Nhận thức của người dân về việc thu gom, xử lý rác thải trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt lại chưa cao, xác súc vật chết đều đổ ra ao, sông hồ gần nhà và quanh vườn; Nhà tiêu không
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề môi trường trên địa bàn xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Địa điểm: xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian: từ ngày 5 tháng 5 năm 2014 đến ngày 5 tháng 8 năm 2014
Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đ i ề u ki ệ n t ự nhiên kinh t ế xã h ộ i xã L ươ ng Phú
- Điều kiện kinh tế xã hội
- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
3.2.2 Đ ánh giá hi ệ n tr ạ ng môi tr ườ ng nông thôn t ạ i xã L ươ ng Phú
- Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của dân
- Điều kiện vệ sinh môi trường
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhân dân
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất
- Thực trạng chất thải rắn
- Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp của người dân
- Đánh giá sơ bộ chất lượng không khí
- Công tác vệ sinh môi trường
3.2.3 Nh ậ n th ứ c c ủ a ng ườ i dân v ề môi tr ườ ng và công tác b ả o v ệ môi tr ườ ng
3.2.4 Đề xu ấ t các gi ả i pháp b ả o v ệ và qu ả n lý môi tr ườ ng t ạ i đị a ph ươ ng
- Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường
- Các giải pháp về công nghệ kỹ thuật
- Dựa vào kết quả điều tra đề xuất các giải pháp
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Ph ươ ng pháp thu th ậ p thông tin
- Phương pháp thu thập số liệu, số liệu thứ cấp từ: mạng internet, sách, báo…; các tài liệu trên thư viện; từ các phòng thuộc UBND xã
- Phương pháp điều tra phỏng vấn:
+ Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn; Bộ câu hỏi gồm 2 phần chính: Phần I: Thông tin chung về người được phỏng vấn
Phần II: Hiện trạng môi trường nông thôn xã Lương Phú Phần này bao gồm các câu hỏi cụ thể về môi trường đất ,nước, không khí, vấn đề quản lý chất thải tại địa phương Các câu hỏi đơn giản, rõ ràng ,đúng nội dung , không gây khó khăn , hiểu lầm cho đối tượng điều tra
+ Số lượng hộ câu hỏi điều tra : 50 hộ
+ Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên các hộ trong xóm của xã (Xã Lương Phú có 12 xóm), ở mọi lứa tuổỉ, công việc…
+ Tiến hành điều tra phỏng vấn
Bảng 3.1 Thông tin cơ bản về số hộ điều tra
Nam Nữ Làm ruộng CBCNVC Nghỉ hưu
3.3.2 Ph ươ ng pháp x ử lý s ố li ệ u
- Số liệu sơ cấp: Số liệu sau khi tham khảo và trực tiếp điều tra được tổng hợp, phân loại và phân tích Số liệu được phân tích trên phầm mềm Microsoft Excel
- Số liệu thứ cấp: thu thập từ báo tổng hợp của xã Lương Phú năm 2013, và đề án xây dựng nông thôn mới xã Lương Phú.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Lương Phú là một xã thuần nông nằm ở phía Nam của huyện Phú Bình
- Phía Bắc giáp thị trấn Hương Sơn
- Phía Tây giáp xã Kha Sơn
- Phía Nam giáp xã Thanh Ninh và Tân Đức
- Phía Đông giáp xã Tân Hòa và Tân Đức
Diện tích tự nhiên: 462,29 ha; trong đó: đất nông nghiệp là 369,94 ha chiếm 80,02% tổng diện tích Diện tích đất nông nghiệp lớn, địa hình của xã lại tương đối bằng phẳng nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây trồng hàng hóa
* Tình hình sử dụng đất đai
Lương Phú có tổng diện tích đất tự nhiên là 462,29 ha Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 369,94 ha
- Diện tích đất sản xuất là 346,46 ha
- Đất lâm nghiệp là 12,26 ha
- Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 11,22 ha
Bảng 4.1 Hiện trang sử dụng đất của xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
STT Tổng diện tích đất tự nhiên Diện tích (ha)
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 369,94 80,02
4 Đất nuôi trồng thủy sản 11,22 2,4
( Nguồn: “Đề án xây dựng nông thôn mới”)
* Tình hình dân số, lao động trên địa bàn xã
Bảng 4.2 Tình hình dân số của xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Số hộ Số khẩu Số mô hình sản xuất giỏi
Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Thủy sản Dịch vụ Tổng hợpp
( Nguồn: “Đề án xây dựng nông thôn mới”)
+ Đường liên xã, trục xã có chiều dài: 10,53 km đã được bê tông hóa 2,82km chiếm tỷ lệ 32,3%; còn lại 7,71km đường nhựa; bề rộng đường chưa đảm bảo rộng so với tiêu chí nông thôn mới
+ Đường trục thôn, xóm với chiều dài 20,255 km; trong đó bê tông được 9,53km; tuy nhiên mặt đường vẫn chưa đảm bảo chiều rộng theo chuẩn nông thôn mới
+ Đường trục chính nội đồng dài 14,48 km là đường đất, chưa được kiên cố hóa
+ Hiện nay trên địa bàn xã có 5,788km kênh cấp I trong đó có 1,738km kênh được cứng hóa chiếm tỷ lệ: 30,03%
+ Kênh cấp II với tổng chiều dài: 8,765km Chủ yếu kênh là kênh đất, chưa được kiên cố hóa
+ Kênh nội đồng với tổng chiều dài là 25,461km; cứng hóa 0,5km chiếm tỷ lệ 1,96%; còn lại là kênh đất
+ Hệ thống kênh mương thường xuyên được tu sửa và nạo vét, xây mương cứng tạo điều kiện phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu
+ Xã có 2 tuyến dẫn nước từ sông Đào đảm bảo tưới nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa
+ Trạm biến áp trên địa bàn xã được phân bố bao gồm cả trạm treo Các trạm điện có tổng công suất 560 KVA đều cần được nâng cấp để cấp điện đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và sự phát triển của xã hội, cần xây mới thêm trạm điện ở Phú Mỹ
+ Số đường dây hạ thế: 6,5 km trong đó 4,5km (69,23%) cần cải tạo, nâng cấp; 2km cần đầu tư xây mới
+ Về quản lý điện: Ngành điện đã trực tiếp quản lý bán điện đến từng hộ dân + Số hộ sử dụng điện thường xuyên với tỷ lệ 100% Thời gian cấp điện là 24/24 giờ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho người dân Giá điện theo quy định của Chính phủ
+ Toàn xã có 4 cấp học (Trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS, trường THPT), có 3 trường (Trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS) đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1
+ Xã có 1 trường THPT, vị trí trường đặt tại Xóm Mảng Trường có
1450 học sinh với 34 phòng học, và 85 giáo viên
+ Trạm y tế đã được xây dựng đáp ứng đủ số phòng làm việc và đạt chuẩn quốc gia năm 2009
+ Đội ngũ cán bộ y tế gồm 6 người, trong đó có 01 bác sĩ, 01 nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi, 12 y tế thôn
+ Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn tham gia BHYT là 1136 người, chiếm tỷ lệ 27,27%
- Cơ sở vật chất văn hoá
+ Xã chưa có nhà văn hóa, đã có sân thể thao nhưng chưa đạt chuẩn + Toàn xã có 12 thôn, trong đó 12/12 thôn đã có nhà văn hóa đạt 100%, và 10/12 thôn có khu thể thao đạt 83,33% tuy nhiên chưa đạt chuẩn theo quy định
Hiện tại xã có một chợ và điểm dịch vụ nhưng là chợ tạm, cần phải được xây mới
+ Trên địa bàn xã có 1 điểm bưu điện đảm bảo phục vụ bưu chính viễn thông cho toàn xã và đã đạt chuẩn Quốc gia
+ 6/12 thôn đã có điểm truy cập Internet, đạt tỷ lệ 50%
Bảng 4.3 Cơ sở hạ tầng của xã
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
( Nguồn: “Đề án xây dựng nông thôn mới”)[8]
* Tình hình sản xuất nông nghiệp Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, cơ cấu thời vụ theo hướng nâng cao năng suất chất lượng
Bảng 4.4 Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã
Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên STT Loại cây Diện tích( Năm 2013)
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2013)
Bảng 4.5 Tình hình chăn nuôi của xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh
STT Tên vật nuôi Số lượng (năm 2013), con
( Nguồn “Đề án xây dựng nông thôn mới”)
* Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
+ Những thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã
- Địa bàn xã có đều kiện tự nhiên thuận lợi, có hệ thống đường giao thông và hệ thống kênh mương thuận tiện cho việc phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa
- Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất của xã, dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 62%, nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển cây công nghiệp hàng hóa chất lượng cao
- Cùng với quá trình phát triển của đất nước Lương Phú đã và đang cùng nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực: Về kinh tế luôn đạt mức tăng trưởng cao, an ninh chính trị được giữ vững, văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực
- Các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp nông thôn và tiến tới xây dựng nông thôn mới xã Lương Phú
+ Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã
- Phần lớn lao động chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu là lực lượng lao động nông thôn, hiệu quả lao động năng suất thấp
- Việc sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ mang tính tự phát, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ hủy hoại nguồn lợi thiên nhiên, phương pháp khai thác tiềm năng lợi thế của xã chưa được quy hoạch đúng mức
- Trình độ dân trí không đồng đều, số lao động được đào tạo cơ bản và có tay nghề cao còn thấp, thực trạng canh tác sản xuất còn nhỏ lẻ manh mún Ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường còn thấp.[9]
+ Cơ hội và các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, nông nghiệp duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực Bất chấp những khó khăn về thị trường, thiên tai và dịch bệnh, nông nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng ở mức tương đối khá Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực
Năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg, đồng thời đây cũng là năm tiếp theo ngành nông nghiệp triển khai kế hoạch công tác trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả trong và ngoài nước Bên cạnh những cơ hội, nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thứ nhất, mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể và đóng góp tích cực cho việc duy trì ổn định kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010 - 2013, nhưng tăng trưởng nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (tăng diện tích đất, thâm dụng nước tưới để tăng vụ…) cùng mức sử dụng vật tư đầu vào cao nhưng hàm lượng đổi mới công nghệ và thể chế thấp
Đánh giá chất lượng môi trường xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1 Hi ệ n tr ạ ng s ử d ụ ng n ướ c sinh ho ạ t c ủ a ng ườ i dân
4.2.1.1 Nguồn nước phục vụ sinh hoạt
Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân tại xã tiến hành điều tra được cung cấp bởi 2 nguồn chính, đó là nước giếng khoan, giếng đào Không có hộ gia đình nào sử dụng các nguồn nước từ ao hồ, sông suối phục vụ cho sinh hoạt Kết quả thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt như sau
Bảng 4.6 Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt
STT Nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ %
( Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
Từ bảng kết quả trên cho thấy, xã chưa có hệ thống nước máy cung cấp có nhân dân sử dụng mà phần lớn các hộ dân đều sử dụng nước giếng khoan
Có 32 hộ chiếm 64% nước giếng khoan, có 18 hộ chiếm 36% sử dụng nước giếng đào
4.2.1.2 Chất lượng nước sinh hoạt của người dân
Sau khi tổng hợp các phiếu điều tra với nội dung là “đánh giá cảm quan về nguồn nước mà ông (bà) đang sử dụng cho sinh hoạt” em thu được kết quả như sau:
Bảng 4.7 Đánh giá cảm quan của người dân xóm Chiềng, Việt Ninh,
TT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ %
( Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
Qua bảng kết quả trên cho thấy có 15 hộ chiếm 30% gia đình cho rằng nguồn nước đang dùng có mùi, chỉ có 20 hộ chiếm 40% gia đình cho rằng nước của họ sử dụng không có vấn đề gì, có 5 hộ chiếm 10% hộ gia đình cho rằng nước của họ có vị khác lạ, và có 10 hộ chiếm 20% gia đình cho rằng nước của họ có vấn đề (Cặn, váng…)
Về việc sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Lương Phú chủ yếu là nước giếng khoan có độ sâu từ 70 - 120m Nước giếng ở đây tương đối trong nhưng người dân thấy có màu vàng đó là dấu hiệu nước giếng bị nhiễm sắt Trước thực trạng đó một số HGĐ đã sử dụng máy lọc nước, một số dùng các phương pháp lọc nước đơn giản, một số lại dùng nước mưa để phục vụ cho ăn uống
Việc sử dụng hệ thống lọc chưa được kiểm chứng đạt tiêu chuẩn, nhân dân tự xây dựng đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến các bệnh đường ruột đối với con người, đặc biệt là vào những thời điểm có mưa lũ lớn thì khả năng nước giếng bị nhiễm bẩn có nguy cơ ngày càng cao Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển gây tử vong nhất là ở trẻ em Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém
4.2.2 Đ i ề u ki ệ n v ệ sinh môi tr ườ ng c ủ a xã L ươ ng Phú
Bảng 4.8 Thống kê loại nhà vệ sinh trên địa bàn xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
TT Loại nhà vệ sinh Số hộ Tỷ lệ %
4 Nhà vệ sinh tự hoại 42 84,00
( Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy, số hộ gia đình có công trình vệ sinh tự hoại là 42 hộ chiếm 84%, số hộ gia đình có công trình vệ sinh nhà xí 2 ngăn là 7 hộ chiếm 14%, số hộ gia đình có công trình vệ sinh hố xí đất là 1 hộ chiếm 2% Qua đó ta thấy thực trạng điều kiện nhà vệ sinh của xã là khá tốt, hầu hết các hộ dân đều có công trình vệ sinh đạt yêu cầu và đảm bảo vệ sinh môi trường, nhung bên cạnh đó vẫn còn số ít nhà vẫn có công trình vệ sinh không hợp vệ sinh do một số gia đình có điều kiện kinh tế còn khó khăn, thói quen tận dụng lượng chất thải làm phân bón, đồng thời do chi phí xây dựng hố xí hai ngăn thấp (kinh tế gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiêp) nên chưa xây dựng các công trình nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn
Từ số liệu trên phiếu điều tra cũng cho thấy một thực trạng sau: Phần lớn các hộ gia đình đều bố trí nhà vệ sinh, bể phốt và chuồng trại chăn nuôi gần so với giếng nước và khu sinh hoạt Nguyên nhân chủ yếu do người dân chưa nhân thức được nguy cơ ô nhiễm nguồn nước từ việc đó, diện tích đất nhỏ, bố trí để tiện đi lại, cá biệt một số hộ bố trí nhà vệ sinh ngay trong nhà gần bếp ăn Đây là một vấn đề cần được lưu tâm khi tiến hành xây dựng nhà ở
4.2.2.2 Hiện trạng công trình thoát nước thải (cống thải) của các hộ dân được điều tra
Nước thải là chất thải dạng lỏng,được tạo ra sau quá trình thải bỏ một lượng chất nhất định của con người trong ăn uống,sinh hoạt,cũng như từ các hoạt động chăn nuôi,đã bị thay đổi tính chất và biểu hiện thành mức độ gây hại Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước
Nước thải Sinh hoạt có thể chứa nhiều loại chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học như: cacbonhydrat, protein,các dạng chất dễ tan như photphat,nito tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây mùi khó chịu(H2S,
NH3, S02…),đồng thời còn chứa nhiều tạp chất khó phân hủy như chất tẩy rửa,chất dầu mỡ…
Bảng 4.9 Thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của người dân
TT Nguồn tiếp nhận Số hộ Tỷ lệ %
( Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
Qua bảng kết quả cho thấy nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại sau đó được thải ra ngoài môi trường là 42 hộ chiếm 84%, nước thải từ các nhà vệ sinh thải ra ngoài môi trường không qua xử lý được thải trực tiếp ngấm xuống đất là 8 hộ chiếm 26%
Bảng 4.10 Thống kê loại công trình thoát nước thải của các hộ dân
TT Loại cống Số hộ Tỷ lệ %
1 Cống thải có nắp đậy 28 56,00
( Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu trên cho thấy số hộ có cống thải có nắp đậy là 28 hộ chiếm 56%, số hộ không có cống thải là 6 hộ chiếm 12% mà nước thải được xả chảy thẳng ra vườn, sông hồ hoặc khu vực xung quanh nơi ở, số hộ có cống thải lộ thiên là 16 chiếm 32% Nguyên nhân do một số hộ gia đình còn chịu ảnh hưởng bởi lối sống và sinh hoạt tại nông thôn, một phần còn lại chưa ý thức được lợi ích từ việc xây dựng công trình thoát nước thải Đa số hệ thống cống thải của các hộ gia đình sử dụng trên địa bàn chưa đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn Điều đáng lo ngại hơn ở đây là trên địa bàn chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử nên khó có thể tránh khỏi bị ô nhiễm
Bảng 4.11 Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt của dân
TT Nơi tiếp nhận Số hộ Tỷ lệ %
( Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
Thông qua việc điều tra cho thấy: Phần lớn người dân vẫn còn những thói quen xấu là thải bỏ trực tiếp nước thải xuống ao hồ,sông suối Nghiêm trọng hơn là từ việc tận dụng nguồn nước không đúng cách, người dân để nước thải ngấm trực tiếp xuống đât ruộng ,vườn Điều này không chỉ tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sử dụng nguồn nước ngầm Đây là loại nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người và có tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan khu vực Vấn đề xử lý nước thải, giữ gìn môi trường xanh sạch, đẹp góp phần bảo vệ môi trường không chỉ là mối quan tâm của từng cá nhân mà là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp hướng tới sự phát triển bền vững Một số khu vực nước thải có mùi hôi thối rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến môi trường và mỹ quan khu vực
4.2.4 Hi ệ n tr ạ ng ch ấ t l ượ ng môi tr ườ ng đấ t
Rõ ràng mỗi vùng miền có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những điều này tạo lên những ảnh hưởng không giống nhau tới môi trường
Riêng tại xã Lương Phú môi trường đất đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động đến cấu trúc và độ phì của đất, điều này thấy rõ thông qua kết quả điều tra: Đất ruộng, vườn đã tiếp nhận đến 32% lượng nước thải sinh hoạt,khoảng 45% lượng nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng nuôi của các hộ gia đình,phần lớn lượng rác thải đổ khắp nơi, 18 hộ chiếm 36% thải nước thải ra sông, 16 hộ chiếm 3% tổng số hộ thải ra ao, hồ gần nhà Hiện nay trên địa bàn xã chưa có bãi rác chung nên nhiều hộ dân vẫn vứt rác bừa bãi ra khu vực cánh đồng ảnh hưởng đến việc canh tác của người nông dân,làm giảm năng suất cây trồng Thêm vào đó, đất trong vùng còn phải tiếp nhận hoàn toàn lượng chất thải từ trạm y tế thông qua việc chôn lấp,đặc biệt khi xét đến việc sử dụng tràn lan các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K 2 SO4), (NH4)2 SO4, KCL, supe phốt phát còn tồn dư axit đã làm đất bị chua Việc chất thải rắn không được thu gom đúng nơi quy định ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đẩt Những hoạt động trên không chỉ làm giảm độ phì của đất mà còn tác động xấu đến cấu trúc đất là nguyên nhân chính gây suy thoái tài nguyên đât
4.2.5 Th ự c tr ạ ng ch ấ t th ả i r ắ n c ủ a xã L ươ ng Phú
4.2.5.1 Thực trạng thu gom rác thải trên địa bàn
Nhận thức của nhân dân xã về các vấn đề môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường
4.3.1 Đ i ề u tra nh ậ n th ứ c c ủ a nhân dân v ề môi tr ườ ng
Qua điều tra ta thấy người dân trên địa bàn xã chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, thực tế khi được phỏng vấn về khái niệm môi trường hay các luật, nghị định thì hầu như đa số tới 80% người dân không nắm được
Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng, xã chưa có các phong trào tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh môi trường
Do chưa hiểu biết tầm quan trọng của môi trường nên người dân chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường, chưa ý thức được hành động vô cùng nhỏ là vứt rác không đúng nơi quy định cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống chung
4.3.2 Thái độ c ủ a ng ườ i dân v ớ i các ho ạ t độ ng b ả o v ệ môi tr ườ ng
Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, và các hoạt động dọn dẹp vệ sinh của địa phương được làm theo định kỳ 1-2 lần 1 năm Công tác này được triển khai đến từng cư sở, từng hộ dân Sau khi tiến hành điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:
* Về nguồn tiếp nhận thông tin về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường
Bảng 4.14 Thống kê nguồn tiếp nhận các thông tin, hiểu biết về môi trường
TT Nguồn tiếp nhận Số hộ
( Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng phiếu điều tra)
*Về thái độ của người dân đối với các hoạt động BVMT
Theo kết quả điều tra gần như toàn bộ số hộ dân được hỏi đều rất nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường khi có sự phát động của địa phương nơi cư trú Tuy nhiên nhận thức về môi trường của người dân còn rất đơn giản đầu tiên chỉ có rác thải, khói bụi và nước thải ô nhiễm
Qua điều tra phỏng vấn hỏi ý kiến người dân về mong muốn của họ để môi trường được tốt hơn, tổng hợp lại được một số ý kiến sau:
- Quy hoạch, xây dựng bãi rác tập trung để việc thu gom xử lý được dễ dàng hơn
- Mở hợp đồng dịch vụ thu gom rác đến từng hộ gia đình
- Cung cấp nước máy sạch của thành phố cho người dân
- Thường xuyên tổ chức các chiến dịch vì môi trường
Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương
Mục tiêu chung của tiêu chí bảo vệ môi trường là nâng cao chất lượng môi trường sống ở khu vực nông thôn Nhưng để thực hiện được tiêu chí này, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp
Trước hết là khơi dậy tính tự giác, trách nhiệm của người dân Tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh trong nhà trường Phát huy và nhân rộng các mô hình có sẵn ở địa phương như "Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp", mô hình đăng ký "Không vứt rác, xác động vật gây ô nhiễm môi trường" Khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hầm bi-ô- ga để kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh Đưa việc bảo vệ môi trường vào hương ước thôn, tiêu chuẩn xếp loại gia đình, khu dân cư, thôn và xã văn hóa Cần lập các tổ giám sát của thôn, xã hoạt động thường xuyên để kiểm tra, nhắc nhở; chú ý các vùng giáp ranh giữa các địa phương Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong việc thực hiện bảo vệ môi trường
Các ngành, chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức, tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân nhận thức về sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề rác thải, từ đó thay đổi hành vi trong sinh hoạt, cuộc sống, nhằm bảo vệ môi trường Vận động mỗi gia đình nên thu gom rác thải, phân loại và xử lý, khuyến khích hộ chăn nuôi quy mô lớn sử dụng hầm khí sinh học bảo vệ môi trường
Các xã cần sớm quy hoạch nơi thu gom, xử lý rác thải Mỗi địa phương nên thành lập đội bảo vệ môi trường để quản lý, đôn đốc và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nông thôn, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường
4.4.2 Gi ả i pháp v ề m ặ t chính sách, th ể ch ế , lu ậ t pháp liên quan l ĩ nh v ự c b ả o v ệ môi tr ườ ng
- Ban hành quy định nghiêm ngặt việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường
- Xử lý nghiêm các hoạt đông gây ra ô nhiễm môi trường, thải nước thải và rác thải không đúng quy định
- Đưa nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường vào các cuộc họp, hội nghị của xã
- Đưa nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, rèn luyện ý thức giữ vệ sinh môi trường cho các em từ mẫu giáo
4.4.3 Gi ả i pháp v ề m ặ t tài chính, đầ u t ư cho b ả o v ệ môi tr ườ ng
- Đầu tư, khuyến khích mở cửa cho các công ty tư nhân để xây dựng nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn với giá cả phải chăng
- Đầu tư chi phí để vận chuyển rác thải y tế đến các khu xử lý chất thải nguy hại để xử lý
- Đầu tư kinh phí khuyến khích người dân xây dựng các mô hình sạch như: Bể bioga, vườn ao chuồng
- Xin hỗ trợ kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường từ cấp trên
- Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình khó khăn xây dựng mới các công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
4.4.4 Các gi ả i pháp v ề công ngh ệ k ỹ thu ậ t
- Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật công tác khuyến nông giúp đỡ nông dân về kỹ thuật sản xuất, xây dựng bể Bioga, sản xuất theo mô hình VAC
- Nghiên cứu và cập nhật các công nghệ mới phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của xã
4.4.5 D ự a vào k ế t qu ả đ i ề u tra đề xu ấ t các gi ả i pháp
- Quy hoạch, xây dựng bãi rác tập trung để việc thu gom xử lý được dễ dàng hơn
- Mở hợp đồng dịch vụ thu gom rác đến từng hộ gia đình
- Cung cấp nước máy sạch của thành phố cho người dân
- Thường xuyên tổ chức các chiến dịch vì môi trường, nâng cao nhận thức của người dân
- Áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường, khuyến khích người dân thu gom và phân loại rác thải tại nguồn.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Kết luận
Qua điều tra em rút ra được một số kết luận như sau:
- Xã chưa có nước máy cung cấp cho sinh hoạt của người dân, người dân chủ yếu là dùng nước giếng khoan (32 hộ) và giếng đào (18 hộ)
- Chất lượng nước sinh hoạt vẫn còn nhiều vấn đề, giếng khoan được khoan độ sâu trong khoảng 70-120m Có 20 hộ nói nước sinh hoạt của mình không có vấn đề gì, có 20 hộ nói nước có mùi, vị khác lạ, có 10 hộ nói nước có màu khác
+ Công trình vệ sinh: có 42 hộ chiếm 84% hộ gia đình được điều tra dùng công trình vệ sinh tự hoại, hố xí 2 ngăn là 7 hộ, 1 họ dùng hố xí đất + Nguồn tiếp nhân nước thải vệ sinh: 42 hộ chứa trong bể tự hoại, 5 hộ để ngầm xuống đất, 3 hộ chảy ra ao làng
+ Loại công trình thoát nước thải sinh hoạt:
+ Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt: Sông, suối là 18 hộ , thải ra ao hồ là 16 hộ, ruộng vườn là 16 hộ
- Đất ruộng, vườn đã tiếp nhận đến 32% lượng nước thải sinh hoạt,khoảng 45% lượng nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng nuôi của các hộ gia đình,phần lớn lượng rác thải đổ khắp nơi, 18 hộ chiếm 36% thải nước thải ra sông, 16 hộ chiếm 3% tổng số hộ thải ra ao, hồ gần nhà
- Thu gom chất thải rắn: đổ rác riêng có 22 hộ, đổ ở bãi rác chung có 10 hộ, có 18 hộ đổ rác tùy nơi
- Sử dụng phân bón thuốc trừ sâu: không bón có 5 hộ, phân hóa học(N-P-K) có 14 hộ, phân không ủ có 28 hộ, phân đã ủ có 2 hộ, loại khác là 1 hộ
- Không khí của người dân vẫn chưa bị ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng không khí là do tập quán lạc hậu như việc đun,nấu trực tiếp trong nhà sử dụng bếp than tổ ong và than củi, gỗ…, thói quen đổ rác, đốt rác tùy nơi, và do các phương tiện giao thong trên địa bàn.
Kiến nghị
Sau khi kết thúc đợt thực tập tại địa phương em có thu được một số kết quả về hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Lương Phú Từ đó em có một số kiến nghị như sau:
- Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá
- Xã nên xây dựng các hố chứa rác, nước thải tập chung và có mô hình xử lý nước thải; Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh
- Có các chiến dịch hành động vì môi trường như những hoạt động “Vì môi trưởng xanh sạch đẹp”; “ Năng lượng sạch”, “Môi trường không muỗi bọ” bằng cách mở các cuộc phun thuốc diệt muỗi bọ miễn phí cho nhân dân
- Mở các buổi sinh hoạt thôn xóm để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân, trong các buổi sinh hoạt đó đưa ra các trò chơi, hình ảnh… về môi trường giúp người dân dễ dàng hiểu được về môi trường nói chung cũng như cách giữ gìn bảo vệ môi trường sống của họ nói riêng
- Đoàn thanh niên xã cũng nên có nhiều buổi tình nguyện thu gom rác thải, thu dọn đường làng, phát quang bụi rậm, khơi thông kênh mương…
- Cho đến nay trên địa bàn xã chưa có sự cố môi trường nhưng chính quyền địa phương cần nâng cao cảnh giác và có các biện pháp đề phòng, khắc phục khi có sự cố xảy ra.