CẢI CÁCH tổ CHỨC bộ máy NHÀ nước sửa

4 923 5
CẢI CÁCH tổ CHỨC bộ máy NHÀ nước sửa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay

CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Mục tiêu - Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện. - Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công. - Phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn. - Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức lại gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi). Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của chính quyền cấp xã. 2. Thực trạng bộ máy Nhà nước ở Việt Nam a. Những ưu điểm - Chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đến ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước; - Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp được sắp xếp, điều chỉnh, thay đổi theo hướng tinh gọn hơn. Bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở vận hành phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn, cùng với chủ trương hạn chế biên chế từ mấy năm nay, giảm số lượng đầu mối (nơi phát sinh các thủ tục hành chính) cấp bộ, ngành từ Trung ương đến cơ sở và trong từng cơ quan, đơn vị. Vấn đề tiền lương cũng được nhìn nhận một cách công bằng hơn, chế độ tiền lương được cải thiện từng bước trong khả năng của ngân sách, chính là cơ sở vật chất quan trọng để thực hiện cải cách hành chính. - Một số cơ quan Nhà nước đó đi tiên phong trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo động lực đáng kể trong cải tiến hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. b. Những nhược điểm - Bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều cửa, nhiều dấu, chức năng của một số cơ quan còn chồng chéo, chưa rõ ràng, nhiều khi cản trở lẫn nhau, hạn chế hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính. Có lĩnh vực thì ôm đồm, bao biện, có lĩnh vực và có nơi thì buông lỏng quản lý, dẫn đến một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ, sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch, triệt để, cụ thể và phù hợp. Tình trạng chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan cùng cấp, cấp trên và cấp dưới còn chồng chéo, nhiều khi hạn chế lẫn nhau, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp. - Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bịđộng khi xử lý các tình huống phức tạp. - Phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công; c. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém - Một là, nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước, về xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình mới, điều kiện mới chưa thật rõ ràng và chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ. - Hai là, việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách Bộ máy hành chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. - Ba là, cải cách hành chính gặp trở ngại lớn do đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan hành chính, nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương; ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp còn đè nặng lên nếp nghĩ, cách làm của không ít cán bộ, công chức; cuộc cải cách chưa được chuẩn bị tốt về mặt tư tưởng. - Bốn là, cải cách hành chính diễn ra chậm, thiếu sự kiểm tra, đánh giá sát sao; nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh từ đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp cao đến cấp cơ sở chậm được phát hiện xử lý nghiêm minh, kịp thời. Hiện tượng phát sinh tiêu cực cả một tập thể, ngay từ chính những cán bộ chủ chốt cả ở hệ thống bộ máy Đảng và chính quyền có nơi, có địa phương xảy ra trầm trọng, gây bất bình trong dư luận, giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ. 3. Giải pháp cải cách Bộ máy hành chính nhà nước ta hiện nay 1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện hệ thống bộ máy hành chính, giảm đầu mối trung gian, thiết lập các cơ quan, đơn vị hành chính mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn. - Một là, cải cách, kiện toàn, từng bước nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước. Tuỳ theo tình hình, đặc điểm của mỗi cấp, ngành, địa phương, của từng giai đoạn để thành lập các cơ quan chuyên môn một cách linh động, sáng tạo phù hợp yêu cầu quản lý hành chính thực tế. - Hai là, tiến hành điều chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp cải tiến, sắp xếp, bố trí và bố trí lại để bộ máy quản lý được gọn nhẹ, năng động, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, bảo đảm sự điều hành thống nhất, tập trung và thông suốt từ Trung ương đến chính quyền cấp cơ sở 2. Cần chuyển đổi mạnh mẽ vai trò, chức năng nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước cũng như của mỗi cơ quan hành chính để phù hợp hơn với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường và dân chủ hóa đời sống xã hội. Trước hết cần điều chỉnh vai trò, và chức năng của Chính phủ để đảm bảo “chính phủ nhỏ cho xã hội lớn”. Đây là vấn đề then chốt trong việc đổi mới thể chế quản lý hành chính nhà nước, vì với sự thay đổi của chức năng chính phủ, các vấn đề khác như cơ cấu bộ máy hành chính, phương thức quản lý hành chính, cán bộ viên chức hành chính…đều phải có sự thay đổi tương ứng. Với những yêu cầu của giai đoạn mới, chức năng của CP cần được xác định chính xác. Về cơ bản chức năng chung của CP là quản lý nhà nước, bao gồm các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. 3. Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp giữa CP và các cấp chính quyền địa phương:Phân cấp giữa CP và các cấp CQĐP là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Phân cấp nhằm đảm bảo yêu cầu tiện lợi trong mối quan hệ giữa NN và nhân dân.; nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp CQĐP, phát huy mọi lời thế riêng có về vât chất, tinh thần và trí tuệ của nhân dân địa phương, bảo đảm cho ND tham gia trực tiếp với CQ trong phát triển kinh tế - Xã hội; tạo động lực thi đua lành mạnh, thúc đẩy các địa phương cùng phát triển. Kết luận Bộ máy NN nên hoạt động theo hướng phục vụ lợi ích của nhân dân. Mọi hoạt động của BMNN là phục vụ lợi ích nhân dân. Bộ máy NN nên được tổ chức theo hướng khuyến khích cạnh tranh, tức là những nhiệm vụ cung ứng dịch vụ xã hội trước đây NN đảm nhận, giờ đây NN nên khuyến khích khu vực nhân dân và khu vực thị trường đảm nhận theo yêu cầu của ND. Toàn bộ các hoạt động của BMNN sẽ từ bỏ thói hư làm việc quan lieu, từ bỏ thói quen chi tiêu theo kiểu phân bổ mà thay vào đó là cấp tiền cho kết quả hoạt động. Chúng ta tịn tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước nhất định sẽ được hoàn thiện, đáp ứng với tiền trình phát triển bền vững của đất nước.

Ngày đăng: 07/12/2013, 18:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan