1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tải Hỏi đáp về phòng, chống tệ nạn xã hội - HoaTieu.vn

42 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 907,28 KB

Nội dung

1. Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào có trách nhiệm trong quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc h[r]

Trang 1

BỘ CÂU HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ

HỘI Câu 1 Để phòng, chống HIV/AIDS hiệu quả, chúng ta phải tuân thủ, thực

hiện những nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứngsuy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, các nguyên tắc cầntuân thủ và thực hiện phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:

1 Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tếtrong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đóthông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu

2 Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng,chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội

3 Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mạidâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lâynhiễm HIV

4 Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên giađình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia cáchoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Câu 2 Vì sợ con bị phân biệt, kỳ thị ở trường học khi bạn bè biết mẹ bị

HIV/AIDS, nên chị N đã giấu gia đình, kể cả khi bệnh đã chuyển sang giai đoạnAIDS mà chị vẫn từ chối khám chữa bệnh Có ý kiến nói rằng chị N phải bắt buộcchữa bệnh để phòng trừ lây nhiễm, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chị N có quyềnđược giữ bí mật riêng tư liên quan đến bệnh này

Đề nghị cho biết quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV được pháp luậtquy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễndịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 quy định cụ thể các quyền và nghĩa

vụ của người nhiễm HIV Cụ thể là:

1 Về quyền, người nhiễm HIV có quyền sống hòa nhập với cộng đồng và

xã hội; được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; học văn hoá, học nghề, làm việc; đượcgiữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi

Trang 2

đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối; các quyền khác theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Về nghĩa vụ, người nhiễm HIV có nghĩa vụ thực hiện các biện phápphòng lây nhiễm HIV sang người khác; thông báo kết quả xét nghiệm HIV dươngtính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết; thựchiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV; các nghĩa vụ khác theo quyđịnh của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịchmắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 và các quy định khác của pháp luật cóliên quan

Câu 3 Pháp luật hiện hành nước ta nghiêm cấm những hành vi nào trong phòng chống HIV/AIDS?

Trả lời:

Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễndịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 đã quy định những hành vi bịnghiêm cấm trong phòng, chống HIV/AIDS như sau:

- Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác

- Đe dọa truyền HIV cho người khác

- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơingười được mình giám hộ nhiễm HIV

- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ chongười khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó,trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này

- Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV

- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp do pháp luật quy định

- Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho ngườikhác

- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờngười đó nhiễm HIV

- Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đếnHIV/AIDS

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiệncác hành vi trái pháp luật

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật

Câu 4 Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông có ý nghĩa quan trọng, góp

Trang 3

phần nâng cao hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS Đề nghị cho biết pháp luật quy địnhnhững nội dung thực hiện công tác này như thế nào?

Trả lời:

Điều 10 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễndịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 quy định cac nội dung thông tin,giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS như sau:

- Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễmHIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV

- Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước

- Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trongphòng, chống HIV/AIDS

- Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị ngườinhiễm HIV

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồngtrong phòng, chống HIV/AIDS

- Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vềphòng, chống HIV/AIDS

Câu 5 Đi họp tổ dân phố về, bà D thông báo phường đang triển khai

chương trình xét nghiệm HIV miễn phí, mọi người trong gia đình nên đến trạm y

tế để xét nghiệm HIV Nghe xong, chồng và các con phản đối và cho rằng nếu đikhám có khi hàng xóm lại nghi ngờ nhà mình có người bị nhiễm HIV Bà D giảithích đó là trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống HIV Theo bạn, ý kiếncủa bà D có đúng hay không?

Trả lời:

Y kiến của bà D về việc xét nghiệm HIV để phòng, chống lây nhiễm là phùhợp, đúng quy định của pháp luật Điều 13 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây rahội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 quy địnhcác gia đình có trách nhiệm phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình Các tráchnhiệm cụ thể được quy định như sau:

- Thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình về phòng,chống HIV/AIDS, chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV

- Khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV đối với người trước khi kết hôn,

Trang 4

dự định có con, phụ nữ mang thai.

- Nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp người nhiễm HIV sốnghoà nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức vàcộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS

Câu 6 Khi biết tin anh P nhiễm HIV, công ty đã sa thải vì cho rằng HIV là

bệnh truyền nhiễm, nếu để anh P tiếp tục làm việc sẽ gây tâm lý hoang mang,không thoải mái cho người lao động khác trong công ty Lý do mà công ty đưa ra

để sa thải người lao động có phù hợp hay không? Pháp luật quy định như thế nào

về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong thực hiện phòng, chốngHIV/AIDS?

Trả lời:

Lý do mà công ty sa thải anh P vì lý do nhiễm HIV là trái pháp luật Điểm akhoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễndịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 thì người sử dụng lao động khôngđược chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV

Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễndịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 quy định trách nhiệm của người sửdụng lao động về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như sau:

- Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chốngHIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổchức, đơn vị vũ trang nhân dân

- Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của ngườilao động nhiễm HIV

- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chốngHIV/AIDS

- Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của phápluật

Câu 7 Khi tiếp nhận sinh viên, học viên đến nhập học, Trường Cao đẳng X yêu

cầu sinh viên phải nộp Giấy khám sức khỏe trong đó có kết quả xét nghiệm HIV.Yêu cầu này của nhà trường có đúng pháp luật hay không?

Trả lời:

Điều 15 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắcphải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 quy định cơ sở giáo dục không được có cáchành vi như từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm

Trang 5

HIV; kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động,dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV; yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêucầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặcngười đến xin học.

Như vậy, yêu cầu của nhà trường về việc nộp Giám khám sức khỏe để biết học sinh,sinh viên, học viên đến xin học có bị nhiễm HIV hay không là trái pháp luật Các

em khi đến nhập học, đăng ký xin học không phải nộp kết quả xét nghiệm HIV

Câu 8 Đối với những người lao động và gia đình di cư, công tác tuyên truyền phòng, chống HIV còn gặp nhiều khó khăn Đề nghị cho biết pháp luật đã quy định trách nhiệm tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm người này như thế nào?

Trả lời:

Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình,thay đổi chỗ ở và nơi làm việc Do đó, việc thực hiện công tác tuyên truyền phòng,chống HIV đối với nhóm người này sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi trách nhiệm và

sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan Điều 16 Luật Phòng, chốngnhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)năm 2006 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong phòng, chốngHIV/AIDS trong các nhóm người di biến động như sau:

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền

về phòng, chống HIV/AIDS cho người ở nơi khác đến cư trú tại địa phương mình

- Chủ, người quản lý điều hành cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe,đậu tàu, thuyền, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hóa, xã hội khác có tráchnhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương tuyên truyền vềphòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dựphòng lây nhiễm HIV thích hợp cho người sử dụng dịch vụ tại cơ sở của mình

- Người đứng đầu cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu có trách nhiệm tổ chứctuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người nhập cảnh, xuất cảnh và quácảnh

- Cơ quan, tổ chức có hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ởnước ngoài có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chốngHIV/AIDS đối với người lao động, người đi học

Câu 9 Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, tổ dân phố có những trách

nhiệm cụ thể như thế nào?

Trang 6

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 17 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứngsuy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, tổ dân phố, cụmdân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc có các trách nhiệm như sau:

- Tuyên truyền, vận động và giáo dục các gia đình trên địa bàn tham gia vàthực hiện các quy định về phòng, chống HIV/AIDS

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào phong trào quầnchúng, hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng và các hoạt động xãhội khác

- Đấu tranh chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thànhviên gia đình họ

Câu 10 Hiện nay có những biện pháp xã hội nào được áp dụng nhằm

phòng, chống HIV/AIDS?

Trả lời:

Theo quy định tại các Điều 21, 22, 23,26 Luật Phòng, chống nhiễm vi rútgây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 vàNghị định 108/2007/NĐ- CP ngày 26/6/2007của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rútgây ra hội chứng suy giảmmiễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS, có thể nêu một số biện pháp luật được ápdụng để phòng, chống HIV/AIDS như sau:

1 Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV,được triển khai trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao thông qua cácchương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội

Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có thể là:Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su; cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơmkim tiêm sạch; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao gồm người mua dâm, bán dâm;người nghiện chất dạng thuốc phiện; người nhiễm HIV; người có quan hệ tình dụcđồng giới; người thuộc nhóm người di biến động; người có quan hệ tình dục vớingười bán dâm, mua dâm, nghiện thuốc phiện, nhiễm HIV

2 Tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS: Các cơ sở y tế có tráchnhiệm tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức tư vấn về phòng,chống HIV/AIDS (Điều kiện thành lập và nội dung hoạt động của tổ chức tư vấn

Trang 7

về phòng, chống HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định).

Việc tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS trước và sau khi xét nghiệm HIVthực hiện như sau: Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước vàsau khi xét nghiệm HIV; Cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm tổ chức việc tưvấn trước và sau khi xét nghiệm HIV; Chỉ những người đã được tập huấn về tưvấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện việc tư vấn trước và sau khi xétnghiệm HIV

3 Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong chương trình pháttriển kinh tế - xã hội Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên của các chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội Các bộ, ngành, chính quyền địa phương có tráchnhiệm lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình xóađói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng,chống lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lâytruyền qua đường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác

Câu 11 Một số người muốn đi xét nghiệm HIV nhưng không muốn cung

cấp tên, địa chỉ của mình do tâm lý còn e ngại, sợ người khác biết sẽ dị nghị Theobạn, có được lựa chọn hình thức này khi hỗ trợ, tư vấn HIV hay không?

Điều 27 Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006 và Quyết định số647/QĐ-BYT ngày 22/02/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tư vấn,xét nghiệm HIV tự nguyện (Quyết định số 647/QĐ-BYT) quy định tư vấn, xétnghiệm HIV tự nguyện là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét nghiệm HIV, trong

đó đối tượng tư vấn hoàn toàn tự nguyện sử dụng và toàn quyền lựa chọn dịch vụ

tư vấn, xét nghiệm HIV vô danh hoặc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên

Theo đó, trường hợp nêu trên có thể lựa chọn hình thức tư vấn xét nghiệmHIV tự nguyện vô danh, tức là không cần cung cấp tên, địa chỉ của mình để thamgia vào quá trình tư vấn, xét nghiệm

Việc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện bao gồm các nội dung như tư vấntrước xét nghiệm, xét nghiệm HIV, tư vấn sau xét nghiệm HIV, tư vấn hỗ trợ tiếptục

Câu 12 Có một số công việc, ngành nghề trước khi tuyển dụng phải xét

nghiệm HIV Đề nghị cho biết đó là những ngành nghề, công việc nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sô điều của Luật Phòngchống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Nghị

Trang 8

định số 108/2007/NĐ-CP), danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyểndụng bao gồm:

1 Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 Luật Hàng không dân dụngViệt Nam năm 2006 Trong đó bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàngkhông khác phù hợp với loại tàu bay

2 Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

Câu 13 Một số người nói chuyền máu cũng có nguy cơ lây nhiễmHIV Để

bảo đảm an toàn trong chuyền máu phòng, chống HIV/AIDS, pháp luật đã quy địnhcác biện pháp chuyên môn kỹ thuật về an toàn chuyền máu như thế nào?

Điều 31 Luật phòng chống HIV/AIDS quy định các biện pháp chuyên môn

kỹ thuật về an toàn chuyền máu trong phòng, chống HIV/AIDS Các biện pháp đó là:

- Các túi máu, chế phẩm của máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trướckhi sử dụng, kể cả trong trường hợp cấp cứu

- Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các loại sinhphẩm chẩn đoán đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành

Câu 14 Để thực hiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính, các cơ sở phải đáp ứng những điều kiện về nhân sực, trang thiết

bị và cơ sở vật chất như thế nào?

Điều kiện đối với cơ sở thực hiện xét nghiệm khẳng định các trường hợpHIV dương tính được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số75/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xétnghiệm HIV Cụ thể như sau:

1 Về nhân sự:

- Nhân viên phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên chuyênngành y, dược, sinh học hoặc hóa học, có kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật xétnghiệm từ 24 tháng trở lên, trong đó kinh nghiệm về xét nghiệm HIV từ 06 thángtrở lên;

- Nhân viên trực tiếp thực hiện xét nghiệm HIV phải có kinh nghiệm thựchiện kỹ thuật xét nghiệm HIV từ 06 tháng trở lên

2 Về trang thiết bị bảo đảm tối thiểu:

- Có trang thiết bị xét nghiệm và bảo quản sinh phẩm, mẫu bệnh phẩm phùhợp với kỹ thuật xét nghiệm HIV mà cơ sở đó thực hiện;

- Có trang thiết bị để lưu mẫu bệnh phẩm ở điều kiện nhiệt độ từ âm 20°Ctrở xuống

3 Về cơ sở vật chất bảo đảm tối thiểu các điều kiện:

Trang 9

- Khu vực thực hiện xét nghiệm sử dụng các vật liệu không thấm nước, chịuđược nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn Bảo đảm ánh sáng, thoáng, sạch, tránh bụi,chống ẩm và có nước sạch;

- Bàn xét nghiệm dễ làm sạch bằng các chất tẩy rửa thông thường, được đặt

ở vị trí đủ ánh sáng và tránh luồng gió;

- Có chỗ rửa tay;

- Có phương tiện hoặc biện pháp xử lý chất thải trước khi chuyển vào nơichứa chất thải chung

Ngoài ra cơ sở còn phải đáp ứng điều kiện về năng lực theo quy định

Câu 15 Nội dung thực hiện điều trị đối với người nhiễm HIV khám lần đầu tại các cơ sở y tế được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018của Bộ Y tế quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV thì việc thực hiện điềutrị đối với người nhiễm HIV khám lần đầu tại các cơ sở y tế bao gồm các nội dungnhư sau:

- Kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân của người bệnh trên phiếu kết quảxét nghiệm khẳng định nhiễm HIV với thông tin trên giấy tờ tùy thân của ngườibệnh Đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi, đối chiếu thông tin cá nhân trên Phiếu kếtquả xét nghiệm HIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử với thông tin trêngiấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em

- Khám bệnh, đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch, tư vấn điều trị và xửtrí theo quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS sau khi kiểm tra,đối chiếu thông tin cá nhân của người bệnh

- Chuẩn bị điều trị bằng thuốc kháng HIV theo nội dung quy định tạiHướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS Điều trị bằng thuốc kháng HIV ngaykhi người nhiễm HIV sẵn sàng điều trị

- Kê đơn thuốc kháng HIV theo quy định

- Cấp thuốc kháng HIV theo quy định với số lượng sử dụng tối đa 30 ngày

- Hẹn khám lại tại cơ sở điều trị thuốc kháng HIV sau 02 - 04 tuần hoặckhi có vấn đề bất thường Ghi lịch hẹn khám lại vào Bệnh án ngoại trú và Sổ khámbệnh hoặc Sổ Y bạ

- Hoàn thiện bệnh án điều trị ngoại trú theo hướng dẫn Lưu bản chính hoặcbản sao hợp pháp Phiếu kết quả khẳng định nhiễm HIV hoặc Phiếu xét nghiệmHIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi

Trang 10

vào bệnh án.

Câu 16 Những đối tượng được hôi trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế nhưng chưa có thẻ bảo hiểm y tế mà đến điều trị HIV/AIDS thì được hướng dẫn cấp thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?

Điều 2 Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế hướngdẫn thực hiện bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đếnHIV/AIDS, quy định trường hợp người bệnh chưa có thẻ bảo hiểm y tế thuộc đốitượng được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế như sau:

- Cơ sở điều trị HIV/AIDS hướng dẫn người bệnh thực hiện các thủ tục đềnghị cấp thẻ bảo hiểm y tế và lập danh sách những người đó gửi đơn vị chuyêntrách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc, trướcngày cuối cùng của tháng đó để lập danh sách hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế.Trường hợp người bệnh đến khám hoặc từ ngày người được phát hiện nhiễm HIVtrong khoảng thời gian ít hơn 05 ngày tính đến ngày cuối tháng thì chuyển việc lậpdanh sách sang tháng tiếp theo;

- Trước ngày 15 hằng tháng, đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổng hợpdanh sách đề nghị hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế của tất cả các cơ sở điềutrị HIV/AIDS trên địa bàn (bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế

và các bộ, ngành) và gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đềnghị cấp thẻ bảo hiểm y tế do đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh gửi đến, Bảohiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm rà soát để tránh cấp trùng lặp thẻ bảo hiểm y tế

và cung cấp thông tin về thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của từng người bệnhtrong danh sách

- Căn cứ thông tin do cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp và mức hỗ trợchi phí đóng bảo hiểm y tế đối với từng nhóm đối tượng đã được Ủy ban nhân dâncấp tỉnh phê duyệt hằng năm, đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh có tráchnhiệm:

+ Lập danh sách người bệnh được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế từnguồn do đơn vị phòng, chống HIV/AIDS được giao quản lý (nếu có) và danhsách người bệnh đề nghị địa phương hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế để gửi Sở Y

tế, trong đó phải xác định cụ thể các trường hợp được hỗ trợ toàn bộ chi phí đóngbảo hiểm y tế và trường hợp được hỗ trợ một phần chi phí đóng bảo hiểm y tế;

+ Lập danh sách người bệnh không được hỗ trợ toàn bộ chi phí đóng bảohiểm y tế (nếu có) và số tiền cụ thể mà người bệnh phải đóng để gửi cơ sở điều trị

Trang 11

HIV/AIDS nơi người bệnh đăng ký điều trị.

- Sau khi nhận được thông tin của đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Sở

Y tế có trách nhiệm chuyển phần kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đã được phêduyệt cho Bảo hiểm xã hội vào trước ngày 10 của tháng đầu mỗi quý để thựchiện cấp thẻ bảo hiểm y tế

Câu 17 Pháp luật quy định các cơ sở giáo dục không được có những hành

vi như thế nào với các em học sinh, sinh viên, học viên vì lý do nhiễm HIV?

Khoản 2 Điều 15 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định cơ sở giáo dụckhông được có các hành vi sau đây với các em học sinh, sinh viên, học viên vì lý

do nhiễm HIV:

- Từ chối tiếp nhận các em vào học

- Kỷ luật, đuổi học các em

- Tách biệt, hạn chế, cấm đoán các em tham gia các hoạt động, dịch vụ của

cơ sở

- Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đốivới các em học sinh, sinh viên hoặc người đến xin học

Câu 18 Doanh nghiệp có hành vi từ chối tuyển dụng người lao động vì lý

do nhiễm HIV thì bị xử phạt như thế nào?

Điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 176/2013NĐ-CP ngày 14/11/2013của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Nghịđịnh số 176/2013/NĐ-CP) quy định hành vi từ chối tuyển dụng vì lý do người laođộng nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV, trừ một số nghề phải xét nghiệm HIVtrước khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính,với mức tiền xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000đồng

Bên cạnh đó, trường hợp này còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phụchậu quả, đó là buộc tiếp nhận người nhiễm HIV vào làm việc

Câu 19 Theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ sở y tế X thực hiện xét

nghiệm HIV cho chị A và yêu cầu chị phải đóng tiền xét nghiệm HIV Theo quyđịnh của pháp luật, hành vi này của cơ sở y tế có vi phạm pháp luật hay không?Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Cơ sở y tế X có hành vi thu tiền xét nghiệm của người bị bắt buộc xétnghiệm theo quyết định của Cơ quan điều tra là vi phạm pháp luật theo quy địnhtại điểm đ khoản 2 Điều 18 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Theo đó hành vi này

Trang 12

sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, với mức tiền xử phạt từ 3.000.000 đồng đến5.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, cơ sở X buộc phải hoàn trả số tiền thu không đúng quy địnhcủa pháp luật, trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngânsách nhà nước

Câu 20 Đề nghị cho biết hành vi không điều trị dự phòng lây nhiễm HIV

đối với người bị phơi nhiễm HIV sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, hành vikhông điều trị dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm HIV thì sẽ bị

- Trồng cây có chứa chất ma tuý

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định,

xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếmđoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi

kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vàoviệc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý

- Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có

- Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý

- Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng,chống ma tuý;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng,chống ma tuý;

- Các hành vi trái phép khác về ma tuý

Câu 2 Đề nghị cho biết Nhà nước ta có những chính sách gì trong thực

hiện cai nghiện ma túy?

Trả lời :

Trang 13

Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống

ma túy năm 2008 quy định các chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy nhưsau:

- Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, khuyến khíchngười nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện

- Tổ chức cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc

- Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cainghiện tự nguyện cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy,quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất,ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện vàphòng, chống tái nghiện ma túy;

- Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đầu tưvào hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống táinghiện ma túy

Câu 3 Để quản lý người cai nghiện ma túy, góp phần nâng cao hiệu quả

công tác phòng, chống ma túy; pháp luật nước ta quy định như thế nào về tráchnhiệm của người nghiện ma túy?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống

ma túy năm 2018 quy định người nghiện ma túy phải có trách nhiệm như sau :

- Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chứcnơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cainghiện ma túy

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy

Câu 4 Khi gia đình có thành viên bị nghiện ma túy thì các thành viên khác

là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng nhất định tới kết quả thực hiện cai nghiện củathành viên bị nghiện ma túy Bạn hãy cho biết pháp luật quy định về trách nhiệmcủa gia đình người nghiện ma túy như thế nào?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống

ma túy năm 2008 đã quy định về trách nhiệm của gia đình người nghiện ma túynhư sau:

- Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma túy trong gia

Trang 14

đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó.

- Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình,cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủyban nhân dân cấp xã

- Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng tráiphép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội

- Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cainghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật

Câu 5 Hiện nay có nhiều biện pháp và hình thức được áp dụng để thực hiện

cai nghiện ma túy Có người được cai nghiện tại nơi cư trú, nhưng cũng có người

bị đưa vào cơ sở cai nghiện Các biện pháp và hình thức cai nghiện ma túy đượcpháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống

ma túy năm 2008 quy định có 02 biện pháp cai nghiện ma túy là cai nghiện ma túy

tự nguyện và cai nghiện ma túy bắt buộc

Bên cạnh đó, pháp luật quy định 03 hình thức cai nghiện ma túy Đó là cainghiện ma túy tại gia đình; cai nghiện ma túy tại cộng đồng và cai nghiện ma túytại cơ sở cai nghiện

Pháp luật cũng quy định các trường hợp áp dụng biện pháp, hình thức cainghiện ma túy cụ thể, nhằm tạo cơ sở cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét,quyết định áp dụng biện pháp, hình thức đúng đối tượng, góp phần nâng cao hiệuquả của công tác phòng, chống ma túy

Câu 6 Tổ dân phố nơi tôi cư trú có một người nghiện ma túy Mặc dù mới

nghiện lần đầu nhưng gia đình của người đó đã vận động đưa vao cơ sở cai nghiện

Có ý kiến cho rằng trước hết gia đình phải thực hiện cai nghiện tự nguyện, nếukhông thành công mới đưa vào cơ sở cai nghiện Theo bạn, trường hợp này sẽ giảiquyết như thế nào?

Trả lời:

Tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,chống ma túy năm 2008 quy định hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cainghiện ma túy tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừtrường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện

Như vậy, nếu khi bị nghiện ma túy mà người nghiện tự nguyện cai nghiện

Trang 15

tại cơ sở cai nghiện thì vẫn được chấp thuận, mà không nhất thiết phải thực hiệntheo thứ tự trước hết phải cai nghiện tại gia đình, sau đó mới thực hiện cai nghiệntại cơ sở cai nghiện.

Câu 7 Pháp luật hiện hành nghiêm cấm những hành vi nào trong việc cai

nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 củaChính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túytại cộng đồng, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

- Không khai báo về tình trạng nghiện ma túy của bản thân

- Không đăng ký hình thức cai nghiện khi đã nghiện ma túy

- Chống lại hoặc cản trở việc thực hiện các quy định về cai nghiện ma túytại gia đình, cộng đồng

- Xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người cai nghiệntại gia đình, cộng đồng

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các hoạt động cai nghiện matúy trái pháp luật

Câu 8 Một người nghiện ma túy sẽ bị áp dụng cai nghiện ma túy tại cộng

đồng phải đáp ứng điều kiện gì và chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ gì để thực hiện đăng ký

tự nguyên cai nguyện tại cộng đồng?

Trả lời:

Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 củaChính phủ quy định về đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng và hồ

sơ đăng ký tự nguyên cai nguyện tại cộng đồng như sau:

1 Về đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng: Là người nghiện matúy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điềukiện điều trị cắt cơn tại gia đình

Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện matúy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cainghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

2 Về hồ sơ, giấy tờ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng:

- Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng của bản thân hoặc giađình, người giám hộ của người nghiện ma túy Đơn phải bao gồm các nội dung:tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng

Trang 16

sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

- Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy

Câu 9 Những đối tượng nghiện ma túy nào phải được bố trí vào các khu

vực tách riêng với những người nghiện ma túy khác để quản lý và chữa bệnh trong

cơ sở cai nghiện?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định có 04 đốitượng nghiện ma tuý phải được bố trí vào các khu vực tách riêng với những ngườinghiện ma tuý khác để quản lý và chữa bệnh trong cơ sở cai nghiện Cụ thể nhưsau:

- Người chưa thành niên

- Phụ nữ

- Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

- Người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự

Câu 10 Những đối tượng nghiện ma túy nào sẽ bị áp dụng biện pháp đưa

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2019 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định 03đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đó là:

1 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trongthời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáodục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện

2 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấmdứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy

3 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định

Câu 11 Đầu năm 2019, chị dâu tôi phát hiện chồng (là anh trai tôi) đang hút

heroin trong phòng Vì sợ mất thể diện với bạn bè, hàng xóm nên chị dâu tôi muathuốc về tự cai cho chồng mà không cho ai biết Xin hỏi việc chị dâu tôi không báovới chính quyền địa phương chuyện anh tôi nghiện ma túy có vi phạm pháp luậtkhông? Trách nhiệm của gia đình người cai nghiện ma túy được pháp luật quy địnhnhư thế nào?

Trang 17

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng chống ma túy và Nghị định số94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định gia đình người cainghiện ma túy có trách nhiệm sau:

- Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma túy trong giađình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;

- Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình,cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủyban nhân dân cấp xã;

- Chăm sóc, quản lý, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người cainghiện ma túy sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật, an toàn

Căn cứ các quy định nêu trên thì việc chị dâu bạn khi phát hiện chồng mìnhnghiện ma túy mà không báo cho chính quyền địa phương là vi phạm pháp luật.Chị dâu bạn nên hiểu rằng cần có biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng và

sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ thì công tác cai nghiện mới có tác dụng, hiệu quả

Do đó, khi phát hiện tình trạng nghiện của anh trai bạn, gia đình bạn nên báo ngaycho chính quyền địa phương, đồng thời lựa chọn hình thức cai nghiện thích hợp,thực hiện việc quản lý chặt chẽ sau cai nghiện

Câu 12 Xin hỏi nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm gì

trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên?

Trả lời:

Để phòng ngừa và loại bỏ tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên, Điều 10 Luậtphòng, chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sởgiáo dục khác như sau:

- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáodục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinhviên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia

tệ nạn ma tuý;

- Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để

Trang 18

quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống matuý;

- Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệmkhi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện matuý

Câu 13 Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm của người nghiện ma tuý

thực hiện các hình thức cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại gia đình đượcquy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật Phòng chống ma túy và Nghị định 94/2010/NĐ-CP củaChính phủ ngày 9/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cainghiện ma tuý tại cộng đồng thì người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tại cộngđồng và cai nghiện tại gia đình có trách nhiệm sau:

- Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơilàm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy;

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia laođộng, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản,đơn vị dân cư nơi mình cư trú;

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về chuyên môn, kế hoạch cai nghiện

cá nhân;

- Hàng tháng phải báo cáo với người được phân công trực tiếp giúp đỡ vềtình hình điều trị, cai nghiện, kết quả và sự tiến bộ của mình;

- Phải có mặt khi Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu; nếu vắng mặt mà không

có lý do chính đáng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đến trụ sở Ủy ban nhândân yêu cầu làm kiểm điểm về hành vi vi phạm đó;

- Đóng góp chi phí cai nghiện theo quy định

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy

Câu 14 Xin hỏi, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các

tổ chức khác có trách nhiệm gì trong phòng, chống ma túy ?

Trả lời:

Điều 9 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 quy định Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm:

- Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dụcnhân dân kiến thức pháp luật về phòng, chống ma tuý; xây dựng môi trường xã hội

Trang 19

Câu 15 Cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện có trách nhiệm

- Ban hành nội quy quản lý tại đơn vị;

- Thực hiện đúng các quy định về tổ chức quản lý, tổ chức lao động sảnxuất theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và các quy định của Nhà nước Nghiêmcấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của ngườisau cai nghiện;

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và đánh giá về mức độ rèn luyện, phấnđấu của người sau cai nghiện Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải báo cáo tìnhhình quản lý người sau cai nghiện tại cơ sở với Sở Lao động – Thương binh và Xãhội;

- Đăng ký cho người sau cai nghiện được tạm trú có thời hạn tại địaphương nơi trú đóng; phối hợp với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp

xã nơi cư trú đóng để thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội, an toànđơn vị, phòng, chống ma túy các chất gây nghiện thẩm lậu vào cơ sở

Câu 16 Theo quy định của pháp luật hiện hành, ai thuộc đối tượng áp dụng

biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016của Chính phủ quy định ba đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện

Trang 20

bắt buộc thay vì hai đối tượng như quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CPngày 30/12/2013 của Chính phủ, gồm:

1 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trongthời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáodục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện;

2 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấmdứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện matúy;

3 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định

Câu 17 Xin hỏi, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về chế độ ăn,

mặc và sinh hoạt đối với học viên tại cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 củaChính phủ quy định:

- Định mức tiền ăn hàng tháng của học viên là 0,8 mức lương cơ sở Ngày lễ,Tết dương lịch học viên được ăn thêm không quá 3 lần tiêu chuẩn ngày thường;các ngày Tết nguyên đán học viên được ăn thêm không quá 5 lần tiêu chuẩn ngàythường; chế độ ăn đối với học viên bị ốm do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộcquyết định theo chỉ định của cán bộ y tế điều trị, nhưng không thấp hơn 3 lần tiêuchuẩn ngày thường

- Định mức tiền chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân

và băng vệ sinh đối với học viên nữ hàng năm của học viên là 0,9 mức lương cơsở

- Cơ sở cai nghiện bắt buộc tổ chức tiếp sóng các chương trình thời sự trên

hệ thống truyền thanh, truyền hình để học viên tiếp cận các thông tin cần thiếthàng ngày; tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thểdục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải tríkhác ngoài thời gian học tập và lao động Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cainghiện bắt buộc xây dựng tủ sách và phòng đọc cho học viên, định kỳ hàng tháng,quý tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các tổ, đội

Câu 18 Theo quy định của pháp luật, ai có thẩm quyền xác định tình trạng

nghiện ma túy?

Trang 21

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày09/9/2016 của Chính phủ, thì người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện matúy là bác sỹ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán,điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chứctập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dâny; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế của cơ sở cainghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý ngườinghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sở để Tòa ánnhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã,phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên vàbệnh việc thuộc các bộ, ngành khác

Câu 19 Xin hỏi, pháp luật hiện hành quy định mức phạt tiền tối đa trong

lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;phòng, chống tệ nạn xã hội; lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu?

Trả lời:

Điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủquy định về mức phạt tiền như sau:

- Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với

cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng;

- Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội vàphòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là80.000.000 đồng;

- Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với cánhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng

Câu 20 Gần nhà tôi có gia đình nhà anh A chuyên làm nghề sản xuất dây

xích sắt với máy sản xuất công suất lớn gây ồn ào trong khu dân cư Hàng ngày,máy sản xuất của gia đình anh A hoạt động từ 6 giờ sáng đến 22 giờ 30 phút.Nhiều lần tôi nhắc nhở gia đình anh A cho máy hoạt động muộn hơn 6 giờ sáng vàdừng hoạt động trước 22 giờ hàng ngày, nhưng anh A vẫn làm ngơ trước nhữnglời nhắc nhở của tôi Nay, tôi làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú đềnghị xử lý Vậy, tôi xin hỏi, theo quy định của pháp luật thì anh A có vi phạm phápluật không? Nếu vi pháp thì mức xử phạt đối với anh A được pháp luật quy địnhnhư thế nào?

Trả lời:

Ngày đăng: 20/05/2021, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w