1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức dạy học chủ đề virut và bệnh truyền nhiễm môn sinh học lớp 10 bằng phương pháp hoạt động nhóm nhằm nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh

16 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Mục lụcTrang Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Tổ chức giảng dạy một số nội dung kiến thức cụ thể theo phương pháp thảo luận nhóm 7 Tổ chức hoạt động

Trang 1

Mục lục

Trang

Mục đích nghiên cứu 2

Đối tượng nghiên cứu 3

Phương pháp nghiên cứu 3

Tổ chức giảng dạy một số nội dung kiến thức cụ thể

theo phương pháp thảo luận nhóm

7

Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy nội dung

“Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh

chất

7

Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy nội dung

kiến thức: “ Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật”

8

Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy nội dung

“Hình thái virut”

9

Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy nội dung “Sự

nhân lên của virut trong tế bào”

10

Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy nội dung

“HIV/AIDS”

11

Trang 2

I Mở đầu 1.Lí do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay Bộ GD và ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, giúp tạo ra những con người năng động, sáng tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước

Công cuộc đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới quản lí………

Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học

Trước quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông đã có những tiến bộ đáng kể Phương pháp dạy học truyền thống “giáo viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là chính đã từng bước thay thế bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo định hướng quá trình nhận thức của học sinh Song việc đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do (nhận thức của giáo viên, phương tiện dạy học, nôi dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất….) còn nhiều điều bất cập Việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết

Có nhiều phương pháp dạy học mới hướng vào việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học tự tìm đến kiến thức Hoạt động nhóm là một trong những phương pháp quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học Để có thảo luận nhóm thì vấn đề đặt ra cho nhóm là nội dung thảo luận phải có độ khó nhất định mà với sự nổ lực tư duy của mổi cá nhân nhiều khi chưa đủ để hoàn thành nhiệm vụ học tập Vì vậy cần tổ chức cho các em hoạt động nhóm, hoạt động nhóm giúp các em phát huy sức mạnh của nhiều người, cùng thực hiện, cùng thảo luận, cùng tham gia, mỗi người một ý tổng hợp lại thì giải quyết được vấn đề Qua đó các em không chỉ học được các kiến thức mà còn học được các kỹ năng, thao tác thí nghiệm hay thao tác tư duy của bản thân và của bạn

Trong chương trình sinh học 10, có nhiều phần kiến thức trừu tượng, học sinh khó nắm bắt nội dung bài học vì vậy nếu không có phương pháp dạy để tạo

hứng thú học tập thì học sinh sẽ rất nhàm chán Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Tổ chức

dạy học chủ đề VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM- môn sinh học lớp 10

Trang 3

bằng phương pháp hoạt động nhóm nhằm nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức

và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân ”.

2 Mục đích nghiên cứu:

- Xác định quy trình tổ chức dạy học hợp tác nhóm để dạy chủ đề “virut và bệnh truyền nhiễm” nhằm phát triển năng lực học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn

- Góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học hợp tác nhóm

- Làm rõ trọng tâm kiến thức của chủ đề “virut và bệnh truyền nhiễm”

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh lớp 10 ban cơ bản, trường THPT Lê Lợi

- Các tài liệu liên quan đến việc tổ chức hoạt động nhóm, tài liệu về virut và bệnh truyền nhiễm

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong qúa trình thực hiện đề tài tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:

- Tham khảo các tài liệu về việc đổi mới phương pháp dạy học hợp tác nhóm Tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức phương pháp hợp tác theo nhóm của các đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm

- Điều tra khảo sát kết quả học tập môn sinh học của học sinh

- Tổ chức dạy thực nghiệm tại khối 10 trường THPT Lê Lợi

- Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện sau các giờ dạy thực nghiệm bằng cách sử dụng bài Test, phiếu điều tra có sử dụng các câu hỏi soạn sẵn để điều tra học sinh sau các bài dạy thực nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học

II Nội dung

1 Cơ sở lí luận:

Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm thì hoạt động của thầy và trò tương ứng như sau:

- Người học khai phá tri thức, tự nghiên cứu - Thầy chỉ hướng dẫn và cung cấp thông tin

- Trò tự trả lời thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình - Thầy là trọng tài Trò tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh - Thầy làm cố vấn

Để thực hiện được quá trình dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, người thầy phải làm gì? Vai trò của người thầy không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, người thầy vẫn là "linh hồn" của giờ học sinh động và sáng tạo Người thầy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng của mình

Trang 4

nhất Cần nhấn mạnh rằng: Vai trò hoạt động của học sinh trong mỗi giờ học là hết sức quan trọng

Học sinh tham gia chủ động vào quá trình nhận thức, thông qua: học sinh có nhu cầu nhận thức, khao khát tìm hiểu kiến thức mới trong mỗi bài học Tự giác chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm tìm tòi, phát hiện tri thức và học được cách tìm ra tri thức mới Bộc lộ khả năng tự nhận thức Tham gia vào hoạt động hợp tác, theo nhóm, giúp nhau , cùng nhau tìm tòi, phát hiện kiến thức Tham gia thảo luận, tranh luận, góp ý kiến với bạn và bảo vệ ý kiến của cá nhân Khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện vấn đề và tham gia giải đáp Tự đánh giá và tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau Tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức

Trong hoạt động dạy học, dạy học theo kiểu hoạt động nhóm được xem là phổ biến Hoạt động tập thể sẽ giúp giải quyết những vấn đề gay cấn nhanh hơn Hình thức này cũng giúp cho các em quen dần và sớm thích ứng với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay

2 Cơ sở thực tiễn:

Qua thời gian nhiều năm được phân công giảng dạy chương trình sinh học lớp 10

cơ bản tôi nhận thấy:

- Các em chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học cũng như chiếm linh tri thức trên lớp học

- Kỹ năng tư duy, suy luận, xử lý các vấn đề do GV đặt ra còn chậm, chưa thật sự tích cực chủ động trong các hoạt động học tập

- Đa số các em còn thụ động, phần lớn kiến thức là đều do giáo viên cung cấp và các em chỉ tiếp thu một cách thụ động vì vậy rất hiếm gặp trường hợp học sinh phản biện lại một vấn đề

Với những thực trạng trên thì việc giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức rất khó khăn Chính vì vậy mà người giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học vừa để phù hợp với đối tượng học sinh vừa để mang lại những hiệu quả thiết thực, giúp học sinh tích cực chủ động trong học tập Qua thực

tế giảng dạy tại trường THPT Lê Lợi tôi nhận thấy việc tổ chức áp dụng phương

pháp “ Dạy học theo nhóm” chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Song song với việc thay sách giáo khoa, phương pháp dạy học cũng đổi mới

để góp phần thực hiện mục tiêu: “Đào tạo học sinh thành những người năng động, sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học hiện đại, biết vận dụng những hiểu biết

để tìm ra những giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống quanh ta“

Theo tinh thần đổi mới phương pháp hiện nay, học sinh đóng vai trò chủ đạo, giáo viên là người chỉ đạo điều khiển học sinh hoạt động Có như thế mới phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức mới bằng những hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu cho mình qua bài học, thông

Trang 5

qua trao đổi thảo luận nhóm để khẳng định lại kiến thức mà các em đã lĩnh hội

trong quá trình học tập Vì vậy việc “Tổ chức họat động nhóm“ trong giảng dạy

nói chung trong bộ môn sinh học nói riêng là rất cần thiết

Tổ chức họat động nhóm trong giảng dạy tạo cho học sinh có sự tranh luận, trao đổi ý kiến cùng chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy bộ môn sinh học, học sinh hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn Qua đó xây dựng cho học sinh phương pháp tự nhận thức, tự học để có thể học tập suốt đời

Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã lựa chọn phương pháp dạy học theo nhóm để nâng cao hiệu quả giảng dạy chủ đề “Vi rut và bệnh truyền nhiễm” trong chương trình sinh học lớp 10 cơ bản

3.Thực trạng: Việc áp dụng phương pháp hoạt động nhóm vào giảng dạy nội

dung kiến thức của chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” có những thuận lợi và khó khăn sau:

3.1 Thuận lợi:

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn luôn quan tâm đến công tác chỉ đạo, tổ chức các chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm

- Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy (Tranh sinh học10)

- Giáo viên bộ môn sinh học nhiệt tình, tích cực tham gia thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

- Học sinh hứng thú hơn khi thảo luận để nắm bắt nội dung bài học và phát huy tính tích cực của các em

3.2 Khó khăn:

- Một số em học sinh vẫn còn thụ động trong giờ thảo luận, một số em lại ỷ vào các bạn khá, giỏi

- Nhiều em chưa có phương pháp, kế hoạch tự học

- Tổ chức họat động nhóm thường mất thời gian, phương tiện thiết bị chưa sử dụng triệt để vì điều kiện phòng học không phù hợp Không gian lớp học hẹp, bàn ghế

cố định nên việc tổ chức họat động nhóm còn nhiều khó khăn

- Học sinh thường không mạnh dạn khi trình bày trước lớp kiến thức vừa tìm hiểu được

- Một số học sinh yếu lại không có ý thức trong học tập, chưa chú ý, chưa tham gia thảo luận nhiệt tình khi ngồi trong lớp học

4 Các giải pháp cải tiến:

Trang 6

4.1 Qui trình tổ chức hoạt động nhóm:

* Hoạt động 1: Giáo viên lựa chọn vấn đề thảo luận nhóm:

- Nắm vững yêu cầu bài dạy (mục tiêu tổng thể của bài)

- Xác định đúng trọng tâm: Mức độ nội dung kiến thức cần phân tích sâu, cạn, rộng, hẹp ở chỗ nào, tránh dàn trãi chung sẽ làm cho công việc thêm nặng nề mà hiệu quả không cao

- Xem xét lựa chọn vấn đề có thể tổ chức hoạt động nhóm và thu hút học sinh để hoàn thành nhiệm vụ

* Hoạt động 2 Chuẩn bị trước một vấn đề đã chọn cho hoạt động

- Đặt vấn đề rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích

- Nêu vấn đề thiết thực mà học sinh mong muốn được biết

- Nêu vấn đề mang tính thách thức, kích thích tư duy của học sinh

- Loại hoạt động này phù hợp với nhóm: Hai học sinh, bốn học sinh, tám học sinh (tùy theo nhiệm vụ hoạt động mà giáo viên phân nhóm)

- Kế hoạch thời gian cho họat động nhóm cần phải tính toán kĩ lưỡng bởi vì:

+ Nếu tiến hành vội vàng sẽ không đạt mục tiêu hoạt động

+ Nếu thời gian quá dài học sinh không còn chú ý

- Kế hoạch thời gian thảo luận sau khi họat động nhóm xong đó là: Thời gian dành cho nhóm báo cáo, thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận (phần này đóng vai trò căn bản cho thành công của chính hoạt động này)

* Hoạt động 3: Cách tổ chức các dạng nhóm học sinh

Đây là những kỹ năng quan trọng cần thực hành thường xuyên trong các tiết dạy Nếu số lượng học sinh trong lớp đông nên thường tổ chức nhóm mà học sinh không di chuyển chỗ trong lớp học

- Làm việc theo cặp: là làm việc với học sinh ngồi bên cạnh; trường hợp có một

học sinh lẽ thì cặp cuối cùng là nhóm ba học sinh; thường nhiệm vụ dành cho tổ chức nhóm hai học sinh là đơn giản ít vấn đề phức tạp

+ Bắt đầu hoạt động làm việc theo cặp

+ Sau đó khi họat động kết thúc yêu cầu cặp “A” quay sang làm việc với cặp “B” như so sánh, đối chiếu kết quả, rút ra vấn đề chung hoặc phân biệt

- Nhóm bốn học sinh:

Trang 7

+ Nếu bàn dài: Bốn học sinh trên nhóm

+ Nếu bàn ngắn: Hai học sinh ngồi trên quay xuống đối diện hai học sinh ngồi dưới làm thành nhóm bốn học sinh

- Nhóm tám học sinh:

+ Hai bàn dài: Bốn học sinh ngồi trên quay xuống đối diện bốn học sinh bàn dười làm thành nhóm tám học sinh

* Tổ chức nhóm bốn học sinh hoặc tám học sinh: Khi nhiệm vụ hoạt động học tập

có liên quan đến nhiều vấn đề khó phức tạp hay những thí nghiệm có nhiều khâu

* Hoạt động 4: Giáo viên nêu yêu cầu chung của việc tổ chức hoạt động trong mỗi nhóm

Khi được sắp xếp vào nhóm mỗi nhóm đề cử ngay:

- Một nhóm trưởng: Người điều khiển phân công thảo luận nhóm

- Một thư ký: Ghi chép tóm tắt ý chính thảo luận và kết quả thảo luận của nhóm

- Người báo cáo: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm

Để nhóm trưởng dễ điều khiển, thư ký ghi chép dễ dàng, tránh nhiều học sinh thụ động

Vị trí chỗ ngồi của nhóm trưởng và thư ký phải dễ điều khiển và kiểm soát hoạt động của các thành viên nhóm mình, tránh phát sinh suy nghĩ ỷ lại giao hết cho nhóm trưởng và thư ký làm việc với nhau Không nên tổ chức nhóm lớn hơn 8: Vì nhóm trưởng khó điều khiển quá trình đi tới thống nhất kết luận của nhóm sẽ chậm hơn Nhóm càng nhỏ: Đi tới quyết định nhanh hơn học sinh bớt thụ động hơn

* Hoạt động 5: Cách giới thiệu hoạt động nhóm

- Cần chú ý sự thu hút của học sinh:

+ Yêu cầu yên lặng

+ Chờ khi cả lớp lắng nghe lúc đó giáo viên mới bắt đầu chỉ dẫn Tránh nhắc lại nhiều lần, tránh sai lầm hoặc hiểu lầm

+ Sự chỉ dẫn phải cụ thể, có tổ chức

- Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ:

+ Số lượng nhóm và số lượng học sinh trong một nhóm phải thích hợp cho các hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo lớp phải đạt được mục tiêu hoạt động đã đề ra

Trang 8

- Hướng dẫn rõ ràng, xúc tích cách thực hiện hoạt động Khi hướng dẫn cần nói chậm và rõ ràng dễ hiểu

- Phân bố thời gian:

+ Xác định rõ thời gian: 3 phút hay 5 phút

- Nhắc nhở học sinh xác định công việc trong nhóm

- Phát tài liệu hoặc phiếu học tập (nếu nhiệm vụ hoạt động cần sự hỗ trợ) Không nên phát trước rồi sau đó mới hướng dẫn hoạt động vì như thế học sinh sẽ không tập trung nghe lời hướng dẫn cần thiết của bạn

* Hoạt động 6: Bắt đầu hoạt động làm việc theo nhóm

- Học sinh làm việc theo nhóm:Trao đổi, thảo luận trong nhóm, phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm

- Vai trò của giáo viên: Khi bắt đầu làm viêc theo nhóm lúc này nhiệm vụ của giáo viên chuyển từ vai trò người hướng dẫn thành người người giám sát.Đến thăm từng nhóm: Ngoài việc giám sát người giáo viên cần kết hợp đánh giá cuộc thảo luận của các nhóm qua các nhận xét sau: học sinh có nói với nhau không; học sinh có lắng nghe lẫn nhau không, có đáp lại những gì học sinh khác nói không, Có xem xét, quan tâm đến các ý kiến thảo luận trong nhóm không; Có thể hiện sự tăng lên

về kiến thức, hiểu biết hay cách đánh giá lẫn nhau trong nhóm không

Giáo viên cần hỗ trợ nhóm một cách khách quan, không nên tạo cảm giác thiên vị hay thắng thua trong lớp

* Hoạt động 7: Chia sẻ kết quả thảo luận

- Từng nhóm báo cáo: Đây là cách hay được áp dụng Khuyến khích báo cáo với hình thức sinh động

- Luân chuyển kết quả thảo luận

* Hoạt động 8: Tổng kết hoạt động nhóm

- Phải tổng kết phân tích kết quả thảo luận nhóm Trong khi phân tích, chú ý nhấn mạnh trọng tâm, khuyến khích các ý kiến hay, chỉnh sữa các ý kiến chưa đúng, cho

ví dụ làm rõ nghĩa và bổ sung nếu thiếu

- Cuối cùng cần nhấn mạnh ý chính hoặc nhắc lại nội dung chính với cả lớp

- Cần tôn trọng trọng ý kiến đúng của tất cả các nhóm

Trang 9

- Qua đánh giá giáo viên hãy kịp thời khen ngợi và khuyến khích những nỗ lực các

em đã cố gắng đạt được; động viên, giúp đỡ các em học sinh trầm, rụt rè đóng góp

ít nhất một ý kiến cho họat động này

- Kết thúc họat động, yêu cầu tất cả các nhóm trở về vị trí củ để bắt đầu tiến hành hoạt động khác

4.2 Tổ chức giảng dạy một số nội dung kiến thức cụ thể theo phương pháp thảo luận nhóm

4.2.1 Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy nội dung “Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

a Hình thức vận chuyển chủ động và thụ động:

* Giáo viên hướng dẫn học sinh huy động kiến thức; làm việc nhóm, đọc sách và báo cáo.

* Giáo viên yêu cầu học sinh:

? Trình bày cấu tạo màng sinh chất?

? Nêu vai trò của lớp kép photpholipit và protein xuyên màng?

* Học sinh vận dụng kiến thức bài 10 để trả lời

* Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm Yêu cầu học sinh quan sát 11.1 sách giáo khoa

và hoàn thành nhiệm vụ sau trong thời gian 5 phút:

- Nhóm 1, 2: Nêu định nghĩa và tìm hiểu về khái niệm vận chuyển thụ động (điều kiện, con đường, chất vận chuyển); nêu ví dụ vận chuyển thụ động

- Nhóm 3, 4: Nêu định nghĩa và tìm hiểu về khái niệm vận chuyển chủ động (điều kiện, con đường, chất vận chuyển); nêu ví dụ vận chuyển chủ động

* Các thành viên trong mỗi nhóm sau khi thảo luận cần ghi nhanh các nội dung thảo luận ra giấy A4

* Các thành viên của các nhóm sẽ di chuyển theo quy định của giáo viên để tạo nhóm mảnh ghép Các nhóm mảnh ghép sẽ hoàn thành phiếu học tập số 1 trên tờ giấy A1 trong thời gian 3 phút

Phiếu học tập số 1

Tiêu chí Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động

Hướng vận chuyển

Năng lượng

Con đường

Trang 10

Chất vận chuyển

Ví dụ

* Giáo viên yêu cầu các nhóm treo sản phẩm cảu mình lên bảng và báo cáo song song: một nhóm báo cáo, đại diện các nhóm còn lại đứng cạnh sản phẩm của mình

và tích vào các nội dung không giống nhóm báo cáo

* Giáo viên yêu cầu các nhóm phản biện những điểm khác nhau trong báo cáo giữa

2 nhóm với nhau; giáo viên thống nhất và chuẩn hóa kiến thức

b Nhập bào và xuất bào.

* Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tập Yêu cầu học đọc sách giáo khoa và hoàn thành nhiệm vụ sau trong thời gian 7 phút:

- Nhóm 1, 2: Dùng đất nặn làm mô hình hóa quá trình nhập bào

- Nhóm 2, 3: Dùng đất nặn làm mô hình hóa quá trình xuất bào

* Sau khi hoàn thiện, các nhóm sẽ cùng trưng bày sản phẩm và đại diện nhóm 1, 3

sẽ thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét, bày tỏ quan điểm

* Giáo viên chốt kiến thức về quá trình nhập bào và xuất bào

4.2.2 Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy nội dung kiến thức: “ Sinh

trưởng và sinh sản của vi sinh vật”

* Nhiệm vụ 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm Yêu cầu học sinh quan sát thí

nghiệm nuôi cấy vi khuẩn E coli Sau đó kết hợp sử dụng sách giáo khoa để hoàn thành bài tập số 1 trong thời gian 7 phút

Bài tập 1: Một vi khuẩn E coli trong điều kiện thích hợp cứ 20 phút phân chia

một lần Xác định số tế bào của quần thể vi khuẩn theo bảng sau:

Thời gian Số lần phân chia Số tế bào của quần thể vi khuẩn

20 phút

40 phút

60 phút

? Số tế bào của quần thể vi khuẩn qua các lần phân chia thay đổi theo quy luật nào?

? Nêu khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

Ngày đăng: 20/05/2021, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w