1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc tiếp cận các văn bản nghị luận

20 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 160 KB

Nội dung

Giải pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội qua việc tiếp cận các tác phẩm nghị luận trong chương trình 8 2.3.1 Đọc văn bản tìm ra những luận điểm, luận chứng bàn luận vấn đề 8

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH III

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH QUA VIỆC TIẾP

CẬN CÁC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hương

Chức vụ : Giáo viên

SKKN thuộc môn : Ngữ văn

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

2.2.1 Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay 5 2.2.2 Thực trạng dạy và học làm văn ở các trường THPT 5 2.2.3 Thực trạng dạy và học Làm văn ở trường THPT Thạch Thành 3 7

2.3 Giải pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội qua việc

tiếp cận các tác phẩm nghị luận trong chương trình

8

2.3.1 Đọc văn bản tìm ra những luận điểm, luận chứng bàn luận vấn đề 8

2.3.2 Xem xét cách vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận của tác giả

khi lý giải vấn đề

2.3.4 Rút ra ý nghĩa tư tưởng tác phẩm và tính thực tiễn của vấn đề

10

11

2.3.5 Khái quát mô hình bài học bằng sơ đồ tư duy 13

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15 15

16

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập giữa tốt - xấu, đúng - sai, phải

- trái,…Có những mặt biểu hiện rõ ràng nhưng nhiều khi chúng ẩn nấp trong nhau tạo sự phức tạp làm nảy sinh vấn đề Và đi đến khẳng định vấn đề, chúng ta cần phải bàn luận thấu đáo những biểu hiện của nó để xem xét, đánh giá Có những sự thật không dễ gì lộ diện và phơi bày nên sự đối mặt, đấu tranh làm rõ thực chất vấn đề là điều cần thiết Điều này cho thấy văn nghị luận đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội

Trong văn học nghệ thuật, văn nghị luận là một thể loại có những đặc trưng riêng Đề tài của thể này khá phong phú, đa dạng Nó bao trùm trên nhiều lĩnh vực đời sống con người và văn chương: luận bàn về một vấn đề có tính thời sự

xã hội, về văn hóa, về sự phát triển của một thời kỳ, một giai đoạn văn học, về phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ,…Chính điều này, nó tạo nên tính thực tiễn và những dạng thức thể loại khác nhau của văn nghị luận: nghị luận xã hội, nghị luận văn học

Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc làm văn của học sinh, tôi thấy đối tượng học sinh trung bình – yếu rất chật vật và mất thời gian khi học và viết kiểu bài Nghị luận xã hội Qua quá trình chấm bài, tôi nhận thấy, phần Nghị luận xã hội của đối tượng này chưa đạt yêu cầu, hoặc còn thiếu ý, chưa nắm được cấu trúc làm bài hoặc viết vòng vo, lan man không liên quan đến yêu cầu Xuất phát từ những lý do trên, tôi mong muốn giúp học sinh làm tốt bài văn Nghị luận xã hội Qua thực tế giảng dạy, bằng kinh nghiệm và tài liệu đọc được,

tôi xin trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn Nghị luận xã hội cho học sinh qua việc tiếp cận các văn bản nghị luận

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Giúp giáo viên vận dụng các đặc trưng của văn nghị luận xã hội trong quá trình dạy các văn bản nghị luận, từ đó hình thành và rèn luyện cho học sinh các

kĩ năng đọc và làm văn nghị luận xã hội

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, tôi không đặt ra một tham vọng quá lớn là nghiên cứu sự phát triển thể nghị luận qua tác phẩm được giảng dạy trong nhà trường và phương pháp dạy tích hợp văn nghị luận Mà từ những đặc trưng thể loại, tôi vận dụng vào tiếp cận một số văn bản cụ thể Từ cách thức tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm, giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng thực tiễn rèn kỹ năng thực hành kiểu văn nghị luận xã hội – một kiểu bài văn mới của học sinh trong chương trình Ngữ văn

Trang 4

Đề tài này có thể vận dụng trong những tiết học về văn nghị luận thuộc cấu trúc chương trình của Bộ Giáo dục hoặc luyện tập phân môn Làm văn trong các tiết học phụ đạo ở trường THPT

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

- Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa lý luận về dạy học Làm văn THPT nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng trong chương trình Ngữ văn, đồng thời, góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học làm văn ở nhà trường THPT

- Về thực tiễn: Đề xuất cách thức rèn luyện kĩ năng thực hành nghị luận xã hội cho học sinh THPT; giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình rèn luyện cho học sinh viết văn nghị luận xã hội

Trang 5

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

Xét theo nội dung bàn luận, văn nghị luận gồm 2 thể loại: Văn chính luận (luận

bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức); Tựa “Trích diễm thi tập” (trích) của Hoàng Đức Lương, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Về luân lý xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh, Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh,…Văn phê bình văn học (luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật); Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng,…

Xét về hình thức, văn nghị luận bao gồm các loại tạp văn, tiểu phẩm, chuyên luận, bản thu hoạch, bài phát biểu ý kiến, lời khai mạc, bản tổng kết, lời diễn thuyết, lời chào mừng,…

Sự đổi thay của xã hội, sự giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài qua từng thời kỳ lịch sử cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển thể văn nghị luận Nên xét về hình thức công bố, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại Việt Nam, văn nghị luận có nhiều dạng thức thể loại khác nhau:

+ Văn học trung đại: thể cáo, chiếu, biểu, hịch, điều trần…

+ Văn học hiện đại: các loại xã luận, các bài tuyên ngôn, lời kêu gọi, bình luận, phê bình, bút chiến,…

Sự phát triển mạnh mẽ các dạng thể văn nghị luận đã tạo nên mạch nguồn truyền thống của văn nghị luận qua các thời kỳ lịch sử Nó góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển xã hội Nó ghi nhận tài năng, trí tuệ uyên bác của các cây bút: Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà, Ngô Đức Kế, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Hải Triều, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai,…Sự phát triển này làm thành một bộ phận văn chương, trở thành niềm tự hào, xây tạc những tượng đài vinh danh nhân tài đất Việt từ trước đến nay

Tựu chung lại, văn nghị luận là loại văn giàu tính triết lí, tính biện luận nhằm trình bày một vấn đề thời sự xã hội, một tư tưởng nào đó Cùng là “loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” nhưng mỗi thể loại văn học có những đặc trưng riêng “Văn học là những sản phẩm viết của xã hội bằng văn xuôi hoặc thơ Theo nghĩa rộng, văn học bao gồm tất các kiểu viết theo lối hư cấu hoặc

không hư cấu nhằm mục đích xuất bản” (Từ điển Bách khoa toàn thư của Mĩ –

năm 2000) Như vậy, yếu tố tạo nên sự khác nhau căn bản giữa các thể loại văn

học là “lối hư cấu hoặc không hư cấu” trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ

“ Hư cấu là một hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng thường thấy ở thể thơ ca, văn xuôi, tùy bút,…Nó tác động tới trí tưởng tượng, kích thích trí tưởng tượng người đọc Nó giúp người đọc hình dung ra những sự vật, sự việc hiện hữu như vốn có ngoài đời hay tạo dựng trong tâm trí họ một thế giới siêu thực,

Trang 6

hư ảo Điều đó, nó khơi dậy trong tâm thức con người những rung động tình

cảm chân thực, hướng tới một lẽ sống cao đẹp, nhân văn.”[8] Ví như “nàng

trăng” trong tập thơ Đau thương của Hàn Mặc Tử Bằng tưởng tượng trong hư

cấu nghệ thuật, Hàn Mặc Tử đã sáng tạo ra một thế giới trăng hư ảo, thơ mộng, một thế giới trăng kỳ dị, kinh dị mà chưa có nhà thơ nào tạo tác được Với những tác phẩm tuyệt bút, Tử cho trăng những nội dung, hình ảnh tuyệt mĩ khác nhau: Trăng lúc rất thơ, rất đẹp, rất huyền hồ, thực hư khó phân định:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay ?

Trăng khi như gái xuân thì lả lơi, động tình khao khát, đợi chờ:

Trăng nằm sõng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi.

Trăng khi là gái đồng trinh, lõa thể đầy sắc dục:

Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm

Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

Trăng như bóng ma hời sờ soạng đêm khuya:

Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn.

Trăng như kẻ phản bội:

Mở cửa nhìn trăng trăng tái mặt

Trăng như kẻ bệnh tật, đổ vỡ xác thân:

Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa,

Vỡ ra từng vũng đọng vàng khô.

Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy,

Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.

Trăng như món hàng rao bán:

Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò,…

Tóm lại, thơ của Tử, trăng không còn là trăng thực nữa bởi trăng là một thế giới siêu thực, hư ảo Nó thể hiện tâm trạng, niềm khao khát cuộc sống, sự sống của thi nhân

“Trái với thơ ca nghệ thuật, văn nghị luận “không hư cấu” Nó dựa vào

tư duy lô gích Nó có sự kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng, giữa lý và tình, giữa biểu cảm và nghị luận,…để tạo sức thuyết phục, tác động mạnh tới lý trí, tình cảm, sự nhận thức của con người Vấn đề đưa ra mới mẻ, sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực bao nhiêu thì càng chứng thực chất lượng tác phẩm, tư tưởng, quan điểm nhân văn tiến bộ của tác giả bấy nhiêu Ngôn ngữ sử dụng trong văn nghị luận phải chính xác, sắc bén về lý nhưng cũng phải làm rung động tình cảm từ trái tim con người.”[3] Nghiệm chứng phần đầu bản Tuyên ngôn

Độc lập của Hồ Chí Minh càng thấy rõ điều này Lời mở đầu tác phẩm Người viết: Hỡi đồng bào cả nước – tiếng nói đó có sức mạnh của lời hiệu triệu toàn

Trang 7

thể dân tộc Việt Nam cùng hướng về vận mệnh chung của Tổ quốc trong giây phút thiêng liêng nhất Nó cũng thức tỉnh quyền sống con người, cùng đấu tranh

cho quyền tự do, bình đẳng dân tộc Dựa vào chân lý có sẵn bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp (1791), Hồ Chí Minh đã phân tích, mở rộng vấn đề: Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do Từ đó, Hồ Chí Minh đấu tranh, khẳng định một chân lý hiển nhiên: Đó là những lẽ phải không

ai chối cãi được về quyền sống, quyền bình đẳng, tự do của dân tộc Việt Nam.

Cái lý và cái tình trên buộc kẻ thù phải công nhận chủ quyền lãnh thổ đất nước

và vấn đề nhân quyền của nhân dân Việt Nam, phải từ bỏ mưu đồ xâm chiếm nước ta,…Như vậy, hiểu và nắm bắt được những kiến thức cơ bản của thể văn nghị luận sẽ tạo nên trong tâm thế người đọc cách thức khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm

2.2 Thực trạng.

2.2 1 Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay.

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều khẳng định vai trò của người học là chủ thể của nhận thức tích cực trong quá trình học tập Đổi mới phương pháp dạy và học văn theo định hướng coi học sinh là chủ thể sáng tạo phải là sự thay đổi toàn diện và đồng bộ Hơn nữa, mục tiêu chính của dạy văn ở cấp trung học phổ thông là dạy người, dạy cho học sinh cách sống, cách cảm, cách nghĩ và kĩ năng giao tiếp Sẽ không thể giao tiếp tốt nếu học sinh không thông thạo bốn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông không thể không hướng đến rèn luyện cho học sinh kĩ năng “viết”

Làm văn là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp Khi làm bài tập làm văn, học sinh phải huy động cả năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống và khả năng tư duy của mình để nội dung bài làm có được nét tinh tế, những vẻ sinh động và một phong cách riêng Mỗi bài tập làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức, tình cảm của học sinh đối với vấn đề văn học và cuộc sống Nó cũng phản ánh khá rõ năng lực và tư duy, trình độ ngôn ngữ và một phần cá tính của học sinh

2.2.2 Thực trạng dạy và học văn nghị luận xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của văn nghị luận đối với việc hiểu biết các vấn đề xã hội và rèn kỹ năng lập luận cho học sinh, chương trình Ngữ văn lớp 9

bậc THCS, học sinh bắt đầu tiếp cận thể văn nghị luận qua các trích đoạn: Bàn

về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi),

Trang 8

Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan) Cùng với đó là những kiến thức cơ bản của phân môn làm văn: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Đây là những kiến thức cơ bản tạo nền tảng vững giúp học sinh nâng cao tiếp nhận tri thức ở cấp THPT

Chương trình Ngữ văn THPT, từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được tìm hiểu khá nhiều tác phẩm thuộc thể văn nghị luận theo tiến trình phát triển văn học và các kỹ năng viết văn nghị luận

* Lớp 10, giảng dạy các trích đoạn tác phẩm nghị luận hay đoạn trích được

viết dưới dạng bình sử:

- Văn bản văn học:

+ Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi

+ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) – Thân Nhân Trung

Đọc thêm: + Tựa “Trích diễm thi tập” (trích) – Hoàng Đức Lương

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô

sĩ Liên

+ Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sĩ Liên

- Các bài làm văn:

+ Lập dàn ý bài văn nghị luận

+ Lập luận trong văn nghị luận

+ Các thao tác nghị luận: ôn tập một số thao tác đã học và tìm hiểu một số

thao tác mới

+ Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

* Lớp 11, học sinh được tìm hiểu một số văn bản nghị luận thuộc văn học

trung đại và hiện đại:

- Văn bản văn học:

+ Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

+ Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lý Đông Tây) - Phan

Châu Trinh

+ Một thời đại trong thi ca (Trích) – Hoài Thanh

+ Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều) - Nguyễn Trường Tộ

+ Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh + Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen

- Các bài làm văn:

+Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

+ Thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận

+ Cách thức kết hợp các thao tác trong bài văn nghị luận

+ Tóm tắt văn bản nghị luận

* Lớp 12, học sinh được tìm hiểu các văn bản:

+ Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh

Trang 9

+ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn

Đồng

+ Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1-12-2003 – Cô-phi

An-nan

+ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu

+ Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi

+ Đô- xtôi-ép-xki – X.Xvai-gơ

- Các bài làm văn:

+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống

+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; về một ý kiến bàn về văn học

+ Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận,…Ngoài ra, học sinh còn được tìm hiểu một số tiết về

tiếng Việt để củng cố kiến thức văn nghị luận

Bao quát chung, văn nghị luận đã được đặt đúng vị trí của nó trong đời sống văn học nói chung và giảng dạy trong nhà trường nói riêng Nó được phân bố đều ở từng khối học và nâng cao tri thức ở từng bài học Nó rèn luyện khả năng

tư duy, phát huy trí tuệ cho học sinh Nếu không có nó, tư duy con người bị hạn chế bởi thiếu năng lực nghị luận, trí tuệ con người không được đào tạo toàn diện Chính vì vậy, văn nghị luận là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên nội dung phần văn học của chương trình Ngữ văn mới

2.2.3 Thực trạng học và làm văn nghị luận nói chung của học sinh

Thực tế hiện nay, học sinh không mặn mà lắm với các môn học xã hội nhất

là môn văn Nguyên nhân có nhiều lý do khác nhau Ở đây, tôi không luận bàn vấn đề này Mà qua thực tế đứng trên bực giảng nhiều năm cho thấy: đại đa số học sinh bây giờ trình độ hiểu biết về văn hóa xã hội còn nông cạn, hạn hẹp, vốn sống đơn điệu Điều này, nó ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cảm thụ các tác phẩm văn học của học sinh và khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề nghị luận Học sinh không biết cách nghị luận một hiện tượng (vấn đề) đặt ra: vụng về trong đặt vấn đề, lúng túng trong diễn đạt, rườm rà khi trình bày Phần luận giải vấn đề chưa biết hình thành luận điểm; chưa biết cách phân tích, chứng minh vấn đề nghị luận bằng các luận cứ Dẫn chứng nghèo nàn, không ăn nhập với lý

lẽ bàn luận…

Do khuôn hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số cách thức rèn kỹ năng nghị luận xã hội cho học sinh Trên cơ sở những kiến thức chuẩn từ những bài văn nghị luận được học chính khóa, nhất là những tác phẩm văn nghị luận hiện đại, chúng tôi vận dụng cách trình bày vấn đề của các tác giả rèn kỹ năng nghị luận cho học sinh

Trang 10

2 3 Giải pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội qua việc tiếp cận các tác phẩm nghị luận trong chương trình.

Ngoài những kiến thức khái lược và yêu cầu về đọc văn nghị luận trong sách

giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai, Ban cơ bản bài Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm sáng tỏ một số vấn đề sau khi

tiếp cận văn bản nghị luận:

2.3 1 Đọc văn bản tìm ra những luận điểm, luận chứng bàn luận vấn đề

Đọc văn bản là bước đầu thâm nhập vào tác phẩm để cảm nhận Nếu như trong văn bản kịch, khi đọc, người đọc phải phát hiện ra điểm khởi đầu của hoàn cảnh có vấn đề làm nảy sinh mâu thuẫn, sự phát triển đỉnh điểm, giải quyết mâu thuẫn kịch để luận giải ý nghĩa tư tưởng tác phẩm thì khi đọc văn bản nghị luận, cần chú ý mạch cảm xúc trong ngữ điệu lời văn, cách đặt, giải quyết, kết luận vấn đề, tính cấp thiết hành động từ vấn đề đặt ra như thế nào Mỗi phần có kết cấu , bố cục rõ ràng Đọc kỹ từng phần, tìm những từ ngữ thể hiện mấu chốt vấn

đề nghị luận, xem xét cách thức lập luận vấn đề của người viết, khả năng kết hợp các yếu tố biểu cảm và nghị luận trong trình bày vấn đề

Đi tìm tinh thần cơ bản một tác phẩm (đoạn trích) văn bản nghị luận, người đọc cần lưu tâm tới nhan đề văn bản Nhan đề đó do tác giả đặt hay người biên soạn sách đặt có tính khái quát nhất vấn đề nghị luận Từ đó, soi chiếu vào phần đầu văn bản đặt ra câu hỏi: Văn bản đề cập tới vấn đề gì? Vấn đề đó đặt ra như thế nào? ( trực tiếp hay gián tiếp ) Cách thức sử dụng từ ngữ, thao tác lập luận vấn đề? Vấn đề giới thiệu được khai triển như thế nào khi kiến giải ở phần chính của văn bản? Đọc kỹ phần giải quyết hiện tượng (vấn đề) bàn luận, tìm ra những luận điểm cơ bản và bổ trợ, dẫn chứng cụ thể, cách phối hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng (luận chứng) làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc ( người nghe) Truy tìm, xem xét tốt các cấp độ biểu hiện của luận điểm, luận chứng nghĩa là

đã thâm nhập vào nội dung tác phẩm, thấu hiểu tư tưởng người viết Đây là những cơ sở để người đọc có nhận thức, đánh giá đúng đắn sự thành công, giá trị hiện thực, tính nhân văn của tác phẩm và tư tưởng tiến bộ của nhà văn

Khi đọc và đã xác định được các luận điểm, giáo viên cần có những định hướng khai thác văn bản cho học sinh Tùy mức độ biểu hiện ở từng luận điểm

mà vận dụng kiến thức cho phù hợp và linh hoạt, tránh lan man đi lệch trọng tâm vấn đề tác giả trình bày bằng những dẫn chứng rườm rà, lý lẽ không cần thiết Nói có sách mách có chứng, văn nghị luận khó chấp nhận những giảng giải suông với những lý lẽ khô khan Nên khi tiếp cận văn bản, giáo viên phải nhận thức được văn bản thuộc nghị luận xã hội hay nghị luận văn học để xác định phương thức tìm hiểu tác phẩm, vận dụng những hiểu biết của mình về vấn đề bàn luận và đưa ra những dẫn chứng phù hợp để thuyết phục mọi người cùng

nhìn nhận, đánh giá khách quan vấn đề nghị luận: Chương trình Ngữ văn 11, Ban cơ bản, học sinh được tìm hiểu chính khóa 3 tác phẩm văn nghị luận; trong

Ngày đăng: 20/05/2021, 21:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w