc vào sự biến đổi của thị trường Sự biến đổi của lãi suất có thể dựatrên lãi suất cơ bản của ngân hàng, hoặc lãi suất liên ngân hàng Việc thu tiềnlãi có thể được tiến hành theo kỳ hạn tháng, quý, năm dựa vào số dư ở mỗi kỳhạn trả nợ và lãi suất cho vay.Khách hàng có thể trả tiền lãi cùng nợ gốc tạimỗi kỳ hạn trả nợ hoặc trả tiền lãi vào một ngày nào đó trong kỳ hạn theothỏa thuận
1.2.Quản lý hoạt động cho vay đối với các DNV&N của các NHTM.
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N.
1.2.1.1 Khái niệm quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N.
Chúng ta có thể hiểu quản lý ở nhiều góc độ khác nhau, như quản lý conngười, quản lý sinh vật, quản lý giới vô sinh ( nhà xưởng, máy móc, thiết bi,
sản phẩm )…Nhưng có thể hiểu: “ quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường”.
Từ khái niệm về hoạt động quản lý, có thể định nghĩa về quản lý hoạtđộng cho vay của các ngân hàng như sau:
- Xét trên quan điểm theo cách tiếp cận chiến lược:“quản lý hoạt động cho vay của các NHTM đối với các DNV&N là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý cho vay nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững”.
Trang 24- Xét trên quan điểm tác nghiệp: “ quản lý hoạt động cho vay là sự tác động của chủ thể quản lý là NHTM vào hoạt động cho các doanh nghiệp vay vốn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống và các mục tiêu khác”.
1.2.1.2.Đặc điểm của quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N.
Trong hoạt động quản lý, lúc nào cũng tồn tại hai chủ thể là: chủ thểquản lý và đối tượng bị quản lý Chủ thể quản lý ở đây chính là các ngân hàngthương mại, đóng vai trò là các tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫndắt đối tượng quản lý là các DNV&N có những hướng đi đúng, đạt đến mụctiêu cuối cùng Trong hoạt động cho vay của các NHTM thì:
và tránh rủi ro cao
Hoạt động quản lý lúc nào cũng phải mang tính thích nghi, phản ứng lạitrước những thay đổi của môi trường cả về quy mô lẫn mức độ phức tạp, phảithường xuyên điều chỉnh, đổi mới cơ cấu, phương pháp, công cụ và hoạt độngcủa mình
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N.
Trang 25Trong hoạt động ngân hàng, cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu,đồng thời cũng có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng Có vô số các rủi rokhác nhau khi cho vay, bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và có thể dẫn đếnviệc không hoàn trả những khoản vay khi đến hạn Các thiệt hại này đôi khinảy sinh từ nhiều nguyên nhân như: thiên tai, những thay đổi về nhu cầu tiêudùng, hoặc về kỹ thuật của của một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả
cơ đồ của một hãng kinh doanh và đặt người vay đã có thời làm ăn có lãi lâmvào cảnh thua lỗ Rủi ro đối với người đi vay cũng chính là rủi ro đối vớinhững khoản đầu tư cho vay của ngân hàng Có thể làm giảm lợi nhuận, vàcũng có thể đẩy ngân hàng tới chỗ phá sản
Do đặc điểm của các DNV&N là quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé,trang thiết bị công nghệ còn lạc hậu… Vì thế các ngân hàng nhiều khi vẫncòn e ngại trong việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này Việc quyếtđịnh cho vay phải được nghiên cứu kỹ càng, nhằm tránh trường hợp doanhnghiệp lừa đảo, kinh doanh không có lãi…
Vì vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động này của các ngân hàng làlàm thế nào để hạn chế rủi ro thấp nhất Để có thể hạn chế rủi ro đến mức thấpnhất thì các ngân hàng phải quản lý cho vay thật tốt và hiệu quả
1.2.3.Nội dung của quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N.
Hoạt động quản lý được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng dogiới hạn của bài viết nên em xin phép được đi sâu vào quản lý theo cách tiếpcận tác nghiệp
Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản lý cho vay nói riêngđòi hỏi phải được tiến hành nghiêm nghặt theo sát quy trình cho vay vốn
1.2.3.1.Thiết lập hồ sơ cho vay.
Hồ sơ tín dụng của một ngân hàng là các tài liệu bằng văn bản về mốiquan hệ tổng thể của ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn Các hồ sơ tốt hoàn
Trang 26toàn cần thiết cho một nghiệp vụ cho vay tốt Chất lượng của khoản cho vayphụ thuộc rất lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ cho vay
Một hồ sơ đầy đủ phải đáp ứng được bốn yêu cầu:
- Phải chứa đựng đầy đủ các thông tin tài chính để giúp cán bộ tín dụngxác định được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp xin vay và dễ dàng nắmbắt xu hướng tình trạng tài chính của doanh nghiệp
- Phải vạch ra được các điều khoản của hợp đồng cho vay với doanhnghiệp một cách chi tiết và lập ra một thỏa thuận hoàn trả đầy đủ
- Phải giúp người sử dụng thẩm định hoạt động kinh doanh trong quákhứ của doanh nghiệp
- Chỉ ra được mọi yếu điểm hiện có hoặc tiềm tàng trong khoản vay mộtcách chi tiết
Một hồ sơ phải có đầy đủ một số tài liệu cơ bản sau:
1) Báo cáo tài chính: gồm có bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập.Các báo cáo này phải được doanh nghiệp cung cấp ít nhất là hàng năm vàđược sắp xếp theo thứ tự thời gian.Ngoài ra còn phải có một bảng mở rộngtóm tắt hoạt hoạt động tín dụng của doanh nghiệp coi như là bảng tổng kết cácbáo cáo khác nhau
2) Danh mục bảo đảm: một số thiết bị tồn kho hiện đại, danh sách cáckhoản phải trả theo thời hạn, danh sách bồi thường bảo hiểm…
3) Các dự án: Hồ sơ cần có các dự toán dòng tiền hiện đại về hoạt độngsản xuất kinh doanh và dự toán thu nhập
4) Các hợp đồng: có thể dưới dạng hợp đồng tín dụng chính thức hoặc ítnhất phải là bản ghi nhớ do cán bộ tín dụng viết.Hợp đồng hoàn trả vốn vayphải được vạch ra rõ ràng và chi tiết
5) Các báo cáo nhận xét: Cán bộ tín dụng phải định kỳ lưu trữ tất cả các
Trang 27thông tin nào có liên quan đến khoản vay, cũng như đánh giá của mình về tìnhtrạng hiện có của khoản vay.Báo cáo trong hồ sơ phải chứa đựng thông tin vềbản thân doanh nghiệp và thông tin trước đó về tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.
6) Phân tích thông tin tín dụng: gồm có các chỉ số và các nhận xét củangười phân tích Những thông tin này phải được lưu vào trên cơ sở có hệthống và phải vạch ra bất kỳ điểm yếu hoặc các vấn đề tiềm ẩn trong khoảnvay rõ ràng
7) Các chứng từ bảo đảm tín dụng: Gồm có các khoản thế chấp có thểchuyển nhượng và một số khoản thế chấp không thể chuyển nhượng
8) Thư từ trao đổi và các giấy tờ khác: Bản sao tất cả các giấy tờ liên quantrao đổi giữa doanh nghiệp và những người khác có liên quan đến doanh nghiệp
và lưu lại thông tin để sử dụng cho tương lai.
Các yếu tố cần được xem xét khi phân tích tín dụng:
a Năng lực vay nợ: các ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng
hoàn trả mà còn quan tâm đến năng lực pháp lý của doanh nghiệp khi đi vay.Cần phải xem xét điều lệ và luật địa phương để khẳng định rằng ai là người
có khả năng thay mặt cho công ty đi vay
b Uy tín: không chỉ có ý nghĩa sẵn lòng trả nợ mà còn có ý nghĩa là
phản ánh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tíndụng.Các hồ sơ quá khứ của một doanh nghiệp khi xin vay trong việc thựchiện các hợp đồng tín dụng thường có giá trị khi đánh giá uy tín về tín dụng
Trang 28c Khả năng tạo ra lợi tức: đối với doanh nghiệp kinh doanh thì việc tạo
ra lợi tức tùy thuộc vào tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến lượng bán, giá bán,giá thành, chi phí Những yếu tố này gồm có địa điểm của hãng, chất lượnghàng hóa, tính hữu hiệu của quảng cáo, chất lượng cạnh tranh, phẩm chất củalực lượng lao động, khả năng khai thác, giá thành của nguyên liệu và chấtlượng quản trị.Trong đó chất lượng quản trị được coi là yếu tố chính để quyếtđịnh có cấp tín dụng không
d Mục đích khoản vay: nếu khoản vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tăng thêm thu nhập thì chính điều đó đã làm tăng thêm nằng lực hoàn trả vàcải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.Khi đó cả ngân hàng và doanhnghiệp đều có lợi Do đó các ngân hàng thường muốn cho vay để mua máymóc cần thiết hơn là mua chiếc xe mới cho giám đốc hoặc cho vay để muavốn lưu động để tăng doanh thu hơn là cải tạo lại văn phòng
e Quyền sở hữu các tích sản: như vốn và vật thế chấp là một trong các
tiêu chuẩn tín dụng Giá trị thực của doanh nghiệp là một tiêu chuẩn đo lườngsức mạnh tài chính và là yếu tố quyết định đến khối lượng tín dụng mà ngânhàng sẵn lòng thực hiện cho doanh nghiệp vay
f Các điều kiện kinh tế: ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của người
vay nhưng chúng thường vượt quá sự kiểm soát của người vay lẫn người chovay.Nhân viên tín dụng trở thành nhà dự đoán kinh tế Kỳ hạn của khoản nợcàng dài thì việc dự đoán càng trở nên quan trọng.Ngân hàng cần phải quantâm đến hoạt động kinh tế mà ngành kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện
và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp ấy
g Tầm quan trọng của các yếu tố tín dụng: Các nhà quản trị ngân hàng
đều cho rằng vật thế chấp cho một khoản vay nói chung là ít quan trọng nhất.Khoản tín dụng được cấp với hy vọng là sẽ được hoàn trả như thỏa thuận chứkhông phải là các tích sản thế chấp sẽ bán đi để trả nợ Dưới toàn bộ lăng kinh
Trang 29phân tích tín dụng thì uy tín nổi lên như yếu tố quan trọng nhất.
1.2.3.3.Quyết định cho vay.
a.Đưa ra quyết định cho vay.
Việc phân tích các yêu cầu xin vay đều nhằm mục đích chính là đưa ramột quyết định cho vay đúng.Khi cán bộ đã tập hợp đầy đủ thông tin sẵn cóthì bước tiếp theo trong quá trình cho vay là tổ chức thông tin theo mộtphương thức khoa học để các thông tin này có thể được phân tích nhanhchóng và đưa ra kết luận chính xác.Một cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm cóthể thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định cho vay khi xác định điểmmạnh hoặc yếu của doanh nghiệp.Do đó chính sách tín dụng của ngân hàngcần phải cung cấp một vài hướng dẫn về việc đánh giá này cho doanh nghiệp.Quyết định phải được đưa ra đúng kỳ hạn và doanh nghiệp phải đượcthông báo ngay.Nếu khoản vay bị từ chối thì cũng phải báo cho doanh nghiệpđược biết lý do Nếu chấp thuận phải lập tức trao cho doanh nghiệp danh mụccác chứng từ cần thiết để ký kết khoản vay và đưa ra ngày dự kiến ký kết.Quyết định cho vay có thể được đưa ra bởi cán bộ tín dụng hoặc bởi mộthội đồng tín dụng gồm có các cán bộ hoặc các thành viên bên ngoài Khi liênquan đến hội đồng tín dụng, cán bộ tín dụng đã thụ lý các yêu cầu cho vay cầnphải đưa ra được tờ trình tín dụng
b Ký hợp đồng tín dụng.
Trước khi ký, các điều kiện của các khoản vay phải được xem xét lại chitiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp Ngân hàng phải cho phép doanh nghiệpđược kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ vay vốn, phải giải thích ý nghĩa của mỗichứng từ Phải chú ý là tất cả các giấy tờ của văn bản tài trợ hoặc hợp đồngtín dụng đều phải được ký vào ngày ký kết
c.Giải ngân.
Trang 30Sau khi đã ký kết hợp đồng cho vay ngân hàng thực hiện việc giải ngânkhoản vay theo một lần hoặc theo từng đợt.
12.3.4 Kiểm soát quá trình cho vay.
a.Giám sát tín dụng.
Hiệu quả của các quyết định cho vay tốt và tổ chức các khoản vay mộtcách chính xác phụ thuộc vào việc kiểm soát các khoản vay.Nhận biết các dấuhiệu suy giảm tại một thời điểm ban đầu là một mục tiêu chủ yếu của việckiểm soát tín dụng tốt Thực hiện việc kiểm soát, cán bộ tín dụng cần phải tiếnhành các công việc sau:
- Đến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã hoàn tất việc đầu tư từnguồn vốn vay, trao đổi với doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến mónvay, tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh
- Kiểm soát sự tuân thủ thỏa thuận hoàn trả của doanh nghiệp vayvốn.Đồng thời cần kiểm soát cả sự tham gia của doanh nghiệp vào hợp đồngkhác đã ký liên quan đến khoản vay
- Định kỳ thẩm tra vị trí, điều kiện và giá trị hiện tại của tài sản thếchấp.Cũng cần phải kiểm tra định kỳ về cơ ngơi, thiết bị và tài sản dự trữ củadoanh nghiệp
- Kiểm soát các kỳ giải ngân theo hạn mức tín dụng hoặc cam kết vay vốn
để chắc chắn rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích.Việc sử dụng vốn vaysai mục đích nghiêm trọng không kém việc thay đổi cam kết trả nợ.Công cụkiểm tra là kiểm tra các tờ séc đã sử dụng hết tài khoản của doanh nghiệp
- Những biến động về kinh tế cũng cần được chú ý.Những biến động vềgiá đầu vào hoặc nhu cầu thành phẩm có thể cần tới sự xem xét lại cả dự toánluồng tiền và kế hoạch hoàn trả nợ của doanh nghiệp
1.2.3.5.Xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Một khoản vay có vấn đề là khoản vay mà trong đó thỏa thuận hoàntrả bị đổ vỡ lớn, gây ra một sự chậm trễ bất hợp lý trong việc thu hồi nợ của
Trang 31ngân hàng, khi đó dường như cần phải có hành động pháp lý để thực hiện thuhồi, hoặc trong khoản cho vay đó dường như có khả năng thất thoát.
b.Cách xác định khoản cho vay có vấn đề.
Đối với cán bộ tín dụng việc có thể xác định sớm các khoản cho vay cóvấn đề là rất quan trọng bởi vì cần thiết phải tiến hành các biện pháp bổ sung,chỉnh sửa ngay trước khi tình hình trở nên không thể phục hồi lại
Cần thiết phải xác định mức độ của vấn đề Do đó cán bộ tín dụng phảiphân tích các yếu tố sau:
- Kiểm tra tỉ mỉ lại hồ sơ tín dụng nhằm phát hiện ra những sự việctrước đây đã bị bỏ qua
- Liên lạc với doanh nghiệp để thảo luận về khoản vay
- Nếu cán bộ tín dụng nghi ngờ sự thành thực của doanh nghiệp thì cóthể liên lạc với chủ nợ khác
- Xác định nguyên nhân của vấn đề Có bốn loại nguyên nhân: quản lýsai, suy giảm tài chính, bất lợi khác và lừa dối.Quản lý sai là nguyên nhân phổbiến nhất gây nên những thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp
c.Biện pháp xử lý.
Giám sát khoản vay có vấn đề
Lập kế hoạch sửa chữa: khi ngân hàng giúp doanh nghiệp giải quyếtvấn đề và giúp doanh nghiệp thành đạt thì trong vài năm tới ngân hàng sẽ cómột khách hàng trung thành và như vậy ngân hàng sẽ được lòng giới kinhdoanh Kế hoạch sửa phải xác định được tất cả các nguồn chi trả, số lượnghoàn trả lấy từ các nguồn đó và thời điểm dự đoán khi kế hoạch đã sẵn sàng
Để kế hoạch thành công ngân hàng cần phải tiến hành giám sát liên tục,doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo thường xuyên, mở rộng quan hệ với ngânhàng
Trang 32 Tăng thêm tài sản thế chấp hoặc bán tài sản thế chấp.
Kéo dài thời hạn trả nợ hoặc cho vay tiếp
Phân tích kết quả: nếu các quan sát và phân tích của ngân hàng báohiệu là chương trình sữa chữa khản vay vẫn thực hiện tốt thì vấn đề chỉ còn làthời gian và công tác giám sát việc sữa chữa đó
Thu hồi khoản vay có vấn đề: chỉ tiến hành sau khi đã áp dụng tất cảcác biện pháp chỉnh sửa mà không có hiệu quả.Việc thu hồi được dựa trênnguyên tắc là:
o Tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có
o Tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp để chuyển hóa thành tiền mặt
o Buộc doanh nghiệp phải bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ở mứcgiá hợp lý để có khả năng thanh toán cho ngân hàng
o Ngân hàng nên cố gắng bằng mọi cách duy trì mối quan hệ với doanhnghiệp và tư vấn, giúp đỡ họ về việc tái tài trợ, thanh lý tài sản hoặc cácphương pháp khác để tăng thêm tiền trả cho các khoản vay
Trang 33CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNV&N TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY
2.1.Khái quát về ngân hàng công thương ( NHCT) chi nhánh Hà Tây.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
NHCT Hà Tây có trụ sở chính tại 269 Quang Trung -Hà Đông- Hà Tây,
là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT Việt Nam(VN) - một trong bốnngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam NHCT VN được thành lập theoNghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng nay là ChínhPhủ và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/1988 Khi đó NHCT tỉnh HàTây có tên là NHCT tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 1 trụ sở chính ở thị xã Hà Đông
và 1 chi nhánh trực thuộc có địa điểm tại thị xã Hoà Bình
- Ngày 9/10/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành tỉnh Hà Tây và tỉnhHoà Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước(NHNN) VN có Quyết định127/NHNNVN về việc giải thể NHCT tỉnh Hà Sơn Bình và thành lập NHCTchi nhánh Hà Tây Đến tháng 11/2001, Hội đồng quản trị NHCT VN quyếtđịnh sát nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 thành chi nhánh cấp 2 – chinhánh NHCT Sông Nhuệ Tháng 12/2004, sát nhập 2 phòng giao dịch số 1 và
số 4 thành Ngân hàng cấp 2 – NHCT Quang Trung và cũng nâng cấp phònggiao dịch số 5 thành chi nhánh cấp 2 - NHCT Nguyễn Trãi
Trang 34- Ngày1/7/2006, ba chi nhánh cấp 2 của NHCT Hà Tây ( Sông Nhuệ,Quang Trung, Nguyễn Trãi ) được nâng cấp thành NHCT cấp 1 trực thuộcNHCT VN.
- Tháng 11/2006, Điểm giao dịch La Phù được thành lập
- Tháng 1/2007, phòng giao dịch số 6 tại Xuân Mai được Hội đồng quảntrị NHCT VN nâng cấp thành NHCT cấp 1
Như vậy tới thời điểm hiện nay, NHCT Hà Tây còn 8 phòng nghiệp vụ:phòng Kế toán giao dịch, phòng Tài trợ thương mại, phòng Khách hàngdoanh nghiệp, phòng Khách hàng cá nhân, phòng Thông tin điện toán, phòngTiền tệ kho quỹ, phòng Tổng hợp tiếp thị, phòng Tổ chức hành chính và haiđiểm giao dịch
Cho đến nay, NHCT chi nhánh Hà Tây luôn là địa chỉ tư vấn tin cậy củadoanh nghiệp trên địa bàn, trong quan hệ mua bán và thanh toán với nướcngoài Đặc biệt là tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tạicác làng nghề truyền thống trong việc thiết lập các quan hệ mua bán, thanhtoán trực tiếp với đối tác nước ngoài, góp phần tăng thu ngân sách, thu hútnguồn ngoại tệ mạnh về cho tỉnh Từ năm 2001 đến nay, Chi nhánh đã chovay và đầu tư 2.500 tỷ đồng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh vớitrọng tâm là các lĩnh vực xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ và du lịch.Đặc biệt là cho vay tại các làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở các địabàn Hoài Đức, Hà Đông, Chương Mỹ, Đan Phượng, với các ngành nghềchính như: Sản xuất quần áo len, dệt vải, làm bánh kẹo, chế biến gỗ, nôngsản, sản xuất mây tre đan, đồ nhựa Nhiều năm liền, Chi nhánh NHCT Hà Tây
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được NHCT Việt Nam, Tỉnh uỷ, UBNDtỉnh giao, kinh doanh an toàn, phát triển với tốc độ cao Được các cấp ngànhkhen thưởng Đặc biệt, vừa qua, Chi nhánh đã vinh dự được Chủ tịch nước
Trang 35tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Trang 362.1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Hà Tây
Chức năng nhiệm vụ của các phòng,ban:
2.1.2.1 Phòng Kế toán giao dị ch
a.Chức năng
Thực hiện nghiệp vụ bao gồm các giao dịch trực tiếp với khách hàngliên quan đến việc thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định củaNhà nước và NHCT VN Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giaodịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, tư vấn cho kháchhàng về các sản phẩm của ngân hàng
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng tài trợ thương
mại
Phòng
kế toán giao dịch
Phòng tổng hợp tiếp thị
Phòng thông tin điện toán
Phòng hành chính tổ chức
Điểm giao dịch số 12
Trang 37b Nhiệm vụ
Cùng với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trênmáy Và thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày, nhận các dữ liệutham số mới nhât của NHCT VN, lập thông sô đầu ngày để thực hiện haykhông thực hiện các giao dịch
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: mở, đóng các tàikhoản, thực hiện các giao dịch gửi hoặc rút tiền từ tài khoản, bán séc, ấn chỉthường… cho khách hàng theo quy định, các giao dịch mua bán ngoại tệ,thanh toán và chuyển tiền
Kiểm soát: các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, lưutrữ chứng từ, tổng hợp liệt kê trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tíchbáo cáo cuối ngày của giao dịch viên, đóng nhật ký theo quy định
Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định
Chịu trách nhiệm trước Giám đôc về nhiệm vụ được giao trong phạm
vi được uỷ quyền
2.1.2.2 Phòng Tài trợ thương mại
a Chức năng
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theoquy định của NHCT VN
b Nhiệm vụ
Thực hiện tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp:
o Các nghiệp vụ phát sinh, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu; thôngbáo và thanh toán L/C xuất khẩu
o Các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất khẩu
o Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, baothanh toán
Trang 38o Phát hành, thông báo bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm
vi được uỷ quyền
Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch thực hiện chuyển tiền ranước ngoài
b Nhiệm vụ
Khai thác nguồn vốn từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ
Hỗ trợ, tư vấn, tiếp thị khách hàng.Kết hợp với phòng Tổng hợp tiếpthị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ củangân hàng đến các khách hàng
Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng phạm,quản lý các hạn mức tín dụng đã đưa ra theo từng khách hàng
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý các giao dịch vớidoanh nghiệp
Cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định
Quản lý cho vay, bảo lãnh, tài sản đảm bảo
Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khảnăng tài chính của khách hàng vay vốn, bảo lãnh
Trang 39 Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiềm vụ được giao
2.1.2.4 Phòng khách hàng cá nhân
a Chức năng
Thực hiện các giao dịch với khách hàng là các nhân để huy động vốnbằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lýcác sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của NHNN vàhướng dẫn của NHCT VN
Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạm
vi được uỷ quyền Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng;
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch;
Cập nhật, phân tích toàn diện thông tin về khách hàng theo quy định;
Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh Quản lý tài sản đảm bảo;
Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên các hoạt động kinh tế, khảnăng tài chình của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh phục vụ công tác chovay, bảo lãnh có hiệu quả;
Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định;
Là đầu mối hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát cáchoạt động của điểm giao dịch;
Trang 40 Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm khác theohướng dẫn của NHCT VN;
Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nhiệm vụ, nhữngvấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc xem xét, giải quyết;
Làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, lưu trữ hồ sơ, sốliệu theo quy định;
Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao
2.1.2.5 Phòng thông tin điện toán
a Chức năng
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chinhánh Bảo trì, bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệthống mạng máy tính của toàn chi nhánh
Triển khai các chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhậtmới nhất từ Phía NHCT VN triển khai cho chi nhánh
Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCT
VN Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tinđiện toán tại chi nhánh, xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin Lưu trữ,phục hồi dữ liệu toàn chi nhánh