1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở hình thành chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

18 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 36,89 KB

Nội dung

Định lý cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi cho rằng nền kinh tế chỉ có hiệu quả Pareto trong các điều kiện nhất định.Có 6 trường hợp dẫn tới nền kinh tế không đạt được mục t

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Viện Ngân hàng – Tài chính

Bộ môn: Ngân hàng thương mại Môn: Ngân hàng phát triển

BÀI TẬP LỚN

Thảo luận 3: Cơ sở hình thành chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Trang 2

Mục lục

1 Tổng quan về tín dụng đầu tư phát triển

2 Cơ sở khách quan Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế

2.1 Thất bại thị trường

2.2 Hàng hóa công cộng

2.3 Yếu tố ngoại lai

2.4 Thị trường không hoàn hảo

2.5 Thất bại thông tin

2.6 Thất nghiệp, lạm phát

3 Chức năng kinh tế của Chính phủ

4 Tại sao Chính phủ sử dụng hình thức tài trợ tín dụng

5 Đặc điểm của dự án phát triển

Danh sách thành viên nhóm 3

Phạm Đức Tuấn Anh (nhóm trưởng) Nguyễn Đức Hiệp

Trang 3

1. Tổng quan về tín dụng đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất hiện có và

tạo ra năng lực sản xuất mới Đây là tiền đề để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Ý nghĩa quan trọng của ĐTPT là góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế – xã hội của đất nước Nói cách khác ĐTPT thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song song với thay đổi cơ cấu kinh tế – xã hội

Để đáp ứng nhu cầu ĐTPT, các quốc gia phải có nguồn vốn ĐTPT thông qua tích lũy vốn trong nước và ngoài nước Vốn ĐTPT là nguồn vốn không thể thiếu trong nền kinh tế Nguồn vốn này được hình thành bởi vốn ĐTPT của tất cả các thành phần kinh tế xã hội bao gồm: vốn ĐTPT của Nhà nước, doanh nghiệp, vốn nhàn rỗi của các tổ chức cá nhân trong nước, vốn đầu tư của các cá nhân tổ chức nước ngoài

Tuy nhiên trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp và để việc hỗ trợ đầu tư mang tính hiệu quả và lâu dài, các quốc gia thường thực hiện hỗ trợ ĐTPT thông qua hình thức tín dụng Đó là tín dụng ĐTPT của Nhà nước

Tín dụng Đầu tư phát triển của Nhà nước là hình thức tín dụng Nhà nước nhằm

thực hiện các mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước , là quan hệ vay – trả giữa Nhà nước với các pháp nhân, thể nhân trong xã hội, được Nhà nước quy định với các ưu đãi nhất định , nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo định hướng Nhà nước

Chính sách tín dụng Đầu tư phát triển của Nhà nước là tập hợp các chủ trương,

định hướng cho hoạt động tín dụng của Nhà nước đưa ra nhằm thực hiện các mục tiêu đầu

tư phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trang 4

Vậy cơ sở để hình thành chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước là gì?

Nhóm xin được tiếp cận từ 3 khía cạnh để làm rõ vấn đề

Thứ nhất là Cơ sở khách quan về sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế Phần

này cho thấy tầm quan trọng và tại sao phải có sự can thiệp của bàn tay hữu hình của Chính phủ vào nền kinh tế Qua đó thấy được CS tín dụng ĐTPT là một trong những công cụ để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế

Thứ hai là tại sao Chính phủ lại sử dụng hình thức tài trợ bằng tín dụng mà không

phải các hình thức khác

Thứ ba là đặc điểm của dự án phát triển, hay chính là đối tượng của chính sách tín

dụng ĐTPT Từ những đặc điểm riêng của dự án phát triển, kết hợp với phần thứ nhất se làm rõ vấn đề về cơ sở hình thành chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước

2. Cơ sở khách quan về sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế.

Định lý cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi cho rằng nền kinh tế chỉ có hiệu quả Pareto trong các điều kiện nhất định.Có 6 trường hợp dẫn tới nền kinh tế không đạt được mục tiêu hiệu quả Pareto.Đó chính là những thất bại của thị trường và cũng chính là những cơ sở khách quan của sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế

2.1. Thất bại của cạnh tranh.

Năm 1776, trong công trình nghiên cứu lớn của kinh tế học hiện đại, “ Sự giàu có của các quốc gia ”, Adam Smith đã lập luận rằng cạnh tranh có thể dẫn dắt con người theo

đuổi lợi ích công cộng khi đang theo đuổi lợi ích cá nhân,giống như là một bàn tay vô hình.Vậy để bàn tay vô hình hoạt động được cần phải có cạnh tranh.Trong một số ngành

nhất định của nền kinh tế,chỉ có rất ít hãng hoặc một hai hãng chiếm tỷ trọng thị trường khá lớn.Điều đó dẫn tới thiếu cạnh tranh mạnh me.Tuy nhiên ở đây vẫn xảy ra sự cạnh tranh lẫn nhau và có sự cạnh tranh từ những hãng có tiềm năng tham gia thị trường.Chính

sự xuất hiện không ngừng của các hãng tiềm năng tham gia vào thị trường khiến cho các hãng hiện hữu không thể độc quyền.Chừng nào các hãng hiện hữu còn cố gắng chiếm lợi

Trang 5

nhuận độc quyền thì tất yếu các hãng có tiềm năng se tham gia vào thị trường để hạ giá xuống.Dù vậy,trên thế giới vẫn xuất hiện những hãng độc quyền do chính phủ tạo ra nhằm quản lý đối với những mặt hàng trọng yếu của quốc gia.Ngoài ra còn những trường hợp

khác,có những hàng rào hạn chế tham gia nảy sinh từ cái mà các nhà kinh tế gọi là tăng hiệu quả theo quy mô Có nghĩa là chi phí sản xuất cho1 đơn vị sản phẩm se giảm theo

quy mô sản xuất.Se là ít đắt hơn nếu có 1 máy phát điện lớn phục vụ cho 1 quận hơn là nhiều máy phát điện nhỏ phục vụ cho từng phường.Do đó se là tiết kiệm về chi phí hơn Tương tự thì se hiệu quả hơn nếu chỉ có 1 công ty cấp thoát nước hay 1 công ty cung cấp các thiết bị điện,hãy thử tưởng tượng việc có nhiều công ty cấp thoát nước,nhiều công ty cung cấp thiết bị điện trên thị trường se dẫn tới việc quá nhiều loại đường dây,đường ống,đầu cắm điện với những kích cỡ,chủng loại khác nhau gây phức tạp cho thị trường,từ

đó những cty nhỏ đó se khó mà đạt được tăng hiệu quả theo quy mô do thị trường bị xé nhỏ.Trong những ngành hiệu quả tăng theo quy mô,những hãng mới có sản lượng thấp se gặp tình trạng chi phí cao hơn các hãng có công suất lớn.Khi một hãng chiếm được độc

quyền do hiệu quả tăng theo quy mô,chúng ta gọi đó là độc quyền tự nhiên.Như đã nhận

định ở trên thì trong những điều kiện nhất định,việc chỉ có 1 hãng lớn tồn tại có thể se có lợi hơn so với nhiều hãng nhỏ,vậy độc quyền đem lại những tác động xấu gì đối với cạnh tranh thị trường và nền kinh tế? Lí do chính là khi độc quyền không được quản lý,độc quyền dù là độc quyền tự nhiên se hạn chế sản lượng để đạt giá cao hơn.Chính điều này gây ra sự mất trắng của xã hội do độc quyền gây ra

Vì chủ hãng se tìm cách tăng tối đa lợi nhuận,nên chỉ sản xuất đạt đến điểm mà tại

đó doanh thu cận biên của hãng đúng bằng chi phí cận biên của hãng.Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì doanh thu cận biên chính là giá bán.Nhưng với nhà độc quyền thì doanh thu cận biên se ít hơn giá bán.Chừng nào nhà độc quyền tăng doanh số thì ông ta còn phải hạ giá xuống.Doanh thu cận biên từ việc bán thêm 1 đơn vị hàng hóa se ít hơn trước do việc tăng doanh số làm hạ giá bán tất cả các đơn vị hàng hóa

Trang 6

Sản lượng MR

D

Qm

MR

Qc

Pm

Pc

Hình: Mất không từ sức mạnh độc quyền

MC

A B

B

A

C

Theo hình ve ta thấy nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì giá và sản lượng se là

Pc và Qc Nếu thị trường là độc quyền bán thì giá và sản lượng là Pm và Qm Như vậy so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì thị trường độc quyền bán tạo ra phúc lợi ít hơn, một phần thặng dư tiêu dùng (diện tích A) và thặng dư sản xuất (diện tích B) bị mất do chỉ sản xuất ở mức sản lượng Qm Phần phúc lợi bị mất gọi là mất không và được tính bằng

S∆ABC

2.2. Hàng hóa công cộng

Luôn tồn tại những hàng hóa mà thị trường không thể cung cấp đủ số lượng hoặc là không do thị trường cung cấp Ví dụ ở quy mô lớn như quốc phòng,ở quy mô nhỏ như hệ thống đèn chiếu sáng đường Đó là những hàng hóa công cộng thuần túy.Hàng hóa công cộng thuần túy là những hàng hóa có đủ 2 đặc điểm sau :

Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu

dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng

Trang 7

hóa của mình Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền và không bảo vệ những ai không trả tiền Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát se ngăn cản những người không có vé vào xem

Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc

một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng

Chính việc thị trường tư nhân không thể cung cấp hoặc không thể cung cấp đầy đủ hàng hóa công cộng thuần túy là cơ sở khách quan của sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh

tế bằng việc cung cấp hàng hóa công cộng cho xã hội

2.3. Các yếu tố ngoại lai.

Có nhiều trường hợp hành động của một người hay một hãng có ảnh hưởng đến người khác hay hãng khác,khi một hãng gây thiệt hại cho một hãng khác nhưng lại không phải bồi thường hoặc ngược lại đem lại lợi ích cho hãng đó nhưng không được sự đền đáp xứng đáng,đó chính là những ảnh hưởng ngoại lai tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng,có thể hạn chế chứ không thể loại trừ hay ước lượng.Những ảnh hưởng ngoại lai mang lại những hiệu ứng tích cực cho môi trường xung quanh được gọi là ngoại ứng tích cực, ngược lại những ảnh hưởng ngoại lai mang lại hiệu ứng tiêu cực cho môi trường xung quanh gọi là ngoại ứng tiêu cực.Một ví dụ điển hình về ngoại ứng tiêu cực chính là ô nhiễm môi trường.Khi một hãng sản xuất vật liệu polime thải khí thải chưa qua xử lí ra môi trường tất yếu se gây ra ô nhiễm môi trường chung của mọi người hay một người đi

xe ô tô không đạt chuẩn về xử lí khí thải ô nhiễm môi trường tất yếu se gây hại cho môi

Trang 8

trường xung quanh,có thể một người không nhận ra được tác động rõ rệt song nhiều người cùng như vậy tất yếu se dẫn tới môi trường ô nhiễm.Một ví dụ khác về ngoại lai tích cực chính là việc chính quyền phường tổ chức xây một nhà văn hóa,khu vui chơi cho trẻ em trong phường se tạo ra ngoại ứng tích cực cho khu phố khi thỏa mãn được nhu cầu giải trí lành mạnh và không gian vui chơi cho dân cư.Tuy nhiên có những yếu tố ngoại lai không thể phân biệt rõ rang là tích cực hay tiêu cực,yếu tố này có thể là tích cực với người này song lại là tiêu cực với người khác, ranh giới rất khó xác định.Ví dụ chính là việc xây cầu vượt có thể tạo ngoại ứng tích cực là giảm ùn tắc giao thông,hạn chế tai nạn giao thông và những chi phí sửa chữa không đáng có song ngoại ứng tiêu cực se xuất hiện với những nhà ven đường ví dụ như ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình làm cầu và khi đưa vào hoạt động, hạn chế kinh tế vỉa hè phát triển….Khi nào còn những yếu tố ngoại lai như vậy thì việc phan bổ nguồn lực còn chưa đạt hiệu quả.Do các cá nhân không chịu toàn bộ chi phí của các yếu tố ngoại lai tiêu cực do họ gây ra, họ se tham gia nhiều vào những hoạt động như vậy.Ngược lại các cá nhân không được hưởng trọn vẹn lợi ích họ tạo ra từ các hoạt động đem lại ngoại ứng tích cực,điều này dẫn đến họ se tham gia ít hơn vào những hoạt động như vậy.Chính vì vậy cần sự can thiệp của chính phủ nhằm điều hòa thích hợp những lợi ích được tạo ra từ ngoại ứng tích cực cho các tầng lớp dân cư và hạn chế các yếu tố ngoại lai tiêu cực

Các chính phủ khác nhau giải quyết vấn đề yếu tố ngoại lai theo những cách khác nhau.Trong một số trường hợp ( chủ yếu liên quan tới yếu tố tiêu cực ) chính phủ cố gắng điều hành hoạt động này, ví dụ như việc chính phủ đề ra các tiêu chuẩn chống ô nhiễm không khí, môi trường.Chính phủ có thể sử dụng hệ thống giá cả, bằng cách áp đặt hình phạt đối với các yếu tố ngoại lai tiêu cực và thưởng đối với những yếu tố ngoại lai tích cực

2.4. Thị trường không hoàn hảo

Trang 9

Hàng hóa và dịch vụ công cộng thuần túy là những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường không thể cung cấp một cách đầy đủ Do đó ngoài Chính Phủ thì thị trường tư nhân là một nơi cung cấp hàng hóa và dịch vụ Chừng nào khu vực tư nhân không thể cung cấp đủ hàng hóa dịch vụ, mặc dù chi phí cho việc cung cấp thấp hơn chi phí mà các

cá nhân có thể trả thì có sự thất bại của thị trường gọi là thị trường không hoàn hảo.

Thị trường bảo hiểm

Thị trường tư nhân không cung cấp bảo hiểm cho nhiểu rủi ro quan trọng mà mọi người gặp phải Đây là một luận cứ để xây dựng bảo hiểm công cộng Ví dụ, đối với sản suất nông nghiệp bà con luôn chịu những rủi ro rất lớn về thiên tai như bão lụt hạn hán hay sâu bệnh đặc biệt là rủi ro về giá cả mà họ thì không thể mua bảo hiểm cho những rủi

ro này Chính Phủ có thể can thiệp bằng cách trợ cấp trợ giá cho bà con nông dân, bảo hiểm giá cả theo đúng mức phản ánh chi phí cung cấp bảo hiểm đó

Thị trường vốn

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đóng một vai trò tích cực không chỉ trong việc tìm cách khắc phục những khiếm khuyết của thị trường rủi ro mà còn cải thiện những ảnh hưởng của thị trường vốn Một ví dụ đó là việc cho sinh viên nghèo vay tiền, những sinh viên mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn se được trợ cấp giáo dục, thông qua giấy xác nhận của địa phương và nhà trường thì những sinh viên này có thể đến Ngân hàng vay tiền với lãi suất rất thấp Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện nhiều hoạt động cung cấp vốn như cho nông dân vay; Ngân hàng ưu đãi cho một số doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài…

Thị trường phụ trợ

Giả sử tất cả mọi người đều thích uống café có đường, giả đinh rằng không có thị trường café thì không có thị trường đường và ngược lại Một nhà kinh doanh dự định xản suất café nhưng vì đường không được sản xuất nên đã quyết định không sản xuất café nữa, một nhà sản xuất đường khác quyết định không sản xuất đường vì café không được

Trang 10

sản xuất Tuy nhiên nếu hai nhà kinh doanh kết hợp se có một thị trường tốt cho cả café và đường Có thể thấy sự phôi hợp có thể thực hiện giữa các cá nhân mà không cần đến sự can thiệp của Chính phủ Song, vơi những trường hợp cần kết hợp ở quy mô lớn đặc biệt

là ở các nước kém phát triển thì cần phải có sự can thiệp của Chính phủ

2.5. Thất bại về thông tin

Nhiều hoạt động của Chính phủ được thúc đẩy bởi thông tin không hoàn hảo về người tiêu dùng, và thị trường thì lại cung cấp quá ít thông tin Ví dụ như hoạt động chính phủ cho những hộ nghèo vay, thì việc có được thông tin chính xác về những hộ này là khó

do đó có những hộ nghèo không được tiếp cận với những khoản vay khoản trợ cấp này

Ngoài ra vẫn còn tồn tại thông tin không đối xứng trong thị trường Được hiểu đơn giản là trường hợp một bên nào đó khi tham gia trên thị trường có đầy đủ thông tin hơn bên còn lại ( VD như giữa ng bán và người mua) Khó khăn trong việc thông tin không đầy đủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thị trường, khiến các nguồn lực được phân bổ quá nhiều hoặc quá ít cho 1 bộ phận nào đó Mặt khác, nó còn tạo động cơ cho bên có thông tin đầy đủ hơn lợi dụng lợi thế này để thu lợi cho mình Do đó chính phủ cần can thiệp vào thị trường để giúp bổ sung thông tin hoặc kiểm soát hành vi của nhưng bên

có lợi thế về mặt thông tin trên thị trường Tuy vậy, vai trò của Chính phủ trong việc bù đắp những thất bại về thông tin còn vượt quá những biện pháp thông thường để bảo vệ người tiêu dùng Về nhiều khía cạnh thông tin là hàng hóa công cộng, việc cung cấp thông tin cho thêm một người không làm giảm lượng thông tin mà những người khác nhận được Hiệu quả đòi hỏi thông tin phải được phổ biến không mất tiền hoặc chính xác hơn là phải không phải chi trả tiền cho việc vận chuyển thông tin đó Thị trường tư nhân thường cung cấp thông tin không hợp lý, cũng giống như khi nó cung cấp các hàng hóa công cộng khác

2.6. Thất nghiệp, lạm phát, mất cân bằng

Ngày đăng: 24/03/2016, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w