CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

123 1 0
CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cục diện chính trị châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc là một chủ thể đóng vai trò quan trọng. Sau hơn 40 năm cải cách, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Điều này tất yếu dẫn tới những thay đổi trong tư duy và chiến lược đối ngoại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhất là khi sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy gia tăng sức mạnh quốc gia. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế kỷ XXI đã dẫn đến nhiều dự đoán về “một thế kỷ thuộc về Trung Quốc”. Song, nó cũng tạo ra những hệ luỵ đối với chính trị quốc tế ở châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc là một cường quốc châu Á. Từ trong lịch sử, quốc gia này luôn là một trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới. Có thể nói rằng, châu Á là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt là các nước Đông Á. Như nhiều học giả chủ nghĩa hiện thực tin rằng, có một mô thức chung của các cường quốc trỗi dậy là họ sẽ bành trướng sức mạnh để mở rộng phạm vi ảnh hưởng cho phù hợp với lợi ích của bản thân, gây nên những xáo trộn trong hệ thống quốc tế. Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Những động thái của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, biển Đông và nhiều nơi khác trên thế giới đang cho thấy tham vọng của quốc gia này. Tuy ở mỗi giai đoạn ngắn hạn khác nhau, Trung Quốc có những cư xử và chiến thuật khác nhau phù hợp với điều kiện quốc gia, bối cảnh khu vực và tình hình thế giới. Nhưng chắc chắn rằng, xét về mục tiêu dài hạn, bá quyền châu Á là ý đồ Trung Quốc cần phải đạt được. Các nước ở Đông Nam Á – đồng thời phần đa đều là các quốc gia thành viên ASEAN – cũng là một phần quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc. Xét về tương quan lực lượng, Trung Quốc vượt trội hơn hẳn Đông Nam Á, do đó, Trung Quốc rất muốn đưa Đông Nam Á vào quỹ đạo ảnh hưởng của họ và đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Về bản chất, quan hệ Trung Quốc – ASEAN là quan hệ giữa hai chủ thể không cân sức, giữa mạnh và yếu. Vì vậy, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc cũng thể hiện tư duy và hành xử nước lớn đối với ASEAN. Bên cạnh đó, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của châu Á nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng. Đồng thời, sự gia tăng quan hệ kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau cũng khiến Trung Quốc vừa là đối tác thương mại, vừa là đối thủ chính của nhiều quốc gia trong khu vực. Do đó, những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam lại là nước láng giềng sát cạnh Trung Quốc, sức ảnh hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều. Chính vì điều này, các quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, luôn phải quan tâm theo dõi chiến lược đối ngoại của Trung Quốc để có những đối sách và ứng xử quốc tế phù hợp. Với những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay” và lấy đó làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề Nghiên cứu về chính trị Trung Quốc không phải là một đề tài mới, nó đã được rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Hơn nữa, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, sự lớn mạnh của Trung Quốc là một hiện tượng đang diễn ra nên càng thu hút được sự quan tâm của không chỉ các học giả mà còn của các nhà lãnh đạo, giới hoạch định chính sách của nhiều quốc gia. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chính trị Trung Quốc trên các lĩnh vực quan hệ quốc tế, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với nền chính trị Trung Quốc ở các góc độ như: chính trị, kinh tế, quân sự, lịch sử… Trên cơ sở kế thừa các tài liệu đi trước, tôi tham khảo các công trình nghiên cứu như sau: Công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn chiến lược đối ngoại của Trung Quốc gồm có: Các cuốn sách Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (2003); và Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng cộng sản Trung Quốc (2013), Tổng tập văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng cộng sản Trung Quốc (Sách tham khảo) (Xuất bản lần thứ hai) (2019), Sách tham khảo do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật biên soạn là tập hợp một số văn kiện thể hiện bước chuyển đổi các chính sách, chiến lược của Trung Quốc, những kỳ Đại Hội này cũng thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc và dư luận quốc tế bởi đây là Đại hội chuyển giao thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, và là Đại hội đề ra những quyết sách quan trọng định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Tác phẩm “中国和平崛起论” (Thuyết trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc) do Nxb. Nhân dân An Huy xuất bản năm 2008, tác giả 杨守明 (Dương Thủ Minh) đã trình bày về quá trình hình thành thuyết “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và nhận định Trung Quốc không muốn trở thành kẻ thù của bất kì quốc gia nào, tuy nhiên “nếu các quốc gia khác coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ thực sự trở thành kẻ thù của họ, vậy thì sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ tạo thành sự đe dọa đối với nước đó; nếu như họ coi Trung Quốc là bạn, vậy thì Trung Quốc sẽ trở thành người bạn thực sự của họ và sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự hòa bình và phát triển trên thế giới”. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng, Trung Quốc sẽ kiên trì đi theo con đường hòa bình, hợp tác và lấy hòa bình, hợp tác là phương thức trỗi dậy của Trung Quốc trong tương lai. Cuốn sách tham khảo có tựa đề là: “中国和平崛起” (Trung Quốc trỗi dậy hòa bình) của hai tác giả 夏立平,江西元 (Giang Tây Nguyên và Hạ Lập Bình). Các tác giả nhận định sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc là một vấn đề trọng đại đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc trong tương lai và hai mươi năm đầu thế kỷ XXI, đối với Trung Quốc là một cơ hội chiến lược quan trọng cần phải nắm chắc. Đồng thời cũng khẳng định Mỹ là nhân tố kiềm chế bên ngoài lớn nhất đối với việc Trung Quốc có trỗi dậy hòa bình hay không. Song, vì đây là cuốn sách nguyên bản tiếng Trung nên cũng không thể tránh khỏi cách nhìn một chiều, hơi thiên về việc ca ngợi, tuyên truyền về chiến lược “trỗi dậy hòa bình” theo quan điểm của các học giả Trung Quốc và các tác giả này cũng chưa đưa ra được những luận cứ khách quan cũng như cách nhìn nhận của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực về sự trỗi dậy của Trung Quốc. 中国梦:后美国时代的大国思维与战略定位 (Giấc mơ Trung Quốc: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược trong thời đại hậu Mỹ) của tác giả 刘明福 (Lưu Minh Phúc), Công ty xuất bản hữu nghị Trung Quốc xuất bản năm 2010. Theo tác giả, Trung Quốc nên trở thành một quốc gia hùng mạnh với quân đội hùng mạnh, thậm chí đặt mục tiêu vượt qua Mỹ với tư cách là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Thế kỷ XXI là thế kỷ chứng kiến cuộc đua tranh quyết liệt giữa hai siêu cường Mỹ – Trung để giành vị trí số một thế giới. Đây là cuốn sách đầu tiên của Trung Quốc công khai tuyên bố mục tiêu thay Mỹ lãnh đạo, trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Ông Lưu nhấn mạnh về giấc mơ của người Trung Quốc muốn xây dựng đất nước họ trở thành cường quốc số một trên thế giới. Từ đó cụm từ “giấc mộng Trung Hoa” đã trở thành tâm điểm của nhiều công trình nghiên cứu và cũng nhiều lần được nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình nhắc tới trong các bài phát biểu. Một số công trình nghiên cứu về Trung Quốc của các học giả nước ngoài tiêu biểu đã được dịch ra tiếng Việt như: tác giả Daniel Yergin và Joseph Stanislaw với cuốn Những đỉnh cao chỉ huy Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới (2006) viết về nền kinh tế chính trị, mô hình tăng trưởng và các chính sách cải cách kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc; cuốn Thế giới hậu Mỹ của tác giả Fareed Zakaria (2010), đã đề cập đến sự trỗi dậy và không ngừng lớn mạnh của Trung Quốc trên thế giới. Cuốn sách Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới (2014) của các tác giả G. Allison, R. D. Blackwill and A. Wyne tập hợp những bài phỏng vấn, những đánh giá của Lý Quang Diệu về Trung Quốc hiện tại và tương lai, về quan hệ Trung – Mỹ và tác động của mối quan hệ này đối với thế giới. Đặc biệt, các công trình của các tác giả như Boyer, Mark A. and John T. Rouker (2002), World Politics: International Politics on the World Stage, Brief, (Fourth Edition); Hans J. Morgenthau (2006), Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (seventh editon); Kegley, Jr., Charles W. and Blanton, Shannon L. (2010), World Politics: Trend and Transformation... với các tuyến lý thuyết về chính trị quốc tế, đặc biệt là lý thuyết về Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Lý tưởng, góp phần làm chìa khóa để giải mã bức tranh về nền chính trị và chiến lược đối ngoại của Trung Quốc. Tác giả Amitav Acharya viết “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, trong David Shambaugh Michael Yahuda (eds, 2008), International Relations of Asia, chủ yếu bàn về quan hệ quốc tế và trật tự quốc tế trong khu vực châu Á dựa trên các lý thuyết quan hệ quốc tế phương Tây. Tác giả có đề cập đến “khoảng trống quyền lực” hậu Chiến tranh Lạnh, và dự đoán về sự cạnh tranh đa cực giữa một Trung Quốc đang trỗi dậy, một Nhật Bản tái quân sự hóa và một Ấn Độ vốn có tiềm năng vươn lên thành cường quốc. Nhưng với tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc cộng với tăng trưởng chi phí quân sự hàng năm đã khiến sự trỗi dậy của nước này trở thành mối lo về sự bất ổn ở khu vực châu Á. Các tài liệu do học giả Việt nam nhận định về nền kinh tế, chính trị Trung Quốc, mô hình tăng trưởng và các chính sách cải cách kinh tế của Trung Quốc như Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (giai đoạn 1992 2010); Phạm Sĩ Thành (2011), Trung Quốc Tăng trưởng và chuyển đổi kinh tế (19492009); Nghiên cứu Trung Quốc không thể tách rời bối cảnh kinh tế chính trị thế giới, tuyển tập về một số vấn đề kinh tế và chính trị thế giới nổi bật trong những năm đầu thế kỷ XXI, như công trình nghiên cứu do tác giả Đinh Quý Độ (2004) Trật tự kinh tế quốc tế 20 năm đầu thế kỷ XXI; Lưu Ngọc Trịnh (2008), Kinh tế và Chính trị Thế giới: Vấn đề và xu hướng tiến triển. Bên cạnh đó, có một số cuốn sách đề cập đến vấn đề lý luận và thực tiễn nền chính trị kinh tế Trung Quốc của tác giả Đỗ Tiến Sâm (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ 21. Với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, Trung Quốc đã trỗi dậy, vươn ra thế giới bên ngoài và chiếm một ảnh hưởng rất lớn trên bình diện quốc tế, được đề cập trong: Sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một cường quốc tác động lớn đến trật tự quốc tế đã được phân tích kỹ trong ấn phẩm Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh – phân tích và dự báo (Tập 2) của Viện thông tin khoa học xã hội (2001), cuốn Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc – Cơ hội hay thách thức (Tài liệu tham khảo đặc biệt) của tác giả Nguyễn Văn Lập (2006). Tác phẩm đề cập đến ngoại giao Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI như: Lê Văn Mỹ, Ngoại giao cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỉ XXI (2011), có những luận giải khá toàn diện về chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong thời gian 20 năm đầu thế kỷ XXI. Từ cuối thế kỷ XX, bước sang đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trỗi dậy đi lên như một cường quốc phát triển toàn diện và ngoại giao Trung Quốc đã thực sự giúp cho việc tạo một ảnh hưởng mở rộng của Trung Quốc trên thế giới. Và việc Trung Quốc phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra tình thế cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn trong khu vực: được thể hiện rõ trong cuốn Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay (2013) của tác giả Nguyễn Hoàng Giáp. Công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ 2009 đến nay: Trong những năm gần đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu viết bằng tiếng Trung liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động đến các nước xung quanh tiêu biểu như là: “中国的崛起与东亚秩序的转型 ” (Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chuyển hình của trật tự Đông Á), do tác giả 阮宗泽 (Nguyễn Tông Trạch) chủ biên và được NXB Đại học Trung Quốc xuất bản. Trong cuốn sách này, tác giả trình bày về lý do tại sao cần nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc, các học giả trong và ngoài nước nhìn nhận về quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ở khu vực Đông Á như thế nào? Đồng thời cũng phân tích về sự biến đổi của trật tự quốc tế dưới sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong đó, ở phần cuối tác giả có đưa ra phân tích và kiến nghị về việc Trung Quốc cần duy trì vai trò là “người chèo lái” ở khu vực ASEAN. “大国战略” (Chiến lược cường quốc) (2016), là tập hợp những tinh hoa của quá trình tìm tòi chiến lược quốc tế nhiều năm của tác giả 王缉思 (Vương Tập Tư) Chủ nhiệm Viện Chiến lược Quốc tế Đại học Trung Quốc, Giáo sư Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Trung Quốc, đồng thời là Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Người Mỹ gốc Hoa, và là thành viên của Ủy ban Cố vấn Chính sách Đối ngoại của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Cuốn sách được chia thành sáu phần, trong đó có phần Chiến lược quốc tế của Trung Quốc, Giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Cái nhìn xa về nước Mỹ; ông Vương xem xét chiến lược quốc tế của Trung Quốc, phân tích mối quan hệ giữa Trung Mỹ, từ những lý do lịch sử cho tới sự phát triển của Hoa Kỳ để bình luận về chính trường thế giới trong 30 năm qua. Ông đưa ra những thay đổi, từ việc tái cân bằng địa chiến lược mới của Trung Quốc đến các xu hướng mới trong môi trường quốc tế hiện tại, từ sự khai sáng chiến lược lớn của Hoa Kỳ đến con đường ngoại giao giữa các cường quốc trong tương lai ... Bài nghiên cứu Nội hàm chiến lược hòa bình phát triển của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 84 năm 2011, tác giả Phạm Sao Mai đã phân tích quá trình hình thành, những nội dung của chiến lược “Hòa bình phát triển”, các cách thức sẽ sử dụng và khả năng thành công của chiến lược này. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng, trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc không mong muốn chiến tranh nhưng có khả năng sử dụng các phương thức về mặt sức mạnh. Tác giả đã đưa ra những khái niệm, các mục tiêu, các biện pháp triển khai của chiến lược này. Qua việc phân tích các nguồn lực của Trung Quốc hiện nay cũng như tiềm năng phát triển của Trung Quốc trong tương lai, tác giả nhận thấy Trung Quốc có đủ khả năng để thực hiện mục tiêu trỗi dậy. Tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức với thế giới và khu vực song không nên tuyệt đối hóa những cơ hội và thách thức này. Trong bài viết Bàn về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội XVIII, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 4 tháng 122014, các tác giả Nguyễn Hùng Sơn và Đặng Cẩm Tú nhận định rằng trong lịch sử thế giới, hầu hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Do vậy, Đại hội XVIII của Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 32013 chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia. Trung Quốc đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, nhấn mạnh việc xây dựng đất nước này trở cường quốc biển chính là sự lựa chọn tất yếu nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Trở thành một cường quốc biển là một mục tiêu quan trọng để tiến tới vị thế cường quốc của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong bài viết của tác giả Phạm Hồng Yến, Ngoại giao văn hóa trong chiến lược hòa bình phát triển của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 85 năm 2011, khi phân tích về nhận thức của chính phủ Trung Quốc về vai trò của ngoại giao văn hóa trong chiến lược hòa bình phát triển, tác giả cho rằng chiến lược văn hóa, vốn được coi là “tư tưởng, mục tiêu, phương thức và hướng chỉ đạo cơ bản của một quốc gia hoặc khu vực nhằm truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc” đóng vai trò không thể thiếu đối với sự tồn tại, phát triển lớn mạnh của một dân tộc, quốc gia. Ở góc độ chiến lược, các hoạt động ngoại giao văn hóa được áp dụng như công cụ quảng bá và đảm bảo với thế giới rằng “mô hình phát triển Trung Quốc” được thực hiện thông qua con đường “hòa bình phát triển”, qua đó làm “mềm” hóa sự trỗi dậy của Trung Quốc và làm giảm bớt lo ngại về mối đe dọa Trung Quốc. Các hoạt động ngoại giao văn hóa được sử dụng nhằm tạo dựng và nâng cao vị thế Trung Quốc là một nước lớn thân thiện, có trách nhiệm. Công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của chiến lược đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á và đối sách của ASEAN ứng phó với chiến lược đối ngoại của Trung Quốc: Tác giả Tony TaiTing Liu là Nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Cao cấp về Châu Á, Đại học Tokyo, và là Thành viên Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại, Đại học Quốc gia Chung Hsing, chuyên gia nghiên cứu về Lý thuyết quan hệ quốc tế, Kinh tế chính trị quốc tế, quan hệ quốc tế Đông Á và chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Bài nghiên cứu “Public Diplomacy: China’s Newest Charm Offensive” trong cuốn New Perspectives on China’s Relations with the World National, Transnational and International (2019), EInternational Relationst Publishing, tác giả đã cung cấp một cuộc khảo sát ngắn về sự phát triển chính sách ngoại giao công chúng của Trung Quốc trong những năm gần đây và một số nỗ lực mà Trung Quốc đã dành cho việc cải thiện hình ảnh toàn cầu của mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng còn quá sớm để đánh giá mức độ thành công của chiến lược “tấn công quyến rũ” mới của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Dựa trên các thử nghiệm của Trung Quốc khi triển khai quyền lực mềm trước đây, tác giả đưa ra một số thách thức mà Trung Quốc có thể cần giải quyết để thành công khi thực hiện chiến lược ngoại giao công chúng. Chuyên gia cao cấp Lye Liang Fook, điều phối viên chương trình Nghiên cứu chính trị và chiến lược khu vực, Chương trình nghiên cứu Việt Nam của Viện nghiên cứu Đông Á Singapore đã có các bài viết “China’s Southeast Asian Charm Offensive: Is It Working?”, ISSN 23356677, ISEAS – Yusok Ishak Institute, ISSUE: 2020 No. 108, ngày 3092020 và “Turning on the charm: China looks for a little love in Southeast Asia”, đăng trên South China Morning Post ngày 5102020. Nội dung hai bài viết như sau: Trung Quốc đã bắt đầu một giai đoạn mới trong chiến dịch lôi kéo Đông Nam Á, chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Myanmar làm điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông năm nay. Đồng thời, trong bối cảnh đại dịch Covid19 tạm thời làm gián đoạn việc đi lại vì mục đích công vụ, Trung Quốc đã dựa vào sự kết hợp giữa các nền tảng kĩ thuật số bên cạnh truyền thống để tiếp cận Đông Nam Á. Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn Đông Nam Á xích lại quá gần với Mỹ, Trung Quốc muốn Đông Nam Á chí ít là giữ thái độ trung lập. Chiến lược Một vành đai, một con đường (One belt, one road viết tắt là OBOR) VÀ Sáng kiến Vành đai, Con đường (Belt and Road Initiative viết tắt là BRI) được chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất vào năm 2013. Sau 7 năm triển khai, chiến lược OBOR và sáng kiến BRI đã có những tiến triển trong thực tế, phản ánh bằng sự đón nhận khá tích cực từ nhiều quốc gia trên thế giới và bằng số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư kết nối thương mại đã được triển khai tại các quốc gia nằm dọc theo OBOR. Trong cuốn sách Một vành đai Một con đường (OBOR): Chiến lược của Trung Quốc và hàm ý chính sách với Việt Nam (2017), Vành đai, con đường: Sáng kiến của Trung Quốc và Hàm ý chính sách đối với Việt Nam (2018), để có sự chuẩn bị cho những đề xuất hợp tác OBOR từ phía Trung Quốc, TS. Phạm Sỹ Thành đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của chiến lược này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về OBOR. Những nội dung chính bao gồm: tổng quan về OBOR từ khi là một sáng kiến đến khi trở thành chiến lược; các cơ chế triển khai OBOR; tác động đối với các quốc gia, những thuận lợi và thách thức đi kèm khi triển khai các sự án trong khung khổ hợp tác này; cuối cùng, cuốn sách đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm hợp tác và tận dụng được các lợi ích từ OBOR cũng như lưu ý đến các rủi ro tiềm tàng đối với kinh tế và môi trường trong nước. Đồng tác giả, cuốn sách Sáng Kiến Vành Đai Con Đường (BRI): Lựa Chọn Nào Của Đông Nam Á (2019), là một công trình tập trung nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của BRI. Sách cung cấp các thông tin về BRI từ lúc được đề xuất đến khi được Trung Quốc đưa vào Điều lệ Đảng (sửa đổi) vào tháng 102017; vị trí của Đông Nam Á trong Sáng kiến BRI; các quan điểm của các quốc gia ASEAN về sáng kiến của Trung Quốc; triển khai BRI ở khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 20142018 và tác động của nó đối với cả Đông Nam Á và Trung Quốc; các hàm ý chính sách giúp tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro từ BRI đối với chiến lược phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các nghiên cứu, bài viết trên trang Foreign Affairs, The Diplomat, Project Syndicate, South China Morning Post, East Asia Forum, China Radio International 中国国际广播电台, 人民日报人民网, 新华社thường xuyên cập nhật và đăng tải quan điểm của của các học giả Trung Quốc và học giả thế giới về vấn đề chính trị quốc tế nói chung cũng như chiến lược đối ngoại của Trung Quốc nói riêng. Thay vì việc phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc một cách đơn thuần, tôi tiếp cận đề tài ở góc độ Chính trị quốc tế dưới góc nhìn của nhiều mô hình lý thuyết (chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, lý thuyết về sức mạnh mềm, lý thuyết về sức mạnh biển). Qua việc tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu trên, kết hợp những luận cứ thực tiễn, tôi hướng đến việc khái quát lại một bức tranh về Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc và những chiến thuật cụ thể được áp dụng ở khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Đặc biệt là sau giai đoạn 20002008; giai đoạn từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc đã có những điều chỉnh kịp thời đối với bối cảnh quốc tế khu vực và phù hợp với vị thế của nước này trên trường quốc tế. Từ đó, tôi đưa ra một số nhận định của mình về vấn đề nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ chiến lược đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng đối sách mang tính dự báo cho các quốc gia ASEAN (do các quốc gia Đông Nam Á hầu hết đều là thành viên của tổ chức ASEAN). Để thực hiện mục đích đó, đề tài hướng tới nhiệm vụ cụ thể sau: 1) Tập trung làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho hoạch định chiến lược đối ngoại của Trung Quốc 2) Làm rõ nội dung chiến lược đối ngoại của Trung Quốc ở Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay; 3) Đưa ra những định hướng đối sách mang tính dự báo cho các quốc gia ASEAN. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung chiến lược đối ngoại của Trung Quốc, đồng thời còn làm rõ chiến thuật Trung Quốc dùng để thực hiện chiến lược đối ngoài với các nước Đông Nam Á của mình. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu, đưa ra những đối sách ứng phó của các nước ASEAN đối với chiến lược đối ngoại của Trung Quốc hiện nay và trong thời gian tới. + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chính trị quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. +Phạm vi thời gian: từ năm 2009 đến năm 2020. Mốc thời gian năm 2009 được xác định: sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xảy ra mang lại nhiều hệ lụy, năm 2009, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với bối cảnh quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận Trong quá trình nghiên cứu vấn đề trên, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hoá. Hệ quy chiếu của lý thuyết giúp xem xét vấn đề một cách tổng quát, nắm bắt được động cơ hành động của mỗi quốc gia, do đó, việc tiếp cận một vấn đề chính trị quốc tế phức tạp như trên cần có một cách tiếp cận đa lý thuyết. Nghiên cứu này tiếp cận “Chiến lược đối ngoại Trung Quốc” ở góc độ Chính trị quốc tế dưới góc nhìn của nhiều lý thuyết (chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, thuyết địa chính trị, lý thuyết về sức mạnh mềm, lý thuyết về sức mạnh biển), song Chủ nghĩa hiện thực (Realism) và Chủ nghĩa Lý tưởng (Idealism) là chủ yếu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài này đi sâu nghiên cứu về chiến lược đối ngoại của Trung Quốc, có sự áp dụng của nhiều hệ thống lý thuyết về quan hệ quốc tế, từ đó thấy được những góc nhìn cụ thể và rõ ràng về chiến lược và cách ứng xử của Trung Quốc trong vai trò là một cường quốc. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra những phân tích, đánh giá khoa học về cục diện an ninh chính trị chung ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng, chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc ở khu vực này cũng như phản ứng của một số chủ thể quyền lực trước chiến lược đó. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với sự trỗi dậy và không ngừng lớn mạnh của Trung Quốc, là một quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam cần tiến hành nghiên cứu dự báo để kịp thời ứng phó với chiều hướng đang diễn ra và có những đối sách chiến lược thích hợp với những xu thế vận động của quan hệ quốc tế và tình hình khu vực châu Á. Đồng thời tăng cường hợp tác, khéo léo khai thác các cơ hội mà Trung Quốc đem lại. Thêm vào đó, đề tài cũng cung cấp những thông tin về chiến lược và quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với các hành vi của Trung Quốc trong khu vực. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm có 2 chương: Chương 1: Cơ sở hoạch định chiến lược đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay; Chương 2: Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay; Chương 3: Các quốc gia ASEAN trước tác động từ chiến lược đối ngoại của Trung Quốc.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN MINH HỒNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - NGUYỄN MINH HỒNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY Chuyên ngành Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thu Hồng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu độc lập Các số liệu nêu luận văn có nguồn gốc rõ ràng, xác Những kết luận khoa học luận văn chưa cơng bố cơng trình khoa học khác HỌC VIÊN CAO HỌC Nguyễn Minh Hồng LỜI CẢM ƠN Trước hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thu Hồng (Khoa Khoa học Chính trị), nhận lời hướng dẫn tơi làm luận văn này, dẫn dắt suốt trình học cao học Khoa Khoa học Chính trị, trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐHQGHN) Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình tơi - người ln ủng hộ giúp đỡ tơi q trình học tập làm luận văn Cuối cùng, xin cảm ơn thầy cô, bạn bè Khoa Khoa học Chính trị nhiệt tình giúp đỡ tơi quãng thời gian vừa qua HỌC VIÊN CAO HỌC Nguyễn Minh Hồng MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài .4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .14 Phương pháp nghiên cứu cách tiếp cận 14 Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài .14 6.1 Ý nghĩa khoa học 14 6.2 Ý nghĩa thực tiễn 15 Cấu trúc đề tài 15 CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 15 1.1 Cơ sở lý luận việc hoạch định chiến lược đối ngoại Trung Quốc 15 1.1.1 Luận giải nội hàm số khái niệm .15 1.1.2 Tư tưởng chiến lược đối ngoại Trung Quốc 17 1.2 Cơ sở thực tiễn việc hoạch định chiến lược đối ngoại Trung Quốc .20 1.2.1 Sự trỗi dậy thách thức Trung Quốc .20 1.2.2 Sự cạnh tranh quyền lực cường quốc .24 1.3 Vị Đông Nam Á chiến lược đối ngoại Trung Quốc 25 Tiểu kết chương 29 CHƯƠNG 31 NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 31 2.1 Khái quát chiến lược đối ngoại giai đoạn 2000-2008 31 2.2 Chiến lược đối ngoại giai đoạn 2009-2016 33 2.2.1 Mục tiêu chiến lược đối ngoại giai đoạn 2009-2016 33 2.2.2 Các chương trình chiến lược đối ngoại giai đoạn 2009-2016 35 2.2.2.1 Chương trình chiến lược văn hóa 36 2.2.2.2 Chương trình chiến lược kinh tế 38 2.2.2.3 Chương trình chiến lược an ninh 41 2.2.3 Các chiến thuật áp dụng thực chiến lược giai đoạn 2009-2016 43 2.2.3.1 Hấp dẫn sức mạnh mềm 43 2.2.3.2 Lợi dụng ràng buộc kinh tế 45 2.2.3.3 Gia tăng động thái quân 47 2.2.3.4 Chia tách nội khối ASEAN 49 2.3 Chiến lược đối ngoại từ năm 2017 đến 51 2.3.1 Nguyên nhân điều chuyển chiến lược đối ngoại từ năm 2017 .51 2.3.1.1 Nguyên nhân chủ quan 51 2.3.1.2 Nguyên nhân khách quan .53 2.3.2 Mục tiêu chiến lược đối ngoại từ năm 2017 đến 55 2.3.3 Các chương trình chiến lược chiến thuật từ năm 2017 đến 57 2.3.3.1 Chương trình chiến lược ngoại giao văn hóa .57 2.3.3.2 Chương trình chiến lược kinh tế 61 2.3.3.3 Chương trình chiến lược an ninh – trị 64 Tiểu kết chương 69 CHƯƠNG 71 CÁC QUỐC GIA ASEAN TRƯỚC TÁC ĐỘNG TỪ CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC 71 3.1 Tác động từ chiến lược đối ngoại Trung Quốc tới nước ASEAN từ năm 2009 đến 71 3.1.1 Tác động phương diện kinh tế - xã hội 71 3.1.2 Tác động phương diện an ninh - trị 74 3.2 Đối sách quốc gia ASEAN trước tác động từ chiến lược đối ngoại Trung Quốc .77 3.2.1 Phát triển lực kinh tế 77 3.2.2 Nâng cao sức mạnh quân 79 3.2.3 Thực “Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông” 81 3.2.4 Ngăn chặn việc “qn hóa Biển Đơng Trung Quốc” .83 3.2.5 Tạo cân ảnh hưởng cường quốc khu vực 84 3.2.6 Tìm kiếm thêm đối tác kinh tế - trị 86 3.3 Một số nhận xét đánh giá .88 Tiểu kết chương 90 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACFTA ARF ASEAN BRI COC DOC EU FTA IGO MSR NATO OBOR CPTPP USD UNCLOS ASEAN - China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự ASEAN - Trung Quốc ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á China’s Belt and Road Initiative (BRI) Sáng kiến Vành đai Con đường Code of Conduct in the Southeast Asia Sea Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông Declaration on Conduct of the Parties in the Southeast Asia Sea Tuyên bố ứng xử bên Biển Đông European Union Liên minh châu Âu Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự Intergovernmental organization Tổ chức quốc tế liên phủ 21st Century Maritime Silk Road (21 世世世世世世世世) Con đường tơ lụa biển kỷ 21 North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương One Belt, One Road (世世 世世) Một vành đai, Một đường Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác toàn diện tiến xun Thái Bình Dương United States Dollar Đơ la Hoa Kỳ United Nations Convention on Law of the Sea Công ước Liên Hợp Quốc Luật biển năm 1982 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong cục diện trị châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc chủ thể đóng vai trị quan trọng Sau 40 năm cải cách, Trung Quốc vươn lên trở thành kinh tế lớn thứ hai giới, sau Mỹ Điều tất yếu dẫn tới thay đổi tư chiến lược đối ngoại nhà lãnh đạo Trung Quốc, phát triển kinh tế thúc đẩy gia tăng sức mạnh quốc gia Sự trỗi dậy Trung Quốc kỷ XXI dẫn đến nhiều dự đoán “một kỷ thuộc Trung Quốc” Song, tạo hệ luỵ trị quốc tế châu Á – Thái Bình Dương Trung Quốc cường quốc châu Á Từ lịch sử, quốc gia đế chế hùng mạnh giới Có thể nói rằng, châu Á khu vực ảnh hưởng truyền thống Trung Quốc, đặc biệt nước Đông Á Như nhiều học giả chủ nghĩa thực tin rằng, có mơ thức chung cường quốc trỗi dậy họ bành trướng sức mạnh để mở rộng phạm vi ảnh hưởng cho phù hợp với lợi ích thân, gây nên xáo trộn hệ thống quốc tế Trung Quốc ngoại lệ Những động thái Trung Quốc biển Hoa Đông, biển Đông nhiều nơi khác giới cho thấy tham vọng quốc gia Tuy giai đoạn ngắn hạn khác nhau, Trung Quốc có cư xử chiến thuật khác phù hợp với điều kiện quốc gia, bối cảnh khu vực tình hình giới Nhưng chắn rằng, xét mục tiêu dài hạn, bá quyền châu Á ý đồ Trung Quốc cần phải đạt Các nước Đông Nam Á – đồng thời phần đa quốc gia thành viên ASEAN – phần quan trọng chiến lược đối ngoại Trung Quốc Xét tương quan lực lượng, Trung Quốc vượt trội hẳn Đơng Nam Á, đó, Trung Quốc muốn đưa Đông Nam Á vào quỹ đạo ảnh hưởng họ đẩy Hoa Kỳ khỏi khu vực Về chất, quan hệ Trung Quốc – ASEAN quan hệ hai chủ thể không cân sức, mạnh yếu Vì vậy, sách đối ngoại mình, Trung Quốc thể tư hành xử nước lớn ASEAN Bên cạnh đó, Trung Quốc đóng vai trị quan trọng an ninh thịnh vượng châu Á nói chung, khu vực Đơng Nam Á nói riêng Đồng thời, gia tăng quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn khiến Trung Quốc vừa đối tác thương mại, vừa đối thủ nhiều quốc gia khu vực Do đó, thay đổi sách đối ngoại Trung Quốc trực tiếp gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam lại nước láng giềng sát cạnh Trung Quốc, sức ảnh hưởng lớn nhiều Chính điều này, quốc gia Đơng Nam Á, có Việt Nam, ln phải quan tâm theo dõi chiến lược đối ngoại Trung Quốc để có đối sách ứng xử quốc tế phù hợp Với lý trên, định thực đề tài “Chiến lược đối ngoại Trung Quốc khu vực Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay” lấy làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu trị Trung Quốc khơng phải đề tài mới, nhiều học giả nước nghiên cứu Hơn nữa, bối cảnh quốc tế nay, lớn mạnh Trung Quốc tượng diễn nên thu hút quan tâm không học giả mà nhà lãnh đạo, giới hoạch định sách nhiều quốc gia Cho đến có nhiều cơng trình nghiên cứu trị Trung Quốc lĩnh vực quan hệ quốc tế, vấn đề lý luận thực tiễn đặt trị Trung Quốc góc độ như: trị, kinh tế, quân sự, lịch sử… Trên sở kế thừa tài liệu trước, tơi tham khảo cơng trình nghiên cứu sau: Cơng trình nghiên cứu liên quan đến sở lý luận sở thực tiễn chiến lược đối ngoại Trung Quốc gồm có: Các sách Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (2003); Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng cộng sản Trung Quốc (2013), Tổng tập văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng cộng sản Trung Quốc (Sách tham khảo) (Xuất lần thứ hai) (2019), Sách tham khảo Nhà xuất Chính trị Quốc gia - Sự thật biên soạn tập hợp số văn kiện thể bước chuyển đổi sách, chiến lược Trung Quốc, kỳ Đại Hội thu hút quan tâm người dân Trung Quốc dư luận quốc tế Đại hội chuyển giao hệ lãnh đạo Trung Quốc, Đại hội đề sách quan trọng định hướng cho phát triển tương lai Trung Quốc Tác phẩm “中中中中中中中” (Thuyết trỗi dậy hịa bình Trung Quốc) Nxb Nhân dân An Huy xuất năm 2008, tác giả 世世世 (Dương Thủ Minh) trình bày trình hình thành thuyết “trỗi dậy hịa bình” Trung Quốc nhận định Trung Quốc không muốn trở thành kẻ thù quốc gia nào, nhiên “nếu quốc gia khác coi Trung Quốc kẻ thù Trung Quốc thực trở thành kẻ thù họ, trỗi dậy Trung Quốc tạo thành đe dọa nước đó; họ coi Trung Quốc bạn, Trung Quốc trở thành người bạn thực họ trỗi dậy Trung Quốc thúc đẩy hịa bình phát triển giới” Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng, Trung Quốc kiên trì theo đường hịa bình, hợp tác lấy hịa bình, hợp tác phương thức trỗi dậy Trung Quốc tương lai Cuốn sách tham khảo có tựa đề là: “中中中中中中 ” (Trung Quốc trỗi dậy hịa bình) hai tác giả 世世世世世世世 (Giang Tây Ngun Hạ Lập Bình) Các tác giả nhận định “trỗi dậy hịa bình” Trung Quốc vấn đề trọng đại phát triển đất nước Trung Quốc tương lai hai mươi năm đầu kỷ XXI, Trung Quốc hội chiến lược quan trọng cần phải nắm Đồng thời khẳng định Mỹ nhân tố kiềm chế bên ngồi lớn việc Trung Quốc có trỗi dậy hịa bình hay khơng Song, sách nguyên tiếng Trung nên tránh khỏi cách nhìn chiều, thiên việc ca ngợi, tuyên truyền chiến lược “trỗi dậy hòa bình” theo quan điểm học giả Trung Quốc tác giả chưa đưa luận khách quan cách nhìn nhận quốc gia giới khu vực trỗi dậy Trung Quốc 中中中中中中中中中中中中中中中中中中中 (Giấc mơ Trung Quốc: Tư nước lớn vị chiến lược thời đại hậu Mỹ) tác giả 世世世 (Lưu Minh Phúc), Công ty xuất hữu nghị Trung Quốc xuất năm 2010 Theo tác giả, Trung Quốc nên trở ... Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay; Chương 2: Chiến lược đối ngoại Trung Quốc khu vực Đông Nam Á từ năm 2009 đến nay; Chương 3: Các quốc gia ASEAN trước tác động từ chiến lược đối ngoại Trung Quốc CHƯƠNG... CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 1.1 Cơ sở lý luận việc hoạch định chiến lược đối ngoại Trung Quốc 1.1.1 Luận giải nội hàm số khái... HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 15 1.1 Cơ sở lý luận việc hoạch định chiến lược đối ngoại Trung Quốc 15 1.1.1 Luận giải nội hàm số khái niệm

Ngày đăng: 14/05/2021, 09:29

Mục lục

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    1. Lý do chọn đề tài

    3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    6.1. Ý nghĩa khoa học

    6.2. Ý nghĩa thực tiễn

    7. Cấu trúc của đề tài

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan