KếtoántạiDNNVV:Đốiphóvàhệlụy Tầm quan trọng của công tác kếtoán DN mới chỉ được xác định ở nước ta về mặt lý thuyết. Trên thực tế, công tác kếtoán DN đã và đang bị coi thường. Trước hết, trong các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, công tác kếtoán chỉ là "công cụ để đối phó" với việc kiểm tra, quyết toán thuế. Tình trạng "hai trong một" - hai hệ thống sổ kếtoán xảy ra khá phổ biến, nếu không muốn cho rằng, ở tất cả các DN nhỏ và vừa. Hai hệ thống cùng tồn tạiHệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ DN được biết. Đó là hệ thống "sổ chợ", không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán thuế". Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh. Trong các DN ngoài quốc doanh, số liệukếtoán phản ánh tình trạng "lãi thật, lỗ giả". Không ít DN, sau một số năm hoạt động số lỗ cộng dồn lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ nhưng chủ DN vẫn rất nhiều tiền để mua bán bất động sản và mua sắm các tài sản đắt tiền. Ở các DN nhà nước (bao gồm cả các Cty cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối) thì tình hình ngược lại, hoạt động kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng nhưng trên báo cáo tài chính vẫn có lãi, vẫn chia tiền thưởng và thậm chí có Cty vẫn "lên sàn" giao dịch của thị trường chứng khoán. Nhân lực không được trọng dụng Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ kếtoán được đào tạo khá nhiều. Song, sự gia tăng về lượng không tương xứng với sự nâng cao về chất. Thêm vào đó, cùng với phương thức "gia đình trị" trong quản lý các DN VN, các cán bộ kếtoán chưa được chủ DN trọng dụng, không có điều kiện để học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn. Có nhiều DN thuê kếtoán theo mùa vụ. Vì vậy, đội ngũ kếtoán trong các DN không ổn định, gây khó khăn lớn cho việc bảo đảm yêu cầu liên tục trong công tác kế toán. Doanh nghiệp thờ ơ với Luật? Về việc quản lý nhà nước đối với công tác kếtoán DN, Luật Kếtoánvà các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành và có hiệu lực. Song, việc triển khai Luật vào thực tiễn của các DN chưa được quan tâm. Công tác kiểm tra kếtoán theo các điều 35 đến 38 Luật Kếtoán chưa được triển khai. Cho đến nay, chỉ cơ quan thuế quan tâm, kiểm tra công tác kếtoán của DN. Song, việc kiểm tra công tác kếtoán DN của cơ quan thuế chỉ nhằm mục đích thuế, do đó không thể toàn diện. Hơn nữa, theo quy định hiện hành, cơ quan thuếë không có thẩm quyền trong việc xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, những sai sót của DN về công tác kếtoán rất dễ dàng được "cho qua" nhờ các "cuộc đàm phán tế nhị"! Để từng bước đưa chế độ kếtoán VN hòa nhập cùng chế độ kếtoán của các nước trên thế giới, những năm qua, Bộ Tài chính đã tích cực nghiên cứu và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Đó là một cố gắng lớn, đáng ghi nhận. Song, việc nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực kếtoán là quan trọng nhưng quan trọng hơn là đưa chúng vào thực tiễn. Nghiên cứu, tiếp thu các chuẩn mực kếtoán là công việc rất phức tạp, ngay cả với những cán bộ kếtoán được đào tạo chính quy. Do đó, ban hành các chuẩn mực kếtoán chưa phải đã là hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn cho thấy, ở không ít DN nhỏ và vừa hiện nay, còn rất nhiều cán bộ kếtoán như những "con nai vàng ngơ ngác" khi nghe nói đến chuẩn mực kế toán! Đã đến lúc, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng coi thường công tác kếtoán trong các DNVN. admin (Theo Diễn đàn doanh nghiệp ) Tình trạng coi thường công tác kếtoán trong nhiều DN?VN, trước hết và chủ yếu là trong các DNNVV đã gây ra những hậu quả âm thầm nhưng nghiêm trọng. Không ít DN, sau hai ba năm, khi có thanh tra thuế mới vội vàng "chạy" để lập lại các sổ kếtoánvà báo cáo tài chính. Nghiêm trọng hơn, có những DN, mời đơn vị kiểm toán để kiểm toán báo cáo tài chính nhằm thực hiện "giấc mơ lên sàn" nhưng đơn vị kiểm toán đã từ chối vì công tác kếtoán . chưa đạt yêu cầu! . Kế toán tại DNNVV: Đối phó và hệ lụy Tầm quan trọng của công tác kế toán DN mới chỉ được xác định ở nước ta về mặt lý thuyết. Trên thực tế, công tác kế. nhà nước đối với công tác kế toán DN, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành và có hiệu lực. Song, việc triển khai Luật vào thực