Tài liệu Kế toán đầu tư trái phiếu phát sinh chiết khấu và phụ trội ppt

5 811 1
Tài liệu Kế toán đầu tư trái phiếu phát sinh chiết khấu và phụ trội ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế toán đầu trái phiếu phát sinh chiết khấu phụ trội Lãi suất hiện hành, chiết khấu, phụ trội là những nội dung mới đã được đề cập trong chuẩn mực kế toán doanh thu thu nhập khác (VAS14) ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng đã gây ra không ít khó khăn cho các DN trong quá trình áp dụng vào thực tế, cụ thể là phương pháp tính hạch toán kế toán liên quan đến lãi suất hiện hành, chiết khấu, phụ trội khi đầu trái phiếu. Lãi suất hiện hành, chiết khấu, phụ trội đã được đề cập trong Chuẩn mực kế toán Doanh thu thu nhập khác (VAS14) ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001. Tuy nhiên, Thông số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002, hướng dẫn thực hiện chuẩn mực lại không đề cập đến những nội dung cũng như các phương pháp kế toán liên quan đến chiết khấu, phụ trội trái phiếu cho dù thực tế các nghiệp vụ kinh tế này đã phải phát sinh ở các DN càng mở rộng hơn khi thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam ngày càng phát triển như hiện nay. Một khi chưa có hướng dẫn nhất quán, tất yếu sẽ ảnh hưởng tính xác thực ở số liệu kế toán khi xác định doanh thu tài chính lợi nhuận trong kỳ của DN, dẫn đến sự không đồng nhất trên báo cáo tài chính của các DN. Để giải quyết vấn đề trên, nhằm hoàn thiện chế độ kế toán trong các DN, xin minh hoạ hai phương pháp tính hạch toán kế toán liên quan đến lãi suất hiện hành, chiết khấu, phụ trội của trái phiếu. Phương pháp kế toán khi đầu trái phiếu phát sinh chiết khấu hay phụ trội. Một trái phiếu có thời hạn 5 năm giá trị khi đáo hạn là 100.000 VNĐ lãi suất trái phiếu là 7%/năm, lãi trả một năm một lần vào ngày 31/12. Trái phiếu được phát hành vào ngày 01/01/2000, giả sử ngày mua trái phiếu 01/01/2000. - Giá của trái phiếu. + Nếu lãi suất thị trường tại thời điểm ngày 01/01/2000 là 8%/năm, trái phiếu sẽ có giá bán là 96.007 VNĐ (do lãi suất thị trường cao hơn lãi suất ghi trên trái phiếu). Như vậy, chiết khấu trái phiếu là 3.993 (100.000 - 96.007) + Nếu lãi suất thị trường tại 01/01/2000 là 6%/năm thì trái phiếu sẽ có giá bán là 104.212 VNĐ. Như vậy, ta có phụ trội trái phiếu là 4.212 (104.212 - 100.000) - Doanh thu hoạt động tài chính từ tiền lãi vào ngày 31/12 Tiền lãi danh nghĩa = 100.000*7% = 7.000 Doanh thu hoạt động tài chính từ tiền lãi thực tế = tiền lãi danh nghĩa trên trái phiếu công (+) phần chiết khấu trừ (-) phần phụ trội. Như vậy, việc tính doanh thu hoạt động tài chính từ tiền lãi thực tế sẽ tuỳ thuộc vào việc phân bổ phụ trội hay chiết khấu của trái phiếu. Từ đây, có thể vận dụng một trong hai phương pháp để tính đó là phương pháp phân bổ theo đường thẳng phân bổ theo lãi suất thị trường. Phân bổ theo đường thẳng Nếu chiết khấu trái phiếu Tổng mức chiết khấu cần phân bổ: 3.993, tương ứng với số kỳ trả lãi trái phiếu là 5 kỳ. Như vậy, chiết khấu được phân bổ cho mỗi kỳ trả lãi là: 799 (3.993/5 = 799) - Tiền lãi thực tế = 7.000 + 799 = 7.799 *Phương pháp hạch toán: - Ngày mua trái phiếu Nợ TK Đầu dài hạn 96.007 Có TK Tiền: 96.007 - Ngày nhận lãi (31/12) Nợ TK Tiền 7.000 Nợ TK Đầu dài hạn 799 Có TK Doanh thu HĐTC 7.799 Nếu phụ trội trái phiếu Tổng số phụ trội cần phân bổ: 4.212, tương ứng với số kỳ trả lãi trái phiếu là 5 kỳ. Như vậy, phụ trội được phân bổ cho mỗi kỳ trả lãi là: 842 (4.212/5) - Tiền lãi thực tế = 7000 - 842 = 6.158 *Phương pháp hạch toán: - Ngày mua trái phiếu Nợ TK Đầu dài hạn104.212 Có TK Tiền: 104.212 - Ngày nhận lãi (31/12) Nợ TK Tiền 7.000 Có TK Đầu dài hạn 842 Có TK Doanh thu HĐTC 6.158 Phân bổ theo lãi suất thị trường Bảng phân bổ chiết khấu theo lãi suất thị trường Thời điểm Tiền lãi theo lãi suất trái phiếu (7%) Tiền lãi theo lãi suất thị trường (8%) Phân bổ chiết khấu cho mỗi kỳ hạn lãi Giá trị trái phiếu tại thời điểm (1)= 100.000*7% (2) = (4)*8% (3) = (2) - (1) (4) 1/1/2000 96.007 31/12/2000 7.000 7.681 681 96.688 31/12/2001 7.000 7.735 735 97.423 31/12/2002 7.000 7.794 794 98.217 31/12/2003 7.000 7.857 857 99.074 31/12/2004 7.000 7.926 926 100.000 Tổng 35.000 38.993 3.993 * Phương pháp hạch toán - Ngày mua trái phiếu Nợ TK Đầu dài han: 96.007 Có TK Tiền: 96.007 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2000 Nợ TK Tiền: 7000 Nợ TK Đầu dài hạn: 681 Có TK Doanh thu HĐTC: 7.681 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2001 Nợ TK Tiền: 7000 Nợ TK Đầu dài hạn: 735 Có TK Doanh thu HĐTC: 7.735 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2002 Nợ TK Tiền: 7.000 Nợ TK Đầu dài hạn: 794 Có TK Doanh thu HĐTC: 7.794 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2003 Nợ TK Tiền: 7.000 Nợ TK Đầu dài hạn: 857 Có TK Doanh thu HĐTC: 7.857 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2004 Nợ TK Tiền: 7.000 Nợ TK Đầu dài hạn: 926 Có TK Doanh thu HĐTC: 7.926 Bảng phân bổ phụ trội theo lãi suất thị trường Thời điểm Tiền lãi theo lãi suất trái phiếu (7%) Tiền lãi theo lãi suất thị trường (6%) Phân bổ chiết khấu cho mỗi kỳ hạn lãi Giá trị trái phiếu tại thời điểm (1)= 100.000*7% (2) = (4)*6% (3) = (1) - (2) (4) 1/1/2000 104.212 31/12/2000 7.000 6.253 747 103.465 31/12/2001 7.000 6.208 792 102.673 31/12/2002 7.000 6.160 840 101.833 31/12/2003 7.000 6.110 890 100.943 31/12/2004 7.000 6.057 943 100.000 Tổng 35.000 30.788 4.212 * Phương pháp hạch toán: - Ngày mua trái phiếu: Nợ TK Đầu dài hạn: 104.212 Có TK Tiền: 104.212 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2000: Nợ TK Tiền: 7000 Có TK Đầu dài hạn: 747 Có TK Doanh thu HĐTC: 6.253 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2001: Nợ TK Tiền: 7000 Có TK Đầu dài hạn: 792 Có TK Doanh thu HĐTC: 6.208 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2002: Nợ TK Tiền: 7000 Có TK Đầu dài hạn: 840 Có TK Doanh thu HĐTC: 6.160 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2003: Nợ TK Tiền: 7000 Có TK Đầu dài hạn: 890 Có TK Doanh thu HĐTC: 6.110 - Ngày nhận tiền lãi (31/12) năm 2004: Nợ TK Tiền: 7000 Có TK Đầu dài hạn: 943 Có TK Doanh thu HĐTC: 6.057 Việc tính đúng, tính đủ trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc chung trong kế toán là điều quan trọng cần thiết. Điều đó không những góp phần đảm bảo tính xác thực trong số liệu kế toán mà còn thể hiện tính trung thực, hợp lý nhất quán trên báo cáo tài chính ở các DN. Thiết nghĩ, hai phương pháp tính hạch toán kế toán liên quan đến chiết khấuphụ trội trái phiếu không nhằm ngoài mục đích trên, nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán ở các DN. Ngoài ra, khi đã lựa chọn phương pháp thống nhất để áp dụng trong việc phân bổ chiết khấu hay phụ trội trái phiếu trong kỳ, kế toán cần có sự thuyết minh trên báo cáo tài chính. THS. Trần Quốc Thịnh - ĐH dân lập Văn Lang (Tạp chí Kế toán) . suất hiện hành, chiết khấu, phụ trội của trái phiếu. Phương pháp kế toán khi đầu tư trái phiếu phát sinh chiết khấu hay phụ trội. Một trái phiếu có thời. Kế toán đầu tư trái phiếu phát sinh chiết khấu và phụ trội Lãi suất hiện hành, chiết khấu, phụ trội là những nội dung mới

Ngày đăng: 16/01/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan