1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

So sánh GDP Việt nam với thế giới

3 4,3K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 130,96 KB

Nội dung

So sánh GDP Việt nam với thế giới

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 1 LIỆU GDP BÌNH QUÂN NGƯỜI CỦA VIỆT NAMTHỂ ĐUỔI KỊP GDP BÌNH QUÂN NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN?* Huỳnh Thế Du Tính đến cuối năm 2004, GDP bình quân người của Việt Nam khoảng 500 USD1, của Hoa Kỳ là 38.000 USD, Nhật Bản là 33.000 USD. Điều này có nghĩa là GDP bình quân người của Việt Nam chỉ bằng 1/76 lần của Hoa Kỳ và 1/66 lần Nhật Bản. Giả sử trong vòng 50 tới, GDP bình quân người của Việt Nam tăng trưởng là 6% năm, của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 1,5%, thì vào năm 2050, GDP bình quân người của Việt Nam sẽ khoảng 10.000 USD, trong khi của Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt là 80.000 USD và 70.000 USD. Nếu tốc độ tăng trưởng trong vòng 100 năm tới, của Việt Nam là 4%, Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn giữ mức tăng nêu trên thì vào năm 2100, các con số nêu trên lần lượt là 25.000 USD, 170.000 USD, 150.000 USD, gấp gần 7 và 6 lần Việt Nam. Một khoảng cách khá xa về tương đối, nhưng vô cùng lớn về tuyệt đối. Theo cách tính này, để có được GDP bình quân người bằng Hoa Kỳ trong vòng 100 năm tới (trong điều kiện Hoa Kỳ duy trì được mức tăng trưởng 1,5% năm) thì mức tăng trưởng GDP bình quân người của Việt Nam phải là 6%. Điều này gần như không tưởng vì một quốc gia rất khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như vậy trong suốt một thế kỷ. Nói như vậy thì dù có cố gắng đến đâu, Việt Nam cũng không bao giờ có thể có mức GDP bình quân người bằng Hoa Kỳ hay Nhật Bản? Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng xem xét điều gì đã xảy ra đối với Nhật Bản và điều gì sắp xảy ra đối với Trung Quốc? * Các số liệu của bài viết này chủ yếu lấy từ cơ sở dữ liệu World Development Indicators 2004 của WB và Niên giám thống kế năm 2004 của Tổng cục Thống kế Việt Nam và một số nguồn khác. 1 Để đơn giản, các số liệu trong bài viết được làm tròn đến mức chính xác cần thiết. Trường hợp Nhật Bản Vào năm 1960, GDP bình quân người của Nhật Bản chỉ là 480 USD (tương đương Việt Nam bây giờ), trong khi của Hoa Kỳ là 2.879 USD, gấp 6 lần Nhật Bản. Nhưng chỉ sau hơn 4 thập kỷ, GDP bình quân người của Nhật Bản đã là 33.000 USD, bằng 87% GDP bình quân người của Hoa Kỳ, có nghĩa là Nhật Bản hầu như đã đuổi kịp Hoa Kỳ. Nếu sử dụng các con số này để tính toán thì tốc độc tăng GDP bình quân danh nghĩa (kể cả lạm phát) trong vòng 44 năm qua của hai quốc gia này lần lượt là 10,5% và 6,3% năm. Thực tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân người của Nhật Bản trong thời gian kể trên chỉ là 4,1% và 2,1%. Nếu cộng với mức tăng chỉ số khử lạm phát (GDP deflator) bình quân trong thời gian qua của Nhật Bản và Hoa Kỳ lần lượt là 3,5% và 4% thì GDP bình quân người tính theo giá hiện tại của Nhật Bản và Hoa Kỳ USD lần lượt là 11.000 USD và 38.000 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân và GDP bình quân thực tế của Nhật Bản và Hoa Kỳ giai đoạn 1960-2002 được minh hoạ theo đồ thị dưới đây. 010,00020,00030,00040,0001960 1970 1980 1990 2000 20020%2%4%6%8%10%United States JapanUnited States Japan Như vậy điều gì đã xảy ra, phải chăng là do thống kế sai số liệu. Việc thống kê sai là điều hoàn toàn không xảy ra. Có chăng chỉ là một sai số chấp nhận được và có ý nghĩa về mặt thống kê. Yếu tố làm cho GDP bình quân người của Nhật Bản tính bằng USD tăng lên gần 3 lần là do tỷ giá giữa đồng Yên Nhật và đồng Đô la Mỹ. Ở thời điểm năm 1960, 1 Đô la Mỹ đổi được Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 2 360 Yên Nhật, nhưng đến cuối năm 2004, một Đô la Mỹ chỉ đổi được khoảng 125 Yên Nhật. Điều này có nghĩa là giá trị đồng tiền của Nhật Bản so với đồng Đô la Mỹ đã tăng lên gần 3 lần và nếu nhân với 11.000 USD thì ta được con số khớp đúng với số liệu thống kê. Trường hợp Trung Quốc Vào năm 1960, GDP bình quân người của Trung Quốc là 97 USD. Sau 44 năm, nếu căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,64% và chỉ số khử lạm phát bình quân 3,1% thì GDP của Trung Quốc tính theo Đô la Mỹ phải là 3.871 USD. Nhưng số liệu thực tế chỉ vào khoảng 1.200 USD. Như vậy, ngược với đồng Yên Nhật, đồng Nhân dân tệ so với đồng Đô la Mỹ bị mất giá hơn 3 lần. Số liệu thống kê cũng cho chúng ta con số này. Năm 1960, 1 Đô la Mỹ chỉ đổi được 2,46 Nhân dân tệ, nhưng đến cuối năm 2004, 1 Đô la Mỹ đổi được tới 8,28 Nhân dân tệ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân và GDP bình quân thực tế của Trung Quốc giai đoạn 1960-2002 được minh hoạ theo đồ thị dưới đây. 05001,0001,5001960 1970 1980 1990 2000 2002-2%0%2%4%6%GDP binh quan nguoiToc đo tang truong GDP BQ nguoi Đó là qua khứ, hiện nay, đồng Nhân dân tệ đang lấy lại giá trị của nó so với những đồng tiền mạnh khác, nhất là đồng Đô la Mỹ2. Giả sử trong vòng 20 năm tới, Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 Đồng Nhân dân tệ đang có giá thấp hơn thực tế là điều đang xảy ra. Các nước phát triển đang gây áp lực để Trung Quốc nâng giá trị đồng tiền của họ là 7% (trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân 2% năm) và đồng Nhân dân tệ tăng giá gấp đôi, nghĩa là vào năm 2025, một Đô la Mỹ chỉ đổi được 4 Nhân dân tệ, thì lúc đó, GDPGDP bình quân người của Trung Quốc sẽ là 11.000 tỷ USD và 8.000 USD, trong khi của Hoa Kỳ là 16.000 tỷ USD và 55.000 USD. Khoảng cách GDP bình quân người còn khá xa, nhưng tổng sản phẩm quốc gia đã được rút ngắn rất nhiều. Nếu trong 50 năm tới, Trung quốc và Hoa Kỳ cùng duy trì được tố độ tăng trưởng bình quân như hơn 4 thập kỷ qua và đồng Nhân dân tệ trở về với giá trị của nó vào năm 1960 thì vào năm 2050, GDPGDP bình quân người của Trung quốc lần lượt là 57.000 tỷ USD và 47.000 USD, trong khi hai con số này của Hoa Kỳ lần lượt sẽ là 30.000 tỷ USD và 97.000 USD. Điều này có nghĩa là GDP của Trung Quốc gấp hai lần của Hoa Kỳ, trong khi GDP bình quân người của Hoa Kỳ gấp hai lần của Trung Quốc. Khi đó Trung Quốc sẽ là nền kinh tế hàng đầu thế giới về quy mô3. Từ hai nền kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, nếu tính GDP bình quân người theo đồng Đô la Mỹ, thì nó không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng hàng năm mà còn phụ thuộc vào tỷ giá đồng tiền nước đó so với đồng Đô la Mỹ. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tương quan sức mạnh kinh tế của nước đó so với Hoa Kỳ. Bây giờ chúng ta có thể trở lại trường hợp Việt Nam. Trường hợp Việt Nam Đối với Việt Nam, vào năm 1985, GDP bình quân người tính theo đồng Đô la Mỹ là 240 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 20 năm qua xấp xỉ 5%. Sau 20 năm, GDP bình quân người của Việt Nam chỉ 3 Giáo sư Dwight Perkins Đại học Harvard Hoa Kỳ đã chia xẻ vấn đề này trong nội dung giảng tại Trường Fulbright về nền kinh tế Trung Quốc. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết Huỳnh Thế Du 3 vào khoảng 500 USD (tăng 2,1 lần). Trong khi GDP bình quân người của Việt Nam tính bằng VNĐ năm 1985 chỉ xấp xỉ 2.000 VNĐ, nhưng đến cuối năm 2004, con số này xấp xỉ 8.000.000 VNĐ, tăng 800 lần. Nhưng nếu tính theo giá cố định năm 1994 thì GDP bình quân người năm 1985 xấp xỉ 1.800.000 VNĐ, năm 2004 tương đương 4.400.000 VNĐ, tăng 2,45 lần. Nguyên nhân có sự khác biệt lớn như vậy là do chỉ số khử lạm phát của Việt Nam bình quân trong thời gian qua năm qua là rất cao, lên đến19,1%, sau 20 năm, chỉ số khử lạm phát ở Việt Nam tăng 1527 lần - một con số khổng lồ. Chính điều này đã làm cho tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ thay đổi rất lớn. Năm 1985, 8,3 đồng Việt Nam đổi được 1 Đô la Mỹ. Nhưng vào năm 2004, 15.750 đồng Việt Nam mới đổi được 1 Đô la Mỹ. Đồng Việt Nam mất giá so với đồng Đô la Mỹ 1.898 lần. Nếu bỏ qua cú sốc trong những năm 1985, chỉ tính từ năm 1990 đến nay, thì tốc độ tăng chỉ số khử lạm phát khoảng 12% (tăng 5,5 lần), đồng Việt Nam chỉ giảm giá gần 2,5 lần so với đồng USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân và GDP bình quân thực tế của Việt Nam giai đoạn 1985-2002 được minh hoạ theo đồ thị dưới đây. 01002003004005001985 1990 1995 2000 20020%1%2%3%4%5%GDP binh quan nguoiToc đo tang truong GDP BQ nguoiNhững con số nêu trên chỉ là vấn đề quá khứ ở Việt Nam. Chúng ta quay trở lại chủ đề chính của bài viết là xem xét liệu Việt Namthể đuổi kịp các nước giàu? Qua trường hợp của Nhật Bản và Trung Quốc, cho chúng ta có một cái nhìn lạc quan rằng, trong vòng 50-100 năm nữa, nếu có chính sách tốt thì Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước giàu với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 4%-5% năm. Khi đó sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam gia tăng, giả sử giá trị của đồng Việt Nam tăng 5 lần so với đồng Đô la Mỹ thì sau 100 năm nữa, GDP bình quân người của Việt Nam vào khoảng 125.000 USD so với gần 170.000 USD của Hoa Kỳ. Như vậy, khoảng cách giữa nước phát triển và nước đang phát triển là rất lớn, nhưng nếu có chính sách hợp lý thì trong vòng 50-100 năm thì nước đang phát triển có thể thu hẹp khoảng cách cách với các nước phát triển. Ngược lại, nếu không có chính sách hợp lý (làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn các nước phát triển) thì khoảng cách này sẽ là một sự gia tăng theo cấp số nhân, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn. Cùng quan điểm này, giáo sư Ari Kokko của đại học Stockhom Thuỵ Điển cho rằng, để trở thành một nước giàu, một quốc gia không nhất thiết phải có tốc độ tăng trưởng cao mà phải đạt được sự phát triển bền vững trong dài hạn. Như trường hợp của Thuỵ Điển, trong thời kỳ 1870-1970, kinh tế nước này tăng trưởng bình quân chỉ ở mức chưa đến 2%. Nhưng sau 100 năm, Thuỵ Điển đã trở thành một trong những nước giàu, có mức GDP bình quân người cao nhất thế giới. So sánh con đường của Thuỵ Điển và con đường của một số nước Đông Á, cho thấy có vẻ như Thuỵ Điển đã có một bước đi hợp lý hơn vì họ không phải dừng lại để sửa sai. Để kết thúc bài viết này, quan điểm của người viết cho rằng, Việt nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước giàu với điều kiện phải có sự phát triển bền vững trong dài mà không phải là một sự tăng trưởng nhanh, nóng trong ngắn hạn với những trục trặc có thể xảy ra trong dài hạn. 22/02/2005 . giá trị của đồng Việt Nam tăng 5 lần so với đồng Đô la Mỹ thì sau 100 năm nữa, GDP bình quân người của Việt Nam vào khoảng 125.000 USD so với gần 170.000. (tăng 5,5 lần), đồng Việt Nam chỉ giảm giá gần 2,5 lần so với đồng USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân và GDP bình quân thực tế của Việt Nam giai đoạn 1985-2002

Ngày đăng: 09/11/2012, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w