1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing Mix của Công ty giầy Thượng Đình trên thị trường quốc tế

60 863 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 559,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing Mix của Công ty giầy Thượng Đình trên thị trường quốc tế

Trang 1

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNGMARKETING MIX CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH DOANH

QUỐC TẾI Khái quát về marketing quốc tế

1 Khái quát chung về Marketing quốc tế

Toàn cầu hoá và tiêu chuẩn hoá trở thành một đặc điểm quan trọngcủa kinh tế và thương mại quốc tế Trong nhiều thập kỷ qua, Marketingquốc tế đã có sự phát triển mạnh mẽ Xu hướng toàn cầu hoá sản phẩm vàthị trường ngày càng trở nên rõ nét.Nguyên nhân là do:

Tính chất đồng nhất của nhu cầu thế giới ngày càng cao

Nhu cầu và mong muốn có tính chất toàn cầu của người tiêu dùng làmuốn được có những sản phẩm với giá thấp và chất lượng đảm bảo

Nhiều doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí vì vậy tìm cách thựchiện theo quy mô sản xuất

Chính xu hướng toàn cầu hoá thị trường và sản phẩm dẫn đến nhiềuthay đổi trong thương mại quốc tế và nâng cao vai trò của Marketing quốc tế.

Trên thị trường thế giới , Marketing được thể hiện ở 2 gócđộ:Marketing ra nước ngoài hay Marketing xuất khẩu Marketing đa quốc giahay Marketing toàn cầu

Marketing xuất khẩu là Marleting nội địa được vận dụng trong mộtmôi trường nước ngoài Marketing ra nước ngoài đòi hỏi quản lý cùng mộthoạt động như Marketing trên thị trường nội địa, nhưng trong một môitrường không quen thuộc Marketing ra nước ngoài hay Marketing xuấtkhẩu là kết quả của sự phát triển quốc tế của hãng nên cũng được gọi làMarketing quốc tế

Cùng với sự phát triển quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới , kháiniệm thị trường nước ngoài có những thay đổi Đối với cá hãng đa quốc

Trang 2

gia , do có thể tổ chức các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khắp nơi nên khôngtồn tại thị trường nước ngoài mà chỉ có thị trường ở các vùng khác nhau trênthế giới , có mức độ phát triển khác nhau , và có những đặc điểm khácnhau Trong trường hợp này , Marketing có tên gọi là Marketing đa quốcgia

Vì vậy trên thực tế , Marketing bao gồm:

Marketing xuất khẩu là Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩuvới yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chính sách Marketing với nhu cầucủa thị trường xuất khẩu bên ngoài

Marketing toàn cầu là Marketing của một hãng lớn theo đuổi mục tiêuhướng ra thị trường thế giới và thoả mãn nhu cầu của đoạn thị trường quốctế hoặc của toàn bộ thị trường thế giới.

Khác với quản lý Marketing nội địa , quản lý Marketing quốc tế phảitính đến sự can thiệp của các chính quyền sở tại , tính đa dạng của các điềukiện thị trường bên ngoài và đòi hỏi những kiến thức riêng như kỹ thuậtMarketing , hiểu biết môi trường bên ngoài , khả năng mức độ sử dụng cáckiến thức tích luỹ.

Trong môi trường quốc tế , khái niệm Marketing mang tính chất chiếnlược Như vậy , bản chất Marketing quốc tế là một trạng thái cân bằng giữanhững thay đổi của các yếu tố môi trường bên ngoài với các chính sáchMarketing hỗn hợp của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Chính bản chấtnày đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra các kế hoạch Marketing quốc tếbao gồm các quyết định cơ bản:

Nghiên cứu môi trường Marketing quốc tế

Quyết định có nên thâm nhập thị trường nước ngoài không?Quyết định những thị trường nào cần thâm nhập?

Quyết định các phương pháp thâm nhập thị trường.

Các chương trình Marketing quốc tế , việc triển khai các chính sáchbộ phận của Marketing hỗn hợp.

Trang 3

Quyết định về cơ cấu của bộ phận Marketing quốc tế của doanhnghiệp.

2 Tầm quan trọng và sự cần thiết của Marketing quốc tế

a Những lợi ích của Marketing quốc tế

Việc mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới cho phép các côngty ,lớn hoặc nhỏ , tăng tỷ lệ lợi nhuận của mình bằng cách mà các doanhnghiệp trong nước không có.

Các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế có thể đạt mức doanh sốlớn hơn nhờ thực hiện chuyển giao các khả năng riêng của mình Các khảnăng riêng biệt được định nghĩa là những điểm mạnh duy nhất cho phép cáccông ty đạt được hiệu quả , chất lượng đổi mới, hoặc sự nhạy cảm với kháchhàng cao hơn.Những điểm mạnh này thường được thể hiện trong các sảnphẩm đưa ra mà các công ty khác khó làm theo hoặc bắt chước Như vậy ,các khả năng riêng biệt tạo ra nền tảng cho lợi thế cạnh tranh của côngty Chúng làm cho công ty có thể hạ thấp chi phí trong việc tạo ra giá trịhoặc tạo ra những sự khác biệt và đặt giá cao hơn.Với khả năng riêng biệtcó giá trị , các công ty thường có thể đạt mức doanh số khổng lồ bằng việcthực hiện những khả năng riêng biệt đó và bằng các sản phẩm sản xuất racho các thị trường nước ngoài mà ở đó các đối thủ cạnh tranh bản địa thiếukhả năng sản xuất ra các sản phẩm tương tự.

Nhờ các hoạt động quốc tế , doanh nghiệp có thể thực hiện được lợithế theo vị trí Lợi thế theo vị trí là lợi thế phát sinh từ việc thực hiện hoạtđộng tạo ra giá trị ở mức tối ưu đối với hoạt động đó, bất kể nơi nào trên thếgiới với các chi phí vận chuyển và các hàng rào thương mại cho phép

Việc tham gia vào hoạt động quốc tế cho phép doanh nghiệp có thể hạthấp chi phí nhờ có được lợi thế quy mô và hiệu ứng đường cong

b Những lý do thúc đẩy công ty tiếp cận với Marketing quốc tế

Xu hướng buộc các doanh nghiệp ngày càng phải tham gia vào thịtrường quốc tế và thúc đẩy thực hành thông thạo quản trị Marketing quốc

Trang 4

tế Một nhân tố thúc đẩy các công ty phải tính đến việc bắt đầu hoạt độngtrên các lĩnh vực quốc tế là do số lượng các nhà cạnh tranh nước ngoài thamgia vào thị trường trong nước họ càng tăng và thực tế việc kinh doanh ởnước ngoài chiếm một tỷ lệ càng lớn trong tổng số GNP của tất cả các nướccông nghiệp lớn Một lý do khác làm cho việc quốc tế hoá kinh doanh ngàycàng tăng là tổ chức thương mại xuyên biên giới các quốc gia ngày càng dễdàng hơn nhiều so với trước kia Các thiết bị thông tin ngày càng pháttriển , phương tiện đi lại trong kinh doanh quốc tế ngày càng thuận tiện hơnvà các các công ty phục vụ cho việc kinh doanh (như quảng cáo , nghiên cứuthị trường , vận chuyển đường bộ ….) Hiện nay hoạt động mang tính quốctế cao Do vậy việc đi lại , thăm và kiểm tra thị trường nước ngoài đơn giảnhơn và do đó việc kiểm soát quốc tế cung đơn giản hơn

3 Marketing xuất khẩu - một hình thức của marketing quốc tế

Một trong những hình thức của marketing quốc tế được biểu hiệndưới hình thức marketing xuất khẩu Đó là hoạt động marketing của cácdoanh nghiệp của một quốc gia nhất định , ứng dụng vào việc xuất khẩuhàng hoá và dịch vụ của mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thíchứng các chiến lược marketing nội địa với môi trường và nhu cầu của thịtrường xuất khẩu bên ngoài.

Như vậy , marketing quốc tế có nghĩa rộng xuất khẩu quốc tế Bởi vìmarketing quốc tế có thể bao hàm cả việc một công ty thực hiện sản xuấthay lắp giáp một phần hàng hoá ở trong nước của công ty và một phần ởnước ngoài , hoặc nhập khẩu cho một nước khác những hàng hoá từ mộtnước thứ hai để họ bán trong nước hoặc tái sản xuất hoặc việc thành lậpnhững đại diên thường trực ở nước ngoài để lưu kho và phân phối các sảnphẩm Marketing quốc tế còn có thể thông qua việc cấp giấy phép sản xuấtnhững sản phẩm của công ty cho các doanh nghiệp địa phương , hoặc tổchức các hoạt động marketing khác ở nước ngoài

II Tầm quan trọng của marketing xuất khẩu

Trang 5

1 Marketing trong hoạt động kinh doanh quốc tế

Khi mới ra đời, marketing chỉ là một khái niệm đơn giản giới hạntrong lĩnh vực thương mại Nó chỉ bao gồm các hoạt động của doanh nghiệpnhằm tiêu thụ những hàng hoá và dịch vụ đã có sẵn nhằm thu đưọc lợinhuận Việc áp dụng các biện pháp marketing đã tạo điều kiện kích thích sảnxuất hàng hoá phát triển Với những tính ưu việt của nó marketing không chỉphát huy trong lĩnh vực thương mại mà ngày càng được áp dụng rộng rãitrong các lĩnh vực phi thương mại khác Đặc biệt với các doanh nghiệp kinhdoanh quốc tế , Marketing có một vai trò hết sức quan trọng Marketingquốc tế có vai trò như là một trung tâm nghiên cứu , dự báo , thiết kế chiếnlược cho việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nước nhập khẩu Nơi màviệc thích ứng các sản phẩm nhãn hiệu , xúc tiến và thu thập thông tin hếtsức khó khăn

Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị kinh doanh củadoanh nghiệp Marketing làm cho khách hàng và người sản xuất xích lại gầnnhau hơn Ngoài ra, nó còn có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp cáchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhịp nhàng giữacông ty và nước nhập khẩu hàng của công ty Nhờ marketing mà doanhnghiệp có những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, để rồi có sự thayđổi và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Ngày nay, marketing là mộttrong những công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có được vị thế trênthương trường.

Với các lợi thế trên marketing đã mang lại những thắng lợi huy hoàngcho nhiều doanh nghiệp Nó đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranhrất hiệu quả trên thị trường quốc tế.

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Trang 6

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm viquốc tế Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sản xuất trong nước được bán ranước ngoài, thu ngoại tệ Qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảiquyết công ăn việc làm nâng cao đời sống của nhân dân, tạo ra nguồn ngoạitệ để nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại ở nước ngoài đáp ứng nhu cầucông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằmphát huy lợi thế của đất nước.

Đối với nước ta, nền kinh tế đang bước đầu phát triển, cơ sở vật chấtkỹ thuật phần nào được cải thiện nhưng vẫn còn thấp kém, dân số phát triểnnhanh nên lao động dư thừa nhiều Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu, thungoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, giải quyết công ăn việc làm là rấtquan trọng Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển quan hệ kinh tế đốingoại, trong đó đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu hàng hoá dịch vụ Đó làmột đường lối đúng đắn, phù hợp với qui luật kinh tế khách quan Có thểnói, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sựphát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.

3 Tầm quan trọng của marketing xuất khẩu

Xuất khẩu và nhập khẩu là hai mặt của cùng một đồng xu Hoạt độngxuất khẩu cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm được sản xuất ởmột quốc gia khác, hoạt động nhập khẩu cũng thực hiện chính chức năngtrên Tuy nhiên có một sự khác nhau quan trọng giữa xuất khẩu và nhậpkhẩu Người nhập khẩu là người mua- khách hàng, ngược lại người xuấtkhẩu là người bán- người làm marketing.

Điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được giữa bán hàng xuấtkhẩu và marketing hàng xuất khẩu Trong kỷ nguyên định hướng kháchhàng bằng sản phẩm, bán hàng xuất khẩu không phải là marketing Bánhàng xuất khẩu không liên quan đến việc biến đổi sản phẩm, giá cả, các

Trang 7

công cụ xúc tiến cho thích hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế Yếu tốduy nhất của marketing hỗn hợp có sự khác biệt đó là phân phối (place), tứclà quốc gia nơi hàng hóa được bán Phương thức bán hàng này có thể pháthuy tác dụng đối với một số hàng hóa và dịch vụ; với những sản phẩm độcnhất với rất ít hoặc không có sự cạnh tranh ở phạm vi quốc tế, cách tiếp cậnnày có thể khả thi Tương tự như vậy, những công ty mới tham gia hoạtđộng xuất khẩu khởi đầu có thể gặt hái được thành công với việc bán hàng.Thậm chí ngày nay, các bộ óc quản lý ở nhiều công ty vẫn ưa thích bán hàngxuất khẩu hơn Nhưng khi công ty đã trưởng thành trên thương trường quốctế, hoặc khi tham gia vào thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc tiếnhành hoạt động marketing xuất khẩu bắt đầu trở nên cần thiết hơn.

Marketing xuất khẩu là marketing hỗn hợp của hàng hóa và dịch vụdành riêng cho khách hàng trên thị trường quốc tế Marketing xuất khẩu yêucầu:

- Một sự hiểu biết về môi trường của thị trường mục tiêu.- Sự áp dụng tất cả các công cụ marketing, đặc biệt là:

+ Việc sử dụng nghiên cứu marketing và xác định tiềm năng thịtrường.

+ Các quyết định về thiết kế sản phẩm, giá cả, các quyết định về kênhphân phối, quảng cáo và xúc tiến.

+ Vấn đề tổ chức, hoạch định và kiểm soát.

Mục đích của chúng ta là có được một cái nhìn bao quát về nhữngthực tế và vấn đề nảy sinh với các công ty tiến hành marketing xuất khẩucung như thấy được tầm quan trọng của nó đối với hoạt động kinh doanhxuất khẩu của doanh nghiệp.

III Chính sách marketing- mix trong hoạt động xuất khẩu1 Quyết định về sản phẩm

Trang 8

Trên thị trường quốc tế, các quyết định về sản phẩm rất phức tạp donhu cầu và môi trường khác nhau Khi xác lập chiến lược sản phẩm quốc tế,nhất thiết phải phân tích và tôn trọng các yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm antoàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường, kiểm tra các đặc tính thương mại củasản phẩm nhằm thích nghi với nhu cầu của thị trường Các quyết định vàchính sách về sản phẩm mà công ty cần quan tâm đến đó là:

- Chính sách về nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu.

Nhãn hiệu sản phẩm cho phép khách hàng xác định người sản xuấthay phân phối và phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm cạnh tranh Khi bánhàng thông qua hệ thống các nhà phân phối nước ngoài , công ty cần phảiđảm bảo rằng sản phẩm được bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng vớiđúng nhãn hiệu của nó Để một nhãn hiệu được xác định ở thị trường nướcngoài thì người sản xuất cần phải thực hiện truyền tin và xúc tiến bán cũngnhư tạo lập và củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với hình ảnh nhãnhiệu Công ty cần cụ thể hoá những đặc tính độc đáo của sản phẩm sao chochúng có liên hệ với hìmh ảnh một nhãn hiệu được nhận biết và hấp dẫn.Khi sử dụng nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài , cần phải đặt tên “quốc tế”cho nó với yêu cầu: dễ ghi nhớ , phân biệt hợp pháp và phù hợp về vănhoá Tên nhãn hiệu quốc tế không chỉ có ý nghĩa xác định người cung cấpmà còn là cách thức tự quảng cáo một cách chính đáng và là phương tiệngây cảm xúc và ấn tượng tới người tiêu dùng và do đó dẫn đến hành độngmua Tên nhãn hiệu phải ngắn gọn , đơn giản , dễ đọc và dễ đánh vần Nhãnhiệu phải dễ ghi nhớ , không dễ dàng nhầm lẫn với sản phẩm của đối thủcạnh tranh Nhãn hiệu quốc tế cũng có thể sử dụng trên nhiều thị trườngkhác nhau như một tập hợp nhãn hiệu ,và được củng cố thông qua cáctrương trình quảng cáo bằng hình ảnh và minh hoạ

- Quyết định về bao bì của sản phẩm.

Trang 9

Bao bì trong Marketing quốc tế phải đảm bảo thực hiện các chức năngvốn có của nó Đó là các chức như thông tin về sản phẩm và nguồn gốc củanó, phân biệt sản phẩm của công ty so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,thuân tiện trong việc chuyên chở và vận chuyển ra nước ngoài, bảo vệ sảnphẩm và dễ dàng cho việc sử dụng.Mức độ yêu cầu bảo vệ sản phẩm vềphương diện vật chất trên thị trường quốc tế thường quan trọng hơn so vớithị trường nội địa Bao gói là một trong những yếu tố chủ chốt của việc pháttriển nhãn hiệu trên các thị trường quốc gia khác nhau Nó giúp cho ngườitiêu quốc tế nhận ngay ra nhãn hiệu và những đặc tính cơ bản của sản phẩmliên quan đến khả năng đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của họ.

Nhìn chung , quyết định về bao gói sản phẩm phụ thuộc vào nhiềunhân tố như chi phí nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho việc đóng gói , chiphí cho người trung gian , giá trị và đặc tính riêng biệt của sản phẩm , loạihình vận chuyển….

Chiến lược bao bì cũng cần phải chú ý đến sự khác giữa các quốc giavề yêu cầu đóng gói Chiến lược bao bì cũng phải góp phần hỗ trợ cho việcthực hiện chiến lược sản phẩm Một điều quan trọng là phải xác định ngaytừ đầu những yêu cầu và quy định trong việc đóng gói bao bì cho sản phẩmphân phối tới các quốc gia khác nhau Bởi vì nó liên quan đến một số luật lệđặc biệt về nguyên vật liệu sử dụng để đóng gói , kiểu ký hiệu , yêu cầu vềviệc thu lại hoặc tái sử dụng nguyên liệu

- Quyết định liên quan đến dịch vụ khách hàng.

Chiến lược sản phẩm quốc tế cũng bao gồm cả quyết định về các dịchvụ gắn liền với sản phẩm Các quyết định này liên quan đến điều kiện sửdụng sản phẩm và khả năng, yêu cầu tổ chức bảo dưỡng chúng Quan trọngnhất là điều kiện sử dụng sản phẩm Chúng phụ thuộc vào các nhân tố như

Trang 10

trình độ học thức người sử dụng, tính kỹ thuật của sản phẩm, tài liệu hướngdẫn …

Việc thường xuyên kiểm tra một cách toàn diện hoạt động cung ứngdịch vụ cho khách hàng nhằm đảm bảo dịch vụ này phù với yêu cầu củatừng thị trường xuất khẩu là rất quan trọng Bảo hành sản phẩm là một côngcụ mà tầm quan trọng của nó ngày càng ra tăng, nó là chứng minh bảo đảmcủa hãng đối với chất lương dịch vụ cung cấp cho khách hàng , thúc đẩy sảnphẩm , giảm bớt hoài nghi

Chính sách phát triển sản phẩm xuất khẩu bao gồm các chiến lược: Chiến lược bành chướng hay tiêu chuẩn hoá sản phẩm và truyềnthông Trên tất cả các thị trường quốc tế , công ty bán cùng một loại sảnphẩm với những chiến dịch quảng cáo giống nhau và theo cùng cách thứckhuyến mại mà công ty đã sử dụng trên thị trường nội địa Đó thường là sảnphẩm đáp ứng những nhu cầu cơ bản giống nhau Chiến lược bành trướngtỏ ra hấp dẫn trong những điều kiện không kéo theo những khoản chi phí bổsung và nghiên cứu , sản xuất và xúc tiến bán

Chiến lược thích nghi sản phẩm với các điều kiện hay sở thích địaphương nhưng không thay đổi chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Ngược lại với chiến lược tiêu chuẩn hoá , chiến lược thích ứng sảnphẩm được thể hiện ở việc thay đổi các đặc tính của sản phẩm tiêu thụ trêncác thị trường xuất khẩu khác nhau Quyết định thay đổi sản phẩm phụthuộc vào nhiều yếu tố như sở thích của khách hàng nước ngoài, khả năngchi phí cải biến sản phẩm, quy định thể chế của nước nhập khẩu, hàng ràophi thuế quan, khả năng thích nghi sản phẩm mới với môi trường…

- Chiến lược đổi mới sản phẩm.

Trang 11

Các chiến lược thích ứng và điều chỉnh là những tiếp cận có hiệu quảvề phương diện Marketing quốc tế, nhưng nó không cho phép công ty chớplấy những cơ hội của thị trường rộng lớn trên thế giới

Lựa chọn chiến lược tiêu chuẩn hoá hay thích nghi hoá sản phẩm.Phần lớn các công ty tìm cách phát triển chiến lược sản phẩm chophép tối ưu hoá lợi nhuận dài hạn hoặc tối đa hoá giá trị hiện tại các dòng tàichính gắn liền với các hoạt động trên thị trường quốc tế Tuy nhiên , lựachọn chiến lược nào cho phép đạt được các mục tiêu trên không phải là đơngiản và không có câu trả lời chung

Thử thách đối với các công ty hoạt động trên thị trường quốc tế làphải phát triển những chiến lược và chính sách sản phẩm để có thể nhạy béntrước những biến đổi của nhu cầu thị trường, của cạnh tranh và các nguồnlực của công ty trên phạm vi quốc tế Chính sách sản phẩm phải cân đốigiữa nhu cầu và sự thưởng phạt xứng đáng trong việc làm cho sản phẩmthích nghi với thị trường, với những lợi thế cạnh tranh có được từ việc tậptrung nguồn lực của công ty vào một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

2 Quyết định về giá

Quản lý giá và các chiến lược giá trong marketing quốc tế phức tạphơn so với marketing nội địa Công ty phải đưa ra các quyết định về giá banđầu cho các đối tượng khách hàng khác nhau, về thay đổi giá hiện tại, về giácho chủng loại sản phẩm, về hình thức và mức độ kiểm soát về giá trên cácthị trường khác nhau, về giá chu chuyển nội bộ trong công ty và về mức độkhác biệt giữa giá nội địa và giá quốc tế Về phương diện quốc tế, chínhsách giá có thể có 3 hướng lựa chọn:

Thứ nhất, chính sách giá duy nhất, tức là quy định giá thống nhất cho

sản phẩm trên tất cả các thị trường

Trang 12

Thứ hai, chính sách giá thích ứng theo từng khu vực thị trường.

Thứ ba, xác định thông số chung cho tất cả các thị trường và sử dụng

chúng khi quyết định giá.

Mỗi công ty quốc tế phải quan tâm phát triển những hệ thống định giávà các chính sách định giá làm sao để chỉ ra được những nhân tố cơ bản cóliên quan đến quyết định giá trong mỗi một thị trường quốc gia mà tại đó,công ty của mình đang hoạt động.

Quyết định giá bán sản phẩm trên thị trường quốc tế là một quá trìnhphức tạp do cùng một lúc phải giải quyết nhiều mối quan hệ Hơn nữa, việchình thành mức giá còn khó khăn thêm bởi vấn đề thiếu thông tin, phản ứngkhác nhau của người tiêu dùng, sự giao động thường xuyên và mức chênhlệch lớn về tỷ giá hối đoái.

Mối quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa

+ Các phương án về mối quan hệ giữa giá xuất khẩu với giá nội địa Một trong những nội dung quan trọng của việc xác lập giá trên thịtrường quốc tế là xác định mối quan hệ giữa giá xuất khẩu và giá nội địa Có thể có ba khả năng

- Giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa Lập luận ở đây là chi phí thâmnhập thị trường xuất khẩu tăng đáng kể cũng như là mong muốn bán giá caođể tận dụng cơ hội thị trường , bù đắp rủi ro của người xuất khẩu

- Giá xuất khẩu ngang bằng giá nội địa Chính sách này được áp dụngcho các công ty chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu với mức gía đó , họcảm thấy an toàn khi hoạt động trong môi trường chưa quen thuộc Chínhsách này dễ bị thay đổi khi công ty tích luỹ được kinh nghiệm xuất khẩu

Trang 13

- Giá xuất khẩu thấp hơn gía nội địa Chính sách này thường được ápdụng đối với sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến hoặc do cạnhtranh về gía trên các thị trường xuất khẩu rất mạnh mẽ hoặc do cách tínhkhấu hao của người xuất khẩu

+ Giá cận biên trong xuất khẩu ,trên thực tế nhiều doanh nghiệp cóquy mô nhỏ áp dụng phương pháp xác định giá xuất khẩu thấp hơn giá nộiđịa cộng thêm chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế , chi phí phân phối vàcác chi phí khác liên quan đến việc bán hàng trên thị trường nước ngoài Phương pháp xác định giá ở đây là phương pháp giá cận biên Đó là việcxác định mức giá chỉ căn cứ vào chi phí khả biến của sản phẩm xuất khẩu

(Giá = Chi phí biến đổi + Lãi dự kiến ).Trong trường hợp này , giáhoà vốn đối với sản phẩm xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm nội địa

Phưong pháp này thường được áp dụng với một hay các điều kiệnsau:

- Phần chi phí cố định được bù đắp bởi khối lượng sản phẩm tiêu thụtrên thị trường nội địa hoặc doanh nghiệp chủ động không tính phần chi phínày vào giá xuất khẩu

- Tồn tại qui luật lợi thế qui mô và hiệu ứng đường cong kinhnghiệm , tức là chi phí đơn vị sản phẩm giảm mạnh theo khối lượng sản xuấtvà tiêu thụ

- Dư thừa công xuất sản xuất và mong muốn phát triển dài hạn ở nướcngoài

- Sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm bị ứ đọng , tồn kho

- Mức giá này không vi phạm luật chống bán phá giá của nước sở tại

Trang 14

Việc áp dụng chính sách giá này có thể làm lợi nhuận gắn liền vớiviệc bán hàng xuất khẩu thấp hơn việc bán trên thị trường nội địa Tuynhiên , nó cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh , đặc biệttrong trường hợp thị trường trong nước đã bão hoà Hơn nữa giá thấp chophép vượt qua hàng rào thuế quan và nâng cao khả năng cạnh tranh về giátrên thị trường nước ngoài.

3 Quyết định về kênh phân phối

Tổ chức xuất khẩu phải sắp xếp sao cho phân phối được sản phẩm ởquốc gia sẽ tiêu thụ Quyết định cơ bản mà mọi tổ chức xuất khẩu đều giápmặt là: Trong phạm vi nào thì chúng ta dựa vào đại diện thị trường trực tiếpchứ không phải là sự đại diện của các trung gian độc lập?

- Đại diện thị trường trực tiếp: Có hai lợi ích lớn đối với việc sử dụngđại diện trực tiếp trên một thị trường là: Sự kiểm soát và sự liên lạc Khi mộtnhà marketing mong muốn phát triển một chương trình đặc biệt, cam kếtnhững nguồn lực cho một số hoạt động như quảng cáo hoặc thay đổi giá,giới thiệu trực tiếp cho phép thực hiện các quyết định một cách đơn phương.Khi một sản phẩm chưa được thiết lập trên một thị trường, các nỗ lực đặcbiệt là cần thiết để bán được hàng Lợi ích của giới thiệu trực tiếp là nhữngnỗ lực quan trọng đó được đảm bảo bằng sự đầu tư của nhà kinh doanh Mộtlợi thế lớn khác là khả năng phản hồi thông tin từ thị trường lớn hơn Thôngtin này có thể cải thiện rất nhiều các quyết định marketing xuất khẩu liênquan đến sản phẩm, giá cả, truyền thông và phân phối.

Đại diện trực tiếp không có nghĩa là người xuất khẩu đang bán hàngtrực tiếp cho khách hàng Trong đa số các trường hợp, đại diện trực tiếp liênquan đến bán hàng cho những người bán buôn và bán lẻ.

Trang 15

- Đại diện gián tiếp: những thị trường nhỏ hơn, việc thiết lập đại diệntrực tiếp thường không khả thi bởi vì số lượng bán không đủ bù đắp chi phí.Thậm chí ở những thị trường lớn hơn, một nhà sản xuất nhỏ cũng thườngthiếu doanh số bán để trang trải chi phí giới thiệu trực tiếp Bất cứ trườnghợp nào doanh số nhỏ việc sử dụng một nhà phân phối độc lập là một phânphối hiệu quả Tìm kiếm được những nhà phân phối tốt có thể là chìa khoáđi tới xuất khẩu thành công.

- Marketing qua kênh của người khác(Piggyback Marketing- PM):Đây là một sự đổi mới trong phân phối trên phạm vi quốc tế Nó là một sựdàn xếp qua đó một nhà sản xuất nhận được sự phân phối sản phẩm củamình ở thị trường nước ngoài thông qua các kênh phân phối của người khác.Nhà sản xuất sử dụng phương pháp phân phối này sẽ làm cho chi phí thấphơn nhiều so với chi phí đòi hỏi bởi sự phân phối trực tiếp Biện phápmarketing này muốn thành công thì chủng loại sản phẩm phải có tính bổsung lẫn nhau Chúng phải cùng thu hút một đối tượng khách hàng và khôngđược cạnh tranh lẫn nhau Nếu những đòi hỏi này được đáp ứng, phươngthức này sẽ là một cách có hiệu quả trong việc sử dụng một hệ thống kênhphân phối quốc tế khai thác lợi thế của cả hai bên.

4 Quyết định về xúc tiến hỗn hợp

Các công cụ xúc tiến hỗn hợp như quảng cáo, khuyến mại, tuyêntruyền và bán hàng cá nhân đều có thể được sử dụng trong marketing quốctế Tuy nhiên, do thị trường và môi trường kinh doanh thay đổi từ quốc gianày sang quốc gia khác nên các công cụ này cũng phải thích ứng với cácquốc gia cụ thể.

- Quảng cáo quốc tế: Muốn thực hiện quảng cáo quốc tế thành côngphải quan tâm đặc biệt đến ba công việc chính: Tạo ra những chiến lượcquảng cáo phù hợp với thị trường quốc tế, xác định và lựa chọn những

Trang 16

phương tiện truyền thông tốt nhất để truyền tải thông điệp, lựa chọn hoặcđiều hành một hãng quảng cáo có đủ khả năng để đảm trách công việcquảng cáo quốc tế.

- Quan hệ công chúng quốc tế : Những mối quan hệ công chúng- PR(Public Relations) có ảnh hưởng đến việc tạo ra và duy trì danh tiếng Tuynhiên, cần chú ý rằng danh tiếng đối với những "thính giả" (ví dụ như kháchhàng hay các chính phủ) thì quan trọng hơn nhiều so với các đối tượng khác(như các công ty cạnh tranh) Do vậy một công ty cần phải:

+ Xác định rõ những nhóm công chúng khác nhau mà công ty cần tácđộng đến và những thông điệp sẽ được những nhóm công chúng này nhiệttình đáp lại.

+ Xác định cách tiếp cận những nhóm khách hàng mục tiêu như thếnào là tốt nhất Điều này đòi hỏi nghiên cứu xem một hãng quảng cáo vàhoạt động , sản phẩm của nó được chấp nhận bởi khách hàng bên ngoài nhưthế nào ? Cũng như là nghiên cứu xem các phương tiện truyền thông đạichúng nào được nhóm nhóm khách hàng lớn của công ty xem ?

- Marketing quốc tế trực tiếp: Bao gồm thư trực tiếp, bán hàng quađiện thoại, các bản giới thiệu hàng hóa, bán hàng ngoài danh mục thông quamục thông tin lượm lặt ở các bài báo và tạp chí quảng cáo Marketing trựctiếp là một phương thức bán hàng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới,đặc biệt ở Tây Âu và Mỹ.Các công ty cần quan tâm đến sự phát triển cuảMarketing trực tiếp Thư trực tiếp là môt phương tiện linh hoạt chọn lọc , cókhả năng đạt hiệu quả cao trong việc xúc tiến với khách hàng nước ngoài Các thư này có thể gửi đến các thị trường mục tiêu , ngân sách dành choquảng cáo sẽ tập trung vào các đoạn thị trường hứa hẹn nhất Thư trực tiếpmang tính cá nhân , chọn lọc và hữu ích để thông tin cho khách hàng , đặcbiệt là những khách hàng tổ chức

Trang 17

- Marketing quan hệ quốc tế: Marketing quan hệ- RM (RelationshipMarketing) là một cách tiếp cận marketing nhằm tìm kiếm và thiết lập mốiquan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên lòng tin và thiết lập mối quan hệhợp tác tương trợ lẫn nhau RM bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ vàtiếp xúc mang tính cá nhân giữa khách hàng và đại diện cuả doanh nghiệplàm xuất hiện tình cảm ngẫu nhiên giữa các bên về trách nhiệm tương trợ, vềcác mục đích chung, sự thống nhất mọi hoạt động của hãng gắn với sự quantâm của khách hàng Với những doanh nghiệp xuất khẩu thì các khách hàngđược xem như là thành viên của quá trình Marketing chứ không phải là cáccá nhân bị ảnh hưởng bởi một lần bán Cần thấy rằng các đơn hàng lặp lại từcác khách hàng cũ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn so với khách hàng mới vìkhông cần tiêu tiền vào quảng cáo hay chi phí công tác cho nhân viên bánhàng Các kỹ thuât marketing quan hệ bao gồm việc cung cấp rộng rãithông tin về hãng và các sản phẩm của nó , cá nhân hoá việc truyền thôngvới khách hàng , quà và hàng mẫu gửi tặng , các đề nghị về tiền thưởng hấpdẫn , việc quản lý cẩn thận các quan hệ với khách hàng cụ thể Các nhàcung cấp cố gắng tạo ra và củng cố mối quan hê lâu dài , tối đa hoá lợinhuận trong các quan hệ lâu bền , tương trợ lẫn nhau , liên tục , khôngngừng với các khách hàng của hãng Trong thực tế việc áp dụng Marketingquam hệ đã trở nên thuận tiện hơn nhiều bởi những sự phát triển của côngnghệ thông tin , cho phép công ty có đươc những thông tin chi tiết về cánhân tổ chức khách hàng của công ty Điều này cho phép các hãng tổ chứchoạt động xúc tiến của họ theo từng khách hàng mục tiêu , sử dụng từngthông điệp khác nhau dựa trên sự hiểu biết cá nhân

- Khuyến mại quốc tế: Đây là các hoạt động xúc tiến bán hàng, nếuđược sử dụng một cách cẩn thận sẽ có thể trở thành một công cụ đặc biệt cóhiệu quả đối với marketing ở nước ngoài Chúng có thể được dùng để kíchthích mua sắm, khuyến khích khách hàng trung thành, điều hoà nhu cầu theo

Trang 18

mùa vụ, tăng tần suất mua lại và nói chung tạo sự chú ý tới doanh nghiệp vàcác sản phẩm của nó Các khoản chi phí của doanh nghiệp cho xúc tiến bánhàng đã tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới.

- Hội chợ: Hội chợ thương mại là hình thức của kích thích tiêu thụhay xúc tiến bán hàng lâu đời nhất trên thế giới Hội chợ có thể giúp mộtcông ty trong một vài ngày tiếp cận được nhóm khách hàng tập trung có lợiích tiềm năng mà có thể mất vài tháng để tiếp xúc nếu không có hội chợ.Hội chợ đặc biệt hữu ích trong việc giới thiệu các sản phẩm mới ra thịtrường vì doanh nghiệp có thể thu nhận được phản ứng ban đầu đối với sảnphẩm mới của khách hàng, các nhà phân phối, các đối thủ cạnh tranh, cácđại lý tiềm tàng,các nhóm lợi ích khác.

Trang 19

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNGMARKETING MIX CỦA CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH TRÊN

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ I Tổng quan về Công ty giầy Thượng Đình

Công ty giầy Thượng Đình được thành lập vào những năm đầu thủ đômới giành được độc lập vào tháng một năm 1957 Ngay từ giai đoạn mớithành lập đến nay Công ty giầy Thượng Đình đã cùng nhân dân thủ đô nóiriêng và miền Bắc nói chung đã góp sức vào xây dựng đất nước Cho đếnnay trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển với bao khó khăn và tháchthức sóng gió thăng trầm Công ty giầy Thượng Đình trưởng thành, pháttriển và bước tới tương lai.

Giới thiệu sơ lược về Công ty

- Tên Công ty: Công ty giầy Thượng Đình-Tên giao dịch quốc tế: ZINAVI

- Địa chỉ: Số 277/Km 8 - Đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.- Các mặt hàng xuất khẩu chính; Giầy vải, giầy thể thao, các loại dépxăng đan để xuất khẩu và phục vụ thị trường nội địa.

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Giai đoạn 1957 - 1960 (trưởng thành từ quân đội những chặng đườngđầu tiên).

Tháng 1 năm 1957 xí nghiệp X30 - Tiền thân của Công ty giầyThượng Đình ngày nay ra đời, có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và giầy vảicung cấp cho bộ đội thay thế các loại mũ đan bằng tre lồng vaỉ lưới nguytrang và dép lốp cao su.

Trang 20

Giai đoạn 1961 -1972 (sống lao động, chiến đấu vì miền Nam ruộtthịt).

Tháng 6 -1965 xí nghiệp X30 đã tiếp nhận thêm một đơn vị công tưhợp doanh là Liên xưởng thiết kế giầy vải và đổi tên thành nhà máy cao suThuỵ Khuê Đến năm 1970 nhà máy cao su Thuỵ Khuê đã xát nhập thêm xínghiệp giầy vải Hà Nội cũ (gồm 2 cơ sở Văn Thương - Chí Hằng) và đổithành: xí nghiệp giầy vải Hà Nội.

Giai đoạn 1990 đến 1997 (thị trường và đổi mới)

Ngày 8 tháng 7 năm 1993 xí nghiệp giầy vải Thượng Đình đã chínhthức đổi tên thành Công ty giầy Thượng Đình theo giầy phép số 2753 củaUBND Thành Phố Hà Nội.

Giai đoạn 1997 đến nay (tự tin bước vào thiên niên kỷ mới )

Cơ chế quản lý kinh doanh theo chế độ tập trung quan liêu bao cấp đãbộc lộ nhiều nhược điểm: sản xuất bị đình trệ, thị trường tiêu thụ biến động,đời sống CB - CNV gặp nhiều khó khăn.

Với tinh thần đoàn kết, cần cù, chịu khó và tính năng động sáng tạocủa toàn thể CB - CNB Công ty giầy Thượng Đình đã lựa chọn con đườngđi đúng để tồn tại và phát triển đó là Hợp tác kinh doanh với các đối tácnước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi

Trang 21

Từ đây, sản phẩm của Công ty liên tục được cải tiến về mẫu mã, chấtlượng và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước

Đây là một chặng đường thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cải tổ vdàđổi mới theo Nghị quyết trung ương XI của Đảng, đây cúng chính là bệphóng vững chắc cho việc cất cánh của Công ty trong thời kỳ tiếp theo:

Thời kỳ tự tin bước vào thiên niên kỷ mới.

Tóm lại: Công ty giầy Thượng Đình trải qua hơn 45 năm xây dựng vàphát triển với bao khó khăn, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu, đóng gópmột phần vào ngân sách nhà nước và tăng thu ngoại tệ từ hoạt động xuấtkhẩu.

2 Mục đích hoạt động,

Công ty giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước với sảnphẩm chủ yếu là giầy vải Mục đích chủ yếu của Công ty là có lãi nên lợinhuận là mục tiêu hàng đầu của Công ty.

Để đáp ứng với tình hình mới, Công ty đã tiến hành đổi mới trangthiết bị, tăng quy mô sản phẩm để đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân,góp phần tạo ra của cải cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đấtnước

3 Nhiệm vụ của Công ty.

Để thích ứng với cơ chế thị trường, Công ty đã đề ra các nhiệm vụ cơbản sau:

+ Dựa vào năng lực thực tế của Công ty, kết quả nghiên cứu thịtrường trong và ngoài nước, xây dựng và thực hiện totó các kế hoạch Nângcao hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tự bù đắp chi phí,trang trải vốn và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước trên cơ sở tậndụng năng lực sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật đổi mới sản phẩm.

+ Nghiên cứu luật pháp: Các thông lệ kinh doanh quốc tế, tình hìnhthị trường thế giới về các loại giầy, đặc biệt là giầy vải, giầy thể thao

Trang 22

Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và đưa ra phương án kinh doanh củamình.

+ Mở rộng sản xuất với các cơ sở kinh doanh thuộc phần kinh tế, tăngcường hợp tác với liên doanh nước ngoài.

+ Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốtđời sống cán bộ công nhân viên.

+ Thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế nhà nước giao cho cụ thể là:- Nộp ngân sách nhà nước.

- Đảm bảo việc làm và thu nhập

4 Phạm vi hoạt động.

Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Sở công nghiệp Hà Nội, đượcphép xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là các loại giầy vải giầy thể thao, dépxăngđan phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoài ra Công ty còntham gia sản xuất các loại sản phẩm bảo hộ lao động như: Quần áo, túi, găngtay Công ty có quyền sản xuất các loại sản phẩm cao su khác

5 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty.

Công ty giầy Thượng Đình là đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lậpvà có tư cách pháp nhân Căn cứ vào đặc điểm tính phức tạp của kỹ thuật,quy mô sản xuất lớn Công ty đã xây dựng phương thức quản lý theo kiểutrực tuyến chức năng Bên cạnh đó có trợ lý giám đốc và bộ phận QRM (đạidiện lãnh đạo về chất lượng) hỗ trợ giúp việc cho giám đốc trong quá trìnhra quyết định Hệ thống phòng ban của Công ty có chức năng riêng nhưngđều có nhiệm vụ tham gia tham mưu cho giám đốc, theo dõi kiểm tra và cóhướng dẫn thực hiện các quyết định của giám đốc theo chức năng của mình.Các phân xưởng trực tiếp tham gia sản xuất Mối quan hệ giữa các phòngban, phân xưởng là mối quan hệ ngan cấp Công ty giầy Thượng Đình thựchiện mô hình quản lý theo hai cấp như sau”.

Cấp 1 bao gồm

+ Ban giám đốc Đứng đầu là giám đốc và sau đó là 4 phó giám đốc

Trang 23

Hệ thống phòng ban: Hệ thống phòng ban bố trí để tham mưu chủ đạosản xuất bao gồm.

+ Phòng kinh doanh xuất khẩu (P KD - XNK).+ Phòng kế toán - tài chính (P KD - TC).+ Phòng chế thử mẫu

+ Phòng hành chính - Tổ chức (P HC - TC).+ Phòng kế hoạch - vật tư (P KH - VTP)+ Phòng thống kê - gia công

+ Phòng tiêu thụCấp 2 bao gồm:

Các phân xưởng đứng đầu là các quản đốc phân xưởng Bộ phận nàytrực tiếp chỉ đạo công nhân sản xuất Hiện nay Công ty có các phân xưởngsau:

+ Phân xưởng cắt+ Phân xưởng may A+ Phân xưởng may B+ Phân xưởng cán+ Phân xưởng gò

+ Phân xưởng bôi tráng+ Xưởng cơ năng

Ngoài ra Công ty còn có một số phòng ban khác làm công tác chínhtrị tư tưởng như phòng đảng uỷ, phòng hành chính tổng hợp, phòng bảo vệ,ban vệ sinh lao động

II Vị trí hoạt động xuất khẩu trong công ty.

Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan trọng nhất cực kỳquan trọng của công ty vì nó có một vai trò to lớn quyết định đến sự pháttriển của công ty Trong chiến lược công ty đã xác định được thị trườngchính của công ty là thị trường xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu chiếm một

Trang 24

tỷ lệ khỏ cao trong tổng doanh thu Trong giai đoạn 1998 – 2002 trung bỡnhlà 70%, một con số rất lớn.

Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu khỏ cao năm 1998 chiếm 69,6% năm1999 chiếm 84,3%, năm 2000 chiếm 56,1% và năm 2001 chiếm 53,7%, năm2002 chiếm 56,52%.

tỷ đồng

Biểu 1

doanh thu

doanh thu xuất khẩu

Kim ngạch suất khẩu cao, tỷ trọng xuất khẩu cao Doanh thu xuấtkhẩu năm 1998 đạt 6,36 triệu USD, năm 1999 là 6,2 triệu USD, năm 2000cú thấp hơn đạt 4,32 triệu USD và năm 2001 là 4,6 triệu USD, năm 2002 là4,324 triệu USD điều đú cho thấy hoạt động xuất khẩu của cụng ty hiện naylà hoạt động chủ yếu của cụng ty nú cú vị trớ quan trọng nhất, cơ bản nhất.Để cụng ty cú thể ổn định và phỏt triển thỡ khụng thể thiếu được hoạt độngxuất khẩu Cụng ty đó xem hoạt động xuất khẩu như là hoạt động mũi nhọn,hoạt động chủ lực nhằm phỏt triển cụng ty thành một cụng ty đầu ngành củangành giầy dộp.

Kết quả hoạt động kinh doanh của cụng ty trong cỏc năm qua (1998 2002)

Trang 25

-Đặc điểm của ngành giầy dép là vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, sửdụng nhiều lao động Công nghiệp giầy dép là ngành sản xuất gắn với nhucầu tiêu dùng của xã hội Vì vậy nó có vị trí quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, cung cấp sản phẩm tiêudùng cho xã hội, tạo nguồn hàng xuất khẩu Trong những năm gần đây,ngành giầy dép Việt Nam đã có hướng đi đúng đắn, tận dụng được lợi thếcủa mình nhằm sản xuất và xuất khẩu giầy dép ra thị trường nước ngoài.

Trong bối cảnh đó công ty giầy Thượng Đình đã mạnh dạn đầu tưcông nghiệp, khảo sát, nghiên cứu thị trường xuất khẩu Trải qua những khókhăn thử thách công ty đã đạt được những kết quả đáng kể.

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

(1998 - 2002)

Các chỉtiêu

Giá trị sảnxuất côngnghiệp

68.182.138 83.367.577 79.051.207 101.662.631 110.066.2621,325Doanh thu Tỷ

ngạchxuất khẩu

6,366.24,314.64.3240.7Lợi nhuận Tỷ

1,31,11,51,61,81,64Nộp ngân

1,72,311,5471,71,760,76Tổng sản

phẩm xuấtkhẩu

3.8901.7554.2963.8204,2760,89Xuất khẩu 1000

206019701220177617330,88Nội địa1000

189229653075133425430,857Thu nhập

bình quân

7407507607808101,08đầu tưTỷ

2,434,12,55100,960,234Tỷ suất

lợi nhuận/vốn đầutư

0,0740,1040,150,180,171,16

Trang 26

Nguồn: Báo cáo phòng kế toán công ty giầy Thượng Đình

Nhìn vào bản báo cáo kết quả hoạt động trên ta thấy tốc độ phát triểnkhông ngừng của công ty qua các năm năm 2002 so với năm 1999, doanhthu tăng 1.12, lợi nhuận tăng 1,64 lần, đầu tư tăng 1,234 lần vốn tăng 2,43lần.

Qua bảng trên ta thấy nổi một số quan điểm quan trọng.

Doanh thu cao nhất là của năm 1998 là 127 tỷ đồng Năm 1999 và cắcnăm tiếp theo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thay đổiđã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Nhưng ta dễ thấydoanh thu xuất khẩu đều chiếm trên 50% trung bình >60% (giai đoạn 1998 –2002) Trong khi đó sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn (1997 - 2001) đềudưới 50%, chỉ có năm 1998 là cao nhất đạt 52,7% Điều đó đã chứng tỏchiến lược kinh doanh của công ty là hướng về xuất khẩu Doanh thu đãchứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty là hướng về xuất khẩu Doanhthu xuất khẩu là nguồn thu quan trọng của công ty, do vậy một sự biến độngnhỏ của thị trường thế giới cũng có ảnh hưởng đáng kể tới tổng doanh thucủa công ty.

Trong những năm vừa qua công ty giầy Thượng Đình đã đạt đượcnhững kết quả khả quan ngoài những kết quả ở trên công ty còn đạt đượcnhững kết quả khác.

1 Tình hình thị trường giầy da thế giới:

Sự phát triển kinh tế hiện nay đang có xu thế toàn cầu hóa những hoạtđộng kinh tế, ngành giầy cũng không nằm ngoài phạm vi này, nó bắt đầu vớiviệc chuyển dịch quá trình sản xuầt giầy từ các nước công nghiệp phát triển(Đức, Pháp, Italy, Anh và Mỹ ) đến các nước đang phát triển tại Châu á(Pakisan, Hàn Quốc, Ân Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc ) và sau

Trang 27

đó là các quốc gia tại khu vực Đông nam Châu á (Inđônêxia, Philipin, TháiLan, Việt Nam ) xa hơn nữa là các quốc gia tại khu vực Trung Á.

Góp mặt vào xu thế toàn cầu hóa trên phải kể tới sự góp mặt của cáchãng giầy nổi tiếng thế giới, mà các sản phẩm của họ đã thực sự ăn sâu vàoý thức tiêu dùng của người tiêu dùng ( Hãng NIKE, ADIDAS, TEX,BATA ) các hãng trên đã thống trị một cách nổi bật trên thị trường giầy thếgiới, họ đã thực sự đứng ra sắp xếp về nhu cầu giầy trên thị trường Ngoài racác hãng trên đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch công nghệ sản xuấtgiầy trên thế giới.

Theo số liệu thống kê của hiệp hội giầy Châu á năm 2000 thì sảnlượng giầy trên toàn thế giới trong một vài năm gần đây có xu hướng giảm,có lúc dưới 10 tỷ đôi.

Cụ thể như sau:

Mức độ giảm sút sản lượng giầy thế giới

Tên nước Mức độ giảm sútCác nước SNG và Đông

+ Sản xuất giầy dép thế giới sẽ đạt khoảng 14 tỷ đôi vào năm 2005,tương ứng với số dân khoảng 7 tỷ người (bình quân mỗi người sử dụng 2đôi/năm).

Trang 28

+ Khu vực sản xuất giầy dép lớn nhất vẫn là Châu á, chiếm khoảng75% sản lượng thế giới, tiếp theo là Châu Âu 11% ( 1,5 tỷ đôi), Châu Mỹ11% ( 1,5 tỷ đôi).

+ Trên 55% sản lượng giầy dép thế giới sẽ được sản xuất bởi 10 nướcsản xuất giầy dép lớn nhất thế giới như: Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia

+ Tiêu thụ giầy dép thế giới sau khi chững lại sẽ tiếp tục tăng lênkhoảng 14,3 tỷ đôi vào năm 2005 Theo bảng dự báo dưới đây.

Dự báo giầy dép thế giới đến năm 2005

Sản lượng (triệu đôi) Tỷ trọng (%)

2 Tình hình xuất khẩu của Công ty

Trước năm 1990, Công ty giầy Thượng Đình chủ yếu xuất khẩu sangthị trường Liên Xô và Đông Âu Đến năm 2001 do sự tan vỡ của phe xã hộichủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu Thị trường bị khủng hoảng làm cho Côngty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường mới cho sản phẩm Nhờchính sách mở cửa của nhà nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máymóc thiết bị, công nghệ, Công ty đã có quan hệ buôn bán với nhiều bạn hàngở nhiều nước trên thế giới.

* Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Tây Âu, ý, Đức, Pháp ngoài ra còn có vị trí trên thị trường châu á, châu Mỹ Tuy nhiên việc xuất

Trang 29

khẩu chủ yếu theo đơn đặt hàng của trung gian chứ Công ty chưa trực tiếpsản xuất được Các công ty hãng nước ngoài đặt hàng theo lô hàng, họ quyếtđịnh nhãn mác, kích cỡ, mẫu mã, kiểu dáng, Thượng Đình chỉ làm theođơn đặt hàng của họ đưa ra Do vậy ở thị trường nước ngoài, khi sản phẩmđến tay người tiêu dùng, người ta không thể biết đến một Thượng Đình ViệtNam Đó là một thiệt thòi lớn nhất của Công ty.

Vấn đề đặt ra khi xem xét thị trường tiêu thụ, khi xác định thị trườngchính của Công ty là thị trường xuất khẩu Tại sao các nước lại nhập khẩugiầy Việt Nam mà không phải một nước nào khác? Trả lời câu hỏi này làxác định được thế mạnh của ta, từ đó có chính sách phát triển đúng đắn.Trước hết ta phải thấy rằng sản phẩm của Công ty có giá rẻ nên không muốnnói là giá rẻ hơn so với các nước khác Ngày nay khi Công ty áp dụng thànhcông hệ thông tiêu chuẩn ISO 9002 chiến lược của Công ty ngày càng đượcđảm bảo hơn nữa Sản phẩm của Công ty có tính tự động thấp, chủ yếu thaotác bằng tay, do vậy Công ty có ưu điểm hơn các nước khác về giá cả nêncạnh tranh trên thị trường quốc tế được.

Tuy nhiên vấn đề là làm sao giảm bớt được khâu trung gian trongxuất khẩu, làm sao thu được ngoại tệ trực tiếp từ thị trường này.

a Thị trường khu vực châu Âu

Trong giai đoạn 199-2002 thị trường khu vực châu Âu là thị trườnglớn nhất của Công ty Năm 1998 số lượng sản phẩm giầy dép của Công tyxuất khẩu sang khu vực thị trường này chiếm 94% tổng lượng giầy dép xuấtkhẩu và tăng lên 99% vào năm 2002 chỉ chiếm 83,2% Sở dĩ năm 2001lượng giầy xuất khẩu sang thị trường châu Âu chỉ chiếm 83,2% là do Côngty xuất khẩu sang thị trường châu á, Công ty mới chỉ đầu tư mua dây chuyềnsản xuất giầy thể thao, số lượng giầy dép về kim ngạch xuất khẩu giầy dépcủa Công ty sang thị trường này được thể hiện ở các bảng sau:

Trang 30

Bảng : Sản lượng giầy dép xuất khẩu của Công ty sang Châu Âu (1998-2002)

NămNước nhậpkhẩu

Số lượng(đôl)

%Số lượng(đôl)

%Số lượng(đôl)

%Số lượng(đôl)

%Số lượng(đôl)

%Đức203.9149,8995.3215,3238,0123,11 22.4871,56 22.5341.28Pháp923.90744,83 919.31751,35 462.89837,92 129.0008,97 123.006.98Italia583.03028,29 450.78522,19 256.84121,0 151.92610,57 142.8928.11Bồ Đào Nha21.7401,0620.6001,1510.5000,86 11.1500,77 13.2306.75

Hà Lan37.7401,8165.3833,6554.1304,43 18.7251,30 11.7290.66Bỉ37.3200,725.6220,1318.9401,.55 3.7560,26 18.9341.07Tây Ban Nha14.8449,88201.60111,56 318.72526,11 702.72948,87 808.79445.9Thuỵ Điển203.7990,142.6400,1520.7941,70 16.7771,17 15.1510.93

1.208.672 991.207.761 85,1 1.336.608 75.85

Ngày đăng: 10/11/2012, 09:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty (1998 - 2002) - Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing Mix của Công ty giầy Thượng Đình trên thị trường quốc tế
Bảng k ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty (1998 - 2002) (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w