Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật Công Nghiệp gồm 5 chương có nội dung trình bày về: Design, Design công nghiệp, Design và công nghệ, Design và Maketting... giúp sinh viên chuyên ngành thiết kế có thêm tài liệu tham khảo để tổng hợp các kiến thức về Design một cách khái quát nhất.
Trang 1I
Design
1.1 Khái niệm Design
1.2 Các chức năng và tiêu chí của Design
1.3 Design tương thích với phương thức sản xuất
Chủ nghĩa công năng hiện đại và nghệ thuật trang trí
3.1 Những người tiên phong và Chủ nghĩa cấu trúc Nga El Lissisky3.2 Hà Lan: De Stijl (1917- 1931)
4.1 Những năm 50- Giai đoạn sau chiến tranh
4.2 Italia: Nghệ thuật và Design Bel design
4.3 Đức: Hình dáng tốt Trường phái chủ nghĩa công năng mới4.4 Trường Đại Học Tạo dáng công nghiệp Ulm
4.5 Những năm 80 Một nền Design mới
4.6 Quản lý Design và Design dịch vụ
Design và Văn hóa
Design và Môi trường
Design và ý nghĩa
4.7 Thập niên 90: Design các chất liệu và Design phi vật thể
Trang 2Chương I Design 1.1 Khái niệm Design(Mỹ thuật công nghiệp)
Là ngành thiết kế tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp, thiết kế môi trườngsống hay thế giới đồ vật
Design là một thuật ngữ xuất hiện trong rất nhiều ngữ cảnh với các lĩnh vực thiếtkế: thiết kế Đồ họa(graphic design), thiết kế nội thất(interior design), thiết kế thờitrang(fashion design), tạo dáng công nghiệp(industrial design)…
Danh từ design có xuất xứ từ chữ disegno của tiếng Latinh, có từ thời Phục hưng cónghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác,công việc của sự sáng tạo Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo củacác họa sĩ vẽ tranh, tạc tượng … và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyênnghiệp hoàn toàn (full-time professional) mà gắn kết như một thuộc tính của họa sĩ,nhà điêu khắc hay các nghệ nhân
Thế kỉ XVI ở Anh đã mở rộng khái niệm Design là phác thảo, thiết kế và lập kếhoạch cho sản phẩm công nghiệp.Ở Việt Nam có nghĩa là "mỹ thuật công nghiệp",
"thiết kế tạo dáng công nghiệp" hay "mỹ thuật ứng dụng" Thuật ngữ này mới nhập vàoViệt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ Industrielle Formgestaltung trong tiếngĐức khi các giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule fürIndustrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổihọc thuật và đã được dịch thành "Mỹ thuật công nghiệp" (MTCN) Từ đó MTCN trởthành thuật ngữ của ngành và trở nên thông dụng, quen thuộc
Designer.
Những sản phẩm, tác phẩm, những cuốn sách, tạp chí, viện bảo tàng…đã dựng hìnhảnh của các bậc thầy Designer trong lịch sử phát triển Có thể kể tên một số bậc thầydanh tiếng như William Morris, Michael Thonet, Adolf Loos, Le Corbusierd, Frank
Trang 3Lloy Wright Christian Dior…Trong lịch sử đã có nhiều Designer khởi nghiệp từ cáclĩnh vực kiến trúc, kỹ thuật trong kinh doanh, quảng cáo.
Việc đào tạo các Designer bao gồm toàn bộ các lĩnh vực của các bộ môn khoa họcrất cần thiết và nền tảng văn hóa, thế giới quan của Designer Tại các trường đào tạoDesigner ở Việt Nam hiện nay có các môn học về thẩm mĩ học, tiến hiệu học, lý thuyếtmàu, văn minh phương Tây, văn minh phương Đông, cơ sở văn hóa Việt nam
Môn duy nhất thuộc chuyên ngành Design là Ergonomic, Việt Nam còn gọi là Côngthái học - bộ môn giải thích mối quan hệ trung tâm giữa con người và môi trường, máymóc, nghiên cứu khả năng và hạn chế của con người, nhân trắc học…để đảm bảo yêucầu đối với tạo dáng hợp lý, phù hợp sức khỏe, an toàn và tiện nghi
Designer ngày nay có một phạm vi hoạt động rộng lớn từ những sản phẩm tiêudùng hàng ngày như đồ gỗ, dụng cụ gia đình, quần áo giày dép…đến các sản phẩmcông nghiệp Không chỉ hoạt động trên thế giới của hàng hóa tiêu dùng, họ còn hoạtđộng cả trong lĩnh vực thiết kế vũ khí, ô tô, xe máy…
Tùy vào lĩnh vực hoạt động và sản phẩm mà các Designer thường gắn thêm vào cácdanh hiệu Designer những sản phẩm chuyên môn của mình Như Designer nội thất,Designer đồ họa, Designer thời trang, Designer đồ gốm…
Design sản phẩm và Design đồ họa
Design công nghiệp(Industrial design) bao gồm Design những sản phẩm tiêu dùnghàng ngày như đồ đạc, dụng cụ gia đình, quần áo, giày dép, …cho đến các sản phẩmtrang thiết bị công nghiệp khác, thậm chí cả vũ khí và phương tiện vũ trụ…nghĩa làDesign sản phẩm công nghiệp
Design đồ họa(Graphic design) bao gồm tất cả các lĩnh vực giao tiếp và thôngtin(communication) Quảng cáo bao bì sản phẩm, brochure, catalogue, trang trí trưngbày cửa hàng, đồ họa ấn phẩm …nói tóm lại đó là công việc trang trí vẽ trên bề mặt.Ngày nay, khi phượng tiện truyền thông chủ yếu dựa vào hệ thống nghe nhìn, trên mànhình vô tuyến, vi tính…thì các Designer cũng phải ngồi bên máy tính và sáng tạo,trong trường 2D và 3D, tĩnh và động, tạo ra những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng
Trang 4Một Designer hiện đại ngày nay được trang bị kiến thức cảu cả hai mảng Designcông nghiệp và Design đồ họa.
1.2 Các chức năng và tiêu chí của Designer.
Design là một hoạt động nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp và thương mại.Design được thực hiện dựa trên những nguyên lý và sự nghiên cứu nghiêm túc các yếu
tố tác động tới sản phẩm và người tiêu dùng
Design gắn liền với quá trình sản xuất – tiêu dùng sản phẩm Hoàn cảnh xã hội tácđộng đến quá trình Design và tác động xã hội của Design
Qúa trình Design dừng lại ở mẫu đầu hay nguyên mẫu(Proto-Type) Qúa trình sảnxuất kết thúc ở sản phẩm(Designed Goods).Qúa trình lưu thong phân phối(CirculationDistribution) mang sản phẩm đến người tiêu dùng và quá trình tiêu dùng của kháchhàng(Consuming Customizing) chấm dứt mô hình chế tạo, sản xuất – tiêu dung sảnphẩm Người ta gọi quá trình Design là quá trình tiền sản xuất như mô hình dưới đây: Tiến trình Design sản phẩm theo các Designer Nhật Bản được thực hiện theo 4bước như mô hình sau:
Tiến trình Design phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể.
1) Khảo sát nghiên cứu lần 1 về nhu cầu, thói quen sở thích của khách hàng
2) Hình thành ý tưởng Design, đó là nhứng bước xác định dần những đặc trưng cơbản nhất của sản phẩm tương lai khi sản phẩm được đưa vào thị trường, ý tưởngphải thỏa mãn công thức 5W1H ( When, Who, Where, What, For Whom, How).3) Design là quá trình thực hiện ý tưởng, ban đầu được Design thể hiện qua phácthảo(sketch) như những sơ phác ban đầu và chỉ giành riêng cho chính bản thânDesigner nên có thể được thể hiện tự do bằng nét chì …sau đó phác thảo mớihoàn thiện dần ý tưởng khi lưu ý tới cấu tạo bên trong, vỏ bọc bề ngoài, vẽ kỷthuật và thực hiện mô hình 3 chiều, cuối cùng hoàn thiện màu sắc, hoa văn, chấtliệu bề mặt, trang trí và đồ họa mỹ thuật kết thúc quá trình Design
4) Khảo sát nghiên cứu lần 2 xem xét những vấn đề phát sinh khi đưa sản phẩmvào thị trường và ý kiến của người sử dụng
Trang 5Design được đánh giá bởi các tiêu chí xã hội, công nang, công thái học, sinh thái,
và thẫm mỹ…
Tiêu chí xã hội đánh giá mức hội nhập và định hướng của sản phẩm đối với cáctầng lớp của xã hội khác nhau, khả năng tối ưu hóa đời sống vật chất cho công dân, lợiích và hiệu quả xã hội của sản phẩm, quan hệ của sản phẩm và trình độ phát triển củabản thân hoặc nhóm cộng đồng
Tiêu chí công năng đánh giá tính dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ sửa chữa, độ tinh tếcủa sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ của sản phẩm, có khả năng tái sử dụng, kýthuật công nghệ tiên tiến…
Tiêu chí công thái học đánh giá về mối quan hệ hữu cơ giữa con người và môitrường
Tiêu chí sinh thái đánh giá sản phẩm và khả năng cũng như mức độ làm hại môitrường sống…
Tiêu chí thẫm mỹ xem xét cấu tạo và hình dáng, tính “xịn” hay cá tính và tính độcđáo…Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Design sản phẩm như: về khía cạnhnhân trắc học, vật lý, tâm sinh lý, vệ sinh,…
1.3 Design tương thích phương thức sản xuất.
Design là một môn khoa học đã tổng hợp được các phương pháp khác nhau, rút ra từcác lĩnh vực của khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế, khoa học xã hội và kiến thức trítuệ của nhân loại Trong quá trình phát triển của lịch sử của bộ môn khoa học này về lýluận lẫn thức tiễn, người ta có nhiều giả định và quan điểm rất khác nhau
Chủ nghĩa công năng đã thống trị từ đầu thế kỷ cho đến những năm 70, những yêu cầuđòi hỏi về công năng và đòi hỏi về kỹ thuật bao giờ cũng là thước đo về hình thức đốivới một sản phẩm được sản xuất hang loạt Xu hướng styling
Trang 61.4 Lịch sử Design
Là một khoa học nghiên cứu ra đời và phát triển của Design cùng những yếu tố cơbản về sự phát triển đó, là môn học có mục đích nhằm giải thích Design như một hiệntượng xã hội và hiện tượng lịch sử Đó là những cột mốc của những sự kiện, sự hìnhthành các hãng, các công ty tạo dựng nên dấu ấn Design
Nước Anh có Hiệp hội lịch sử Design ( Design History Society) từ 1977
Khi nói đến lịch sử Design ta không chỉ đề cập đến sự phát triển về kỹ thuật, kinh
tế, thẫm mỹ và xã hội mà còn phải đề cập đến các yếu tố khác nữa như tâm lý, vân hóa,môi trường…Lịch sử Design không chỉ là lịch sử của đồ vật và hình dáng của chúng,lịch sử Design là lịch sử của các hình thức sống, là mối quan tâm và phong cách ứng
xử trong quan hệ giữa con người và đồ vật được phản ánh phần lớn trong lịch sử vănhóa và văn minh từ khởi thủy cho tới thế kỷ XX
Hàng năm minh họa trong sách là hình vẽ, phát thảo, thiết kế sản phẩm…nhưnhững dấu ấn của lịch sử Design, được lựa chọn từ những hình dáng tiêu biểu, đặc
Trang 7trưng cho phong cách, văn hóa, dân tộc hoặc trên cơ sở chất liệu, kỹ thuật chế tạo Một
số đơn thuần chỉ là những ý tưởng hay thử nghiệm lý thuyết, số khác theo thương mạichủ nghĩa Những phong cách kiểu dáng của Design công nghiệp thế kỷ XX phản ánh
sự phát triển và những thay đổi của kỹ thuật công nghệ trái ngược với xu hướng thủcông truyền thống
Cuối thế kỷ XX các nhà lí luận Design đưa ra mô hình phát triển Design trong mốiquan hệ với các hình thức xã hội nhằm lý giải những thay đổi của đặc trưng phongcách Design phụ thuộc vào nền kinh tế, sản xuất công nghiệp và hoàn cảnh xã hội Qúa
đó có thể xây dựng được mô hình phát triển của Design trong lương lai
Đó là những thập niên xã hội phát triển tiếp tục dư thừa sản phẩm công nghiệpđồng thời diễn ra sự thay đổi to lớn trong cơ cấu nhu cầu của con người, những sảnphẩm giải trí, văn hóa tinh thần tăng cao và mở rộng hơn bao giờ hết Con người baoquát toàn cầu, vươn ra ngoài phạm vi trái đất và trình độ khoa học công nghệ vũ trụ sẽtác động ảnh hưởng đến các sản phẩm vật chất lẫn tinh thần Design tương lai
1.5 Những phong cách lớn trong lịch sử Design.
Phong cách.
Qua những di tích kiến trúc và những đồ vật từ xưa còn được bảo tồn đến ngày nay
có thể thấy những công trình kiến trúc cũng như đồ đạc được xây dựng hay chế tạo ởmột giai đoạn nhất định, trong những điều kiện thường xuyên thay đổi, nhưng có cùngnhững dấu hiệu giống nhau Những dấu hiệu thống nhất ở cách thức biểu thị coi nhưdấu ấn mà thời kỳ xác định đó lựa chọn để thực hiện các tác phẩm kiến trúc của mìnhđược gọi là phong cách của kiến trúc đó Trào lưu sử dụng cùng một loại dấu ấn, cùngmột cách biểu thị trong các công trình kiến trúc tạo thành phong cách kiến trúc
Phong cách xuất hiện ở nơi nào thuận lợi cho sự phát triển của nó Đó là địa lý, khíhậu, nền kinh tế, xã hội và điều kiện chính trị, thu nhập của người dân…Từ nơi xuấtphát, phong cách sơ khai lan tới những vùng xung quanh, giống như những vòng tròn
Trang 8đồng tâm, ngày một xa hơn tùy theo khả năng mối quan hệ xã hội tương lai Thời xaxưa chính buôn bán là nhịp cầu nối quan hệ văn hóa với nhau Ví dụ như “con đường
tơ lụa” nối hai châu lục Âu – Á nổi tiếng của người Trung Quốc thời xưa Những trungtâm phong cách đã nổi tiếng trước đây là Athen thời cổ đại Antique, Paris thời GothicTrung cổ, Phlỏence và Roma thời phục hưng Renaissance
Lịch sử phát triển thế giới đầy rẫy các cuộc chiến, nhưng ngay cả chiến tranh dùchủ yếu chỉ tàn phá chết chóc, cũng thường tạo điều kiện tác động qua lại và phổ biếnphong cách kiến trúc mới Phong cách là một trong những chủ đề quan trọng của cácnhà viết sử và phê bình nghệ thuật Danh từ phong cách Style có nguồn gốc từ chữLatinh stilus hàm nghĩa cách viết, kiểu chữ viết biểu hiện trực tiếp đặc trưng con người.Cũng có quan miện khác coi phong cách style như một mỹ từ mà con người cố tình ápđặc và tự giải nghĩa cho hiện tượng mà thôi
Một vài tên gọi phong cách thường gặp trong lịch sử nghệ thuật như: phong cáchhình học (geometric style), Hellenistic(Văn hóa cổ Hilạp), Romanesque(Roman),Gothic(Gotic), Baroque(Barốc), Rococo(Rốccôcô), Louis XIL(Luis XIL),Mannerism(phong cách riêng), phong cách Queen Anne(Nữ hoàng Anh),Neoclassical(Tân cổ điển), Art Nouveau(Nghệ thuật mới), phong cách quốc tế hiệnđại(international moder style)…
Giai đoạn sơ khai là giai đoạn tìm kiếm dấu ấn riêng và tinh lọc phong cách
Giai đoạn hưng thịnh là thời kỳ đỉnh cao của phong cách Đây là giai đoạn phongcách đã định hình về cấu tạo hình dáng và các chi tiết cấu tạo thuộc kết cấu hoặc trangtrí Đó là nghệ thuật chín muồi, chắc chắn trong hình dáng cà chín muồi trong hìnhdáng
Giai đoạn tàn là giai đoạn cuối trong đó nhiều vấn đề thuộc phong cách đã đượcgiải quyết, thử thay đổi, thêm thắt những phần tử bất cấu trúc, chỉ còn tính trang trí
Ý nghĩa cơ bản của phong cách là đặt trưng nghệ thuật đặc sắc có tính đặc thù diễn
tả tính cách của một con người, một dân tộc hay một thời đại chính là ảnh hưởng của
nó tới công cuộc phát triển thượng tầng kiến trúc tương lai Phong cách cá nhân có thểtạo dấu ấn cho một trường phái, phong cách nhóm hay phong cách hãng Trở thành văn
Trang 9hóa, phong cách mang tính quốc gia và vượt khỏi biên giới một nước thành phong cáchquốc tế.Vấn đề phong cách luôn cần xem xét trên cơ sở văn hóa, cá nhân hay cộngđồng và của xã hội.
Cổ đại Antique là phong cách trang trí nghệ thuật cổ xưa nhất đặc trưng bằng các
hình tưởng tượng về người hoặc thú có tính cách điệu cao được thể hiện rõ nét nhất ởnhững công trình kiến trúc và điêu khắc hay đồ đạc cho đến ngày nay Trong các hầm
mộ người ta khai quật được khá nhiều cổ vật, đồ dùng, đồ trang sức của người xưađược gìn giữ khá tốt phản ánh phần nào trình độ thẩm mỹ và công nghệ chế tác đồ đạcthời đó, tuy nhiên những di vật đó chỉ phản ánh đời sống của vua chúa và tầng lớpthượng lưu Phong cách cổ đại phương đông có ảnh hưởng rõ rệt lên phong cáchphương tây là Cổ đại Ai Cập(Egypt), Lưỡng Hà(Mesopotamia) Cổ đại thuần phươngđông là Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản Phong cách phương Tây cổ đại nổi bật là HiLạp và La Mã cổ đại nguồn cảm hứng cho phong cách phục hưng về sau
Những thay đổi của phong cách phương Đông từ thời cổ đại tới ngày nay không rõnét bằng phong cách phương Tây bởi tính truyền thống liên tục kéo dài của chế độ xãhội mang nét văn hóa riêng khá ổn định
Gothic(1135-1530)
Gothic Pháp trở thành phong cách nghệ thuật đặc sắc mới đã có nguồn gốc từphong cách Antic truyền thống miền núi Alpe, phong cách khái quát kiểu kiến trúc vàphong cách hội họa mới, xuất hiện sau thời kì Cổ đại La Mã và trước thời kì PhụcHưng từ 1135- 1530, gồm ba giai đoạn sơ kì:
Trang 10quá dầy, các vòm cong nhọn đã chống đỡ sức nặng bên ngoài thay cho cột và tườngbên trong để đỡ sức nặng của mái vòm Nhờ vậy có thể xây tường mỏng hơn và thaythế một phần tường bằng cửa sổ kính màu lớn để có nhiều ánh sáng.Thật ra đườngcông gãy đã có từ thời La Mã, nhưng thời Gothic nó mới được sử dụng nhiều hơn, nhất
là trong các nhà thờ, đặc trưng của nghệ thuật phục vụ tôn giáo thời đó Tranh kínhmàu ghép thường lấy các mootip từ Thánh kinh, trang trí các cửa sổ và ô trống lấy ánhsáng trời Hình thức mới mẻ và trực rỡ nhờ kính màu, ánh sáng đủ màu tràn ngập giáođường, tạo một không khí lễ hội lung linh huyền ảo
Phục hung(Renaissance).
Phục hưng hay Rinascimento có nghĩa là Tái sinh (làm cho thịnh vượng giống nhưxưa) là giai đoạn lịch sử vào đầu thế kỷ XIV cho đến khoảng giữa thế kỷ XVI Đây làgiai đoạn thời kỳ chuyển tiếp từ Trung Cổ sang Cận đại Thời kỳ phục hưng đỉnh cao(High Renaissance)( Italia cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI) đặc trưng bằng sự nhấnmạnh tay nghề thủ công, minh họa các cụm tượng, các bích họa trên trần và tường, sắpxếp phối hợp với phong cách Cổ đại, chú ý đặc biệt đến tạo hình và các nguyên tắt kếthợp, kế thừa các kiểu kiến trúc nghệ thuật Cổ đại, những gì Gothic chối bỏ
Phong cách mang tính hoành tráng là đặc trưng của thời kỳ Cổ đại và chính đó làchổ dựa cho phong cách Phục hưng đạt đến đỉnh cao hoàn mỹ về sau
Trang 11Thời kỳ phục hưng với những thành tựu trong nhiều lĩnh vực trong đó có văn hóanghệ thuật đã đặt dấu ấn to lớn trong lịch sử văn minh loài người và đặc biệt đóng góp
cho Design những tiền đề cấu thành lịch sử Design đầu tiên Đó là thuật ngữ Disegno
và Designer đầu tiên là Leonardo de Vinci mà những phác thảo thiết kế của ông đã
khiến ông được tôn vinh
Baroque
Phong cách kiến trúc Baroque bắt nguồn từ Italia đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷXVIII, phát triển ở Châu Âu và Châu Mỹ, đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thứckiến trúc và trang trí cổ điển, kết hợp các hiệu quả của các nghệ thuật tạo hình, hội họatrang trí Từ nghệ thuật Baroque phát triển phong các nghệ thuật trang trí Rococo khởiđầu ở Pháp năm 1720, được phân biệt bằng các dạng thức uốn cong các dạng lá và dâyleo, tạo một tổng thể tinh tế
Le Corbusier, kiến trúc sư và Designer tiêu biểu, đã tìm thấy phong các phong cáchGothic vẻ đẹp mê hồn của nghệ thuật tranh kính màu và mái vòm bí ẩn của kiến trúcnhà thờ Gothic để đưa chất liệu thủy tinh, kính gương lâu đời mà đầy tính hiện đại nàyvào các công trình kiến trúc thế kỉ XX
1.6 Những mốc lịch sử Design.
Theo các nhà sử học, trái đất hình thành cách đây khỏang 6 tỉ năm và con người đãtìm ra lửa được khỏang 1,4 triệu năm Dấu vết đầu tiên về việc con người sử dụng lửatìm thấy ở Kenya Loài người vượn đã dùng đá đách ánh ra lửa nhưng dung lửa để chếtạo gốm như vật liệu nhân tạo đầu tiên thì chỉ mới cách đây khoảng hơn 8.000 năm.Đến khoảng 500.000 năm trước những vũ khí đầu tiên như chùy đá, búa, đao bằng
đá đã được con người sử dụng Có lẻ đó là những sản phẩm do con người chế tạo, đượccoi như những sản phẩm Design đầu tiên
Khoảng 100.000 năm trước con người hiện đại Homo Sapiens hình thành như loàingười nguyên thủy sống thành xã hội mới được từ khoảng 40.000 năm trước CN chođến khi tính đến nền văn minh đầu tiên 5.000 năm trước CN
Trang 1210.000 năm trước kiến trúc hình thành, Những ngôi làng cổ nhất được tìm thấy ởTrung Đông, Thổ Nhỹ Kì và Nam Mỹ Trước đó con người còn sống trong hang độnghay chòi lá.
6.500 trước CN đồ gốm được chế tạo ở Thổ Nhĩ Kì Syri và Kurdistan Đó là vậtliệu nhân tạo đầu tiên con người tạo được Đồ đồng cũng bắt đầu được sử dụng
4.000 trước CN chữ viết ra đời, chấm dứt thời kỳ tiền sử 3.500 trước CN bánh xeđược phát minh tại Irak 3.000 trước CN đồng thau(hợp kim đồng và thiếc) được làm ra
kế đầy sáng tạo và tiên phong của ông
Từ 1600- 1800 thời của phong cách cổ điển Baroque và Rococo Thời đại lýtrí(1687- 1789) cách mạng tri thức Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản và những phát minh
kỹ thuật quan trọng thời cận hiện đại như: thoi dệt(1733), máy kéo sợi Kenny(1767),máy hơi nước Jemes Watt(1784)máy kéo sợi mịn Samuel Crompton(1779), máy dệtEdmund Cartwright(1785)…đã giúp công nghiệp cất cánh, hình thành một nền vănminh mới “văn minh công nghiệp”
Cách mạng công nghiệp được coi như thành công trong giai đoạn 1800-1850 vàtiếp tục thành tựu của khoa học kỹ thuật: tàu thủy hơi nước Robert Fulton(1806), đầumáy xe lửa George Stephenson(1814), xe đạp (1818), năng lượng điện(Ohm, Joule,Lenz, Maxwell), tia Xquang Rơnghen, thuyết lượng tử Planeck, thuyết tương đốiEinstein, học thuyết di truyền Darwin,…
Design công nghiệp
Lấy cột mốc 1850 của giai đoạn kéo dài cho tới ngày nay bắt đầu từ thời kỳ cónhững Hội chợ, Triển lãm quốc tế và tiếp tục những thành tựu khoa học kỹ thuật, văn
Trang 13hóa, xã hội, tư tưởng Hàng loạt sự kiện quan trọng, những dấu ấn phong cách tronglịch sử Design thời kì công nghiệp.Một số cột mốc quan trọng và những sự kiện có thể
kể đến:
Triển lãm thế giới đầu tiên tại London năm 1851
Ghế gỗ uốn của M Thonet được trưng bày tại triển lãm Munich 1854, ghế tựa uốn
số 14 năm 1859 của ông là thành công tuyệt đối của một sản phẩm Design khi đượcsản xuất ra với số lượng lớn hơn 100 triệu chiếc Lần đầu tiên đồ gỗ được các tác giảđăng ký bản quyền
W Morris lập hãng W Morris.Co , năm 1861 và mở tờ báo Kelmslott đấu tranhcho phong trào cách tân Mỹ thuật Mỹ nghệ
Phong cách trẻ 1890-1914 Jugendstil(Đức), Art Deco( Anh), Art Nouveau(Pháp,Bỉ), Sccession(Áo), Slito Liberty(Italia)…hình thành và phổ biến như một phong cáchquốc tế
Hermann Muthesius sáng lập tổ chức Deutscher Verkbund năm 1907 Kiến trúc sưAdolf Loos công bố Ornaments anh Crime(Hoa văn và tội ác) chống quan điểm trangtrí của trường phái Nghệ thuật mới vào năm 1908, đánh dấu sự suy tàn của phong cáchtrẻ
Cách mạng tháng 10 Nga 1917 và nghệ thuật đi vào đời thường Chủ nghĩa Cấutrúc Nga ra đời, song hành cùng De Stijl của Hà Lan Sự hình thành mô hình Phânxưởng Kỹ - Mỹ Nghệ Vchutemas vào năm 1920 với những người tiên phong như:Tatlin, El Lissisky…
Dưới ảnh hưởng của Cấu trúc Nga và phong trào De Stijl Hà Lan cũng như tôn chỉForm Follows Function(Hình dáng theo công năng) của Sullivan Mỹ, tại Đức, trườngBauhaus được thành lập năm 1919 ở Weimar và đóng cửa năm 1933 sau hai lần dichuyển địa điểm đến Dessau và Berlin Bauhau được coi là cái nôi của Chủ Nghĩa côngnăng hiện đại
Năm 1925 Marcel Breuer tại Bauhaus lần đầu giới thiệu kiểu ghế bằng ống thépmang phong cách hiện đại Wassily
Trang 14Năm 1929, Viện Bảo tang Nghệ thuật hiện đại thành lập tại New York Ludwig Miesvan der Rohe thiết kế ghế bành Barcelona
Năm 1940 tại Bảo tang Nghệ thuật hiện đại tổ chức cuộc thi thiết kế “ đồ gỗ hữucơ”(Organic Furniture) Charles Eames và Eero Saarinen đoạt giải
1940-1942 R Loewy thiết kế bao bì thuốc lá Lucky Strike
Năm 1953, Jacques Vienot tổ chức tại Paris đại hội quốc tế đầu tiên về Design.Cùng lúc đó Đức thành lập trường Đại học tạo dáng công nghiệp Ulm, khai giảng khóađầu 1955 và trường đóng cửa năm 1968
Năm 1981 Scottsass thành lập phong trào Memphis từ Studio Alchimia với sứ mạng
“ anti – design, no design” đánh dấu sự ra đời chủ nghĩa Hậu hiện đại.
Chủ nghĩa công năng hiện đại phù hợp với phương thức sản xuất công nghiệp hàngloạt vẫn khẳng định chủ chốt trong nền Design thế giới, đặc biệt tại các nước đang pháttriển Design công nghiệp hóa
Đa hướng trong Dessign hiện đại thể hiện ở dấu ấn đặc trưng phong cách như: hìnhdáng, chất liệu, màu sắc, đa công năng cung như các hình thức biểu hiện của Designtương thích phương thức chế tạo tiên tiến như thu nhỏ vật thể, high-tech, multimedia…
Trang 15Thập niên 90 thế kỉ XX là những năm ra đời và hình thành khái niệm Design phi vậtthể.
CHƯƠNG II DESIGN CÔNG NGHIỆP 2.1 Cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp(1830-1880)
Máy hơi nước
Nhà khoa học người Anh James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước vào năm 1765cũng từ đó diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, một cuộc cách mạng công nghiệp đầu
Trang 16tiên ở Anh quốc vào thế kỉ XIX làm thay đổi cục diện nước Anh Nhờ có máy hơi nước
đã sản sinh ra nguồn năng lượng nhân tạo, có thể sử dụng khai thác than, sản xuất sắt
và thép tạo đà thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí Đó chính là tiền đềcho sản xuất công nghiệp hang loạt, phát triển một nền giao thông vận tải và sự bùng
nổ đô thị hóa
Động cơ hơi nước chạy bằng thủy lực năm 1840 mang hình dáng của một ngôi đền
cổ Ngay trong giai đoạn tiền công nghiệp cái vỏ của máy mới hiện đại đều nhái theonhững hình dáng lịch sử, những cụ kỹ thuật lúc đó được hình tượng hóa như các phẩmtác mỹ thuật
Giữa thế kỷ XIX ở Đức hình thành các bảo tàng, các sưu tập, các trường nghề thủcông mỹ nghệ bên cạnh các viện Hàn Lâm nghệ thuật cổ điển Song nơi đi tiên phongtrong quá trình công nghiệp hóa và phát triển sớm nhất trong lĩnh vực này phải kể đếnnước Anh, bởi từ cuối thế kỷ XVIII nền công nghiệp đã bắt đầu có ở đó Ở nước Anh
đã xuất hiện các lò gốm sứ lớn và các xưởng sản xuất đồ gỗ lớn nổi tiếng Châu Âu từnăm 1759 như Wedgwood Pottery không chỉ phục vụ riêng cho giới quý tộc mà còn
Trang 17sản xuất hang loạt- như các đồ dùng bát đĩa bằng sành, sứ, gốm với hình dáng mới ởnhiệt độ cao, tiện dụng, nhẹ nhàng, giá thành hạ.
Những yêu cầu quan trọng nhất của Design hiện đại như công năng, sự thuần khiết
và chuẩn xác – hình thành lúc khởi đầu bởi kỹ thuật sản xuất do tư bản sinh ra – nhưngđồng thời con người làm việc lúc đó cũng còn nặng về tín ngưỡng, ít ai có được sự kíchthích nhờ vào trình độ kỹ thuật
Nếp sống phường hội, nếp sống tiểu thị dân, cộng đồng Shaker.
- Nếp sống phường hội, tiểu thị dân
Nếp sống phường hội và trưởng giả là một giai đoạn lịch sử trong thời gian từ năm
1814 và cuộc cách mạng tư sản Pháp 1848 Đây là một thời kỳ bình yên, sự trật tự
trong tổ chức và nếp sống văn hóa
Giai đoạn này đã đi vào nghệ thuật tạo hình đầy thú vị nếu ta xem qua các tác phẩmcủa Spitzweg hoặc Richter
Trang 18Cộng đồng tôn giáo người là Shaker do một nữ công dân người Anh ở Manchester
là Ann Lee và một số cộng sự của bà tổ chức Họ thực hiện một lối sống dựa trênnhững nguyên tắc và giá trị của cộng đồng, của sự bình đẳng giữa nam và nữ, họ coi đồvật là sở hữu tập thể
Tên của cộng đồng Shaker(Shaking Quakers) lấy tên từ một phong tục- tên của một
vũ hội tôn giáo Sứ mạng sống của họ là ổn định, giản dị trong cuộc sống Tín ngưỡngcủa họ được nhấn mạnh thông qua các điều luật nghiêm ngặt trong nếp sống sinh hoạt
Đó là sự đơn giản, sự thuần khiết trong bài trí nhà ở, cũng như cái đẹp hoàn mỹ, quần
áo và ật dụng hang ngày Đặc điểm của người Shaker là tự tạo ra tất cả mọi vật dụngphục vụ cho cuộc sống của họ với mọi chất lượng hoàn chỉnh nhất về công năng vàthẩm mỹ
Người Shaker đã chế tạo và cải tiến khá nhiều sản phẩm như cưa đĩa, mắc áo(kẹpáo), cối ép phomats, máy nghiền đồ, máy đan lát, máy đập lúa, bàn cân với quả cânchạy theo trục ngang Nhiều sản phẩm của người Shaker được trưng bày trong bảo tàngnghệ thuật hiện đại New York
Người Shaker có thái độ cởi mở, họ tiếp nhận bất kỳ một sự đổi mới nào về kỹthuật Họ sản xuất ra bàn ghế vải vóc và đồ dùng để bản, sản phẩm của họ ảnh hưởngrộng lớn ở Mỹ trong suốt thế kỷ XIX Chất lượng mặt hang đồ gỗ của họ được ưachuộng dựa vào kỹ năng tinh xảo của đôi bàn tay kết hợp với sự hợp lý về công năng,
vẻ đẹp tinh tế và đặc biệt là độ bền chắc Song dựa vào những tư tưởng thẩm mỹ vàquan niệm “tinh giản” trong đồ dùng, đặc biệt là đồ gôc của người Shaker lại trỗi dậy
Trang 19trong những năm gần đây một phong cách ở nhiều nơi trên thị trường quốc tế Hai hảng
đồ gỗ lớn Habit(Đức) và De Padova(Italia) Đã mua bản quyền để sản xuất các mẫutrên Châm ngôn của người Shaker : Nhịp điệu là cái đẹp, vẻ đẹp đó là cái hợp lý, trật
tự, ngăn nắp, sạch sẽ, đó là tiền đề của cái đẹp, đồ vật nào có tính ứng dụng cao nhấtthì cũng có vẻ đẹp hoàn chỉnh nhất
2.3 Michael Thonet (1796 – 1871).
Trong một thời đại mà hình dáng của rất sản phẩm còn mang nặng dấu ấn củaphương thức sản xuất thủ công, đặc biệt là chủ các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ đang tìmcách thể hiện các hình dáng truyền thống cổ điển của phong cách lịch sử qua sản xuấtbằng các máy tiện, máy khắc, Michael Thonet đã biết sử dụng phương thức sản xuấtmới rất hiệu quả, đơn giản trong sản xuất đồ gỗ, cũng không sử dụng các phương phápsản xuất mới của kỹ thuật để sao chép các mẫu đã có sẵn mà ông đã tạo nên mộtphương pháp sản xuất mới trong tạo hình đồ gỗ
Ông đã sử dụng áp lực của hơi nước để ép các thanh gỗ dẻ gai, uốn được gỗ theohình dáng mới cong lượn, tạo ra hình thức mới của đồ gỗ
Đó chính là cống hiến lớn lao mà Thonet đã đóng góp Bàn ghế Thonet nhẹ nhàng,giá phải chăng và tiện dụng hơn hẳn các loại bàn ghế cầu kỳ trước đây Bàn ghế này cóthể tháo lắp, tháo rời dễ dàng và đó chính là thành công của ông và đồng thời ảnhhưởng đến chủ nghĩa Tân công năng về sau này
M Thonet là một thợ thủ công, là một nhà phát minh và là một nhà kinh doanhvùng song Rhein Ông đã kết hợp tài tình sự chuẩn xác của tay nghề với khả năng sảnxuất công nghiệp
Từ năm 1830, ông bắt đầu thí nghiệm sản xuất các thanh gỗ hình tròn và uốn cong
nó bằng áp lực hơi nước, Ông đã xẻ các tấm gỗ, lạng mỏng chúng ra, dán lại và tạo raloại gỗ ép Bàn và ghế được sản xuất theo phương pháp này Trong số sản phẩm – tácphẩm của Thonet nổi bật nhất là chiếc ghế Thonet số 14 mang tên Vienna Caf(designnăm 1859) chất liệu gỗ dẻ gai, thiết kế sản xuất hang loạt Đến nay đã bán ra trên 100
Trang 20triệu chiếc Le Corbusier đã phải thốt lên: “Chưa bao giờ có được một mẫu mực sangtrọng như thế, tuyệt hảo như thế, thật tài tình và chuẩn xác biết bao!”
CHƯƠNG IV CÁC PHONG TRÀO CẢI CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT MỚI
4.1 Sự hình thành các phong trào cải cách mới.
Nửa sau thế kỷ XIX kỹ thuật lên ngôi, công nghiệp và kinh tế đạt nhiều thành tựu,
sự tăng trưởng đó tạo đà thúc đẩy mọi ngành kinh tế khác phát triển theo, mặc cho có
sự cản trở của khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1873 Qúa trình công nghiệp hóa
đã để lại những mâu thuẫn đối kháng giữa tư sản và cô sản Qua các hội chợ triển lãmquốc tế, một bộ phận trí thức của giai cấp tư sản đã nhận ra được sự bế tắc cần khắcphục về kinh tế và thẩm mỹ Sản xuất hàng loạt theo phương pháp công nghiệp đã sảnsinh ra nhiều đồ gỗ và các sản phẩm tiêu dùng hiện đại nhưng đáng tiếc là các sảnphẩm này lại trang trí bằng các hình dáng cổ lỗ, cũ kỹ, đôi khi còn xấu xí và sao chépcác hình mẫu rẻ tiền, không hợp lý và phù phiếm Các mẫu đồ gôc quá cồng kềnh, thôkệch không phù hợp với điều kiện sống chật chội tại các đô thị
Trước tình hình đó, nhu cầu cải cách đã thúc bách dư luận xã hội Các phong tràonày đầu tiên xuất hiện ở Anh, rồi lan sang Đức với mong muốn tìm một lối thoát và bắtđầu bằng cuộc cải cách trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ
Trang 21Mục đích của các phong trào cải cách đều giống nhau ở chổ nhằm khắc phục cáchậu quả của quá trình công nghiệp hóa và tẩy chay chủ nghĩa lịch sử, nhưng khác nhau
về phương pháp giải quyết bằng các chính sách trong kinh tế, chính trị và thẩm mỹ Cách tân trong tạo dáng đồ gỗ và hàng tiêu dùng thường là mục tiêu phổ biến củacác của các phong trào cải cách, bởi các phong trào này đều có chung mục đích thayđổi và cách tân điều kiện sống, ăn, ở, lao động tại các đô thị Ngay từ năm 1860 đã cónhững công ty có tư tưởng tiến độ, họ đã xây dựng các khu nhà ở cho người lao động.Nhà thiết kế người Anh E Haward là người xây dựng kế hoạch đầu tiên về một dự
án có tên gọi là Thành phố vườn Đó là ý tưởng xây dựng một thành phố nhiều câyxanh với các khu nhà ở của cư dân có vườn cây thay thế cho các chung cư chật chội.Những phong trào cách tân trong thủ công mỹ nghệ và trong các lĩnh vực xã hội đãđánh dấu sự ra đời của lịch sử mỹ thuật công nghiệp, khi nhận thức của con người dầndần thấy được mối quan hệ của nền sản xuất công nghiệp ảnh hưởng như thế nào đếncông nghệ, hình dáng, công năng và sử dụng của sản phẩm
4.2 Chủ nghĩa lịch sử Phong cách phô trương.
Chủ nghĩa lịch sử.
Đô thi hóa bùng nổ kéo theo nhu cầu về công ăn việc làm nhu cầu về sản phẩmhàng loạt và rẻ tiền phục vụ cho số đông thi dân tăng nhanh Điều đó đã trở thành mộtlàn song thứ hai phát triển thúc đẩy sự đi lên của phương thức sản xuất công nghiệp,mặc dù thời điểm đó đang diễn ra một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ nhất trongkhoảng thời gian từ năm 1870 – 1885
Những tiến bộ kỹ thuật của thế kỉ XIX đã mang lại phương thức sản xuất mới,những thiết bị với công năng mới – nhưng đến lúc này vẫn chưa có thẫm mỹ mới chocác sản phẩm công nghiệp Những sản phẩm cơ khí mới này về hình dáng, lúc đầu việc
sử dụng vẫn làm theo hình dáng truyền thống, bởi vậy trong vấn đề sản xuất – tạo dángvẫn là một khâu bất ổn Trong lúc chưa có biện pháp, vào giữa thế kỉ người ta sao chéplại theo phần lớn phong cách lịch sử
Thời kỳ lãng mạn người ta lại sử dụng ngay cả phong cách Trung cổ, sự nhố nhăng
và pha tạp các yếu tố của thời kỳ Gothic, Phục hưng, Baroque đến Lãng mạn đã được
Trang 22sử dụng bừa bãi trong mỹ thuật, kiến trúc và thủ công Những hình thức pha tạp đó đãđược trang trí bằng các hoa văn do các móc đột, dập và làm vỏ bọc rẻ tiền cho các dụng
cụ kỹ thuật mới Ngay cả đồ gỗ - như bàn ghế cũng được sản xuất theo phương phápcông nghiệp lắp lẫn, các thanh kết cấu của chúng cũng được tiện, gọt theo các hìnhtrang trí tân Gothic hoặc tân Baroque, người ta sử dụng các hình dáng truyền thống vàbắt chước các sản phẩm làm bằng tay
Phong cách phô trương
Thế hệ mới, các chủ xí nghiệp đòi hỏi phải có các hình thức mới để phô diễn sựgiàu có của mình, họ coi những thắng lợi và của cải là thước đo cho vị trí xã hội Lúcnày, không có sự phân biệt giữa tầng lớp tư sản mới phất với giới quý tộc vua chúa, sựgiàu sang và phong cách sống bộc lộ trong phong cách đồ dùng biểu hiện trực tiếpbằng sự phong phú của hoa văn trang trí
Nội thất nhà cửa của nhà giàu, của tầng lớp mới phất được trang trí rườm rà, cửa sổ,cửa kính được che bằng loại vải đắt tiền, kỳ công Đồ gỗ phải được sử dụng loại gỗsẫm, nặng nề, uy nghi Các tác phẩm mỹ thuật ưu tiên để trang hoàng và để giới thiệucho sự phô trương Và dần dần thứ chủ nghĩa lịch sử đó đã được tầng lớp hạ lưu chấpnhận Những mẫu mã có phong cách của các thời đại khác được sao chép khắp nơi, cácxưởng thủ công và các xí nghiệp đua nhau sao chép lại để sản xuất, biến chúng thànhhang hóa hang loạt vừa rẻ vừa bầy bán ở mọi nơi!
Ở Anh, người ta ưu tiên phong cách lịch sử Còn thời đại chiến thắng là thời đại của
sự hưng thịnh kinh tế, các hình dáng kỹ thuật được coi là vô vị, xuất xứ của kỹ thuậttrong các sản phẩm được che đậy bởi cái vỏ trang trí cũng không được coi trọng
4.3 Triển lãm thế giới và hội chợ quốc tế.
Nửa sau thế kỉ XIX, thời đại của kỹ thuật và cơ khí hóa cũng là thời đại xuất hiệncủa cuộc triển lãm quốc tế Sự phát triển của nền kinh tế thế giới tạo đà thông thương
về hang hóa Các sản phẩm công nghiệp của các cường quốc kinh tế đã thúc đẩy sựhình thành các thị trường hang hóa để tạo nên những cơ hội đua tranh, cũng từ đâybùng nổ các hội chợ quốc tế( từ năm 1851)
Trang 23Hội chợ triển lãm không chỉ có mục tiêu để cạnh tranh kinh tế mà còn là nơi tựquảng cáo của mỗi quốc gia.
Hội chợ triển lãm quốc tế trở thành cái mốc cho sự phát triển công nghiệp, đồngthời qua đó cũng bộc lộ những yếu kém và lạc hậu về kiểu dáng, năng lực cạnh tranhcủa các sản phẩm công nghiệp Ví dụ: máy khâu hiệu Singer Isaac Singer không phải
là người phát minh ra máy khâu đầu tiên mà sự tìm tòi trên lĩnh vực này xuất hiện đầutiên ở Pháp và Áo Tại triển lãm thế giới năm 1851 ở Anh, Barthelemy Thimonier đãphát minh cũng loại máy này trước cả Singer nhưng lại mang đến cho Singer một cơhội về kinh tế
Chủ nghĩa lịch sử(Historicism) bị lên án và bị coi là vật cản đối với sự phát triển.Ông Semper, nhà lý luận về nghệ thuật ứng dụng lúc đó là người đầu tiên đã lên tiếngcho rằng chủ nghĩa lịch sử đã lỗi thời
Hội chợ triển lãm thế giới lần đầu tiên ở London năm 1851 là cuộc trưng bày sángtạo mới nhất về kỹ thuật và công nghệ chưa từng có, nó cũng báo hiệu cho thừi đạibùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng ở hội chợ triển lãm đã bộc lộ tổng thể
sự non kém và lạc hậu của kiểu dáng và các hình thức trang trí , các mẫu mã, các hoavăn còn quá rườm rà Hội chợ là cột mốc của sự phát triển công nghiệp và kỹ thuật.Trong nửa thế kỷ XIX đã có hang loạt các Hội chợ Triểm lãm quốc tế như một sinhhoạt quan trọng của nền sản xuất công nghiệp thế giới
Năm 1851: Triển lãm lớn thế giới đầu tiên tại London( The Great Exhibition inLondon), trong cái gọi là Cung Pha Lê.(Crystal Place)
Năm 1854: Thonet giới thiệu những chiếc ghế uốn đầu tiên bằng gỗ dẻ gai tạiMunich
Năm 1873: Vienna khủng hoảng kinh tế thế giới kết thúc thời đại của chủ xí nghiệp.Năm 1876: Philadelphia giới thiệu máy khâu và đồ gỗ của người Shaker
Năm 1884: Triển lãm thế giới tại Chicago
Năm 1889: Paris triển lãm thế giới quanh tháp Eiffel, có 28 triệu lượng người thamquan Trưng bày về công nghiệp ô tô
Năm 1897: Triển lãm thế giới tại Brussel
Trang 24Năm 1900: Paris triển lãm thế giới đầu tiên về cầu thang cuốn.
Năm 1904: St Louis giới thiệu nhân dịp thế vận hội Olimpic lần thứ 3
4.4 William Morris và phong trào mỹ thuật mỹ nghệ.
William Morris ( 1834 – 1896 )
Bộ mặt của chủ nghĩa lịch sử đã bộc lộ ở triển lãm thế giới 1851 tại London
Một số người có tư tưởng cải cách mạnh mẽ nhất đấu tranh cho một quan điểmnghệ thuật mới như William Morris Morris nhìn thấy hậu quả của sản xuất côngnghiệp hàng loạt, đó là sự ô nhiễm môi trường, là lao động khổ sai, là hang loạt hanghóa xấu, ông gọi đó là “công trình thống trị nhơ bẩn của chủ nghĩa tư bản và đó là kẻthù của nhân loại” Với quan điểm đó, ông ngẫu nhiên trở thành người đi theo chủnghĩa xã hội, song cũng chưa đủ để được coi là người cách mạng
CHƯƠNG III
Trang 25CHỦ NGHĨA CÔNG NĂNG HIỆN ĐẠI VÀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
3.1 Phong cách trẻ Nghệ thuật mới.
Phong cách trẻ (Jugendstil) hay còn gọi là Nghệ Thuật mới(Art Nouveau) đã pháttriển trong thời gian từ năm 1895 đến Đại chiến thứ nhất(1914-1918)
Nó mang một phong cách quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau Tại Anh gọi là nghệthuật trang trí Art deco, tại Bỉ và Pháp gọi là Nghệ thuật mới(Art Nouveau) Ở Đức gọi
là phong cách trẻ(Jugendstil) Tại Italia mang tên là phong cách Stilo liberty, tại Áo gọi
là phong cách Secession Đó là các tập đoàn, các doanh nghiệp, các xưởng thủ công và
cả các tạp chí đều cùng chung một tư tưởng muốn thúc đẩy sự thay đổi của thẩm mỹ
Sự khởi đầu của phong cách trẻ được đánh dấu vào lúc chuyển giao thế kỉ, nhưngmầm mống của nó đã bắt nguồn từ thập kỷ 80 của thế kỷ XIX Người ta bắt gặp cáchình trang trí của phong cách này trong các bản khắc đồ họa và trình bày sách ở nướcAnh Phong cách trẻ đã lấy những hình trang trí từ thiên nhiên để nâng cao, cách điệu
nó lên thành những đường nét chuyển động nhịp nhàng, biến chúng thành những hoavăn Hình trang trí đó là những bông hồng, các thân cây mềm mại, bởi chúng đồng thờicũng là những biểu tượng sâu xa Các hình thể này được cấu trúc tự do, không cân đối
đã tạo ra vẻ đẹp tự nhiên hợp lý Lại có một kiểu bố cục cân đối được Phong cách trẻchấp thuận và hưởng ứng du nhập từ Nhật Bản
Trang 26Những hoa văn mới được ứng dụng nhanh chóng vào kiến trúc, thiết kế đồ gỗ vàcác lĩnh vực của tạo hình, bởi sự nỗ lực của những người đứng đầu của trường pháiPhong cách trẻ muốn nhanh chóng xóa nhòa ranh giới giữa mỹ thuật và mỹ nghệ Họa
sĩ cũng có thể làm đồ trang sức, dệt thảm, thiết kế mẫu vải, thiết kế đồ gỗ, thìa, nĩa…
Phong cách trẻ muốn tìm ra câu trả lời cho các hang hóa sản xuất hàng loạt, bằngviệc tạo ra bộ mặt thẩm mỹ mới cho khu vực này trong mọi lĩnh vực của đời sống.Không gian được coi như một tác phẩm nghệ thuật tổng thể, hoa văn được coi như cầunối của không gian đó
Chủ nghĩa lịch sử bố cục cụ thể từng chi tiết của sản phẩm một cách tùy tiện, saochép những motif của những phong cách ngày xưa Còn Phong cách trẻ bố cục “hữucơ”đi từ cấu trúc và công năng của sản phẩm, hoa văn trang trí lấy từ thiên nhiên quacách điệu đường nét uốn lượn của cỏ cây hoa lá
Trang 27Phong cách trẻ Đức.
Phong cách trẻ cũng phát triển mạnh ở Đức nhưng nó không được như ở Pháp.Phong cách trẻ ở Đức mang nhiều tính kết cấu – kỹ thuật và pha tạp tính dân gian thủcông nghiệp, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý và các mẫu mực của sản xuất đã cótrước đó từ nước Anh Do có mối quan hệ truyền thống lâu đời với nước Anh nên các
bá tước, các chủ hãng ở Đức ganh đua coi đó là tiêu chuẩn là thước đo cho sản phẩmcủa họ Tại Munich Phong cách trẻ phát triển mạnh trong ngành thiết kế đồ họa và bộc
lộ cụ thể qua Tạp chí mang tên Thanh niên (Jugend) Tạp chí này mang nhiều tính
chính trị và phê phán Lớp họa sĩ theo Phong cách trẻ này tham gia vẽ tranh biếm họa,Poster quảng cáo, trang trí nội ngoại thất cho các nhà hát, câu lạc bộ…
Phong cách trẻ ở Đức lại do Riemerschmid khởi xướng Ông là người đề cao sựchuẩn xác tư duy mang tính cấu trúc, tư tưởng ấy đã dẫn ông đến hình dáng kỹ thuật đểrồi sau này mở đường cho nền sản xuất công nghiệp tương lai
Darmstadt trở thành trung tâm Phong cách trẻ tại Đức sau những ý tưởng cách tân ởMunich
Năm 1899, công tước Ernst Ludwig Von Hessen mời Riemerschmid cùng sáng lậpHiệp hội ly khai Josef Maria Olbrich và Peter Behrens, một trong những người sánglập viên các phân xưởng thủ công của Thành phố Munich
P Behrens nguyên là nghệ sĩ đã từng theo đuổi ngành kiến trúc và tạo dáng tạiMunich Ông nhân thức ngôi nhà của mình từ cái mái cho tới bộ đồ ăn, điều mà saunày những kiến trúc khác cũng làm theo và trong quá trình này đã phát triển ngôn ngữtạo hình súc tích và chính xác Behrens là một trong những nghệ sĩ toàn năng nhất củaPhong cách trẻ đã trở nên nổi tiếng qua những việc làm của ông tại Darmstadt và ítnăm sau ông trở thành nhà thiết kế công nghiệp số một tại Đức
Trang 28Nghệ thuật mới Pháp(Art nouveau).
Những trung tâm quan trọng nhất của nghệ thuật mới tại Pháp là Paris và Nancy,chính thành phố Nancy này lại có ý nghĩa to lớn đối với nghệ thuật mới
Hai nghệ sĩ thổi thủy tinh nổi tiếng là E Galle và A Daum làm việc tại thành phốNancy Trường học do Nancy sáng lập đã cho ra các hình mẫu tiêu biểu định hướngcho nghệ thuật trang trí của Phong cách trẻ: các lọ hoa, bình đựng và tách cốc đựngthủy tinh được trang trí bằng các nhành cây, các dây leo và các loại hoa lá mang tínhbiểu tượng cao
Trang 29E Galle và A Daum phụ trách xưởng xản xuất thủy tinh, nơi này cho ra đời nhữngtác phẩm đắt tiền nhất và nổi tiếng nhất của trào lưu nghệ thuật mới Song Galle khôngchỉ sản xuất các sản phẩm đơn chiếc mà ông còn cho ra đời các sản phẩm hành loạt.Năm 1886, ông thành lập nhà máy đồ gỗ được trang bị cơ khí hóa hoàn toàn, sử dụngđộng cơ hơi nước, máy cưa chạy bằng cánh quạt gió.
Paris có đặc điểm khác với nhiều trung tâm của Phong cách trẻ, Paris là nơi hội tụcác nghệ sĩ, là linh hồn tinh thần của cái đẹp
Các hoa văn trang trí được các nghệ sĩ tài hoa nâng lên một tầng cao mới Các nghệnhân đồ gỗ như Charpentier và L Majorelle thường sử dụng các hình dáng của cỏ câyhoa lá, cách điệu đơn giản và thể hiện ngay trong sản phẩm của mình H Guimard đãthiết kế cửa ga tàu ngầm Paris theo một phong cách mới, ông đã kết hợp hài hòa giữathẩm mỹ với cấu trúc kỹ thuật hiện đại Các cành cây bằng sắt đồng thời mang chứcnăng là cột đèn vương tỏa từ thân của mái vòm ga