GIÁODỤCTÂMLINH Ý NGHĨA - THỰC HÀNH -Hướng Ðạo là gì ? Phong trào Hướng Ðạo là một phong trào có mục đích GiáoDục thanh thiếu niên. Nền GiáoDục này nhằm bổ túc các nền GiáoDục sẵn có gia đình và học đường. Tuy là bổ túc, nhưng cần thiết và không kém phần quan trọng. Phong trào Hướng Ðạo Việt Nam như vậy cũng nằm trong quỹ đạo trên, nhưng hiện tại, với tình thế lịch sử của đất nước, chúng ta, người Việt ly hương, mang thêm một sứ mạng nữa : phụ giúp cùng các đoàn thể, tôn giáo Việt Nam phát triển thanh thiếu niên trở thành người Việt Nam gương mẫu sống trên xứ người. -Mục đích Nhằm đào tạo người thanh niên nam nữ trở nên người tự lập, quân bình trong mọi hoàn cảnh cùng tinh thần phục vụ tha nhân. -Mục tiêu Ðể đi đến mục đích trên, phong trào Hướng Ðạo có những mục tiêu làm nhịp cầu để đi đến đích : o Rèn luyện thể chất o Trau dồi kiến thức, tinh thần o Sống trong và với cộng đồng o Phát triển cùng biết tự chủ về tình cảm o Hoàn tất bổn phận đối với tôn giáo cùng phát triển tâm linh. -Phương pháp o Phương pháp hàng đội o GiáoDục bằng hành động o Ðối thoại, tìm hiểu đoàn sinh o Luật và lời hứa o Sống với thiên nhiên o Bối cảnh, mội trường GiáoDục o Sự phát triển cá nhân -Tâm linh/Tôn Giáo Một trong những mục tiêu của phong trào là Giáo Dục, phát triển Tâm Linh. Muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp, phải xây dựng con người sống trong thế giới ấy. Một thanh niên với thể xác khoẻ mạnh, tâm hồn minh mẫn, lành mạnh, chắc chắn sẽ đóng góp để xây dựng một xã hội tươi đẹp. Chúng ta khai triển một chút về quan niệm tâm hồn lành mạnh. Trước nhất, theo quan niệm Khổng Mạnh, tâm hồn lành mạnh được hiểu rằng có đầy đủ các đức tính tốt của một người quân tử, tiên học Lễ hậu học Văn, tôn trọng thứ bậc trong xã hội : Quân Sư Phụ ; Công Dung Ngôn Hạnh. Khi người thanh niên nam, nữ đã có đầy đủ những đức tính trên, một xã hội lành mạnh, trật tự sẽ đdược đảm bảo. Theo quan niệm của Kitô Giáo, cần tránh 7 mối tội đầu : Kiêu ngạo, hà tiện, gian dâm, giết người, trộm cắp, ngoại tình…Yêu mến kẻ khác như yêu mến mình. Chẳng những bạn bè, người thân, mà còn phải yêu mến và tha thứ cho kẻ làm hại mình nữa. Theo quan niệm của Phật Giáo, làm lành lánh dữ tránh quả báo. Cố gắng giệt dục, thực thi làm việc nhân đức, bố thí… Trong thế giới Tây phương, gương mẫu các vị Thánh nhân, các nhà hiền triết, các bậc anh hùng, liều mình cứu quốc, tử vì Ðạo, bảo vệ kẻ thế cô, tôn trọng kẻ khác… Nói chung, ngoài vấn đề giáodục về Thể dục, Trí dục, còn phải chú trọng về Ðức dục nữa. Chúng ta đã thấy sự cần thiết của Ðức dục trong việc xây dựng xã hội. Và phải làm cách nào để phát triển, cũng như lấy phương pháp nào cùng nền tảng từ đâu ra cho việc GiáoDục về Ðức dục ? Ðến đây chúng ta đã bắt đầu thấy ló diện vai trò của Tôn giáo. Tôn giáo tự nó đã có với sự hiện hữu của con người. Nó không phải là một yếu tố được thêm vào như một yếu tố bên ngoài. Theo một số định nghĩa, tôn giáo gồm những triết lý, những giáo điều, những phụng tự, những mầu nhiệm, nghi lễ, thờ kính Ðấng Thượng Ðế, Ðấng Hoá công, những thông công, những giải thoát, những cứu cánh… Những Tôn giáo chính trên thế giới tuỳ thuộc vào địa dư, địa thế mà phát triển, nên Á châu sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Bà Hai…Phi Châu, Trung Ðông có những trào lưu như Hồi giáo, Ðạo Thiên nhiên, thờ kính những hiện tượng siêu hình, Phù thuỷ, Âu châu, Thiên Chúa giáo Vatican, Luther, Orthodoxe, Anh giáo, Tin Lành… Tất cả những trào lưu trên thế giới, đứng trên khách quan, chúng ta không thể cho rằng Tôn giáo này là đúng, kia không, vì Thượng Ðế không quá khe khắt và hẹp hòi như vậy khi chọn cho mình một dân tộc, một vùng, hoặc một cách thức thờ phượng nào riêng biệt, vì tất cả đều là con cái của Ngài. Tuy vậy, mỗi một tín đồ của một tôn giáo đều có đời sống Tâmlinh riêng biệt của Tôn giáo đó. Ví dụ : đời sống tâmlinh của người Phật giáo, của người Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo…Vì là tín đồ Công giáo, tôi tin có sự sống sau khi qua đời, tôi tin sẽ được sống lại sau ngày Tận thế, Thiên Chúa là một Ðấng nhân từ, Ngài là Cha của nhân loại. Một niềm hy vọng vào thế giới Vĩnh Cửu đời sau…Vì không tìm hiểu đến nơi đến chốn những Tôn giáo khác, nên không dám đề cập đến đời sống TâmLinh của các Tín đồ Tôn giáo ấy. Vậy thì chúng ta đã nhận thấy rõ ràng, Tôn giáo cùng TâmLinh không thể là hai thực thể khác nhau ! Mục đích của Tôn giáo là mang con người đến và về với Ðấng Toàn Mỹ, và để đến được cứu cánh ấy, con người cũng phải tự kiện toàn, tự tu chỉnh để xứng đáng với sự gặp gỡ ấy, và Ðấng Toàn Mỹ ấy cũng không ở đâu xa, mà Ngài ở trong những người lân cận với chúng ta dưới thế trần này. Tôi yêu người, chính là tôi yêu thương Thượng Ðế, vì nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính thiện đối với Âu tây, Tình yêu. Tình yêu cũng như Tính thiện là hình ảnh của Thượng Ðế, là Tính của Ngài. Con người sống cần phải sống trong và với Tín ngưỡng, cần mang trách nhiệm quảng bá Tín ngưỡng ấy cho những người khác chưa biết đến, vì là Hy vọng, là cứu cánh, sự đẹp đẽ, con đường dắt đến Thượng Ðế, đến Chân, Thiện, Mỹ. Sự quảng bá ấy cần phải nghiêm chỉnh, cần phải chu đáo, xây dựng trên căn bản tôn trọng người khác, Tín ngưỡng khác, quan niệm khác. Trên căn bản đó, phong trào Hướng Ðạo được đặt nền móng. Hướng Ðạo không có Tín ngưỡng, sẽ không phải Hướng Ðạo, cũng như không có Tôn giáo, sẽ không có sự hiện hữu của Hướng Ðạo. Chúng ta, những Hướng Ðạo sinh, tự nguyện mang một trọng trách Giáo Dục. Vậy thì chúng ta phải làm sao, cách nào, trong việc GiáoDục về TâmLinh ? -Vai trò GiáoDụcTâmLinh của Hướng Ðạo Vai trò của một Huynh Trưởng Hướng Ðạo không phải vai trò của một Linh Mục, một Thượng Tọa, một Giáo sư về Tôn giáo, chúng ta chỉ đóng vai trò tháp tùng, làm bạn đồng hành các Hướng Ðạo sinh trên con đường phát triển TâmLinh bằng cách đề nghị những phương tiện, phương pháp, v.v… -Thực Hành, Cơ Hội. Việc GiáoDụcTâmLinh không phải là một bộ môn riêng biệt cần phải thêm vào, vì trong những sinh hoạt Hướng Ðạo thường nhật, sự GiáoDục ấy đã có sẵn, đã thâm nhập ngay từ khi phong trào được thành lập. . cảnh, mội trường Giáo Dục o Sự phát triển cá nhân -Tâm linh/ Tôn Giáo Một trong những mục tiêu của phong trào là Giáo Dục, phát triển Tâm Linh. Muốn xây dựng. một tôn giáo đều có đời sống Tâm linh riêng biệt của Tôn giáo đó. Ví dụ : đời sống tâm linh của người Phật giáo, của người Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo Vì