Thế giới như tôi thấy nguyên gốc là tên một tiểu luận Einstein viết tại Berlin năm 1930 khi ông 51 tuổi. Qua lần tái bản thứ hai bổ sung nhiều bài viết mới, cuốn sách thành một tập hợp các bài viết, thư từ, tiểu luận khoa học,… chắt lọc trong suốt cuộc đời nghiên cứu và tham gia hoạt động xã hội, chính trị của Einstein.
Trang 1THẾ GIỚI NHƯ TÔI THẤY
Nguyễn Thị Ngọc Tú 1
Tuyển tập Mein Weltbild (Thế giới như
tôi thấy) của Albert Einstein được công bố lần
đầu tại Đức vào năm 1931 Năm 1955, cuốn
sách tái bản ở Mỹ, được bổ sung nhiều bài viết
mới và đã dịch ra nhiều thứ tiếng Năm 2005,
bản tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng dịch do
NXB Tri Thức ấn hành và tính đến năm 2011,
cuốn sách đã tái bản đến lần thứ tư
Albert Einstein (1879 – 1955) là một
trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ
XX Không chỉ nổi tiếng bởi Thuyết Tương
đối và những phát minh khoa học quan trọng, tầm ảnh hưởng của Einstein còn lan rộng qua các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội Là con người khiêm nhường, ông cho rằng “mỗi người cần được tôn trọng như một nhân cách
và không ai được thần thánh hóa”, bởi theo ông “sự sùng bái cá nhân luôn có gì đó thiếu công bằng”, tuy thế chính điều này lại xảy ra với Einstein, thế giới ngưỡng mộ ông, “khoác cho những phẩm chất thần thánh về trí tuệ và nhân cách” mà theo Einstein đã vượt quá “điều
mà tôi thực chất là và muốn là”
Thế giới như tôi thấy nguyên gốc là tên
một tiểu luận Einstein viết tại Berlin năm 1930 khi ông 51 tuổi Qua lần tái bản thứ hai bổ sung nhiều bài viết mới, cuốn sách thành một tập hợp các bài viết, thư từ, tiểu luận khoa học,… chắt lọc trong suốt cuộc đời nghiên cứu
và tham gia hoạt động xã hội, chính trị của Einstein; thể hiện tư tưởng, quan điểm, ý kiến của ông trong nhiều lĩnh vực; thông qua đó, độc giả có thể tự phác họa cho mình chân dung
về nhà khoa học thiên tài với tầm cao tư tưởng sâu sắc nhưng mang đậm tính nhân bản; giản
dị và kiên định nhưng vẫn giữ nguyên nét duyên dáng của sự hài hước tinh tế Cuốn sách
chia thành bốn phần: phần một Thế giới như tôi thấy, phần hai Chính trị và chủ nghĩa hòa bình, phần ba Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Quốc Xã và phần bốn Các vấn đề Do Thái được viết trong 227 trang với 72 chuyên
mục nhỏ, bao gồm cả lời giới thiệu và niên biểu Einstein
Điểm xuyên suốt và có lẽ cũng thú vị nhất trong tác phẩm là chất liệu mà Einstein dùng để viết: ông lấy từ chính nội tâm phong phú của những suy tư và trải nghiệm riêng mình, kết hợp với lối văn phong cố hữu và ngòi bút sắc sảo, Einstein tự soi rọi cho độc giả thấy cái nhìn của ông về chính bản thân ông
Điều này thể hiện rõ nét ở phần một – Thế
1 Sinh viên Khoa XHH-CTXH-ĐNA, Trường Đại học Mở TP.HCM Email: tunguyenxhh@gmail.com
Trang 2112 GIỚI THIỆU SÁCH
giới như tôi thấy, cũng là chương dài nhất với
30 chủ đề khác nhau – khi ông cho rằng con
người sống trong mối tương quan với người
khác, được nối kết bằng sợi dây cảm thông
Điều này có phần mâu thuẫn với việc ông nhận
rõ giới hạn của sự đồng cảm và hòa hợp với
người khác của mình “Cảm giác xa lạ khôn
dứt và nhu cầu được cô đơn” là cảm thức ám
ảnh thường trực đối với ông Tuy thế sự dấn
thân nhiệt thành và ý thức sâu sắc về tự do,
quyền con người vẫn là minh chứng sống động
cho lý tưởng của ông Mỗi người cần có lý
tưởng riêng để trả lời cho câu hỏi về sự tồn tại
của mình “Lý tưởng soi đường” và luôn làm
Einstein “dâng đầy cảm khái yêu đời” là
“Chân, Thiện, Mỹ” Đối với ông, kẻ không
biết đến ý nghĩa cuộc đời mình qua lý tưởng là
kẻ “không những chỉ bất hạnh mà còn hầu như
không thể sống được” Theo đuổi vật chất và
sự yên ấm cá nhân bị Einstein đả kích quyết
liệt như một “lý tưởng của bầy lợn” Nếu
không có sự “đau đáu với cái khách quan, cái
mãi mãi không vươn tới được trong lĩnh vực
nghệ thuật và nghiên cứu khoa học” thì cuộc
đời ông có lẽ đã trống rỗng như cái nền tảng
luân lý mà ông lên án Các tư tưởng chủ đạo
sau đó khi bàn về Giá trị đích thực của một
con người, Về của cải, Cộng đồng và cá thể,
Tốt và xấu đều thấm đẫm tinh thần này Con
người được xác định giá trị bởi việc “anh ta đã
đạt đến chỗ giải phóng cái Tôi đến mức độ nào
và theo nghĩa gì”, vậy nên của cải “không thể
đưa nhân loại tiến lên được” Với Einstein, chỉ
có cá thể đơn lẻ mới vượt lên soi đường cho
cộng đồng, tuy tính độc lập ấy không thể tách
khỏi cộng đồng Vấn đề tốt hay xấu cũng nằm
ở đó: nâng cao phẩm giá con người, hướng tới
tri thức là căn cứ rõ ràng nhất cho việc đánh
giá một con người
Trong Nhà nước và lương tâm cá nhân,
Chủ nghĩa Phát xít và khoa học, Về tự do học
thuật, Đạo nghiên cứu, Sự cần thiết của văn
hóa đạo đức và Những biện pháp của tòa án dị
giáo tân thời, Einstein quay trở về sự tự do, tri
thức và đạo đức – vốn là lý tưởng ông luôn
hướng tới Tri thức, hiểu biết được ông nâng
lên thành một “đạo” riêng, đó là “sự kinh ngạc
ngất ngây trước sự hài hòa của tính quy luật tự
nhiên, nơi tỏa rạng một lý tính ưu việt […]
vượt qua cõi nô lệ của tham vọng cá nhân”
Đẹp đẽ làm sao ánh hào quang vĩnh hằng ấy!
Bàn về Tôn giáo và khoa học, Einstein khẳng
định “Đạo vũ trụ là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của nghiên cứu khoa học”, trong thời đại duy vật chất này chỉ có “những nhà nghiên cứu nghiêm chỉnh mới là những người duy nhất có tín ngưỡng sâu xa” Đây hẳn là quan điểm có tính cách mạng đối với định kiến
về sự đối đầu giữa khoa học và tôn giáo, là động lực cho sự tự do thanh khiết của khoa học Tri thức không thể làm nô lệ cho bất kỳ quyền lực nào, cũng chẳng có tòa án dị giáo nào có quyền bắt nhà khoa học lên tiếng Nếu
bị ép buộc, con đường Einstein đưa ra là “phải
hy sinh những lợi ích cá nhân cho những lợi ích văn hóa của đất nước”, nói thực tế hơn là
“phải sẵn sàng chịu giam cầm và kiệt quệ về kinh tế” Vì nếu viện lý do bị cưỡng chế, trách nhiệm cá nhân chỉ giảm đi chứ không thể bị tiêu hủy “Đạo lý không phải là một sự vụ của Thượng đế mà thuần túy là một sự vụ của con người”
Giáo dục cũng là một trong những lĩnh
vực Einstein quan tâm khi đề cập tới Các khóa
đào tạo ở Davos hay chuyện Giáo dục tư duy độc lập, Giáo dục và nhà giáo Điều này cũng
thể hiện trong hai bài phát biểu Gửi các em
học sinh Nhật Bản, Thầy và trò Theo ông,
công việc trí tuệ nếu thực hiện điều độ và đúng cách sẽ “mang lại sự phong phú tâm hồn cho thật nhiều con người đáng quý”, giải phóng sự
ù lì yếu ớt về mặt tinh thần Việc học hỏi những nhân cách cao cả cũng là một phương cách giáo dục Einstein ngưỡng mộ A Lorentz như một người thầy ngoại hạng mà ông gọi là
“con người vĩ đại và cao quý nhất thời đại chúng ta” trong các tiểu luận và bài phát biểu trước mộ Lorentz Các nhân vật khác có ảnh hưởng đến Einstein như Josef Popper-Lynkeus, George Bernard Shaw, nhà triết học lỗi lạc Bertrand Russell hay người bạn thân Arnold Berliner đều nhận được sự kính trọng gần như tương tự
Ở phần hai – Chính trị và chủ nghĩa
hòa bình – quan điểm cũng như các giải pháp
Einstein đưa ra nhằm thiết lập một nền hòa bình dân chủ toàn cầu thực sự là một cuộc cách mạng Trong tình hình thế giới lúc bấy giờ, khi chiến tranh thế giới thứ nhất mới kết
Trang 3thúc, chủ nghĩa Phát xít đang lên ngôi và lăm
le phát động một cuộc chiến toàn cầu thứ hai,
Einstein lại kiên quyết bảo vệ quan điểm giải
trừ quân bị từ gốc rễ tinh thần, phản đối nghĩa
vụ quân sự, giải tán các đội quân, loại trừ chủ
nghĩa dân tộc cực đoan đi kèm lòng yêu nước
mù quáng và thiết lập một liên kết quốc tế hợp
tác lâu dài, hiệu quả Tín niệm chính trị của
ông là “Nhà nước tồn tại vì con người, chứ
không phải con người tồn tại vì nhà nước” Đó
không phải một công thức mới Từ rất lâu
chúng đã “được khắc ghi bởi những ai xem
nhân cách con người như một giá trị cao quý
nhất có tính người” Nỗ lực của ông còn thể
hiện ở hành động kêu gọi sự liên kết giữa
những nhà khoa học trên thế giới về Việc hợp
tác trí tuệ quốc tế Thư gửi Sigmund Freud và
Ba bức thư gửi tới người yêu chuộng hòa bình
cũng không nằm ngoài những hành động thực
tế này Hoạt động của Tòa án Trọng tài và Hội
Quốc Liên khi đó chỉ như một “phòng họp”,
“không có phương tiện để thực thi các quyết
định của mình” và cũng “không đảm bảo được
an ninh cho bất cứ quốc gia nào trong trường
hợp bị tấn công” Rõ ràng sự thiếu hiệu quả
của các tổ chức quốc tế, sự nửa vời của các lời
cam kết và hiệp định đã không thể làm vừa
lòng Einstein Ông nhấn mạnh đến một Chủ
nghĩa hòa bình tích cực mà ở đó, cuộc chạy
đua vũ trang phải dừng lại, sự cộng sinh giữa
các dân tộc phải đạt đến cấp độ mới: từ giải
phóng cá nhân ra khỏi cái tôi vị kỉ đến phá vỡ
gông xiềng của “thói ích kỷ của giai cấp và
dân tộc mình”
Trong cuộc đấu tranh chống Chủ
nghĩa Quốc xã của Einstein – phần ba cuốn
sách, người ta thấy một trong những cái giá
ông đã phải trả cho hành động chống chính
quyền Phát xít Đức: Thư từ trao đổi với Viện
Hàn lâm Khoa học Phổ mà trong đó Viện
công khai đứng lên chống lại ông, quy kết
những hành động đấu tranh phân biệt chủng
tộc và nền chính trị độc tài của Einstein là “các
hoạt động bôi nhọ” Thế nhưng Einstein tuyên
bố rõ ràng “tôi chưa bao giờ tham gia vào hoạt
động bôi nhọ, và tôi phải nói thêm rằng tôi
chưa bao giờ nhìn thấy chuyện bôi nhọ đó ở
bất cứ đâu” Với ông, “tình trạng của nước
Đức hiện nay là tình trạng của bệnh tâm thần
tập thể” – một cách ví von sâu cay nhưng
không thể không đúng hơn Nước Đức đã mất
lý trí sáng suốt, “nền văn minh đang bị lâm nguy” và những hành động chống đối của Einstein là nhằm để “ngăn ngừa không cho lan tràn hơn nữa cái cơn hoang tưởng tập thể này”, Viện Hàn lâm Khoa học Phổ đã cho rằng phe
mà Einstein đang đứng cùng một chiến tuyến
là “cái phe mà – phần nào chắc chắn là do không hiểu biết về các hoàn cảnh và sự kiện thực tế – đã gây nhiều tổn thất cho dân tộc Đức chúng ta qua việc loan truyền những quan điểm sai trái và những lời đồn đại vô căn cứ”
Xu hướng chính trị vào thời điểm này của Đức hầu như chẳng che giấu được nữa: một cuộc diệt chủng Do Thái tận gốc và tham vọng bành trướng chế độ Phát xít trên quy mô toàn cầu Quả thật, những bức thư đậm mùi dân tộc cực đoan và cáo buộc vô căn cứ của Viện càng chứng tỏ việc từ chức của Einstein “là đúng đến nhường nào” Thêm nữa, “nhiệm vụ hàng đầu của các viện hàn lâm là khuyến khích và bảo vệ đời sống khoa học của một đất nước” Giới học giả Đức lúc đó không chỉ ngậm tăm
mà thậm chí một số thành phần còn ủng hộ bộ máy chính trị ngông cuồng của thủ tướng A Hitler Việc xảy ra còn ảnh hưởng đến mối quan hệ của ông với Viện Hàn lâm Bayern và các viện khoa học trên toàn nước Đức
Phần cuối Einstein viết về Các vấn đề
Do Thái – cũng là nói về chủng tộc của mình
Ông bày tỏ cái nhìn sâu sắc về vấn đề Do Thái đang nóng bỏng lúc bấy giờ Dân tộc Do Thái được xem là “dân riêng” được tuyển chọn của Chúa Họ có những truyền thống cổ xưa với các nghi lễ được gìn giữ nghiêm ngặt Sự đào sâu tri thức và “mưu cầu tri thức vì bản thân tri thức” cũng như “tình yêu hầu như sùng bái đối với công lý, lòng khao khát độc lập cá nhân”
được xem là cội nguồn của Lý tưởng Do Thái
Nhiều trí tuệ vĩ đại có gốc gác Do Thái đã góp phần khai sáng nền văn minh nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử Điều này khiến Einstein cảm thấy việc thuộc về dân tộc đó “như là một quà tặng của số phận” Đối với Einstein, sự tàn sát điên cuồng của chế độ Hitler được xem như sự diệt vong công lý và sự thật, phản lại lý tưởng về lý trí và tự do cá nhân nhằm dựng lên một nhà nước phi tinh thần – “một nhà nước
nô dịch bằng bạo lực” Thế giới quan Do Thái
thuần khiết hơn những chồng chất văn tự Đó
Trang 4114 GIỚI THIỆU SÁCH
là một giáo lý tinh ròng – vượt lên trên khái
niệm tôn giáo – đòi hỏi “một sự thánh hóa đời
sống theo nghĩa siêu nhân tính” Thực thế, Do
Thái giáo không tự cho mình siêu việt như
nhiều người vẫn nghĩ, trái lại, “nó bận tâm đến
đời thường của chúng ta và có thể nắm bắt đời
sống đến một mức độ nào đó” Sự kêu gọi về
phía cộng đồng Do Thái của Einstein tập trung
vào mục tiêu tập hợp các nhóm Do Thái phân
tán lại, xây dựng nên một Cộng đồng Do Thái,
tiến tới Khôi phục dân tộc Do Thái Có như
thế, Chủ nghĩa bài Do Thái mới có thể bị loại
trừ Ở vị trí này, người ta thấy trổi vượt lên lời
kêu gọi của một lãnh tụ hơn là của một nhà
khoa học Einstein đã từ chối chức Tổng thống
Israel khi được thủ tướng David Ben-Gurion
đề nghị vào năm 1952
Những quan điểm cũng như thế giới quan của Einstein, tuy đã trải qua nhiều thập niên nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính lịch sử và
giá trị Tự ngôn của ông là lời xác tín về tự do
con người, về một nền hòa bình đích thực Có
lẽ Einstein đã thấy trước cuộc diệt chủng kinh hoàng và sự vươn rộng những cái vòi bạo tàn của chế độ Phát xít Có thể xem ông như người cầm đuốc soi đường cho nhân loại trong những thời khắc lịch sử đen tối này Những tư tưởng táo bạo của Einstein về giải trừ quân bị hay chủ nghĩa quân sự thực sự cần chờ tương lai phán quyết Tuy thế, một điều chắc chắn là lý tưởng cao quý vươn tới tri thức và sự đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình, công lý, tự
do và sự thật của ông mãi mãi được lịch sử ghi nhận
Trang 51 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM đăng những bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học, trao đổi học thuật trong các lĩnh vực Ngoài các bài báo mang tính chất đặt hàng của Tạp chí Khoa học, các thông tin khoa học, các trao đổi học thuật, tất
cả các bài báo khoa học đều được phản biện khoa học và thông qua Hội đồng Biên tập
2 Bài báo khoa học thông thường không quá 15 trang đánh máy vi tính Những bài báo dài hơn sẽ được xem xét nếu có chất lượng khoa học cao, có đóng góp lớn về lý thuyết và ứng dụng Toàn
bộ bài báo khoa học sử dụng phông chữ Time New Roman, kiểu gõ Unicode, cỡ chữ 12, trên khổ giấy 190x270 mm
3 Ban Biên tập chỉ nhận những bản in rõ ràng, hình vẽ rõ nét, có file gởi kèm theo bản in Các công thức Toán học dùng phần mềm Microsoft Equation 3.0, công thức hóa học dùng phần mềm ACD/ChemSchetch hoặc Science Helper for Word (được canh ở giữa trang, có đánh số liên tục), hình vẽ được định dạng PNG, JPG, WMF có chú thích ở phía dưới (kèm số thứ tự tài liệu tham khảo dẫn nguồn, nếu có), tên hình ảnh biểu đồ ở phía trên
4 Bài báo khoa học phải bao gồm các nội dung như sau: (1) Tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh Mỗi tóm tắt không quá nửa trang đánh máy (khoảng 400 từ, nêu khái quát về mục đích, phương pháp, kết quả đạt được, kết luận kiến nghị), cuối phần tóm tắt có từ khóa (không quá 5 từ); (2) Đặt vấn đề (tóm tắt dạng tổng quan tình trạng nghiên cứu trong nước và ngoài nước, nêu tính thời
sự và phát triển mục tiêu của nghiên cứu; (3) Phương pháp nghiên cứu (nêu phương pháp sử dụng
để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, cơ sở khoa học được kế thừa vận dụng, giải pháp được sử dụng để tiếp cận nghiên cứu); (4) Kết quả nghiên cứu; (5) Thảo luận; (6) Kết luận (đối chiếu mục tiêu đã đề ra) (7) Tài liệu tham khảo
5 Trích dẫn: Khi trích dẫn ý tưởng hoặc nguyên văn của một tác giả nào đó cần phải chú dẫn tên tác giả, Năm xuất bản, trang (nếu trích nguyên văn) của nguồn tài liệu tham khảo và phải liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo phần cuối bài báo
Ví dụ: …Larsen (1971) hoặc … (John 2008, p.78)
6 Phần tài liệu tham khảo: Tác giả phải liệt kê tất cả các tài liệu được sử dụng trong quá trình viết Tạp chí thống nhất cách ghi tài liệu tham khảo như sau:
Đối với sách
Họ tác giả, Chữ cái viết tắt tên tác giả (nếu là tác giả nước ngoài - Họ tên tác giả, nếu tác giả
trong nước) Năm xuất bản, Tên sách, Lần xuất bản, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản
Ví dụ: Jones, B 1995, Sleeper, Wake!: technology and the future of work, 4th edn, Oxford University Press, Melbourne
Đối với bài báo
Họ tác giả, Chữ viết tắt tên tác giả (nếu là tác giả nước ngoài - Họ tên tác giả nếu là tác giả
trong nước) Năm xuất bản, ‘Tiêu đề bài báo’, tên Tạp chí, ngày tháng hoặc số báo, số trang
Ví dụ: Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên, Huỳnh Thị Kim Tuyết & Lý Duy Trung 2013,
‘Lý do chọn Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh để học cao học’, Tạp chí khoa học
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 5(33), tr.73-82
Danh mục tài liệu được xếp theo thứ tự ABC (theo họ nếu là tác giả nước ngoài, theo tên nếu
là tác giả trong nước)
7 Tạp chí không trả lại bản thảo nếu bài không được duyệt đăng hoặc không đúng qui định
8 Cuối bài ghi rõ: Họ tên, địa chỉ, điện thoại, Email và chữ ký của tác giả (trên bản in)
9 Thư từ, bài viết gởi về Tạp chí theo địa chỉ:
Phòng Hợp tác và Quản lý khoa học (107B)
97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08-39.306.539
Email: tapchikhoahoc@ou.edu.vn hoặc tckhoahoc.ou.edu@gmail.com