1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu văn bản văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu (chương trình ngữ văn 11)

39 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 380,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC C

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC,

PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA GIỜ ĐỌC HIỂU

VĂN BẢN VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (Chương trình Ngữ văn 11)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc

Trang 2

MỤC LỤC

1 1 MỞ ĐẦU 1

2 1.1 Lí do chọn đề tài 1

3 1.2 Mục đích nghiên cứu 2

4 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

5 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

7 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

8 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4

9 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD ĐT Giáo dục đào tạo

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội Giáodục trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của quốc gia Mụctiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mớichương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản,toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạyngười và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng vềtruyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và

Trang 4

năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi họcsinh” Có thể thấy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sẽ tạo ra bước chuyểnbiến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơnyêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như nhu cầu học tập của người dân.Đây vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược hàng đầu trong phát triển nền giáo dụcbền vững.

Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 đã thực hiện biên soạnlại chương trình và Sách giáo khoa, đây là đổi mới mang tính cấp thiết Chươngtrình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩmchất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân,khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phùhợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tụchọc lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng vớinhững đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việcgiáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.Việc hợp tác và khai thác hiệu quả giờhọc Ngữ văn, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp dạy đạo đức sống cho học sinh

là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với

bốn mục tiêu quan trọng của giáo dục:“học để biết, học để làm, học để chung

sống, học để khẳng định mình”.

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn họcViệt Nam cuối TK XIX Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với tấn bi kịchđau thương của đất nước.Ông là người phải chứng kiến cảnh đất nước rơi vàotay thực dân Pháp xâm lược, nghe tiếng “súng giặc đất rền”, báo hiệu gần mộttrăm năm mất nước của dân tộcta

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của

Nguyễn Đình Chiểu, cũng là một tác phẩm nổi bật của văn học Việt Nam nửacuối TKXIX Đó là tiếng khóc bi thương nhưng hào hùng của một dân tộc quậtcường trước ngưỡng cửa của thế kỷ lầm than Bài văn tế là “một trong những tácphẩm hay nhất của chúng ta” (HoàiThanh)

Thế nhưng, trong thực tế dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung

và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng, nhiều HS thiếu hứng thú khi học tác

phẩm này,vì thế hiệu quả dạy học tác phẩm chưa được như mong muốn Cả GV

và HS còn lúng túng trong việc tiếp cận bài văn tế

Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp tham gia vào công việc

“Trồng người” tôi luôn ý thức rằng: việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học

sinh thông qua các giờ học trong môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết nhằm rènluyện nhân cách cho học sinh

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã trình bày đề tài: Một số giải pháp

nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa

sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11) làm đề tài

nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình

Trang 5

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của việc nâng caophẩm chất, năng lực học sinh trong nhà trường Đề xuất một số biện pháp nhằmnâng cao phẩm chất, năng lực học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn

Từ đó giúp cho bản thân mình và đồng nghiệp có thêm nguồn tài liệu bổ íchtrong quá trình giảng dạy các tác phẩm văn học,từ đó nâng cao hiệu quả giảngdạy bộ môn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Sáng kiến tập trung nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao năng lực,

phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11).

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện chúng tôi sửdụng các nhóm phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng trong việc sưu tầm một số

công trình nghiên cứu, giáo trình, tài liệu, sách báo….có liên quan đến đề tài

Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng

tiêu biểu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Phương pháp điều tra khảo sát thực tế,thu thập thông tin: Lấy thông

tin từ học sinh và giáo viên để đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1.1 Năng lực

Năng lực (competency, có nguồn gốc tiếng Latinh là "competentia") đượchiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa thông dụng nhất là sự thành thạo,khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc Nội hàm của khái niệmnăng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà một cá nhân có thể hànhđộng thành công/giải quyết thấu đáo một nhiệm vụ trong các tình huống mới

Theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên )“Năng lực là khả năng,

điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó.Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thànhmột loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”

Theo Chương trình giáo dục phổ thông, năng lực được quan niệm

là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá

trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,

kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể; phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.

Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành

Trang 6

năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có

tổ chức kiên thức, kỹ năng với thái độ tình cảm, giá trị, động cư cá nhân nhằmđáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cản nhất định

Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụngtất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua họctập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống

2.1.1.2 Phẩm chất

Theo từ điển Tiếng Việt: “Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hayvật” Hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tìnhcảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau mộtquá trình giáo dục

Chương trình giáo dục phổ thông, “Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ởthái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách conngười”

2.1.2 Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trong đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là

từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụngđược cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từphương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cáchvận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăngcường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnhviệc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môncần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giảiquyết các vấn đề phức hợp

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương phápdạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằngviệc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Để nângcao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cầnnắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trongviệc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lýcác câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập Tuynhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thếbên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng cácphương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của họcsinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nộidung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn

đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Điểm khác nhaugiữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học

Trang 7

có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, nănglực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.

Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng: Dạy học phát triển phẩmchất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và nănglực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhâncách

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nộidung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn

đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Điểm khác nhau

giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người

học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất,

năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây Điều quan trọng hơn cả là nếu

so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm

chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người

2.2 Thực trạng của vấn đề

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ýtích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyếtvấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắnhoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tậptrong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ýnghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập nhữngtri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ

đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tế không chỉ khắc họa một nghĩa quân, một

anh hùng mà còn là một “tượng đài lịch sử” về người nghĩa sĩ nông dân anhhùng Tất cả họ làm nên hình ảnh một tập thể chiến đấu, mang sức mạnh của cảdân tộc Đây là một tác phẩm mang dậm chất Nam Bộ, trong tác phẩm, tác giả

đã sử dựng rất nhiều từ cổ, sử dụng các yếu tố văn hóa Nam Bộ…Vì thế, khitiếp cận tác phẩm này, cả GV và HS đều cảm thấy lúng túng và khó tiếp nhận

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng

nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần

Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa

các năng lực của học sinh Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:

Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảmnhận của giáo viên về văn bản Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn

là hình thành kỹ năng

Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫnmang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường,giáo dục kỹ năng sống… một cách cứng nhắc Chưa làm cho học sinh huy độngkiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm

vụ học tập Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả,

Trang 8

chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiêncác năng lực của học sinh chưa được phát triển.

Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mangtính hình thức Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫndựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còndựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạtđược tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bìnhđẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân

Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chútrọng Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, việc xử lí tình huống giả định,trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức Vì vậy mà học sinh ít có

cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và nănglực của người học

Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổicách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn mànguyên nhân là:

Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không đượcthực hiện một cách triệt để; việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế

Về phía học sinh: Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp,chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học

Cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là CNTT còn hạn chế dẫn đếnkhông đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học

Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi cả ở người dạy và ở người học để sau mỗibài dạy – học học sinh không chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà còn phải pháttriển được năng lực bản thân, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về đổi mớigiáo dục

2.3 Các giải pháp

2.3.1 Giải pháp 1: Xác định rõ những phẩm chất, năng lực cần hình thành cho HS.

2.3.1.1 Các năng lực cần hình thành cho HS

Chương trình GDPT mới hướng đến hình thành 10 năng lực cho học sinh là:

Năng lực ngôn ngữ: sử dụng Tiếng Việt; sử dụng ngoại ngữ

Năng lực tính toán: Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông cơ bản; Biếtcách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận, tính toán, ước lượng, sử dụng cáccông cụ tính toán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tìnhhuống có ý nghĩa toán học

Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Hiểu biết kiến thức khoa học; Tìm tòi vàkhám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tựnhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Năng lực tìm hiểu xã hội: Nắm được những tri thức cơ bản về đối tượngcủa các khoa học xã hội; Hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội; Nắm được những tri thức cơ bản

Trang 9

về xã hội loài người; Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vàocuộc sống

Năng lực Công nghệ: Thiết kế; Sử dụng; Giao tiếp; Đánh giá

Năng lực Tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệthống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông; Hiểu biết và ứng xửphù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nềnkinh tế tri thức

Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh tế trithức; Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệ thôngtin và truyền thông

Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nềnkinh tế tri thức

Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,cái chân, cái thiện, cái cao cả); Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Táihiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ

Năng lực thể chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường; Nhận biết

và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và hình thành các

tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và tham gia hoạt động thể dụcthể thao; Đánh giá hoạt động vận động

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trìnhgiáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năngkhiếu) của học sinh

Các năng lực mà môn Ngữ văn hướng đến:

Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực sáng tạo

Năng lực hợp tác

Năng lực tự quản bản thân

Năng lực giao tiếp Tiếng Việt

Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình;

Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống

Trang 10

2.3.2 Giải pháp 2: Xác định rõ các biện pháp về hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Để nâng cao phẩm chất, năng lực cho HS thông qua giờ đọc hiểu tác

phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11) Tôi xin

đề xuất một số phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học

2.3.2.1 Một số biện pháp về hình thức tổ chức dạy học

2.3.2.1.1 Đọc diễn cảm

Đọc là hoạt động rất quan trọng và là phương pháp đầu tiên trong quá trìnhphân tích, khám phá tác phẩm văn chương Nhờ có hoạt động đọc mà giúp HSphá vỡ được lớp ngôn ngữ ban đầu để đi sâu, khám phá những thông điệp thẩm

mỹ được tác giả gửi gắm vào nội dung và nghệ thuật tác phẩm

Trong quá trình đọc, phải chú ý tới đọc đúng và đọc diễn cảm Đọc đúng làngười đọc phải trung thành với tác phẩm, không sai về ngữ âm, ngữ pháp, chính

tả, đọc rõ ràng, trôi chảy từng câu, từng đoạn và cả tác phẩm Đây là yêu cầu bắtbuộc đối với người đọc Đọc diễn cảm: là kiểu đọc ở mức độ cao hơn so với đọcđúng Đọc diễn cảm là giọng đọc phải thật truyền cảm, làm cho câu chữ trongtác phẩm được hiện lên thật sống động qua các sự vật, hình ảnh như nó vốn có

Trang 11

trong cuộc sống, đồng thời thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắmvào trong từng câu, chữ Do đó, để đọc diễn cảm, trước hết người đọc phải amhiểu thật tường tận, sâu sắc tác phẩm thì mới thật sự có cảm xúc, nhập tâm vàotừng nhân vật Có như thế, người đọc mới làm cho câu chữ trở nên mềm mại,uyển chuyển, lên xuống đúng theo giọng điệu, ngữ điệu mà tác giả muốn truyềntải, đồng thời còn tạo được sự rung động trái tim người nghe, khiến mọi ngườiđồng cảm với người đọc và tác giả Tuy nhiên, để đọc cho diễn cảm thì theochúng tôi, GV cần nên đọc mẫu, sau đó hướng dẫn và yêu cầu HS đọc lại nhằmlột tả cho được tư tưởng, tình cảm của tác giả đã gửi gắm vào từng câu, chữđược thể hiện qua các nhân vật, những sự kiện, sự việc trong tác phẩm Điềuquan trọng là bản thân HS phải thấu hiểu được nội dung tác phẩm thì việc đọcdiễn cảm mới tốt được

Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, GV có

thể hướng dẫn HS đọc diễn cảm để gợi hứng thú nhập cuộc cho HS Đoạn Lungkhởi: cần đọc giọng trang trọng Đoạn Thích thực: từ trầm lắng khi hồi tưởngquá khứ, chuyển sang hào hứng sảng khoái khi kể lại chiến công Đoạn Ai vãn:trầm buồn, sâu lắng, xót xa, đau đớn Đoạn kết đọc với giọng thành kính trangnghiêm

Như vậy, việc xác định đúng giọng điệu, cách ngắt nhịp và nhịp điệu câuvăn giúp GV có thể hướng dẫn HS đọc diễn cảm để tìm ra con đường thâm nhậpvào thế giới nghệ thuật của nhà văn Đọc diễn cảm với tất cả sự rung động từđáy lòng mình để cảm nhận được tầng sâu ý nghĩa nghệ thuật còn ẩn chứa trongtác phẩm

2.3.2.1.2 Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là PPDH trong đó "HS được phân chia thành từng nhómnhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiệnthông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người

Để áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết học, giáo viên tiến hànhtheo các bước sau:

Bước 1: Chia nhóm: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng

từ 4-6 người

Bước 2: Giao nhiệm vụ, vấn đề cần giải quyết cho từng nhóm

Bước 3: Giám sát hoạt động của từng nhóm

Bước 4: Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm Cácnhóm khác có thể phản biện

Bước 5: Tổng kết đánh giá

Để vận dụng phương pháp thảo luận nhóm dạy học tác phẩm “Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình ChiểuGV có thể chia lớp ra thành 3 hoặc

4 nhóm:

Nhóm thứ nhất, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.Nhóm thứ hai, thảo luận về hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ NamBộ

Nhóm thứ ba, thảo luận về sức mạnh tinh thần của người nghĩa sĩ Nam Bộ

Trang 12

Nhóm thứ tư, thảo luận về tấm lòng của tác giả và nhân dân đối với ngườinghĩa sĩ Nam Bộ.

Sau khi hoàn thành xong, đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, kết quả, GV

và các nhóm khác lắng nghe để nhận xét, đánh giá

Nhờ áp phương pháp thảo luận GV sẽ tạo cho giờ dạy học tác phẩm Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu thêm sôi động, hấp dẫn hơn Từ đó

giúp HS giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, đồng thời hiểu sâu sắc hơn nhữnggiá trị đặc sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và hình thành tốt các phẩm chất,năng lực cho học sinh

2.3.2.1.3 Dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống

có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủđộng, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rènluyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho

HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượtqua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quátrình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điềuchỉnh kiến thức sẵn có

Trong dạy học theo PP nêu và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thứcmới, vừa nắm được PP lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo,được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời vàgiải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh

Khi dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, GV nêu ra

vấn đề: Bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ được tác giả xây dựng nhưthế nào? Trước vấn đề nêu ra,GV yêu cầu HS căn cứ vào tác phẩm phát hiện cácchi tiết, câu văn, hình ảnh về người nghĩa sĩ nông dân, rồi suy nghĩ và tái hiệnlại, khi đó HS sẽ giải quyết được vấn đề GV đặt ra

2.3.2.1.4 Diễn trình (Đóng vai)

Diễn trình (Đóng vai) là một kĩ thuật dạy học; là một biện pháp đưa HSvào vị trí của tác giả hoặc nhân vật để cùng trải nghiệm, cùng chia sẻ với nhàvăn và con người trong tác phẩm về những suy nghĩ, những cách ứng xử trongcuộc sống Có thể đóng vai nhân vật hay đóng vai tác giả

Hoạt động đóng vai sẽ tạo điều kiện giúp HS cảm nhận được cái hay, cáiđẹp từ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng như hiểu được những giá trị văn hóaNam Bộ trong từng tác phẩm của ông, đồng thời tạo cơ hội để học sinh tham giahoạt động trải nghiệm từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất trong môn Ngữvăn

Giáo viên tiến hành tổ chức cho HS đóng vai theo các bước sau:

GV nêu chủ đề, yêu cầu của nhiệm vụ, chia nhóm, giao tình huống và yêucầu HS đóng vai cho từng nhóm Trong đó qui định rõ thời gian chuẩn bị, thờigian đóng vai của mỗi nhóm

Trang 13

Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: phân vai, dàn cảnh, cách thể hiệnnhân vật, diễn thử.

Các nhóm lên đóng vai

Thảo luận, nhận xét

GV kết luận, giúp HS rút ra bài học cho bản thân

2.3.2.2 Một số biện pháp về kĩ thuật dạy học

2.3.2.2.1 Kỹ thuật tái hiện trung thực

Tái hiện hình tượng là một trong những hoạt động cảm thụ văn học củabạn đọc trong giờ học tác phẩm văn chương Hoạt động tái hiên hình tượng giúp

HS bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, kích thích trí tưởng tượng của

HS, giúp các em nhìn ra thế giới nghệ thuật mà nhà văn khắc họa trong tácphẩm

Muốn cho thế giới nghệ thuật của tác phẩm hiện hình lên, người đọc phải

có khả năng tái hiện bằng tưởng tượng Có tưởng tượng tái hiện thì thế giới tácphẩm với hiện hình muôn hình, muôn vẻ Vì thế khi hướng dẫn HS cảm thụ tácphẩm, điều cần chú ý là GV không tưởng tượng, tái hiện thay HS mà GV cầngợi mở để làm sống dậy hình tượng trong tác phẩm và thế giới nghệ thuật củanhà văn qua trí tưởng tượng của chính các em

Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, GV có thể giúp HS tái hiện hình

ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các ý cơ bản sau, hoặc GV gợi mở giúp HS táihiện lại Trận tập kích đồn Cần Giuộc của nghĩa sĩ Kỹ thuật này sẽ giúp cho HSchủ động hơn khi tái hiện hình tượng người nghĩa sĩ nông dân

2.3.2.2.2 Dạy học dự án

Khái niệm Dạy học theo dự án (DHDA)

DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụhọc tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra cácsản phẩm có thể giới thiệu

Các bước dạy học dự án: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án;

xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện; thực hiện dự án; thu thập kết quả vàcông bố sản phẩm; đánh giá dự án

Dạy học dự án bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Để giúp cho HS khám phá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn lịch

sử Nam Bộ thì GV gợi ý cho HS các chủ đề, HS căn cứ vào năng lực lựa chọn

và thực hiện GV có thể gợi ý các chủ đề: Du lịch về với vùng đất Cần Giuộc;thăm tượng đài nghĩa sĩ nông dân Nam Bộ; tư tưởng yêu nước của Nguyễn ĐìnhChiểu đối với thế hệ trẻ hôm nay; sự ngưỡng mộ của nhân dân Nam Bộ vớingười nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa HS tùy vào sở trường và sở thích, nănglực, năng khiếu của từng cá nhân, nhóm mà chọn lựa để thể hiện sản phẩm củamình

Tất cả những biện pháp, kĩ thuật dạy học trên sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho GV

trong việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh

Trang 14

2.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng cách thức tổ chức và thiết kế giờ dạy

đọc hiểu phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu nhằm

phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Hoạt động 1: Khởi động

GV cho HS xem vi deo nhằm giúp HS tạo hứng khởi, có động lực, nhucầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học

Khi dạy tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu,

GV tổ chức hoạt động khởi động như sau:

Cho HS xem đoạn vi deo giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu trong trậnchiến ở Cần Giuộc (trích đoạn vở Cải lương Nguyễn Đình Chiểu), để giúp HS

có những cảm nhận ban đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng như trận đấu ở

Cần Giuộc năm 1861 Qua đó HS thấy được Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã làm

sống dậy không khí của thời kỳ lịch sử “đau thương nhưng vĩ đại”của dân tộc ta

ở cuối thế kỷ XIX

HS trả lời, GV dẫn vào bài mới: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn

hóa lớn của dân tộc Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường Chúng ta phải chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng” Một minh chứng để thấy rõ điều này chính là tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu Tác phẩm được đánh giá một bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt Nam thời trung đại, được đặt ngang tầm với Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi.

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Chẳng hạn khi giao nhiệm vụ cho HS để đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, GV nêu vấn đề: Tóm tắt những nét chính

về cuộc đời của tác giả Qua cuộc đời, em cảm nhận gì về nhân cách, con ngườicủa nhà thơ? Nguyễn Đình Chiểu quan niệm như thế nào về văn chương? Sựnghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chia làm mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn

có những tác phẩm chính nào? Bài văn tế ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu đầutiên tạo ra sự đối lập nào? Phân tích ý nghĩa khái quát của các đối lập ấy.Trướckhi gia nhập nghĩa quân, các nghĩa sĩ - họ là ai? Làm nghề gì? Đời sống hàngngày của họ ra sao? Từ “cui cút” nói lên tình cảm gì của tác giả? Tác giả nhấnmạnh điều gì khi giới thiệu thân thế của nghĩa quân Cần Giuộc?

Khi trả lời các câu hỏi để giải quyết từng nội dung, các em đã hình thànhnăng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;Năng lực ngôn ngữ…Từ đó hình thành phẩm chất yêu nước, trung thực, tráchnhiệm…

Trang 15

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ GV đã

giao cho (Thực hiện ở nhà)

Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Trên các nhiệm vụ được giao HS sẽ

báo cáo kết quả trước lớp, các bạn khác cho ý kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trên cơ sở nội dung báo

cáo của các nhóm, GV nhận xét bổ sung và chốt ý

Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu Khi

hướng dẫn HS đọc hiểu, GV lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học và PPDHphù hợp với đặc trưng thể loại Khi tổ chức Hoạt động hình thành kiến thức, GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể:

Ví dụ:

Ở nội dung 1 - Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Nhóm 1: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời của tác giả Qua cuộc đời,

em cảm nhận gì về nhân cách, con người của nhà thơ?

Nhóm 2: Nguyễn Đình Chiểu quan niệm như thế nào về văn chương?Nhóm 3: Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chia làm mấy giaiđoạn? Mỗi giai đoạn có những tác phẩm chính nào?

Nhóm 4: Nghệ thuật đặc sắc trong thơ văn NĐC thể hiện ở những điểmnào?

Ở nội dung 2: Đọc hiểu tác phẩm

GV lựa chọn các phương pháp, hình thức kĩ thuật dạy học đã đề xuấttrong sáng kiến sao cho phù hợp với đối tượng học sinh để phát huy hiệu quảcao nhất của sáng kiến

Khi HS giải quyết được các nhiệm vụ GV giao cho, các em sẽ hình thànhcác năng lực: Năng lực hợp tác; Năng lực tự học, Năng lực sáng tạo; Năng lựcgiải quyết vấn đề… Từ hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, học sinh sẽ nhận thứcđược vấn đề từ đó hình thành và phát huy tốt các phẩm chất yêu nước, tráchnhiệm, trung thực…

Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành

Mục đích của hoạt động là yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiếnthức vừa học được ở hoạt động hình thành kiến thức mới để giải quyết nhữngnhiệm vụ cụ thể Thông qua đó giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thứchay chưa và nắm được ở mức độ nào

Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, GV tổ

chức hoạt động này theo tiến trình sau:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau:

Câu 1: Giọng điệu chung của một bài văn tế là gì?

A Giọng trầm hùng

B Giọng lâm li, thống thiết

C Giọng bi tráng

D Giọng uỷ mị, đau thương

Câu 2: Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người

đã khuất?

Trang 16

A Vì sự hi sinh của nghĩa quân là vô cùng cao cả trong hoàn cảnh đó.

B Vì nó là sự mất mát, hi sinh quá lớn đối với dân tộc

C Vì tác giả nhân danh đất nước, nhân danh lịch sử mà khóc

D Vì nó được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật của thể loại sử thi

Bước 1: HS thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân

GV: Nhắc nhở, đôn đốc những cá nhân chưa chú ý

Bước 2: Trao đổi, báo cáo kết quả:

Cá nhân báo cáo kết quả

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS về thái độ,tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của HS

GV chốt nội dung học tập

Câu 1: BCâu 2: BCâu 3: DCâu 4: CCâu 5: A

Phẩm chất, năng lực cần hình thành sau hoạt động là:

Năng lực: Năng lực tự học

Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực sáng tạo

Năng lực hợp tác

Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung

Trung thực, tự trọng, chí công vô tư

Trang 17

Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó

Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại vàmôi trường tự nhiên

Sau khi học xong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình

Chiểu, GV cho HS làm bài thu hoạch: (một trong những hình thức sau):

Thử tưởng tượng và vẽ tranh minh họa trận đấu Cần Giuộc hoặc chândung một nghĩa sĩ, hoặc hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu đang viết bài văn tế

Viết đoạn văn khoảng từ 10 - 15 dòng, trình bày về những vấn đề sau:

Từ tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , em có suy nghĩ gì về công cuộc

đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta ngày hôm nay?

Cảm xúc của em về hình tinh thần yêu nước của người nông dân nghĩa sĩ

Tại sao có thể nói , với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn

học dân tộc có một tượng đài bi tráng bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?

So với người lính thú thời xưa trong ca dao « Thùng thùng trống đánh

ngũ liên, Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa » , người nông dân nghĩa

sĩ trong văn bản trên có điểm gì khác nhau ?

Nhân ái, khoan dung

Trung thực, tự trọng, chí công vô tư

Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó

Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo

Hoạt động này giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng Hoạtđộng này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của học sinh là khôngngừng, như vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rènluyện sau mỗi bài học cụ thể

Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần xác định rõ mục đích, nội dungbài tập/nhiệm vụ cho phù hợp với hoạt động cặp đôi hay hoạt động nhóm.Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trườnghợp, những bài tập cần sự chia sẻ Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một

Trang 18

nội dung cần chia sẻ, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo,…Hình thức hoạt độngnhóm được sử dụng trong trường hợp cần sự hợp tác.

2.3.4 Giáo án thực nghiệm sư phạm (phu lục 3)

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

2.4.1 Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm

Sau giờ dạy thực nghiệm, tôi có đánh giá kết quả học tập của HS bằng cáchcho HS làm bài kiểm tra trong 15 phút ở cả 2 lớp

Hình thức bài kiểm tra là trắc nghiệm, Đề kiểm tra có 10 câu, thang điểm

10, mỗi câu đúng được 1 điểm

Cách đánh giá bài kiểm tra: Những bài làm khoanh đúng các câu hỏitrắc nhiệm sẽ được 1 điểm/1 câu, chấm điểm theo thang điểm 10 và kết quảnhư sau:

Kết quả

Số HS

Kết quả thực nghiệm

Điểm giỏi

Trang 19

Biểu đồ 1 đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp

đối chứng sau khi dạy thực nghiệm Kết quả thực nghiệm đã cho chúng tôi thấy

sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Mức độđạt được kiến thức ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng Ở lớp đối chứng, tỉ lệ

HS đạt điểm khá và giỏi chiếm 45.9 %; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HSđiểm khá và giỏi chiếm 71 %, hơn 25.1 % so với lớp đối chứng Điểm TB ở lớpđối chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới 40.5 % và có 13.5 HS đạt điểm yếu Còn lớpđối chứng số HS đạt điểm yếu không có HS nào và số HS đạt điểm TB chiếm tỉ

lệ ít trong tổng số HS, chiếm 29 % Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng địnhdạy học Nâng cao phẩm chất, năng lực HS qua giờ dạy học Ngữ văn đã đem lạihiệu quả và có tính khả thi

2.4.2 Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm

Để khẳng định giờ học thực sự không gây nhàm chán, khó khăn cho cho

HS, chúng tôi đã khảo sát HS thông qua 3 câu hỏi

Câu hỏi đầu tiên chúng tôi khảo sát các mức độ: rất thích; thích học; khôngthích học Kết quả như sau:

Đối tượng

khảo sát

Số phiếu

Rất thích

Thích học

Không thích học

Không rõ quanđiể m

Quan điểm khác

Bảng 2 Khảo sát sự yêu thích của HS sau giờ thực nghiệm

Bảng 2 đã tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ yêu thích khi học tác phẩm

của HS sau giờ thực nghiệm Nhìn vào kết quả cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích vàthích học khi học tác phẩm chiếm 83.7 % Điều đó cho thấy việc áp dụng dạyhọc Nâng cao phẩm chất, năng lực HS qua giờ dạy học Ngữ văn đem lại hiệuquả cao, có tính khả thi

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Sáng kiến đã đi từ việc nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến dạyhọc phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, cũng nêu rõ thực trạng trongdạy và học môn Ngữ văn hiên nay Trong sáng kiến người viết đã đề xuất cáchình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học và đã thiết kế giáo án dạythực nghiệm là căn cứ đánh giá hiệu quả của đề tài

Qua việc thực hiện SKKN trong năm học, tôi đã thu được những hiệu qủanhất định: Học sinh phát huy được tính tư duy, sáng tạo, hứng thú và tích cựchọc tập; nắm chắc kiến thức bài học, chủ động hơn trong việc tự học, tự nghiêncứu Các em hình thành được các năng lực, phẩm chất cần thiết trong học tập vàrèn luyện Các em hình thành rõ thói quen cẩn thận, sáng tạo trong học tập, biết

Ngày đăng: 20/05/2021, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w