Giáodụctrẻconbằngtỉnhlặng
Thái Minh Trung, M.D.
Ða số phụ huynh giáodụctrẻcon qua cái mô hình (model) tốt xấu mà mình đã học được
từ nhỏ. Thí dụ như nếu đứa trẻ nghịch ngợm không nghe lời cha mẹ thì đó là hành động
“xấu”. Ngược lại nếu nó nghe lời cha mẹ thì có những hành động “tốt”. Khi đứa trẻ
không vâng lời cha mẹ thì đôi khi phụ huynh bực bội la hét nó. Phụ huynh nghĩ rằng la
hét là chuyện thường, nó càng nghịch thì mình la càng nhiều để nó thay đổi tánh tình
“cho nên người, để làng xóm không chê cười”.
Ở Mỹ và ở các xã hội tân tiến, đa số hai vợ chồng phải đi làm. Cái thời gian gần gũi đứa
trẻ rất ít hơn so với những gia đình truyền thống ở Việt Nam. Ðứa trẻ khi đi học và có
nhiều thời giờ gần gũi bạn bè nên dễ ảnh hưởng lối sống cá nhân (individualism) của văn
hóa Tây Phương. Khi về nhà, cha mẹ bắt buộc nó sống theo lề lối của Á Ðông với những
lễ nghi trật tự gia đình thì nó cảm thấy rất khó chịu. Khi nó có khó khăn đáp ứng với
những gì cha mẹ đòi hỏi thì cha mẹ giận dữ nói nó là đứa con vô lễ. Phụ huynh ai cũng
muốn con mình nên người. Tuy nhiên cách giáodục kể trên vô tình làm tăng khoảng cách
giữa hai thế hệ.
Khi đứa trẻ không nghe lời mình thì phản ứng đầu tiên của cha mẹ là tức giận. Phụ huynh
tức giận vì những giá trị mà mình cho là đúng không được con mình chấp nhận hoặc bị
nó thách thức. Những cái căng thẳng (stress) ở sở làm cộng thêm những căng thẳng trong
công việc giáodục như rôm gặp lửa làm cho cơn tức giận bùng nổ. Cha mẹ cảm thấy như
mình không điều khiển được con mình nên phải dùng “biện pháp mạnh” là la hét để cho
con nó sợ mà nghe theo mình. Có nhiều phụ huynh không kềm chế cơn giận được ra tay
đánh đứa nhỏ.
Kiểu giáodục như thế thành công ở xã hội Việt Nam. Ở xã hội đó, với quan niệm Lão
giáo (Confucianism) đề cao quan hệ trật tự của gia đình, cha mẹ nói gì con cái phải cúi
đầu nghe theo. Trẻcon không được tập nghi ngờ hay đặt vấn đề trong cuộc sống mà phải
chấp nhận những giá trị tổ tiên để lại. Xã hội tương đối hoạt động song song với cách
giáo dục gia đình. Khi đứa trẻ sinh sống và được giáodục ở xã hội Tây Phương thì xã hội
này không giúp củng cố lối giáodục gia đình truyền thống Á châu mà ngược lại sẽ gây
nhiều khó khăn. Thí dụ như đánh con trong vài trường hợp sẽ được coi là bạc đãi trẻ thơ
(child abuse) và cha mẹ có thể bị khó khăn với pháp luật.
Mặc cảm tự ti núp bóng ngoài sau cơn giận của phụ huynh. Nhất là đối với người mẹ đi
làm (working mother) có mặc cảm là mình không có đủ thời giờ chăm sóc con mình. Khi
con mình không nghe lời mình thì vô tình điều đó khơi dậy cái mặc cảm tự ti. Phụ huynh
có thể không nhận diện được mặc cảm đó và dùng thái độ chê bai con khi con mình
không được điểm cao hay làm áp lực để nó học những nghề nghiệp mà mình cho là được
xã hội trọng vọng. Con thành công trong đời thì cha mẹ được hãnh diện lây. Thái độ làm
áp lực con cái có hai mặt. Mặt trái của nó là tạo sự khủng hoảng tinh thần nơi đứa trẻ và
đôi khi khiến nó có những ý muốn tự tử khi nó không thành công trong việc học vấn.
Nỗi khổ của đứa trẻ sống ở xã hội Âu Mỹ là chúng cảm thấy có rất nhiều mâu thuẫn
trong tâm hồn. Vấn đề là hội nhập. Nếu hội nhập vào xã hội thì bị mâu thuẫn với giá trị
truyền thống của gia đình, còn hội nhập gia đình thì lại bị nhóm bạn cùng trang lứa (peer)
chê cười và không nhận vào nhóm của chúng. Vì thế, nhiều trẻ Á châu tập sống với hai
mặt. Có nghĩa là khi sống trong gia đình chúng có thái độ hành động khác với lúc sống
với bạn bè. Chúng giấu cha mẹ cái lối sống và sinh hoạt kia. Có nhiều trường hợp đứa trẻ
là học sinh giỏi, cha mẹ có cảm tưởng sai lầm chúng là những dứa con ngoan nhưng lại
gia nhập vào băng đảng.
Những phân tích trên cho ta thấy chúng ta phải thay đổi cái nhìn về giáodụccon cái mới
hy vọng giúp con chúng ta thành công trên đường đời. Những nghiên cứu tâm lý học cho
thấy rằng giải đáp cho phương trình giáodục khó khăn trên là sự chăm sóc và tình
thương yêu của phụ huynh.
Nhiều bậc phụ huynh hiểu lầm chăm sóc là mình đi làm hai jobs để bảo đảm cuộc sống
tài chánh cho con mình, không muốn nó thiếu hụt gì hết. Họ bù cho con những thời gian
không ở bên chúng bằng những món đồ đắc tiền hay xa xí phẩm. Ðó không phải là giải
pháp đúng.
Nghiên cứu tâm lý học cho ta thấy, đứa trẻ có những đòi hỏi tinh thần và tình cảm khi trải
qua những lứa tuổi khác nhau. Phụ huynh có thể đọc sách hiểu rộng nhưng sẽ không
thành công trong việc giáodục nếu không chịu bỏ thời giờ ra lắng nghe con mình. Ðiều
này mới nghe hơi trái tai vì theo văn hóa của ta, con cái phải nghe lời cha mẹ. Thật ra
lắng nghe là món thuốc thần có thể trị được rất nhiều mâu thuẫn gia đình, từ mâu thuẫn
với vợ hay chồng đến mâu thuẫn với con cái. Nếu không có sự lắng nghe trong gia đình
thì cái nhà không phải là mái ấm gia đình nửa mà có thể trở thành bãi chiến trường của
gây gổ và những cơn thịnh nộ.
Thế nào là lắng nghe hay nghe trong tỉnh lặng? Ta lắng nghe khi ta tạm thời dẹp bỏ
những giá trị mà ta cho là đúng hay sai. Khi ta sẵn mang thành kiến trong đầu thì ta khó
mà thâu nhận được sự thật. Khi có thành kiến, ta tạo cho người đối diện ta cái cảm giác là
họ không được chấp nhận. Khi đứa con ta có cảm giác ta không chấp nhận nó, tâm hồn
nó rất bứt rứt. Nó cảm thấy cô đơn và hụt hẫng vì thiếu sự nâng đỡ về tinh thần của cha
mẹ. Ðôi khi nó chóng đối ta mạnh hơn với hy vọng là ta hiểu và chấp nhận cách nhìn
cuộc sống của nó. Nhưng nếu ta không nghe con trong tỉnh lặng, ta hiểu lầm rằng nó là
đứa trẻ nghịch và phản ứng mạnh hơn bằngcơn giận dữ. Vô tình cái hố tình cảm phân
cách lại càng sâu hơn.
Khi ta tập nghe con cái trong tỉnh lặng, ta chợt nhận ra con người ngoài sau cái xác thân
nhỏ bé. Con người nhỏ bé đó có những đòi hỏi về tâm linh và tình cảm mà lúc trước ta
không nhận ra. Khi mang thành kiến đúng sai của giáo dục, ta lầm nhận cái khuôn khổ là
con người. Ta muốn nhét con người vào cái khuôn khổ. Khi ta thông cảm được con người
nhỏ bé đó thì tự nhiên con ta sẽ cởi bỏ những cái áo giáp hay những hành động làm ta
khó chịu. Khi ta chịu khó tập nghe trong tỉnhlặng thì có thể con ta không làm được
những gì ta muốn nó trở thành, nhưng ta giúp nó trở thành chính nó. Khi trở thành chính
nó, con ta mới có hạnh phúc được.
Khi ta bắt đầu nghe con ta trong tỉnhlặng thì con ta sẽ noi theo gương ta dùng tỉnhlặng
để nghe ta. Chính sự được thông cảm chớ không phải mớ kiến thức đúng sai giúp con
người tự thay đổi tánh tình mình. Khi ta nghe qua sự đúng sai, ta sẽ không thấy được cái
toàn diện của sự thật. Khi ta không thấy được sự toàn diện thì làm sao ta giúp tâm hồn
con ta phát triển được? Cuộc sống là một quá trình thay đổi không ngừng, nhứt là gần
đây với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, xã hội thay đổi rất nhanh. Khi ta tự khóa ta
vào cái ý nghĩ đúng sai thì ta sẽ mất cơ hội phát triển. Khi hai thế hệ tập lắng nghe nhau
trong tỉnhlặng thì tình thương sẽ phát triển một cách dễ dàng. Như thế ta và con ta sẽ
cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ hơn. Ta sẽ hiện diện trong con ta và con ta sẽ hiện diện
trong ta.
Nói tóm lại khi ta và con ta lắng nghe nhau trong tỉnhlặng thì tâm hồn của ta và đưá nhỏ
sẽ đồng thời phát triển cùng nhịp giúp cho nhịp cầu thông cảm được củng cố hơn. Ta chớ
nên để cơn thịnh nộ đào sâu thêm cái hố ngăn cách hai thế hệ. Thịnh nộ không bao giờ
đưa ra được một giải pháp thích hợp cho hai bên. Hãy bắt đầu trao cho nhau những giây
phút nghe trong tỉnh lặng.
Thai Minh Trung, M.D.
Clinical Associate Professor
Department of Psychiatry,
University of California Irvine Medical School
. Giáo dục trẻ con bằng tỉnh lặng
Thái Minh Trung, M.D.
Ða số phụ huynh giáo dục trẻ con qua cái mô hình (model) tốt. song với cách
giáo dục gia đình. Khi đứa trẻ sinh sống và được giáo dục ở xã hội Tây Phương thì xã hội
này không giúp củng cố lối giáo dục gia đình truyền