Luận văn với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tổn thương não có thở máy tại trung tâm đột quỵ não Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2019.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN ÁNH PHƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TỔN THƯƠNG NÃO
CÓ THỞ MÁY TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ NÃO BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
Hà Nội - 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
NGUYỄN ÁNH PHƯƠNG
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TỔN THƯƠNG NÃO CÓ THỞ MÁY TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ NÃO BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN
ĐỘI 108 LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8.72.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BS Hoàng Văn Ngoạn
Hà Nội - 2019
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày 01 tháng 12 năm 2019
GIẤY XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Ánh Phương
Chuyên nghành điều dưỡng
Mã học viên: C01255
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thăng Long
Đề tài luận văn: Chăm sóc người bệnh Đột quỵ não thở máy tại trung tâm đột quỵ não Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
Căn cứ vào biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngày 21.11.2019 tại trường Đại học Thăng Long: được sự góp ý của các thành viên trong hội đồng, tác giả luận văn đã thực hiện chỉnh sửa sau:
1 Tên đề tài sửa thành” Chăm sóc người bệnh tổn thương não có thở máy tại Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108”
2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu điều chỉnh theo tên đề tài(tổn thương não có thở máy)
3 Chỉnh sửa lại luận văn theo quy định
4 Kết quả nghiên cứu, bàn luận, kết luận
5 Thay danh sách người bệnh theo quy định đạo đức nghiên cứu
6 Chỉnh sửa lỗi chính tả và sắp sếp lại danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng
Trang 4Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
PGS TS BS Hoàng Văn Ngoạn
Tác giả luận văn
Nguyễn Ánh Phương
Xác nhận của Chủ tịch Hội Đồng chấm luận văn
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHT : Cộng hưởng từ
CLVT : Cắt lớp vi tính
HATB : Huyết áp trung bình
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr : Huyết áp tâm trương
ĐLC : Độ lệch chuẩn
TB : Trung bình
PHCN : Phục hồi chức năng
TBMMN : Tai biến mạch máu não
NIHSS : National institudes of health stroke scale (Thang điểm đột quỵ
não của Viện Quốc gia)
NKQ : Nội khí quản
NKBV : Nhiễn khuẩn bệnh viện
YTNC : Yếu tố nguy cơ
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố về tuổi, giới 38
Bảng 3.2 Các yếu tố liên quan đến tiền sử và giới 38
Bảng 3.3 Các dấu hiệu sinh tồn 39
Bảng 3.4 Dấu hiệu thần kinh ngày đầu 39
Bảng 3.5 Phân loại điểm Glasgow 40
Bảng 3.6 Các thủ thuật và phẫu thuật 40
Bảng 3.7 Kết quả xét nghiệm công thức máu 41
Bảng 3.8 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu 41
Bảng 3.2.1 Các biến chứng liên quan 42
Bảng 3.2.2 Các biến chứng liên quan đến chăm sóc thông khí 42
Bảng 3.2.3 Các biến chứng liên quan đến chăm sóc tiêm, truyền 43
Bảng 3.2.4 Tần suất mỗi ngày của các bước chăm sóc liên quan đến hút đờm 44
Bảng 3.2.5 Tần suất mỗi ngày của các bước chăm sóc liên quan nuôi dưỡng 45
Bảng 3.2.6 Tần suất mỗi ngày của các bước chăm sóc tại chỗ và toàn thân 46
Bảng 3.2.7.Thời gian thở máy của người bệnh tổn thương não thở máy 47
Trang 7MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Sơ lược về tổn thương não 3
1.1.1.Đặc điểm cấu tạo giải phẫu 3
1.1.2 Đặc điểm sinh lý tưới máu não 5
1.1.3 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng theo định khu 5
1.2 Sơ lược các phương thức thông khí 9
2.1.1 Định nghĩa 9
2.1.2.Các phương thức thông khí 9
2.2.3 Chỉ định thông khí cơ học 11
1.3 Các đặc điểm triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 12
1.3.1 Các đặc điểm triệu chứng lâm sàng 12
1.3.2 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng theo định khu 12
1.3.3 Các đặc điểm lâm sàng 13
1.4 Các kỹ thuật chăm sóc người bệnh 14
1.4.1 Chăm sóc theo dõi hoạt động máy thở 15
1.4.2 Chăm sóc nội khí quản 16
1.4.3 Theo dõi người bệnh 16
1.5 Chăm sóc và dự phòng các biến chứng 18
1.5.1 Chăm sóc và đảm bảo hô hấp 18
1.5.2 Chăm sóc tích cực, phòng ngừa các biến chứng 19
1.5.3.Chăm sóc nuôi dưỡng, tập phục hồi chức năng 20
1.5.4 Dự phòng và điều trị các biến chứng khác……… ….22
1.6 Thực hiện thuốc theo y lệnh 22
1.6.1 Điều chỉnh huyết áp động mạch 22
1.6.2 Liệu pháp thẩm thấu 23
1.7 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân 24
Trang 8Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng 25
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng 25
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 25
2.3 Thiết kế và phương pháp nghiên cứu 25
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 26
2.5 Phương pháp chọn mẫu 26
2.6 Các phương tiện sử dụng trong nghiên cứu 26
2.7 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 27
2.8 Xử lý số liệu thống kê 36
2.9 Hạn chế của nghiên cứu và sai số, biện pháp khắc phục 36
2.10 Đạo đức nghiên cứu 37
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 38
3.2 Kết quả chăm sóc 32
Chương 4: BÀN LUẬN 48
4.1 Bàn luận về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 48
4.1.1 Bàn luận về tuổi, giới 48
4.1.2 Bàn luận về tiền sử 50
4.1.3 Bàn luận về thể bệnh 52
4.1.4 Đặc điểm lâm sàng 53
4.1.5 Đặc điểm cận lâm sàng 57
4.2 Bàn luận về kết quả chăm sóc 58
KẾT LUẬN 61
KHUYẾN NGHỊ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9LỜI CÁM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu nhà trường
Phòng sau đại học
Bộ môn Điều Dưỡng
Trung tâm Đột quỵ não Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108
Đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cám ơn tới:
PGS.TS Hoàng Văn Ngoạn Bộ môn điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long đã đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình xây dựng đề cương và thực hiện luận văn
TS Nguyễn Văn Tuyến Giám đốc trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 đã giúp đỡ tôi tận tình chu đáo, trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi bầy tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô, các anh, chị Bác sĩ Trung tâm đột quỵ não Bệnh viện trung ương quân đội 108 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hành và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cám ơn sâu xắc các anh, chị, em điều dưỡng trung tâm đột quỵ não Bệnh viên trung ương quân đội 108 đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tại trung tâm
Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Bố, Mẹ, Vợ, Con, cùng toàn thể gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cám ơn
Hà nội, ngày 25 Tháng 9 năm 2019
Học viên
Nguyễn Ánh Phương
Trang 10LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Ánh Phương học viên lớp cao học Điều dưỡng khóa I trường Đại học thăng long xin cam đoan
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Tuyến và GS TS BS Hoàng Văn Ngoạn
1 Công trình này không trùng với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại việt nam
2 Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này
Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2019
Học viên
Nguyễn Ánh Phương
Trang 111
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tai biến mạch máu não trong nhiều năm gần đây tỷ lệ tăng cao, không những ở người bệnh tuổi cao, mà lứa tuổi trẻ cũng bắt đầu gia tăng Tai biến mạch máu não đã và đang là một thách thức lớn với nền y học thế giới cũng như ở việt nam Bệnh tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, các bệnh
về van tim, bệnh tiểu đường…
Tai biến mạch máu não có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề Theo tổ chức y tế thế giới nguyên nhân tử vong do tai biến mạch máu não rất cao chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh thần kinh và
là nguyên nhân tử vong sau các bệnh tim mạch
Trong tai biến mạch máu não gây ra các thương tật thứ cấp còn khá cao Việc phòng ngừa các thương tật thứ cấp như loét do tỳ đè, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tiết niệu, teo cơ, cứng khớp, co rút cơ… là rất quan trọng vì những tổn thương này có khi còn nguy hiểm hơn bệnh đầu tiên, làm cho người bệnh không thể phục hồi lại được có khi tàn tật suốt đời Do đó đối với công tác điều dưỡng là vô cùng quan trọng, cần phải chăm sóc một cách toàn diện đối với người bệnh ngay từ những giai đoạn sớm để phòng ngừa và giảm
tỷ lệ thương tật thứ cấp, giảm những di chứng nặng nề về sau
Chảy máu não chiếm khoảng 10-20% tổng số bệnh nhân đột quỵ não,
tỷ lệ tử vong trong ba mươi ngày đầu tới 35-52%, chỉ có 21% số bệnh nhân có khả năng hoạt động độc lập sau sáu tháng [22] Mặc dù đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong trong thời gian nằm viện chỉ giảm 6% trong mười năm (1990 – 2000), trong khi đó đối với nhồi máu não giảm tới 36%, chảy máu dưới nhện giảm 10% [22] Bệnh nhân chảy máu não thường có rối loạn ý thức, giảm hoặc mất phản xạ bảo vệ đường thở, nguy cơ hít sặc, giảm oxy máu vì vậy ở nhóm bệnh nhân này có tỷ lệ phải thở máy rất
Trang 122
cao Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng trên đối tượng các người bệnh thở máy ở các khoa hồi sức tích cực chung, nhưng chưa
có nhiều nghiên cứu ở những người đột quỵ, đặc biệt là tổn thương não thở máy được điều trị tại một Trung tâm Đột quỵ não
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Chăm sóc người bệnh tổn thương não có thở máy tại Trung tâm Đột quỵ não Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” nhằm hai mục tiêu sau đây:
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tổn thương não có thở máy tại trung tâm đột quỵ não Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2019
2 Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh tổn thương não có thở máy tại Trung tâm Đột quỵ não Bệnh viện Trung ương Quân đội
108