Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ “ Giải pháp phát triển Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Vĩnh Long” là do tôi tự nghiên cứu trình bày
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
QUẢNG VĂN HIẾU
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-
QUẢNG VĂN HIẾU
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Hướng đào tạo : hướng ứng dụng
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
VĨNH LONG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Hoàng Hải Yến
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Quảng Văn Hiếu là học viên lớp Cao học khóa 28, chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ “
Giải pháp phát triển Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Vĩnh Long” là do tôi tự nghiên cứu trình bày và chưa được
công bố trong các công trình khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình
Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2020
Người thực hiện
Quảng Văn Hiếu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế, quý Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường
Đặc biệt là Cô TS Hoàng Hải Yến đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn Cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp định hướng nghiên cứu và cho nhiều lời khuyên bổ ích giúp tôi từng bước hoàn thành luận văn này
Cảm ơn gia đình đã động viên tinh thần, hỗ trợ trong suốt thời gian học tập vừa qua
Xin cảm ơn đến Cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Vĩnh Long đã giúp
đỡ tạo điều kiện, cung cấp số liệu trong quá trình nghiên cứu
Cảm ơn người bệnh đã dành thời gian, tạo điều kiện cho tôi tiếp cận
và phỏng vấn, thu thập số liệu điều tra phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này
Trân trọng cảm ơn !
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
TÓM TẮT LUẬN VĂN vii
Chương 1 : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 2
1.2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6 Kết cấu của Luận văn 3
1.7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4
Tóm tắt chương 1 4
Chương 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BHYT, BHXH TỰ NGUYỆN TẠI BHXH VĨNH LONG 5
2.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Vĩnh Long 5
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 8
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Vĩnh Long 9
2.2 Vấn đề bảo hiểm y tế tại Cơ quan BHXH Vĩnh Long 12
2.3.Vấn đề BHXH tự nguyện tại Cơ quan BHXH Vĩnh Long 13
Tóm tắt chương 2 15
Chương 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BHYT, BHXH TỰ NGUYỆN 16
3.1 Khái niệm về BHYT và BHXH tự nguyện 16
3.1.1 Khái niệm BHYT 16
3.1.2 Khái niệm BHXH tự nguyện 17
3.2 Vai trò của BHYT, BHXH tự nguyện 18
3.2.1 Vai trò của BHYT 18
3.2.2 Vai trò của BHXH tự nguyện 20
3.3 Phát triển BHYT và BHXH tự nguyện 21
3.4 Kinh nghiệm phát triển BHYT, BHXH tự nguyện 22
Tóm tắt chương 3 23
Chương 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BHYT, BHXH TỰ NGUYỆN TẠI BHXH VĨNH LONG 24
Trang 64.1 Giới thiệu về sản phẩm BHYT, BHXH tự nguyện 24
4.1.1, Giới thiệu về sản phẩm BHYT 24
4.1.2 Giới thiệu về sản phẩm BHXH tự nguyện 28
4.2 Tình hình phát triển BHYT, BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH Vĩnh Long giai đoạn 2016-2019 32
4.2.1 Tình hình thay đổi số lượng hợp đồng BHYT 32
4.2.2 Tình hình thay đổi số lượng hợp đồng BHXH tự nguyện 33
4.3 Tình hình quản lý nguồn quỹ BHYT, BHXH 34
4.4 Tình hình giải quuyết đền bù BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Long 37
4.5 Số lượng các đơn vị liên kết khám chữa bệnh BHYT tại Vĩnh Long38 4.6 Cách thức truyền thông và truyền tải chính sách BHYT, BHXH tự nguyện đến người dân tại cơ quan BHXH Vĩnh Long 39
4.7 Cảm nhận của người dân về việc sử dụng khám chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế 40
4.7.1 Thống kê 41
4.7.2 Kết quả khảo sát cảm nhận chất lượng dịch vụ của người dân về việc sử dụng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh 45
4.8 Nhận xét về tình hình thực hiện chính sách BHYT tại BHXH tỉnh Vĩnh Long 54
4.9 Kết quả đạt được 56
4.10 Những hạn chế và nguyên nhân 59
4.10.1 Hạn chế 59
4.10.2 Nguyên nhân 61
Tóm tắt chương 4 63
Chương 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT, BHXH TỰ NGUYỆN CỦA BHXH VĨNH LONG 64
5.1 Giải pháp về sản phẩm 64
5.2 Giải pháp về cách thức truyền thông 68
Tóm tắt chương 5 72
PHỤ LỤC 1 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
5 BHXH TN Bảo hiểm xã hội tự nguyện
6 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
8 GĐ BHYT Giám định bảo hiểm y tế
10 KCB BHYT Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
13 TNQLHS Tiếp nhận quản lý hồ sơ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Stt Bảng biểu,
Số trang
1 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Vĩnh Long 10
2 Sơ đồ 2.2 Sơ lược kết quả hoạt động của BHXH tỉnh
Vĩnh Long giai đoạn 2016-2019 11
3 Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng về thu BHYT giai đoạn
11 Bảng 4.8 Số cơ sở y tế đăng ký kcham1 chữa bệnh
BHYT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 39
Trang 913 Bảng 4.10 Trình độ học vấn của người bệnh 42
14 Bảng 4.11 Nghề nghiệp của người bệnh 43
16 Bảng 4.13 Số lần khám chữa bệnh của người bệnh 44 1
18 Bảng 4.15 Giá trị trung bình cảm nhận chất lượng dịch
Trang 10tử tuất, đề tài đi sâu vào nghiên cứu 2 loại hình BHYT và BHXH tự nguyện
và đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh Vĩnh Long”
Từ khóa : Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trang 11ABSTRACT SUMMARY
Health insurance and social insurance are two social security policies that are deeply humane and humane, showing mutual love and risk sharing between the healthy and the sick, between young and old, between high income earners and low income earners The health insurance policy is regulated by the State, implemented and protected, forming a centralized financial fund to pay the costs of medical examination and treatment for participants, which is a type of public service, non-profit activities Social efficiency is the purpose, operating under the principle of "taking the majority to compensate for the few", and at the same time, the process of redistributing income among insured people in a way that benefits people at risk due to illness disease Social insurance policy includes compulsory social insurance and voluntary social insurance, which is a type of state insurance that implements social security policies to help reduce the burden
on families and society when they reach retirement age through retirement death, the topic goes into research into 2 types of voluntary health insurance and social insurance and that is also the reason for the author to choose the topic: “Solutions to develop health insurance, voluntary social
insurance at Insurance Social Vinh Long province ”
Keyword : Health insurance, voluntary social insurance
Trang 12Chương 1 : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có được một cuộc sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường hết được mọi rủi ro có thể xảy ra với bản thân hay gia đình như
ốm đau, bệnh tật, các chi phí khám chữa bệnh này không thể xác định trước được và dù chi phí lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho gia đình, đặc biệt với người có thu nhập thấp, phải lo cho con học hành và rủi ro tài chính trong tương lai, nếu không chủ động mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện thì cuộc sống gia đình càng khó khăn
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT là tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân đã được xác định tại Điều 58, Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 “Nhà nước, xã hội đầu tư
phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, BHXH tự nguyện, BHYT
đã khẳng định đây là chính sách hoàn toàn phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta Như vậy, BHXH tự nguyện, BHYT toàn dân là một trong những giải pháp cho bài toán chống đói nghèo và bệnh tật hiện nay của nông dân Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Vĩnh Long nói riêng Bên cạnh đó, tốc độ phát triển đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Vĩnh Long là một bộ phận cấu thành tỷ lệ tham gia BHYT, BHXH tự nguyện của toàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng địa phương Xuất phát từ yêu cầu trên, với kinh nghiệm thực tiễn công tác tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tôi
Trang 13quyết định chọn nghiên cứu đề tài:“Giải pháp phát triển Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội Vĩnh Long” tại
cơ quan mình đang công tác để làm đề tài báo cáo luận văn thạc sĩ
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến :“Giải pháp phát triển Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long” , tác giả đã đi sâu vào thực tiễn để làm rõ vấn đề phát
triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
1.2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tham gia BHYT, BHXH tự nguyện
của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Mục tiêu 2: Thực trạng phát triển sản phẩm BHYT, BHXH tự nguyện, Mục tiêu 3: Giải pháp gia tăng phát triển sản phẩm BHYT, BHXH tự
nguyện
1.3.Câu hỏi nghiên cứu :
Tình hình tham gia BHYT, BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn Vĩnh Long như thế nào? Mức độ hiểu biết của người dân về bảo hiểm
y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện ra sao?
Người dân cảm nhận như thế nào khi sử dụng bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh tại các trạm y tế và các bệnh viện?
Trang 14Người dân được hưởng các chế độ tử tuất và huư trí như thế nào khi tham gia BHXH tự nguyện?
Cơ quan bảo hiểm xã hội Vĩnh Long cần thay đổi những gì để thu hút nhiều người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Người dân có tham gia và sử dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, những người bệnh đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tình hình tham gia BHYT, BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016- 2019
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là: phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện BHYT, BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
1.6 Kết cấu của Luận văn
Luận văn được kết cấu thành 5 chương
Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu
Chương 2: Vấn đề phát triển sản phẩm BHYT, BHXH tự nguyện tại BHXH Vĩnh Long
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và lý luận về phát triển BHYT, BHXH tự
Trang 15Chương 4: Thực trạng phát triển BHYT và BHXH tự nguyện tại BHXH Vĩnh Long
Chương 5: Giải pháp phát triển sản phẩm BHYT và BHXH tự nguyện tại BHXH Vĩnh Long
1.7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu bảo hiểm
y tế toàn dân Giúp người dân nhận thức được quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, giảm mức chi trả trực tiếp từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ, tích góp tài sản cho con cái, tận hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động, đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho cá nhân
và gia đình góp phần bảo đảm tính an sinh xã hội của quốc gia
Tóm tắt chương 1
Ở chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài, ý nghĩa của vấn đềcần nghiên cứu, cách thức nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứunhằm làm cho người dân thấy được quyền lợi thiết thực của việc tham gia bảo hiẻm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện, đồng thời thể hiện vai trò của chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyên là mục tiêu chung của Đảng và nhà nước góp phần bảo đảm an sinh xã hội, là
lộ trình tiến đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội toàn dân toàn dân
Trang 16Chương 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ, BHXH
TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VĨNH LONG
2.1 Giới thiệu về BHXH tỉnh Vĩnh Long
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúpTổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật
Bảo hiểm xã hội tỉnh có 10 Phòng nghiệp vụ và 08 đơn vị BHXH huyện, thị xã, thành phố gồm: Văn phòng; Phòng tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính; Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng kế hoạch tài chính; Phòng Quản lý thu, Phòng Thanh tra, kiểm tra; Phòng công nghệ thông Tin; Phòng Khai Thác và thu nợ; Phòng Giải quyêt chế độ; Phòng Giám định Bảo hiểm y tế
Về biên chế được giao: Sốlượng biên chế BHXH tỉnh Vĩnh Long được BHXH Việt Nam giao hiện tại là 199 công chức, viên chức và người lao động Tổng số biên chế sử dụng tính đến ngày 31/12/2019 là 199 người, trong đó: tại Khối Văn phòng BHXH tỉnh là 67 người, tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố là 132 người
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
Văn phòng Bảo hiểm xã hội tỉnh: có chức năng giúp Giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổng hợp, hành
Trang 17chính, văn thư, quản trị, ISO, tuyên truyền, pháp chế theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Tổ chức cán bộ: có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã
hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương, công tác thanh niên, công tác bình đẳng giới, thực hiện quy chế dân chủ; tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính: có chức năng
giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; lưu trữ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội và hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Thanh tra - Kiểm tra: có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm
xã hội tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý tài chính trong
hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Quản lý thu: có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội
tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội,
Trang 18bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Khai thác và thu nợ: có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm
xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Kế hoạch - Tài chính: có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm
xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toán của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật
và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Giám định bảo hiểm y tế: có chức năng giúp Giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm
y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Công nghệ thông tin: có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm
xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội: có chức năng giúp Giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, quản lý đối tượng hưởng các chế độ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trang 19Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Từ tháng 3/2017 BHXH tỉnh đã chuyển vềtrụsởmới đặt tại số6F, đường Phạm Hùng, khóm 5, phường 9, thành phốVĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
* Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002
Ngày 16/02/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: cấp Trung ương (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, thành phố) và quận, huyện, thị xã (BHXH quận, huyện, thị xã) BHXH Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 20/7/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1995 Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng đã thành lập BHXH các huyện, thị xã và đi vào hoạt định từ năm 1995 Với tổng số 22 cán bộ, viên chức từ 02 ngành LĐTB&XH và LĐLĐ chuyển sang
* Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số TTg về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam
20/QĐ-Kể từ ngày 01/01/2003, BHXH Vĩnh Long đã tiếp nhận toàn bộ chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của BHYT Vĩnh Long chuyển sang Mọi hoạt động về BHXH đã hoàn toàn tập trung thống nhất vào một đầu mối là BHXH Vĩnh Long với nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện trên địa bàn toàn tỉnh
Trang 202.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH Vĩnh Long
BHXH Vĩnh Long là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý thu và tổ chức chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long BHXH Vĩnh Long chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BHXH Việt Nam, sự quản lý về mặt hành chính Nhà nước của UBND tỉnh
BHXH Vĩnh Long được tổ chức theo mô hình 10 phòng nghiệp vụ và
08 BHXH huyện, thị xã, thành phố (hình 2.1) Số lượng cán bộ, công chức, viên chức hiện tại là 190 người, trong đó: Nữ 115 người, chiếm 60.5%; trình độ đại học và trên đại học chiếm 82.6%, trình độ cao đẳng 2.1%, trung cấp 6.8% , sơ cấp 8.5%.(1)
(1) https://vinhlong.baohiemxahoi.gov.vn
Trang 21Hình 2.1: Cơ tổ chức của BHXH tỉnh Vĩnh Long
Trang 22Sơ đồ 2.2 : Sơ lược kết quả hoạt động của BHXH tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 2016-2019
Nguồn: BHXH tỉnh Vĩnh Long
Biểu đồ cho thấy, kết quả thu BHXH hàng năm của BHXH Vĩnh Long
có xu hướng tăng dần, tăng cao nhất là năm 2019.Trong giai đoạn 4 năm từ năm 2016 đến năm 2019, số tiền thu BHXH năm 2019 tăng 32.65%so với năm 2016
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng về thu BHYT giai đoạn 2016 - 2019
Stt Năm
Số đơn
vị (Đơn vị)
Số lao động (Người)
Tổng thu BHYT (Triệu đồng)
Thu BHXH năm sau so với
Trang 23Bảng số liệu cho thấy, kết quả thu BHXH năm sau cao hơn năm trước Mức tăng trưởng tương đối nhanh trong giai đoạn 2016-2019, trong
đó năm 2019 có mức tăng mạnh nhất, tăng 14.31 % so với năm 2018 Tốc
độ tăng qua các năm không đều, năm 2016tăng 10.39%; năm 2017 tăng 7.82%; năm 2018 tăng 7.62%; năm 2019 tăng 14.31%
2.2 Vấn đề bảo hiểm y tế tại Cơ quan BHXH Vĩnh Long
Ban chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tỉnh Vĩnh Long đã báo cáo kết quả thực hiệnnhư sau :
Tính đến ngày 31/12/2019 có 816.090 đối tượng tham giabảo hiểm y
tế, đạt 87.9% dân số toàn tỉnh, so với cùng kỳ tăng 13.6%, tương đương 97.651 đối tượng
Tỷ lệ độ bao phủ BHYT toàn tỉnh tăng nhanh so cùng kỳ năm trước, trong đó, đối tượng hộ gia đình tăng nhanh, tăng 5.24% so với năm 2018, tương ứng 54,784 đối tượng, chiếm 31,73% dân số tham gia BHYT; riêng học sinh tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, tiểu học tham gia BHYT đạt tỷ lệ rất cao, chiếm 99,1% so với năm 2017, tăng 1.92% Nguyên nhân đạt được do ngành giáo dục đã chỉ đạo quan tâm quyết liệt , đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH, chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, vận động làm thay đội nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của các phụ huynh các em học sinh về chính sách BHYT
Song song với công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, công tác tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT được mở rộng Năm
2019, tỉnh Vĩnh Long có 130 cơ sở khám chữa bệnh BHYT, trong đó có
125 cơ sở KCB BHYT công lập, 01 cơ sở ngoài công lập và 02 trạm y tê cơ quan Ngoài ra còn có 03 cơ sở y tế tư nhân tham gia KCB BHYT, trong đó
Trang 24có 02 bệnh viện đa khoa Xuyên Á và bệnh viện đa khoa Triều An- Loan Trâm được Bộ y tế phê duyệt là bệnh viện hạng 3 tuyến huyện, nhưng được phê dyệt nhiều dịch vụ kỹ thuật tuyến trung ương, cụ thể như kỹ thuật can thiệp tim mạch…được hợp đồng KCB BHYT từ tháng 9/2018 tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân có thẻ BHYT và nhân dân nói chung
2.3.Vấn đề BHXH tự nguyện tại Cơ quan BHXH Vĩnh Long
Bên cạnh, công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, thì BHXH
tự nguyện là một trong những chính sách được Đảng và nhà nước quan tâm
hổ trợ
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí
và tử tuất (khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Với các chế độ này, người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc
Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH
tự nguyện được hưởng ít quyền lợi (không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động) Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn mà loại hình bảo hiểm này đem lại thì mọi người vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Theo số liệu của BHXH tỉnh Vĩnh Long tại 31/12/2019 số thu BHXH tự nguyện đạt 11.031 triệu đồng, tăng 6.776 triệu đồng so với năm
Trang 25cho mình sản phẩm phù họp để an hưởng tuổi già, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội BHXH tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền để người dân tiếp cận được sản phẩm như trực tiếp đối thoại với dân, tuyên truyền qua các kênh truyền thông, đối thoại trực tiếp với chủ
sử dụng lao động, làm thay đổi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và mọi người dân trng việc thực thi, chấp hành các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT để thực hiện tốt mục tiêu BHXH cho người lao động và lộ trình tiến tới BHYT toàn dân
2.4.Quản lý nguồn quỹ
Là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT theo quy định, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác Được sử dụng để chi trả chi phí KCB cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức thực hiện BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT
Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ
- Quỹ bảo hiểm y tế được phân bổ và sử dụng như sau:
+ 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh; + 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng.(3)
(3) https://vinhlong.baohiemxahoi.gov.vn
Trang 26Tóm tắt chương 2
Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quan về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long, tổng hợp các vấn đề về công tác quản lý bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện, quản lý nguồn quỹ bảo hiểm và cách thức phân bổ nguồn quỹ ra sao tại Cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Long
Trang 27Chương 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
3.1 Khái niệm về BHYT và BHXH tự nguyện
3.1.1 Khái niệm BHYT
Khái niệm BHYT, theo từ điển bách khoa Việt Nam (1995), “là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân" Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với cách tiếp cận BHYT là một nội dung thuộc an sinh
xã hội và là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật
Theo Luật Bảo hiểm y tế do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008, BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các
cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi người tham gia không may
bị ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT
BHYT là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn lực từ sự đóng góp của những người tham gia để hình thành quỹ bảo hiểm
và sử dụng để thanh toán các chi phí KCB cho người được bảo hiểm khi bị
Trang 28ốm đau, bệnh tật BHYT là một trong những biện pháp nhằm huy động sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, giúp nâng cao chất lượng KCB, nâng cao tính nhân đạo và công bằng xã hội, giúp cho mỗi người tham gia BHYT khắc phục được khó khăn về kinh tế khi có rủi ro
ốm đau Mặc dù có sự đóng góp của người dân dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn phải có sự hỗ trợ của Nhà nước bởi kể cả những nước có nền kinh tế phát triển cũng chưa có đủ nguồn tài chính đáp ứng cho nhu cầu
về chi phí trong KCB Do đó thực chất việc đóng góp BHYT chính là tạo nguồn dự trữ tài chính cho bản thân người tham gia khi chẳng may bị ốm đau, bệnh tật, nó là một trong bốn nguồn cấu thành ngân sách của Ngành Y
tế là: Ngân sách của Nhà nước bù đắp khi bội chi quỹ, viện phí của người bệnh (Bệnh nhân cùng chi trả), quỹ BHYT thanh toán và tiền ủng hộ của các tổ chức trong đó nguồn BHYT có ý nghĩa hết sức quan trọng cho quá trình vận hành các cơ sở khám chữa bệnh
Bản chất của BHYT là sự chia sẻ rủi ro, nhằm giảm nhẹ những khó khăn cho người bệnh và gia đình họ khi bị ốm đau, bệnh tật mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chữa trị tốt nhất không làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình họ; góp phần chăm sóc sức khoẻ cho dân cư
3.1.2 Khái niệm BHXH tự nguyện
BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH,
có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi
Trang 29BHXH có vai trò an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống của người dân khi
về hưu, giảm được gánh nặng cho gia đình, xã hội.Và một khi không may rủi ro xảy ra thì người thân trong gia đình cũng được hưởng chính sách của nhà nước hổ trợ thông qua chế độ tử tuất BHXH bao gồm BHXH bắt buộc
và BHXH tự nguyện
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm cho các đối tượng công viên chức tại các đơn vị hành chánh sự nghiệp và công nhân viên làm việc tại các công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia, hàng tháng theo quy định người lao động sẽ được đơn vị trích trừ lương nộp vào quỹ của cơ quan BHXH để hưởng các chế độ về sau
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm cho các đối tượng làm công việc tự do, tự nguyện tham gia, tự lựa chọn mức đóng phù hợp với tài chính của cá nhân, loại hình bảo hiểm này được nhà nước hổ trợ cho từng đối tượng tham gia
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là hai chính sách của Đảng và nhà nước không vì mục đích lợi nhuận, mang tính chất an sinh xã hội được nhà nước hổ trợ từ chi phí mua sản phẩm đến chi phí khám chữa bệnh và chế độ hưu trí, tử tuất Mọi người cần hiểu rõ BHYT, BHXH là của cơ quan nhà nước, được nhà nước bảo hộ BHYT, BHXH thể hiện tính chia sẽ trong cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu an sinh xã hội
3.2 Vai trò của BHYT, BHXH tự nguyện
3.2.1 Vai trò của BHYT
BHYT có vai trò quan trọng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn dân, đặc biệt đối với người già, trẻ em, người nghèo Khi người dân nhận thức được quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế, tham gia BHYT đầy đủ cũng chính là
Trang 30cơ sở ổn định xã hội, bảo đảm tài chính cá nhân và gia đình, góp phần phát triển kinh tế cho xã hội
Đối với cá nhân
Thứ nhất, BHYT có vai trò ổn định về tài chính trong trường hợp rủi
ro bị ốm đau, bệnh tật người tham gia BHYT không phải chịu gánh nặng tài chính của chi phí KCB và do đó duy trì mức sống ổn định cho bản thân
và gia đình Trong chăm sóc sức khỏe được bình đẳng, công bằng và được tiếp cận với các dịch vụ kỹ thuật cao;
Thứ hai, thông qua việc đóng phí BHYT, người tham gia BHYT đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang cơ quan bảo hiểm;
Thứ ba, người tham gia BHYT an tâm về mặt tinh thần, giải tỏa được nỗi sợ hãi, lo lắng về những tổn thất xảy ra đối với mình;
Thứ tư, BHYT tác động đến suy nghĩ của các cá nhân, gia đình, chủ
sử dụng lao động, góp phần hình thành ý thức, thói quen về việc dành một phần thu nhập để cho cuộc sống tương lai an toàn hơn
Đối với xã hội
Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động (SDLĐ) và người lao động (NLĐ) là mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH, BHYT Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiện trên góc độ khác nhau Người lao động tham gia BHYT với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội Người SDLĐ tham gia BHYT là trách nhiệm và cùng chia sẻ rủi ro cho NLĐ nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên
Trang 31trong xã hội Mối quan hệ này thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của BHYT
Thứ hai, BHYT thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHYT tạo cho những người không may gặp rủi ro có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ BHYT là yếu tố tạo nên sự hoà đồng, không phân biệt giàu nghèo, trẻ già, tôn giáo, chủng tộc, đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên;
Thứ ba, BHYT thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng, đây là nhân tố quan trọng của cộng đồng, giúp đỡ những người rủi ro ốm đau, bệnh tật, tạo điều kiện cho một
xã hội phát triển lành mạnh và bền vững;
Thứ tư, BHYT góp phần thực hiện bình đẳng xã hội, trên góc độ xã hội, BHYT là một chuẩn mực đánh giá điều kiện sống cho mọi thành viên trong xã hội; trên góc độ kinh tế, BHYT là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng Nhờ sự điều tiết này người tham gia BHYT được thực hiện bình đẳng, công bằng trong chăm sóc sức khỏe
3.2.2 Vai trò của BHXH tự nguyện
BHXH tự nguyện đảm bảo chính sách an sinh của đảng và nhà nước
về các mặt như sau:
Thứ nhất, về mặt chính sách: không giới hạn trần tuổi tham gia BHXH
tự nguyện chỉ cần là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; đa dạng, linh hoạt các phương thức đóng; nới rộng thời điểm đóng; quy định mức thu
Trang 32nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện phù hợp hơn (thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, hiện tại là 700.000)
Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác
Thứ hai, về tổ chức thực hiện, BHXH Việt Nam đã tập trung và tăng
cường đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách BHXH tự nguyện qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; treo băng gol, bảng hiệu, truyền thông trực tiếp thông qua hội nghị khách hàng và áp dụng phương thức tuyên truyền mới qua mạng xã hội
3.3 Phát triển BHYT và BHXH tự nguyện
Phát triển là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng của
sự vật, hiện tượng, nhưng đồng thời làm thay đổi về cấu trúc (thay đổi về chất) của sự vật, hiện tượng đó Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng
* Phát triển là sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đồng
thời bảo đảm tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc trong tương lai
* Phát triển BHYT và BHXH tự nguyện: Phát triển BHYT, BHXH tự
nguyện phải thỏa mãn được hai yêu cầu rất cơ bản Một là, phải bao phủ đến mọi người, để không ai phải đi khám, chữa bệnh mà không có BHYT Thứ hai là, phải bảo đảm bền vững về tài chính, mọi người dân đến tuổi
Trang 33trọng, có thể thấy độ bao phủ thì lớn, nhưng nguy cơ “vỡ quỹ” lại cao, bởi thực trạng hiện nay đang là “đóng thì ít, hưởng thì nhiều”, cùng chia sẻ lại thấp, thậm chí là không có Nếu không giải quyết được vấn đề này, không thể phát triển BHYT, BHXH tự nguyện toàn dân được
Vấn đề phát triển BHYT , BHXH tự nguyện phải được tiếp cận đầy
đủ trên ba phương diện:
+ Thứ nhất: Là bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT, BHXH tự nguyện
+ Thứ hai: Là bao phủ gói quyền lợi về BHYT, BHXH tự nguyện tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo, hưởng lương hưu hàng tháng, quyền lợi khi tử tuất
+ Thứ ba: Là bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền túi của người bệnh và đảm bảo ổn định tài chính
3.4 Kinh nghiệm phát triển BHYT, BHXH tự nguyện
Từ những kết quả của BHXH các huyện trên, BHXH tỉnh Vĩnh Long
đã lấy đó làm những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển BHYT, BHXH tự nguyện toàn dân tại thành phố và đã thu được kết quả quan trọng Để việc thực hiện được chặt chẽ, đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành
- Về công tác tuyên truyền
BHXH phối hợp Phòng Thông tin truyền thông, Báo, Đài phát thanh tăng cường công tác tuyên truyền về thực hiện dự toán và các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền về Chính sách BHYT, BHXH tự nguyện nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT, BHXH tự nguyện tại thành phố Vĩnh Long
- Về công tác phối hợp
Trang 34Phối hợp các cơ sở KCB hàng ngày cập nhật tình hình liên thông dữ liệu, chuyển dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT lên Hệ thống thông tin giám định BHYT kịp thời
Hàng quý, BHXH tỉnh Vĩnh Long báo cáo Thành ủy, UBND thành phố về tình thực hiện chính sách BHYT, BHXH tự nguyện tại địa phương, nêu rõ tình hình bao phủ BHYT, BHXH tự nguyện, cân đối quỹ BHYT, BHXH tự nguyện và những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện đồng thời đề xuất các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng, trục lợi BHYT, BHXH tự nguyện tại địa phương, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT, BHXH tự nguyện
là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe là một nhân tố không thể thiếu BHXH tự nguyện là một phần của BHXH mang tính đầu tư bền vững, ổn định tài chính, giảm dánh nặng cho gia đình và xã hội khi đến tuổi nghỉ hưu Đó là những cơ sở lý luận tiến hành nghiên cứu đem lại giải pháp phát triển BHYT, BHXH tự nguyện tại Cơ quan BHXH Vĩnh Long.(4)
Trang 35
Chương 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BHYT, BHXH TỰ NGUYỆN TẠI BHXH VĨNH LONG
4.1 Giới thiệu về Bảo hiểm y tế , Bảo hiểm xã hội tự nguyện
4.1.1, Giới thiệu về sản phẩm BHYT
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách an sinh xã hội có tác động rất lớn đối với cuoc sống của người dân, góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Cho tới nay, Vĩnh Long đạt tỷ lệ bao phủ trên 87,9% dân số BHYT là điều kiện để nhiều người dân yên tâm chăm sóc sức khỏe khi chẳng may mắc bệnh.Bảo hiểm
y tế là một chính sách an sinh xã hội hũu hiệu với người dân, nhất là với những người có thu nhập thấp Nếu không có Bảo hiểm y tế thì gánh nặng chi phí điều trị đè lên vay người bệnh Với nguyên tắc lấy số đông bù số ít, người nghèo giúp người bệnh, BHYT đã phát huy tốt vai trò chính sách an sinh của Đảng, Nhà nước và thật sự trở thành cúu cánh của nhiều người khi chẳng may ốm đau Quan điểm của Đảng và nhà nước về BHYT “ Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”
Người tham gia BHYT ngoài được quỹ bảo hiểm thanh toán 80-100% chi phí khám chữa bệnh khi đi đúng tuyến, còn được thanh toán từ 40 – 60% chi phí điều trị nội trú khi đi trái tuyến và được hưởng quyền lợi cao hơn nếu tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên
Bên cạnh đó, khi có tham gia BHYT mọi người có thể khám chữa bệnh ở bất kỳ bệnh viện tuyến huyện hay thị xã, thành phố nào trên toàn quốc mà không cần phải xin giấy chuyển tuyến, kể cả bệnh viện tư nhân có tham gia khám chữa bệnh BHYT
Trang 36Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có cuộc sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc Nhưng trong cuộc sống không ai có thể lường được mọi rủi ro có thể xảy ra với bản thân và gia đình như ốm đau, bệnh tật
… các chi phí khám chữa bệnh này không thể lường trước được, vì vậy dù chi phí lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho gia đình, đặc biệt với người có thu nhập thấp
Mức tiền tham gia BHYT:
Đối tượng là người lao động theo hợp đồng và công chức, viên chức: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng trở lên; người lao động
là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức, mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT hàng tháng
Mức tham gia cho đối tượng là hộ gia đình:
- Bằng 4,5% mức lương cơ sở Cụ thể là (1.490.000 đồng x 4,5% x 12
tháng) = 804.600 đồng/người/năm
Như vậy nếu một người tham gia trong 12 tháng phải đóng số tiền là 804.600 đồng, nếu trong gia đình có nhiều thành viên tham gia cùng lúc sẽ được giảm dần theo lũy kế Mức cụ thể 01 tháng như sau:
Trang 37Bảng 4.1 : Mức đóng BHYT hàng tháng cho đối tượng hộ gia đình
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trong đó: Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% lương cơ sơ
+ Người thứ hai đóng 70% mức đóng của người thứ nhất
+ Người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất
+ Người thứ tư đóng 50% mức đóng của người thứ nhất
+Người thứ năm trở đi mức đóng 40% của người thứ nhất
Bảng 4.2: Mức hưởng khi đi khám chữa bệnh có thẻ BHYT
Stt Đối tượng/ Mức thanh toán KCB thông thường Mức thanh toán Sử
Trang 38Ngoài mức quy định trên khi đi khám bệnh tại tuyến phường, xã hay các cơ sở khám chữa bệnh khác có chi phí cho mỗi lần khám thấp hơn 15% mức lương tối thiểu thì được cơ quan BHXH thanh toán 100%
Ngoài ra một số trường hợp đặc biệt được thực hiện như sau:
KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT; không đủ thủ tục; KCB ở nước ngoài: Quỹ BHYT thanh toán theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức chi phí bình quân theo tuyến chuyên môn kỹ thuật Căn cứ dịch vụ kỹ thuật được cung cấp, tuyến chuyên môn kỹ thuật
và chứng từ hợp lệ BHXH thanh toán trực tiếp cho người bệnh
Thanh toán chi phí vận chuyển: Từ tuyến huyện trở lên trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú chuyển viện; Đối tượng: Người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; mức thanh toán bằng 0,2 lít xăng/km (cả đi và về) tính theo địa giới hành chính
Cơ sở y tế nơi chuyển bệnh nhân thanh toán sau đó thanh toán với BHXH hoặc thanh toán trực tiếp đối với một số trường hợp
Sử dụng thuốc điều trị ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục: Đối tượng là người tham gia BHYT liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi; các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, Ban Cơ yếu Chính phủ khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác đang tham gia BHYT Quỹ thanh toán 50% chi phí theo mức hưởng khi KCB đúng quy định, không đúng quy định
Tai nạn giao thông: Thanh toán đối với trường hợp không vi phạm pháp luật Trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn tự thanh toán chi phí điều trị với cơ sở
y tế Không thanh toán đối với trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm
Trang 39thuộc phạm vi thanh toán theo quy định của pháp luật về tai nạn lao động Tai nạn lao động: Không thanh toán đối với trường hợp tai nạn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động
KCB ngoài giờ hành chính ngày nghỉ, ngày lễ: Khi cơ sở y tế quá tải; quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo phạm vi quyền lợi BHYT như trong ngày làm việc
4.1.2 Giới thiệu về sản phẩm BHXH tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với người nông dân, lao động tự do, những người có thu nhập thấp và không ổn định, là điểm tựa vững chắc đảm bảo cuộc sống hưu trí an nhàn cho tương lai, không làm gánh nặng cho gia đình, con cháu,
và xã hội, đặc biệt được Nhà nước bảo hộ
Là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức thực hiện;
+ Người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH;
+ Chế độ được hưởng: hưu trí và tử tuất
Người đã tham gia BHXH bắt buộc thì không được tham gia BHXH
tự nguyện Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyệnlà :
- Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên;
- Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (không giới hạn tuổi trần) Bao gồm:
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố, khu phố; người lao động giúp việc gia đình;
Trang 40+ Người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh không hưởng tiền lương, xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã; Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự
tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
+ Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu
Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể chủ động lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân, gia đình mình và kế hoạch hưu trí cho tương lai, linh hoạt thay đổi phương thức đóng hoặc đang tham gia nhưng không đủ điều kiện đóng tiếp có thể dừng đóng sau
đó đăng ký đóng lại với mức thu nhập lựa chọn phù hợp với bản thân hơn
5 Đóng 1 lần cho nhiều năm
(không quá 5 năm)
Tại thời điểm đăng ký
Chưa đủ tuổi hưu; được chiết khấu
6
Đóng 1 lần cho các năm còn
thiếu (nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ
đủ 55 tuổi trở lên, còn thiếu tối
đa không quá 10 năm
Tại thời điểmđăng ký
Đủ tuổi hưu; tính lãi gộp; hưởng Hưu từ tháng liền kề sau tháng
đã đóng đủ tiền