TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KOR TẠI XÃ TRÀ KÓT, HUYỆN
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KOR TẠI
XÃ TRÀ KÓT, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KOR TẠI
XÃ TRÀ KÓT, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
Ngành: Sư phạm Sinh học
Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Đào
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016 Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 4
Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng và các thầy cô giáo khoa Sinh – Môi Trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Đào, cô đã tận tình giúp đỡ, luôn luôn quan tâm theo sát chúng tôi, trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các thầy lang trong cộng đồng dân tộc Kor và các cô, chú cán bộ tại xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã cung cấp thông tin và giúp đỡ nhiệt tình cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016 Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 5
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài: 3
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài: 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới: 4
1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam: 8
1.2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU: 11
1.2.1 Điều kiện tự nhiên: 11
1.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội: 12
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 14
2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: 14
2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 14
2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 15
2.5.1 Phương pháp phỏng vấn: 15
2.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa: 15
2.5.3 Phương pháp xử lí số liệu: 16
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 17
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC DO NGƯỜI KOR SỬ DỤNG TẠI XÃ TRÀ KÓT, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 17
3.2 PHÂN TÍCH SỰ ĐA DẠNG CỦA CÂY THUỐC DO NGƯỜI KOR SỬ DỤNG TẠI XÃ TRÀ KÓT, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 28
3.2.1 Đa dạng về bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc 28
Trang 6
3.2.4 Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây để làm thuốc 31
3.2.5 Đa dạng về các loại bệnh được chữa bằng các loài cây thuốc 32
3.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC 35
3.3.1 Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Kor 35
3.3.2 Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Kor 36
3.3.3 Kết quả điều tra về thái độ của người dân tộc Kor đối với nguồn tài nguyên cây thuốc 37
3.3.4 Một số nguyên nhân khác 38
3.4 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC 39
3.4.1 Khai thác hợp lí 39
3.4.2 Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc 39
3.4.3 Công tác bảo tồn 40
3.5 SƯU TẦM MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KOR Ở XÃ TRÀ KÓT, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 73.4 Thống kê số lƣợng loài cây thuốc trong các họ 29
3.5 Sự phân bố các loài thuốc theo sinh cảnh 30
3.6 Sự đa dạng về các bộ phận của cây đƣợc sử dụng
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
1 Đặt vấn đề
“Tài sản lớn nhất đời người là sức khỏe và trí tuệ”, chính vì thế con người vô cùng coi trọng sức khỏe của mình Trong tất cả các nền văn hóa của nhân loại từ thời thượng cổ đến nay, cây cỏ vẫn luôn được sử dụng như là một nguồn thuốc chủ yếu để con người chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe
Trên thế giới, tính đến nay số loài thực vật được sử dụng vào mục đích chữa bệnh lên đến khoảng 35.000 – 70.000 loài Trong đó, Trung Quốc ước tính có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 – 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepan có hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 –
700 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài thực vật có thể được sử dụng trong y học truyền thống [6]
Trước nhu cầu sử dụng ngày càng tăng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật
đã thúc đẩy khai thác, buôn bán cây thuốc và gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới Nhiều loài cây thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các quần thể của nhiều loài thực vật làm thuốc đang suy giảm trong tự nhiên Theo P Raven và Ole Harmann, trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe dọa vào thế kỷ tới Trong số những loài thực vật đã mất đi hoặc đang bị đe dọa gay gắt, có một tỷ lệ không nhỏ là thực vật làm thuốc
Trên phạm vi toàn thế giới, các cộng đồng đã có nhiều nỗ lực và hành động chung nhằm bảo tồn đa dạng sinh học nói chung cũng như cây thuốc nói riêng Ngày 19 -11- 2011, hơn 60 chuyên gia quốc tế về cây thuốc đã gặp nhau trong tại Toyama - Nhật Bản để thống nhất hướng dẫn về bảo tồn cây thuốc Bảo tồn cây thuốc là nội dung được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của WHO
Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là rừng, nơi có sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia Chính sự đa
Trang 9dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh Tuy nhiên, mỗi địa phương, mỗi dân tộc đều có những cách chữa trị riêng biệt, những kinh nghiệm bí truyền của họ ít được phổ biển, họ chỉ truyền lại cho một số người trong gia đình trước khi qua đời [2].
Khi tiến hành điều tra dược liệu, Viện Dược liệu – Bộ Y tế, từ năm 1970 –
1990 đã phát hiện nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị xóa
sổ thay vào đó là nương rẫy và các công trình dân sự Năm 1983, trong quá trình điều tra cây thuốc ở huyện Trà My tỉnh Quảng Nam các nhà khoa học của Viện Dược liệu đã kiểm chứng và tính trung bình một hộ dân người K’Ho có 6-8 người, mỗi năm đã phá gần 1,2 ha rừng nguyên sinh để trồng lúa nương Trong các khu rừng này có rất nhiều loài cây thuốc quý như: Thiên niên kiện, Dây đau xương, Huyết đằng, Hoàng đằng, Ngũ gia bì chân chim, chưa kịp điều tra và khai thác Bên cạnh nạn phá rừng mất rừng, việc khai thác (lấy gỗ), trồng rừng mới thuần loại cũng làm mất nhiều loại cây thuốc vốn có trong các tầng cây bụi và thảm tươi
ở đó [13]
Xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam là xã miền núi, hệ thực vật
ở đây vô cùng phong phú Với 99% dân số là người Kor, đời sống chủ yếu dựa vào
tự nhiên, họ có những bài thuốc hay truyền tai nhau để vượt qua bệnh tật Tuy những kiến thức này chưa được khoa học công nhận, nhưng trên thực tế nó mang lại nhiều kết quả vượt quá mong đợi Hiện nay, việc duy trì phát triển nguồn dược liệu
ở xã Trà Kót đang gặp không ít khó khăn bởi xu thế phát triển kinh tế của xã hội: phá rừng trồng keo, đốt rừng làm rẫy, khai khác cây thuốc… Đồng thời, việc nghiên cứu thành phần cây thuốc và cách sử dụng chúng hiệu quả qua kinh nghiệm của người Kor chưa được nghiên cứu cụ thể, bảo quản và lưu truyền
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu nguồn tài
nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Kor tại xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”
Trang 102 Mục tiêu của đề tài:
Chúng tôi nghiên cứu cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng người dân tộc Kor ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm mục đích bảo tồn
nguồn tài nguyên này
3 Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Bổ sung thêm nguồn tư liệu khoa học hỗ trợ cho việc quản lý, bảo vệ, duy trì
và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Đồng thời cung cấp tư liệu cho những công trình nghiên cứu tiếp theo
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC
1.1.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới:
Các ghi chép chứng minh lâu đời nhất của việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh đã được tìm thấy trên một phiến đất sét Sumer từ Nagpur, khoảng 5000 năm tuổi Nó bao gồm 12 công thức bào chế thuốc, đề cập tới hơn 250 loại cây khác nhau, một trong số đó thuộc họ alkaloid như thuốc phiện, cây phỉ ốc, và giống cây độc [14]
Tài liệu cổ xưa về sử dụng cây thuốc cũng được người Ai Cập cổ đại ghi chép cách đây khoảng 3600 năm trước với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc
Vào đời nhà Hán (năm 168 trước CN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp phương”, tác giả thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục”
Nguời Ấn Độ cổ đại cách đây 2000 năm để lại tài liệu về công dụng của cây
cỏ làm thuốc Họ dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium triangulare (Retz.) Merr.) sao vàng, sắc đặc chữa kiết lỵ, tiêu chảy Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook.f.) vốn
là loài mọc hoang dại phổ biến tại nhiều nơi, ít ai biết rằng nó có nhiều công dụng chữa bệnh Người Phillpipine dùng vỏ cây này sắc uống cầm máu rất có hiệu quả,
tán bột rắc lên mụn nhọt, lở loét Người dân Malaysia lấy cây Húng chanh (Coleus amboinicus Lour.) sắc lấy nước cho sản phụ uống; trị các chứng ho gà, đau cổ họng,
sổ mũi ở trẻ em,…
Kinh Vệ Đà của Ấn Độ đề cập đến việc điều trị bệnh từ các loại cây cỏ có nhiều ở quốc gia này Nhiều cây gia vị được sử dụng cho đến ngày nay có nguồn gốc từ Ấn Độ: nhục đậu khấu, hạt tiêu, đinh hương,… [19]
Các tác phẩm của Hippocrates (459-370 trước Công nguyên) chỉ ra 300 cây thuốc được phân loại theo hoạt động sinh lý: tỏi chống lại ký sinh trùng đường ruột; thuốc phiện, cây phỉ ốc … [17] [18]
Trang 12Theophrast (371-287 BC) thành lập ngành khoa học thực vật với cuốn sách của ông "De Causis Plantarium" và "De Historia Plantarium" Trong cuốn sách, ông
đã phân loại hơn 500 cây thuốc nổi tiếng lúc bấy giờ Trong tác phẩm của mình, khi nói về tính độc hại của cây thuốc, Theophrast nhấn mạnh tính năng quan trọng làm cho con người trở nên quen với chúng (lờn thuốc) là tăng dần liều lượng Do những đóng góp của mình cho ngành, ông đã được phong là “Cha đẻ của thực vật học” vì
có công lớn trong việc mô tả và phân loại cây thuốc [16] [19]
Dioscorides phân lập một số loài thuộc chi Mentha, được phát triển và sử dụng để làm giảm đau đầu và đau dạ dày Các nụ hành tây biển và mùi tây dùng làm thuốc lợi tiểu, vỏ cây sồi đã được dùng để trị các bệnh phụ khoa, trong khi cây liễu
trắng dùng để hạ sốt Scillae bulbus cũng đã được áp dụng như một thuốc long đờm,
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 80% dân số của một số nước châu Á và châu Phi hiện nay sử dụng thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã chỉ ra rằng việc sử dụng cây thuốc của họ đã trở nên ngày càng phổ biến hơn trong những năm gần đây là bằng chứng khoa học
về hiệu quả của thuốc thảo dược đã trở nên rộng rãi hơn Giá trị xuất khẩu toàn cầu hàng năm của nhà máy dược phẩm trong năm 2011 chiếm hơn $ 2,2 tỷ Mỹ [18]
Trong thế kỷ thứ 18, bác sĩ người Anh William Withering phát hiện hiệu quả
của cây bao tay da chồn (Digitalis purpurea) từ các loại cây thuốc truyền thống
châu Âu, để điều trị cổ chướng
Trang 13Hiện nay, chính hợp chất hoạt tính sinh học trong bệnh sốt rét là artemisinin, một lacton sesquiterpene, lần đầu tiên được phân lập vào năm 1972 từ cây thanh
hao hoa vàng (Artemisia annua) bởi các nhà hóa học Trung Quốc nghiên cứu y học
thảo dược cổ truyền Trung Quốc [18] Nghiên cứu về cây thuốc truyền thống tại Hoa Kỳ đã dẫn đến việc phát hiện alkaloid từ cây dừa cạn ở Madagascar
(Catharanthus roseus), được sử dụng trong hóa trị liệu của bệnh bạch cầu ở trẻ em
và điều trị bệnh Hodgkin Các hợp chất taxol có khả năng chống ung thư được phát
hiện trong vỏ của cây thủy tùng Thái Bình Dương (Taxus brevifolia), và được FDA
chấp thuận vào năm 1992
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thuốc truyền thống của người Mỹ bản địa sử dụng cây từ cùng một họ và chi, như người Trung Quốc sử dụng trong hệ
thống y học cổ truyền của họ Ví dụ, nhân sâm Châu Á (Panax ginseng) và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius) đã được sử dụng như các thực vật adaptogenic;
tương tự như trong y học cổ truyền Trung Quốc của Mỹ và Thổ Nhĩ Kì [18] [19]
Cam thảo Mỹ (Glycyrrhiza lepidota) và cam thảo Châu Á (Glycyrrhiza glabra) đã
được sử dụng trong cùng một cách để điều trị hen phế quản trong y học truyền thống của Trung Quốc và Bắc Mỹ
Chúng ta vẫn coi Hoa hồng (Rosa spp.) là loài hoa biểu tượng cho sắc đẹp và
tình yêu, quê hương của chúng ở đất nước Bulgary lại coi đây là một loại cây thuốc Người Bulgary dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy trong cánh Hoa hồng có chứa một lượng tanin, glycosyd, tinh dầu Lượng tinh dầu này ngoài việc dùng làm hương liệu còn
có khả năng chữa nhiều bệnh
Hiện chưa có con số thống kê nào về tổng khối lượng nguyên liệu các loài thực vật mỗi năm, được dùng và mục đích làm thuốc là bao nhiêu Chỉ đoán rằng,
đó sẽ là một khối lượng rất lớn Ở Trung Quốc, số dược liệu (từ thực vật) sử dụng trong y học cổ truyền hàng năm từ 0,7 – 1,0 triệu tấn Nhu cầu thuốc từ cây cỏ ở Trung Quốc vào khoảng 1.600.000 tấn/năm, với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm khoảng 9% Tỷ lệ này ở châu Âu và Bắc Mỹ khoảng 10% mỗi năm…
Trang 14Việc phát hiện ra hoá chất chữa trị bệnh ung thư hiệu nghiệm trong cây Thông đỏ vùng Thái Bình Dương, một loài cây bản địa của các rừng cổ Bắc Mỹ đã mang lại lợi nhuận kinh tế cao Trong vòng hai mươi năm qua ngành công nghiệp chế biến Thông đỏ thành thuốc chữa ung thư đã mang lại lợi nhuận là 500 triệu USD/năm, những thuốc này đang được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Á Hãng dược phẩm danh tiếng Biotech của Bỉ mỗi năm điều tra nghiên cứu sàng lọc 1.500 đến 2.000 loài cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới
Nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng của nguồn tài nguyên cây thuốc Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ, Đông Nam Á,
Ấn Độ - Malaixia, Tây Phi chứa đựng kho tàng cây cỏ khổng lồ cũng như giàu có
về tri thức sử dụng, có tiềm năng lớn trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm mới
Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của từng loài cây thuốc và bản chất hoá học của dược liệu được quan tâm trên quy mô rộng lớn Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh là một trong những yếu tố miễn dịch
tự nhiên Tác dụng kháng khuẩn là do các hợp chất tự nhiên hay gặp: Sulfua,
saponin (Allium odium); becberin (Coptis chinensis Franch.); tanin (Zizyphus juba
Miller) Mỗi loài cây với từng công năng tác dụng, ở mỗi địa phương lại được sử dụng riêng theo một bản sắc dân tộc Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây
Trang 15thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh có nguồn gốc từ thực vật Ở Madagsaca người ta dùng cây
dừa cạn (Catharanthus roseus) để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả,
đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ từ 10 lên đến 90%
Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các cây thuốc chính là các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu, vì vậy nghiên cứu cây thuốc theo các nhóm hợp chất được tiến hành và đã thu được nhiều kết quả tốt Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này đòi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao Do vậy, đây là các nghiên cứu được triển khai ở các nước phát triển và một số các nước đang phát triển Các cây thuốc chứa các nhóm
hoạt chất ancaloit, flavonoit, cucumarin hiện đang được quan tâm nhiều, [12] 1.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam:
Việt Nam nằm dọc trên bán đảo Đông Dương, kéo dài theo hướng bắc nam với hơn 1.600 km trên đất liền Tổng diện tích phần đất liền là 325.360 km2, ngoài
ra còn nhiều đảo và quần đảo lớn, như Cát Bà, Cồng Cỏ, Bạch Long Vĩ, Hòn Mê,
Cù Lao Chàm, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu,… 3/4 lãnh thổ Việt Nam là đồi núi, với nhiều dãy núi lớn và cao như Hoàng Liên Sơn có các đỉnh Fan Si Păng 3.143 m2
(cao nhất Đông Dương), Ngũ Chỉ Sơn 3.096 m2, Phu Xi Lung 3.075 m2 Dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Việt Lào, về phía nam mở rộng ra thành các cao nguyên với một số đỉnh núi nhô cao như Ngọc Linh 2.589 m2, Chư Yang Sin 1.405 m2, Bi Đúp 2.287 m2
Xen kẽ với các vùng núi kể trên là là một hệ thống các sông suối chằng chịt Song đáng chú ý nhất là hai con sông lớn Hồng Hà
và Cửu Long, đã tạo ra ở hai miền Bắc và Nam hai vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn Sự chia cắt mạnh và phức tạp của bề mặt địa hình là nhân tố quan trọng tạo nên
sự đa dạng cao trong bản đồ sinh khí hậu ở Việt Nam.[6] Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm Trong đó, tính nhiệt đới gió mùa điển hình thấy rõ ở các vùng núi thấp phía Nam và thiên dần sang khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi hay gần như á nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc Tất cả những nhân tố về địa lý, địa hình và khí hậu kể trên,… đã góp phần tạo nên ở Việt Nam có nguồn tài nguyên động – thực vật phong phú đa dạng [1] Theo
Trang 16ước tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có mạch có tới 12.000 loài Bên cạnh đó còn 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2.000 loài Tảo (Phan Kế Lộc, 1998; Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997…) Trong đó, có rất nhiều loài đã và đang có triển vọng được sử dụng làm thuốc (Nguyễn Tập, 2002) [5] Trong lịch sử, Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống kê về các loài cây thuốc Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương mục toàn yếu” là cuốn sách thuốc đầu tiên xuất bản năm 1429 Tuệ Tĩnh, tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (vào 15 thế kỷ XIV) đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong đó có
241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật, [12] Bộ sách “Y tông tâm lĩnh ” (nghĩa là những điều đã lĩnh hội được của những thầy thuốc trước), được Hải Thượng Lãn Ông công phu biên soạn trong gần 10 năm trời, bắt đầu vào lúc ông đã 40 tuổi [8] Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phương châm của Đảng đề ra tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, ngành Y tế đã được đưa thuốc nam vào phát huy vai trò to lớn của nó, xây dựng nên “Toa căn bản”, nêu các phương pháp chữa bệnh bằng 10 vị thuốc thông thường [4] Đặc biệt, các nhà dược học Việt Nam đã nghiên cứu và sử dụng sáng tạo nhiều cây thuốc để phục phụ công tác chữa bệnh trong kháng chiến (sản xuất thuốc an thần từ củ Bình vôi, điều trị nhiễm trùng bằng cây Ráy lá rách, )[3] Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, công tác sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc nam, tổ chức điều tra cây thuốc và nghiên cứu thành phần hoá học của cây thuốc được triển khai mạnh mẽ Trong số các công trình được công bố đáng chú ý bộ “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập do Đỗ Tất Lợi biên soạn năm 1957, năm 1961 tái bản in thành 2 tập Trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam [10] Từ 1962 – 1965 Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của Ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản thứ 13 (2005) Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại [10] Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong“Sổ tay cây thuốc Việt Nam” [9] Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở 2.795 xã, phường, thuộc 351 Huyện, thị
Trang 17xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước, đã có những đóng góp đáng kể trong các điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền dân gian [11] Kết quả được đúc kết trong “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc” Võ Văn Chi năm 1976, trong luận văn PTS khoa học của mình, Ông đã thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc [2] Đến năm 1991, trong một báo cáo tham gia Hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của mình và các tài liệu đã công bố, năm
1997 ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển cây thuốc Việt Nam” Có thể nói tài liệu này đã giới thiệu một số lượng loài cây thuốc lớn nhất và đầy đủ nhất của nước
ta cho tới nay, [7] Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu thành phân loài cây thuốc của nhiều vùng nước ta đã được thực hiện Sau nhiều năm điều tra, nghiên cứu, tới nay chúng ta đã biết được số lương các loài thực vật làm thuốc ở Việt Nam lên tới 3.948 loài Nhiều công trình điều tra thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm vừa qua Trong thời gian 2000 - 2010, phòng Thực vật dân tộc học thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã triển khai nghiên cứu tại các cộng đồng dân tộc người H'mông, Dao, Tu Dí, Mường, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự nghiên cứu khá chi tiết thành phần loài cây thuốc của dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Trần Văn Ơn nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại Vườn quốc gia Ba Vì Ty Thị Hoàn nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người Cao Lan tại Tuyên Quang, Trần Thị Dung nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc Bru - Vân Kiều tại Quảng Trị Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác đã được công bố Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy các dân tộc nước ta có nhiều tri thức quý giá và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa bệnh Nhiều bài thuốc dân tộc
có hiệu quả điều trị cao đã được thu thập và đưa vào nghiên cứu thực nghiệm Đồng
Trang 18thời, đã phát hiện nhiều loài cây thuốc mới; đặc biệt là các công dụng mới của nhiều loài cây thuốc Như vậy, nghiên cứu cây thuốc truyền thống của các dân tộc thiểu số
đã góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc nước ta
1.2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Điều kiện tự nhiên:
a Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ:
Hình 2.1 Vị trí xã Trà Kót
Trà Kót là xã nằm sâu trong núi nhất của huyện Bắc Trà My
Tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 91,68 km² , được chia thành 6 thôn Ranh giới hành chính xã được xác định như sau:
- Phía đông giáp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
- Phía tây giáp xã Trà Đông và xã Trà Nú, thuộc huyện Bắc Trà My
- Phía nam giáp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
- Phía bắc giáp huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
b Khí hậu:
Trà Kót nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
độ ẩm cao, với các đặc trưng chủ yếu sau:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23 oC
Trang 19- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm: 8-100 oC
sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn
d Địa chất và thổ nhưỡng:
Đất đai của Trà Kót có nhiều nhóm, gồm:
- Nhóm đất mùn: phân bố trên những vùng núi cao, được hình thành do sự rửa trôi các lớp đất trên cao xuống, độ phì cao Đất có tỉ lệ đá lẫn 15-25%, thành phần cơ giới thịt nhẹ
- Đất vàng đỏ phân bố hầu hết, chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp và cây lâu năm
- Đất phù sa tập trung chính ở các thung lũng nhỏ
e Thủy văn:
- Ở Trà Kót không có sông lớn, chỉ có nhiều suối nhỏ Người dân ở đây sử dụng nước giếng khoan và nước dẫn từ núi xuống Tuy nhiên vào mùa nắng thì suối cạn nước nên chủ yếu vẫn là dùng giếng khoan
1.2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội:
a Tình hình dân cư và phân bố dân cư:
Trang 20- Toàn xã có 875 hộ dân với 2743 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Kor chiếm 99% dân số
- Số người trong độ tuổi lao động chiếm 65%, chủ yếu là lao động nông
nghiệp
b Phân bố dân cư:
- Dân cư phân bố không đều, tập trung rải rác chủ yếu ở quanh thung lũng Thu nhập chính của người dân là từ việc trồng keo Trình độ dân trí thấp, sản xuất
còn lạc hậu Tập tục tảo hôn vẫn còn, các em kết hôn khi chưa đủ tuổi
- Người dân ở đây sống đa số dựa vào rừng, khai thác các sản phẩm của rừng và nhận hỗ trợ từ nhà nước, họ cảm thấy hài lòng về điều đó và không muốn phát triển thêm
Trang 21CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Tất cả các loài thực vật được người Kor ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam sử dụng để làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe
2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:
Xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
- Từ ngày 5/9/2015 - 15/10/2015: Viết đề cương nghiên cứu
- Từ ngày 30/10/2015 – 15/3/2016: Khảo sát thực địa
Đợt 1: Từ ngày 2/11/2015 – 5/11/2015
Đợt 2: Từ ngày 10/1/2016 – 14/1/2016
Đợt 3: Từ ngày 3/4/2016 – 6/4/2016
- Từ ngày 7/4/2016 – 30/4/2016: Xử lý số liệu và hoàn thành luận văn
- Từ ngày 2/5/2016 – 8/5/2016: Bảo vệ luận văn
2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thành phần loài và lập danh mục các loài cây thuốc tại xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
- Tìm hiểu các bộ phận dùng làm thuốc, công dụng của các loài cây thuốc đó theo tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Kor tại xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
- Tìm hiểu sự phân bố của các cây thuốc theo sinh cảnh trên địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu nguyên nhân tác động đến nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn nghiên cứu Đề xuất biện pháp bảo tồn
- Sưu tầm một số bài thuốc được đồng bào dân tộc Kor tại xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam sử dụng
Trang 222.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa:
a Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa:
- Khảo sát tổng thể để xác định các tuyến nghiên cứu và tiến hành thu mẫu theo các tuyến đó
- Dụng cụ thu mẫu: Cặp thực địa, sổ ghi chép, bút chì, thước, nhãn ghi số hiệu, kéo cắt dây, máy ảnh, miếng vải màu đen hoặc trắng
- Nguyên tắc thu mẫu:
+ Chọn mẫu thật đẹp Mỗi mẫu đều phải có đầy đủ bộ phận, nhất là cành, lá, cùng hoa, quả hay cả cây đối với các loài cây thảo
+ Các mẫu thu trên cùng một loại cây thì đánh cùng một số hiệu
+ Ghi chép ngay các đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, nhất là các đặc điểm dễ mất khi khô (đặc điểm hoa, quả,…) Đồng thời ghi chép tên cây theo tiếng địa phương mà người dân đã gọi và nơi phân bố của chúng
+ Đặt mẫu vào giữa một tờ báo rồi xếp vào cặp gỗ sau đó đem đi xử lí
b Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu
- Mang mẫu về chúng tôi tiến hành xử lý ngay Rửa sạch, cắt tỉa lại cho đẹp
và phù hợp kích thước, rồi kẹp vào giữa tờ báo gấp đôi, sao cho có thể thấy tất cả các bộ phận, đặc điểm có ở trên mẫu cây, đối với lá thì phải xếp để quan sát được cả
2 mặt
Trang 23- Xếp khoảng 10 – 15 mẫu lại với nhau rồi dùng cặp gỗ buộc lại, lấy vật nặng
ép xuống
- Phơi nắng các bó mẫu, thay báo 2 giờ 1 lần cho đến khi khô Những ngày đầu tiên phải thường xuyên thay giấy báo để mẫu không bị hư hại.Và cần tránh những nguyên nhân làm hư mẫu như thời tiết hoặc sâu mọt Nếu mẫu không tốt thì phải tiến hành đi nhiều lần để lấy thêm mẫu khác
- Để bảo quản mẫu được lâu, sau khi mẫu khô sẽ được xử lí bằng cồn 900 và đồng sunphat để ngăn ngừa nấm mốc Đổ cồn 900 vào một chậu men rộng, hòa tan CuSO4 vào cho đến khi dung dịch bão hòa.Cho mẫu cây vào ngâm trong thời gian 5 – 10 phút rồi đem sấy lại cho đến khô
- Lên tiêu bản: Mẫu được đính trên giấy Croqui cỡ 29 x 41 cm, chú ý cách
sắp xếp mẫu cho đẹp và có dán nhãn ở một góc phía bên dưới về bên tay phải
c Phương pháp giám định tên cây thuốc
- Phương pháp so sánh hình thái
- Trong quá trình giám định, sử dụng khóa phân loại của Phạm Hoàng Hộ,
1991, 1992, 1993 Ngoài ra còn tra cứu tham khảo thêm: Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2006) [1], [4], [5], [6]
d Phương pháp lập danh mục
- Sau khi định loại thì tiến hành lập danh mục
- Danh mục được sắp theo từng chi, từng họ theo cách sắp xếp của Brummitt
+ Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) trong tập “Cây cỏ Việt Nam” gồm 6 tập
+ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2006)
2.5.3 Phương pháp xử lí số liệu:
Sử dụng phần mềm Excel để xử lí số liệu
Trang 24CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC DO NGƯỜI KOR SỬ DỤNG TẠI XÃ TRÀ KÓT, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
Qua quá trình điều tra và nghiên cứu, chúng tôi thu được 155 mẫu, khi giám định thống kê được 91 loài cây thuốc thuộc 89 chi, 51 họ (Bảng 3.1)
Tổng các loài thực vật thống kê được phân bố trong các taxon thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch như sau:
Trang 25Bảng 3.1 Danh mục các loài cây thuốc được người Kor sử dụng tại xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
quang, viêm bể thận, viêm loét
da
THÁP BÚT
2 Equisetaceae Họ cỏ tháp bút
2 Equisetum ramosissimum Desf
Ssp debile (Vauch.) Hanke (E
debile Roxb ex Vauch
chảy, rong huyết
Trang 26Hook
6 Diplazium esculentum (Retz)
Sw (Hemionitis esculenta Retz)
9 Clinacanthus nutans (Burm.f.)
Trang 2712 Fissistigma fruticosum (L.) Dũ dẻ Dè dẻ B, R Cả cây Đẹp da phụ nữ
22 Siegesbeckia orientali (L.) Hy thiêm Cỏ dĩ B, R, S Phần thân
trên mặt đất
Phong thấp, tê bại nửa người,
Trang 28đau xương khớp
23 Xanthium strumarium (L.) Ké đầu ngựa Phắc ma B, R, S Quả già phơi
khô
Viêm mũi, phong thấp
15 Caprifoliaceae Họ kim ngân
24 Lonicera japonica Thunb Kim ngân hoa Bơc R Hoa sắp nở,
cành lá
Mề đay, mụn nhọt, viêm mũi
dị ứng
25 Carica papaya (L.) Đu đủ đực Đu đủ đực B, R, V Hoa Ung thư (giảm
gia tăng kích thước khối u)
17 Commelinaceae Họ thài lài
26 Tradescantia discolor L’Herit Sò huyết Lẻ bạn R, V Hoa Ho ra máu, đi
ngoài ra máu
18 Crassulaceae Họ thuốc bỏng
27 Kalanchoe pinata (Lam.) Pers Sống đời Thuốc bỏng B, R, S, V Lá Chữa bỏng,
cầm máu, đắp vết thương
19 Elaeagnaceae Họ nhót
hoa
Tiêu chảy, mụn nhọt
20 Euphobiaceae Họ thầu dầu
29 Euphorbia pilulifera (L.) Cỏ sữa lá lớn Cỏ sữa lá lớn B, S, R Cả cây Lỵ
30 Euphorbia thymifolia Burm Cỏ sữa lá nhỏ Vú sữa đất B, S, R Cả cây Lỵ
31 Sauropus androgynus (L.) Merr Rau ngót Bù ngót B, S, R, V Lá Sót nhau, tưa
lưỡi
Trang 2932 Bauhinia variegata (L.) Móng bò A’ho R Rễ Ho, viêm loét
mũi
33 Cajanus cajan ( L.) Millsp Đậu săng Đậu sen B, R, V Lá, hạt Cảm sốt, ban
34 Cassia alata (L.) Muồng trâu Cong b’hang R, Rt, V Thân, lá, rễ Thấp khớp, phù
thủng
35 Mimosa pudica (L.) Trinh nữ Mác cố B, R, S, V Cả cây Suy nhược thần
kinh, huyết áp cao
nhuận tràng
38 Ocimum gratissium (L.) Hương nhu trắng É trắng B, S, V Phần trên
mặt đất
Giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu
mặt đất
Thanh nhiệt, cảm nắng
phong hàn, suyễn
41 Plectranthus amboinicus (L.) Rau tần Húng chanh V Lá và ngọn
43 Cinnamomum cassia Nees &
Eberth
cành non
Tiêu chảy, lỵ, rắn cắn
44 Litsea glusinosa C B Rob
(Litsea sebidera Pers)
Trang 3026 Menispermaceae Họ tiết dê
47 Tinosporae tomentosae Miers Xương rắn Dây rúc rúc R Thân Tê bại xương
khớp, rắn cắn
thủng, huyết áp cao
52 Peperomia pellucida Rau càng cua Càng cua B, S, V Phần thân
trên mặt đất
Mụn nhọt, lở loét, thiếu máu
31 Plantaginaceae Họ mã đề
bàng quang, đau mắt đỏ