1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận kết thúc học phần kỹ năng thuyết trình PTIT

12 121 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 152,74 KB

Nội dung

Thuyết trình là gì? Kỹ năng thuyết trình là gì? Làm sao để có 1 bài thuyết trình tốt? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn. Dưới đây là một cách trình bày cơ bản để bạn có thể hiểu thuyết trình là gì. “Thuyết” là Nói, “Trình” là trình bày. Thuyết trình là trình bày về một chủ đề cụ thể nào đó trước nhiều người. Quá trình này nhằm mục đích truyền đạt thông tin, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì chúng ta mọng đợi. Dù bạn là ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời nói đầu……… 3

Câu 1: Cần làm gì để tạo sự chú ý khi mở đầu bài thuyếttrình? 4

Câu 2: Viết chuyên đề “ sinh viên lớp nhóm 9 với môn học kĩ năng thuyếttrình ”……… …………8

Câu 3: Tạo slide trình diễn nội dung câu 2……… Lời cảm ơn………

Trang 2

Thuyết trình là gì? Kỹ năng thuyết trình là gì? Làm sao để có 1 bàithuyết trình tốt? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn Dưới đây là một cách trìnhbày cơ bản để bạn có thể hiểu thuyết trình là gì.

“Thuyết” là Nói, “Trình” là trình bày Thuyết trình là trình bày vềmột chủ đề cụ thể nào đó trước nhiều người Quá trình này nhằm mục đíchtruyền đạt thông tin, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng,một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì

chúng ta mọng đợi Dù bạn là ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình(trình bày) một vấn đề nào đó trước người.

Kỹ năng thuyết trình ở đây bao gồm quá trình chuẩn bị, sự phản xạ

liên tục và luyện tập không ngừng nghỉ mới có thể hình thành được Và để

chuẩn bị cho một bài thuyết trình hiệu quả, chắc chắn phải lưu ý những

Chính vì vậy môn học này vô cùng cần thiết và bổ ích, đặc biệt là sinh viên,nó trang bị đầy đủ kiến thức cho bạn trước khi bước vào cuộc sống hội nhập với

toàn cầu.Hy vọng rằng những kiến thức về kỹ năng thuyết trình mà trên tổng

hợp được sẽ hữu ích đối với các bạn!

Câu 1: Cần làm gì để tạo sự chú ý khi mở đầu bài thuyết trình?

Trang 3

“Với một số người, kĩ năng thuyết trình là tài sản quý giá, nhưng với những aikhông có kĩ năng đó thì nó là một gánh nặng thực sự Khả năng diễn thuyết trôichảy trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển nhanh chóng” -Warren Buffett

Ngày nay, trong hầu hết các công việc, kĩ năng thuyết trình ngày càng trở nênquan trọng Một bài thuyết trình đi vào lòng người sẽ làm tăng đáng kể sức nặngtrong những lời nói của bạn.

Lời mở đầu của bài thuyết trình rất quan trọng, nếu bạn bắt đầu với phần mở đầu gây ấn tượng với người nghe thì đó chính là dấu hiệu tiên quyết cho sự thành công của một bài thuyết trình.

Vậy làm thế nào để có thể tạo được sự chú ý, gây ấn tượng cho bài thuyết trình của mình?

Trang 4

1 Mở đầu bằng một câu chuyện thú vị hoặc một tình huống hài hước.

Mở đầu bằng việc tạo cảm giác thoải mái cho người nghe là một cách phổ biến của những người thuyết trình chuyên nghiệp hay dùng Họ thường mượn những câu chuyện có thật, hoặc chuẩn bị những câu chuyện thú vị để dẫn dắt người nghe vào chủ đề chính Một biểu hiện tâm lí được chỉ ra rằng, dù là người lớn hay trẻ con đều cảm thấy tin tưởng và dễ bị lôi cuốn hơn vào nội dung khi nghe người nói chia sẻ những câu chuyện thú vị của bản thân họ

2 Tạo sự chủ động ngay từ ban đầu bằng cách đặt câu hỏi

vào bài thuyết trình sẽ kích thích tư duy và trí tưởng tượng của người nghe, giúp họchủ động hơn trong việc lắng nghe và tiếp thu những gì bạn sẽ nói

3 Những con số thống kê xác thực

Trang 5

Để thuyết phục người nghe, không cách nào tốt hơn bằng việc bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể để dẫn vào chủ đề mình muốn nói Những con số xác thực sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn trở nên thuyết phục và đáng tin hơn với người nghe.

4 Những chia sẻ chân thành của bản thân

bạn hãy bắt đầu bằng chính tình cảm của mình khi đến với chủ đề này hay cảm nhận của bản thân khi đến với buổi thuyết trình ngày hôm ấy Những sự chia sẻ chân thành sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm với bạn hơn.

5 Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong của bạn

Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, đầy năng lượng cùng với tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế nếu bạn mong muốn bài thuyết trình của mình thành công.

Bạn có thể tùy vào chủ đề, đặc điểm của người nghe và thế mạnh của bản thân để lựa chọn cho mình cách thức phù hợp nhất.

Câu 2: Viết chuyên đề “ Sinh viên nhóm 9 với môn học kĩ năng thuyết trình”.

Bài làm

Trang 6

Giao tiếp như mạch máu thông suốt và gắn kết mọi quan hệ phát sinh trong xã hội loài người Giống như thuyết trình là một trong những cách “trực quan sinh động” làm tăng hiệu quả học tập Môi trường làm việc nghiêm túc, năng động đầy đủ phương tiện ở bậc đại học đã tạo cơ hội cho sinh viên phát huy kỹ năng thuyết trình ở mức tốt nhất Gần đây, đã có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, tích hợp kĩ năng thuyết trình đưa vào thực tiễn, giúp sinh viên nắm bắt được sự đổi mới, và nhanh chóng hòa nhậpvào thời đại công nghệ 4.0 Được hỏi thì đa số sinh viên Bưu Chính thích học môn kĩ năng thuyết trình vì không chỉ giúp cho sinh viên sáng tạo, chủ động và tư duy duy phản biện mà còn hình thành khả năng làm việc nhóm 1 cách có hiệu quả, một trong những lợi ích giúp cho công cuộc giao tiếp trongcông việc khi ra trường của các bạn.

I.Những yêu cầu cơ bản của môn học kĩ năng thuyết trình.

1 Kỹ năng thuyết trình

Kĩ năng thuyết trình là một trong nhiều kĩ năng giao tiếp cơ bản Dođó, kĩ năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng vẫn mang những đặcđiểm chung của kĩ năng giao tiếp Đó là khả năng nhận biết nhanh chóngnhững biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong.Đồngthời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách địnhhướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đíchđã định.

2 Yêu cầu cơ bản

Trang 7

- Người thuyết trình phải đánh giá đúng bản thân mình: đúng về kiến thức, mối quan hệ, cương vị, bề dày thực tiễn

- Chuẩn bị trước về kiến thức, thông tin, tài liệu thuyết trình.

- Phải xác định rõ mục đích của thuyết trình, có lý do, thời gian, địa điểm thuyết trình.

- Phải biết lắng nghe đối tượng và có sự phản hồi kịp thời.

- Cấu trúc tốt 3 phần của bài thuyết trình: mở đầu, thân bài, kết luận.

II Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình.

Bắt kịp với thời đại công nghệ 4.0, việc đổi mới phương pháp dạy vàhọc được thực hiện khắp các trường đại học trong cả nước Được biết sinhviên Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông khá là thích thú với mônhọc này Qua thuyết trình, sinh viên phát triển được các khả năng tìm tòi

chỉ thế, môn học giúp sinh viên có thể chủ động trong công việc cũng nhưtìm kiếm việc làm sau khi ra trường

Nếu sinh viên đó có khả năng thuyết trình tốt sẽ biết cách để thuyếttrình các bài tập, nội dung bài học, các nghiên cứu một cách mạch lạc, rõràng và biết cách hệ thống kiến thức sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, dễ trình bàyvới người khác, từ đó người nghe có thể hiểu và nắm rõ được điều bạntruyền đạt, tạo được thiện cảm với mọi người.Do đó, kỹ năng thuyết trìnhchính là một bước không thể thiếu trên con đường thành công Chúng takhông thể được gọi là thành công khi không thể làm cho mọi người nhậnra thành công của mình Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó nhưnghoàn toàn có thể rèn luyện được.

Trang 8

Bộ môn Kỹ năng thuyết trình được đưa vào giảng dạy cũng chính vì những lí do đó Đối với mỗi sinh viên mà nói, các bộ môn Kỹ năng mềm là rất quan trọng và hữu ích, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình Vì để trở thành một người thành công, mỗi sinh viên không chỉ cần có trí tuệ thông minh, kiến thức uyên bác, tư duy sáng tạo, phẩm chất đạo đức cao thượng mà còn phải có khả năng ăn nói, khả năng trình bày trước đám đông - những kỹ năng mà môn Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn phát triển, cải thiện Tại sao chúng ta không học bộ môn này ngay từ bây giờ chứ!

III Lợi ích của việc học môn kĩ năng thuyết trình.

1 Học được cách nói trước đám đông:

Trước các đồng nghiệp, bạn trình bày về kế hoạch kinh doanh trongthời gian tới, bạn thay mặt công ty nói lời chia tay; ở cuộc họp khu dâncư, bạn đứng lên nói về tình trạng tội phạm quanh khu vực Nhữngtình huống trên đều yêu cầu bạn có khả năng nhất định về thuyết trình.

2 Học các kỹ năng áp dụng trong hội thoại:

Mặc dù mục tiêu chính của môn học là có thể nói trước đám đông, songqua thuyết trình, bạn có thể học được các kỹ năng áp dụng trong hộithoại giữa hai người trong các tình huống đời thường.

3 Phát triển kỹ năng giao tiếp khi tham gia truyển dụng:

Khi bạn phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp sẽ được nhà tuyển dụngđể tâm nhất, vì một nhân viên sẽ không thể hiện giá trị của mình đượcnếu những ý tưởng sáng tạo của họ lạ không thể diễn đạt được bằng lờivới đồng nghiệp hay cấp trên Tầm quan trọng của kỹ năng này được đề

Trang 9

cao trong rất nhiều lĩnh vực - từ kế toán đến kiến trúc sư, giáo viên đếnkỹ sư, nhà khoa học cũng như nhân viên chứng khoán Kể cả nhữngngành mang tính kỹ thuật chuyên sâu như kĩ sư dân dụng hay chế tạomáy, các nhà quản lý vẫn đặt kỹ năng giao tiếp cao hơn kiến thứcchuyên môn khi tuyển dụng hay cất nhắc một ai đó

Hiếm có môi trường nào cho bạn cơ hội thực hành tốt như lớp học vìbạn không bị đe dọa bởi bất cứ yếu tố gì như trượt phỏng vấn hay bịđuổi việc, do đó bạn hoàn toàn tự do thử nghiệm và khán giả chính làbạn học, là những người nghe hết sức chân thành và thân thiện, cảmthông với những lỗi bạn có thể mắc Đặc biệt, những kỹ năng học đượctừ môn học sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc báo cáo đề tài nghiên cứukhoa học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

5 Có thêm tự tin:

Một khi bạn đã làm quen với thuyết trình, chắc hẳn bạn sẽ tự tin hơn khi đối diện với nhiều lĩnh vực khác, thậm chí bạn có khả năng đối mặt với thử thách tốt hơn Một khi hoàn thành tốt phần trình bày của mình, tự hào về giá trị bản thân của bạn sẽ được nhân lên gấp bội Đặc biệt là khi đảm nhiệm vai trò của người thuyết trình hay đàm phán kinh doanh.

IV Thực trạng

Đối với sinh viên nói chung và với sinh viên nhóm 9 nói riêng.

Đa số sinh viên có hứng thú với phương pháp thuyết trình nhưnggiữa thích và làm tốt là một khoảng cách không nhỏ Thuyết trình thực

Trang 10

trang bị những kỹ năng nhất định mới có thể thực hiện thành công mộtbài thuyết trình gồm chọn đề tài, lập đề cương, thu thập tư liệu, biênsoạn nội dung, trình bày đề tài từ chủ đề đến kết luận

Một thực tế đáng buồn là ai cũng biết được tầm quan trọng của kỹ năngthuyết trình cũng như của môn học nhưng không phải ai cũng có ý thứchọc tập mà hầu hết sinh viên đều xem nhẹ, thờ ơ với môn học này.Với sinh viên nhóm 9 được học Kỹ năng thuyết trình, được cô hướngdẫn rất nhiều nhưng hình như các bạn không tiếp thu cũng như áp dụngđược bao nhiêu vào bài thuyết trình của mình.

Đối với một số sinh viên, thuyết trình tức là cầm giấy in sẵn một nộidung nào đó để đọc cho thính giả nghe Nhưng đó chỉ là sự lặp đi lặplại đơn thuần giống như “con vẹt” thôi, chứ không phải thuyết trìnhđúng nghĩa.

Nhóm 9 được phân bổ học vào kíp 1 lúc 7 giờ sáng, đối với nhiều sinhviên trong lớp, các bạn không thể dậy sớm để đi học đúng giờ được,sinh viên có thói quen có hại đó chính là thức khuya,chính vì vậy, tuycó ý thức đi học nhưng các bạn luôn đi muộn, điều này ảnh hưởngkhông nhỏ đến tinh thần học tập của các bạn.

Trong giờ học, một số bạn luôn luôn nói chuyện, làm việc riêng Khicác nhóm thuyết trình về những nội dung cô giáo phân công thì đa phầncác bạn không hề chú ý đến, không chỉ thế các bạn còn gây mất trật tự,ảnh hưởng tới mọi người xung quanh cũng như tới kết quả của bàithuyết trình.

Trang 11

Bên cạnh những điểm tiêu cực, vẫn có những cá nhân, những sinh viênrất chăm chỉ, nghiêm túc trong quá trình học tập môn học Họ cũng lànhững sinh viên tự tin, có kỹ năng thuyết trình thành thạo.

V Giải pháp

1 Từ phía sinh viên:

- Mỗi sinh viên phải tự ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng thuyếttrình trong học tập cũng như trong cuộc sống

- Sinh viên phải biết học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng từ bạn bè,mọi người xung quanh chứ không chỉ việc học theo thầy cô, phải luônrèn luyện, tìm tòi những thứ mới ở bên ngoài trường lớp chứ không chỉbên trong lớp học.

- Khi thầy cô giao các bài tập dưới hình thức thuyết trình cần phảichuẩn bị một cách chu đáo, nếu thuyết trình theo nhóm thì bất cứ thànhviên nào cũng phải có trách nhiệm với công việc chung, phải hoànthành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

2 Từ phía giảng viên nhà trường:

- Giảng viên bộ môn Kỹ năng thuyết trình cũng như các bộ môn khácnên áp dụng phương pháp thuyết trình vào trong giảng dạy.

- Giảng viên các môn học áp dụng phương pháp thuyết trình cần cónhững yêu cầu cao hơn đối với sinh viên thực hiện thuyết trình (vềtrang phục, nội dung thuyết trình ).

Trang 12

- Nhà trường tăng cường đội ngũ giảng viên chuyên trách dạy các kỹnăng mềm cũng như kỹ năng giao tiếp

- Áp dụng các phương pháp học tập nhằm nâng cao kỹ năng của sinhviên, như tăng cường hình thức làm bài tập lớn theo nhóm, thuyết trình,các buổi thảo luận nhằm tăng cường điều kiện và môi trường giaotiếp cho sinh viên.

- Các thiết bị âm thanh cũng phải được kiểm tra, bảo trì thường xuyên.- Thường xuyên cập nhật các phiên bản PowerPoint mới, có nhiều tínhnăng tốt hơn để hỗ trợ bài thuyết trình.

Tóm lại, môn học Kỹ năng thuyết trình là một trong những môn họcthuộc bộ môn Kỹ năng mềm rất cần thiết cho sinh viên nói chung, haysinh viên Học viện nói riêng.

Mỗi chúng ta muốn học tập tốt, đạt được những điểm số cao, muốn saunày trở thành một con ngưới thành công thì ngay từ bây giờ phải rènluyện kỹ năng thuyết trình của mình cũng như kỹ năng mềm khác.

Ngày đăng: 21/05/2021, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w