Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương phải nghiêm túc quán triệt các nguyên tắc lãnh đạo củ[r]
Trang 1Về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng
_
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 09 tháng 3 năm 2021 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản số 2485/TTr-BKHĐT ngày 03 tháng 5 năm 2021, số 2617/BKHĐT-CLPT ngày 09 tháng 5 năm
2021 và ý kiến thảo luận thống nhất tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2021,
QUYẾT NGHỊ:
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Đại hội XIII), Chính phủ ban hành Chương trìnhhành động với những nội dung như sau:
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII thể hiện rõnhững nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng và nội dungliên quan của Nghị quyết Đại hội XIII thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ,bảo đảm phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trongthời gian tới
2 Chương trình hành động của Chính phủ là căn cứ để các bộ, ngành, cơ quan trựcthuộc Chính phủ ở trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh xây dựng chương trình hànhđộng của từng bộ, ngành, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
và phải được tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu caonhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước đã đề ra theoNghị quyết Đại hội XIII, trong đó:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước:
là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bìnhthấp;
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: là nước đang phát triển có côngnghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao;
Trang 2- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay lànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
3 Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, yêu cầucác bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương phải nghiêm túc quán triệt các nguyên tắclãnh đạo của Đảng, phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển” vàcác quan điểm chỉ đạo theo Nghị quyết Đại hội XIII; trong đó đặc biệt chú trọng 6 nhiệm vụtrọng tâm, 3 đột phá chiến lược; tăng cường xây dựng, chỉnh đôn Đảng, nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâmphục vụ; xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế,nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thốnghành chính nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát đề ra theo Nghị quyếtĐại hội XIII: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cườngniềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọngphát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộckết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệphoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổnđịnh; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hộichủ nghĩa”
II NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1 Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý nói chung và thử nghiệm cơ chế, chính sáchđặc thù, vượt trội, cạnh tranh nói riêng để thúc đẩy quá trình phát triển, ứng dụng khoa họccông nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởinghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường Tiếp tục hoàn thiện thểchế phát triển các loại thị trường và các yếu tố thị trường, nhất là các thị trường quyền sử dụngđất, khoa học, công nghệ, kinh tế số và thị trường số
Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quyhoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường Hoànthiện, nâng cao chất lượng thể chế đảm bảo trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi đồng hành vớinhau đối với 3 chủ thể nhà nước, người dân và doanh nghiệp
Rà soát hệ thống văn bản, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện
và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng,minh bạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình cảicách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 Phấn đấu đếnnăm 2030 môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu
Đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội sốmột cách phù hợp, thực chất và hiệu quả
Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý và phân cấp ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai,minh bạch và trách nhiệm giải trình; trong đó chú trọng phát huy vai trò chủ đạo của ngân sáchtrung ương, nhất là trong việc bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạtầng trọng yếu và phát triển liên kết vùng miền; đồng thời phát huy tính chủ động, đổi mới củangân sách địa phương, tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương linh hoạt, sáng tạotrong sử dụng các nguồn lực hợp pháp phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư, giảm tỷ
Trang 3trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thựchiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theohướng chất lượng, hiệu quả, bền vững Kiến tạo môi trường kinh doanh tiền tệ, ngân hàng ổnđịnh, an toàn, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn phápluật và tôn trọng các quy luật thị trường.
2 Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường vàthông lệ quốc tế để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển môhình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội vànhân văn để có cơ sở khoa học phục vụ tốt nhất sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội.Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, trong đó tập trung pháttriển công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng cao Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế thửnghiệm chính sách mới, thúc đẩy triển khai và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ số và đổimới sáng tạo Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, chútrọng phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, các nhóm nghiên cứu hiệu quảđáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phù hợp với điều kiện ViệtNam Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinhthái khởi nghiệp sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm Xây dựng thể chế, cơ chế chínhsách để hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm trí tuệ nhân tạo tại các vùng trọngđiểm Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
về tất cả các lĩnh vực, nhất là về khoa học, công nghệ Tạo điều kiện tăng cường liên kết doanhnghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực củadoanh nghiệp về tiếp thu, làm chủ và từng bước tham gia tạo ra công nghệ mới Đẩy mạnh pháttriển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp côngnghệ số thực hiện thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam Khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài hình thành các trung tâm nghiên cứu và triển khai, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.Tăng cường công tác đầu tư, quản lý sở hữu trí tuệ, công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng vàứng dụng hiệu quả năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình Đẩy mạnh hội nhập và hợp tácquốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tích cực thu hút sự tham gia đóng góp củacộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài
3 Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượngcao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầucủa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế Phát triển đội ngũ chuyên gia,nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản trị công nghệ,nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chămsóc con người Tiếp tục đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý,quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Xây dựng Chiến lược quốc gia thuhút, trọng dụng nhân tài
Triển khai có hiệu quả hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện đa dạng hóa phương thứcđào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước đáp ứng nhu cầu học tập vàhọc tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập Xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục đạihọc và quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, chú trọng các trường sư phạm đào tạogiáo viên và các trường đào tạo khối ngành sức khỏe; phát triển cơ sở giáo dục đại học chất
Trang 4lượng cao theo chuẩn khu vực và thế giới, ưu tiên nguồn lực phát triển các trường công nghệ,hình thành các trường đại học chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực của đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thúcđẩy hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh và thành lập các mô hình doanh nghiệp trong các cơ
sở đào tạo, nâng cao khả năng thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các cơ sởgiáo dục đại học Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệthống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cậndịch vụ và giáo dục bình đẳng, có chất lượng và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội
Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, chú trọng đến dạy và học trực tuyến, quaInternet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học; phát triển kỹnăng số, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đổi mới sáng tạo và khởinghiệp; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục; xếp hạng các trường đại học Đẩymạnh triển khai có chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo Tăng cườnggiáo dục kỹ năng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ sốtrong giáo dục, đào tạo Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nhằm tạo ra một nền tảng đểhọc tập suốt đời Thực hiện phân cấp quản lý, tăng cường tự chủ đối với đào tạo đại học phùhợp với xu thế chung của thế giới và thí điểm cơ chế tự chủ đối với trường phổ thông tại các đôthị lớn, các nơi có điều kiện Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt,hiện đại, liên thông, nhất là các trường cao đẳng chất lượng cao, ngành nghề trọng điểm Tăngcường hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo, thúc đẩy hình thành các khu giáo dục quốc tếtại Việt Nam Kết hợp giữa giáo dục, đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệtạo ra sản phẩm trí tuệ, sáng tạo của Việt Nam
4 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới môhình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởngnhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô
Xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng,quy hoạch tỉnh bảo đảm đồng bộ, khả thi, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với điều kiện thực tiễnđất nước nhằm nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế Đẩymạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địalớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnhvực so với khu vực, thế giới
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô; trong đó chú trọng phối hợp chặtchẽ, hiệu quả, đồng bộ các chính sách tài khoá, tiền tệ, đầu tư, thị trường, giá cả, thương mại vàcác chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững
Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 Trong đó, tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm làđầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tập trung cho các đột phá chiến lược, nhất
là hạ tầng chiến lược Tăng cường phân cấp đi đôi với giám sát, kiểm tra và đổi mới toàn diệnthể chế quản lý đầu tư công, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công Hoàn thiện thểchế, đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xãhội hiệu quả vào phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công Xây dựng Chiến lược tàichính quốc gia phù hợp, hiệu quả, theo hướng tăng cho đầu tư phát triển, tiết kiệm, chống lãngphí, giảm chi thường xuyên, nhất là chi cho đầu tư có tính chất sự nghiệp và cho hành chínhkhông cần thiết Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu Hỗ trợchuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trang 5Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hoá, thoái vốn những doanh nghiệp không có hiệu quả,thua lỗ; nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước; cơ bản hoàntất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhànước có quy mô lớn, thực hiện quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động, có năng lực cạnhtranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Đổi mới, nângcao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với phát huy vai trò làmchủ, tăng cường lợi ích của các thành viên, nâng cao khả năng huy động nguồn lực Tiếp tụchoàn thiện thể chế để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về sốlượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong pháttriển kinh tế Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triểnnguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động Khuyến khích hình thành, phát triển những tậpđoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, trong đó, chútrọng phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao có khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư Nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọngđiểm, có chọn lọc, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệcao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác độnglan toả, kết nối chặt chẽ, hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước.
Thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tếnông nghiệp Khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển nông nghiệphàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu Đẩy mạnh
cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực (cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương)
và cơ cấu lại sản xuất theo lĩnh vực, vùng; phát triển các vùng chuyên canh nông sản hàng hóachất lượng cao, gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc Cơ cấu lại ngành lúa gạo, tiếp tụcbảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; phát triển các cây công nghiệp chủ lực và cácvùng sản xuất cây ăn quả, vùng sản xuất rau tập trung, an toàn thực phẩm Phát triển chăn nuôicông nghiệp, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, an toàn sinh học, thânthiện với môi trường Phát triển nuôi trồng thủy sản cả trên biển và mặt nước nội địa theohướng công nghiệp, quảng canh cải tiến, sinh thái; nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ,phát triển đánh bắt đại dương bền vững; quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.Nâng cao chất lượng rừng trồng, chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản, đáp ứng
cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước và chế biến xuất khẩu Tăng cường ứng dụng, chuyển giaokhoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao và công nghệ chế biến sau thu hoạch; cùng với đổimới các hình thức tổ chức sản xuất để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và kinh tế tuần hoàntrong nông nghiệp Phát triển thị trường, thúc đẩy tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, có tiềmnăng
Tiếp tục tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nội ngành côngnghiệp sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị xuất khẩu lớn và dịch chuyển hợp
lý lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị; gắn kết sản xuất với phát triểndịch vụ công nghiệp Cải tiến hệ thống đổi mới sản xuất quốc gia theo hướng nâng cao trình độcông nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm khai thác có hiệu quả cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại; cơ cấu lại các ngành tiêu thụ nhiều tài nguyên vànăng lượng, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài để giảm thiểu cường độ năng lượng; khuyếnkhích hài hòa, hợp lý, hiệu quả nhiều mặt để phát triển ngành công nghiệp môi trường, nănglượng tái tạo, năng lượng sạch và các ngành công nghiệp tiêu thụ ít nguyên nhiên vật liệu và cóhiệu quả về xã hội và môi trường Tập trung phát triển một cách toàn diện các ngành côngnghiệp nền tảng như điện, than, dầu khí, thép, cơ khí chế tạo, chế biến; công nghiệp hỗ trợ Táicấu trúc các khu công nghiệp để hình thành các cụm ngành công nghiệp chuyên môn hoá dựatrên khả năng kết nối chuỗi giá trị và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp; hiện đạihóa sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương
Trang 6Triển khai thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển các ngành dịch vụ của Việt Nam.Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số,phát triển các loại dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngânhàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, du lịch, giáo dục - đào tạo, thông tin và truyền thông, an toàn, anninh mạng, logistics và vận tải, phân phối Áp dụng chuẩn mực quốc tế cho các hoạt động kếtoán, kiểm toán, ngân hàng thương mại Đẩy mạnh phát triển kinh tế số nông thôn, chuyển đổi
số doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát và logistics Nâng cao chất lượng xuất khẩu theohướng gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu, công nghệ cao và hànghóa có tỷ lệ nội địa hóa cao gắn với mở rộng quy mô xuất khẩu nhằm khai thác có hiệu quả cáchiệp định thương mại tự do đã ký kết Xây dựng và triển khai có hiệu quả các công cụ kiểm soáthoạt động nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích người tiêu dùng, hạn chế ônhiễm qua biên giới và các hành vi gian lận thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế màViệt Nam tham gia Thúc đẩy phát triển thương mại trong nước theo hướng hiện đại gắn với tổchức triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước, Chương trình người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại gắn với xây dựngthương hiệu quốc gia Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại;ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển du lịch.Chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hìnhthành nên các sản phẩm du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
5 Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thị làm động lực pháttriển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
Phát triển kết cấu hạ tầng: Tiếp tục xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ thực hiệnđột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước Xây dựng quy hoạch phát triển cácngành kết cấu hạ tầng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Tập trung đầu tư các dự án
hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ tầng số Đẩymạnh hợp tác công - tư, Trung ương và địa phương cùng thực hiện và trên nguyên tắc đường điqua tỉnh nào thì tỉnh đó phải bố trí vốn và giải phóng mặt bằng, Nhà nước hỗ trợ kinh phí xâylắp làm vốn mồi, để phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông
từ Lạng Sơn đến Cà Mau ở những khu vực phát huy hiệu quả kinh tế cao, tập trung cho pháttriển đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ đi Tây Nguyên; hoànthành giai đoạn 1 Cảng hàng không quốc tế Long Thành; phấn đấu triển khai thực hiện toàn bộ1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau, trong đó, ưu tiên hoàn thành đoạn venbiển vùng đồng bằng sông Cửu Long Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 kmđường bộ cao tốc; phát triển cảng biển, đường thủy nội địa ở khu vực đồng bằng sông CửuLong; triển khai nghiên cứu xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Đầu tưnâng cao năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu Hoàn thành xây dựng và nângcấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu bảo đảm an toàn, an ninh nguồn nước phục
vụ sản xuất và đời sống nhân dân Phát triển mạnh nguồn năng lượng hợp lý, thúc đẩy phát triểnnăng lượng tái tạo, năng lượng sạch một cách hợp lý Phát triển đồng bộ, hiện đại hạ tầng vănhoá, xã hội Xây dựng và đẩy mạnh triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xãhội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia
Phát triển kinh tế vùng: Xây dựng các quy hoạch vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 theo hướng tích hợp, đa ngành, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, địaphương và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàncầu, tạo không gian phát triển mới Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triểnvùng, liên kết vùng và thể chế điều phối phát triển kinh tế vùng đủ mạnh Nâng cao hiệu quảhoạt động và đổi mới cơ chế quản lý, mô hình phát triển của các khu công nghệ cao, khu kinh tế,khu công nghiệp, khu du lịch, khu công nghệ thông tin tập trung theo tinh thần phân cấp tối đa
và tăng cường giám sát, kiểm tra gắn với đô thị hoá trở thành động lực phát triển vùng Lựa
Trang 7chọn một số địa điểm, đô thị, vùng có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chínhvới thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao.
Phát triển kinh tế biển: Xây dựng quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổngthể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ Hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp vàthống nhất về biển, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên biển Đẩy mạnh phát triển cácngành kinh tế biển, nhất là du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tàinguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ, công nghiệp ven biển,năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng,tránh, ngăn chặn xói lở bờ biển, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, hạn chế tác động của triềucường, xâm nhập mặn Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tàinguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn vớixây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh Rà soát và triển khai thực hiện quy hoạch hệ thốngcảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các
hệ sinh thái biển Xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển quốc gia;phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển
Phát triển đô thị: Hoàn thiện thể chế, chính sách và công cụ quản lý để kiểm soát quátrình đô thị hóa gắn kết chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nôngthôn, theo quy hoạch và có kế hoạch Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống
đô thị hài hoà, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; phát triển các đôthị trung tâm vùng; hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các vùng kinh tế trọng điểm.Nâng cao hiệu quả phát triển tổng hợp của khu vực đô thị theo hướng tăng trưởng bao trùm, đôthị thông minh, đô thị xanh, văn minh, có bản sắc, dẫn dắt phát triển khoa học công nghệ vàhoạt động đổi mới sáng tạo Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị Phát triển hệthống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng vùng Xâydựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị đất đai, bất động sản theo cơ chế thị trường Phát triểnnhà ở theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm môi trường sống, hạ tầng đồng bộ
Xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghềnông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn Thu hút mạnh mẽ cácdoanh nghiệp đầu tư vào nông thôn Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hoá, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệuquả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xâydựng nông thôn mới cấp thôn, bản Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, kếtnối chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá Tổ chức thực hiện Chiến lược quốc giacấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh -sạch - đẹp và an toàn; tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là rác thải, nước thải
6 Phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nângcao đời sống vật chất, tinh thẩn của nhân dân
Xây dựng môi trường văn hoá một cách toàn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồngdân cư, trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp để văn hoá thực sự là độnglực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội Xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để mọingười dân được phát huy các năng lực tự do sáng tạo trong đời sống kinh tế, xã hội Phát huyvai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hoá, từngbước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng,miền và các giai tầng xã hội Đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa để quảng
bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giảiquyết việc làm cho người dân
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hỗ trợ người
Trang 8dân nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của ngườinghèo, đối tượng yếu thế so với bình quân chung của cả nước Tập trung giải quyết cơ bản nhucầu về nhà ở cho người dân, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo, cán bộ, công chức, viên chức,công nhân khu công nghiệp và các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở Hoànthành dứt điểm việc xóa nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố trên địa bàn cả nước.
Nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượnggiống nòi; có giải pháp khắc phục xu hướng già hóa dân số Tăng cường thể lực của thanh niên.Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dântộc và hiện đại Xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưathể thao Việt Nam đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những
bộ môn Việt Nam có ưu thế Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sangdân số và phát triển Tập trung phát triển một số trung tâm y tế chuyên sâu, xây dựng một số cơ
sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực và quốc tế Thúc đẩy y tế thông minh trên cơ sở sử dụnghiệu quả các nền tảng y tế số Nâng cao chất lượng công tác dự báo, giám sát, phát hiện, khốngchế, ngăn chặn hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra, ứng phó kịp thời các vấn đề khẩn cấp,
sự cố môi trường, bảo đảm an ninh y tế Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế;nâng cao năng lực nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin, thuốc sáng chế Đổi mới mạnh mẽcông tác y tế cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực y tế
Cải cách tổng thể, hệ thống, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân thủ nguyêntắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suấtlao động là cơ sở để tăng lương Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trườnglao động; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng dự báo nhằmnâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động và chất lượng dịch vụ việc làm; có cơ chế, chínhsách định hướng dịch chuyển lao động thông thoáng, phân bổ hợp lý lao động theo vùng Cảicách chính sách bảo hiểm xã hội; nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đápnghĩa Quy hoạch hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng Tiếptục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhất là cho những người yếu thế, người nghèo Đổimới cách tiếp cận, tăng cường phối hợp, lồng ghép, ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoátrong lĩnh vực trợ giúp xã hội Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanhniên, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lànhmạnh để trẻ em được phát triển toàn diện, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn quyền của trẻ
em Bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc Bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật Tổ chức thực hiện hiệu quảChiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triểnkinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
Nâng cao chất lượng, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, báo chí, Internet,xuất bản; tăng cường năng lực quản lý không gian mạng, giữ vững chủ quyền quốc gia trênkhông gian mạng Xây dựng các cơ quan báo chí, tổ hợp truyền thông đa phương tiện chủ lực
đủ mạnh, làm chủ mặt trận thông tin Đổi mới, sáng tạo trong thông tin đối ngoại, thúc đẩytruyền thông quảng bá tăng thứ hạng hình ảnh quốc gia
7 Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phóvới biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai và tác động của dịch bệnh
Khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia (đất, nước,khoáng sản) theo nguyên tắc thị trường Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền
Trang 9sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường bảođảm công khai, minh bạch Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia và an toàn đập, hồ chứanước; tăng cường hợp tác quốc tế về sử dụng nguồn nước xuyên biên giới Xây dựng, triển khaihiệu quả quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản quốc gia.
Thực hiện nghiêm và nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, môi trườngchiến lược Phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường Cải thiện rõ rệt tìnhtrạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vựcnông thôn Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia; thực hiện kiểm kê, quan trắc, lập báocáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học Ứng dụng viễn thám phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội, gồm xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia; ứng dụng viễn thám trong nôngnghiệp và phát triển nông thôn, quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển theo quy hoạch, giaothông vận tải, công thương Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch bảo vệ môitrường quốc gia, chú trọng môi trường biển và hải đảo Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lượcquốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học; triển khai chủ trươngtrồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới Thực hiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.Xây dựng quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia; quy hoạch mạng lưới trạm khítượng thủy văn quốc gia
Chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, ítchất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các-bon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh
tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất Nâng cao tínhchống chịu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nềnkinh tế; thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và pháttriển rừng Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai Chủđộng ứng phó, giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra, nhất là khô hạn, xâm nhậpmặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ ống, lũ quét Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ,hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thíchứng với biến đổi khí hậu Chú trọng xây dựng quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi;thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chương trình tổng thể phòng,chống thiên tai quốc gia, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
8 Củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ quốc gia
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng,
an ninh trên từng vùng lãnh thổ, trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo, khu kinh tế quốc phòng Thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển và vùng ven biển gắn vớibảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên biển, đảo
-xa bờ; xây dựng các chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển, đánh bắt -xa bờ, tạo điều kiện choviệc phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chú vùng biển Bổ sung nội dung quốc phòng, an ninhtrong quy hoạch các vùng, miền có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới biển,đảo Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng, quy hoạch khu kinh tế - quốcphòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninhtheo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình độ khoa học - công nghệ cao, là bộ phậnquan trọng và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệuquả doanh nghiệp quân đội sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống
và phi truyền thống, bảo đảm phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ và hậu quảchiến tranh; tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn Tổ chứctriển khai Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược an ninh mạng
Trang 10Chủ động đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, phòng ngừa,ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh
tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng, an ninh xã hội và an ninh con người Xử lý hàihoà các vấn đề dân tộc, tôn giáo, bức xúc xã hội, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninhthông tin Tăng cường công tác phòng ngừa, kịp thời đấu tranh trấn áp hiệu quả các loại tộiphạm; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; tăng cường phòng chống tai nạn giao thông, cháy nổ.Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gìn giữhoà bình của Liên hợp quốc
9 Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trêntrường quốc tế
Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng,định hình các thể chế đa phương Tận dụng tối đa các cơ hội từ quá trình hội nhập mang lại,nhất là các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; chú trọng nâng cao năng lực hội nhập, đặc biệt
là cấp vùng và địa phương nâng cao năng lực, nguồn lực và các biện pháp phòng vệ thương mạiquốc gia, giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư quốc tế Tranh thủ môi trường quốc tếthuận lợi để nâng cao năng lực hội nhập và mức độ hưởng lợi từ hội nhập
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, gắn chặt việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tếvới tăng cường năng lực thể chế đồng bộ, hiện đại Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương,kết hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, nhất là trongASEAN, Liên hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ở Châu Á - Thái Bình Dương; trong đó tổngkết 30 năm Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN (1995 - 2025) và phương hướng tham gia hợptác ASEAN những năm tiếp theo Gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định trên biển; giải quyếtcác tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 Giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộvới các nước láng giềng
Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương vàdoanh nghiệp làm trung tâm phục vụ Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp vàngười dân Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế Tăng cường vànâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội trong thông tin đốingoại Chủ động triển khai hiệu quả công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; triểnkhai mạnh mẽ công tác người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xâydựng và phát triển đất nước
10 Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng,thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính
Coi trọng công tác Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mỗi tổ chứcđảng Xây dựng tổ chức bộ máy chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Đẩy nhanh tiến độ ban hành các luật trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp 2013 Xácđịnh rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước, thực hiệntốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường.Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành phápluật, xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổnđịnh, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân làtrung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội vàquốc phòng, an ninh trong điều kiện mới
Chú trọng quản lý phát triển xã hội; thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúclợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường Tiếp
Trang 11tục sắp xếp, cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn
vị sự nghiệp công; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy
xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công Thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ công và thu hút mạnh
mẽ các loại hình kinh tế tham gia Triển khai có hiệu quả Đề án đổi mới thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông và mô hình trung tâm phục vụ hành chính công trong giải quyết thủ tụchành chính giai đoạn 2021 -2025
Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chínhNhà nước 2021 - 2030 và hiện đại hoá nền hành chính quốc gia Hoàn thiện tổ chức bộ máychính quyền các cấp gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng, cơ cấu lại đội ngũ côngchức, viên chức bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phâncấp, phân quyền, ủy quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đồngthời phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngànhgắn với cơ chế kiểm soát quyền lực Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnhchính trị vững vàng và tính chuyên nghiệp cao Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của ngườiđứng đầu; có cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực và áplực để mọi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, tận tụy phục
vụ nhân dân; có cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dámchịu trách nhiệm vì lợi ích chung Cải cách cơ bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức,viên chức
Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,nhất là “tham nhũng vặt”, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Đổi mới tổ chức và hoạt độngthanh tra Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảmhiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân Không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự.Triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng và kế hoạch thực hiện Công ướcLiên hiệp quốc về chống tham nhũng Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việcphát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của công dân và doanh nghiệp Phát triển dịch
vụ pháp lý Phát triển các thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án Đẩy mạnh công tác hỗ trợpháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
b) Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII,
Trang 12Chương trình hành động này của Chính phủ và Chương trình hành động của bộ, cơ quan, địaphương; trong đó đặc biệt lưu ý cần nghiêm túc quán triệt thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổchức, hoạt động và phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ gắnvới giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao;
dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tìnhhuống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới trên các lĩnhvực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồnlực; quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
c) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình hànhđộng này của Chính phủ và Chương trình hành động của từng bộ, cơ quan, địa phương; định kỳhằng năm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kếhoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp theo quy định Trong quá trình tổ chức thực hiệnChương trình hành động này của Chính phủ, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụthể, các bộ, cơ quan, địa phương chủ động đề xuất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp vàbáo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi,đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ báo cáo và kiến nghịChính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và cóhiệu quả Chương trình hành động này; bám sát các nội dung liên quan trong chương trình làmviệc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốchội và Quốc hội để tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo theo thẩm quyền và quy định
3 Căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII, nhất là phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế
-xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã được Đại hội XIII thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với các bộ, cơ quan, địa phương:
a) Xây dựng dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, báo cáocấp có thẩm quyền, trình Quốc hội xem xét, quyết định
b) Sau khi được Quốc hội thông qua, xây dựng Chương trình hành động của Chính phủtriển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021 - 2025; trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung một
số đề án, nhiệm vụ công việc trong Phụ lục ban hành kèm theo Chương trình hành động này
4 Chính phủ trân trọng đề nghị các cơ quan của Đảng, Quốc hội và các cơ quan củaQuốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân tăng cường giám sát, phốihợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địaphương trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động này của Chính phủ vàChương trình hành động của các bộ, cơ quan, địa phương
5 Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BanTuyên giáo Trung ương, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồngthuận xã hội, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp vànhân dân để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước đã đề ratrong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./
Trang 13- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KTTH (2b)
Phạm Minh Chính