SINHVIÊNDƯỢC KHOA NẤUBÁNHCHƯNG TẠI SÂNTRƯỜNG Dương Chư Năm 1964 Tỉnh Quảng Nam, đã bị trận bão lụt lớn nhất chưa từng có, khoảng 2000 nạn nhân chết, đa số là người già và trẻ con. Đài phát thanh, báo chí kêu gọi cứu trợ khẩn cấp đồng bào nạn nhân bảo lụt và cũng kêu gọi các sinhviên tiếp tay với chánh phủ trong công tác cứu lụt này. Trận bão lụt này đã đánh dấu một giai đoạn mới của sinhviêndược khoa, lúc đó trườngdượckhoa còn ở đường Công Lý, anh Nguyên Văn Ta, chủ tịch Ban Đại Diện, anh đã mất ở Mỹ vì bệnh tim, và anh Cao Văn Hồng làm ủy viên xã hội cùng hàng trăm sinhviêndượckhoa đã đáp lại lời kêu gọi của Chánh Phủ đã ồ ạt thành lập các công tác cứu trợ rất là ngoạn mục và tràn đầy tình thương. Sântrường và giảng đường tràn ngập các nam nữ sinh viên. Tôi chưa từng thấy sinhviêndượckhoa tham gia đông đảo và vui như vậy bao giờ. Tất cả đều sốt sắng vui vẻ và thân mật với nhau mặc dù họ chỉ mới gặp nhau lần đầu. Đặc biệt là có rất nhiều nữ sinhviên tham gia công tác này, các người đẹp dượckhoa hưởng ứng thật là đông đảo, các chị Ngọc Phương, Hoàng Anh, Huguette,Thúy Đào, Nữ, Tiên, Hồng, Hương, ThanhThủy, Bach Nga, Trường, Chiếu, Thu Nga, Minh, Hoa, Nga, Vân, Mỹ Khanh, Nga, Châu Hoàn, Khánh Hoài, Phượng, Bạch Nga, Dung, Đức, Cúc . Các anh Bảy, Huề, Ấm, Cương, Cường, Cảnh, Anh, Khanh, Lượng, Long, Hưng, Hiếu, Hùng,Thuận, Bình, Vân, Trinh, Ngô ,Sĩ,Tiệp, Vịnh, Dzinh, Diệp ,Bình, Đệ,Thọ, Điệp, Hùng, Tâm, Ngộ, Điệp . Xin lỗi tôi không thể nào kể và nhớ cho hết mấy trăm sinh viên, nếu các bạn nào muốn kể thêm xin điền vào cho vui . Nhưng nếu mà kể hết tên thì cũng phải ba, bốn trang giấy mới đủ! Giáo sư KhoaTrưởng và quý vị Giáo Sư trong ban giảng huấn cũng thường tới lui thăm hỏi rất la thân mật, và khuyến khích giúp đờ tất cả những gì mà SV cần đên. Sự thân mật của quý thầy đã làm cho các SVDK rất là cảm động, bởi vì thường thường quý Thầy rất là nghiêm trang. GS KhoaTrưởng chụp hình chung với SV Ban tổ chức đã chia sinhviên ra rất nhiều nhóm, và GS KhoaTrưởng cho ban tổ chức sinhviên xử dụng các giảng đường trong sinh hoạt cứu trợ này. Mỗi nhóm có trưởng ban, có rất nhiều sinhviên đưa ra nhiều ý kiến rất là xây dựng và thực tế, các anh trưởng ban cũng rất tận tình ghi nhận ý kiến, bàn luận và thi hành theo tinh thần dân chủ, do đó tất cả các anh em rất vui vẻ và hăng say làm việc với nhau, tôi không nghe tiếng than phiền nào cả, toàn là nghe tiếng cười đùa vui vẻ vang trong giảng đường và ngoài sân trường. Anh Trần Việt Anh chạy lăng xăng lo danh sách các sinhviên đi lạc quyên, chia thành từng toán, và lo thu xếp điều hành các xe ba gác, xe lam 3 bánh và xe truck cho mỗi toán. Có lúc anh Anh đứng đường chỉ dẫn trước sântrường để điều khiển các toán xe qua lại giống như cảnh sát công lô, bởi vì số xe đi lạc quyên ra vô khá đông và toàn là tài xế bất đắc dĩ mà thôi. Các xe này mượn cũng có mà thuê cũng có, anh Võ Công Khanh cho mượn xe truck nhỏ, và có nhiều sinhviêndượckhoa mang xe nhà đến để đi công tác. Chị Thanh Thủy và chị Bach Nga đứng bên cạnh xe nhà với thùng lạc quyên tiền . Như đã nói, có rất nhiều sinhviêndượckhoa là tài xế bất đắc dĩ lái xe ba gác, xe lam ba bánh, các bạn này lái chậm như rùa và chạy ngoằn ngoèo như rắn bò ! Xe ba gác xem vậy mà rất là khó lái, tôi thực tập cả giờ mới lái được! Các đoàn xe này chạy vô chạy ra rất là nhộn nhịp và náo loạn cả sân trường, làm anh TV Anh càng nói to thêm, lúc nào cũng nghe tiếng la hét của anh để điều khiển các anh tài xế này, rất may là tôi chưa hề nghe thấy một tai nạn nào cả. Và tôi cũng quen biết anh Anh từ dịp đó. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe tiếng Huế nhiều như vậy, chổ nào cũng có tiếng của anh Anh, người nhỏ mà tiếng thì to, nhất là lúc anh cãi vả vì bất đồng ý kiến, bởi vậy sau này chúng tôi đặt anh Anh biệt danh là "Người ruồi gây máu lửa" để cho anh biết là anh hay cãi to tiếng lắm. Chúng tôi còn đặt cho anh Anh nhiều biệt danh lắm, lần lượt tôi sẽ kể, và đặc biệt là anh Anh không bao giờ giận vì những biệt danh này, mỗi lần nhắc đến là anh cười rất có duyên. Sau cùng nói về nhóm tôi, tôi nhớ có chị Hoàng Anh , Bich Hoàng và cùng với hai ba chị và hai ba anh nữa mà tôi đã quên tên, chúng tôi xử dụng xe lam 3 bánh để đi lạc quyên, tôi không nhớ ai lái xe này. Chúng tôi được chia khu vực đi quyên tiền là các tiểu thương, như tiệm phở, tiệm uốn tóc, tiệm ăn, tiệm tạp hoá Chúng tôi tưởng là với các tiệm này chắc sẽ không xin được nhiều tiền. Những trái lại toàn! Chúng tôi bao giờ cũng quyên được nhiều tiền nhất, chỉ thua các toán đến xin tiền các Viện Bào Chế Dược Phẩm mà thôi, bởi vì ở đó các vị Giám Đốc thấy là sinhviêndượckhoa nên bao giờ cũng ủng hộ đặc biệt nhiều hơn. Mỗi thùng tiền đều có niêm dấu cẩn thận, chỉ có các anh chị có trách nhiệm mới có quyền mở ra kiểm đếm mà thôi, và tôi chưa hề nghe một cậu phiền trách hay nghi ngờ gì cả, tất cả anh chị em đều rất vui vẻ và tin cậy lẫn nhau nên công việc lúc nào cũng nhanh chóng. Do đó số tiền đi quyên càng ngày càng nhiều. Anh Nguyễn Thanh Vân, sau này có biệt danh là " Vân Rệp" và "VTNP" vừa mất ở Việt Nam. Anh nghĩ đến cách mang bánhchưng đi cứu trợ, bánh giữ được lâu, ăn được no lâu hơn và đầy đủ chất dinh dưỡng, do đó anh Vân được bầu làm Trưởng Ban gói và nấubánh chưng, và chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ có rất nhiều các chị và các anh tham gia, thu xếp để có gạo nếp, đậu, thịt, lá, dây . và ngồi lại gói bánhchưng trong không khí rất là vui vẽ dễ thương, anh Vân tay cấm điếu thuốc và miệng thì chỉ dẫn lăng xăng. Khi bánh gói xong độ 50 cái thì bắt đầu tìm nồi nấu. Nhưng bánh lớn quá và nhiều quá nên không biết làm sao có nồi mà nấu, các bạn gọi hỏi nhau lung tung để tìm nồi nấu. Sau đó các anh chị đã nghĩ ra cách dùng các "thùng phuy" xăng rộng làm nồi nấu. Và tức tốc các sinhviêndược khoa, một mặt đi tìm cho ra được 2, 3 nồi như vậy và một mặt phải chạy xuống bến Chương Dương mua củi về đốt lò. Các nồi bánh này phải nấu cả ngày và đêm mới chín! Sântrườngdượckhoa bấy giờ biến thành một nhà bếp vĩ đại, với các thùng nấubánhchưng và các nồi nấu nước sôi và thùng nấu giặt quần áo cũ, khói bay mịt mù cả sân trường. Các sinhviên đang ngồi gói bánhchưng Cac anh đang xếp banh vao nồi Ban đêm Anh Nang đang canh nồi bánh Các bàn học trong giảng đường 2 dùng để xếp bánhchưng ra và xếp các quần áo cũ, do đó giảng đường 2 trông giống như tiệm bánhchưng lớn nhất Saigon với bên cạnh là một "khu dân sinh" thứ 2 bán quán áo cũ! Chẻ củi và canh lửa Ban đêm tiểu ban nấubánhchưng vẫn tiếp tục nấu suốt đêm, các bạn tụ họp lại, tổ chức đờn ca để canh bánh chưng, giống như những đêm đốt lửa trại của Hướng Đạo sinh, rất là vui mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Như đã kể, ngoài các nồi nấubánhchưng còn có những nồi nấu nước sôi, nồi giặt quần áo cũ xin được, bởi vì các sinhviên mình nghĩ mình là dược sĩ tương lai, cho nên sự sạch sẽ vệ sinh là tối cần thiết, quần áo cũ có thể dơ và có thể mang bệnh truyền nhiễm đến cho các đồng bào đang ốm yếu vì bão lụt. Do đó các chị đề nghị giặt quần áo, mến, mùng bằng nước sôi là thượng sách. Kết quả là sântrường biến thành chỗ phơi đồ, dây phơi chằng chịt quần áo với đầy màu sắc trông rất là ngoạn mục, các chị các anh chạy tới chạy lui và gọi nhau ơi ới rất là nhộn nhịp, trông giống như chợ Bên Thành buổi sáng. Trong cuộc cứu trợ này, anh Chín nhân viêntrườngdược khoa, tài xế xe và sau này là "gác dang" giữ các giảng đường, lái xe của Trường DH dượckhoa để giúp đỡ sinhviên đi cứu trợ, máy xe hơi bị cháy, anh ráng lo dập tắt lửa xe và anh bị phỏng tay khá nặng, và sau này như bị có tật ở tay không lái xe được nữa nên GS KhoaTrưởng để anh làm việc giữ các giảng đường, và hàng năm Ban Đại Diện SVDK vì nghĩ đến công ơn anh giúp nên hay tặng tiền Tết cho anh, và khi về VN tôi cũng có ghé thăm gia đình anh, định sẽ giúp đỡ anh nhưng gia đình anh cũng đã khá giả, ở trong hẻm kề gần trườngdượckhoa chớ không ở trong trường như khi xưa. Ban Y Tế anh Tạ Thanh Cảnh lá ủy viên đã được sự yểm trợ rất sốt sắng của Giáo sư KhoaTrưởng nên xin được rất nhiều thuốc thông dụng như thuốc bổ, tiêu chảy, nhức đầu, cảm cúm và số thuốc này đã được dùng rất hữu hiệu đúng nhu cầu với đồng bào ở vùng bão lụt. Sau khi lạc quyên được khá tiền bạc, thuốc men, quần áo cũ, mùng mền và nấu chín được mấy trăm cái bánh chưng, mỗi cái lớn nặng hơn kilô, ban tổ chức bắt đầu tổ chức các đoàn đi công tác miền Trung đến vùng bão lụt để cứu trợ. Đoàn Cứu Trợ thứ I: Đặc biệt được chị Bạch Nga và chị Dung tham dự, cùng các anh Nguyên thụy Ấm, Võ Công Khanh, Trần Việt Anh, Lâm Kim Cương, Hà Hải Lượng, Dương Chư, Phan Đức Bình, Nguyễn Văn Hiếu và Nguyễn Văn Thuận. Đoàn này chỉ có anh Ấm là năm thứ IV chương trình cũ, tức là năm chót, còn tất cả là năm thứ II và các anh Bình, Thuận và Hiếu là năm thứ I, và sau này có anh Ấm có rũ thêm anh Nguyễn Đắc Cường cùng lớp tham gia đi 1 chuyến. Trong đoàn này anh Thuận và anh Hiếu thiếu may mắn nên thi rớt đã rời trường Dược. Đoàn cứu trợ thứ II: do Anh Cao Văn Hồng làm trưởng đoàn, trong đó có Anh Nguyên văn Ta, Tiệp, Diệp, Tâm các anh chị năm thứ III thứ IV, chương trình cũ, chỉ có anh Tâm năm thứ I, còn lại các anh lớn cả. Xin anh Hồng ghi thêm và đính chánh dùm. Chúng tôi cho mang đi 5 thùng bánh chưng, độ chừng 300 cái, quần áo cũ, mùng mền cũ và các thuốc thông dụng cũng như mang tiền để đến đó mua gạo tại địa phương. Tôi không nhớ trong dịp nào các bạn đã đề cử tôi là trưởng đoàn của nhóm này, và đoàn của chúng tôi đã cùng đi công tác với nhau nhiều lần cũng trong mùa lụt này. Cũng bắt đầu từ đó chúng tôi sống với nhau như tình anh em, và cũng nhờ từ chuyến công tác này tôi có duyên với tất cả sinh hoạt của SinhViêndượckhoa cho đến ngày tốt nghiệp dược sĩ. Bài đã khá dài, xin phép để kỳ tới tôi sẽ kể tiếp chi tiết cuộc hành trình cứu lụt của Đoàn Cứu Trợ thứ I đã nêu trên mà tôi đã có cái may mắn được tham dự. Dương Chư . SINH VIÊN DƯỢC KHOA NẤU BÁNH CHƯNG TẠI SÂN TRƯỜNG Dương Chư Năm 1964 Tỉnh Quảng Nam, đã bị trận bão. nồi bánh này phải nấu cả ngày và đêm mới chín! Sân trường dược khoa bấy giờ biến thành một nhà bếp vĩ đại, với các thùng nấu bánh chưng và các nồi nấu