Cơ sở hình thành, nội dung, yêu cầu, tác dụng của nguyên tắc trọng yếu. Phân tích sự vận dụng của nguyên tắc này trong phần hành hạch toán công cụ dụng cụ

5 801 3
Cơ sở hình thành, nội dung, yêu cầu, tác dụng của nguyên tắc trọng yếu. Phân tích sự vận dụng của nguyên tắc này trong phần hành hạch toán công cụ dụng cụ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mục tiêu cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ rất hữu ích cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư, … trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính phải rõ ràng và có độ tin cậy cao. Ngoài ra, báo cáo tài chính phải so sánh được với các năm trước và so sánh được với báo cáo tài chính của các công ty khác. Với mục tiêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế toán số 01 ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002.Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm: Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất; Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý; Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Đề bài: sở hình thành, nội dung, yêu cầu, tác dụng của nguyên tắc trọng yếu. Phân tích sự vận dụng của nguyên tắc này trong phần hành hạch toán công cụ dụng cụ. Bài làm Mục tiêu bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ rất hữu ích cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư, … trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính phải rõ ràng và độ tin cậy cao. Ngoài ra, báo cáo tài chính phải so sánh được với các năm trước và so sánh được với báo cáo tài chính của các công ty khác. Với mục tiêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế toán số 01 ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002.Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắcyêu cầu kế toán bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm: Làm sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất; Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý; Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Trong đó chuẩn mực đưa ra các nguyên tắc quan trọng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính dựa trên thông lệ quốc tế đó là: + Nguyên tắc dồn tích + Nguyên tắc giá gốc (giá phí) + Nguyên tắc phù hợp + Nguyên tắc trọng yếu + Nguyên tắc nhất quán + Nguyên tắc thận trọng Trong bài viết này, em xin đề cập đến nguyên tắc trọng yếu: về sở hình thành, nội dung, yêu cầu, tác dụng của nguyên tắc này và việc vận dụng của nguyên tắc này trong phần hành hạch toán công cụ dụng cụ. 1 Trước hết, theo quy định của chuẩn mực kế toán số 01 trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam về nguyên tắc trọng yếu thì Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. 1- Về sở hình thành: Sự chính xác của các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong 1 kỳ kế toán cụ thể chỉ mang tính tương đối. Việc quán triệt nguyên tắc phù hợp triệt để sẽ làm phức tạp hoá công tác kế toán ở doanh nghiệp. Do đó cần phải nguyên tắc trọng yếu để điều chỉnh nguyên tắc phù hợp. 2- Về nội dung: Nguyên tắc này chú trọng đến các vấn đề, các yếu tố, các khoản mục… mang tính trọng yếu, quyết định bản chất và nội dung sự vật, hiện tượng mà bỏ qua những vấn đề, những yếu tố… thứ yếu, không làm thay đổi bản chất và nội dung sự vật, hiện tượng. Theo nguyên tắc này, kế toán chỉ theo dõi và công khai những việc được xem là quan trọng và sẵn sàng bỏ qua, không quan tâm đến những sự việc được coi là không quan trọng. Tính trọng yếu liên quan đến sự quan trọng tương đối của một khoản mục hoặc một sự kiện. Người làm kế toán phải quan tâm trước hết tới những thông tin quan trọng và không nên quá chú ý đến những khoản mục không quan trọng trong báo cáo tài chính. Ví dụ giá của một hộp ghim hoặc một hộp kẹp giấy nên ghi vào các khoản mục tài sản trên bảng Cân đối kế toánphản ánh khấu hao không? Mặc dù các tài sản này còn thể sử dụng trong nhiều kỳ kế toán. Nguyên tắc trọng yếu cho phép ghi nhận ngay vào chi phí và không tính khấu hao đối với những tài sản này và cách xử lý như vậy không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều tài sản khi mua về được ghi nhận ngay vào chi phí chứ không được ghi nhận là tài sản vì những tài sản này không trọng yếu. Ví dụ mua cái giá treo quần áo rõ ràng thời gian sử dụng kéo dài nhưng không bao giờ được ghi nhận là một Tài sản trên Bảng cân đối kế toán. 2 Tính trọng yếu của một khoản mục chỉ là vấn đề tương đối. Một tài sản là không trọng yếu với công ty này nhưng lại là quan trọng đối với một công ty khác. Tính trọng yếu của một khoản mục không chỉ tuỳ thuộc vào số tiền mà còn tuỳ thuộc vào thực chất của khoản mục đó. Tóm lại một khoản mục là trọng yếu nếu lý do hợp lý để biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng các báo cáo tài chính. 3-Về yêu cầu: Đối với các nguồn lực giá trị lớn, thời gian sử dụng hữu ích dài thì phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Đối với các nguồn lực giá trị nhỏ thì thể ghi nhận một lần vào chi phí mà không cần phải tính đến thời gian sử dụng hữu ích của nguồn lực đó. 4- Về tác dụng: Nguyên tắc trọng yếu được sử dụng để điều chỉnh nguyên tắc phù hợp. Vì theo nguyên tắc phù hợp thì việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Nếu theo đúng quy định của nguyên tắc phù hợp thì người làm kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn. ví dụ đối với một công ty kiểm toán sử dụng hộp ghim đó cho nhiều hợp đồng kiểm toán thì chi phí mua hộp ghim sẽ phải phân bổ dần tương ứng với những chiếc ghim được sử dụng cho từng hợp đồng kiểm toán. Như vậy thì công việc kế toán sẽ nhân lên gấp bội trong khi giá trị thông tin đó không ảnh hưởng nhiều. để khắc phục khó khăn này, nguyên tắc trọng yếu cho phép ghi nhận một lần số tiền bỏ ra để mua hộp ghim vào chi phí mà không cần phải tính đến thời gian sử dụng hữu ích của hộp ghim đó. 5- Phân tích sự vận dụng của nguyên tắc này trong phần hành hạch toán công cụ, dụng cụ: Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định để xếp vào tài sản cố định. Theo chế độ hiện hành, những tư liệu lao động giá trị <10.000.000 đồng và thời gian sử dụng <=1 năm thì xếp vào công cụ, dụng cụ. Do đó, công cụ, dụng cụ mang đầy đủ đặc điểm như tài sản cố định hữu hình như tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. 3 Theo quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 10/3/2006 công cụ, dụng cụ bao gồm các loại như sau: Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì; Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ; Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc, . Đối với các loại công cụ này tuỳ theo từng doanh nghiệp đánh giá mức độ trọng yếu để ghi nhận là một khoản mục tài sản trong Bảng cân đối kế toán (theo dõi trên TK 153) hay ghi nhận ngay vào chi phí. Nếu ghi nhận là một khoản mục tài sản thì hạch toán như sau: Nợ TK 153/Có TK 111, 112. Nếu ghi nhận ngay vào chi phí Nợ TK 642/Có TK 111, 112. Khi doanh nghiệp mua công cụ, dụng cụ và theo dõi trên TK 153 thì khi xuất dùng phải theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng và người chịu trách nhiệm vật chất. Do đó đối với các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều loại tài sản phải theo dõi, khối lượng công việc kế toán rất nhiều nếu theo dõi đồ dùng văn phòng như file hồ sơ, dập ghim, đục lỗ, cặp trình… theo cách thức quy định cho TK 153 thì khối lượng công việc sẽ rất lớn do đó các công ty này sẽ phân loại đây là những tài sản không trọng yếu và khi mua về thì chi phí mua hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp mà không cần theo dõi trên TK 153. Một công ty xuất kho một công cụ lao động để sử dụngphân xưởng sản xuất trị giá 5.000.000 đồng, kế toán sẽ ghi nhận chi phí sản xuất vào thời điểm xuất kho là 5.000.000 đồng. Mỗi ngày sử dụng, công cụ đó chắc chắn bị hao mòn đi một phần nhưng kế toán sẽ không theo dõi và ghi vào sổ sách phần hao mòn đó. Trong thực tế việc theo dõi, đánh giá và ghi chép phần hao mòn đó là việc rất khó. Kế toán sẽ coi đó là nghiệp vụ không trọng yếu và bỏ qua không theo dõi. Đối với một công cụ lao động giá trị lớn và thể sử dụng trong nhiều thời kỳ, để tránh biến động chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo giữa các thời kỳ, giá trị công cụ lao động đó sẽ được phân bổ cho nhiều kỳ. Theo em, trong chế độ hiện hành quy định công cụ dụng cụ giá trị dưới 10 triệu đồng là không hợp lý vì nó phụ thuộc quy mô của doanh nghiệp. Đối với tập đoàn Intel đang đầu tư và hoạt động tại Việt Nam nếu quy định ngưỡng giá trị 10 triệu thì sẽ không phù hợp vì hầu hết TS đều mua bằng 4 USD trị giá vài ngàn USD do đó tất cả tài sản mua về đều phải hạch toán là TSCĐ và phải tính khấu hao. Trong khi đó, xét theo nguyên tắc trọng yếu thì nhiều tài sản mua về chỉ được xem là công cụ dụng cụ và tính vào chi phí quản lý trong kỳ. Ngược lại đối với các công ty nhỏ thì quy định về giá trị như trên là hợp lý. Do đó không nên quy định số tuyệt đối khi phân loại tài sản mua về là tài sản cố định hay công cụ, dụng cụ mà chỉ nên quy định một số tương đối./. 5 . hợp. 2- Về nội dung: Nguyên tắc này chú trọng đến các vấn đề, các yếu tố, các khoản mục… mang tính trọng yếu, quyết định bản chất và nội dung sự vật, hiện. hạch toán công cụ dụng cụ. Bài làm Mục tiêu cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về doanh nghiệp. Những thông tin này sẽ rất hữu ích cho Ban

Ngày đăng: 09/12/2013, 16:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan