1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn của triết học Mác xít việc máy tính

17 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 387,18 KB

Nội dung

XHHCN không phải chỉ là kết quả một chiều xã hội tác động đối với cá nhân, mà còn là kết quả cá nhân tích cực tham gia đời sống xã hội. Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế (Mac). Nội dung, cơ chế của quá trình XHHCN thay đổi tuỳ theo cấu trúc kinh tế - xã hội của xã hội trong những thời đại lịch sử cụ thể....

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

-TRẦN HUY CƯỜNG

VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-XÍT TRONG VIỆC SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH LÀM CÔNG CỤ HỔ TRỢ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC XÂY DỰNG TPHCM

(Tiểu luận Triết học chương trình CH và NCS không chuyên Triết)

TP HCM - 2006

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Dạy và học là một quá trình đòi hỏi sự tương tác giữa người dạy và người học Thông qua quá trình tương tác người dạy có thể đánh giá sự học tập của học sinh và người học có thể đánh giá được kiến thức mà mình có thể đạt được qua từng mục tiêu Như vậy, việc phát huy tính tích cực học tập ở người học là vấn đề bắt buộc đối với việc chọn một phương pháp giảng dạy để quá trình dạy và học đạt kết quả tối ưu

Máy vi tính là một công cụ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính đa dạng và hữu dụng của nó Hiện nay trong giáo dục máy vi tính là một phần không thể thiếu trong việc hổ trợ quá trình dạy và học bởi tính hữu dụng trong việc tạo hứng thú, tích cực ở người học

Tuy nhiên, việc sử dụng máy vi tính trong việc hổ trợ quá trình dạy và học hiện nay còn nhiều bất cập và chưa đạt được hiệu quả cao là do người sử dụng chưa thống nhất giữa lý luận và thực tiễn – một nguyên tắc cơ bản của triết học mác-xít trong phương pháp dạy học của mình làm cho máy vi tính thay vì là một công cụ hổ trợ tích cực đã trở thành món đồ trang sức không hơn không kém

Để làm rỏ hiệu quả sử dụng máy vi tính trong giảng dạy tại Trường Trung Học Xây Dựng TPHCM, người nghiên cứu với sự tận tình hướng dẫn của Tiến Sĩ Vũ Tình đã thực hiện tiểu luận này nhằm góp một phần nhỏ trong việc nhận thức việc sử dụng máy vi tính trong quá trình dạy và học

Bố cục tiểu luận gồm 3 chương Trong đó, Chương 1, giới thiệu tóm tắt về tiểu sử tác giả của triết học mác-xít; Chương 2, trình bày nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học mác-xít; Chương 3, áp dụng nguyên tắc này vào việc sử dụng máy vi tính làm công cụ hỗ trợ quá trình dạy và học tại trường Trung học xây dựng TPHCM

Trang 3

Chương 1

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢ TRIẾT HỌC MÁC-XÍT

Triết học Mác là sự kế thừa những thành tựu vĩ đại của tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho đến cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ XIX Sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là một cuộc cách mạng thực sự trong triết học Đối với Mác và Ăngghen, nghiên cứu triết học không phải là mục đích tự thân mà nhằm giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn của nhân loại đặt ra Chủ nghĩa Mác là sự thống nhất chặt chẽ về mặt nội dung của tư tưởng triết học với các mặt kinh tế – chính trị và xã hội – chính trị của thế giới quan cộng sản chủ nghĩa Mục đích cao nhất của chủ nghĩa Mác là đề ra và luận chứng về lý luận việc giải phóng nhân loại đang bị áp bức Mác đã từng khẳng định : “Các nhà triết học trước đây chỉ biết giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau Song vấn đề cơ bản là ở chổ cải tạo thế giới”1

Triết học Mác ra đời, thực chất là một cuộc cách mạng trong triết học, Mác và Ăngghen đã thực hiện xuất sắc nhu cầu lý luận của lịch sử đặt ra Lênin nhấn mạnh : “Tất cả thiên tài của Mác chính là ở chổ ông đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của loài người đặt ra”2

CÁC MÁC (Karl Marx 1818 – 1883)

Các Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học (cùng với Ăngghen), nhà lý luận, nhà chính trị, người thầy và người lãnh đạo của phong trào công nhân thế giới, người tổ chức và là linh hồn của Quốc tế thứ nhất

Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở Treves, một nhánh của sông Rhein của nước Đức Mác sinh ra trong một thời kỳ chuyển tiếp vĩ đại của lịch sử, từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp, sự chuyển biến đó tạo nên một sự đảo lộn lớn về thế giới quan của ông

1 C.Mác và Ph Ăngghen (1995), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 12

2 V.I Lênin (1980), Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátcơva, Tập 23, Trang 49

Trang 4

Năm 1835, Mác vào học Luật ở trường đại học Bon và qua một năm chuyển sang học ở trường đại học Béclin Ở đây, ông nghiên cứu lịch sử và triết học Tác phẩm khoa học đầu tiên của ông là luận án Tiến sĩ : “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đềmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya, được bảo vệ năm 1841 Năm 1844, ở Pari, Mác gặp và quen với Ăngghen – một nhà xã hội chủ nghĩa Đức, người mà sau này cùng ông hợp tác chặt chẽ Tình bạn giữa Mác và Ăngghen thật vĩ đại và cảm động

Cuộc cách mạng tháng 3 năm 1848 nổ ra ở Đức thất bại, Mác bị trục xuất khỏi nước Đức, phải đi lưu vong Năm 1849, ông sang Pari, sau đó sang Luân Đôn Ngày 14 tháng 3 năm 1883, Mác thiếp đi và từ trần ngay trên ghế tựa, nơi ông đã ngồi làm việc suốt những tháng năm đau ốm cuối đời, hưởng thọ 65 tuổi Các Mác được an táng tại nghĩa trang High Gate, Luân Đôn

ĂNGGHEN (Friedrich Engels 1820 – 1895)

Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 tại thành phố Bécmên, Đức Ông là một người đẹp trai, tài hoa, thông minh, lịch sự, là một học sinh giỏi toàn diện và phi thường Năm 17 tuổi, ông đã đọc viết thông thạo 15 ngoại ngữ Năm

1842, ông sang Anh và viết tác phẩm đầu tiên :

“Tình cảnh giai cấp cần lao Anh”

Năm 1844, Ăngghen trở về Đức, dọc đường ông gặp Mác ở Pari, từ đó bắt đầu một tình bạn và tình đồng chí lâu dài Hai ông cùng nhau tham gia tổ chức bí mật “Liên đoàn những người cộng sản” và được phân công viết “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (xuất bản năm 1848

Tháng 3 năm 1848 khi cuộc cách mạng bùng nổ ở Đức, Ăngghen và Mác từ Pari trở về nước, thành lập báo tỉnh Rênani mới Ăngghen còn trực tiếp tham gia đấu tranh cách mạng Cách mạng thất bại, Ăngghen bị cầm tù và bị trục xuất, ông trốn sang Thụy Sĩ rồi đi Anh

Sau khi Mác mất năm 1883, Ăngghen hoàn chỉnh và xuất bản quyển 2 và quyển 3 trong bộ Tư bản của Mác Ông còn nghiên cứu những vấn đề quan trọng nhất của quan niệm duy vật lịch sử, khoa học tự nhiên những tác phẩm nổi tiếng của ông như : “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng tự nhiên”, “Lútvích Phơbach và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức”…Cho đến cuối đời, ông vẫn tích cực

Trang 5

hoạt động, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa cơ hội và vạch đường chỉ lối cho phong trào công nhân quốc tế đang không ngừng lớn mạnh

Ăngghen mất tại Luân Đôn ngày 5 tháng 8 năm 1895, sau 5 tháng bị bệnh nặng, hưởng thọ 75 tuổi

LÊNIN (Vladimir lich Ulyanov Lénine 1870 – 1924)

Lênin lãnh tụ thiên tài của cách mạng vô sản Nga, người sáng lập ra Đảng cộng sản Liên Xô và nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử thế giới Lênin sinh ngày 22 tháng 4 năm

1870 ở Simbirsk, Nga

Năm 1893, Lênin chuyển đến sống ở Pêtécbua Ông trở thành người lãnh đạo các nhóm mác- xít ở đây và là nhà lý luận bậc thầy về chủ nghĩa Mác Năm 1895, Lênin tham gia xuất bản tờ báo bí mật “Sự nghiệp công nhân”, việc này khiến ông bị bắt và bị đi đày ở Xibiri 3 năm

Đầu năm 1903, Lênin trở thành lãnh tụ của những người Bônsêvich Sau khi cách mạng 1905 – 1907 thất bại, Lênin phải ra nước ngoài Ngày 7 tháng 11 năm

1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi, Lênin được cử đứng đầu chính phủ, ông đã đưa nước Nga Xô viết ra khỏi chiến tranh đế quốc với Đức

Cuối năm 1922, ông ốm nặng và mất tại làng Gorki ngoại ô Mácxcơva ngày

21 tháng 1 năm 1924

Triết học mác-xít do Mác và Ăngghen sáng lập, sau đó được Lênin phát triển thêm, trên cơ sở tiếp thu một cách có phê phán những di sản quý báu trong lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại Triết học mác-xít là đỉnh cao của tri thức nhân loại, là thế giới quan và phương pháp luận khoa học giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới

Trang 6

Chương 2

THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN – MỘT

TRONG NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA

TRIẾT HỌC MÁC-XÍT

Hồ Chí Minh viết : “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Thực tiễn không có lý luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”1 Như vậy, thống nhất lý luận với thực tiễn nghĩa là : Mọi hoạt động thực tiễn phải có lý luận dẫn đường và mọi hoạt động lý luận phải lấy thực tiễn làm

cơ sở, động lực, mục đích và là nơi kiểm tra lý luận đúng hay sai

2.1 Quan điểm mác-xít về thực tiễn và mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

2.1.1 Phạm trù thực tiễn

Trước Mác, phạm trù thực tiễn đã được các nhà triết học duy vật và các nhà triết học duy vật đề cập đến, tuy mức độ đề cập có khác nhau nhưng Trước Mác chưa có nhà Triết học nào thấy được vai trò của thực tiễn, Mác đã chỉ rõ :

“Khuyết điểm chủ yếu, từ trước cho đến nay của mọi chủ nghĩa duy vật (kể cả chủ nghĩa duy vật của Feuerbach) là không thấy dược vai trò của thực tiễn”2 Phơbách, nhà triết học duy vật lớn nhất trước Mác, tuy có đề cập đến thực tiễn, song ông không thấy được thực tiễn như là hoạt động vật chất cảm tính, có tính năng động của con người Do đó, ông đã coi thường hoạt động thực tiễn, không hiểu được vai trò, ý nghĩa của thực tiễn đối với việc nhận thức và cải tạo thế giới Đối với ông chỉ có hoạt động lý luận mới là quan trọng, mới là hoạt động đích thực của con người

Các nhà duy tâm tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người nhưng lại hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người Khi đề cập đến “ý niệm thực tiễn“, Hêghen, nhà triết học duy tâm lớn nhất trước Mác đã có tư tưởng hợp lý sâu sắc là : Bằng thực tiễn , chủ thể tự “nhân đôi“ mình, đối tượng hóa bản thân trong quan hệ với thế giới bên ngoài Nhưng với quan điểm duy tâm nên ông chỉ giới hạn thực tiễn ở ý niệm Đối với Hêghen, thực tiễn là một “suy lý lôgic“

1 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 66

2 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 52

Trang 7

Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của các nhà triết học trước mình về thực tiễn, Mác và Ăngghen đã đem lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận của mình Mác và Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng Lênin nhận xét rằng : “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức“1

Vậy, thực tiễn là gì ? Mác định nghĩa : “Thực tiễn là những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội“2

Như vậy, thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật chất cảm tính của con người, thực tiễn không phải là những hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng các phương tiện, công cụ vật chất, sức mạnh vật chất của mình tác động vào tự nhiên, xã hội để cải tạo làm biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình Bằng hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở để biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức Do đó, hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính năng động, sáng tạo, là hoạt động đối tượng hóa, là quá trình chuyển hóa cái tinh thần thành cái vật chất Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể, trong đó, chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể, trên cơ sở nhận thức khách thể Vì vậy, thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài Như vậy, thực tiễn có vai trò là cơ sở, động lực, mục đích và là nơi kiểm tra lý luận đúng hay sai

2.1.1 Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức mácxít nói riêng Quán triệt mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trong đối với nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn cách mạng

Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử – xã hội Nhận thức không có sẳn, bất di bất dịch, mà là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo, biện chứng Đó

1 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 54

2 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 54

Trang 8

là quá trình đi từ cái không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến sâu, từ không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ và chính xác hơn Quá trình nhận thức của con người và loài người nói chung trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động hiện thực khách quan vào các giác quan của con người Nhận thức cảm tính bao gồm các hình thức là cảm giác, tri giác, và biểu tượng Nhận thức lý tính hay tư duy trừu tượng là giai đoạn cao của nhận thức, nó là sự phản ánh trừu tượng, khái quát và gián tiếp hiện thực Nhận thức lý tính được hình thành từ những tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại và được thể hiện dưới các hình thức là khái niệm, phán đoán và suy luận Nếu nhận thức cảm tính mới dừng lại ở cái bề ngoài, chưa phân biệt được cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng , thì nhận thức lý tính có thể giúp ta đi sâu vào những mối liên hệ bản chất, phổ biến, tất nhiên, bên trong của sự vật, do đó nhận thức sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn

Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của lý luận Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện như là trình độ cao của nhận thức Theo Hồ Chí Minh : “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử“1

Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, những tính qui luật của thế giới khách quan Lý luận được hình thành không phải từ bên ngoài thực tiễn mà là trong mối liên hệ với thực tiễn Giữa lý luận và thực tiễn có mối liên hệ thực biện chứng với nhau, tác động qua lại nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định Lênin nhận xét : “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp“2

Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển, được nâng cao dần cho đến lúc có lý luận, khoa học Song bản thân lý luận, khoa học không có mục đích tự thân Lý luận, khoa học ra đời chính vì và chủ yếu vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người Thực tiễn là mục đích cuản nhận thức, lý luận Nhận thức, lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hoạt động của quần chúng Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn phục vụ mục tiêu phát triển nói chung

1 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 58

2 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 59

Trang 9

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận còn thể hiện ở chổ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Mác viết : “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vần đề thực tiễn Chính trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý “1

Tuy nhiên, việc coi trọng thực tiễn không có nghĩa là coi nhẹ lý luận, hạ thấp vai trò của lý luận Không thể dừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận được từ trực tiếp từ thực tiễn mà phải nâng lên thành lý luận Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời thống nhất lại với nhau, chúng bổ sung cho nhau, giả định lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau

Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu nhận từ quan sát và thí nghiệm Tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn Có hai loại tri thức kinh nghiệm là : 1) Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất; và 2) Tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học Trong sự phát triển của xã hội, hai loại tri thức kinh nghiệm này ngày càng xâm nhập lẫn nhau Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ liệu thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm Tri thức kinh nghiệm đã mang tính trừu tượng và khái quát song mới là bước đầu và còn hạn chế

Lý luận là một trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật của lý luận nói chung Từ kinh nghiệm nhưng không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận và kinh nghiệm

Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan Nhận thức lý luận là nhận thức hướng vào nắm bắt cái bản chất, quy luật của sự vật Do đó, theo Mác : “Nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự“2

Vì vậy, phải coi trọng lý luận, nhưng không cường điệu vai trò lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn Điều đó cũng có nghĩa, phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa

1 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 61

2 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 65

Trang 10

học và hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh viết : “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông“1

2.2 Phê phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Việc vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thường dẫn đến hai sai lầm cực đoan là bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều Đại hội VII của Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng phương pháp tư duy khoa học Chống chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điều

Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vai trò lý luận Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thõa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận, không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, coi thường giới trí thức, thiếu nhìn xa trong rộng, dễ bảo thủ trì trệ Như vậy, sự yếu kém về lý luận là một nguyên nhân trực tiếp và rất quan trọng của bệnh kinh nghiệm Tuy nhiên, sự yếu kém về lý luận không chỉ dẫn đến bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn đến bệnh giáo điều

Biểu hiện trước tiên của Bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ, hiểu lý luận một cách trừu tượng mà không thâu tóm được thực chất cách mạng và khoa học của nó, nặng nề về diễn giải những gì đã có trong sách vở mà không đối chiếu với cuộc sống, thoát ly thực tiễn, tiếp nhận những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó, biến chúng trở thành những tín điều và áp dụng rập khuôn

Để khắc phục sự yếu kém về lý luận, trước hết, phải coi trọng lý luận và công tác lý luận, phải đổi mới tư duy lý luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp tối đa khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn Phải đổi mới việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn; từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện; thường xuyên đối chiếu lý luận với cuộc sống, kết hợp lý luận với thực tiễn, vận dụng lý luận vào hoàn cảnh thực tế một cách sáng tạo

1 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3, Trang 66

Ngày đăng: 12/05/2021, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w