1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sỹ Văn học - So sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Lào

223 3,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Người Lào có câu xú pha xít “Mạy huồm co po huồm xược” (Đay chung dây, cây chung khóm). Quan hệ Việt Nam - Lào như tre chung một bụi, như đay chung một dây. Hai nước liền kề nhau về địa lý và có quan hệ bang giao thân thiết lâu đời vì cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam Á.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN THÔNG

SO SÁNH

TỤC NGỮ VIỆT VÀ TỤC NGỮ LÀOLUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

1 GS.TS Nguyễn Xuân Kính 2 PGS.TS Lại Phi Hùng

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu

1.2 Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á18

1.2.2.2 Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông Nam Á29

2.1.1 Tục ngữ Việt, Lào thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên;

2.1.1.1 Thể hiện nhận thức, trí thức về tự nhiên, thiên nhiên 39

2.1.4 Phê phán giai cấp thống trị và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, chế

2.1.4.2 Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, lối sống trọng tình 70

2.1.6.Tục ngữ Việt phản ánh thực tế người Việt chịu ảnh hưởng Nho giáo 87

Trang 4

2.1.7 Tục ngữ Lào phản ánh thực tế người Lào chịu ảnh hưởng tư tưởng Phậtgiáo

94

Trang 5

Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào116

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các vấn đềđược mô tả, phân tích và tổng kết trong luận án này là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Nguyễn Văn Thông

Trang 7

BẢNG CHÚ GIẢI VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Trang 8

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Người Lào có câu xú pha xít1 “Mạy huồm co po huồm xược” (Đay

chung dây, cây chung khóm) Quan hệ Việt Nam - Lào như tre chung mộtbụi, như đay chung một dây Hai nước liền kề nhau về địa lý và có quan hệbang giao thân thiết lâu đời vì cùng nằm trên bán đảo Đông Dương thuộcvùng Đông Nam Á

Cho nên, bên cạnh những điểm khác nhau như là sự tất yếu xuất pháttừ bản sắc dân tộc, nền văn hoá hai nước nói chung, tục ngữ hai nước nóiriêng có những điểm tương đồng như là bản chất chung trong quá trình sángtạo folklore nhân loại cũng như sự giống nhau do những điều kiện lịch sử,địa lý tự nhiên và những quan hệ giao lưu văn hoá mang lại Nghiên cứu sựgiống nhau và khác nhau này, về chính trị, sẽ góp phần khẳng định tính độclập của mỗi dân tộc; đồng thời, những yếu tố về địa lý, lịch sử, xã hội giốngnhau giữa hai nước cũng tạo nên những nét giống nhau trong mối bang giaothân thiết giữa hai dân tộc; về khoa học, không chỉ giúp cho những ngườiquan tâm hiểu biết thêm về tục ngữ mỗi nước, hiểu rõ hơn những nét đẹptruyền thống trong tâm hồn và tính cách của chính mình và của người bạnláng giềng mà còn góp phần làm sáng tỏ sự giống nhau kỳ lạ, đến từng chitiết của một bộ phận tục ngữ hai dân tộc Qua đó, về lý luận, sẽ góp phần làmrõ hơn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc; về thực tiễn, cũng góp phần quảngbá nền văn hoá của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyềnthống Việt Nam - Lào ngày càng phát triển.

1 Khái niệm xú pha xít của người Lào đồng nghĩa với khái niệm tục ngữ và khái niệm

thành ngữ của người Việt, tức là trong xú pha xít có hai bộ phận, một bộ phận làthành ngữ, bộ phận còn lại là tục ngữ.

Trang 9

Qua một số năm chiến đấu, cụng tỏc ở Lào và nhiều năm dạy tiếngViệt cho người Lào, tỏc giả luận ỏn đó đi điền dó và thu thập được một sốlượng đỏng kể những cõu tục ngữ Lào2, đó cảm nhận được một phần tõmthức của người Lào trờn mảnh đất thõn yờu của họ Chỳng tụi cũng đó cụngbố một số cụng trỡnh khoa học và bài viết nhất định về nú3

Về tục ngữ của người Việt, trong giới nghiờn cứu văn húa, văn học dõngian, đó cú nhiều cụng trỡnh, bài viết với một lực lượng khỏ hựng hậu và đóđạt được những thành tựu đỏng kể Cũn nghiờn cứu so sỏnh tục ngữ Việt vớitục ngữ Lào trờn cả hai phương diện nội dung và hỡnh thức là một đề tài hoàntoàn mới Do vậy, việc so sỏnh tục ngữ Việt, Lào là một việc làm cần thiết.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ xa xưa, văn học dõn gian Lào đó bắt đầu phỏt triển với những cõuchuyện kể, những bản trường ca, những cõu thơ Lào hựng trỏng mà mượtmà, những cõu tục ngữ Lào thõm thỳy mà búng bẩy, trong đú cú cụng đúnggúp vụ cựng to lớn của đội ngũ sư sói và “mỏ lăm” (nghệ sĩ dõn gian) Lào.Sư sói Lào đó gúp phần phỏt triển đạo Phật ở Lào và cũng là những ngườiđỏng được ghi tờn trong văn học Phật giỏo; cũn cỏc “mỏ lăm” (nghệ sĩ dõngian) Lào lại là những người cú những đúng gúp quan trọng đối với nền vănhọc dõn gian Lào

Lực lợng những ngời làm công tác su tầm, biên soạn, đánh giá, giớithiệu văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng ở Lào từ trớcđến nay còn rất mỏng và cha cú nhiều thành tựu Từ những năm 1940, khiLào cũn bị Phỏp xõm lược, Ma hả Xi La Vị La Vụng và nhúm những ngườibạn trớ thức Tõy học của ụng đó sưu tầm, biờn soạn, trớch đăng thành sỏch

2 Xem Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Lào và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Lào

-Việt (Phần phụ lục luận ỏn) do tỏc giả luận ỏn sưu tầm, biờn soạn

3 Xem Danh mục những cụng trỡnh khoa học của tỏc giả liờn quan đến luận ỏn ở tr.

192

Trang 10

ngoài một số truyện thơ có nguồn gốc Ấn Độ, còn có ca dao, tục ngữ (saunày đã được tái bản nhiều lần) Đó là những công trình sưu tầm, biên soạn và

giới thiệu tục ngữ rất đáng quý Năm 1987, cuốn Văn học Lào dày 527 trang,

một công trình hợp tác giữa Uỷ ban Khoa học Xã hội Lào với Viện Nghiêncứu Đông Nam Á trực thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam in tại Nhàxuất bản Quốc gia Lào (Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm ViêngChăn in lại theo hình thức rônêô năm 1989), là một công trình đầu tiên ở Làonghiên cứu dài hơi, tương đối có hệ thống, có độ tin cậy khoa học về văn họcLào từ trước đến nay Do phải giới thiệu một cách khái quát về văn học Lào,nên phần giới thiệu và nghiên cứu tục ngữ Lào còn quá sơ lược Vài chụcnăm nay, Chính phủ Lào đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác giữ gìn,phát triển nền văn học truyền thống của dân tộc Người Lào đã đưa văn họcdân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêng vào chương trình giáo dụcphổ thông và đại học Do vậy, đã có người sưu tầm, biên soạn tục ngữ Làothành những tập từ điển mini mỏng, gồm vài chục câu đến vài trăm câu.

Cuốn Văn học phổ thông [186] của nhiều tác giả Lào, giới thiệu một cách sơ

lược tình hình văn học Lào, trong đó có văn học dân gian dành cho học sinhhệ phổ thông trung học Lào của Nxb Giáo dục Thể thao và Lễ nghi, xuất bản

năm 1982; cuốn Câu thơ dân gian Lào [189] của Bò Xẻng Khăm, Xúc Xạ

Vàng, Bun Khiển, được biên soạn chung, gồm nhiều phần, trong đó phần tụcngữ gồm một số câu mới được sưu tầm, biên soạn không theo chủ đề hoặc

tiêu chí nào; cuốn Tục ngữ cổ truyền Lào [187] của Ma hả Xi La Vị La

Vông, 63 trang, gồm năm phần (xuất bản lần đầu năm 1996, in 2000 cuốn)do Đa Ra Căn Nạ Nha giới thiệu, riêng phần tục ngữ có 450 câu (sách đượctái bản lần thứ ba, năm 2000, do Công Đươn Nẹt Thạ Vông giới thiệu, in3000 cuốn) bao gồm những câu tản mạn, không sắp xếp theo cách làm

truyền thống; cuốn Từ thông dụng và tục ngữ Lào [190] của Xi Ri Xu Văn

Trang 11

Na Xỉ, xuất bản năm 2000, 62 trang, gồm bốn phần, riêng phần tục ngữ Lào

mới chỉ được dịch và đối chiếu từ 235 câu tục ngữ Anh; cuốn Tục ngữ dân

gian Lào [191] của Đuông Chăn Văn Na Bu Pha xuất bản năm 2005 cũng

được biên soạn với cấu trúc tương tự, Gần đây, Lăm Phon Xay Xa Na đã

làm luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha

xít Lào về văn hoá ẩm thực, 1999 [137] mới chỉ so sánh tục ngữ hai nước ở

một khía cạnh của nội dung

Ở Việt Nam, văn học dân gian Lào nói chung, tục ngữ Lào nói riêngchưa được nhiều người Việt Nam biết đến, vì đội ngũ những người làm côngtác sưu tầm, nghiên cứu chúng ở Việt Nam chưa đông, việc giới thiệu chúngvới độc giả Việt Nam cũng mới được khởi động Đinh Việt Anh [1], trongchương 2 viết về văn học dân gian Lào, ngoài phần khái quát chung, tác giảlần lượt khảo cứu từng thể loại, trong đó tục ngữ Lào được nghiên cứu mộtcách thận trọng, khoa học nhưng còn sơ lược Trong số không nhiều nhàfolklore Lào phải kể đến Nguyễn Năm với một số bài viết trong sách hoặc

trên các tạp chí chuyên ngành Cuốn Hợp tuyển văn học Lào [140] dày 511

trang, do Nguyễn Năm giới thiệu khắc hoạ bức tranh chung về tình hình vănhọc Lào qua các thời kỳ nhưng chưa nêu được đặc điểm của từng thể loại.

Nguyễn Đình Phúc, tác giả cuốn Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào [138],

lần đầu tiên sưu tầm, dịch nghĩa 691 câu tục ngữ Lào sang tiếng Việt, giớithiệu, bình giảng sơ lược ở một vài khía cạnh của nội dung mà chưa đi sâutìm hiểu toàn diện nội dung và nghệ thuật tục ngữ Lào Trong công trình tập

thể Văn học Đông Nam Á [131], Lại Phi Hùng đã nhận diện một cách rất

khái lược tục ngữ trong mối tương quan thể loại của nền văn học Lào nóichung, văn học dân gian Lào nói riêng Những năm gần đây, một số tác giảngười Việt cũng góp thêm những tiếng nói nhằm giới thiệu tục ngữ Lào ởViệt Nam Trịnh Đức Hiển có bài “Sơ bộ tìm hiểu luật hiệp vần và vần trong

Trang 12

xú pha xít Lào” [55] và bài “Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trongxú pha xít Lào” [56]; tác giả luận án có bài: “Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo ởLào qua mảng xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [4] và bài “Phong cách ănuống của người Lào” [6] Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường

Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú pha xít Lào [14] và hai đề tài cấp Đại học Quốc

gia Hà Nội: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt - Lào [16] và Từ điển thành

ngữ và tục ngữ Lào - Việt [17] của tác giả luận án không chỉ tìm hiểu, so

sánh một số khía cạnh của tục ngữ hai nước mà còn đối sánh nghĩa trong

quan hệ đối ứng của chúng Luận văn thạc sĩ: Tìm hiểu tục ngữ Việt và xú

pha xít Lào về Văn hoá ứng xử [2] và các bài: “Tìm hiểu mảng tục ngữ Việt

và xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” [3], “Về hiện tượng “nói ngược” trongtục ngữ Việt và xú pha xít Lào” [8], “Tìm hiểu lối nói của người Việt vàngười Lào qua tục ngữ” [12] “Tìm hiểu một số kiểu hiệp vần trong tục ngữViệt và Lào” [13], “Tìm hiểu một số kiểu kết cấu so sánh của tục ngữ Việtvà tục ngữ Lào” [18] của tác giả luận án, đã góp thêm tiếng nói về một sốkhía cạnh của tục ngữ, làm phong phú thêm mảng văn học so sánh ở ViệtNam Ngoài ra, còn nhiều tác giả biên soạn, nghiên cứu, so sánh, đối chiếutục ngữ Việt với tục ngữ một số nước trên thế giới để thấy được cái hay, cáiđẹp của tục ngữ Việt Trước hết, phải kể đến các tập từ điển, luận văn, bàiviết so sánh, đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ nước ngoài Đó là các cuốn

từ điển đa ngữ như: Tục ngữ Nga - Anh- Pháp - Việt [7] của Lê Đình Bích,Trần Quỳnh Dân; Tục ngữ, thành ngữ trên thế giới [23] của Lê Du, Lê Hải;

Tục ngữ các nước trên thế giới [57] của Vương Trung Hiếu; Tục ngữ Anh Pháp - Việt [99] của Nguyễn Gia Liên; Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu vàtục ngữ Tây [170] của Nguyễn Văn Tố; Tục ngữ Anh - Pháp - Việt và một sốthành ngữ danh ngôn [178] của Lê Ngọc Tú; Từ điển thành ngữ tục ngữPháp - Anh - Việt [181] của Thanh Vân, Nguyễn Duy Nhường, Lưu

Trang 13

-Hoài Và sau đó là các cuốn từ điển song ngữ như: Tục ngữ Nga - Việt [8]của Lê Đình Bích; Tục ngữ và câu đố Đức - Việt [71] của Lương Văn Hồng;

Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt - Pháp [96] của Nguyễn Lân, Ngoài một

vài cuốn dành một lượng trang ít ỏi tìm hiểu một cách sơ lược tục ngữ hoặcthành ngữ - tục ngữ trên một số khía cạnh, còn phần lớn chỉ là những cuốn từđiển song ngữ hoặc đa ngữ mà chưa có được những câu tục ngữ đối ứng,chưa phân tích đầy đủ các mặt nội dung và hình thức của chúng Các cuốn từ

điển đối chiếu tục ngữ Việt với tục ngữ một số nước đồng văn như: Từ điển

thành ngữ tục ngữ Hoa Việt [79] của Nguyễn Văn Khang; Tục ngữ Nhật Việt [167] của Nguyễn Thị Hồng Thu; Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa - Việt

-[175] của Lê Khánh Trường, Lê Việt Anh cũng được trình bày tương tự.

Năm 2005, luận án tiến sĩ Ngữ văn với đề tài Tìm hiểu văn hoá ứng xử Nhật

Bản qua Kôtôwaza, có so sánh với tục ngữ Việt Nam [168] của Nguyễn Thị

Hồng Thu lấy tục ngữ Nhật làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhưng có sosánh với tục ngữ Việt Nam Tuy còn chưa thật nhiều nhưng những côngtrình, bài viết nói trên cũng đã góp thêm cho mảng văn học so sánh ở ViệtNam một không khí học thuật mới

Nhìn chung lại, khi nghiên cứu văn học dân gian Lào nói chung, tụcngữ Lào nói riêng, các tác giả Việt Nam và Lào mới chỉ xem xét một cáchđơn tuyến, tách rời; cách tiếp cận chưa đặt trong tư duy bối cảnh, nghĩa làchưa đặt sự so sánh tục hai nước trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á để tìmra những điểm tương đồng và dị biệt không chỉ trong tục ngữ mà còn cảtrong giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc đó Chưa có những côngtrình nghiên cứu so sánh, đối chiếu nội dung tư tưởng, nghệ thuật và thi phápcủa tục ngữ Việt và tục ngữ Lào do vấn đề nghiên cứu chúng theo phươngpháp này còn mới Bởi vậy, thành tựu của việc so sánh tục ngữ Việt và tụcngữ Lào đang còn trong giai đoạn khởi đầu, kết quả thu được chưa nhiều

Trang 14

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận án

Theo tương đối luận, giữa các nền văn hoá không có sự hơn, kém màchỉ có sự giống và khác nhau Do vậy, chúng tôi sẽ không đi tìm sự hơn kémgiữa tục ngữ Việt với tục ngữ Lào mà thống kê, phân tích, so sánh nội dungvà nghệ thuật của hai hệ thống tục ngữ Việt và Lào để phát hiện sự tươngđồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau, quađó làm rõ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc trong bối cảnh Đông Nam Á.Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ còn góp phần để nhân dân hainước Việt Nam - Lào không chỉ hiểu nhau hơn mà còn góp phần quảng bánền văn hóa của mỗi nước và thúc đẩy mối quan hệ láng giềng truyền thốngViệt - Lào ngày càng phát triển

3.2 Đối tượng nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là 16.098 câu tục ngữ của

người Việt trong bộ Kho tàng tục ngữ người Việt (2 tập) [90] do Nguyễn

Xuân Kính chủ biên;

- Phần tục ngữ Lào gồm 691 câu trong cuốn Xú pha xít và lời nói giao

duyên Lào [138] của Nguyễn Đình Phúc cũng là đối tượng nghiên cứu chủ

yếu của luận án;

Tuy nhiên, nếu lấy 16.098 câu tục ngữ Việt (một lượng câu quá lớn) đểso sánh với 691 câu tục ngữ Lào (một lượng câu còn rất hạn chế) thì sựchênh lệch về tư liệu là rất lớn Để khắc phục sự “khập khiễng” khó tránhkhỏi này, cách tốt nhất là, “khuôn” chúng lại ở những nội dung cơ bản vàhình thức chủ yếu, thông qua những tỷ lệ so sánh có tính chất tương đối

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Trang 15

- Thuật ngữ “tục ngữ Việt” mà chúng tôi đề cập đến trong luận ánđồng nghĩa với “tục ngữ cổ truyền” của người Việt (người Kinh);

- Khái niệm “tục ngữ Lào” trong luận án tương đương với “tục ngữ cổtruyền” của người Lào Thay (Lào Lùm).

Như trên đã nói, nội dung phản ánh của tục ngữ Việt và tục ngữ Lào làvô cùng phong phú, nghệ thuật của chúng cũng rất đa dạng Do vậy, chúngtôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo “diện” mà theo “điểm”, ở một số nộidung cơ bản và hình thức chủ yếu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc là nhằm giải mã tâm thức dântộc đó thông qua hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hoá Vìvậy, trong luận án này, ngoài việc tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các tácgiả đi trước, chúng tôi không chỉ sử dụng những kiến thức chuyên ngành màcòn tiếp cận đến những tri thức liên ngành và đa ngành từ nhân học, văn hoá,khảo cổ học, dân tộc học, văn học, địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội…

Ngoài hai phương pháp khảo cứu chính là thống kê và so sánh, chúngtôi còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác là phương pháp điền dã,phương pháp mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp cùng một số thao táccụ thể khác.

5 Cấu trúc luận án

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan văn hoá - xã hội Việt Nam - Lào Chương 2: So sánh nội dung tục ngữ Việt và tục ngữ Lào.Chương 3: So sánh nghệ thuật tục ngữ Việt và tục ngữ Lào.Kết luận

Trang 16

Chương 1 nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh mang tính khái quátvề đất nước, con người Lào và quan hệ Việt Nam - Lào từ xa xưa, nhận diệnđặc trưng văn hoá hai nước từ cái chung đến những nét riêng để có cơ sở giảithích kết quả so sánh nội dung và nghệ thuật tục ngữ hai nước ở hai chươngsau

Ở chương 2, chúng tôi so sánh nội dung tục ngữ hai nước trên các bìnhdiện: môi trường tự nhiên và xã hội, quê hương xứ sở, kinh nghiệm sản xuấtvà chăn nuôi, quan hệ gia đình xã hội, phê phán thống trị và các thói hư tậtxấu Qua đó, chúng tôi chỉ ra sự giống nhau; đồng thời, tập trung phân tíchcác bình diện có những nét khác nhau khá rõ ràng Đó là tục ngữ Việt nóiđến văn hoá ẩm thực đậm đặc và sâu sắc, văn hoá đậm ảnh hưởng Nho giáocủa người Việt và văn hoá đậm ảnh hưởng Phật giáo của người Lào Sau đó,tác giả luận án tìm hiểu lý do dẫn đến sự giống và khác nhau đó.

Trong chương 3, NCS so sánh ngữ nghĩa, kết cấu, vần, nhịp, tỉnh lược,lối nói, ngôn ngữ ; đồng thời, giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khácnhau ấy

Trang 17

Chương 1

TỔNG QUAN VĂN HOÁ - XÃ HỘI VIỆT NAM - LÀO1.1 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào

1.1.1 Sơ lược lịch sử - xã hội nước Lào

Thời phong kiến, xã hội Lào thuộc chế độ quân chủ tập quyền Đây làthời kỳ dài nhất trong lịch sử nước Lào và cũng là thời gian chủ yếu để ra đờinhững câu tục ngữ cổ truyền Lịch sử nước Lào còn thấp thoáng hình ảnh vàchiến tích của các vị vua, những người mà tên tuổi còn được lưu giữ qua cáctruyền thuyết và kỳ tích Nói một cách khác, các truyền thuyết Lào còn lạiđều thấy thấp thoáng hình ảnh những ông vua trong lịch sử nước Lào.

Ở Lào, có ba vị vua được ghi danh trong lịch sử nước Lào dưới hìnhthức huyền thoại và truyền thuyết Người thứ nhất là Khún Bu Lôm, người

mở đầu cho các dòng họ vua Lào được phản ánh trong truyền thuyết Khún

Bu Lôm, Khún Bu Lo Theo dã sử, Khún Bu Lôm từ phía Bắc xuống giành

quyền làm chủ đầu tiên vùng Mường Xoa (Luông Pha Băng ngày nay), vốnlà nơi có cuộc gặp gỡ lịch sử tất yếu giữa người Khạ (Lào Thơng) và người

Lào - Thay (Lào Lùm) đến đây sinh sống “Nị than” (truyền thuyết) Khún Bu

Lôm, Khún Bu Lo cũng tương tự như huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ

của người Việt Người Lào coi Khún Bu Lôm là thánh Tổ của dân tộc Lào,người mở đầu cho lịch sử Lào từ thế kỷ thứ VIII mà Xiêng Đôông XiêngThoòng (Luông Pha Băng) được chọn làm kinh đô.

Người thứ hai được ghi danh trong lịch sử Lào là Chậu Phà Ngừm(1316 - 1371) Năm 1353, với uy quyền và tài năng của mình, Phà Ngừm đãlên ngôi vua, lấy Luông Pha Băng làm kinh đô Năm 1356 ông đem quânđánh dẹp các mường ở phía Bắc và quay về Xiêng Đôông Xiêng Thoòng(Kinh đô Luông Pha Băng) rồi tiếp tục hành quân tiến về Viêng Chăn, đánh

Trang 18

dẹp các mường ở đó và thống nhất quốc gia Lạn Xạng làm một vào năm1357 Phà Ngừm đã thống nhất quốc gia Lạn Xạng và tổ chức lễ mừng chiếnthắng khai sinh quốc gia Lạn Xạng tại Viêng Chăn Trong buổi lễ long trọngđó, ngoài việc tuyên dương công trạng quân đội, tổ chức lại bộ máy chỉ huycai trị hành chính theo các mường, Phà Ngừm đã có một “Lời huấn thị” lịchsử, còn được ghi trong chính sử mà người Lào coi như là bản hiến pháp đầutiên của mình

Người thứ ba có ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước Lào là vua Sệt ThaThi Rạt (1534 -1572) Phải đến năm 1553, nghĩa là 200 năm sau, vì lý do địalý chính trị đối với các vương hầu phía Nam và để tránh sự dòm ngó đặc biệtcủa quân Miến Điện, quốc vương Sệt Tha Thi Rạt mới là người tiếp tục thựcthi những ý tưởng của Phà Ngừm, thiên đô từ Luông Pha Băng xuống ViêngChăn (cách 210 km), mang theo tượng Phật bằng ngọc bích (cao 0,70 cm),cho xây “Vắt Pha kẹo” (Chùa ngọc) để an vị tượng Phật đó, đồng thời dựng“Thạt Luổng” (Tháp lớn) năm 1566, lưu giữ xá lợi là một sợ tóc (hay mộtđốt xương?) của Đức Phật Vua Sệt Tha Thi Rạt băng hà trong một cuộc thânchinh dẹp loạn người Khạ ở phía Nam năm 1572 Sau đó là thời kỳ hỗnquan, hỗn quân vô chính phủ của nước Lào Mãi đến nửa đầu thế kỷ XVIImới tái lập được sự ổn định dưới triều vua Sou Ri NaVong Sa (1637 -1694),một đại vương của nước Lào trị vì hơn 50 năm, người có công lớn trong việcgiữ được sự ổn định lâu nhất của quốc gia Lạn Xạng Dưới triều đại Sou RiNaVong Sa, Viêng Chăn là trung tâm Phật giáo lớn, nơi sư sãi các nướcKhơme, Phù Nam hay Xiêm (Thái Lan) đến tu học Từ đó đến nay, ViêngChăn luôn là thủ đô, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Lào.Sự kiện thống nhất quốc gia Lạn Xạng của Phà Ngừm (1357) và sự kiện dờiđô của Sệt Tha Thi Rạt (1553) là hai biến cố lớn có ảnh hưởng sâu sắc khôngchỉ về chính trị mà còn đến đời sống văn hoá, văn học Lào hơn cả Giờ đây,

Trang 19

vương quyền đã gắn chặt với một biểu tượng mới bao trùm lên tất cả cácmường là ông Phật

Trong số ba vị vua anh minh và có nhiều chiến tích nói trên thì Chậu

Phà Ngừm để lại nhiều dấu ấn sâu đậm nhất Trong Historie du Laos

francais, Paul de Boulanger coi Phà Ngừm là một vị vua tài giỏi về quân sự,

luôn luôn ở trong hàng quân Không lúc nào sợ hãi ( ) Phà Ngừm cũng đãdùng sức mạnh hoặc chỉ bằng uy danh của mình đã khuất phục tất cả các dântộc ở bán đảo Đông Dương trừ hai nước Việt Nam và Campuchia Vị hoàngđế vĩ đại đó là người sáng lập thật sự nước Lạn Xạng thống nhất Đó là mộtnhân vật kỳ lạ và phi thường, không ngờ lại xuất hiện trong lịch sử một dântộc vốn yêu chuộng trật tự và yên ổn Bằng nhiều cách, Phà Ngừm đã quytụ được thủ lĩnh của các địa phương, các vùng miền, từ những đồng bằngphía Tây, những thung lũng và núi non phía Bắc đến những cao nguyên phía

Nam gắn kết lại dưới một cái tên chung: nước Lạn Xạng Đất nước Lào xuất

hiện theo bước chân chinh phạt của người anh hùng dân tộc Phà Ngừm đểbước vào một giai đoạn lịch sử mới đầy náo động mà trước đó là cả một thờikỳ dài phát triển gần như âm thầm Phà Ngừm yêu cầu vua Khơme cử haimươi ba nhà sư, ba nhà bác học mang theo tượng Phật, kinh sách, cây bồ đềsang Lào Cùng đi còn có các thợ lành nghề về rèn, nấu đồng, đúc tượng,kim hoàn Vua Khơme còn tặng vua Lào một số nhạc cụ Như vậy, tuy làgián tiếp nhưng Lào đã tiếp nhận mạnh mẽ văn hoá Ấn, gần gũi về văn hoávới các nước láng giềng phía Tây và Đông Nam Á như Thái Lan, Miến Điện,Khơme Tuy nhiên, ảnh hưởng văn hoá của các nước này tới Lào hãy cònhạn hẹp, bởi văn hoá Ấn - Phật lúc này vẫn còn do những nhà sư và nhữngngười từ Khơme mang đến nên chỉ loanh quanh ở kinh đô mà thôi Mặt khác,truyền thống Mường Xoa tuy được nâng lên thành truyền thống toàn quốcnhưng chưa kịp được hội nhập vào nền văn hoá chung Văn hoá Ấn - Phật

Trang 20

tuy thế, cũng còn xa lạ và chưa gắn kết được với truyền thống dân gian bảnđịa

Từ thuở Phà Ngừm lập quốc gia Lạn Xạng thế kỷ XIV (1357), các tộcngười từ các mường dần quy tụ lại, hướng về Mường Xoa, tức kinh đôLuông Pha Băng Từ đó, mỗi dân tộc và bộ tộc đã từng bước xây dựng cuộcsống văn hoá riêng của mình, gia nhập vào đại gia đình các bộ tộc Lào: từcách thức dựng nhà ở (nhà sàn), việc xây dựng các hệ thống mương phai đưadẫn nước vào đồng ruộng đến những lời ca, điệu múa, tiếng hát, những đámtang, đám cưới, lễ hội truyền thống đều mang những dáng vẻ riêng

Vào giữa thế kỷ XIV, sau khi lên ngôi (1353), Phà Ngừm đứng rathống nhất các mường cát cứ, chia rẽ trước đây thành quốc gia Lạn Xạngthống nhất để hình thành một nhà nước tập quyền (trên cơ sở một nền nôngnghiệp lúa nước cổ truyền) có cơ cấu ruộng rẫy với một hệ thống thuỷ lợi(mương - phai - lái- lịn) mềm dẻo và thích nghi với điều kiện tự nhiên, khácvới hệ thống mương phai của Đại Việt (kết hợp với hệ thống đê điều đồ sộ ởmiền Bắc và kênh rạch chằng chịt ở miền Nam)

Như vậy, sự kiện Phà Ngừm lên ngôi (năm 1353) và lập ra quốc giaLạn Xạng thống nhất (năm 1357) đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử quốcgia dân tộc và lịch sử văn hoá văn học Lào Có thể coi đây là một cột mốcquan trọng khi xem xét những chặng đường lớn của văn hoá văn học Lào

Cư dân Lào Thay ngoài thể nghiệm mô hình kinh tế - xã hội lúa nướcnhư nói trên còn tổ chức xã hội hai cấp: bản - mường Người đứng đầu mỗibản là “phò bản” (bố bản) Bộ máy quản lý còn đậm dấu ấn “dân chủ côngxã” với chế độ già làng Ruộng đất thuộc về của công do ông “phò bản” là

người đại diện (“Đìn ạt nha, na phò bản”: “Đất của quan, ruộng làng của

trưởng bản”) (TN Lào) Vì có sự phân quyền trong quản lý đất đai nên hìnhthành chế độ bóc lột, xã hội phân chia thành đẳng cấp quý tộc và bình dân.

Trang 21

Trong mỗi bản gồm nhiều gia đình hạt nhân (từ gia đình lớn mẫu hệ trongcông xã thị tộc phân nhỏ thành gia đình nhỏ phụ hệ trong công xã nôngthôn) Mỗi bản đều có ma làng (phỉ bản) do thầy mo (thầy cúng) đảm nhiệm.Thầy mo cũng là người nhưng vì được học hành, nắm được phép thuật nênhiểu được tiếng nói của thế giới ma (phỉ)

Nhiều bản hợp lại thành một mường, do một người đứng đầu gọi là“chậu mường” (chủ mường) hình thành những cơ cấu quyền lực của nhànước Bản nơi ông chủ mường sống người Thái gọi là bản Chiềng (bản lớnnhất mường) được đặt làm trụ sở ở trung tâm của mường để làm chức nănghành chính và văn hoá Trụ sở này được xây thành bao quanh gọi là viêng

Trong quá trình tích hợp xã hội lớn hơn mường, người ta vẫn dùng từmường để chỉ các vương quốc, thậm chí một quốc gia như mường Lào,mường Thái với cấu trúc ba cấp: bản, mường, mường luổng (mường lớn).Người đứng đầu mường lớn được gọi là chậu xi vít (vua) dựa trên quan hệhuyết thống đã lập bộ máy trung ương tập quyền cai quản từ trên xuốngdưới

1.1.2 Mối quan hệ lịch sử - xã hội Việt Nam - Lào

Theo Nguyễn Hào Hùng [127, tr.97], quan hệ Việt Nam - Lào đã có từthời cổ trung đại Nhưng mối quan hệ này được phản ánh trong các văn bảnlà rất muộn so với sự thật lịch sử.

Cho đến ngày nay, cư dân sống hai bên dãy Trường Sơn còn lưu

truyền truyền thuyết Quả bầu mẹ xa xưa về nguồn cội của mình Trời làm

nạn hồng thuỷ khủng khiếp, từ trong quả bầu có hàng loạt người chui ra.Những ai sang phía Đông thì trở thành người Việt, sang phía Tây trở thànhngười Miến, xuống phía Nam thành người Khơme, còn ở lại đó là ngườiThái, người Lào, người Khạ (Lào Thơng)

Trang 22

Theo Truyện cổ Ba Na (Nxb Văn học, 1965, tr.2), chàng Léo (Lào) đã

vượt Trường Sơn sang Việt Nam phối hợp với chàng Ngọc để tiêu diệt xà

tinh Truyện Ca Phúc (Truyện dân gian Lào, Nxb Văn hoá, 1962) của người

Lào lại khắc hoạ hình tượng một chàng trai Việt, vốn cùng quê hương củachàng Ngọc sang Lào tìm diệt quỷ quái Thao Xun Các câu chuyện trên đãngợi ca tình nghĩa anh em Việt - Lào qua những hình tượng tiêu biểu của vănhọc dân gian Như vậy, văn học dân gian cũng có thể được coi là nguồn tưliệu quan trọng và phong phú trong việc phản ánh tình đoàn kết Việt Nam -Lào.

Tuy nhiên, cũng thật khó khăn khi đi tìm sự kiện lịch sử và thời điểmđầu tiên ghi nhận mối quan hệ Việt - Lào Như trên đã nói, thư tịch ghi chépđược là rất muộn so với sự thật lịch sử Nhiều sự kiện lịch sử qua đi rất lâusau này mới được ghi chép lại

Qua các bản dịch sau này về Dư địa chí của Nguyễn Trãi (TK XV),

Vân đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (TK

XVIII) và một số nguồn sử liệu khác, có thể thấy quan hệ buôn bán, giao lưu

giữa người Lào và người Việt có từ rất sớm Sách Dư địa chí đã so sánh y

phục của những tộc người sống vùng biên giới Cao Lạng (Việt Nam) và

Quảng Tây (Trung Quốc) “giống như người Lào”; Vân đài loại ngữ cho

rằng, gỗ bạch đàn của Lào đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ thời Trần;người Lào thường mang trâu bò sang khu vực phía Tây Nghệ Tĩnh để bán;Nguyễn Trãi đã kể tên những mặt hàng khá phong phú và nổi tiếng của Làonhư tê giác, voi, sáp trắng, vải chiên, chiêng đồng tốt nhất cũng có mặt ởViệt Nam Chiêng đồng giống như trống đồng của Việt Nam, được ngườiLào coi là đồ quốc phẩm dùng trong việc bang giao hoặc để trao đổi Nhiềudân tộc ít người vùng Tây Nguyên (Việt Nam) còn giữ được những chiếcchiêng Lào dùng đánh trong những ngày hội của buôn làng Lê Quý Đôn còn

Trang 23

cho biết nguồn gốc của cây thuốc hút mà người Việt Nam mang về trồng vàhay dùng được du nhập từ Lào nên gọi là cây thuốc Lào.

Nguyễn Hào Hùng [127, tr.95], khi trích dẫn một số nguồn sử liệu củaNguyễn Trãi và Lê Quý Đôn nói trên đã cho rằng, người Việt Nam sớm cónhững nhận xét về người Lào như “người Lào thuần hậu chất phác”, tronggiao dịch buôn bán thì “họ vui lòng đổi chác” Nguyễn Trãi đã từng nhận xét“tiếng Lào là tiếng họng”, còn y phục thì người Lào lấy vải cuốn vào mìnhnhư áo cà sa nhà Phật

Những tư liệu lịch sử trên đây là một trong rất nhiều bằng chứng nóilên mối quan hệ mật thiết hàng ngày giữa nhân dân Việt Nam và nhân dânLào Nhìn chung, “trong thời kỳ cổ trung đại, nhân dân Việt Nam và nhândân Lào đã có quan hệ đi lại và trao đổi hàng hoá vật phẩm với nhau NgườiViệt Nam đã biết đến nhiều mặt hàng nổi tiếng của Lào như các sản vật tựnhiên, sừng voi, tê giác, lông chim, sáp trắng, quế, sâm…thường dùng vàoviệc cống phẩm hoặc các vật dụng do người Lào sản xuất như vải, chiêngđồng” dùng trong việc mua bán [127, tr.92 - 94]

Các tài liệu ghi chép về các sự kiện lịch sử đã qua đều cho rằng, mối

quan hệ Việt - Lào có từ thời cổ trung đại Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô

Sĩ Liên (TK XV) ghi lại sự kiện “giao hiếu” đầu tiên (năm 1067) của nhữngbộ lạc Lào giáp Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh (Việt Nam) với nước Đại Việt dưới

thời Lý Thánh Tôn Sau này, sách Đại Nam chính biên liệt truyện (quốc sử

triều Nguyễn) cũng cho sự kiện “thông hiếu” năm 1067 này là sự kiện mởđầu.

Từ xa xưa, người Việt Nam đã gặp gỡ và liên hệ với các bộ tộc Lào ởkhu vực lân cận Năm 1075 Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống, sau đókịp thời chấn chỉnh cương giới, trong đó có biên giới phía Tây Nhờ đó,người Việt Nam có sự cảm thông với các bộ tộc Lào Cuộc kháng chiến

Trang 24

chống quân Nguyên dưới thời Trần của Việt Nam cũng dựa vào tuyến phòngthủ phía Tây của Lào Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần, đất nước bị nhàMinh xâm lược, nhiều nhà yêu nước cũng chạy sang đất Lào lánh nạn

Ngay sau khi lên ngôi (1353) và lập ra quốc gia Lạn Xạng (1357), vuaPhà Ngừm (1316- 1371) đã gửi tặng phẩm đến vua Đại Việt để mở đầu chosự xác lập mối bang giao giữa hai nước Lê Thái Tổ đã cử nhiều tướng lĩnh,nghĩa quân thông thạo tiếng Lào sang Lào mua sắm voi, ngựa, lương thực đểtiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh, đồng thời dựa vào sự giúp đỡcủa các tù trưởng và nhân dân Lào vùng biên giới truy đuổi quân Minh trốnchạy sang Lào Vua Lào còn sai tù trưởng Mãn Sát cùng nghĩa quân và voichiến sang giúp Lê Lợi chống lại quân Minh Khi nhà Mạc chiếm ngôi nhàLê, Nguyễn Kim cùng nhiều triều thần khác đã chạy sang trú ngụ trên đấtLào (Sầm Nưa).

Đến thời vua Sệt Tha Thi Rạt (1534 - 1572) mối quan hệ hữu hảo giữaLạn Xạng với Đại Việt vẫn tiếp tục được duy trì thông qua cuộc hôn nhângiữa nhà vua với công chúa Ngọc Hoa (con vua Lê Anh Tôn) năm 1564.Nhờ chính sách đối ngoại khôn khéo này, Vương quốc Lạn Xạng trong suốtnửa sau thế kỷ XVI đã ba lần đánh bại quân A Vạ (Miến Điện) xâm lược.

Sang thế kỷ XVII, dưới triều vua Sou Ri Na Vông Xa (1637 - 1694),quan hệ Lạn Xạng với Đại Việt không ngừng được củng cố Khi nhà vuabăng hà, Lạn Xạng xảy ra rối ren, cháu nội của nhà vua đang cư trú ở ViệtNam đã đề nghị vua Đại Việt giúp đỡ, kéo về Viêng Chăn ổn định trật tự.Đến 1713, Lạn Xạng bị chia cắt thành ba mường lớn thì nhân dân đã vùngdậy chống lại áp bức xã hội và liên kết với Đại Việt để tăng cường sức mạnh.Nhưng sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ Việt - Lào đầu thế kỷXIX phải nói đến những hoạt động của nhà yêu nước Chậu A Nụ (Chiêu ANỗ) trên đất Việt Nam gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Xiêm của

Trang 25

nhân dân Lào Ngay sau khi lên ngôi (1805), Chậu A Nụ, quốc vương ViêngChăn đã nối lại mối bang giao thân thiện với Việt Nam Nhân dân vùngmường Xiềng Kôm (nay thuộc Kỳ Sơn, Nghệ An) còn lưu truyền nhiều câuchuyện về những hoạt động của ông và sự tiếp tế của nhân dân Việt Nam chonghĩa quân Lạn Xạng

Qua nghiên cứu những tài liệu và sự kiện lịch sử trên đây, cho phép đitới một số nhận định dưới đây về quan hệ Việt - Lào thời kỳ cổ trung đại:

a) Do điều kiện tự nhiên và quan hệ láng giềng gần gũi, quan hệ ViệtNam - Lào hình thành từ rất sớm, có thể nói ngay từ khi xuất hiện những cưdân Việt Nam và Lào trên khu vực địa lý lịch sử này;

b) Trong qúa trình dựng nước và giữ nước của từng dân tộc cũng nhưtrong giao lưu về kinh tế và văn hoá, không chỉ các nhà nước phong kiến hainước quan hệ với nhau mà nhân dân hai nước cũng thường xuyên liên hệ vớinhau, ủng hộ và giúp đỡ nhau một cách tự phát, nhất là những cư dân khuvực vùng giáp biên giới hai nước

c) Trong quá trình phát triển mở mang bờ cõi, người Việt không cóhướng di chuyển về phía Tây mà Nam tiến Dãy Trường Sơn trở thành biêngiới tự nhiên, nên nhìn chung trong quan hệ Việt Nam - Lào không có vấn đềchiếm đất.

1.2 Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh ĐôngNam Á

Khi nghiên cứu nền văn hoá các nước Đông - Nam Á nói chung, tụcngữ Việt và tục ngữ Lào nói riêng với tư cách là những sản phẩm văn hoátinh thần của các dân tộc đang cư trú ở các quốc gia, chúng tôi phân tích mộtsố thành tố của văn hoá Việt Nam và Lào như: địa lý, ngôn ngữ, tín ngưỡng,tôn giáo, phong tục tập quán, nhà cửa, nghệ thuật,

Trang 26

1.2.1 Về địa lý và tự nhiên

Xét về mặt địa lý, Việt Nam và Lào cùng nằm trên bán đảo ĐôngDương thuộc vùng Đông Nam châu Á (Lào nằm ở 13º55’- 22º30’ vĩ Bắc,100º05’- 107º37’ kinh Đông; Việt Nam nằm ở 8º27’- 23º23’vĩ Bắc, 102º8’-109º27’ kinh Đông) Lào có đường biên giới chung với Trung Quốc (505km) và Myanma (236 km) ở phía Tây Bắc, với Campuchia (435 km) ở phíaĐông Nam, với Việt Nam (2130 km) ở phía Đông, với Thái Lan (1835 km) ởphía Tây Còn Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc (1281 km),với Campuchia về phía Tây Nam (1120 km), với Vịnh Thái Lan về phíaNam, với Vịnh Bắc Bộ và biển Đông về phía Đông (3260 km), với Lào vềphía Tây (2130 km) Diện tích tự nhiên của Việt Nam lớn gần gấp rưỡi Lào(Việt Nam: 329.600 km2, Lào: 236.800 km2) Địa hình hai nước rất đa dạng,đều có đồng bằng, rừng núi và cao nguyên (rừng núi và cao nguyên chiếmđến 3/4 diện tích lãnh thổ mỗi nước)

Theo sự phân chia của các nhà dân tộc học thì Đông Nam Á có nămcảnh quan:

- Một là, cảnh quan sườn núi cao với mô hình canh tác rẫy dốc; - Hai là, cảnh quan cao nguyên với mô hình canh tác rẫy bằng; - Ba là, cảnh quan thung lũng với mô hình canh tác ruộng - rẫy;

Bốn là, cảnh quan đồng bằng châu thổ với mô hình canh tác ruộng vườn;

Năm là, cảnh quan duyên hải và đảo với mô hình kết hợp và khaithác biển.

Ở Lào có ba cảnh quan đầu, còn Việt Nam có đủ cả năm cảnh quan nóitrên Nói cách khác, Việt Nam và Lào cùng có chung ba cảnh quan đầunhưng khác nhau là Lào không có hai cảnh quan cuối Mô hình tiêu biểu củangười Lào là mô hình thung lũng với những cánh đồng dọc theo sông Mê

Trang 27

Kông như: Viêng Chăn, Luông Nặm Thà, Chăm Pa Xắc, Khăm Muộn Môhình tiêu biểu của người Việt là vùng đồng bằng châu thổ với hai châu thổlớn: đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Cao nguyên vùng Tây Nguyên bạt ngàn cây cà phê, cao su, chè; vùngTrung du phía Bắc Việt Nam cũng mênh mông rừng cọ, đồi chè Ở Lào, cócao nguyên Mường Phuôn, Bô Lô Ven Lào là một nước dường như bị khépkín, không có biển, nhưng Việt Nam có tới 3.260 km bờ biển và hơn 3.000hòn đảo Cuộc sống của một bộ phận cư dân vùng biển và hải đảo Việt Namgắn liền với biển khơi với những hoạt động đánh bắt hải sản và vận tải biển.Vì vậy, con người ở đây ưa phóng tầm mắt nhìn ra khơi xa không có bến bờnên đã kích thích các giác quan của họ, nhất là thị giác và thính giác Ngườivùng biển thích màu sắc, âm thanh Trái lại, Lào lại là ngã tư đường của mọicuộc tiếp xúc giao lưu với các nước trong khu vực trên đất liền một cáchthuận lợi.

Việt Nam và Lào đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc gắn cư dân hainước với những hoạt động ở vùng sông nước và nghề chài lưới Đây khôngchỉ là nguồn lợi lớn về kinh tế mà còn là hệ thống giao thông đường thuỷthuận tiện Hệ thống sông ngòi chằng chịt đó đã góp phần hình thành ở mỗinước những đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ Sông Đà, sông Đa Nhim của ViệtNam, sông Phà Ngừm của Lào và một số sông suối khác còn mang lại chomỗi nước trữ năng thuỷ điện đáng kể4 Dòng Mê Kông5 không chỉ tạo nênnhững vựa lúa, vựa cá cho người dân các nước mà nó chảy qua mà còn là nơi

4 Việt Nam 20 triệu kw, Lào 12,4 triệu kw (dẫn theo Mai ngọc Chừ [13, tr.18])

5 Dòng Mê Kông (dài 4350 km) bắt nguồn từ Trung Quốc (đoạn chảy trong TrungQuốc chiếm gần một nửa độ dài, 1650 km), chảy qua Myanma và Thái Lan (dài 1.864km), chảy dọc theo nước Lào, qua Campuchia (dài 453 km), chảy vào miền Nam ViệtNam (dài 231 km) gọi là sông Cửu Long, tiếng Lào gọi là Mè Nặm Khoỏng, có nghĩalà sông Mẹ rồi đi ra biển Đông.

Trang 28

kết nối, giao thoa giữa các nền văn hoá trong khu vực; đồng thời tạo cho khuvực này những đặc trưng của nền văn hoá sông Mê Kông Qua bao đời nay,tầm quan trọng hàng đầu của sông Mê Kông vẫn luôn luôn được khẳng định,bởi nó đưa lại nguồn lợi kinh tế và tạo nên trục giao lưu kinh tế - văn hoáchủ yếu của cả nước Lào và vùng Nam bộ Việt Nam Các dòng sông, ngọnsuối của hai nước không chỉ là nguồn nước tự nhiên cần thiết đối với đờisống hàng ngày của các cư dân mỗi nước ngay từ buổi đầu tiền sử của họ màcòn đã từng đưa những đoàn người đông đúc đi khai phá bản mường và lánhnạn trong các cuộc chiến tranh trước đây Sông suối, kênh rạch cũng lànhững yếu tố tạo cho hai nước Việt Nam - Lào những nét văn hoá rất đặctrưng của vùng sông nước Tục cầu mưa, lễ cầu Mẹ nước, tục té nước, tụclấy nước thờ của người Thái, người Lào và một số dân tộc ở Việt Nam cũngbắt nguồn từ mục đích chính là xin nước cho cây cối để mùa màng bội thu.Vì vậy, theo các nhà khảo cổ học, việc đóng bè mảng và thuyền để đi lại trênsông suối, kênh rạch có từ rất sớm Sông suối còn là nơi diễn ra những ngàyhội bơi thuyền (bơi chải) ở cả hai nước đầy hào hứng và sôi nổi TheoNguyễn Năm, “người Lào đã sinh sống trên một vùng đất tạo nên do sự đốilập thống nhất: sông suối - núi rừng Đặc điểm này đã để lại những dấu ấnsâu sắc trong nền văn hoá văn học dân tộc” [140, tr.7]

Dãy Trường Sơn, người Lào gọi là dãy Phu Luổng (dài 1100 km)không chỉ là chiến luỹ của nhân dân Lào và Việt Nam trong các cuộc chiếntranh chống kẻ thù mà còn là biên giới tự nhiên vững chãi, tạo ra hai vùngkhí hậu khác biệt giữa hai nước Dải Trường Sơn chắn ngang biên giới phíaĐông của nước Lào có tác dụng ngăn cản cũng như điều hoà ảnh hưởng củacác trận cuồng phong từ biển Thái Bình Dương đổ vào Lào nên khác vớiViệt Nam, Lào không bị những trận bão biển khủng khiếp như Việt Nam.Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của Lào mang tính lục địa với hai mùa

Trang 29

tương phản nhau rất rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) Còn ở Việt Nam, cạnhkhí hậu nóng, ẩm, gió mùa, một điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại luôn bị đedoạ bởi thiên tai và khí hậu khốc liệt, không bị bão lụt thì cũng hạn hán hoặcnhững đợt gió Lào nắng, nóng gần như suốt mùa hè hàng năm từ sườn TâyTrường Sơn (Lào) thổi sang khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh Cùng với sông suối, rừng ở Việt Nam và ở Lào với những thảm thựcvật hết sức phong phú cũng gắn bó không thể thiếu với cuộc sống của nhândân hai nước Có thể nói, hầu hết các tỉnh của Lào6 đều có núi, có rừng (vìrừng núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ) Rừng không chỉ luôn là biểu tượngđược gắn trên quốc huy mà còn là nơi nương tựa, là niềm tin, niềm tự hào vànguồn sống của mỗi người dân Lào Ở Nam Lào, rừng chen lấn với đồngbằng, tạo nên một màu xanh ngút ngàn của thiên nhiên nhiệt đới Ở miềnTrung Việt Nam, rừng lan ra tận biển; một số nơi rừng còn xen lẫn với đồngbằng Như vậy, rừng mãi mãi giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống của nhândân Việt Nam và của nhân dân các bộ tộc Lào Rừng núi cũng là nơi che chởhọ trong các cuộc lánh nạn hoặc chiến tranh.

Lào là nước duy nhất ở Đông Dương không có biển và đường xe lửa.Vì thế, sông nước lại càng quan trọng trong đời sống văn hoá của nhân dânLào, bởi sông nước vốn không chỉ là một yếu tố không thể thiếu được trongđời sống con người và của bất kỳ nền văn minh nông nghiệp lúa nước nàomà còn là một tiềm năng, đưa lại nhiều nguồn lợi lớn cho con người Ngoàisông Mê Kông, Lào còn có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, hình thànhcác sông nhánh ở miền Bắc và miền Nam Lào Nếu như hệ thống sông nhánhphía Bắc Lào bắt đầu từ chữ “Nậm” (có nghĩa là nước hoặc sông) như ba con

6 Theo thống kê ngày 01/3/2005, ở Lào hiện có 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, chưa kể đến 16 tỉnh thành với 20 triệu dân do thực dân Pháp- Anh toa rập cắtcủa Vương quốc Lào ký ráp vào đất Thái Lan Còn ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh,thành đều có rừng, có núi (tập trung nhiều nhất ở phía Bắc)

Trang 30

sông bắt nguồn từ cao nguyên Mường Phuôn chảy qua Việt Nam: sông NậmMạ (sông Mã), Nậm Sằm (sông Chu), Nậm Nơn (sông Lam) thì các sôngphía Nam Lào lại bắt đầu bằng chữ “Xê” (cũng có nghĩa là nước hoặc sông)như: Xê Băng Phay, Xê Băng Hiêng, Xê Đôn, Xê Công Theo các nhà dântộc học, đây được coi là một tiêu chí để phân biệt lãnh thổ của cộng đồng tộcngười trên đất Lào Mối giao lưu giữa Lào với các nước trong khu vực chủyếu được thực hiện trên đất liền hoặc đường thuỷ Có thể nói, sự kết hợp núirừng - sông suối đã tạo nên phức hợp văn hoá của các cư dân Lào

Những đặc điểm địa hình và khí hậu nói trên đã giúp cho người ViệtNam và người Lào ở vùng thấp có cây lúa nước với phương thức gieo mạ vàcấy, tạo nên những đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn (các đồng bằng sôngHồng, sông Cửu Long của Việt Nam; Viêng Chăn, Khăm Muộn, Luông NặmThà, Chăm Pa Xắc của Lào) với những bãi bồi phù sa màu mỡ Ở vùng núivà cao nguyên có các lối canh tác rẫy dốc, rẫy bằng, ruộng - rẫy hoặc trồngtrọt theo phổ rộng (đa loài nhưng mỗi thứ một tý), từ đó hình thành nôngnghiệp làm vườn với việc trồng rau củ, làm rẫy với cây lúa cạn theo phươngthức gieo thẳng tạo nên loại hình nương rẫy có tính thâm canh Hình thànhmột phức thể canh tác trồng lúa được phân bố theo địa hình từ cao xuốngthấp: rẫy, ruộng - rẫy, ruộng - nương, ruộng - vườn Đồng bằng đóng vai tròchủ đạo trong nền văn hoá lúa nước Vì vậy, các quốc gia cổ đại đều ra đời ởđồng bằng và tộc người chủ thể bao giờ cũng chiếm lĩnh đồng bằng (dẫntheo Phạm Đức Dương [29, tr.10])

Như vậy, xét về mặt tự nhiên, Việt Nam có đầy đủ cả ba yếu tố: đồngbằng, núi và biển với một phức thể văn hoá gồm ba yếu tố: văn hoá đồngbằng, văn hoá núi, văn hoá biển Yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóngvai trò chủ đạo Trong khi đó, theo địa lý hiện tại thì nước Lào chỉ có đồngbằng và miền núi mà không có biển nhưng không vì thế mà Lào lại thiếu đi

Trang 31

yếu tố văn hoá biển Xưa kia, chắc chắn văn hoá biển đã thẩm thấu vào Lào.Các đặc điểm tự nhiên đó tạo ra các vùng văn hoá đặc trưng của mỗi nước.Nói cách khác, các yếu tố địa - văn hoá nói trên đã làm nên bức tranh đadạng sắc màu tuy còn rất sơ lược về đất nước Việt Nam và đất nước Lào

1.2.2 Văn hoá - tộc người

1.2.2.1 Mối quan hệ giữa các tộc người

Việt Nam và Lào đều là hai quốc gia đa dân tộc Lào hiện có 49 bộ tộcchính với số dân 5.622.000 người7, trong đó dân tộc chủ thể là người Làohiện chỉ chiếm 56% dân số với 1,6 triệu người; một vương quốc một thờirộng lớn nay chỉ là một quốc gia nhỏ bé bị phân cắt vì có tới 20 triệu ngườiLào (Lào Y sản) của 16 tỉnh bị cắt cho Thái Lan theo Hiệp ước Pháp - Xiêmngày 03/10/1893 hiện cư trú ở Đông Bắc Thái Lan Còn Việt Nam có 54 dântộc với số dân khoảng 86 triệu người8

Như trên đã nói, nước Lào là nơi giao thoa của nhiều luồng chuyển cưcủa nhiều bộ tộc cho nên “bức tranh tộc người ở đây đan xen, chồng chéo,nhiều lớp, xáo qua trộn lại, rất khó bóc tách rạch ròi” [29, tr.16] Căn cứ vàonhân chủng, ngôn ngữ học, người ta chia 49 bộ tộc Lào nói trên thành bốnnhóm chính: Nhóm Lào - Thái (8 bộ tộc), nhóm Môn - Khơme (31 bộ tộc);nhóm Hoa - Tạng (8 bộ tộc), nhóm H’mông - Miêng (2 bộ tộc)

Trong quan hệ giữa các bộ tộc ở Lào và các dân tộc ở Việt Nam, trướchết là ở sự gần gũi, tương đồng về ngôn ngữ giữa các dân tộc ở hai nước.Ngôn ngữ của người Phu Nọi ở Lào có nhiều nét tương đồng, gần gũi vớingười Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Si La ở Việt Nam (nhóm ngôn ngữ Tạng -Miến); người Lào cùng nói tiếng Thái tương tự như người Tày Nùng, Sánchay, Giáy, Bố y, Lự, La Ha ở Việt Nam (Ngữ hệ Thái).

7 Theo thống kê của Mặt trận Dân tộc Tổ quốc Lào ngày 01/3/2005.

8 Theo số liệu điều tra dân số tháng 4 năm 2009.

Trang 32

Nhưng dựa vào địa dư cư trú, 49 bộ tộc Lào nói trên được người Làochia thành ba nhóm dân tộc chính trong tương quan nơi cư trú, tập quán, vănhoá với các dân tộc khác ở Việt Nam Đó là người Lào Lùm (Lào đồngbằng), Lào Thơng (Lào giữa) và Lào Xủng (Lào vùng cao) Nhưng tất cả đềulà Lào.

a) Nhóm tộc người Lào Lùm

Nhóm tộc người Lào Lùm (Lào, Thái) nói ngôn ngữ Lào -Thay tức là

cộng đồng người Lào quen sống ở vùng thấp vừa có đồng bằng vừa có rừngnúi, cơ cấu kinh tế ruộng - rẫy, đại diện cho mô hình kinh tế - xã hội lúanước vùng thung lũng, gồm 8 phầu (tộc người) trong đó, tộc người nói tiếngLào Thay đóng vai trò chủ thể (chiếm 70% dân số cả nước Lào) Nhóm này

cùng với cư dân Lào Thơng nói ngôn ngữ Môn - Khơme (Môn - Khóm) xây

dựng mái nhà chung quốc gia Lạn Xạng thuộc văn hoá lúa nước Theo cáccứ liệu khảo cổ học, người Lào Lùm có mặt ở Lào ít nhất từ thiên niên kỷthứ I trước công nguyên Theo Nguyễn Năm, Mường Xoa là trung tâm tập

hợp tất cả các mường của người Lào - Thay ở rải rác lưu vực sông Mê Kông.

Người Lào Lùm sống tập trung chủ yếu ở phía Tây nơi có nhiều đồng bằngphì nhiêu màu mỡ dọc hai bên sông Mê Kông Mô hình kinh tế - xã hội lúanước của họ được hình thành rất sớm, khá thống nhất và bền vững Ngoài ra,người Lào Lùm còn làm nghề chài lưới, trồng tỉa hoa màu, chăn nuôi gia súc,dệt vải… Đời sống văn hoá của người Lào Thay khá phát triển và là hạt nhâncủa nền văn hoá dân tộc sau này Bởi vậy, trong thế kỷ XIV vai trò chủ thểcủa người Lào Thay không chỉ được xác nhận ở Mường Xoa mà còn ở cácmường khác trên đất nước Lạn Xạng thống nhất

Ở Việt Nam, có một bộ phận không nhỏ nói tiếng Lào Thay phân bốchủ yếu ở vùng Đông Bắc (Tày Nùng) và Tây Bắc (Thái), kéo dài vào miềnnúi Bắc Trung bộ, đến ranh giới các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh (chiếm khoảng

Trang 33

5% dân số cả nước) Người Tày chiếm số lượng đông nhất (khoảng 70% cưdân nói tiếng Lào Thay), sau đó đến người Nùng rồi đến tộc người Thái.Người Cao Lan, Sán Chỉ, Giáy, Bố Y cũng nói tiếng Lào Thay Nhưng gầngũi với người Lào Lùm về mặt địa lý - sinh hoạt - truyền thống - bản sắc vănhoá là người Kinh ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và người Thái ở vùngTây Bắc Việt Nam Điều này lý giải tại sao nguồn tục ngữ của người LàoLùm (ở Lào) và người Việt (ở Việt Nam) có nhiều điểm giống nhau, thậmchí trùng hợp nhau đến từng chi tiết.

b) Nhóm tộc người Lào Thơng

Nhóm tộc người Lào Thơng là tên gọi cộng đồng người Lào cư trú ởvùng trung du, trước đây gọi là người Khạ hoặc Lào Cang, chủ yếu là cư dân

nói ngôn ngữ Môn - Khóm, quen với cuộc sống nương rẫy trên các sườn núi

hay cao nguyên, ưa tiếng vọng trầm hùng của núi rừng, đại diện cho văn hoánúi, gồm 31 bộ tộc Theo Phạm Đức Dương, do làm rẫy, du canh du cư nênbị phân nhỏ, có đến 99 tên gọi trong 19 bộ tộc (trong khi đó nhóm Lào Thaychỉ có 45 tên gọi trong 5 bộ tộc) và ngôn ngữ rất khác nhau Nhóm ngôn ngữMôn - Khóm ở Lào dân số chỉ bằng 1/3 nhóm Lào Thay Người Lào Thơnglà cộng đồng người có nguồn gốc bản địa lâu đời hơn so với người Lào Lùmvà Lào Xủng, là tộc người gốc đã sinh sống không chỉ trên đất Lào mà cònsống ở nhiều nước Đông Nam Á Mường Xoa (Luông Pha Băng) là nơi cưtrú của người Lào Thơng với cuộc sống đông đúc và phồn vinh nhất nướcLào Vì vậy, đến thế kỷ XIV chiến thắng của Phà Ngừm cũng chính là chiếnthắng của Mường Xoa đối với tất cả các mường khác Người Khạ hay ngườiLào Thơng thành một bộ phận không tách rời của cư dân Lào nhưng vai tròchủ thể, vai trò “anh cả” vẫn thuộc về người Lào Thay Khi người Lào Lùmđến đây đã thấy người Lào Thơng có mặt từ trước sống rải rác trên vùngĐông và Tây dãy Trường Sơn, gần địa bàn cư trú của các dân tộc Môn -

Trang 34

Khơme Việt Nam Do vậy, có sự tương đồng về cảnh quan, môi trường sinhthái, tập quán canh tác, tư tưởng tình cảm, thị hiếu…của người Lào Thơngvới các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme ở Tây Bắc, Tây ThanhHoá, Nghệ An và dọc theo dãy Trường Sơn của Việt Nam Bởi vậy, nếu cósự tương đồng tục ngữ và văn hóa giữa cộng đồng người Lào Thơng vớingười Việt trên các khu vực nói trên cũng là điều dễ hiểu Điều đảng lưu ýlà, các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơme chia thành 2 vùng Bắc và Nambị cắt bởi ranh giới Hà Tĩnh (vùng tiếp giáp giữa hai nước Đại Việt vàChampa xưa) Do đó, Hà Tĩnh ở Việt Nam là vùng trống về mặt dân tộc.

c) Nhóm tộc người Lào Xủng

Nhóm tộc người Lào Xủng là cộng đồng người Lào cư trú ở vùng núicao, ôn đới thuộc Bắc và Trung Lào, gồm các bộ tộc thuộc dòng ngôn ngữ

Hán - Tạng và H’mông - Dao Đó là những tộc người di chuyển từ phương

Bắc xuống cách đây vào khoảng vài thế kỷ, trong đó người H’mông chiếmđa số Theo các tài liệu khảo cổ học của Xôranh và Prômagiê, của MadơlenCôlaini, từ năm 1935 - 1938 và những kết quả nghiên cứu của các tác giảkhác, đến thế kỷ thứ XVIII người Lào Xủng mới từ phía Bắc xuống sống chủyếu ở vùng núi cao thượng Lào (phía Bắc), nghĩa là người Lào Xủng mớiđến sống ở Lào khoảng 2 - 3 thế kỷ trở lại đây Phương thức canh tác chủyếu của người Lào Xủng là làm nương rẫy, ruộng bậc thang, hái lượm, trồngtỉa hoa màu và trồng cây thuốc phiện Người Lào Xủng sống theo lối vừađịnh canh, vừa du canh, du cư nên trình độ canh tác còn lệ thuộc hoàn toànvào tự nhiên Thực tế ấy đã chi phối cốt cách, văn hoá, đời sống…của ngườiLào Xủng là ít nhiều ảnh hưởng của văn hoá du mục như giỏi săn bắn và họcó nhiều nét tương đồng với người H’mông, người Dao ở Việt Nam

Nền văn hoá Lào thống nhất là sản phẩm của quá trình cộng cư và hoàhợp văn hoá giữa ba khối dân tộc trên Bản sắc văn hoá Lào biểu hiện trong

Trang 35

sự trao đổi và sự kết hợp hài hoà những phẩm chất gần gũi của các cư dânsống ở vùng rẻo cao và những cư dân sống ở vùng thung lũng ven chân núihay đồng bằng ven sông, trong đó như lịch sử đã chỉ rõ khuynh hướng quy tụvề thung lũng, đồng bằng cũng như địa vị chủ thể của thung lũng đồng bằng(Lào Lùm) ngày càng được khẳng định

Sau khi điểm qua thành phần các bộ tộc trong đại gia đình các dân tộcLào (và Việt Nam), chúng ta có thể rút ra một số nhận xét dưới đây:

Hai nước Việt Nam và Lào cùng nằm trên bản đảo Đông Dương, cùnggồm nhiều thành phần dân tộc có quan hệ cội nguồn với nhau Ở mỗi nước,các dân tộc cư trú đan xen, sống hoà đồng và đoàn kết trải dài trên một địabàn rộng lớn từ Bắc xuống Nam Tính chất phong phú, đa dạng đó thể hiệnrõ trên bình diện dân số, nguồn gốc, văn hoá, địa bàn cư trú…Nếu như toànĐông Nam Á có bốn dòng ngôn ngữ tộc người:

- Ngôn ngữ Tạng - Miến;- Ngôn ngữ Tày - Thái;- Ngôn ngữ Nam Á;- Ngôn ngữ Nam Đảo

thì ở Việt Nam có đủ cả bốn dòng ngôn ngữ nói trên, còn ở Lào chỉ có badòng đầu.

Trên bình diện sinh hoạt văn hoá, ngôn ngữ, nhân chủng, ở mỗi nước,có nhiều nét đồng nhất và mối quan hệ khá gần gũi giữa các dân tộc Nóicách khác, tuy có những điểm khác nhau về thời gian có mặt, về tên gọi dântộc, nơi cư trú, trình độ sản xuất, số dân, bản sắc văn hoá nhưng ở mỗi nước,các nhóm dân tộc đều sống chung trên cùng một quốc gia thống nhất, cùng

chung một cội nguồn dân tộc (qua các truyền thuyết Quả bầu mẹ của ngườiLào, người Dao; bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ của người

Trang 36

Việt)9 Dù là người Lào Lùm, Lào Thơng hay Lào Xủng, tên riêng từng bộtộc và tên chung dân tộc không tách rời nhau - tất cả đều là Lào Mọi ngườiLào, dù Lào Thơng, Lào Xủng hay Lào Lùm đều coi nước Lào là của họ;người Việt và cả 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều sinh ra từ bọc trămtrứng, đều là con Rồng cháu Tiên.

1.2.2.2 Mối quan hệ văn hoá Việt Nam - Lào trong bối cảnh Đông

Nam Á

Trong quan hệ giữa Việt Nam và Lào, giữa các nước Đông Nam Á, từxa xưa, đất Lào đã là ngã tư giao thông, chốn dừng chân, nơi lưu trú củanhiều cư dân thuộc các bộ tộc khác nhau Do vậy, cư dân Lào có điều kiệntiếp xúc, giao lưu với các cư dân khác trong vùng Còn người Việt tiếp giápvới biển nên có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với những quốc gia đến từ đườngbiển và chịu sự tác động của những yếu tố văn hoá biển

Trong quan hệ hai nước Việt Nam - Lào, từ xa xưa, lịch sử hai nước đãcó các cuộc di chuyển cư dân tự nhiên, nhất là cư dân trên các vùng biêngiới Bởi vậy, có hiện tượng hình thành từ lâu đời những vùng cư trú củanhóm cư dân nào đó có cùng ngôn ngữ văn hoá trên suốt dải biên giới Lào -Việt Ngoài ra, sức ép của các cuộc bùng nổ dân số dẫn đến các nhu cầu đitìm vùng đất mới để định cư; để trốn chạy ách áp bức bóc lột nặng nề; tậpquán sống du canh du cư; sự tranh chấp giữa các tập đoàn thống trị cũng

9 Chúng ta đều biết, “Chuyện quả bầu” (“Mạc nặm tàu”) là câu chuyện phổ biến khắpĐông Nam Á tiền sử Hiện nay đã tìm thấy khoảng 130 dị bản Nguyễn Tấn Đắc chorằng, dù có nhiều dị bản nhưng rút lại cũng chỉ có ba mô típ chủ yếu: thứ nhất là bầusinh ra người, biểu tượng quả bầu - mẹ, huyền thoại về nguồn gốc loài người; thứ hai,đại hồng thuỷ - hai anh em ruột nhờ quả bầu mà thoát chết và lấy nhau đẻ ra loàingười, biểu tượng quả bầu- thuyền, huyền thoại về nạn lụt hay sự băng hoại về chế độhôn nhân thị tộc Thứ ba, bầu - con là sự hồi tưởng lại huyền thoại bầu - mẹ sau trậnlụt Nếu như phần lớn dị bản ở các nước Đông Nam Á thuộc mô típ thứ hai, thì ở Làocác dị bản đều thuộc loại quả bầu - mẹ (mô típ thứ nhất)

Trang 37

tạo ra hoặc hình thành những nhóm và những đợt di dân lớn Từ đó đã làmthay đổi bộ mặt phân bố cư dân và các mối quan hệ giữa các tộc người trongvùng Tuy nhiên, sự di chuyển cư dân khá đặc biệt Lào - Việt Nam, ViệtNam - Lào chủ yếu lại do vị trí địa lý của hai nước quyết định Từ thời trungđại, tù trưởng Nhọt Chăm Căm thuộc tộc người nói tiếng Lào - Thay đã từđất Lào đến đất Mường Xang (Mộc Châu) lập nghiệp Có tài liệu truyềnmiệng còn truyền lại quy ước cống nạp sản vật của các mường Lào lệ thuộccho Mường Xang, vốn là một mường lớn lúc đó Mường Khoỏng nộp rượucau, mường Hồm nộp cá tươi, mường Hẳng nộp bọ vừng dưới ruộng (mườngHồm, mường Hẳng thuộc đất Lào, mường Khoỏng thuộc đất Bá Thước, ViệtNam) Sau này, dòng họ quý tộc Lò Khăm cũng từ Mường Bua, Mường Xà(Lào) thiên cư đến Quan Hoá (Thanh Hoá) lập nghiệp Khi có tang ma, dònghọ này đều cúng đưa linh hồn người chết về Lào Thậm chí trong nhữngngày tết, những người con dâu trưởng còn búi tóc, mặc váy theo kiểu ngườiLào nhằm nhắc nhở mọi người hãy nhớ đến nguồn cội của mình Ngoài ra,nhiều cuộc di dân tị nạn tránh sự đàn áp từ các cuộc khởi nghĩa nông dân thấtbại thời phong kiến hoặc do thần phục phụ thuộc vào chính trị hay cống nạpdiễn ra ở vùng biên giới hai nước thuộc khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, ThanhHoá, Lai Châu, Hoà Bình Vì vậy, các cuộc di dân ở các vùng biên giữa ViệtNam và Lào đã làm cho bức tranh phân bố cư dân vùng biên giới giữa hainước thêm đa dạng và phức tạp Tuy nhiên, cũng từ lâu đời đã diễn ra cuộcsống hoà đồng, xen kẽ, hoà bình và hữu nghị của một bộ phận cư dân hainước, nhất là đối với nhóm cư dân nói tiếng Lào Thay Người Lào và ngườiViệt sống trên vùng biên sinh hoạt, chợ búa, qua lại thăm hỏi nhau như mộtlẽ tự nhiên Thậm chí, họ xây dựng gia đình cũng tự nhiên như những ngườicùng trong một nước Biên giới không còn là sự cách trở trong tình yêu mànhư một chiếc cầu hữu nghị, một chứng nhân lịch sử cho mối quan hệ giao

Trang 38

lưu văn hoá Việt - Lào để cùng tiếp nhận qua lại những ảnh hưởng văn hoácủa nhau Từ đó, mối quan hệ văn hoá giữa cư dân các vùng di dân, nhất làcư dân nói tiếng Lào - Thay ở hai nước là mối quan hệ hữu hảo

1.2.2.3 Về ngôn ngữ

Một điều dễ nhận thấy là, sự phong phú, đa dạng và phức tạp của bứctranh ngôn ngữ Đông Nam Á nói chung, của hàng chục ngôn ngữ khác nhau,đan xen vào nhau đang tồn tại ở Việt Nam và ở Lào nói riêng Điều này tạonên một đặc điểm đáng chú ý là, một ngôn ngữ có thể tồn tại ở nhiều quốcgia, nhiều quốc gia có thể dùng chung một ngôn ngữ Bởi vậy, có một bộphận người Việt và người Lào cùng nói chung một ngôn ngữ cũng là điềukhông có gì lạ

Ở Việt Nam có bốn dòng ngôn ngữ: Nam Á, Nam Đảo, Tày Thái vàTạng Miến, trong đó tiếng Việt đóng vai trò ngôn ngữ quốc gia và là tiếngmẹ đẻ của người Việt Ở Lào chỉ có ba dòng ngôn ngữ là Nam Á, Tày Tháivà Tạng Miến, trong đó tiếng Lào đóng vai trò ngôn ngữ quốc gia và là tiếngmẹ đẻ của người Lào.

Bức tranh ngôn ngữ tộc người giữa hai nước là khá gần gũi và có cùngquan hệ cội nguồn và tiếp xúc Theo kết quả nghiên cứu của Maspero,Haudricourt và gần đây là Phạm Đức Dương thì tiếng Việt là ngôn ngữ phatrộn với hai ngôn ngữ chủ đạo: ngôn ngữ Môn - Khơme đóng vai trò cơ tầngvà ngôn ngữ Thái đóng vai trò cơ chế Vì thế, xét về mặt nguồn gốc thì tiếngViệt gắn với tiếng Môn - Khơme, nhưng xét về mặt loại hình thì tiếng Việtvận hành giống tiếng Thái, tiếng Lào Do đó, tiếng Việt và tiếng Lào có mốiquan hệ tiếp xúc rất lâu đời (khi nhóm Lào - Thái chưa tách nhau) và cùngmột loại hình với cấu trúc CVC có thanh điệu Vì vậy, giữa hai ngôn ngữ córất nhiều yếu tố cùng gốc và cấu tạo rất giống nhau Sự khác nhau chủ yếu làtiếng Lào là một ngôn ngữ đơn tiết có cấu trúc CVC, có thanh điệu, âm tiết

Trang 39

trùng với hình vị và từ nhưng lại vay mượn rất nhiều từ Pali và Sanskrit vốnlà một ngôn ngữ biến hình đa tiết; trong khi đó, tiếng Việt vay mượn tiếngHán vốn cùng loại hình Sự khác nhau đó làm cho tiếng Lào trở thành ngônngữ có nhiều từ đa tiết và mỗi âm tiết đều không có nghĩa, làm cho cấu tạotừ của tiếng Lào trở nên khác biệt về mặt ngữ âm

- Chữ Ấn Độ (Pali - Sanskrit) được người Thái, người Lào, ngườiKhơme, người Miến vay mượn và chế biến thành chữ Lào, chữ Thái, chữKhơme.

- Chữ Latinh do các giáo sĩ phương Tây đưa vào để ghi tiếng Việt, tagọi đó là chữ quốc ngữ

Để ghi được tiếng Lào bằng con chữ Ấn Độ, người Lào đã phải biếnđổi chữ Ấn Độ Chữ Ấn Độ có nhiều phụ âm (trung, cao, thấp) nhưng khôngcó thanh điệu Để ghi thanh điệu tiếng Lào, người ta dùng 3 loại phụ âm:trung, cao, thấp và 2 dấu “thô” (X), “ệc” (X) để ghi 6 thanh điệu Chữ cái ẤnĐộ ghi âm tiết, có chút ít ghi âm tố - phụ âm đầu nhưng vào Lào cách ghi âmtố được phát triển Đó là cách ghi vần (thành một khối) cạnh phụ âm đầu.Các ký tự ghi nguyên âm có thể đặt trước, sau, trên, dưới, xung quanh ký tựphụ âm Thanh điệu được ghi gắn với phụ âm và hai dấu Thí dụ: p a i ghilà į; m u ghi là À´ö¾ Cái mà người Lào quan niệm là ngữ pháp, thật ra,

Trang 40

đó là những quy định chính tả như cuốn ĸ¨½¡ºì¾¸ (“Vay nhạ còn Lào”

-Ngữ pháp tiếng Lào) của Phu Mi Vông Vi Chít [184] Cuốn Lịch sử chữ Lào

của Ma hả Xi La Vị La Vông (1973) đi sâu nghiên cứu nguồn gốc và quátrình hình thành chữ Lào Hiện nay, ở Lào có hai dạng chữ từ Ấn Độ đếnLào qua người Môn và người Khóm.

Chữ Phạn (Sanskrit) một loại chữ gãy ở miền Bắc Ấn Độ được dùngđể ghi kinh Phật Đại thừa và phái Xay Nha Xạt thuộc đạo Bà la môn Đó làchữ Thay Nhơ Còn chữ Pali, loại chữ tròn được cải biến thành chữ Thặm.Cả hai thứ chữ trên được kết hợp lại thành chữ Lào ngày nay.

Chữ Lào hiện nay với nguyên tắc ghi âm phù hợp với tiếng Lào, cómột hình thức gọn gàng, giản đơn, không bị ràng buộc bởi nguyên mẫu nhưkiểu chữ Thái Lan Nhiều tác phẩm văn học, biên niên sử, dã sử đều đượcghi lại trên sách bằng lá cọ “bay lan”

1.2.2.5 Phật giáo ở Việt Nam và Lào

Việt Nam và Lào là hai quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, trong đóPhật giáo là tôn giáo lớn chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội Có thểnói, đạo Phật có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá và tâm linh củanhân dân mỗi nước ở những mức độ khác nhau

Một số học giả phương Tây xếp văn hoá Việt Nam vào vùng văn hoáĐông Á và được coi là “đồng văn” với Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.Hơn nghìn năm Bắc thuộc, văn hoá Việt Nam bị ảnh hưởng một cáchcưỡng bức từ văn hoá Hán, trong khi sự giao lưu văn hóa Lào - Ấn Độ gầnnhư là tự nhiên, bằng con đường hoà bình

Phật giáo ở Ấn Độ được truyền vào Việt Nam rất sớm theo hai conđường:

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.1.6.1. Các hình thức tu từ trong tục ngữ 167 - Luận án Tiến sỹ Văn học - So sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Lào
3.1.6.1. Các hình thức tu từ trong tục ngữ 167 (Trang 4)
BẢNG CHÚ GIẢI VÀ CÁC CHỮ VIẾT TÁT TRONG LUẬN ÁN - Luận án Tiến sỹ Văn học - So sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Lào
BẢNG CHÚ GIẢI VÀ CÁC CHỮ VIẾT TÁT TRONG LUẬN ÁN (Trang 6)
ngữ Lào nói nhiều hơn tục ngữ Việt (Việt 2,10%, Lào 2,64%). (Hình 1). - Luận án Tiến sỹ Văn học - So sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Lào
ng ữ Lào nói nhiều hơn tục ngữ Việt (Việt 2,10%, Lào 2,64%). (Hình 1) (Trang 61)
Các chỉ số thống kê về các hình ảnh được phản ánh trong tục ngữ ở Phụ  lục  1  (tr.213)  cho  thấy,  số  câu  liên  quan  đến  văn  hoá  ấm  thực  là  nhiều  - Luận án Tiến sỹ Văn học - So sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Lào
c chỉ số thống kê về các hình ảnh được phản ánh trong tục ngữ ở Phụ lục 1 (tr.213) cho thấy, số câu liên quan đến văn hoá ấm thực là nhiều (Trang 93)
15% (Hình 6). Trong tục ngữ Lào tỷ lệ các dạng kết câu hai về chiếm 51%, một  về  chiếm  23%,  nhiều  về  chiếm  26%  (trong  đó  có  loại  kết  cấu  đến  sóng  mười  hai  (chiếm  8%)  (Hình  7) - Luận án Tiến sỹ Văn học - So sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Lào
15 % (Hình 6). Trong tục ngữ Lào tỷ lệ các dạng kết câu hai về chiếm 51%, một về chiếm 23%, nhiều về chiếm 26% (trong đó có loại kết cấu đến sóng mười hai (chiếm 8%) (Hình 7) (Trang 156)
Hình 8: Vần trong tục ngữ Việt Hình 9: Vần trong tục ngữ Lào - Luận án Tiến sỹ Văn học - So sánh tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Lào
Hình 8 Vần trong tục ngữ Việt Hình 9: Vần trong tục ngữ Lào (Trang 167)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w