Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

98 209 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam được thể hiện bằng những giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em Trong nền văn hoá đa dạng mà thống nhất ấy, những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít người có vị trí quan trọng Với điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau, hình thành tập quán sản xuất Đây có thể được coi là một lâu đài văn hóa đồ sộ của mỗi tộc người, là sản phẩm được tích lũy, chắt lọc qua hàng ngàn năm lịch sử, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, làm thành chuẩn mực để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Tuy nhiên, hiện nay, những giá trị văn hoá đã bị mai một, thậm chí biến mất Yêu cầu đặt ra là phải có biện pháp giữ gìn, phát huy những di sản văn hoá đó

Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Dao cư trú chủ yếu ở 4 xã Lục Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh, Trường Sơn Quá trình đấu tranh lâu dài với thiên nhiên, lao động sản xuất để sinh tồn đã hình thành những kinh nghiệm sản xuất và được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên bản sắc văn hoá của người Dao nơi đây Tuy nhiên, để hội nhập và phát triển, việc thay đổi tập quán sản xuất và áp dụng khoa học kĩ thuật mới là yêu cầu cấp thiết đối với nông nghiệp của người Dao ở Lục Nam Trong số kĩ thuật mới được áp dụng có những kĩ thuật đem lại hiệu quả sản xuất, nhưng cũng có kĩ thuật không phù hợp với đặc thù về nơi cư trú, về tập quán và tổ chức xã hội Điều đó cho thấy tập quán sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Dao ở Lục Nam có những điểm tích cực cần được phát huy Việc nghiên cứu về những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý có thêm cơ sở để giải quyết tốt vấn đề trên, nhằm tạo ra sự phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần xây

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của tộc người Dao ở Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở

huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các

góc độ khác nhau Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục của tác giả Lê Quí Đôn

viết năm 1778 đã đề cập tới người Man (người Dao) về phong tục tập quán và địa vực cư trú của họ Đây là cơ sở để làm rõ tên gọi, những nét cơ bản về văn hóa và địa bàn cư trú của dân tộc Dao ở nước ta cũng như trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Năm 1971, chuyên khảo công phu về người Dao của Viện dân tộc học

xuất bản với nhan đề “Người Dao ở Việt Nam” đã nghiên cứu một cách tổng

thể về người Dao ở nước ta về nhiều mặt như nguồn gốc người Dao, đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm người Dao sống ở nước ta

Bài viết Bước đầu tìm hiểu các nhóm Dao ở Việt Nam (Nguyễn Khắc Tụng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 87/1996) và đề tài nghiên cứu Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam (Nông Quốc Tuấn, Bảo tàng văn

hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2000) đã làm rõ được cách phân biệt các nhóm Dao ở Việt Nam qua trang phục của người phụ nữ Các công trình đề cập tới sự phân bố các nhóm Dao ở nước ta, đây lại là một bằng chứng nữa để phân biệt các nhóm Dao và địa bàn cư trú của họ trong đó có ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Cuốn Lịch sử Lục Nam do Ban thường vụ huyện uỷ Lục Nam tổ chức

biên soạn và xuất bản năm 1994 đã trình bày những nét cơ bản về huyện Lục

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam và người Dao sống trên địa bàn Tác phẩm đề cập tới vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của huyện Lục Nam Những nội dung không chỉ đề cập tới nghề sống chính của dân tộc Kinh chiếm đa số mà còn đề cập tới nghề sống chính của bộ phận người Dao ở đây, đó là nghề nông nghiệp Tác phẩm cho thấy tầm quan trọng của nông nghiệp trong đời sống của người Dao nơi đây và đặc biệt với tầm quan trọng như vậy họ đã có những cách thức sản xuất như thế nào để đảm bảo cuộc sống

Công trình Địa chí Bắc Giang - Địa lí và kinh tế, do Sở văn hoá thông

tin Bắc Giang phối hợp với Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, (năm 2003), đã giới thiệu về dân tộc Dao ở Bắc Giang từ địa vực cư trú, truyền thống văn hoá đến tập quán canh tác

Các công trình Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2003) và Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Nam (2003) đã giới thiệu sơ lược về người Dao như địa

bàn cư trú, tên gọi của các nhóm người Dao tại địa phương và những truyền thống của họ trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần Tác phẩm, là cơ sở để giải thích và làm rõ quá trình di cư và tên gọi các nhóm người Dao ở huyện Lục Nam

Năm 2006, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản công trình “Di sản văn hoá Bắc Giang về Văn hoá phi vật thể”, tác phẩm là sự khái quát về những nét

văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Bắc Giang trong đó có đề cập tới người Dao về địa bàn cư trú, những nét văn hoá tiêu biểu của họ trong đời sống vật chất và tinh thần Tác phẩm cũng đã cơ bản giới thiệu được những tri thức dân gian của dân tộc Dao ở Bắc Giang trong các lĩnh vực của đời sống trong đó có những tri thức dân gian liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp

Những kết quả nghiên cứu trên đây chính là ý kiến gợi mở, nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả tiếp cận và nghiên cứu đề tài

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp

bao gồm các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của dân tộc Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong truyền thống và hiện tại

Mục đích: Nghiên cứu tri thức dân gian truyền thống và hiện tại

trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam Nghiên cứu đó xác định những tri thức nào đã biến đổi, sự biến đổi đó phù hợp hoặc không phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và phương thức canh tác hiện tại Từ đó, đề xuất hướng áp dụng khoa học kĩ thuật có hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành kinh tế nông nghiệp của người Dao ở địa phương

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn gốc của người Dao của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

- Hệ thống lại những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam trong truyền thống

- Làm rõ sự biến đổi của tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh thời điểm hiện nay Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của tri thức dân gian của người Dao trong sản xuất nông nghiệp

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các thôn bản có đông người Dao sinh sống, đó là 4 xã Lục Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh và Trường Sơn - huyện Lục Nam

Về mặt thời gian: Nghiên cứu những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp truyền thống và hiện tại

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài Nguồn tư liệu

Nguồn tài liệu chung: Bao gồm một số sách sử và địa chí cổ; các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí đã xuất bản của các nhà khoa học trong và ngoài nước

Nguồn tài liệu địa phương: Các công trình nghiên cứu về lịch sử, lịch sử Đảng bộ và văn hoá tộc người ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Nam nói riêng

Nguồn tư liệu điền dã: Bao gồm sự quan sát trực tiếp cảnh quan, môi trường, nguồn tài liệu truyền miệng thông qua phỏng vấn trực tiếp

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử nghiên cứu khái quát về huyện Lục Nam, nguồn gốc tộc người, các tập quán trong sản xuất nông nghiệp của người Dao nơi đây và những biến đổi của nó trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phương pháp logic nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan về vấn đề nghiên cứu, giúp người đọc có cái nhìn hệ thống và khái quát về những tri thức trong nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Phương pháp điền dã dân tộc học khai thác được nguồn tư liệu thực tế không được ghi lại thành văn đồng thời khẳng định tính chính xác của nó Ngoài ra, đề tài còn kết hợp với một số phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn tư liệu liên quan để rút ra những kết luận khoa học

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn hệ thống được những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang như: chọn đất, chọn giống, lựa chọn thời vụ, cách thức chăm sóc, bảo quản sản phẩm

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua nghiên cứu Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của

người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang làm sáng tỏ sự biến đổi của tri

thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh Đây sẽ là cơ sở ý tưởng cho các công trình nghiên cứu khoa học sau này

Luận văn cũng góp phần vào việc giới thiệu bản sắc văn hoá của dân tộc Dao ở huyện Lục Nam nói riêng và cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Bắc Giang nói chung Luận văn là nguồn tư liệu cho dạy học lịch sử địa phương, giáo dục tư tưởng tình cảm yêu quê hương, đất nước

6 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1 Khái quát về huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Chương 2 Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang trong truyền thống

Chương 3 Sự biến đổi của tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang hiện nay

Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục bao gồm một số bảng biểu và ảnh minh họa

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời kỳ thực dân Pháp thống trị, năm 1889, thực dân Pháp thành lập tỉnh Lục Nam, tỉnh lỵ đóng ở thị trấn Lục Nam Năm 1891, tỉnh Lục Nam bị giải thể, thuộc về tỉnh Bắc Ninh [3, tr.7]

Sau ngày hòa bình lập lai, ngày 21 tháng 1 năm 1957, huyện Lục Nam được thành lập (thuộc tỉnh Bắc Giang) Theo Nghị định số 24-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, 3 xã Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội thuộc huyện Chí Linh của Hải Dương; 2 xã Yên Sơn, Bắc Lũng thuộc huyện Yên Dũng - Bắc Giang; 7 xã: Hoà Bình A, Tam Dị, Bảo Đài, Bảo Sơn, Tiên Hưng, Phương Sơn, Tân Lập thuộc huyện Lạng Giang-Bắc Giang được trả về huyện Lục Ngạn (cũ) Trên cơ sở hai huyện là Lục Ngạn và Sơn Động (cũ) chia thành 3 huyện là Lục Ngạn, Sơn Động và Lục Nam Khi ấy, Lục Nam có 19 xã và 1 thị trấn: Nam Sơn, Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội, Yên Sơn A, Yên Sơn B, Bắc Sơn, Bắc Lũng, Bảo Đài, Bảo Sơn, Tam Dị, Hoà Bình A, Hoà Bình B, Tiên Hưng, Tân Lập, Phương Sơn, Mỹ An, Nghĩa Phương, Trường Sơn và Thị trấn Lục Nam Theo Nghị định số 535-TC CQNTNĐ kí ngày 6 - 9 - 1957 hai xã là Nam Sơn và Bắc Lũng được chia thành 4 xã là: Nam Sơn, Cương Sơn, Bắc Lũng và Khám Lạng [3, tr.7]

Ngày 28-7-1958, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 241-NV chia xã Phương Sơn thành 2 xã Phương Sơn và Thanh Sơn; chia xã Hoà Bình B thành 2 xã

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đông Hưng và Tiên Nha; chia xã Yên Sơn B thành 2 xã Bình Sơn và Hùng Sơn; chia xã Mỹ An thành 2 xã Mỹ An và Trường Giang Đồng thời theo Nghị định, xã Mỹ An được chuyển về huyện Lục Ngạn, còn xã Lan Mẫu thuộc huyện Yên Dũng được chuyển về huyện Lục Nam

Thực hiện chỉ thị số 23-TTg kí ngày 15-4-1963 của Thủ tướng Chính phủ, 2 xã được trả lại tên cũ là Hoà Bình A thành Chu Điện và Bắc Sơn thành Vô Tranh, 4 xã được đổi tên mới là Tân Lập thành Đông Phú, Hùng Sơn thành Lục Sơn, Thanh Sơn thành Thanh Lâm và Nam Sơn thành Huyền Sơn

Kể từ đây, huyện Lục Nam có 25 xã và 1 thị trấn: Bảo Đài, Bắc Sơn, Bắc Lũng, Bình Sơn, Cẩm Lý, Cương Sơn, Chu Điện, Đan Hội, Đông Phú, Đông Hưng, Huyền Sơn, Khám Lạng, Lan Mẫu, Lục Sơn, Nghĩa Phương, Phương Sơn, Tam Dị, Tiên Nha, Tiên Hưng, Thanh Lâm, Trường Giang, Trường Sơn, Vũ Xá, Vô Tranh, Yên Sơn và Thị trấn Lục Nam

Ngày 18-2-1997, Chính phủ ra Nghị định số 19/CP thành lập Thị trấn Đồi Ngô trên cơ sở tách một phần dân cư từ xã Chu Điện, Tiên Hưng, Tam Dị Thị trấn huyện lị Đồi Ngô được đầu tư qui hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện

1.2 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên

Lục Nam là huyện miền núi, nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 59.858 ha Địa hình của huyện chia thành ba vùng: vùng núi, vùng trung du và chiêm trũng Diện tích đất nông nghiệp là 14.800 héc ta, diện tích đất rừng và đồi là 31.170 héc ta

Huyện Lục Nam nằm ở vị trí từ 21 độ 11 phút đến 21 độ 27 phút vĩ độ Bắc; từ 106 độ 18 phút đến 106 độ 41 phút kinh độ Đông Phía Bắc huyện Lục Nam giáp huyện Lục Ngạn, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương, phía Đông giáp huyện Sơn Động,

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phía Tây giáp hai huyện là Lạng Giang và Yên Dũng Trung tâm huyện cách Hà Nội 100km và cách thành phố Bắc Giang 25km

Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực núi rừng Đông - Bắc với khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ nên khí hậu Lục Nam có tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới phức hợp, có phân hóa rõ rệt theo mùa Nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,90C Do sự ảnh hưởng của địa hình nên trong cùng một huyện cũng có sự chênh lệch về nhiệt độ, tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau Số ngày mưa của huyện trong năm trung bình là 107 ngày, mưa phân bố không đều giữa các vùng trong huyện, giữa các tháng trong năm Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung ở các tháng 6, 7 và 8 (chiếm từ 50 - 60% lượng nước mưa của cả năm)

Huyện Lục Nam có Sông Lục Nam chảy qua từ đầu đến cuối huyện Sông Lục Nam phát nguyên từ Đình Lập (Lạng Sơn), thời cổ mang tên là Minh Đức và được mệnh danh là một Trường Giang đẹp nhất Bắc Kì Sông dài 178 km, chi lưu là các sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Bò Đối với huyện, đây là nguồn nước chính phục vụ cho nông nghiệp Nước từ sông Lục Nam được dẫn qua các kênh mương về các đầm, ao, hồ tạo ra hệ thống thủy lợi phong phú, thuận lợi Ven sông hình thành các làng chài đánh bắt cá và đây cũng là nghề sống chủ yếu của các làng sống ven sông Sông Lục, núi Huyền còn tạo ra một cảnh tượng hùng vĩ, rất đẹp, là nguồn lợi cho du lịch đang được quan tâm đầu tư và khai thác

Đất đai của huyện Lục Nam rất đa dạng Đất đồi, được hình thành chủ yếu do sự phong hóa của các loại đá mẹ sa thạch và phiến thạch, một phần do sự phong hoá của đất phù sa cổ, do đó đất đồi của Lục Nam nghèo dinh dưỡng Đất ruộng, loại đất này cũng có nhiều loại nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm là đất ruộng lúa nước có nguồn gốc Feralit, có nguồn gốc Feralit

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bạc mầu và lúa nước có nguồn gốc phù sa Nhìn chung, đất ruộng của Lục Nam diện tích không lớn, ít dinh dưỡng

Toàn huyện có 26.300 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên và rừng tái sinh là 14.300 ha Rừng nguyên sinh với hai ba tầng cây, tầng thứ nhất với các loại hầu hết là gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, dẻ; tầng thứ hai là những cây thấp - cây bụi như tre, nứa, song, mây Tuy nhiên, do khai thác chưa hợp lí nên rừng nguyên sinh diện tích còn lại không nhiều, chủ yếu là rừng tái sinh, khó định tầng, bề ngoài rậm rạp, độ che tán lớn, nhưng bên trong rỗng, cây to gỗ lớn còn lại ít, phần lớn là gỗ tạp hoặc rừng tre, nứa xen gỗ tạp Nhiều nơi, chân núi và sườn núi vẫn còn rừng cây che phủ nhưng đến gần đỉnh núi chỉ có cây bụi hoặc sim, mua, ràng ràng, cỏ gianh Huyện Lục Nam có mỏ than bùn khá lớn, tập trung chủ yếu ở 2 xã là Lục Sơn và Trường Sơn Ngoài ra còn có đất sét, có hai loại là đất sét chịu lửa và đất sét làm gạch ngói

Nhìn chung, huyện Lục Nam có điều kiện thuận lợi về đất, nước, rừng để phát triển nền nông lâm nghiệp đa dạng về cây trồng, vật nuôi đảm bảo cuộc sống ổn định cho đồng bào các dân tộc tại địa phương

1.3 Nguồn gốc người Dao ở huyện Lục Nam

1.3.1 Tên gọi và nguồn gốc tộc người

Người Dao ở Việt Nam có khoảng 600 nghìn người cư trú ở 18 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hoá, Đắc Lắc, Đồng Nai và Hà Tây) Do nhiều biến cố lịch sử, người Dao ở Trung Quốc phân tán thành nhiều nhóm nhỏ trong đó có

một số nhóm vào Việt Nam "Không còn nghi ngờ gì nữa, họ vốn có nguồn gốc ở Trung Quốc, quá trình thiên di của họ vào Việt Nam là một thời kỳ dài" [8, tr 56] Do nhiều biến cố lịch sử như, một bộ phận người Dao đã

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải di cư vào Lạng Sơn và Quảng Ninh (Việt Nam) rồi từ đây đi sang các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế của Bắc Giang qua nhiều thời kì, bằng nhiều con đường, với nhiều nhóm địa phương khác nhau để sinh cơ lập nghiệp [27; tr 299]

Mặc dù có rất nhiều nhóm Dao với những tên gọi khác nhau, nhưng căn cứ vào đặc điểm văn hoá mà nét chủ yếu của nó là trang phục phụ nữ, các nhà khoa học chia người Dao ở Việt Nam thành các nhóm sau đây:

+ Dao Đỏ còn có tên Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ Lạy + Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng) + Dao Lô Gang (Thanh Phán, Dao Đội Ván, Dao Cóc Mùn)

+ Dao Tiền

+ Dao Quần Trắng

+ Dao Thanh Y (Dao Ban Y, Dao Chàm)

+ Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao Áo Dài, Dao Tẻn)[ 8, tr36]

Về tiếng nói ngôn ngữ dân tộc Dao được các nhà nghiên cứu xếp vào ngữ hệ Mông - Dao Đến nay người Dao chưa có chữ viết riêng, từ xa xưa, đồng bào dựa vào chữ Hán để phiên âm ra chữ Nôm gọi là chữ Nôm Dao và sử dụng bộ chữ này để ghi chép gia phả, sách cúng, sáng tác truyện, thơ… Về tiếng nói, các nhóm Dao đều nói chung một thứ tiếng, đó là tiếng Dao Sự khác nhau về tiếng nói giữa các nhóm không nhiều, chỉ trong một số ít từ và thanh điệu Cũng như tiếng Dao trong cả nước, tiếng Dao ở Bắc Giang cũng gồm hai phương ngữ: phương ngữ thứ nhất gồm hai nhóm Dao là Lô Gang, Thanh Phán; phương ngữ thứ hai có nhóm Dao Thanh Y Tại thời điểm hiện tại, người Dao sinh sống tại các bản thuộc các xã của Lục Nam vẫn nói tiếng Dao trong sinh hoạt hàng ngày Nhưng khi có khách là người dân tộc khác họ cũng có thể nói được tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp thứ hai

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Bắc Giang, thế kỉ XVII, nhóm Dao Thanh Y từ Quảng Đông và Móng Cái qua Lục Ngạn, đến Bắc Giang, sang sông Đuống rồi ngược lên Tuyên Quang Một bộ phận khác lên Yên Bái và Lào Cai, được gọi là Dao tuyển Thế kỉ XVIII, một bộ phận dân tộc Dao từ Quảng Đông và Quảng Tây vào Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, đó là nhóm Dao Lô Gang[ 21, tr.10]

Như vậy, dân tộc Dao ở Bắc Giang chủ yếu thuộc các nhóm Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán và Dao Lô Gang Hiện nay họ sống thành làng riêng hoặc xen kẽ với một số dân tộc anh em như Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay…Kết quả khảo sát ở địa phương cho thấy người Dao sinh sống ở các xã của huyện Lục Nam có nguồn gốc từ Quảng Ninh di thực sang Người Dao ở đây thuộc các nhóm là Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán Người Dao ở các bản Gốc Dẻ, Văn Non, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam vẫn nhắc tới một địa danh là Khe Sú, Ba Trẽ như nói tới nơi cội nguồn của mình Một số nhân chứng kể lại, vào khoảng những năm 20, 30 thế kỉ 20 thì người Dao mới di cư đến đây và sinh sống cạnh những làng của các dân tộc như Tày, Nùng hay Kinh Điều tra xác minh Khe Sú, Ba Trẽ đều là những bản của người Dao sinh sống thuộc huyện Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh [55]

Cho đến thời điểm hiện tại, để chỉ người Dao, các dân tộc khác thường gọi là người Mán, Mán Sơn Đầu Đồng bào Dao thì tự nhận mình là Kiềm Miền, Dìu Miền Các công trình nghiên cứu về người Dao đều ghi rõ tên Mán bắt đầu từ âm Man (âm Hán - Việt), là tên gọi phiếm xưng có ý miệt thị dân tộc vì phong kiến Trung Quốc dùng để chỉ các tộc người nhỏ bé, sinh sống bên ngoài địa bàn cư trú của người Hán Tên gọi Kiềm Miền (Kiềm nghĩa là rừng, Miền nghĩa là người), tức là người ở rừng núi, cũng là tên gọi phiếm xưng, không chính xác, vì cùng với người Dao ở rừng còn có nhiều tộc người khác sống ở miền núi Tên Mán Sơn Đầu cũng là tên gọi của các tộc người

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác đặt cho người Dao ở nhóm Dao Lô Gang, do đồng bào có tục chải đầu bằng sáp ong

Tên tự gọi nữa của đồng bào là Dìu Miền, âm Hán Việt: Dìu là Dao, Miền là người; có nghĩa là người Dao Tên gọi Dao được nhắc nhiều trong

các truyện truyền miệng, truyện cổ Theo tài liệu “Người Dao ở Việt Nam”,

tên gọi Dao còn được ghi trong các thư tịch cổ của Trung Quốc Chẳng hạn

sách “Thuyết man” viết: “Man bắt đầu từ Ngũ Khê gọi là Bàn Hồ ở rải rác khắp vùng Sở Việt gọi là Dao, lúc bấy giờ có công nên được miễn giao dịch gọi là Mạc Dao, về sau gọi sai đi là Dao” Sách “Quế hải ngu hành chí” viết: “ Người Dao vốn dòng dõi Bàn Hồ ở Ngũ Khê…” [28, tr 8]

Như vậy, “Dao” là tên tự nhận của người Dao, nó gắn với lịch sử hình thành tộc người và được họ thừa nhận vào những thập kỉ 60 – 70 của thế kỉ trước, các nhà khoa học đã đề xuất và được Chính phủ công nhận “Dao” là tên gọi chính thức

1.3.2 Địa bàn cư trú

Người Dao ở Việt Nam cư trú ở cả ba vùng: vùng cao, vùng giữa, và vùng thấp Sống ở vùng cao (trung bình từ 800 - 1000m) phần nhiều là người Dao Đỏ, một bộ phận Dao Tiền, Dao Làn Tẻn Cư trú ở vùng giữa (trung bình từ 400-600m) chủ yếu là người Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Thanh Phán Vùng thấp, chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng (độ cao khoảng 200m) là địa bàn cư trú của người Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Tiền v.v Ở Bắc Giang, dân tộc Dao là một trong 7 thành phần dân tộc chủ yếu của tỉnh, sinh sống chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế Tuy số lượng không đông lắm, dân số 7.337 người (số liệu năm 2003), đứng thứ 7 về dân số trong 7 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và quá trình cư trú tại Bắc Giang chưa lâu song đồng bào đã ổn định cuộc

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống của mình, coi Bắc Giang là quê hương và đóng góp sức mình xây dựng quê hương mới, đồng thời mang những nét văn hóa đặc trưng của mình đóng góp cùng các dân tộc anh em, góp phần tạo nên sắc thái văn hóa riêng của tỉnh Bắc Giang [27] Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Bắc Giang cho biết ở Bắc Giang có 4 nhóm Dao là Dao Thanh Phán, Dao Đỏ, Dao Thanh Y và Dao Lô Gang Qua khảo sát thực tế tại địa bàn cư trú, người Dao ở Bắc Giang có 3 nhóm Dao chủ yếu là: Dao Lô Gang, Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y Ở Lục Nam có hai nhóm Dao Thanh Phán và Dao đỏ sống chủ yếu trong 4 xã: Lục Sơn, Bình Sơn, Trường Sơn và Vô Tranh

Bảng1 Thống kê số lượng theo nhóm người Dao ở huyện Lục Nam năm 2009

(Phiếu khảo sát về Các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình các dân

tộc huyện Lục Nam, tháng 10 năm 2009)

Người Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y sinh sống tại các thôn bản của huyện Lục Nam đã coi đây là quê hương của mình, đang đóng góp công sức

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây dựng cuộc sống, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Thôn bản của người Dao thường tập trung thành từng cụm gần rừng, đồi Thường mỗi hộ ở một quả đồi, khu nào đất đẹp thì hai hay ba hộ ở cạnh nhau Ranh giới giữa các bản thường là đường mòn, khe núi, dòng suối… được dân bản công nhận theo quy ước không thành văn Ngoài một số ruộng nương đã có người sở hữu, còn tất cả rừng, suối, núi đều thuộc quyền sử dụng chung của mọi nhà trong bản Đồng bào hạn chế những người ở nơi khác đến làm ruộng, nương hoặc lấy gỗ ở phạm vi thôn bản mình

Dân cư trong mỗi thôn bản thường chỉ có từ 2 - 3 họ, trong đó bao giờ cũng có một họ đông người hơn và thường là họ của những người đến cư trú đầu tiên Mỗi thôn, bản Dao đều có những nghi lễ chung: liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, sắn bắn Thường thì trước khi gieo trồng (đầu xuân), khi lúa mọc cao (mùa hè), sau khi gặt lúa (mùa thu), lúc hạn hán kéo dài, trong bản có dịch gia súc hoặc người ốm đau nhiều… là dân bản lại họp nhau cúng thổ thần, bàn việc chung, tổ chức ăn uống chung

Từ xưa, thôn bản người Dao đã vận hành theo phương thức tự quản Mỗi bản thường có người đứng đầu, giữ vai trò trụ cột, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của bản Nếu bản có một dòng họ cư trú thì người đứng đầu bản do người có uy tín trong dòng họ nắm giữ Khi thôn bản có nhiều họ cư trú thì dân bản chọn người có uy tín, biết cúng thổ thần, am hiểu phong tục tập quán dân tộc, lai lịch và mối quan hệ họ hàng của dân bản, có kinh nghiệm đoán định thời tiết… để bầu vào chức đứng đầu bản

Người đứng đầu thôn, bản được bà con tôn trọng và tin cậy, khi có việc không tự phân xử được các bên đều đến hỏi người đứng đầu bản và làm theo sự phân sử của người này Ở các nhóm dân tộc Dao, bên cạnh vai trò chính của người đứng đầu thôn, bản thì các cụ già làng, trưởng họ và thầy cúng là những người có uy tín cao, thường có mặt trong các công việc chung của bản,

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thôn, được dân bản tôn trọng Hiện nay, người phụ trách các tổ chức đoàn thể như Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi hội Cựu chiến binh, chi đoàn thanh niên, ban công tác mặt trận và nhất là vai trò của chi bộ Đảng ở thôn, bản có tiếng nói giúp trưởng thôn, bản làm tốt hơn nhiệm vụ của mình

Ngoài khu vực cư trú, mỗi thôn bản còn có đất canh tác, rừng núi, suối,

ao, đường đi… hợp lại thành đất bản Ranh giới giữa các bản có tính ước lệ nhưng được tôn trọng Trong địa vực đất bản, các gia đình được quyền khai phá nương rẫy nhưng không được khai phá rừng đầu nguồn, rừng cấm, chỗ đất đã có chủ (được đánh dấu bằng cọc gỗ nhỏ hoặc gài lá gianh) Hết thời điểm phát nương mà người đánh dấu không khai phá, coi như đất vô chủ Nếu tranh chấp nương đã đánh dấu thì cây nêu của ai cắm trên mảnh đất đó lá héo hơn, đất thuộc về người đó Mảnh nương đã canh tác, bỏ hoá hai, ba vụ vẫn

của chủ cũ Đất công (đường đi, suối, rừng cấm, bãi chăn thả…) do người

đứng đầu bản quản lý, các hộ dân trong bản có trách nhiệm giữ gìn, tu sửa,

bảo vệ Nhiều bản người Dao có quy định về bảo vệ rừng và nguồn nước khá

chặt chẽ Tiêu biểu như bản Đồng Vành, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam Mỗi bản đều có một khu rừng đầu nguồn, ở đó thần rừng trú ngụ, rất thiêng, không ai được thu hái măng, vầu, nứa, chặt củi Nếu để trâu bò vào rừng làm đổ cây,

gẫy măng thì bị phạt khá nặng

Đối với nguồn nước duy trì sản xuất và sinh hoạt, đồng bào thường xuyên tu sửa, khơi dòng lấy nước đầu nguồn Ai thả xác súc vật chết vào nguồn nước ăn thì phải làm lại máng nước và khơi nguồn nước khác cho người bị hại Đồng bào cũng quy định không được chôn cất người chết gần

nguồn nước Sông suối chảy qua thôn bản nào thì thôn bản đó quản lý Nguồn

thuỷ sản (cá, tôm, cua, ốc, hến…) dân bản đều được hưởng nhưng không

được đánh bắt bằng hình thức ruốc bằng cây lá độc Để bảo vệ hoa màu, hiện

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nay ở nhiều thôn bản đồng bào tuân thủ việc không thả rông trâu bò, lợn, gà, vịt… Ai vi phạm phải bồi thường cho người bị hại

Gia đình chủ yếu của dân tộc Dao ở huyện Lục Nam, chủ yếu là hình

thức phụ quyền Mỗi gia đình thường có 2 thế hệ (gồm cha mẹ và các con chưa lập gia đình) hoặc 3 thế hệ (gồm một cặp vợ chồng, các con chưa lập gia đình và ông bà) Rất hiếm gặp những gia đình lớn bốn thế hệ Xu hướng phát triển của gia đình ở các nhóm Dao là: con trai sau khi lập gia đình nếu có điều kiện thì tách ra ở riêng, thường dựng nhà gần nhà bố mẹ, được bố mẹ chia tài sản (ruộng, trâu, gia cầm) làm vốn ban đầu nhằm bảo đảm cuộc sống Trong gia đình, quyền lực thuộc về người đàn ông, nếu bố chết thì con trai trưởng thay thế Người chồng chủ yếu lo những công việc lớn như lập kế hoạch làm ăn, làm nhà, cúng bái, săn bắn, đối ngoại Những việc này đều được các con lớn tuổi bàn bạc và thống nhất Người vợ đóng vai trò chính về nội trợ, quản lý kinh tế gia đình, may vá thêu thùa, giáo dục con cái Các công việc nương rẫy, ruộng vườn cả hai vợ chồng đều gánh vác Trong mọi công việc, đời sống hàng ngày, vợ nghe lời chồng, con cái vâng lời cha mẹ, em nghe lời anh chị Trong quan hệ giữa con dâu, em dâu với bố mẹ chồng, anh chồng, người con rể với mẹ vợ… có quy định nghiêm ngặt: con dâu, em dâu không được ăn cùng mâm, không được đến khu vực ngủ của bố chồng, anh chồng; ngược lại bố chồng, anh chồng không được đến gần giường ngủ của em dâu, con dâu

Người Dao ở Lục Nam có các họ chính: Bàn, Đặng, Triệu, Trương,

Trần, Lã, Lý Trong các họ Dao, họ Bàn được coi là gốc Mỗi dòng họ thường có một trưởng họ do các gia đình trong dòng họ cử ra Nhà trưởng họ gọi là nhà lớn, nơi đặt bàn thờ ông tổ, nơi cúng lễ, ăn tết và cấp sắc chung cho các thành viên trong họ Trưởng họ có trách nhiệm chủ trì lễ cấp sắc, lễ cúng bàn Vương, là đầu mối quán xuyến việc giúp đỡ các gia đình trong tông tộc làm

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà, tổ chức đám cưới, chia gia tài, làm ma, chay, Ngược lại, các thành viên trong dòng họ có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau tận tình khi có nhà gặp khó khăn, hoạn nạn

Bộ nữ phục nhóm Dao Thanh Y gồm có: quần dài (khoa), áo dài (gủi), mũ (mâu), khăn (plảu mìn), yếm (tùng pàn), thắt lưng (thỉn làng) Đặc điểm

của nhóm là phụ nữ thường đội chiếc mũ nhỏ có gắn nhiều chiếc cúc tròn bằng bạc ở vòng quanh mặt ngoài, trên áo thêu hoa văn trang trí hình người đội hoa Phụ nữ nhóm Dao Thanh Y để tóc dài, búi tóc lên đỉnh đầu, đội mũ hình tròn Cốt mũ bằng sơ mướp, ngoài lợp chỉ đen, quanh thành mũ gắn hai hàng khuy bạc song song (đường kính mỗi khuy trên 1,5cm), mỗi hàng gồm 40 khuy; đỉnh mũ phẳng, có gắn ngôi sao bạc tám cánh hoặc mười cánh, đường kính của sao xấp xỉ đường kính mặt phẳng tròn của đỉnh mũ Bên ngoài mũ phủ chiếc khăn nhỏ mầu đỏ hoặc trắng thêu hoa văn, có hai dải vải, mỗi dải rộng 4-5cm, mầu đỏ, đính từ hai góc khăn, thả buông hai bờ vai Áo của phụ nữ Dao Thanh Y xẻ ngực dài đến ống chân, màu chàm Cổ áo thấp, vẫn nối liền với nẹp ngực nhưng có phân biệt với nẹp ngực bằng dải vải rộng 4cm, màu trắng, chạy từ ngực phải vòng qua cổ sau sang ngực trái, thêu nhiều hoa văn áo xẻ tà từ gấu lên đến thắt lưng Gấu áo và các mép xẻ tà, xẻ ngực viền vải đỏ ống tay áo rộng vừa phải, cổ tay áo may vải đỏ từ cổ tay lên đến bắp tay (10cm) Hai thân áo trước so le: bên phải dài trên 60cm từ vai xuống, bên trái dài hơn 90cm, nếp trong mỗi thân là vải đỏ Cũng như áo phụ nữ các nhóm Dao khác, áo phụ nữ nhóm Dao Thanh Y không có khuy, khi mặc dùng dây lưng buộc ngoài, nút thắt phía lưng Các đầu dây lưng thả dài đến khoeo chân Dây lưng của phụ nữ Dao Thanh Y bằng vải trắng, dài 3,5 - 4m, rộng 4 - 5cm, trên mặt thêu kín các đường chỉ xanh, đỏ xen lẫn nhau theo hình chân rết Yếm ngực là một vuông vải có hình ô trám, chia làm hai tam giác cân, tam giác phía trên để trắng, ở giữa có gắn một bán cầu bằng bạc có đường

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kính 3 - 4cm, tam giác bên dưới là vải đỏ Quần phụ nữ Dao Thanh Y mầu chàm, may kiểu chân què, ống rộng vừa phải, không thêu Đồ trang sức gồm

vòng cổ (tẳng khuỳn), vòng tay (ná sằm), nhẫn (pô đà quỳn) bằng bạc Bộ nữ phục nhóm Dao Thanh Phán gồm có áo (linh lùi), yếm (nom càm), quần (chu chùn), thắt lưng (hầu hang), khăn (nom mùa), mũ (đổng) (mũ chỉ giành cho

các bé gái) Trang phục nữ nhóm Dao Thanh Phán có đặc điểm chỉ có một màu chàm thẫm, không có hoa văn trang trí Trước đây đồng bào mặc áo dài có thêu trang trí trên nẹp cổ Hiện nay một số nơi, nữ Dao Thanh Phán mặc áo ngắn cài khuy bên sườn phải như áo của người Hoa

Kể chuyện là hình thức sinh hoạt văn hóa rất độc đáo của người Dao

Hầu hết các truyện thần thoại, truyện cổ tích của người Dao đều được viết thành thơ Do đó có thể vừa đọc, vừa hát khi kể Thường trong các buổi lễ cầu mùa, lễ cấp sắc kéo dài nhiều ngày, những người già thường kể chuyện cho con cháu nghe bên bếp lửa Cũng có khi trong cuộc hát, hai bên hát về một câu chuyện cổ với mục đích thử sự hiểu biết của đối phương Với cách hát này, cùng một câu chuyện song mỗi bên lần lượt hát từng đoạn sau đó dừng lại để bên kia phải hát tiếp Bên nào không tiếp tục hát được coi như kém cỏi Do đó những câu chuyện cổ được phổ biến rất rộng trong cộng đồng

Hát dân ca (báo dung) là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đã

tồn tại từ lâu đời trong cộng đồng dân tộc Dao ở Lục Nam Dân ca Dao được cất lên trong nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh khác nhau chứ không đơn thuần là những lời ca giải trí khi nhàn rỗi, lời hát giao duyên của nam nữ thanh niên Hát dân ca đặc sắc nhất là loại hình hát giao duyên Thời gian tổ chức hát thường vào lúc nông nhàn, nhất là vào dịp lễ hội

Cũng như các tộc người khác, vào đầu mùa xuân, người Dao Lục Nam

tổ chức nhiều lễ hội (xíp bịp xuân) Những lễ hội này thường được tổ chức tại

các ngôi đình, chùa - địa điểm mà đồng bào cho là linh thiêng nhất trong bản,

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nơi cư ngụ của các vị thánh thần Tiêu biểu nhất là lễ hội đền Khe Cát, xã Trường Sơn được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Khuôn Liêng, xã Trường Sơn ngày 10 tháng Giêng âm lịch nhằm mời các vị thần linh về đón xuân chung vui cùng dân bản, tỏ lòng biết ơn và cầu xin sự phù hộ che chở của thánh thần Trước khi tổ chức dân bản cùng dọn dẹp nơi cúng tế, các thầy cúng chuẩn bị văn tế Lễ vật cúng tế do các gia đình trong bản đóng góp thường gồm có gà, rượu, xôi trắng Có hai loại văn cúng tế, một bài căn cúng gọi Ngọc Hoàng và một bài văn cúng gọi thần đất Nội dung của các bài văn cúng là nhân dịp mùa xuân cây cối vạn vật tốt tươi mời các vị thần về chứng giám lòng thành của dân bản, cùng dân bản đón mùa xuân mới, phù hộ cho dân bản năm mới mùa màng thuận lợi

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nơi đây có điều kiện địa lý, tự nhiên khá thuận lợi với chất đất phù hợp cho canh tác nông nghiệp, hệ thống sông suối trải dài cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất Điều kiện tự nhiên cùng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ đã khiến cho Lục Nam trở thành nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, trong đó có người Dao Người Dao cư trú chủ yếu tại các xã Lục Sơn, Bình Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh của huyện Đồng bào di cư từ Quảng Ninh tới Lục Nam từ những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 20 Người Dao ở Lục Nam thuộc hai nhóm Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán Đồng bào sinh sống thành từng bản riêng và còn bảo lưu được nhiều phong tục tập quán độc đáo mang bản sắc văn hoá của tộc người, trong đó có tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƯƠNG 2

TRI THỨC DÂN GIAN TRONG SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI DAO HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG TRONG TRUYỀN THỐNG

2.1 Quan niệm về tri thức dân gian

Tri thức dân gian, kiến thức truyền thống (Traditionnal knowledge) hay kiến thức địa phương (Local knowledge) là hệ thống các kiến thức của các

cộng đồng dân bản địa trên quy mô lãnh thổ khác nhau Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài cùng với lịch sử phát triển cụ thể của cộng đồng, với sự tham gia của tất cả các thành viên trong cộng đồng [44, tr.23] Tri thức dân gian bao hàm tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội như: nông nghiệp, sức khỏe, giáo dục… Trong nông nghiệp, tri thức dân gian được thể hiện trong trồng trọt và chăn nuôi Về trồng trọt: các giống cây bản địa, kinh nghiệm xác định giống nào cây ấy, lịch thời vụ và dự đoán thời tiết, các kinh nghiệm tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, cách thu hoạch và bảo quản, cất trữ lương thực, các kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc, nương rẫy Trong chăn nuôi: kinh nghiệm chọn giống gia súc, quản lý bãi chăn thả theo mùa, các cây lương thực cho gia súc, các cây thuốc cho gia súc…

Kiến thức dân gian được hình thành và biến đổi liên tục qua nhiều thế hệ trong một cộng đồng địa phương nhất định Tri thức dân gian là sản phẩm được tạo ra trong quá trình lao động sản xuất của toàn cộng đồng Theo thời gian, các kinh nghiệm truyền thống này được biến cải để ngày càng hoàn thiện hơn, nghĩa là có hiệu quả và thích ứng cao hơn với các thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội Theo dòng lịch sử, nhiều kiến thức cũ đã không còn ý nghĩa nên mất đi, các kiến thức địa phương mới đang liên tục được nảy

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh và hoàn thiện Tri thức dân gian hay kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của địa phương, nơi đã hình thành và phát triển kiến thức đó Đây là một ưu điểm rất quan trọng mà các hệ thống kĩ thuật từ bên ngoài không có được

Tri thức dân gian do toàn thể cộng đồng sáng tạo ra qua lao động trực tiếp Toàn thể cộng đồng đó bao gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già Tri thức dân gian được lưu giữ bằng trí nhớ và truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau Đây là điểm khác biệt so với kiến thức khoa học và thường gây khó khăn cho người nghiên cứu, nhất là người ngoài cộng đồng, người không cùng ngôn ngữ và văn hóa Tri thức dân gian luôn gắn liền và hòa nhập với nền văn hóa, tập tục địa phương Vì vậy khả năng tiếp thu, ứng dụng trong cộng đồng là rất dễ dàng Trong thực tế chúng ta đã từng thấy rằng có những kĩ thuật mới đưa lại hiệu quả cao hơn nhưng không được dân chúng chấp nhận vì trái với tập tục văn hóa của địa phương

Tri thức dân gian có tính đa dạng rất cao, vì nó được hình thành trong những điều kiện tự nhiên khác nhau và được mọi thành viên trong cộng đồng sáng tạo ra nên sự khác nhau về giới tính, tuổi tác, kĩ năng, kinh nghiệm, tình trạng kinh tế… đã làm cho hệ thống này hết sức phong phú

Ngày nay, tri thức dân gian đang có nguy cơ bị mai một dần Tri thức dân gian có thể bị thất lạc tự nhiên do kĩ thuật, công cụ lao động được cải tiến hoặc tri thức ấy không còn được sử dụng nữa Nó cũng có thể bị thất truyền do không được ghi chép thành văn bản, vì vậy mà việc nghiên cứu và bảo tồn là rất quan trọng Nghiên cứu tri thức dân gian sẽ nâng cao được nhận thức về kho tàng kiến thức bản địa đối với sự phát triển Quá trình phát triển và sự gia tăng dân số đã thúc đẩy sự thất lạc của tri thức dân gian Việc thực hiện các dự án ở vùng cao là hết sức quan trọng nhưng để đạt hiện quả cao thì các nhà

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoa học không thể bỏ qua việc kết hợp giữa kiến thức hiện đại và những tri thức dân gian, đây cũng là yếu tố tao ra sự phát triển bền vững

Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vừa là những kinh nghiệm của cuộc sống xã hội do các thế hệ trước để lại, lại vừa là những kinh nghiệm của các thế hệ hôm nay tích lũy, bổ sung nhưng nó cũng tiếp thu những kinh nghiệm dân gian của các thành phần dân tộc khác ở trong và ngoài tỉnh Do đó, khi nói về những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là nói về một địa phương nhưng nó không thể không có những nét chung mà các thành phần dân tộc khác, địa phương khác cũng có Vì thế việc hiểu tường tận những tri thức dân gian ở Bắc Giang là hết sức quan trọng

2.2 Hệ thống tri thức dân gian về sản xuất nông nghiệp của người Dao Lục Nam trong truyền thống

Cũng như các dân tộc khác ở khu vực phía Bắc, hoạt động kinh tế chủ yếu của người Dao ở Lục Nam là nông nghiệp Trồng trọt và chăn nuôi được người Dao lấy làm nghề sống chính từ lâu đời Chính vì tầm quan trọng của nó nên việc đúc rút những kinh nghiệm thành hệ thống kiến thức đã được người Dao tiến hành Ngày nay những nét độc đáo và khác biệt của hệ thống tri thức trong nông nghiệp rất cần được nghiên cứu để kịp thời khắc phục mặt tiêu cực cũng như tạo điều kiện phát huy những mặt tích cực vốn có của nó

2.2.1 Trong trồng trọt

2.2.1.1 Nương rẫy Thời vụ

Trải qua quá trình làm nương những kinh nghiệm dần trở thành truyền thống và được đồng bào khái quát thành nông lịch áp dụng đối với canh tác nương rẫy Chu kì sản xuất ổn định tạo thành nông lịch của đồng bào:

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tháng giêng: Sau khi ăn Tết nguyên đán đồng bào tiến hành chọn rừng,

chọn đất để làm nương

Tháng hai, Tháng ba: Tiến hành phát rẫy

Tháng tư, tháng năm: Tiến hành đốt nương và bắt đầu tra lúa Tháng sáu, tháng bảy: Tiến hành làm cỏ đợt một

Tháng tám: Tiến hành làm cỏ đợt hai

Tháng chín, tháng mười: Tiếp tục chăm sóc và tiến hành thu hoạch lúa

Qua lịch nông nghiệp đối với nương rẫy của người Dao ở Lục Nam, chúng ta thấy rằng việc sản xuất của đồng bào phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên Đối với canh tác nương rẫy, nguồn nước mưa hàng năm là quan trọng nhất Do là nguồn nước chính phục vụ cho canh tác nương rẫy nên thời gian sinh trưởng của cây lúa nương và các giống cây trồng khác đều phải gắn với mùa mưa Nương chỉ làm một vụ và phải trùng vào mùa mưa để đảm bảo đủ nước cho lúa suốt thời gian sinh trưởng

Chọn đất

Trước kia đồng bào Dao ở Lục Nam chỉ làm nương du canh với kĩ thuật “đao canh hỏa chủng” nguyên thủy Thời gian canh tác ở mỗi mảnh nương là hết sức hạn chế, khi đất trồng bị bạc mầu, năng suất giảm thì đồng bào bỏ để tìm nương mới Việc chọn đất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mỗi vụ mùa sản xuất Theo các bậc cao niên, khi chọn đất phát nương, nên chọn các khu rừng già Đất ở đây thường có mầu vàng sậm hoặc mầu nâu đen do lớp mùn phân hủy từ lá rừng rụng xuống, phủ lên hết lớp này đến lớp khác Kinh nghiệm dân gian cho thấy, đất nương gốc rừng già bao giờ cũng tơi xốp, độ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt hơn so với các loại đất khác và phù hợp với nhiều loại cây trồng [56] Khi chọn nơi để phát nương đồng bào cũng tính đến khả năng mở rộng diện tích canh tác cho những vụ sau Vì vậy nương của

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người Dao thường ở cách xa nhau, mỗi gia đình chiếm cứ một vài vạt đồi rộng, năm nay chưa khai thác hết, năm sau tiếp tục khai quang để mở rộng diện tích Nương rẫy của người Dao thường ở xa bản, một mặt là do tập quán qui định nhưng mặt khác là do những nơi ở gần thì đều đã được khai thác cạn kiệt, không còn khả năng trồng tỉa nữa Khi tìm được một mảnh nương vừa ý, các gia đình người Dao chọn ngày lành tháng tốt (ngày này đều đến xem tại nhà thầy cúng trong bản, thường là những ngày 6, ngày 9 trong tháng âm lịch) để tiến hành phát nương Lễ cúng nương tại nhà thì lễ vật có gà, xôi, rượu để cúng thổ thần, thổ địa, thần rừng, thần cây Để cúng lễ trên nương, người chủ gia đình chuẩn bị lễ gồm cây lúa đan từ tre, nứa, rượu, các thanh tre mỏng đến làm lễ trên mảnh nương Cây lúa được cắm ở giữa, các thanh tre cắm tròn xung quanh tượng trưng cho sự bảo vệ, người chủ gia đình thắp hương khấn vái rồi rót rượu vòng quanh cây lúa, cầu mong cho cây lúa trên mảnh nương này trổ nhiều bông, người trồng được ăn no, mạnh khoẻ

Chọn giống

Nương sau khi được khai quang được đồng bào sử dụng để canh tác lúa nương Giống lúa nương, thường là các loại lúa nếp nương, lúa mộ, tẻ đỏ, bao thai lùn, chân trâu lùn, Má tai, Tài lũ pin Lúa nếp nương là loại lúa có thân cao, năng suất trung bình, hạt thóc màu sẫm, gạo trắng và thơm được đồng bào dùng làm bánh dày hay nấu rượu Giống lúa này ít bị sâu bệnh, do cây cứng không đổ nên người Dao hay trồng Với lúa tẻ, trước đây, người Dao thường gieo trồng loại cây cao, hạt nhỏ, gạo đỏ, ăn dẻo và thơm Loại lúa này có nhược điểm là hay bị đổ non và năng suất không cao nhưng bù lại, dễ chăm sóc và không tốn phân bón

Khi mang thóc giống ra nương, đồng bào làm lễ cúng thóc giống Chủ nhà lập đàn cúng trước bàn thờ tổ tiên, trên bàn đặt cụm lúa giống; bát nước, đôi đũa, bát gạo, đĩa xôi và con gà luộc, một tờ giấy bản vẽ các hình theo thứ

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tự: mặt trời, người cầm nông cụ, bó lúa, một đàn gà, một đàn cá, một con rắn Khi thầy khấn xong thì đặt cụm lúa và tờ giấy bản vào đống thóc giống Tra nương xong thì đốt giấy Trong khi cúng thóc giống cấm người lạ vào nhà, sợ hồn thóc sẽ theo người đó đi mất Trong một ngày một đêm sau khi cúng, những người trong nhà cũng không được đến nhà người khác, sợ hồn lúa đi theo và ở luôn lại nhà đó

Ngô có hai loại là ngô nếp và ngô tẻ Ngô nếp hạt to, ăn dẻo và trồng

được cả hai vụ Ngô tẻ có màu vàng, cây cao, lá to, ăn hơi khô Loại ngô này thường ít bị sâu bệnh Còn có loại ngô tẻ khác, cây cao, hạt có màu trắng Hai loại ngô tẻ đều trồng được hai vụ nhưng ngô có màu vàng được đồng bào Dao trồng nhiều hơn bởi cho năng suất và sản lượng cao Ngô tẻ được trồng nhiều hơn ngô nếp

Cũng như lúa, đối với ngô đồng bào rất chú ý đến khâu chọn giống Ngô được chọn làm giống bắp phải to, hạt mẩy đều, không có sâu bệnh Sau khi lựa chọn trong số ngô nhà mình những bắp ngô giống vừa ý, người Dao để riêng bóc hết lớp vỏ áo bên ngoài phơi ngoài nắng cho khô, sau đó buộc 5 - 6 bắp thành từng bó đem treo hoặc gác lên sàn bếp Số ngô còn lại sau khi được phơi khô cũng được bó thành từng bó cất trong bồ hoặc treo trên xà nhà Khi sử dụng đồng bào mới tách hạt ra khỏi bắp

Sau khi chọn giống, đồng bào tiến hành gieo hạt trên các nương đồi Công cụ dùng để chọc lỗ gieo hạt trên nương là chiếc gậy làm bằng một đoạn cây chắc, đẽo nhọn một đầu, có chiều dài từ 2 - 2,5m, tiết diện ngang vừa nắm tay cầm Người Dao gieo trồng lúa nương từ chân dốc lên đỉnh nương Họ dàn thành hàng ngang theo từng cặp, một nam một nữ Nam đi giật lùi, dùng gậy để chọc thành từng hốc, nữ theo sau bỏ hạt vào hốc Khoảng cách giữa các hốc tương đương với độ dài bàn chân, khoảng 20 - 30 cm Khi gieo hạt, những người phụ nữ Dao thường đeo bên hông một cái giỏ nhỏ, đựng khoảng

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1-2 kg thóc rồi, lần lượt bỏ vào từng lỗ, mỗi lỗ chừng từ 10 - 15 hạt Giỏ đựng thóc giống để tra này trông giống như cái giỏ tre của người Việt được đồng

bào gọi là liểng và đan bằng cật giang Miệng trên của liểng của người Dao

Thanh Y lại có kích thước khác, cụ thể đường kính 14 cm, cao 19 cm Đó là dụng cụ vừa để thóc giống khi tra hạt trên nương vừa để đựng đồ khô cần bảo quản nhẹ trên bếp Sau khi tra xong hạt, đồng bào thường dùng cành cây quét nhẹ trên mặt đất cho đất phủ kín hạt giống, tránh sự phá hoại của chim, chuột

Cũng có khi đồng bào dùng phương pháp vãi hạt nhưng với yêu cầu là đất phải được chuẩn bị chu đáo hơn so với kiểu chọc lỗ tra hạt Gieo theo kiểu này nương lúa sẽ ít cỏ, đất xốp và giữ được độ ẩm lâu hơn, do vậy tạo điều kiện cho lúa mọc đều, phát triển nhanh Tuy nhiên, gieo vãi lại có nhược điểm là nếu mới vãi hạt mà gặp mưa to thì có tình trạng có nơi lúa mọc thưa, nơi khác lại mọc dầy, không thể làm cỏ bằng cào được mà phải làm trực tiếp bằng tay Gặp phải trời mưa to, lúa dễ bị đổ, ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch Với những đám nương đã từng gieo trồng, nếu ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng thì khâu làm đất được thực hiện bằng cày, bừa Còn ở những nơi có độ dốc lớn bà con thường phải dùng cuốc để rẫy cỏ và sau đó mới bổ hốc gieo trồng Để đề phòng sâu kiến ăn mầm lúa, đồng bào thường trộn thêm một chút tro bếp vào hạt giống rồi dùng tay bốc hạt tra vào hốc

Đối với sắn, người Dao trồng sắn chủ yếu trên các nương đồi có độ dốc tương đối lớn Đây là những đám nương đã trở nên cằn cỗi sau khi trồng các loại cây thực phẩm Đồng bào trồng hai loại sắn phổ biến là sắn trắng và sắn đỏ Sắn được trồng vào tháng Giêng, sau khi ăn tết xong đồng bào tiến hành cày nương, đánh luống trồng sắn Luống trồng sắn được đánh cao từ 25 - 30cm, rộng 40 - 45cm Hố trồng có độ sâu từ 10 - 15cm chạy thẳng theo mạch luống Mỗi hố cách nhau chừng 30 - 35cm Như khoai lang, sắn được trồng bằng thân (cành), giống được giữ từ vụ trước Sau khi thu hoạch sắn về, người

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ta chọn những cây có thân to, mắt dầy, không bị sâu bệnh Số cây giống này được bó riêng để nơi râm mát Trước thời gian trồng 20 ngày đồng bào đem vùi gốc xuống đất sâu 30 - 35cm cho thân sắn tươi trở lại Đến ngày trồng cây sắn được cắt thành từng đoạn có chiều dài trung bình từ 18 - 22cm Sau khi cắt sắn được trồng ngay xuống đất để hạn chế sự mất nhựa tạo điều kiện cho mầm cây mau phát triển Hom được trồng nghiêng theo chiều luống tạo thành góc 20o So với các cây lương thực khác sắn có ưu điểm là tính chịu hạn rất tốt, ít bị sâu bệnh và không phải chăm bón nhiều Thông thường sau khi trồng được hai hoặc ba tháng đồng bào xới cỏ, bỏ phân vun luống gốc cho cao hơn để kích thích quá trình tạo củ sau này

Sắn thường được thu hoạch vào tháng 11 Khi thu hoạch về sắn được bóc vỏ thái thành những lát vát mỏng trải đều ra sân phơi Khi đã khô, sắn được bảo quản trong các bao tải hoặc được đựng trong chum, chĩnh Khác với ngô và thóc, sắn có khả năng hút ẩm rất cao do vậy rất dễ bị nấm mốc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sử dụng sau này Để khắc phục nhược điểm này trung bình mỗi tháng đồng bào lại bỏ sắn ra phơi một lần để chống ẩm mốc Sắn là nguồn lương thực quan trọng trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của đồng bào dân tộc Dao ở Lục Nam Sắn được độn cùng với cơm hoặc làm thành bánh Mặc dù sắn không ngon bằng ngô, nhưng do đất đai trung du, diện tích nương đồi nhiều (hơn 50% tổng quỹ đất canh tác của mỗi hộ) nên diện tích trồng cây sắn hơn trồng ngô và các cây lương thực thực phẩm khác Do vậy, sản lượng sắn cao hơn nhiều lần so với sản lượng các cây lương thực thực phẩm khác Những năm được mùa lúa, sắn là nguồn lương thực dự phòng cho năm sau hoặc được sử dụng để nấu rượu hay chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc bán cho Nhà nước theo hình thức trả tiền hoặc đổi lấy vải và các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chăm sóc

Đồng bào Dao Lục Nam không có nhiều biện pháp để chăm bón mà hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, năm mưa thuận thì được mùa còn những năm gặp hạn hoặc mưa quá nhiều thì đều ảnh hưởng rất lớn tới năng suất Lúa trên nương không được đồng bào chăm bón bằng bất cứ loại phân bón nào mà chỉ dựa và những mùn cây và tro đốt để lúa sinh trưởng và phát triển Từ khi tra hạt cho tới khi thu hoạch đồng bào tiến hành làm cỏ cho nương, thường từ 1 đến 3 lần

Trên nương việc bảo vệ thực vật cũng được tiến hành một cách đơn giản và hoàn toàn mang tính kinh nghiệm, đồng bào Dao ở các bản huyện Lục Nam thường có biện pháp trừ sâu, đuổi chuột rất đặc biệt Để đuổi sâu đồng bào thường lấy lá cây Thau (một loại cây rừng có nhiều ở địa phương) cắm vào trong nương, còn để đuổi chuột đỡ phá lúa đồng bào dùng những khóm riềng để vào trong ruộng để cho chuột khỏi đến phá Khi lúa mọc xấu, bị bệnh vàng lá, bị sâu cắn, đồng bào làm lễ cúng đuổi tà ma và rẩy nước phép vào chỗ lúa bị sâu bệnh Nếu nhiều nhà đều có nương bị sâu bệnh thì dân bản tổ chức cúng cầu mùa [56]

Để bảo vệ lúa và hoa mầu, đối với lúa nương người Dao phải rào và canh gác vào các dịp chuẩn bị thu hoạch để phòng thú rừng đến phá hoại Ngày nay, do làm ruộng nương ngay cạnh nhà nên họ làm hàng rào xung quang để ngăn gia súc, gia cầm phá hoại Hàng rào được đan bằng phên nứa với các khung gỗ nhỏ và cột làm giá đỡ Đến nay, do có những đổi mới trong biện pháp chăm sóc và bảo vệ thực vật nên đồng bào cũng đó tiến hành phun thuốc trừ sâu, từ 1 đến 2 lần trong thời gian chăm sóc Cũng như các chân ruộng bậc thang, nương đồi là loại đất có độ dốc lớn Xói mòn do mưa lũ được xem là kẻ thù nguy hiểm số một Để hạn chế sự rửa trôi của nước mưa,

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sau khi trồng cây xong đồng bào tiến hành đào rãnh quanh phía trên ruộng để nước mưa không tràn vào làm nát hoa màu rửa trôi lớp màu của ruộng

Người Dao ở Lục Nam đã khai thác triệt để các đồi gò hoang hóa cằn cỗi bạc mầu của miền trung du, với bao mồ hôi xương máu hết thế hệ này đến thế hệ khác lao động miệt mài không ngơi nghỉ, đồng bào đã cải tạo những nấm đồi hoang trơ sỏi đá thành bãi hay những triền ruộng bậc thang cấy lúa, trồng hoa màu có hiệu quả Trên mỗi loại ruộng, đồng bào lựa chọn những giống cây thích hợp với chất đất, khí hậu để gieo trồng Vừa khai thác, vừa cải

tạo từng bước sao cho phát huy tối đa hiệu quả kinh tế

Quá trình canh tác trên một đám nương của đồng bào dân tộc Dao ở

Lục Nam có thể tóm tắt trong mô hình sau:

Trồng lúa, - Trồng sắn, củ từ, - Trồng cây lâu năm Loại cây: ngô, lạc đỗ củ mỡ hoặc bỏ hóa 4-5 năm Đất nương vừa khai phá Đất nương đã bạc màu Đất cằn cỗi

Thông thường, công thức ba giai đoạn trên được tiến hành trong khoảng thời gian từ 8 - 10 năm Sau 4 - 5 năm lại quay lại khai phá để trồng trọt Những nương đồi mới được khai phát, đất còn giàu hàm lượng dinh dưỡng, đồng bào Dao ưu tiên gieo lúa hoặc trồng cây hoa màu ngô, lạc Sau vài năm sử dụng, đất đó bạc màu người dân chuyển sang trồng sắn, củ từ, củ mỡ Vài năm sau chuyển sang trồng cây lâu năm, hoặc bỏ hóa sau 4 - 5 năm rồi quay lại khai phát tiến hành các giai đoạn trồng trọt như trên

Công cụ lao động:

Thông qua lao động đồng bào đã sáng tạo ra nhiều công cụ lao động để giải quyết các khâu kỹ thuật trên các nương đồi, chân ruộng khác nhau và các giống cây trồng khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng Trong bộ nông cụ của đồng bào có nhiều nông cụ giống với các dân

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tộc anh em như: chiếc cuốc bàn (poong), xẻng, liềm (lìm), chiếc vồ đập đất (pà đan), trang mạ (tháng), con dao quắm (thung dụ) để đi rừng chặt gỗ phát

nương… Song cũng có một số nông cụ đáng chú ý

Trên các mảnh nương được làm sạch đồng bào thường sử dụng chiếc

cày (lày) cổ truyền có lưỡi và diệp thẳng nhỏ, không có độ cong để có thể

cày lật úp đất Đây là loại cày rất chắc, nhẹ, lưỡi cày nhỏ và nhọn, dài 20cm Cày mà không chắc, lưỡi mà không nhỏ thì khó có thể lách qua được các hốc đá ong, hốc cây to trên nương Hiện nay cày của đồng bào là cày chìa vôi làm từ chất liệu gỗ, sắt và gang Cày có cấu tạo như sau: lưỡi cày làm bằng sắt có dáng cong nhẹ, lưỡi có đầu nhọn, sắc, thân lưỡi dài 35cm Diệp cày đúc bằng gang, các bộ phận còn lại được tạo từ gỗ Lưỡi và diệp cày gắn với thân cày nối với bắp cày bằng gỗ dài 1,6m Thân cày nối với chằng cày, vai cày, cá cày

Dao quắm được dùng để phát cỏ, chặt cây con Dao quắm của người

Dao được làm từ sắt, lưỡi mỏng dài 30cm, bản to, đầu lưỡi nhọn và quặp vào than lưỡi Dao được tra cán bằng gỗ tròn, có đường kính từ 2 - 2,5cm, dài 50cm

Cào làm cỏ có hai loại là cào chuôi gỗ lưỡi sắt và cào làm hoàn toàn

bằng sắt Cào chuôi gỗ lưỡi sắt thân dài 35cm, trong đó phần chuôi gỗ dài 25cm, đường kính 0,3cm Còn phần lưỡi sắt có dạng hình khum (2/3 vòng tròn), rộng 5-7cm, dầy 0.1cm, đầu nhọn

Dụng cụ cắt lúa nương (khu nhíp): rất nhỏ có thể cầm gọn trong bàn tay

và gặt lúa nương rất nhanh, được làm từ chất liệu sừng trâu, xương thú và lưỡi sắt dài 5cm mài sắc

Giỏ (cây), túi (xung), thúng (nom màu), bồ (nom bạt), quang gánh (quang đam): các loại đồ dùng này đều được đan bằng tre, giang hay song

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mây Các giỏ nhỏ đều có dây quai đeo và treo trên gác bếp để bảo quản hạt giống

Địa hình vùng trung du không bằng phẳng, giao thông đi lại gặp không ít khó khăn Qua thực tiễn lao động sản xuất người Dao ở Lục Nam đã sáng

tạo ra chiếc xe quệt (phung) Xe quệt có khung kết cấu như khung xe bò, xe

trâu, song không có trục và bánh xe, phần đuôi được kéo lê trực tiếp xuống đất Trông chiếc xe rất đơn giản nhưng nó được sử dụng như một công cụ vạn năng, di chuyển được trên mọi địa hình

Thu hoạch và bảo quản: Sau khi chăm sóc nương, ruộng là tới những

ngày thu hoạch sản phẩm Đồng bào Dao ở Lục Nam có tục chọn ngày đi gặt, theo cụ Tuân (83 tuổi) ở bản Văn Non- Lục Sơn cho biết thì ngày xưa các cụ đi gặt thường chọn vào ngày 9 để đi Ngày 9 tức là những ngày mồng 9, 19 hay 29 Lý do cụ cho biết cũng hết sức đơn giản là vì quan niệm đi gặt vào ngày 9, số 9 là số lớn nhất nên gặt vào ngày này sẽ được nhiều lúa và lúa sẽ lâu hết

Đối với lúa trên nương, đồng bào dùng một dụng cụ gọi là Khu nhíp để

cắt từng bông lúa, cắt được bông nào họ bỏ vào một cái giỏ đeo bên hông Những bông hạt mẩy to sẽ được chọn để riêng làm giống cho vụ sau Sau khi cắt lúa trên nương về đồng bào thường bó thành từng cụm nhỏ rồi gác lên gác bếp vừa để sấy khô nhưng đồng thời cũng là cách bảo quản lúa của đồng bào Khi cần sử dụng họ lấy từng cum lúa xuống cho cả vào cối để giã Cho đến nay, đồng bào Dao ở Lục Nam không còn làm lúa nương nữa nhưng những kinh nghiệm về quá trình lao động trên nương từ khi đốt nương, tra hạt cho đến khi thu hoạch vẫn được các cụ già nhớ khá chính xác như để nhớ lại những ngày lao động đầy khó khăn, gian khổ Ở một vài gia đình người Dao ở Lục Nam còn lưu giữ được bộ dụng cụ làm nương gần như nguyên vẹn

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi gặt xong người Dao tiến hành lễ cúng hồn lúa vào tháng Chạp Chủ nhà đặt cụm lúa gặt cuối cùng ở phía dưới bàn thờ tổ tiên, mục đích cúng để thu hết hồn lúa về nhà, có như vậy, các vụ lúa sau mới tươi tốt Vào tết cơm mới (mùng 10 tháng 10 âm lịch) được cúng trong nhà để tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu Lễ vật gồm nồi cơm mới, rượu, thịt cá, canh rau, vài bông lúa mới Chủ nhà kể công ơn tổ tiên, cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ mãi mãi để việc làm ăn ngày càng gặp nhiều may mắn Cúng cơm mới, kiêng không cho người ngoài, kể cả họ hàng vào nhà

2.2.1.2 Ruộng nước Thời vụ

Xưa kia việc trồng cây lương thực của người Dao ở Lục Nam thường phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên Những năm mưa thuận gió hòa thì có đủ lương thực để ăn, còn không sẽ bị mất mùa đói kém Hàng năm đồng bào chỉ cấy trồng được một vụ lúa mùa vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch Bởi vậy, mùa canh tác của người Dao trước đây là gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 4, thu hoạch trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10

Cư trú trên mảnh đất ở vùng sườn đồi trung du xưa nay vẫn được mệnh

danh là nơi “Chó ăn đá, gà ăn sỏi” đất đai bạc màu cằn cỗi tưởng như con

người không thể trụ được Song trên thực tế người Dao ở đây không những tồn tại được mà còn phát triển đi lên Họ biết khai thác triệt để nguồn lực tiềm năng vốn có để tồn tại và phát triển Qua bao thế hệ với bao kinh nghiệm được đúc rút được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Dao đã xây dựng cho mình một chu kỳ sản xuất khép kín trong 12 tháng vừa phù hợp với điều kiện đất đai vừa phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng trung du

Lịch nông nghiệp là kết tinh của tri thức dân gian qua nhiều thế hệ luôn tìm cách tồn tại vươn lên trong môi trường sống của mình Cũng như nhiều cư

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân nông nghiệp khác người Dao rất coi trọng tính thời vụ trong sản xuất Sau khi ăn tết Nguyên đán một cái tết quan trọng nhất trong năm đồng thời cũng là kết thúc một năm lao động sản xuất, mở ra một năm mới Sau tết người dân bắt tay vào cày ải làm nương để trồng ngô, sắn, củ từ Sang tháng 3 sau tết thanh minh mưa xuống đồng bào bắt tay vào làm ruộng và đồng thời xới cỏ

cho ngô, sắn đã được trồng vào tháng giêng (xem bảng 2, trang 35)

Nông lịch mới chỉ là một phác hoạ những nét lớn trong chu kỳ sản xuất của một năm, còn biết bao công việc khác mà không thể liệt kê hết được, mùa tiếp mùa, cây gối cây hết việc đồng lại việc nhà Những kinh nghiệm quý báu như vậy chỉ có thể là kết quả của một quá trình lao động không ngừng tự trau rồi tri thức, tự đúc rút kinh nghiệm về thiên nhiên để có thể tồn tại trong môi trường, hơn thế nữa là hoà điệu với môi trường

Bảng 2 : Lịch nông nghiệp truyền thống đối với ruộng nước

Tháng

1 Cày ải, trồng đỗ tương, lạc, đi rừng lấy gỗ, lấy củi

2 Tiếp tục cày ải, trồng củ từ, củ mỡ, sắn, xới lạc, đỗ, thu hoạch khoai lang vụ đông

3 Xới đỗ, củ mỡ, củ từ, sắn, tiếp tục thu hoạch khoai lang vụ đông trồng mía, trồng bông, cày bừa ruộng chuẩn bị gieo mạ, trồng cà 4 Thu hoạch lúa chiêm, gieo mạ, bừa ải chuẩn bị cấy mùa, thu

hoạch đỗ, lạc tháng 1, tiếp tục trồng bông, trồng mía, thu hoạch khoai sọ

5 Cấy mùa sớm, tiếp tục thu hoạch đỗ, lạc tháng 2, thu hoạch cà Trồng đỗ tương, ngô, lạc, trồng khoai lang lấy giống dây, tiếp tục thu hoạch khoai sọ

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9 Gặt lúa, thu hoạch khoai lang vụ đông

10 Thu hoạch lúa muộn (tháng 7), tiếp tục thu hoạch khoai lang vụ đông, trồng khoai sọ sớm

11 Cày ruộng thụt cấy chiêm, dệt vải, chuẩn bị ăn tết, trồng khoai sọ muộn

12 Cấy chiêm ruộng thụt

Nguồn: [54] Những năm sau này, khi đã định canh, định cư, đồng bào Dao làm ruộng ở vùng thấp Đó là những bản làng người Dao cư trú xen kẽ cùng người Tày, Nùng, Kinh và một số dân tộc thiểu số anh em khác Ở những vùng đất này, đồng bào làm ruộng nước và ruộng bậc thang Ngoài ra, họ còn có những nương bằng hay nương định canh Cách thức làm ruộng của người Dao ở Lục Nam cũng giống như các dân tộc khác ở xung quanh họ

Chọn đất

Đồng bào thường phân đất thành nhiều loại và sử dụng các loại đất đó vào việc trồng các loại cây giống như người Cao Lan Nếu dựa vào thế đất có đất bằng và đất dốc Nhưng nếu theo chất đất thì có đất đá, đất sét, đất thịt, đất phù sa và đất chua Còn theo độ cao có đất đồng trũng, đất ruộng cao Những

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nơi có đất phù sa mới bồi đắp là những khoảng đất cao, thích hợp với việc trồng ngô, đậu, khoai lang… Còn loại đất phù sa cổ được đồng bào Dao canh tác hai vụ lúa hoặc một vụ lúa, một vụ màu Đây là loại ruộng bậc thang mà xưa kia họ chỉ trồng được một vụ lúa, nay đã có thể trồng thêm một vụ màu Loại đất mùn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, thường được đồng bào chuyên trồng lúa, ngô, khoai lang, khoai sọ… Loại đất trên các đồi, núi, có độ dốc lớn, thích hợp cho tái sinh rừng Ngoài ra còn có đất đồi, núi, độ cao không lớn dành cho trồng rừng và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả Đồng bào thường trồng các loại cây ăn quả như vải thiều, hồng, xoài, dứa, mía… Hiện nay đồng bào đều đã trồng được 2 vụ lúa một năm Điều đó không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng hay khí hậu thủy văn mà còn phụ thuộc vào bộ giống lúa của đồng bào hiện nay đã có đủ các giống lúa mới như 203,

Kháng Mằn, Q5, Bao Thai… Trên cơ sở những loại đất và cách chọn đất như vậy, người Dao ở Lục Nam chia thành các loại ruộng trồng cấy như sau:

Ruộng lầy thụt là những chân ruộng trong thấp, hẹp Loại ruộng này lúc nào cũng có nước nên rất lầy, đất ruộng này rất tốt do nước mưa rửa trôi từ đồi bồi tụ lại Do có nước quanh năm nên đất rất mềm, đồng bào thường cuốc lật cỏ để ngâm làm phân hoặc cho trâu quần cho nhuyễn rồi cấy Loại ruộng này chiếm tỉ lệ diện tích rất ít, đồng bào thường sử dụng vào cấy lúa mỗi năm 2 vụ, phổ biến là cấy lúa nếp Ruộng lầy thụt có đặc tính dễ bị chua do độ phèn trong đất cao, để giảm bớt độ phèn trong các chân ruộng này đồng bào thường bổ xung tro than hoặc rắc vôi bột vào cuối vụ hàng năm

Ruộng nước - ruộng rộc là những chân ruộng ở các thung lũng rộng bằng phẳng Ruộng dùng để cấy lúa nước chủ yếu là lúa tẻ mỗi năm 1 vụ thời gian còn lại trồng hoa màu

Ruộng bãi là loại ruộng được đồng bào đặc biệt quan tâm Mặc dầu không có khả năng tích trữ nước, song đất rất tơi xốp và giàu dinh dưỡng

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng bào trồng xen canh, luân canh nhiều loại cây lương thực, thực phẩm: ngô, khoai lang, củ từ, củ mỡ, lạc, đỗ tương, sắn, mía…

Ruộng bậc thang là những chân ruộng được cải tạo từ những nấm đồi bằng thoải Ruộng được cải tạo theo lối giật cấp từ thấp lên cao bao quanh ven đồi Ruộng bậc thang có đặc điểm hẹp ngang xong rất dài Loại ruộng này thường cấy được một vụ lúa sớm, vụ còn lại trồng lạc, đỗ tương

Chọn giống

Trong việc trồng lúa nước, vấn đề chọn và bảo quản giống được đồng bào Dao chú trọng và coi đây là một trong những khâu quan trọng, có tính chất quyết định đến năng suất vụ mùa sau Lúa nước được đồng bào Dao trồng hai loại là nếp và tẻ Chọn và bảo quản giống lúa được người Dao rất chú trọng, đồng bào coi đây là một trong những khâu quan trọng quyết định sản lượng và chất lượng lúa vụ mùa sau Thường khi lúa đó trổ bông kết hạt, người ta chọn trên thửa ruộng mà mình canh tác những khoảnh lúa cho hạt mẩy, bông dài và chín đều Khi lúa được thu hoạch số lúa được chọn làm giống này được cắt riêng, phơi riêng Sau khi phơi đủ nắng, thóc được quạt sạch, sẩy kỹ, bảo quản trong chum chĩnh rất cẩn thận Các công đoạn xử lý trên thường được áp dụng đối với lúa tẻ Đối với lúa nếp, đồng bào ít khi tách hạt ra khỏi bông rồi phơi cất như lúa tẻ, mà vẫn giữ cả bông phơi khô sau đó bó thành từng bó nhỏ, đem treo trên gác bếp hoặc xà nhà Kinh nghiệm thực tế cho thấy, làm như vậy giống không bị ẩm, mốc và các vi sinh vật phá hoại, khi xuống giống mầm cây phát triển đều và khỏe Đến mùa gieo mạ, đồng bào

mới bỏ xuống dùng tay vò từng bó, sau đó sẩy sạch đem ủ để gieo

Người Dao ở Lục Nam thường trồng hai vụ ngô Vụ xuân hè là vụ chính từ tháng 3 đến tháng 6 Vụ hè thu là vụ chiêm được trồng vào tháng 6 - 7 và thu hoạch vào tháng 9 - 10 Trong hai vụ đó, vụ xuân hè có diện tích gieo

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trồng rộng hơn Cũng như lúa, đối với ngô đồng bào rất chú ý đến khâu chọn giống Ngô được chọn làm giống bắp phải to, hạt mẩy đều, không có sâu bệnh Sau khi lựa chọn trong số ngô nhà mình những bắp ngô giống vừa ý, người Dao để riêng bóc hết lớp vỏ áo bên ngoài phơi ngoài nắng cho khô, sau đó buộc 5 - 6 bắp thành từng bó đem treo hoặc gác lên sàn bếp Số ngô còn lại sau khi được phơi khô cũng được bó thành từng bó cất trong bồ hoặc treo trên xà nhà Khi sử dụng đồng bào mới tách hạt ra khỏi bắp

Chăm sóc: Trong việc chăm sóc lúa, người Dao đã biết dùng phân để

bón cho các loại cây trồng Đồng bào thường dùng hai loại phân bón chính là phân chuồng và phân xanh Phân chuồng được vãi đều sau khi đã cày vỡ Sau đó ngâm kĩ và bừa ngả trước khi cấy Khoảng 20 ngày sau, khi lúa ra rễ thì bón thúc bằng phân xanh Hiện nay, ngoài dùng phân hữu cơ người Dao ở

Lục Nam còn dùng các loại phân hóa học như đạm, kali, lân

Việc làm cỏ cho lúa nước được tiến hành hai lần: lần đầu tiến hành sau khi cấy được khoảng 20 ngày Sau 25 - 30 ngày, trước khi lúa làm đòng, sau khi đó dọn sạch cỏ thì bón thúc bằng phân đạm, kali

Để bảo vệ lúa và hoa mầu, đối với lúa nương người Dao phải rào và canh gác vào các dịp chuẩn bị thu hoạch để phòng thú rừng đến phá hoại Ngày nay, do làm ruộng nương ngay cạnh nhà nên họ làm hàng rào xung quang để ngăn gia súc, gia cầm phá hoại Hàng rào được đan bằng phên nứa với các khung gỗ nhỏ và cột làm giá đỡ Đến nay, do có những đổi mới trong biện pháp chăm sóc và bảo vệ thực vật nên đồng bào cũng đó tiến hành phun thuốc trừ sâu, từ 1 đến 2 lần trong thời gian chăm sóc

Để dẫn nước vào ruộng, trước kia đồng bào thường dùng thân cây Mai, đục thủng các đốt thành ống rồi dẫn nước từ khe suối về ruộng Cho đến nay, việc sử dụng thân cây Mai vẫn được tiến hành ở một vài nơi nhưng chủ yếu là

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở những địa điểm không thể dẫn nước bằng mương Ngày nay, thân cây Mai còn được đồng bào thay thế bằng những ống nhựa, vừa tiện lợi vừa đảm bảo độ bền [54]

Đối với ruộng nước, đây là loại ruộng nằm dưới các thung lũng nhỏ, vào mùa mưa trên các đồi, khe đổ xuống tích tụ lại cuốn theo lớp đất màu Bởi vậy loại ruộng này rất tốt có thể cấy được 2 vụ lúa trong năm Tuy nhiên do nước tích tụ dài ngày, đấy hay bị chua - có độ phèn cao Để khắc phục nhược điểm này hàng năm sau khi cày bừa cuốc bờ cho cỏ ngấu làm phân đồng bào dùng vôi bột rắc đều trên mặt ruộng Vôi vừa có tính năng làm giảm độ phèn trong đất vừa diệt các tổ ấu trùng, sâu bệnh trên ruộng

Để bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cho đất, hàng năm ngoài lượng phân chuồng, phân xanh, đồng bào còn tận dụng thân và gốc lúa để tăng cường độ mùn và khoáng chất Người Dao có hai phương pháp sử lý rạ Trong vụ mùa cũng như vụ chiêm đồng bào sử dụng chiếc hái làm công cụ cắt lúa Lúa được cắt lửng lấy bông chứ không lấy cả thân như phương cách dùng liềm gặt của người Việt Để ý quan sát và tìm hiểu sự khác biệt này nhận thấy sở dĩ có sự khác biệt như vậy là bởi hai lý do chính Thứ nhất, nguyên liệu dùng trong đun nấu của người Việt rất khan hiếm do vậy vật liệu nào đốt được là tận dụng bằng hết thậm chí có thể dùng cuốc đánh cả gốc rạ đem về đun Đối với đồng bào dân tộc thiểu số núi chung, đồng bào dân tộc Dao nói riêng do cư trú ở vùng đồi trung du giáp núi nguồn nguyên liệu đốt rất sẵn- đa dạng phong phú lại gần sát quanh nơi cư trú khai thác dễ dàng hơn, sử dụng thuận lợi hơn dùng nguồn nguyên liệu rơm, rạ Thứ hai, do đặc trưng của địa vực cư trú việc chuyên chở, vận chuyển ở miền núi trung du khó khăn hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng Để đưa một gánh rạ từ ruộng về nhà mất nhiều thời gian và công sức hơn so với kiếm một gánh củi quanh nhà Từ hai lý do

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này mà rạ được giữ lại trên các chân ruộng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất Sau khi lúa được thu hoạch đồng bào để khô rạ rồi đốt sử dụng trực tiếp nguồn tro bổ sung cho ruộng, vừa làm vệ sinh diệt các tổ ấu trùng, sâu bệnh trên ruộng Vụ chiêm, đợi mưa xuống đồng bào cày úp lật đường cày cho rạ lật xuống phía dưới Để cho rạ ngấu đồng bào mới bừa cấy

Trên các chân ruộng bậc thang, do không chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên năm nào mưa nhiều đồng bào mới cấy lúa, năm ít mưa đồng bào trồng khoai lang, lạc, đỗ… Ruộng bậc thang có đặc điểm độ dốc lớn các chân ruộng gối nhau chạy từ trên xuống dưới theo lối giật cấp Để giảm bớt độ xói mòn của nước mưa, theo kinh nghiệm đồng bào thường bố trí các rạch nước chạy so le từ trên xuống, đồng thời tính toán đặt các rạch nước lửng để điều tiết và phân phối nước cho các chân ruộng từ trên xuống dưới đều nhau

Đối với ruộng bãi ở xung quanh nhà, thường có độ dốc thấp hơn so với các loại ruộng trên nên đồng bào trồng lạc, vừng, ngô, sắn Để luân canh không cho đất nghỉ và bổ sung dinh dưỡng cho đất đồng bào thường tiến hành trồng xen các loại hoa màu Dưới chân các ruộng bãi đồng bào thường đào các máng nhỏ hoặc mở rộng thành ao nuôi thả cá Khi thủy nông chưa phát triển đồng bào xem phương cách này là phương pháp tối ưu nhất để dự trữ nước tưới cho cây trồng trên nương Đồng thời ao là nơi tích tụ chất màu của đất Hằng năm vào cuối đông đồng bào lấy bùn dưới ao lên phơi khô làm phân (phân bùn) bón cho ruộng nương và bãi

Canh tác trên những mảnh ruộng, nguồn nước tưới không chủ động được, đồng bào chủ yếu trông chờ vào nguồn nước trời Lượng mưa đôi khi quyết định năng suất lúa của vụ mùa đó Xem mặt trời và các dấu hiệu tự nhiên khác có thể giúp đồng bào nhận biết trời có mưa hay không Vào buổi chiều tối khi mặt trời sắp lặn, nếu thấy những tia sáng chiếu thẳng lên như

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:28

Hình ảnh liên quan

Bảng1. Thống kê số lượng theo nhóm người Dao ở huyện Lục Nam năm 2009  - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Bảng 1..

Thống kê số lượng theo nhóm người Dao ở huyện Lục Nam năm 2009 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2: Lịch nông nghiệp truyền thống đối với ruộng nước - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Bảng 2.

Lịch nông nghiệp truyền thống đối với ruộng nước Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 3: Lịch nông nghiệp hiện nay của người Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Bảng 3.

Lịch nông nghiệp hiện nay của người Dao ở Lục Nam Xem tại trang 62 của tài liệu.
Hình 1: Trang phục của ngƣời Dao Thanh Yở Lục Sơn-Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 1.

Trang phục của ngƣời Dao Thanh Yở Lục Sơn-Lục Nam Xem tại trang 91 của tài liệu.
Hình 2: Mũ dội đầu của phụ nữa Dao Thanh Yở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 2.

Mũ dội đầu của phụ nữa Dao Thanh Yở Lục Nam Xem tại trang 91 của tài liệu.
Hình 3: Dụng cụ cắt lúa nƣơng (khu nhíp) của ngƣời Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 3.

Dụng cụ cắt lúa nƣơng (khu nhíp) của ngƣời Dao ở Lục Nam Xem tại trang 92 của tài liệu.
Hình 4: Hái cắt lúa nƣớc của ngƣời Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 4.

Hái cắt lúa nƣớc của ngƣời Dao ở Lục Nam Xem tại trang 92 của tài liệu.
Hình 5: Cào quắm: dụng cụ làm cỏ cho lúa trên nƣơng - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 5.

Cào quắm: dụng cụ làm cỏ cho lúa trên nƣơng Xem tại trang 93 của tài liệu.
Hình 6: Cào làm cỏ lạc của ngƣời Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 6.

Cào làm cỏ lạc của ngƣời Dao ở Lục Nam Xem tại trang 93 của tài liệu.
Hình 7: Đòn sóc gánh lúa của ngƣời Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 7.

Đòn sóc gánh lúa của ngƣời Dao ở Lục Nam Xem tại trang 94 của tài liệu.
Hình 8: Quạt hòm dùng để quạt thóc của ngƣời Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 8.

Quạt hòm dùng để quạt thóc của ngƣời Dao ở Lục Nam Xem tại trang 94 của tài liệu.
Hình 9: Ruộng bậc thang của ngƣời Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 9.

Ruộng bậc thang của ngƣời Dao ở Lục Nam Xem tại trang 95 của tài liệu.
Hình 10: Chuồng nuôi lợn của ngƣời Dao ở Lục Nam - Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Hình 10.

Chuồng nuôi lợn của ngƣời Dao ở Lục Nam Xem tại trang 95 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan