1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã tùng vài huyện quản bạ tỉnh hà giang

73 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết đ

Trang 1

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÙNG VÀI, QUẢN BẠ, HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học: 2016-2020

Thái Nguyên - năm 2020

Trang 2

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÙNG VÀI, QUẢN BẠ, HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

Khóa học: 2016-2020 Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Hoài An

Thái Nguyên - 2020

Trang 3

Hà Giang” Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi

đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa KT&PTNT - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dậy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Dương Hoài An người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, các nhân viên cán

bộ và nhân dân xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập qua

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn

bè những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

và thực hiện đề tài

Sinh viên

Giàng Thị Vàng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1 Cơ sở nghiên cứu 5

2.1.1 Khái niệm về tín dụng 5

2.1.2 Khái niệm ủy thác 7

2.1.3 Khái niệm về hoạt động cho vay vốn ủy thác 7

2.1.4 Hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội 7

2.1.5 Điều kiện thực hiện ký hợp đồng cho vay 8

2.1.6 Ý nghĩa hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội 9

2.1.7 Nội dung ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội 9

2.2 Cơ sở thực tiễn 11

2.2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng và tín dụng ưu đãi 11

2.2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng và tín dụng ưu đãi 12

Trang 5

2.2.3 Bài học cho NHCSXH huyện Quản Bạ 16

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 19

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 21

3.2 Phương pháp nghiên cứu 28

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 28

3.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 28

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 29

3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh về mẫu điều tra 29

3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động chương trình cho vay ủy thác 29

3.3.3 Chỉ tiêu đánh giá của các hội viên về chương trình vay vốn ủy thác 29

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

4.1 Đánh giá thực trạng Chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 30

4.1.1 Thực trạng hoạt động cho vay ủy thác trên địa bàn xã Tùng Vài 32

4.1.2 Đánh giá của các hội viên về chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng qua các yếu tố 44

4.1.3 Đánh giá phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chương trình này với từng tổ chức xã hội trên địa bàn xã 49

4.2 Đề xuất một số giải pháp để Chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã phục vụ khách hàng tốt hơn 51

4.2.1 Đối với Hội Phụ nữ 51

4.2.2 Đối với Hội Nông dân 52

Trang 6

4.2.3 Đối với Hội Cựu chiến binh 54

4.2.4 Đối với Đoàn Thanh niên 54

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CNH – HDH CBTD CSXH CTTD

DN ĐTN ĐTCS HSSV HPN HCCB HND KT&PTNT KTXH KHKT

ND – CP NHCSXH OLS PGD

QĐ – HDQT

QĐ – NH5 SXKD TTg TDUD TTHC TK&VV

Công nghiệp hóa hiện đại hóa Cán bộ tín dụng

Chính sách xã hội Chương trình tín dụng Doanh nghiệp

Đoàn Thanh niên Đối tượng chính sách Học sinh sinh viên Hội Phụ nữ

Hội Cựu chiến binh Hội Nông dân Kinh tế và Phát triển nông thôn Kinh tế xã hội

Khoa học kỹ thuật Nghị định Chính phủ Ngân hàng chinh sách xã hội Ordinary liaf square

Phòng giao dịch Quyết định Hội đồng quản trị Quyết định ngân hàng

Sản xuất kinh doanh Thủ Tướng

Tín dụng ưu đãi Thủ tục hành chính Tiết kiệm và vay vốn

Trang 8

TD UBND VBSP VSMTNT XĐGN

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh xã Tùng Vài (2016 - 2018) 22

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Tùng Vài (2016 - 2018) 24

Bảng 3.3 Hiện trạng xây dựng hạ tầng xã Tùng Vài năm 2018 26

Bảng 4.1 Phân bố mức cho vay ủy thác năm 2018 45

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế xã Tùng Vài năm 2018 (%) 21 Hình 3.2: Biểu đồ Tháp dân số xã Tùng Vài năm 2018 25 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình cho vay vốn ủy thác thông qua các tổ chức chính trị

xã hội 35 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu các đối tượng tham gia vay vốn năm 2018 (%/tổng

số hộ điều tra) 36 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu tỷ trọng hoạt động tổ chức cho vay ủy thác năm

2018 (%/tổng số hộ điều tra) 38 Hình 4.4: Biểu đồ phân bố dư nợ vay năm 2018 39 Hình 4.5: Biểu đồ Phân bố lãi suất cho vay năm 2018 40 Hình 4.6: Biểu đồ phân bố trình độ văn hóa của người vay vốn năm 2018 41 Hình 4.7: Biểu đồ phân bố độ tuổi người vay vốn năm 2018 42 Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu mục đích sử dụng vốn năm 2018 43 Hình 4.9: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của lãi suất vay năm 2018

(%/tổng số hộ điều tra) 44 Hình 4.10: Biểu đồ khảo sát mức độ phù hợp của thời hạn vay năm (%/ tổng

số hộ điều tra) 46

Trang 11

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Tại các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.Trong đó hoạt động cho vay vốn là cách kích thích hoạt động tạo thu nhập để giúp người nghèo vượt khỏi đói nghèo Cho vay tín dụng ưu đãi không giống như các yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón, tín dụng giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát tốt các nguồn tài nguyên, có tiếng nói hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội

Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của Đảng, của toàn dân ta.Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ chương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo và các vùng nghèo vươn lên thoát nghèo.Một trong những chính sách đó là chính sách tín dụng ưu đãi Ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Đồng thời Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách

xã hội (NHCSXH) (trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 1/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người

nghèo và các đối tượng chính sách khác (Đào Văn Hùng, 2005)

Quản Bạ là một huyện miền núi của tỉnh Hà Giang cũng là huyện còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.Trong những năm qua, huyện Quản Bạ đã triển khai nhiều chương trình cho vay vốn hỗ trợ cho nông dân có điều kiện phát triển kinh tế.Trong 15 năm qua, các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn.Luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cơ sở thực hiện tốt việc giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng

Trang 12

chính sách tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.Hiện nay trên toàn huyện có 13 điểm giao dịch Hoạt động tại các điểm giao dịch được thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH Tại các điểm giao dịch xã, thị trấn NHCSXH thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi và triển khai các chính sách tín dụng mới, giao ban với các hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) Việc hoạt động hiệu quả của các điểm giao dịch tại xã, thị trấn đã đạt được các kết quả như, tổng dư nợ cho vay các chương trình của NHCSXH đến 31/12/2018 là 224,100 triệu đồng/ 6.600 hộ vay vốn, đạt 100% kế hoạch đề ra, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm còn 0,04%/tổng dư nợ Bên cạnh đó, ngân hàng chính sách xã hội huyện thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng, hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở Thực hiện giải ngân ở các nội dung như chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, cho vay nhà ở, sản xuất kinhdoanh, đầu tư chăn nuôi phát triển trâu bò, sinh sản Qua đó, giúp các đối tượng được thụ hưởng từ nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội huyện được tiếp cận với nguồn vốn để đầu

tư thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm mới, từng bước vươn lên

thoát nghèo.(Báo cáo tổng kết, kết quả hoạt động NHCSXH huyện Quản Bạ,

2018)

Dù đã đạt được những kết quả đó, việc thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn như: Một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chưa có các biện pháp cụ thể và tích cực để cải thiện chất lượng tín dụng, nhất là các biện pháp nhằm xử lý đối với các hộ gia đình đang còn dư nợ NHCSXH nhưng đã chuyển đi khỏi địa phương Công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi tại một số xã vùng khó khăn, vùng biên giới còn hạn chế, vẫn còn một số bộ phận hộ nghèo và

Trang 13

đối tượng chính sách khác chưa hiểu hoặc chưa nắm bắt được các chương trình tín dụng ưu đãi để tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách Trình độ nhận thức, tập quán sản xuất của một số hộ tại các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn còn rất hạn chế, hộ vay vốn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, đất đai để chăn nuôi, sản xuất nên hiệu quả vốn tín dụng đầu tư thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; sản phẩm sản xuất ra nhỏ lẻ, không tạo thành hàng hóa, khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp, dẫn đến hiệu quả đồng vốn vay không cao Một số nơi, chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức Chính trị - Xã hội cấp xã còn thiếu sâu sắc chưa chủ động thực hiện đầy đủ các nội dung công việc được ủy thác theo hợp đồng đã ký, dẫn đến chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV còn hạn chế

Vì vậy để chính sách tín dụng thực sự phát huy hiệu quả trong việc trợ giúp người dân, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững, đặc biệt trên địa bàn xã Tùng Vài nơi tôi sinh sống, nên tôi chọn đề tài

“Đánh giá chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang” làm báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp.

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá thực trạng chương trình cho vay uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang;

- Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các

tổ chức xã hội trên địa xã Tùng Vài, Quản Bạ, Hà Giang;

- Đề xuất một số giải pháp để chương trình này phục vụ khách hàng tốt hơn trong thời gian tới

Trang 14

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chương trình cho vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các

tổ chức xã hội trên địa bàn xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Đối tượng khảo sát là cán bộ, hội viên Hội nông dân, hội viên Hội cựu chiến binh, hội viên Hội Phụ nữ, chi Đoàn Thanh niên, những người đã và đang vay vốn, các cán bộ phụ trách tín dụng cấp xã, cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm về tín dụng

2.1.1.1 Tín dụng

Tín dụng: Là sự vay mượn tiền mặt và vật tư, hàng hóa như tín dụng

ngân hàng, quỹ tín dụng ( Nguyễn Văn Ngọc, 2018)

Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí

nhất định ( Nguyễn Minh Kiều,2007)

2.1.1.2 Tín dụng ưu đãi

Tín dụng ưu đãi: Là một khái niệm chỉ một khoản vay bằng tiền mặt hay bằng hàng hóa được cung cấp từ một bên (bên cho vay) dành cho bên một bên khác (bên đi vay) với những ưu đãi đặc biệt dưới hình thức lãi suất hay hình thức nào đó nhằm hướng đến một một mục đích nhất định nằm trong thỏa thuận dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của hai bên hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba (Nguyễn Đức Thắng, 2016)

Trong phạm vi của Đề tài thì Tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách

xã hội huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thực chất là các khoản vay của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quản Bạ, Hà Giang cung cấp các khoản tín dụng cho các đối tượng thuộc diện như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn

về nhà ở, học sinh, sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn… với những ưu đãi đặc biệt về lãi suất, mức vốn vay, thời hạn cho vay và quy trình cho vay… nhằm mục đích giúp các đối tượng trên cải thiện và ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội

Trang 16

2.1.1.3 Khái niệm tín dụng Ngân hàng CSXH

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP: “Tín dụng Ngân hàng CSXH là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các ĐTCS khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”; “Người nghèo và các ĐTCS khác được vay vốn tin dụng ưu đãi (TDUĐ) gồm: (1) Hộ nghèo (2) Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề (3) Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) (4) Các ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (5) Các tổ chức kinh tế và

hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là chương trình 135) (6) Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ”

2.1.1.4 Đặc điểm tín dụng Ngân hàng CSXH

Tín dụng Ngân hàng CSXH có các đặc điểm sau: (1) Người nghèo và các ĐTCS khác khi vay vốn tại Ngân hàng CSXH không phải thế chấp tài sản ngoại trừ các tổ chức kinh tế vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo; khu vực II, III miền núi; chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa nhưng phải gia nhập Tổ TK&VV tại địa phương do tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) nhận uỷ thác của Ngân hàng CSXH thành lập và Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã cho phép hoạt động (2) Hộ nghèo được miễn lệ phí làm TTHC trong việc vay vốn (3) Lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất của Ngân hàng thương mại)

(Nguồn: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ

về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác)

Trang 17

2.1.2 Khái niệm ủy thác

Ủy thác là việc giao cho cá nhân, pháp nhân bên được nhận ủy thác, nhân danh người nhận ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm

(Nguồn: Điều 155, Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, quy định về hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam)

2.1.3 Khái niệm về hoạt động cho vay vốn ủy thác

Hoạt động ủy thác là việc bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để sử dụng cho đối tượng thụ hưởng của ủy thác với mục đích,lợi ích hợp pháp do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác

Bên ủy thác là bên giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để thực hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thể tại hợp đồng ủy thác

Bên nhận ủy thác là bên nhận vốn (bằng tiền) do bên ủy thác giao để thực hiện hoạt động ủy thác được quy định cụ thể tại hợp đồng ủy thác

Ủy thác cho vay là hoạt động ủy thác mà bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác để cho vay đối tượng thụ hưởng của ủy thác

Vốn ủy thác là khoản tiền của bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác để

sử dụng cho đối tượng ủy thác với mục đích sinh lời hoặc lợi ích hợp pháp khác do bên ủy thác chỉ định trên cơ sở hợp đồng ủy thác

(Nguồn: Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)Về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động củaNgân hàng Chính sách xã hội)

2.1.4 Hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội

* Về ký kết văn bản ủy thác với các tổ chức Chính trị - xã hội

Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị

- xã hội (04 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông

Trang 18

dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch và văn bản thỏa thuận “về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay

hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” Sau hơn 10 năm thực hiện, một

số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn, nên ngày 03/12/2014, NHCSXH cùng với 04 tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác thống nhất và

ký lại Văn bản thoả thuận số ĐTNCSHCM “Về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” thay thế các văn bản đã ký kết trước đây

3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-Tại các cấp, NHCSXH đã phối hợp với các cấp Hội, đoàn thể ký các Văn bản liên tịch và Hợp đồng ủy thác, cụ thể:

- Cấp tỉnh: Ký Văn bản Liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo mẫu số 01/UT

- Cấp huyện: Ký Văn bản Liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo mẫu số 02/UT

- Cấp xã: Ký Hợp đồng ủy thác về việc cho vay vốn đối với hộ nghèo

và các đối tượng chính sách kháctheo mẫu số 03/UT (Ban phong trào Thanh

niên tỉnh đoàn Quảng Trị, 2015)

2.1.5 Điều kiện thực hiện ký hợp đồng cho vay

Những tổ chức Hội, đoàn thể có tín nhiệm với NHCSXH, phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có uy tín trong nhân dân;

- Có mạng lưới tổ chức phù hợp với hoạt động của NHCSXH;

- Có khả năng tuyên truyền, vận động;

- Có khả năng kiểm tra, giám sát;

- Có các cán bộ nhiệt tình, am hiểu nghiệp vụ cho vay của NHCSXH,

được NHCSXH tập huấn nghiệp vụ được ủy thác (Ban phong trào Thanh

niên tỉnh đoàn Quảng Trị, 2015)

Trang 19

2.1.6 Ý nghĩa hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị xã hội, trong đó

có các tổ chức hội, đoàn thể tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

Xã hội hóa công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách nói chung và hoạt động chính sách ngân hàng nói riêng, để các chương trình cho vay vốn

ưu đãi được triển khai rộng thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia giám sát thực hiện, nhằm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao tín dụng chính sách và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức hội, đoàn thể

Củng cố hoạt động của các tổ chức hội,đoàn thể thông qua hoạt động

ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức hội,đoàn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên làm cho sinh hoạt hội có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác góp phần giảm chi phí xã hội

Giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của ngân hàng Chính sách xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi an toàn hiệu quả,tiết kiệm thời gian và chi phí của hội

viên khi vay vốn (Ban phong trào Thanh niên tỉnh đoàn Quảng Trị, 2015)

2.1.7 Nội dung ủy thác cho vay thông qua các tổ chức xã hội

a Công tác tuyên truyền, vận động

a1) Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

Trang 20

a2) Vận động việc thành lập TổTK&VVtheo đúng Quy chế về tổ chức

và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH

a3) Vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV giao dịch với NHCSXH

a4) Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng

a5) Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt động khác của NHCSXH

a6) Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với NHCSXH tập huấn nghiệp vụ

ủy thác cho cán bộ Hội, đoàn thể cấp dưới và Ban quản lý Tổ TK&VV

b Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban Quản lý Tổ và tổ viên Tổ TK&VV

b1) Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH Tổ chức Hội, đoàn thể phải trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo các buổi họp sau:

- Họp thành lập Tổ TK&VV;

- Họp bầu mới, thay đổi Ban quản lý Tổ TK&VV;

- Họp xây dựng quy ước hoạt động của Tổ TK&VV;

- Họp bình xét cho vay

b2) Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH

Trang 21

b3) Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay

b4) Đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm của tổ viên

b5) Giám sát các phiên giao dịch, các hoạt động giao dịch của NHCSXH tại xã; giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại Điểm giao dịch; giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, Tổ TK&VV

b6) Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp

sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn,…) để có biện pháp xử lý thích hợp

c Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH

c1) Nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách hộ gia đình được vay vốn chuyển cho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình

c2) Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi cấp xã (nếu có)

c3) Phối hợp với NHCSXH thực hiện đánh giá phân loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động

của các Tổ TK&VV (Ban phong trào Thanh niên tỉnh đoàn Quảng Trị, 2015)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng và tín dụng ưu đãi

Nghiêm Hồng Sơn (2006) đã nghên cứu về sự ảnh hưởng của tài chính

vi mô tại Việt Nam Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng mô hình DEA thông qua khảo sát 46 đề án ở miền bắc và miền trung Việt nam Nghiên cứu đánh

Trang 22

giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các chương trình tài chính vi

mô Trong nghiên cứu đã sử dụng một số biến như số năm hoạt động, số người tham gia, số người vay, số người trả… Để xem xét hiệu quả của các chương trình cho vay tín dụng này

Ja Afolabi (2010), Phân tích khả năng trả nợ vay của nông dân sản xuất qui mô nhỏ ở bang Oyo, Nigeria, Vụ Kinh tế nông nghiệp và khuyến nông, Đại học liên bang công nghệ Akure Nghiên cứu tập trung xác định các đặc điểm kinh tế - xă hội của nông hộ ở bang Oyo và ảnh hưởng của chúng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ Mô hình hồi quy Ordinary Least Square (OLS) cũng được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định số lượng và mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng vay vốn của nông hộ sản xuất quy mô nhỏ trong khu vực nghiên cứu Các biến phụ thuộc là khả năng trả nợ vay của nông hộ bao gồm: Tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm canh tác của hộ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu nhập của hộ, quy mô sản xuất, quy mô gia đình, chi phí sản xuất, và lãi suất của món tiền vay mà hộ đã

vay từ Ngân hàng (Phạm Thị An, 2019)

2.2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước về khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng và tín dụng ưu đãi

Nguyễn Thanh Hùng và các cộng sự (2015) Đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo tại huyện Trà Cú: Đánh giá từ phía người vay Trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai hồi quy đó là Probit: biến phụ thuộc là 0 đối với trường hợp không vay vốn và 1 nếu là vay vốn Hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là lượng vốn vay mà các hộ nghèo vay vốn Trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được các biến tác động đến quyết định vay vốn của các hộ nghèo (giá trị tài sản của hộ, thu nhập trung bình một năm, tổng diện tích, giới tính, trình độ học vấn, đất có giấy chứng nhận) Tác giả cũng đã chỉ ra những biến tác động đến số vốn vay (thu nhập trung bình

Trang 23

một năm, chi tiêu trung bình một năm, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, nghề nghiệp chủ hộ, mục đích vay vốn, số người phụ thuộc, đất có giấy chứng nhận)

Phan Thị Nữ (2010), Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên số liệu điều tra mức sống

hộ gia đình và sử dụng phương án khác biệt trong khác biệt (Difference in difference) kết hợp với hồi qui OLS Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tín dụng

có tác động tích cực lên mức sống của người nghèo thông qua làm tăng thu nhập của các hộ nghèo Đó là: Khi tác giả sử dụng hồi quy với biến phụ thuộc

là thu nhập bình quân đầu người và biến độc lập là số vốn vay, các nhóm hộ…thì với mức ý nghĩa 5%, việc vay vốn làm tăng thu nhập của hộ lên 42,9 nghìn đồng/người/tháng Tiếp theo tác giả đưa thêm các biến khác vào mô hình như quy mô hộ, trình độ giáo dục trung bình, dân tộc, tuổi chủ hộ…Thì với mức ý nghĩa là 5% thì tín dụng có tác động làm tăng thu nhập hộ nghèo lên 39,3 nghìn đồng/người/tháng so với trường hợp không vay vốn Tín dụng chính thức mặc dù có giá rẻ nhưng rất khó đến được với người nghèo do những thủ tục rườm rà và khoảng cách xa so với người nghèo Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến mức sống của hộ nghèo Đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam, bao gồm: Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng; điều chỉnh lãi suất ở nông thôn; kết hợp cho vay vốn và khuyến nông Nguyễn Văn Châu (2009), Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi Ngân hàngCSXH để giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Tác giả

đã phỏng vấn trực tiếp 240 hộ nghèo trên địa bàn huyện Vị Xuyên để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng Ngân hàng CSXH đến khả năng tiếp cận vốn vay và

Trang 24

cải thiện thu nhập của hộ nghèo Kết quả nghiên cứu cho thấy mức vay cao nhất của Ngân hàng CSXH là 30 triệu đồng/hộ và thấp nhất là 5 triệu đồng/hộ; 64,7% số vốn vay của Ngân hàng CSXH được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiêp; tín dụng vay thông qua Ngân hàng CSXH làm tăng thu nhập bình quân 1,0 triệu đồng/người/năm Nguồn vốn Ngân hàng CSXH đã tạo ra trên 4.000 việc làm và trên 1.500 lao động xuất khẩu trong đó ra nước ngoài gần 361 lao động Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của tín dụng Ngân hàng CSXH đến giảm nghèo tại huyện

Vị Xuyên: Đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất; Quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ thông qua các dự án; Kết hợp nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH với các Chương trình dự án khác Báo cáo của Oxfam và AAV (2012) tổng hợp kết quả theo nghèo nông thôn tại mạng lưới các điểm quan trắc giai đoạn 2007-2011cũng cho thấy mức độ giảm nghèo không đồng đều giữa các địa bàn dân cư Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ tại các vùng dân tộc thiểu số giảm chậm và còn ở mức rất cao Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn với những bất lợi đa chiều, điển hình là bất lợi về điều kiện sống (nước sinh hoạt, nhà vệ sinh), tiếp cận thị trường, việc làm phi nông nghiệp và chống đỡ rủi ro Tỷ lệ hộlàm thuần nông nghiệp còn khá cao, trong khi đây là một tiêu chí nghèo quan trọng theo cảm nhận của người dân tình trạng “thiếu ăn” vào thời điểm giáp hạt, gặp thiên tai dịch bệnh vẫn là thách thức lớn đối với một bộ phận dân cư ở vùng dân tộc thiểu số Ngay trong một cộng đồng cũng có nhiều nhóm gặp khó khăn đặc thù, như nhóm nghèo kinh niên, nhóm nghèo tạm thời, nhóm nghèo dễ bị tổn thương, và nhóm cận nghèo hoặc mới thoát nghèo, cần có chính sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm

Phùng Đức Tùng và cộng sự thuộc Công ty nghiên cứu và tư vấn Đông Dương (2012), “Tác động của Chương trình 135 giai đoạn II qua lăng kính hai

Trang 25

cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ” tại hội thảo đánh giá tác động của Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135) Chương trình 135 giai đoạn II( CT 135-II) ( từ 2006 - 2010) Tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá tác động của chương trình 135 lên mức sống của hộ nghèo bằng 2 phương pháp đánh giá: Một là, Phương pháp khác biệt kép kết hợp với hồi quy OLS; Hai là, Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng nhân tố cố định (fixed-effects regressions) Kết quả nghiên cứu cho thấy, Chương trình 135 đã giúp cải thiện rõ rệt việc tiếp cận đến các cơ sở hạ tầng cơ bản, tiếp cận đến thị trường,do vậy làm tăng năng suất trong nông nghiệp, cơ hội việc làm phi nông nghiệp đã làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của các hộ gia đình trong các xã thuộc Chương trình 135 Thu nhập bình quân đầu người của các hộ tăng khoảng 20% trong khoảng thời gian 2007 – 2012 Các hộ có thu nhập thấp có mức tăng thấp hơn các hộ thu nhập cao Do đó, bất bình đẳng về thu nhập giữa các hộ trong các xã 135 giai đoạn II ngày một tăng lên Kết quả giảm nghèo ở các xã thuộc CT135-II đạt được chủ yếu do tăng thu nhập Các hộ nằm trong các xã CT 135-II phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập nông nghiệp Gần 60% thu nhập của các hộ từ các hoạt động nông nghiệp Tỷ trọng đóng góp từ tiền công/tiền lương vào tổng thu nhập có chiều hướng gia tăng tuy nhiên vẫn ở

tỷ lệ khá nhỏ Tỷ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp còn khá hạn chế, chỉ ở 20 mức khoảng 5% Tỷ lệ các hộ nghèo tạm thời là khá lớn Có đến 22,1% hộ thoát khỏi đói nghèo nhưng lại có đến 14,3% các hộ trở thành hộ nghèo giữa 2 năm Các hộ dân tộc Kinh dễ có khuynh hướng trở thành hộ nghèo tạm thời trong khi các hộ đồng bào thiểu số lại có nhiều khả năng là hộ nghèo kinh niên.Các nghiên cứu ở trên chủ yếu tập trung vào vấn đề nghèo đói ở các khu vực khác nhau của Việt Nam Phương pháp đánh giá tác động khác biệt trong (DID - difference-in-differences) kết hợp với hồi qui OLS được sử dụng khi đánh giá tác động của tín dụng đối với hộ nghèo được 2 tác giả là Phan Thị Nữ (2010) và Nguyễn Thanh

Trang 26

Bình (2010) sử dụng có ưu điểm là phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo so với các mô hình hồi quy OLS thông

thường ở các nghiên cứu khác (Phạm Thị An, 2019)

2.2.3 Bài học cho NHCSXH huyện Quản Bạ

Từ các nghiên cứu xem xét tác động của vốn từ Ngân hàng CSXH cho

hộ nghèo và các đối tượng chính sách là tương đối tích cực, nó góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo Để phát huy được điều đó, Ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ có thể tham khảo các bài học từ các địa phương và Ngân hàng CSXH khác như sau:

Thứ nhất: Mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng, để thuận tiện cho các hộ giao dịch cần mở rộng hơn nữa mạng lưới tín dụng của Ngân hàng CSXH vì các hộ nghèo thường tập trung tại các vùng địa hình đi lại khó khăn, vùng xa trung tâm văn hóa nên việc tiếp cận thông tin về các chương trình vay vốn, các chính sách của Đảng và Nhà nước thường kém hơn các hộ khác

Thứ hai: Tăng cường liên kết với các tổ tiết kiệm và vay vốn Đây là cầu nối giữa Ngân hàng CSXH và người dân Tổ sẽ thay mặt Ngân hàng CSXH hướng dẫn và triển khai các chương trình vay vốn để người dân hiểu

và thực hiện các thủ tục vay vốn Thêm vào đó là Tổ sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, những trường hợp sử dụng vốn không đúng mục địch sẽ kịp thời nhắc nhở và báo cáo Ngân hàng để sớm giải quyết

Thứ ba: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính Các hộ nghèo thường các chủ hộ có trình độ thấp nên việc thực hiện các thủ tục hành chính gặp nhiều khó khăn.Chính vì vậy, Ngân hàng CSXH cần đơn giản hóa các thủ tục, nhanh chóng cấp tiền cho các hộ để sớm triển khai đưa vào sản xuất Các cán

bộ Ngân hàng cần nắm chắc nghiệp vụ, không gây hoang mang cũng như tâm

lý đối với các hộ khi thực hiện các thủ tục hành chính để vay vốn

Trang 27

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tùng Vài là một xã biên giới nằm cách trung tâm huyện lỵ 15 km về phía Tây Bắc; phía Bắc giáp xã Cao Mã Pờ; phía Nam giáp xã Tả Ván và xã Minh Tân huyện Vị Xuyên; phía Đông giáp thị trấn Tam Sơn, xã Thanh Vân

và xã Nghĩa Thuận; phía Tây giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Về tổ chức đơn vị hành chính, xã Tùng Vài gồm có 11 thôn: Lao Chải, Bản Thăng, Pao Mã Phìn, Lùng Khố, Tùng Vài Phìn, Tả Lán, Suối Vui, Tùng Pàng, Lùng Chu Phìn, Sì Lò Phìn và Khố Mỷ

Xã Tùng Vài có hệ giao thông giao thông khá thuận lợi vì xã nằm trong vùng trung tâm giữa các xã Tả Ván, Cao Mã Pờ, Nghĩa Thuận, Thanh Vân và Quyết Tiến Xã có chợ trung tâm Tùng Vài là nơi giao thương chính của 3 xã Tùng Vài, Cao Mã Pờ và Tả Ván Tuy nhiên xã nằm cách xa huyện lỵ 15km

và trục đường quốc lộ 4C 12km cũng là một bất lợi trong giao thông đi lại và

giao thương hàng hóa (UBND xã Tùng Vài, 2018)

3.1.1.2 Địa hình

Tùng Vài là một xã có địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt mạnh, dốc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và có 4 dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi núi cao: Tập chung ở các thôn Khố Mỷ, Lùng Chu Phìn,

Sì Lò Phìn, Tùng Pàng và ngoài ra còn nằm rải rác ở các thôn khác

- Địa hình đồi núi thấp: Chiếm một phần nhỏ diện tích của xã

- Địa hình thung lũng: Chủ yếu tập chung tại khu trung tâm xã bao gồm

các thôn Suối Vui, Tả Lán, một phần của Tùng Vài Phìn và thôn Bản Thăng

Trang 28

- Địa hình Casstor: Địa hình núi đá vôi tạp ở thôn Tùng Pàng, Suối Vui, Tùng Vài Phìn và một phần thôn Khố Mỷ

Xã Tùng Vài là xã miền núi thuộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh

Hà Giang Xã có đặc điểm địa hình đồi núi dốc và thung lũng nhỏ gây khó khăn trong cơ giới hóa sản xuất và khó khăn trong công tác vận tải Địa hình đất đá sỏi cũng là điều kiện thuận lợi dễ thoát nước vào lúc mưa lớn và mưa

dài ngày (UBND xã Tùng Vài,2018)

1,768mm (UBND xã Tùng Vài, 2018)

* Gió mùa

Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng; mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió tây và gió đông, tốc độ gió, bão nằm ở mức trung bình so với toàn huyện, sức gió mạnh nhất trong cơm bão thường đạt cấp 6 Tuy nhiên hiện tượng lốc cục bộ đôi khi vẫn sảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất của nhân dân Tùng Vài có duy nhất một hệ thống suối nhỏ ở thôn Bản Thăng và các khe nước nhỏ rải rác ở các thôn, mùa khô thiếu nước, tuy nhiên vào mùa mưa thường gây ra hiện tượng ngập úng, lũ quyét, sạc lở gây ảnh

hưởng lớn đến quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân (UBND xã Tùng

Vài, 2018)

Trang 29

* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21 – 27oC, trung bình tối cao lên tới

35oC (tháng 5) và trung bình tối thấp là (-0,5oC) (tháng 1); nhiệt độ chia làm 2 phần rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 8 và mùa khô lạnh từ tháng 9 đến tháng 4 Biến nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 7,2oC, biên độ nhiệt ngày và đêm cũng khá cao, bình quân khoảng 6,8oC và mùa lạnh có thể lên tới 8,2oC.Tùng Vài có chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá mùa Đông Bắc, sương muối thường xảy ra vào tháng 1 mỗi đợt; mỗi đợt từ 5 đến

10 ngày (UBND xã Tùng Vài, 2018)

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của xã là 6.740, 84 ha Trong đó:

- Đất nông nghiệp là 6.563, 47, chiếm 97,37% tổng diện tích đất tự nhiên;

- Đất phi nông nghiệp là 79,58 ha, chiếm 1,18% tổng diện tích tự nhiên (đất ở 43,85 ha; đất chuyên dùng 40,80 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,60 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,38 ha);

- Đất chưa sử dụng: 97,79 ha, chiếm 1,14% tổng diện tích đất tự nhiên.Tính chất đất trên địa bàn xã khá đa dạng với các loại đất chủ yếu như: Đất màu, đất đỏ, đất feralit…phù hợp với việc trồng trọt các loại hoa màu như ngô, các loại rau đậu; Ngoài ra còn có các loại đất nạc ở khu vực đồi núi phù

hợp cho các loại cây trồng như chè, thảo quả, hương thảo (UBND xã Tùng

Vài, 2018)

* Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có hệ thống suối chảy từ đầu nguồn Bản Thăng đến cuối làng Bản Thăng và các khe nước nhỏ ở các thôn Suối Vui, Tả Lán, Tùng Pàng, Lùng Chu Phìn, Sì Lò Phìn là tài nguyên quan trọng để phục vụ tưới

tiêu và sinh hoạt của nhân dân (UBND xã Tùng Vài, 2018)

Trang 30

* Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng của xã là 5.627,9 ha chiếm 83,48% tổng diện tích

tự nhiên; trong đó có 370,7 ha rừng sản xuất và 5.257,2 ha rừng phòng hộ Diện tích rừng được giao cho dân quản lý, do đó độ che phủ rừng ở địa bàn xã

là trên 90%, rải ra 11 thôn Trên cánh rừng rộng lớn của xã hiện nay còn là nơi bảo tồn nhiều loài linh trưởng và thảm thực vật quý hiếm nhất trên thế

giới (UBND xã Tùng Vài, 2018)

* Tài nguyên thủy sản

Tùng Vài có địa hình đồi núi, hệ thống suối, kênh rạch nhỏ và phân tán Nguồn thủy sản tự nhiên ít, không có trữ lượng khai thác Trữ lượng này được người dân khai thác tự nhiên cho tiêu dùng, đảm bao tính cân bằng sinh học

Xã không có hệ thống sông chảy qua do vậy không có thế mạnh để phát triển

về ngành thủy sản Nguồn nước chủ yếu được dùng cho các hoạt động sinh

hoạt hàng ngày, chăn nuôi và tưới tiêu (UBND xã Tùng Vài, 2018)

* Nguồn tài nguyên khoáng sản

Địa hình xã được kết cấu bởi địa hình đá vôi, đặc trưng của vùng Cao nguyên đá ĐồngVăn Kết cấu đó tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp.Hang Khố Mỷ có nhiều nhũ đá đẹp, mang đặc trưng địa phương và nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mông Đây là một trong những nơi phát triển du lịch thắng cảnh thuộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn Ngoài ra đá vôi còn là nguồn nguyên vật liệu cho xây dựng như: Cát, đá nhân tạo phục vụ cho phát triển hạ tầng nông thôn tại địa phương

Đánh giá tổng thể về tài nguyên thiên nhiên cho thấy, diện tích đất nông nghiệp của xã là chiếm 97,37% tổng diện tích đất tự nhiên Xét về mặt quy mô xã có tiền năng mở rộng quy mô đất sản xuất ngô Diện tích đất rừng lớn cũng là thuận lợi về độ ẩm đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất ngô khi không có lợi thế về tài nguyên nước Tài nguyên rừng phong

Trang 31

phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm kết hợp Đá vôi được tận

dụng tại chỗ để xây dựng kênh, mương (UBND xã Tùng Vài, 2018)

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.3.1 Tình hình kinh tế

* Tình hình sản xuất kinh doanh

Hình 3.1 Biểu đồ cho biết tỷ trọng các ngành kinh tế xã Tùng Vài năm

2018 Nông nghiệp là nghành chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 85,18 % tỷ trọng các ngành Các ngành Xây dựng và Thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn Xây dựng chiếm 5,87%, thương mại dịch vụ chiếm 8,95%.Xã hội ngày một phát triển thúc đẩy các ngành về như xây dựng, thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng cũng phát triển theo góp phần thúc đẩy kinh tế của xã Từ thực tế đó cần chú trọng phát triển hài hòa giữa các khối ngành, các ngành để địa phương phát triển đúng với tầm giá trị và tận dụng được tối ưu tiềm năng sẵn có

(Nguồn: UBND xã Tùng vài)

Hình 3.1: Biểu đồ Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế xã TùngVài

Trang 32

Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh xã Tùng Vài (2016 - 2018)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

TĐPT

BQ (%)

Giá trị (tỷ đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đ)

Cơ cấu (%)

Nông nghiệp 57,09 86,16 62,53 85,48 75,27 85,18 114,95 Trồng trọt 40,60 61,27 42,00 57,42 52,50 59,41 114,22 Chăn nuôi 4,70 7,09 4,95 6,77 5,64 6,38 109,63 Thủy sản 0,80 1,21 1,20 1,64 1,40 1,58 133,33 Lâm nghiệp 10,99 16,59 14,38 19,66 15,73 17,80 120,12

Xây dựng 3,20 4,83 4,28 5,85 5,19 5,87 127,51 Thương mại

dịch vụ 5,97 9,01 6,34 8,67 7,91 8,95 115,48

(Nguồn: UBND xã Tùng Vài)

Qua bảng 3.1 cho thấy trong khối các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 70% cơ cấu kinh tế khối ngành nông nghiệp Trồng trọt là ngành chủ lực, cần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt của các hộ nông dân xã Tùng Vài Ngành lâm nghiệp có diện tích lớn nhất chiếm 78% tổng diện tích đất nông nghiệp nhưng về giá trị đem lại thấp hơn so với ngành trồng trọt, chiếm 21% cơ cấu giá trị kinh tế khối ngành nông nghiệp Ngành lâm nghiệp

có đóng góp vào nền kinh tế địa phương thấp hơn do lâm nghiệp đang được khai thác theo hướng bền vững, đảm bảo cho các nguồn tài nguyên từ rừng có khả năng tự tái tạo Ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chiếm 9% cơ cấu giá trị kinh tế khối các ngành nông nghiệp Ngành chăn nuôi mới bắt đầu có

Trang 33

xu hướng phát triển vào mấy năm gần đây nên sự đóng góp của ngành chăn nuôi vào nền kinh tế địa phương là chưa cao Về thủy sản có đóng góp không đáng kể do địa phương không có các điều kiện để phát triển thủy sản

3.1.3.2 Dân số, lao động và việc làm

Lao động là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất Lao động quyết định quá trình sản xuất: Áp dụng khoa học kỹ thuật, kiến thức chuyên môn Lao động là nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình Dân số và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lao động là một phần của dân số, dân số tăng dẫn đến lực lượng lao động cũng tăng

Qua bảng 3.2 cho ta thấy tình hình dân số xã Tùng Vài (2016 – 2018) Dân số xã có chiều hướng tăng lên qua các năm; năm 2016 là 950 hộ với 4.570 nhân khẩu đến năm 2018 xã có 965 hộ với 4.664 nhân khẩu đạt mật độ dân số trung bình là 69,19 người/km2, dân cư phân bố tương đối đồng đều ở các thôn Trong đó, tỷ lệ số dân là nam có chiều hướng tăng lên; năm 2016 là 49,31%; năm 2017 là 50,32%; năm 2018 là 51,71% Tỷ lệ lao động trên dân

số tương đối cao, năm 2016 ở mức thấp 25% tăng cao lên năm 2017 với tỷ lệ

là 41% với tốc độ phát triển bình quân là 130,38%; điều đó chứng tỏ dân số

xã Tùng Vài là dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên

Cụ thể, Tổng dân số năm 2016 đến 2018 tăng lên 94 người Lao động có xu hướng tăng mạnh mẽ hơn, năm 2016 là 1.136 tăng lên 1.931 người vào 2018 với tổng số lao động tăng lên 795 người Lao động tăng nhanh trong 3 năm chứng tỏ nguồn lao động xã Tùng vài là khá dồi dào, tạo điều kiện về nhân lực cho phát triển sản xuất các ngành nghề tại địa phương Lực lượng lao động trẻ và dồi dào nếu được quản lí và khai thác tối đa thì sẽ góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân tại địa phương Số nhân khẩu trên hộ có xu hướng giảm dần năm 2016 từ 6,52, nguyên nhân là do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình tốt hơn và các cặp vợ chồng thực

Trang 34

hiện sinh đẻ có kế hoạch Số lao động trên hộ tăng qua các năm, năm 2018 là 2,81 tăng lên 3,73 lao động trên hộ với mức tăng là 0,92 lao động trên hộ

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Tùng Vài (2016 - 2018)

- Tồng số nhân khẩu Người 4.570 4.608 4.664 101,02 + Trong đó tỷ lệ nam % 49,31 50,32 51,71 102,40

Qua hình 3.2 biểu đồ tháp dân số xã Tùng Vài năm 2018 cho biết Dân

số được biểu hiện rõ ở 3 nhóm tuổi khác nhau; nhóm dưới độ tuổi lao động, nhóm trong độ tuổi lao động và nhóm trên độ tuổi lao động Dân số Tùng Vài năm 2018 biểu hiện rõ là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào Nhóm dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 59 tuổi là chiếm tỷ lệ cơ cấu dân số cao nhất

về cả nam và nữ Trong độ tuổi lao động nam nhóm tuổi từ 30 đến 34 tuổi, nữ nhóm 35 đến 39 tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất Nhóm tuổi từ 55 đến 59 tuổi là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất trong nhóm dân số trong độ tuổi lao động Nhóm dân số xếp thứ 2 là nhóm dưới độ tuổi lao động Nhóm dân số này chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 0 đến 4 tuổi, nguyên nhân nhóm tuổi này ít

là do kế hoạch sinh đẻ trong năm có chiều hường giảm đi Nhóm dân số chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tháp dân số xã là nhóm trên độ tuổi lao động Trong nhóm dân số này độ tuổi từ 60 đến 64 là chiếm tỷ lệ cao nhất, còn lại

có xu hướng giảm dần từ 75 trở lên Dựa trên tháp dân số xã Tùng Vài cho ta

Trang 35

thấy rõ được thế mạnh về nhânlực Xã có nguồn lao động trẻ và dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nông thôn, tận dụng được nguồn nhân lực tại chỗ

Đơn vị: Triệu người

(Nguồn: UBND xã Tùng Vài)

Hình 3.2: Biểu đồ Tháp dân số xã Tùng Vài năm 2018

-12.000 -8.000

-4.000 000

4.000 8.000

Trang 36

+ Trường tiểu học 1 Trường chính

+ Trường mầm non 1 Trường chính

+ Điểm trường thôn 11 Điểm trường học tập mần non và tiểu học

thôn bản

2 Cơ sở y tế 1 Phòng khám đa khoa khu vực

3 Bưu điện 1 Bưu điện cấp xã

5 Đường giao thông

+ Đường liên xã 5 Đường nhựa

+ Đường liên thôn 8

+ 1 đường nhựa + 3 đường bê tông + 4 đường đất

Hệ thống đường nước sinh hoạt Bản Thăng – Pao Mã Phìn, Tả Lán, Lùng Khố, Tùng Vài Phìn, Suối Vui

(Nguồn: UBND xã Tùng Vài)

Bảng 3.3 cho biết hiện trạng xây dựng hạ tầng xã Tùng Vài tính đến năm 2018 Cơ sở hạ tầng được thể hiện rõ ở các công trình xây dựng: Trường học, cơ sở y tế, bưu điện, chợ, đường giao thông và công trình thủy lợi Các công trình cơ bản đáp ứng được nhu cầu về đời sống của người dân địa phương

Ngày đăng: 18/05/2021, 07:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w