Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây nguyên trong gi...

29 9 0
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây nguyên trong gi...

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục đích của nghiên cứu là nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học và phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng ở các trường PTDTNT; Đề xuất giải pháp nhằm phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN TRƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Ngô Quang Sơn 2 TS Nghiêm Thị Đương Phản biện 1:……………………………………… Phản biện 2:……………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại ……………………………………… Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Phát triển năng lực con người đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của kỷ nguyên kinh tế tri thức Năng lực lãnh đạo là một trong những năng lực mà người Hiệu trưởng cần có để kết nối các mục tiêu của nhà trường và tạo động lực cho giáo viên, nhân viên hoàn thành tốt trong công tác của mình Những trường học có nền giáo dục tiên tiến là nơi có những ưu tiên phát triển nhân lực nói chung và trú trọng phát triển năng lực lãnh đạo nói riêng Phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng là một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phát triển và đổi mới giáo dục, đòi hỏi có nghiên cứu công phu và khoa học Việt Nam đặt mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Một trong những biện pháp thực hiện mục tiêu trên là triển khai mạnh mẽ chương trình đổi mới giáo dục Để đạt được mục tiêu đó, các nhà trường đi theo xu hướng phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng là một lựa chọn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn hiện nay Trong thực tế, công tác phát triển NLLĐ hiện nay: - Xuất phát từ nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ; - Xuất phát từ chính sách phát tiển dân tộc; - Xuất phát từ ứng dụng CNTT trong dạy học; - Xuất phát từ yêu cầu, vai trò của người lãnh đạo; 1 Nhận thức rõ yêu cầu, sứ mệnh của nhà trường, các trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên đã tích cực triển khai các phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo chính sách dân tộc, phát huy vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học Tuy nhiên, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới giáo dục, giúp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có nguyên nhân thuộc về công tác phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng: Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên” làm đề tài nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học và phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng ở các trường PTDTNT; Đề xuất giải pháp nhằm phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường PTDTNT 3.2 Đối tượng nghiên cứu 2 Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực tây nguyên 4 Câu hỏi nghiên cứu 4.1 Ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường PTDTNT khu vực Tây nguyên hiện nay được thực hiện như thế nào? 4.2 Năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học của hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây nguyên hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục chưa? 4.3 Cần có những giải pháp nào nhằm phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT 5 Giả thuyết khoa học - Ứng dụng CNTT trong dạy học giúp nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường - Người Hiệu trưởng có vai trò quyết định Hiệu quả UDCNTT trong dạy học Năng lực lãnh đạo của Hiệu trưởng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy ở các trường PTDTNT có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động dạy học và sự phát triển toàn diện nhà trường Tuy nhiên hiện nay năng lực này của người hiệu trưởng chưa thực sự được phát huy, chưa phát huy những đặc thù của trường phổ thông DTNT và còn nhiều hạn chế - Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng các giải pháp nhằm phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường phổ thông DTNT một cách khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nói riêng, hoạt 3 động giáo dục chung cá c trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT 6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong dạy học, năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT và thực trạng phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 6.4 Đề xuất các giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 7 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 7.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Trường PTDTNT có hai cấp THPT và THCS Trường PTDTNT của tỉnh là cấp THPT Trường PTDTNT của huyện là cấp THCS Các trường PTDTNT của huyện đặc biệt khó khăn (huyện 30A) là liên cấp THCS và THPT Luận án tập trung nghiên cứu: Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS khu vực tây nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục 7.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 7.3 Giới hạn về khách thể khảo sát 4 Khách thể khảo sát: Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT; Cán bộ quản lý và giáo viên các trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 7.4 Giới hạn về thời gian Khảo sát số liệu các năm học từ năm học 2015 đến nay 8 Luận điểm bảo vệ - Ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã được triển khai tại các trường học Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học - Năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng trường phổ thông DTNT là một trong những năng lực hết sức quan trọng, là cơ sở cho việc triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và triển khai hiệu quả những đặc trưng của ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông DTNT - Các nội dung phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT cho hiệu trưởng các trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên từ tầm vĩ mô, chiến lược đến các hoạt động cụ thể là rất cần thiết Nhưng trong thực tế, các nội dung này hầu như chưa được triển khai một cách đồng bộ và thường xuyên Nếu đề xuất các giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng một cách khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 9 Phương pháp nghiên cứu 9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 9.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5 9.3 Những phương pháp hỗ trợ 10 Đóng góp mới của luận án - Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT - Phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT, năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học và phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây nguyên - Đề xuất các giải pháp và thử nghiệm 01 giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học để đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học 11 Cấu trúc luận án Luận án gồm những phần sau: Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT Chương 2: Thực trạng về phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên Chương 3: Giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 6 LÃNH ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Những nghiên cứu về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học Từ các công trình nghiên cứu về CNTT và UDCNTT trong dạy học, tạo ra bức tranh tổng quát về ứng dụng CNTT trong dạy học Thông qua đó cũng cho thấy, vai trò về “ứng dụng CNTT trong dạy học” và sự cần thiết trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học tại các đơn vị trường học, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1.1.2 Những nghiên cứu về trường phổ thông dân tộc nội trú Các công trình đã tập trung đi sâu nghiên cứu phát triển nhà trường, phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông DTNT Tuy nhiên các nghiên cứu chưa đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học để phát triển giáo dục phổ thông DTNT, trong khi vấn đề này đang phát triển liên tục, không ngừng đổi mới Vì vậy, việc nghiên phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học để hoàn thiện thể chế chính sách cũng như phát triển nhà trường phổ thông DTNT khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là cần thiết 1.1.3 Những nghiên cứu về năng lực lãnh đạo và phát triển năng lực lãnh đạo CNTT có vai trò rất lớn trong tổ chức, nhưng để tổ chức phát triển một cách bền vững thì không thể không có vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức 7 Từ những nghiên cứu về năng lực lãnh đạo và phát triển năng lực lãnh đạo, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố, nhưng không đi sâu vào các hướng nghiên cứu đã nêu trên, mà chủ yếu nhấn mạnh việc nghiên cứu thực trạng năng lực lãnh đạo trong nhà trường, thực trạng năng lực lãnh đạo ƯDCNTT trong dạy học ở trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động phát triển năng lực lãnh đạo ƯDCNTT trong dạy học ở trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 1.1.4 Những nghiên cứu về phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học Đã có nhiều công trình nghiên cứu phát triển năng lực lãnh đạo, qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nêu ra vai trò lãnh đạo nhà trường “người lãnh đạo có vai trò quan trọng như là một hình mẫu sử dụng CNTT trong nhà trường”; yêu cầu của lãnh đạo nhà trường “người lãnh đạo đòi hỏi phải biết và thành thạo công nghệ thông tin để có thể quản lý và lãnh đạo tốt”; “Họ có sự hiểu biết và tầm nhìn toàn cầu, không chỉ có các kĩ năng CNTT như những công dân bình thường khác mà phải sử dụng các kĩ năng này để lãnh đạo, quản lí và sáng tạo” Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường được trang bị một cách đầy đủ các năng lực lãnh đạo quản lý CNTT chưa? Thực tế các công trình nghiên cứu mới chỉ ra các yêu cầu cần có, cần đạt được về năng lực ứng dụng CNTT của nhà lãnh đạo mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về năng lực, phát triển năng lực của người lãnh đạo nhà trường trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong trường học Rõ ràng để các trường học ở Việt Nam có thể sử dụng tốt hơn các phương tiện CNTT, trong nhà trường cần có 8 1.2.5 Các chính sách đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học - Tổ chức các phong trào thi đua về sử dụng thiết bị CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học - Khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập - Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học 1.3 Năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 1.3.1 Khái niệm: -Năng lực “Năng lực là thái độ, kỹ năng, kiến thức giúp cá nhân hoàn thành công việc được giao” - Lãnh đạo “Lãnh đạo là quá trình tạo ảnh hưởng đối với người cùng làm việc, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp nhằm phát triển tổ chức hướng tới hoàn thành mục tiêu chung.” - Năng lực lãnh đạo: “Năng lực lãnh đạo là tập hợp các thái độ, kỹ năng, kiến thức mà một nhà lãnh đạo cần có để giúp cá nhân hoàn thành công việc được giao” - NLLĐ UDCNTT trong dạy học Ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Cùng với khái niệm “năng lực lãnh đạo”, có thể rút ra khái niệm về năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học như sau: “Năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học là tập hợp các thái độ, kỹ năng, kiến thức mà một nhà lãnh đạo cần có để giúp cá nhân hoàn thành tốt việc ứng dụng 13 CNTT trong dạy học” 1.3.2 Tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học Năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học là sự tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy học, hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng 1.3.3 Những năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 1.3.3.1 Năng lực xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 1.3.3.2 Năng lực phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học 1.3.3.3 Năng lực động viên, khuyến khích và hướng dẫn giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong phát triển chương trình dạy học môn học 1.3.3.4 Năng lực xây dựng môi trường học tập khuyến khích sử dụng CNTT trong các hoạt động học tập của học sinh 1.3.3.5 Năng lực gây ảnh hưởng để giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học 1.3.3.6 Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học ứng dụng CNTT 1.3.3.7 Năng lực quản lý các điều kiện đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả 1.3.3.8 Năng lực xây dựng các mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng trong việc phát triển và ứng dụng CNTT vào dạy học 14 1.4 Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 1.4.1 Khái niệm - Phát triển Theo triết học, “phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên của sự vật, hiện tượng nào đó để có sự biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; trong đó thể hiện sự vận động của sự vật, hiện tượng theo hướng thay đổi về lượng để hoàn thiện hơn về chất” Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất” Từ những khái niệm trên, có thể rút gọn lại: Phát triển là quá trình vận động, là sự thay đổi tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật - Phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học Từ khái niệm về phát triển, khái niệm năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học Tác giả đề xuất khái niệm phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học: “Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học là dựa vào những năng lực lãnh đạo sẵn có như về thái độ, kỹ năng, kiến thức để tìm kiếm phương pháp làm tăng lên về số lượng cũng như làm tốt hơn về 15 chất lượng năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học” - Phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học cho HT trường phổ thông DTNT khu vực Tây Nguyên Trong trường học, người Hiệu trưởng là người lãnh đạo ở vị trí cấp cao nhất; Người Hiệu trưởng có rất nhiều năng lực, cần phải phát triển các năng lực cần thiết của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Mặt khác, ứng dụng CNTT trong dạy học của trường PTDTNT, ngoài những đặc điểm chung của trường phổ thông, còn có những đặc trưng riêng Vì vậy Phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường phổ thông DTNT là một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phát triển và đổi mới giáo dục Từ các khái niệm nêu trên, tác giả rút ra: “Phát triển NLLĐ UDCNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường phổ thông DTNT khu vực Tây Nguyên là dựa vào những năng lực lãnh đạo sẵn có của Hiệu trưởng trường phổ thông DTNT khu vực Tây Nguyên như về thái độ, kỹ năng, kiến thức để tìm kiếm phương pháp làm tăng lên về số lượng cũng như làm tốt hơn về chất lượng năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học” 1.4.2 Yêu cầu về phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học Yêu cầu đặt ra là vai trò tiên phong của lãnh đạo trong việc sử dụng CNTT và tích hợp CNTT trong giáo dục; đòi hỏi người lãnh đạo phải nâng cao nhận thức về vai trò quyết định việc ứng dụng CNTT trong dạy học, coi đó là yếu tố duy trì phát triển bền vững ứng dụng CNTT cho một nhà trường Mức độ ảnh hưởng này được đo bằng vai trò tiên phong của họ trong việc sử dụng CNTT và tích hợp 16 CNTT trong giáo dục Thiếu năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT thường là yếu tố dẫn đến sự thất bại về việc tích hợp có hệ thống CNTT trong chương trình giáo dục 1.4.3 Nội dung phát triển NLLĐ UDCNTT trong dạy học 1.4.3.1 Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng ƯDCNTT trong dạy học 1.4.3.2 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực lãnh đạo ứng dụng ƯDCNTT trong dạy học 1.4.3.3 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 1.4.3.4 Thực hiện chính sách phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 1.4.3.5 Tạo động lực cho hiệu trưởng phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 1.5 Bối cảnh đổi mới giáo dục và những đặc trưng trường phổ thông DTNT 1.5.1 Bối cảnh đổi mới giáo dục Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GDĐT 1.5.2 Đặc trưng trường phổ thông DTNT Nhà nước thành lập trường phổ thông DTNT cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này 17 Trường phổ thông DTNT gồm 2 cấp: Trường cấp huyện đào tạo cấp THCS được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc và trường cấp tỉnh đào tạo cấp THPT được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trường phổ thông DTNT được đầu tư khu nhà ở nội trú, nhà ăn cho học sinh; nhà công vụ cho giáo viên; nhà sinh hoạt, giáo dục văn hoá dân tộc với các trang thiết bị kèm theo và phòng học, trang thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông Trường phổ thông DTNT dạy học 2 buổi mỗi ngày theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh phổ thông DTNT 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 1.6.1 Yếu tố thuộc về Sở và Phòng GDĐT 1.6.2 Yếu tố thuộc về Hiệu trưởng trường PTDTNT 1.6.3 Yếu tố thuộc về điều kiện và môi trường quản lý Kết luận chương 1 Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học chính là làm cho năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT của hiệu trưởng tiệm cận với các tiêu chuẩn năng lực cần thiết, làm cho đội ngũ Hiệu trưởng thực sự là hình mẫu tiên phong đi đầu trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học là phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo trong lĩnh vực GDĐT, tạo ra một đội ngũ lãnh đạo đảm bảo về chất 18 lượng, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục học sinh con em các dân tộc thiểu số, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong giáo dục CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚKHU VỰC TÂY NGUYÊN 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay 2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực Tây Nguyên Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và Kon Tum Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, trong đó người DTTS chiếm hơn 35%, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ 2.1.2 Khái quát về giáo dục khu vực Tây Nguyên Giáo dục các tỉnh Tây Nguyên cùng hòa nhịp với giáo dục chung của cả nước để thực hiện sứ mệnh đổi mới Chất lượng giáo dục đại trà đang ở mức thấp hơn mặt bằng chung của cả nước 2.1.3 Khái quát chung về các trường PTDTNT ở khu vực Tây Nguyên Bảng 2.1 Số trường, học sinh PTDTNT tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên 19 Trường PTDTNT huyện S T T Tỉnh/TP 1 Số trường Số trường liên cấp TS HS HS THC S HS THPT Kon Tum 8 8 2.843 651 2.119 2 Gia Lai 15 0 3.015 3.015 0 3 Đắk Lắk 15 0 2.327 2.327 0 4 Đắk Nông 7 7 1.614 807 444 5 Lâm Đồng 8 1 2.332 2.091 241 Cộng 53 16 12.131 8.891 2.804 (Nguồn Vụ Dân tộc năm học 2018-2019) 2.2 Giới thiệu về nghiên cứu khảo sát 2.2.1 Mục đích khảo sát Xây dựng cơ sở thực tiễn về việc ứng dụng CNTT trong dạy học; năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học; phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 20 2.2.2 Đối tượng khảo sát Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo; Ban giám hiệu và giáo viên, nhân viên phụ trách CNTT các trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên Tổng số CBQL, GV tham gia khảo sát là 579 người 2.2.3 Phương pháp khảo sát NCS xây dựng mẫu phiếu điều tra Gửi phiếu tới đối tượng khảo sát để trả lời các câu hỏi được thiết kế trong phiếu Bảng câu hỏi được thiết kế chung cho cả cán bộ quản lý và giáo viên Mỗi cột/nội dung cụ thể của từng câu hỏi đều được thiết kế với 2 mặt đánh giá: mức độ thực hiện/mức độ cần thiết và kết quả đạt được Các nội dung cụ thể trong câu hỏi đều có 4 mức độ lựa chọn để người trả lời có thể lựa chọn mức độ tương ứng/phù hợp với mình Mức 1, từ 1 – 1,75: Chưa thực hiện/không cần thiết/yếu Mức 2, từ 1,76 – 2,5: Ít khi/ít cần/trung bình Mức 3, từ 2,51 – 3,25: thường xuyên/cần thiết/Khá, Mức 4, từ 3,26 – 4,0: Rất thường xuyên/ rất cần thiết/Tốt 2.2.4 Nội dung khảo sát - Khảo sát thưc trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên - Khảo sát thực trạng năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 21 - Khảo sát thực trạng phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên - Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ KHU VỰC TÂY NGUYÊN 3.1 Định hướng đề xuất giải pháp 3.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số Về ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số Về yêu cầu đổi mới giáo dục 3.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số của đất nước 3.1.3 Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo các tỉnh Tây Nguyên 3.2 Một số nguyên tắc đề xuất giải phát phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học ở trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, thực hiện được mục đích đề ra 3.2.4 Nguyên tắc bám sát sự phát triển của CNTT 22 3.3 Một số giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy học cho hiệu trưởng các trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 3.3.1 Tổ chức tyuên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT 3.3.2 Xác định yêu cầu về năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT cần phát triển 3.3.3 Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT 3.2.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT 3.2.5 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT 3.3.6 Đề xuất chính sách và tạo động lực cho hiệu trưởng trường phổ thông DTNT tự phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT trong dạy 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp Có thể nói, các giải pháp nói trên tuy được tách rời nhau để phân tích, nghiên cứu nhưng có mối quan hệ tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau Mỗi biện pháp đề cập đến một vấn đề riêng, mang lại hiệu quả ở từng mặt, từng khía cạnh của công tác phát triển năng lực lãnh đạo UDCNTT cho hiệu trưởng, nhưng luôn vì một mục tiêu chung 23 3.5 Khảo nghiệm và thử nghiệm giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên 3.5.1 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 3.5.2 Thử nghiệm giải pháp Tác giả lựa chọn chuyên đề bồi dưỡng phát triển năng lực “Năng lực phát triển đội ngũ giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học” KẾT LUẬN Trong thời đại khoa học đang phát triển rất mạnh, thay đổi hàng ngày, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là xu thế tất yếu, các trường học phải tiến hành triển khai, thực hiện Mặt khác, xuất phát từ chính sách của Đảng, nhà nước về ưu tiên phát triển vùng dân tộc thiểu số Do đó, công tác phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu trưởng trường PTDTNT là vấn đề hết sức cấp thiết, vì thế cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp để triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục 24 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Ngô Quang Sơn – Phạm Văn Trường – Nguyễn Thị Bạch Mai (2019), “Phát triển mô hình thông tin, giáo dục và truyền thông nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tháng 3/2019 Mã số 81779T9-CDT tr 3-292 2 Pham Van Truong - Ngo Quang Son (2019), “Developing leadership capacity application of information technology in teaching in ethnic minorities boarding lower secondary schools in the Central Highlands region in the current period ” Journal of Ethnic Minorities Research (No 3, month 8 year 2019, page 36-42) Phạm Văn Trường - Ngô Quang Sơn (2019), “Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, tạp chí nghiên cứu dân tộc, số 3, tháng 8 năm 2019, tr 36-42 3 Pham Van Truong - Ngo Quang Son (2019), “Solutions for developing leadership capacity of information techinolgy application in teaching at the ethnic minorities boarding lower secondary schools in Central Highland areas ”, Journal of Ethnic Minorities Research (No 4, month 8 year 2019, page 28-34) Phạm Văn Trường - Ngô Quang Sơn (2019), “Giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên”, tạp chí nghiên cứu dân tộc, số 4, tháng 8 năm 2019, tr 28-34 4 Pham Van Truong (2020), “Current situaton of developing leadership capacity in applying information technolgy in teaching process at ethnic minorities boarding lower secondary schools in the central highlands region in the current” Journal of Ethnic Minorities Research, (No 4, month 9 year 2019, page 61-69) Phạm Văn Trường (2020), “Thực trạng phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí nghiên cứu dân tộc, tạp chí nghiên cứu dân tộc, số 4, tháng 9 năm 2020, tr 61-69 5 Pham Van Truong (2020), “Developing leadership capacity in the application of information technology in teaching at ethnic minorities boarding lower seconddry schools in Dak Lak Province in the current perio- Situation and issues raised” Journal of Ethnic Minorities Research, (published on June 21th, 2020, page 95-103) Phạm Văn Trường (2020), “Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, tạp chí nghiên cứu dân tộc, (phát hành 21/6/2020, tr 95-103) 6 Ngo Quang Son – Pham Van Truong (2020), “Integration of educational activities to respond to climate change and to avoid natural disasters for sustainable development of local communities in the teaching process at the ethnic minority boarding high schools according to capacity development orientations” Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (2020), nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên Mã số 02-06/ĐHTN-2020, ISBN: 978604-915-924-4, tr 145-169 “Lồng ghép các hoạt động giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai trong dạy học ở trường PTDTNT theo định hướng phát triển năng lực và sự phát triển bền vững của cộng đồng dân tộc thiểu số” 7 Ngo Quang Son – Pham Van Truong (2020), “VOCATIONAL GUGIDACE FOR SUSTAINABLE LOCAL COMMUNITY DEVELOPMENT FOR ETHNIC MINORITY STUDENTS IN HAPPY ETHNIC MINORITIES BOARDING HIGH SCHOOLS IN THE NORTHWEST REGION IN THE CURRENT PERIOD SITUATION AND MANAGEMENT SOLUTIONS” Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (2020), nhà xuất bản Đại học sư phạm ISBN: 978604-54-7128-9, tr 172-185 ... giải gợi mở cho nghiên cứu luận án ? ?Phát triển lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin dạy học cho Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên? ?? 1.2 Ứng dụng CNTT dạy học 1.2.1... khái niệm lực lãnh đạo ứng dụng CNTT dạy học Tác giả đề xuất khái niệm phát triển lực lãnh đạo ứng dụng CNTT dạy học: ? ?Phát triển lực lãnh đạo ứng dụng CNTT dạy học dựa vào lực lãnh đạo sẵn có... lực lãnh đạo ứng dụng CNTT dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên Chương 3: Giải pháp phát triển lực lãnh đạo ứng dụng CNTT dạy học cho Hiệu trưởng trường PTDTNT khu vực Tây Nguyên

Ngày đăng: 19/05/2021, 13:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Những nghiên cứu về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học

  • 1.1.2. Những nghiên cứu về trường phổ thông dân tộc nội trú

  • 1.1.3. Những nghiên cứu về năng lực lãnh đạo và phát triển năng lực lãnh đạo.

  • 1.1.4. Những nghiên cứu về phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng CNTT trong dạy học.

    • DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

    • 1. Ngô Quang Sơn – Phạm Văn Trường – Nguyễn Thị Bạch Mai (2019), “Phát triển mô hình thông tin, giáo dục và truyền thông nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tháng 3/2019. Mã số 81779T9-CDT. tr. 3-292.

    • 2. Pham Van Truong - Ngo Quang Son (2019), “Developing leadership capacity application of information technology in teaching in ethnic minorities boarding lower secondary schools in the Central Highlands region in the current period ” Journal of Ethnic Minorities Research (No. 3, month 8 year 2019, page. 36-42).

    • Phạm Văn Trường - Ngô Quang Sơn (2019), “Phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, tạp chí nghiên cứu dân tộc, số 3, tháng 8 năm 2019, tr. 36-42.

    • 3. Pham Van Truong - Ngo Quang Son (2019), “Solutions for developing leadership capacity of information techinolgy application in teaching at the ethnic minorities boarding lower secondary schools in Central Highland areas ”, Journal of Ethnic Minorities Research (No. 4, month 8 year 2019, page. 28-34)

    • Phạm Văn Trường - Ngô Quang Sơn (2019), “Giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Tây Nguyên”, tạp chí nghiên cứu dân tộc, số 4, tháng 8 năm 2019, tr. 28-34.

    • 6. Ngo Quang Son – Pham Van Truong (2020), “Integration of educational activities to respond to climate change and to avoid natural disasters for sustainable development of local communities in the teaching process at the ethnic minority boarding high schools according to capacity development orientations”. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (2020), nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên. Mã số 02-06/ĐHTN-2020, ISBN: 978-604-915-924-4, tr 145-169.

    • 7. Ngo Quang Son – Pham Van Truong (2020), “VOCATIONAL GUGIDACE FOR SUSTAINABLE LOCAL COMMUNITY DEVELOPMENT FOR ETHNIC MINORITY STUDENTS IN HAPPY ETHNIC MINORITIES BOARDING HIGH SCHOOLS IN THE NORTHWEST REGION IN THE CURRENT PERIOD SITUATION AND MANAGEMENT SOLUTIONS”. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (2020), nhà xuất bản Đại học sư phạm. ISBN: 978-604-54-7128-9, tr 172-185.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan