Phạm vi nghiên cứu về nội dung Tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của những hộ nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp do bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu dân cư trong địa bàn huyện Bến
Trang 1-
NGUYỄN LƯU DIỄM PHÚC
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ GIẢI PHÁP AN CƯ LẠC NGHIỆP CHO NÔNG HỘ SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN VĂN NGÃI
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 04/2012
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào
Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2012 Người cam đoan
Nguyễn Lưu Diễm Phúc
Trang 4sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của quý thầy cô trường Đại học KHXH & NV và Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan và những người bạn Tôi xin chân thành biết ơn:
Quý thầy, quý cô trường Đại học KHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường
TS Ngô Thanh Loan, Trưởng khoa Địa lý, Đại học KHXH & NV thành phố
Hồ Chí Minh và TS Nguyễn Văn Ngãi, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này
Phòng quản lý Sau đại học, Đại học KHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện cho tôi học tập và tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu này
Các cơ quan quản lý Nhà nước huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã cung cấp cho tôi những dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận thực tế ở địa phương
Lãnh đạo Công ty TNHH Mekong auto đã tạo cơ hội cho tôi hoàn tất khóa học cũng như dành thời gian hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè là chỗ dựa tinh thần, là động lực để tôi vượt qua những trở ngại để hoàn tất luận văn
Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Lưu Diễm Phúc
Trang 5huyện Bến Lức đã làm thay đổi sâu sắc và mạnh mẽ diện mạo nơi đây, biến vùng đất nổi danh với những đặc sản nông nghiệp trở nên hiện đại hơn, năng động hơn với sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy, xí nghiệp, KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại,… Cùng với sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thì phần diện tích đất dành cho hoạt động sản xuất NN ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho các hoạt động phi NN Song song với quá trình chuyển đổi đó thì đời sống người dân nói chung, các nông hộ nói riêng có đất ở khu vực bị điều chỉnh có nhiều thay đổi Những thay đổi trên không những là vấn đề thời sự hàng đầu của chính những nông
hộ trên mà còn là vấn đề an sinh xã hội được các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể có liên quan quan tâm, theo dõi sát sao để có những hướng dẫn, những chính sách, những điều chỉnh kịp thời… Chính vì tính thời sự cấp bách của vấn đề, học viên lựa chọn vấn đề này làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp Với những nghiên cứu trên số liệu phỏng vấn từ 198 nông hộ phân bố trên địa bàn bốn xã, một thị trấn của huyện Bến Lức bao gồm xã An Thạnh, xã Thạnh Đức, xã Nhựt Chánh,
xã Long Hiệp và thị trấn Bến Lức, học viên sử dụng phần mềm SPSS xử lý để tăng hiệu quả định lượng của nghiên cứu Ngoài ra, trên cơ sở những thông tin thứ cấp thu thập được trong quá trình nghiên cứu giúp học viên có cái nhìn tổng quát hơn, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng đang nghiên cứu
Nhìn chung, vấn đề khiến những nông hộ quan tâm hiện nay là chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống sau tái định cư cũng như vấn đề về chính sách đền
bù thỏa đáng Bên cạnh những nông hộ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới sau tái định cư vẫn còn một số nông hộ vẫn loay hoay tìm kế sinh nhai khi mà công việc đồng áng mà họ đã quen làm trước đây giờ không còn phù hợp nữa Đối với những nông hộ mà nguồn thu nhập chủ yếu không phụ thuộc vào hoạt động NN thì khi bị thu hồi đất sản xuất NN cuộc sống họ không có nhiều thay đổi, thậm chí chất lượng cuộc sống khá hơn trước do có thêm nguồn thu từ tiền đền bù Ngược lại, có những nông hộ cầm số tiền đền bù do bị thu hồi đất mà không biết sẽ phải làm gì; cũng có những nông hộ dùng phần lớn số tiền đó chỉ để xây sửa nhà cửa, mua sắm
đồ dùng đắt tiền trong nhà mà không có một phương án nào dành cho hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập mới thay thế cho nguồn thu từ NN không còn nữa Bên cạnh đời sống vật chất có nhiều biến đổi, đời sống tinh thần của những nông hộ trên nhìn chung được cải thiện khá nhiều với những tiện nghi sinh hoạt, giải trí trong gia đình đầy đủ, phong phú hơn trước đây Vấn đề học hành của con
em trong gia đình cũng như vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao hơn trước
Từ kết quả trên, học viên mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị, gợi ý giải pháp góp phần giúp nông dân thích nghi với cuộc sống mới cũng như đảm bảo quyền lợi của người dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất NN Những kiến nghị đến UBND tỉnh Long An nói chung cũng như UBND huyện Bến Lức nói riêng cần có những điều chỉnh hợp lý về mặt chính sách nhằm giải quyết những vướng mắc nêu trên Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần thể hiện cụ thể hơn trách nhiệm của mình nhằm giúp
Trang 6khoản đền bù một cách hợp lý nhất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ Đặc biệt là các hộ nông dân vì họ nằm trong nhóm đối tượng rất nhạy cảm với những điều chỉnh, thay đổi về quy hoạch sử dụng đất – là tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với họ Đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân nói chung, nông dân nói riêng là góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị, kinh tế và bền vững về mặt xã hội
Trang 7many companies’ investments on Ben Luc have changed this place deeply; as a result, those changes have made this place more modern and more active with many industrial parks established Combining with the land usage’s adjustment, there are many hectors of farming lands which have to be restricted for non-farming lands In addition, along with the changing land’s process, the household (in common) and the farming family (in specifically) here have been changing so much Those changes are not only farming family’s top issues but also the social security issues which Ben Luc’s Government is following to have some timely direction or adjustment for people living here For those above reasons, I have chosen the issue
to do my MBA graduation composition With the data of the survey on 198 household from the four communes and one district of Ben Luc including An Thanh commune, Thanh Duc commune, Nhut Chanh commune, Long Hiep commune and Ben Luc district, I have used the SPSS software to increase the research’s quantitative effect Besides, the secondary information and researches have helped
me a lot in getting a general picture and in discovering the relationship between researching objects
In general, the issues that make the farming families care about are their career changes, their stable lives and appropriate compensations Along with the quickly adaptable families, there are also a lot of families whose are still not adaptable with the changing lives after the land’s adjustments; in fact, they used to
do their farming jobs and now they cannot find other jobs to make up their traditional jobs-farming Specifically, the families whose incomes do not mainly depend so much on farming will be adaptable with new lives after the land adjustments easily and quickly In contrast, there are also the families whose mainly base on farming to live; so, when their lands have restricted and when they have been received their money compensations, they did not have any plans to use the money for their future career; in fact, the ones just use the money for their present purposes such as building their houses or buying houses’ expensive furniture From those, we can see that not only the physical lives have changed so much but also the spirit lives here have been somewhat better than before with many home comforts and other social activities celebrated; besides, having high opinion of children’s studies and women’s roles are also being applied from now
From the above results, I also have some recommendations and solutions that contribute and help the farmers here to be more adaptable with new lives and to be guaranteed all their own rights after being restricted farming lands Besides, there are also some petitions to People’s Committee of Long An province (in common) and to People’s Committee of Ben Luc district (in specifically) for reasonable policies on those farming land problem Moreover, landing investors need to know their specific responsibilities for helping local or farming households to have stable and suitable lives Other sides, because the farming households are so sensitive with
Trang 9CN: Công nghiệp
DV: Dịch vụ
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
ĐTH: Đô thị hóa
KCN: Khu công nghiệp
SX: Sản xuất
Trang 10Sơ đồ 2 Khung phân tích sinh kế bền vững 13
Bảng 2.1 Cơ sở sản xuất, giá trị sản xuất, sản phẩm chủ yếu, lao động công nghiệp 2007 - 2009 18
Bảng 2.2 Diện tích quy hoạch thành lập KCN trên địa bàn tỉnh Long An 19
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng ngành trồng trọt 20
Bảng 2.4 Ngành chăn nuôi 21
Bảng 2.5 Ngành giáo dục, đào tạo 24
Bảng 3.1 Cơ cấu nghề nghiệp người được phỏng vấn 26
Bảng 3.2 Số hộ không thay đổi diện tích đất nông nghiệp 29
Bảng 3.3 Số lựa chọn giảm diện tích đất nông nghiệp 30
Bảng 3.4 Mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi 31
Bảng 3.5 Loại hình đền bù mong muốn của nông hộ 33
Bảng 3.6 Mức độ hài lòng của nông hộ về đền bù 35
Bảng 3.7 Nhóm nông hộ không gặp khó khăn trong công việc 36
Bảng 3.8 Nhóm nông hộ gặp khó khăn trong công việc 38
Bảng 3.9 Dự định làm ăn sắp tới của nông hộ 43
Bảng 3.10 Dự định làm ăn khi có nguồn vốn 45
Bảng 3.11 Những nông hộ không gặp khó khăn, trở ngại trong việc tái định cư 47
Bảng 3.12 Những khó khăn, trở ngại trong việc tái định cư 49
Bảng 3.13 Phương thức sử dụng tiền đền bù 51
Bảng 3.14 Chi phí lớn nhất sau khi nhận tiền đền bù được dùng vào việc gì 53
Bảng 3.15 Nguồn thu nhập hàng tháng 55
Bảng 3.16 Mức sống gia đình 56
Bảng 3.17 Mức sống gia đình theo giới 58
Bảng 3.18 So sánh mức sống so với 3 năm về trước 59
Bảng 3.19 So sánh về mức sống giữa các nhóm với mức sống 3 năm trước 61
Bảng 3.20 Tiện nghi trong gia đình 63
Bảng 3.21 Các loại hình giải trí nông hộ có tham gia 72
Bảng 3.22 Vai trò của giới trong gia đình 76
Bảng 3.23 Quan niệm về trình độ học vấn cần thiết của nam và nữ 77
Bảng 3.24 Khả năng của gia đình đầu tư cho con cháu đi học 79
Bảng 3.25 Những vấn đề nông hộ quan tâm, bức xúc hiện nay 83
Trang 11LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT… iv
SUMMARY vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Mô thức nghiên cứu 5
1.6 Tổng quan tài liệu 5
1.7 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 8
1.8 Khung sinh kế bền vững 13
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
2.1 Vị trí địa lý 15
2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 16
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 16
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 16
2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 17
2.3.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 18
2.3.2 Nông nghiệp 20
2.3.3 Thương mại và dịch vụ 22
2.3.4 Giao thông vận tải và thông tin liên lạc 22
2.3.5 Dân số và lao động 23
2.3.6 Văn hóa và giáo dục 23
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NÔNG HỘ SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 25
3.1 Đặc điểm nông hộ được khảo sát 25
3.1.1 Tuổi người được phỏng vấn 25
3.1.2 Nghề nghiệp người được phỏng vấn 25
3.1.3 Giới tính người được phỏng vấn 26
3.1.4 Trình độ người được phỏng vấn 27
3.1.5 Tình trạng hôn nhân người được phỏng vấn 27
3.1.6 Tổng nhân khẩu 27
3.1.7 Tình trạng cư trú 27
3.2 Thực trạng chất lượng cuộc sống nông hộ sau khi bị thu hồi đất NN 29
Trang 123.2.2 Thực trạng chất lượng cuộc sống nông hộ 46
3.3 Một số bức xúc và những kiến nghị của nông hộ xuất phát từ thực trạng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp 79
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 84
4.1 Nhận xét 84
4.1.1 Nhìn từ khía cạnh các quy định và quản lý của Nhà nước 84
4.1.2 Nhìn từ khía cạnh của nông dân 86
4.1.3 Nhìn từ khía cạnh của doanh nghiệp 89
4.2 Các giải pháp đề xuất cho những nông hộ có đất bị thu hồi 90
4.2.1 Xây dựng biểu giá đền bù hợp lý 90
4.2.2 Bố trí tái định cư hợp lý 91
4.2.3 Đẩy mạnh kế hoạch đào tạo nghề 91
4.2.4 Chính sách cho vay ưu đãi 93
4.2.5 Tăng cường hoạt động văn hóa cộng đồng 93
4.2.6 Những chính sách khác của Nhà nước và Chính quyền địa phương 93
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 1: Bản đồ huyện Bến Lức, tỉnh Long An 103
PHỤ LỤC 2: Hình ảnh thực tế địa bàn nghiên cứu 104
PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra đời sống nông hộ sau khi bị thu hồi đất 106
Trang 13
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là thành phần quan trọng của môi trường sống, điều kiện cần thiết cho sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế Do đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế với diện tích đất có hạn, vị trí đất đai cố định và là sản phẩm của tự nhiên cho nên đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý, sử dụng có hiệu quả kinh tế cao, được quản
lý và sử dụng một cách bền vững
Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Chính Phủ, tỉnh Long An từng bước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cụ thể, trong năm 2010 vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 12,6%, đạt
kế hoạch đề ra (12,5-13%), vượt trội so với mức tăng trưởng năm trước (7,6%) và cũng là mức khá cao trong bối cảnh kinh tế mới vượt qua khủng hoảng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Long An theo đúng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: khu vực I chiếm 36,8%, (giảm 1,4% so với năm 2009); khu vực II chiếm 33,3% (tăng 0,5%), khu vực III chiếm 29,9% (tăng 0,9%) GDP bình quân đầu
người 23,2 triệu đồng
Từ năm 2000, dưới áp lực phát triển đô thị và công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và nguy cơ thiếu hụt lao động tại các KCN của tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, làn sóng đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN đã tràn về tỉnh Long An Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 23 khu công nghiệp với tổng diện tích là 9.758,73 ha trong Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Trong đó có 13 KCN có quyết định thành lập với diện tích 4.509,48 ha và đã có 11 KCN đi vào hoạt động ổn định, còn lại 10 KCN nằm trong quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm
2015 với diện tích 5.249,25 ha
Trang 14Riêng huyện Bến Lức với vị trí có tầm quan trọng đặc biệt là cửa ngõ của tỉnh với thành phố lớn Hồ Chí Minh - cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ, hiện đã có nhiều KCN, dự án KCN với diện tích trên 1.765,83 ha như: KCN Vĩnh Lộc 2 (225,99 ha), KCN Nhựt Chánh (125,27 ha), KCN Tân Bửu – Long Hiệp (353,40 ha), KCN Phú An Thạnh (692,23 ha), KCN Thuận Đạo (113,94 ha), KCNThạnh Đức (255 ha)… Trước làn sóng đầu tư lớn, UBND tỉnh Long An nói chung cũng như UBND huyện Bến Lức nói riêng, đã phải khẩn trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến sau năm 2010 phần diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp là 7.726 ha và dành cho đất ở là 4.074 ha
Từ việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Chính quyền huyện Bến Lức theo định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ đã tác động đến mọi mặt đời sống người dân địa phương nói chung, nông hộ nói riêng - là những đối tượng nhạy cảm trước những biến động từ việc điều chỉnh trên Những tác động đó bao gồm di dời giải tỏa, tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp, biến động đời sống vật chất lẫn tinh thần của những hộ dân này Những xáo trộn này lại được những hộ dân mang theo đến nơi cư trú mới đã có tác động ngược lại đến kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của Chính quyền địa phương này
Việc đánh giá đúng thực trạng chất lượng đời sống của người dân nói chung, nông hộ nói riêng sau khi nhận đền bù và di dời, cũng như nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của họ là rất cần thiết đối với việc ban hành cũng như thực hiện những chủ trương chính sách của các cơ quan Nhà nước, các chương trình dự án hỗ trợ đối với đối tượng này Với mong muốn được góp một phần công sức của mình vào
công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, học viên chọn đề tài “Thực trạng chất
lượng cuộc sống và giải pháp án cư lạc nghiệp cho nông hộ sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An” để vừa có thể tìm hiểu, nâng
cao hiểu biết của mình cũng như đóng góp thêm vào nguồn tư liệu thực tế của địa phương về vấn đề thời sự này
Trang 151.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích chất lượng cuộc sống hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An
Xây dựng những giải pháp góp phần giúp nông dân thích nghi với cuộc sống
mới sau khi bị thu hồi đất đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hộ nông dân và chất lượng cuộc sống của họ sau khi bị thu hồi đất nông
nghiệp, nghiên cứu trên những trường hợp nông hộ tái định cư tại chỗ, không đi
khỏi địa phương
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian
Luận văn được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi bốn xã, một thị trấn của
huyện Bến Lức, tỉnh Long An bao gồm: xã An Thạnh, xã Thạnh Đức, xã Nhựt
Chánh, xã Long Hiệp và thị trấn Bến Lức
Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Căn cứ trên số liệu niên giám thống kê của tỉnh, huyện từ năm 2005 - 2009
và những số liệu điều tra phỏng vấn năm 2010
Phạm vi nghiên cứu về nội dung
Tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của những hộ nông dân mất đất sản xuất
nông nghiệp do bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu dân cư trong địa bàn huyện
Bến Lức, tỉnh Long An
Trang 16Tìm kiếm những giải pháp nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của hộ nông dân, giúp họ thích nghi nhanh hơn trước sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp sau đây được học viên sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này
1.4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Nghiên cứu về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của nông hộ khi bị mất tư liệu sản xuất liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều dữ kiện trong khoảng thời gian tương đối dài Vì vậy cần phải phân tích, tổng hợp lại những thông tin thứ cấp có được qua việc thu thập những dữ liệu lưu trữ có sẵn, lựa chọn những sự kiện đặc trưng, điển hình, phát hiện những mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng đang nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi
Để thu thập được thông tin sơ cấp, phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi được học viên sử dụng Thông qua việc trực tiếp ghi nhận những thông tin
cụ thể từ những nông hộ đã bị thu hồi đất nông nghiệp để từ đó có thể rút ra những nhận xét có độ chính xác cao, tổng hợp những phản ánh, những ý kiến đóng góp, những đề xuất của chính đối tượng được nghiên cứu về vấn đề thực trạng chất lượng cuộc sống của họ sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và những giải pháp góp phần an cư lạc nghiệp
1.4.3 Phương pháp thống kê mô tả
Dùng phương pháp này để tăng hiệu quả định lượng của nghiên cứu Dữ liệu thô thu thập từ quá trình điều tra thực tế thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi được xử lý trên máy tính với phần mềm SPSS, cho ra những thông tin có ý nghĩa dùng để phân tích, mô tả
Trang 17Trong luận văn, học viên dùng phương pháp này để phân tích, đánh giá tình hình đời sống, thu nhập, chi tiêu của nông hộ tại địa bàn bốn xã, một thị trấn có tốc
độ phát triển công nghiệp nhanh của huyện Bến Lức, tỉnh Long An
1.5 Mô thức nghiên cứu
Sơ đồ 1 Mô thức nghiên cứu
1.6 Tổng quan tài liệu
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là ba đối tượng có tầm quan trọng đặc biệt, trong thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu cũng như nhiều chính sách của Nhà nước ra đời nhằm đánh giá đầy đủ vai trò cũng như từng bước nâng cao vị thế của “tam nông” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có nhiều đổi mới
Về những đặc điểm phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì Văn Thái (2001) cho rằng nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp là chính chuyển dần theo
Trang 18hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới cơ bản trở thành một nước công nghiệp khoảng năm 2020 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có nhiều tác động đến các mặt trong sản xuất, đời sống của người nông dân Tuy vậy, tiến trình công nghiệp hoá không thể thực hiện thắng lợi được với số dân không có đủ việc làm và thu nhập cao (Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn, 2001) Hiện tượng nông dân không còn tư liệu sản xuất là đất nông nghiệp đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây Để lý giải cho vấn đề này, Trần Thị Thu Nguyệt (2007) trong nghiên cứu về nông dân không đất sản xuất ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã cho rằng hiện tượng nông dân không đất sản xuất đã có từ lâu đời và bắt nguồn từ các nguyên nhân như kinh tế, văn hóa xã hội, chính sách… những tác động từ hiện tượng nông dân không đất sản xuất đến tình hình kinh tế xã hội vừa mang tính tích cực vừa tiêu cực
Nghiên cứu về đời sống của nông dân sau khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, Đoàn Văn Thành (2007) nhận thấy rằng quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp đã làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp của hộ nông dân, làm thay đổi cơ cấu lao động của hộ theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp và khi hộ gia đình tăng thêm lao động phi nông nghiệp thì thu nhập của hộ tăng thêm, ngược lại khi hộ gia đình tăng thêm lao động nông nghiệp thì thu nhập của hộ giảm Tuy vậy đất đai vẫn là nguồn lực quan trọng đối với hộ gia đình dù là đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp Ngoài ra, chính sách đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đối với hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nhận đền bù do giải toả đất Mức độ cải thiện cuộc sống lệ thuộc rất lớn vào diện tích đất giải toả, đơn giá đất, các chế độ chính sách đối với hộ bị giải toả đất và phương thức sử dụng tiền đất được bồi thường của hộ
Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Hùng Sơn (2007) về đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất Dự án SAMCO, Tân Thạnh Đông, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những đánh giá về thay đổi thu nhập cũng như đời sống nông
hộ so với trước khi bị thu hồi đất, có những hộ thu nhập nhiều hơn, cũng có những
hộ thu nhập ít đi phụ thuộc việc phân bổ sử dụng tiền đền đền bù và chuyển đổi
Trang 19nghề nghiệp nhưng tất cả các hộ được nghiên cứu đều được cải thiện phần nào về điều kiện sống và sinh hoạt
Theo nghiên cứu của Phạm Quang Tính (2006) về thực trạng việc làm của người lao động trong các hộ dân thuộc diện thu hồi đất ở tỉnh Quảng Nam thì chính sách hỗ trợ đền bù đối với người bị thu hồi đất chưa thỏa đáng nên đời sống của các
hộ dân có rất nhiều thay đổi Có đến 56,82% số hộ bị rơi vào tình trạng đời sống khó khăn so với trước khi bị thu hồi đất sản xuất Ngoài ra, số lao động thất nghiệp sau thu hồi đất chiếm tỷ lệ cao, lên đến 12,6% do đó ảnh hưởng đến thu nhập của những người dân được nghiên cứu ở địa phương này
Nguyễn Văn Hải (2011) đã phân tích sự thay đổi thu nhập của những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án Khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá các tiêu chí về trình độ học vấn của chủ hộ; tuổi của chủ hộ; số lao động trong hộ; sử dụng tiền đền bù; thay đổi diện tích đất nông nghiệp còn lại của hộ gia đình; thay đổi nghề nghiệp chính của chủ hộ, đây là các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự thay đổi thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất Kết quả cho thấy được sự thay đổi thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất để thực hiện các dự án Khu Công nghiệp Sông Hậu
là không tăng hoặc giảm so với trước khi thu hồi đất
Bên cạnh những nghiên cứu về tác động của quá trình thu hồi đất để tiến hành CHH – HĐH còn có nghiên cứu về sự tác động và ảnh hưởng của quá trình ĐTH đối với đời sống của cư dân Nghiên cứu của Tạ Minh (1999) trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh cho rằng sự tác động đó là toàn diện đến việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cũng như đời sống vật chất, tinh thần của người dân Theo đó thì cơ cấu ngành nghề có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cũng như cuộc sống vật chất được cải thiện rõ rệt Bên cạnh những người dân nhanh chóng thích nghi với sự chuyển đổi này còn có những nông dân không kịp thích nghi do những hạn chế về trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn thì họ phải đứng ngoài quá trình CNH – HĐH và họ luôn gặp khó khăn
Trang 20trong đời sống Ngoài ra, cùng với sự phát triển của đời sống vật chất thì tệ nạn xã hội trên địa bàn cũng xảy ra nhiều và phức tạp hơn trước
Cùng nghiên cứu vùng ven đô, Văn Thị Ngọc Lan (1999) đi sâu nghiên cứu một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình ĐTH ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh đã cho rằng bên cạnh sự chuyển dịch mạnh cơ cấu nghề nghiệp thì quá trình ĐTH còn có tác dụng kích thích sự tiêu dùng, là bước “quá độ” của lối sống nông thôn sang lối sống đô thị
Từ những nghiên cứu trên cho thấy người dân sau khi bị thu hồi đất bởi quá trình CNH – HĐH và ĐTH đã có sự biến chuyển trong mọi mặt đời sống, nhất là về nghề nghiệp, thu nhập, lối sống Người dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính quyền địa phương để nhanh chóng thích nghi với những thay đổi này
Trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất cây lương thực, chăn nuôi trên cơ sở nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trù phú, nguồn lao động có kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, không nằm ngoài xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hàng loạt KCN, KDC với diện tích lớn lần lượt ra đời trên địa bàn tỉnh Mặc dù vậy, cho đến hôm nay trên địa bàn tỉnh Long An nói chung, huyện Bến Lức nói riêng vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu về những tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng như tình hình đời sống của người nông dân khi
bị thu hồi đất sản xuất và sau khi nhận được đền bù Với mong muốn lấp đầy khoảng trống thông tin trong lĩnh vực này, học viên quyết định tiến hành nghiên cứu về đời sống nông dân sau khi nhận đền bù do giải toả tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: khả năng thích nghi của nông dân trước tình hình trên như thế nào? giải pháp nào khả thi dành cho họ?
1.7 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.7.1 Nông dân
Người lao động cư trú ở nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau
đó bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai; tuỳ theo từng thời kì
Trang 21lịch sử, ở từng nước, có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất; những người này hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội
1.7.2 Nông hộ
Hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ huyết thống như ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột và những người khác được chủ hộ đồng ý cho nhập vào ở chung một nhà Dựa vào tính chất hộ gia đình thì có thể chia thành hai loại hộ gia đình, hộ gia đình làm nông nghiệp và hộ gia đình làm phi nông nghiệp
Hộ gia đình nông nghiệp hay còn gọi là nông hộ là những hộ gia đình có toàn
bộ hoặc phần lớn lao động tham gia sản xuất nông nghiệp Trong khi đó, hộ gia đình làm phi nông nghiệp là những hộ gia đình có toàn bộ hoặc phần lớn lao động tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp và nguồn thu nhập chủ yếu của hộ từ các ngành nghề phi nông nghiệp
1.7.3 Đất nông nghiệp
Theo Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB
Giáo dục thì đất nông nghiệp là đất chủ yếu sử dụng vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng để nghiên cứu trong nông nghiệp Ngoài tên gọi đất nông nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất
1.7.4 Nông thôn
Theo Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn đồng chủ biên (2001), Con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội thì hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nông thôn, nhưng nhìn chung đều căn cứ trên một số tiêu chuẩn sau: số lượng dân cư tập trung và mật độ dân số; tương quan phân công lao động xã hội trong phát triển kinh tế công - nông nghiệp
và xuất xứ nguồn thu nhập; tình trạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; điều kiện sinh sống của dân cư với các đặc thù văn hoá, nếp sống và lối sống… Theo những tiêu chuẩn này thì ở các nước trong từng thời kỳ khác nhau sẽ có những khái niệm khác
Trang 22nhau về nông thôn Do vậy đây là một khái niệm “động” thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của đất nước
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, dưới góc độ của nhà quản lý có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá- xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức
khác (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà đồng chủ biên (2005), Giáo trình Phát triển
nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
1.7.5 Đô thị hóa
Đô thị hóa là một quá trình lịch sử nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển xã hội Đồng thời cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư
Quá trình đô thị hoá là một tất yếu của phát triển lịch sử và sẽ xảy ra nhanh chóng hơn trong các thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.7.6 Công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn
Theo Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn đồng chủ biên (2001), Con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội thì công nghiệp hoá nông nghiệp là quá trình chuyển biến từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu phân tán sang nền nông nghiệp sản xuất lớn với trình
độ chuyên canh và thâm canh cao, tiến hành sản xuất và quản lý sản xuất- kinh doanh với trình độ trang bị công nghiệp và công nghệ tiên tiến, áp dụng rộng rãi thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, hoá học hoá cao hơn và bước đầu áp dụng cả tự động hoá, tin học hoá…
Công nghiệp hoá nông thôn còn mang phạm vi và tính chất sâu rộng hơn cả công nghiệp hoá nông nghiệp Trước hết nó là quá trình biến đổi toàn diện trong một khu vực xã hội rộng lớn là nông thôn, bao quát mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị Hơn nữa còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, trong đó phát triển một nền nông nghiệp dồi dào làm nền tảng,
Trang 23một nền sản xuất công nghiệp ngày càng tiên tiến, một hệ thống dịch vụ đầy đủ và hữu hiệu, chính công nghiệp hoá nông thôn bắt đầu từ công nghiệp hoá sản xuất nông nghiệp Và cùng với các ngành kinh tế phát triển thì một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá, các lĩnh vực hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế được nâng cấp rõ, các quan hệ xã hội được hoàn thiện, tạo ra một lối sống công nghiệp năng động, cởi mở, văn minh
1.7.7 Hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá thường gắn liền với nhau, thể hiện trong các văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam Tuy nhiên chỉ riêng về khái niệm hiện đại hoá cũng đã có nhiều lý giải khác nhau Theo Phạm Khiêm Ích và Nguyễn
Đình Phan (1995), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và các nước trong
khu vực, NXB Thống kê thì hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình,
nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm đạt được một trình độ phát triển cao hơn, không thua kém các nước tiên tiến khác
Giữa hiện đại hoá nông nghiệp và hiện đại hoá nông thôn cũng có sự khác nhau về phạm vi và nội dung Hiện đại hoá nông nghiệp có phạm vi hẹp và giới hạn trong sản xuất nông nghiệp, có quan hệ đến các yếu tố vật chất của sản xuất và gắn với tổ chức và quản lý sản xuất Hiện đại hoá nông thôn liên quan đến nhiều ngành sản xuất, nhiều lĩnh vực xã hội khác ở nông thôn, có tác động đến toàn bộ nền văn minh nông thôn, trong đó truyền thống văn hoá dân tộc được bảo tồn và phát huy đúng hướng phong phú và lành mạnh của hiện đại hoá
1.7.8 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là sự thay đổi mang tính cấu trúc bên trong của sản xuất nông nghiệp, là quá trình bố trí, sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở bố trí và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào cho mục tiêu hiệu quả kinh tế cao hơn Đây không phải là quá trình thay đổi vị trí mà là thay đổi về
lượng và chất trong quá trình tạo ra nông sản phẩm theo hướng kết hợp hài hoà và
Trang 24sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của sản xuất trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định
1.7.9 Quy hoạch sử dụng đất
Theo Đoàn Công Quỳ chủ biên (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội thì quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước,
tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sản xuầt khác có liên quan đến đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường
1.7.10 Đời sống
Là tập hợp các điều kiện sống của người dân về kinh tế, văn hoá và tinh thần, bao gồm các chỉ tiêu về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, phương tiện sinh hoạt, y tế, giáo dục…
sự sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội
Trong phạm vi nghiên cứu này, một số tiêu chí sau đây được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống nông hộ - đời sống vật chất và đời sống tinh thần Trong đời sống vật chất có tái định cư, phương thức sử dụng tiền đền bù, cơ cấu thu
Trang 25nhập, mức sống, mức chi tiêu, tiện nghi gia đình và những điều kiện sống khác như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, hệ thống vệ sinh, y tế, môi trường, giáo dục, an ninh trật tự, quan hệ láng giềng… Trong đời sống tinh thần có hoạt động giải trí, tham gia các hiệp hội, vai trò của giới…
1.8 Khung sinh kế bền vững
Đề tài nghiên cứu còn dựa trên ứng dụng khung sinh kế bền vững của Bộ phát triển Toàn cầu Vương quốc Anh (DFID) để phân tích tiếp cận đất đai (trích từ Nguyễn Huỳnh Sơn Vũ, 2011), thu hồi quyền sử dụng đất và tác động của nó đối với các hộ gia đình nông dân bị thu hồi đất theo dự án Khung sinh kế bền vững là một phương pháp tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận sinh kế của con người
Sơ đồ 2 Khung phân tích sinh kế bền vững
Nguồn: Nguyễn Huỳnh Sơn Vũ, 2011
Quá trình CNH
và ĐTH
Tình huống dễ bị tổn thương:
- Mất đất nông nghiệp
- Sinh kế thay đổi
- Văn hóa sống thay đổi
- Mật độ dân số tăng
Chính sách và tổ chức:
Chính sách về bồi thường, trợ cấp và tái định
cư
Tài sản sinh kế:
Nhân lực
Con người
Tự nhiên
Tài chính Vật chất
Chiến lược sinh kế:
- Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
Kết quả sinh kế:
- Tăng thu nhập
- Tăng sự ổn định
- Giảm rủi ro
Ảnh hưởng
và khả năng tiếp cận
Trang 26Khái niệm sinh kế có thể được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau Theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi thì “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết
để kiếm sống” (DFID’s Sustainable Livelihoods Guidance Sheets) Một sinh kế bền
vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên
Khung sinh kế bền vững là một lý thuyết cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm nghèo và đảm bảo an ninh bảo sinh kế của mình, bao gồm: vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn con người và vốn
tự nhiên Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn Vì vậy, khi thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân Trong nghiên cứu này, việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp của nhà nước sẽ tạo ra những ảnh hưởng đến: nguồn lực đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, công ăn việc làm và thu nhập của người nông dân trong các hộ gia đình bị thu hồi đất
Trang 27CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU
Long An vừa là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam vừa là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Tây Ninh và nước Campuchia Tỉnh Long
An nằm vắt ngang từ Đông sang Tây, cách cửa biển Đông 15 km thông qua sông Soài Rạp, do đó việc lưu thông qua 13 tỉnh thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh, thành phố khác đều phải đi ngang qua tỉnh Long An
Huyện Bến Lức là một trong 14 huyện, thị xã thuộc tỉnh Long An, được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó thị trấn Bến Lức là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của huyện Các đơn vị hành chính còn lại là: xã Thạnh Lợi, xã Thạnh Hoà, xã Lương Bình, xã Lương Hoà, xã Tân Hoà, xã Bình Đức, xã An Thạnh, xã Tân Bửu, xã Thanh Phú, xã Thạnh Đức, xã Nhựt Chánh, xã Long Hiệp,
xã Mỹ Yên và xã Phước Lợi
2.1 Vị trí địa lý
Huyện Bến Lức nằm ở phía Đông tỉnh Long An là một địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, quân sự của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ Huyện Bến Lức phía Bắc giáp huyện Đức Hoà, huyện Đức Huệ; phía Đông giáp huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước, huyện Tân Trụ; phía Tây giáp huyện Thủ Thừa
Trục giao thông chính đi qua huyện là Quốc lộ 1A nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa hai vùng
Trang 282.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Bến Lức có diện tích 285,97 km2 với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao đều quanh năm Lượng mưa của huyện khá lớn và phân bổ theo mùa, trung bình hàng năm là 1.625 mm Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% tổng lượng mưa trong năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 với 15% còn lại
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.630 giờ, trung bình 7,2 giờ/ngày Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2 và tháng 3, khoảng 267 giờ, tháng 8 có số giờ nắng ít nhất, khoảng 189 giờ Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,79%
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28.597 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 76,8%, đất ở (bao gồm đất đô thị và khu dân cư nông thôn) chiếm 2,4%, đất chuyên dùng 5,56%, đất chưa sử dụng 14,9%
Trên địa bàn huyện có 14 loại đất, chủ yếu là các loại đất phèn, đất phù sa, đất xám
Đất phèn với diện tích 15.166,3 ha, chiếm 53,034% diện tích toàn huyện, chủ yếu tại các xã Thạnh Hoá, Thạnh Lợi, Tân Hoà, Lương Bình, Bình Đức… Có nồng
độ độc tố rất cao như Cl-, SO-2, Al+3, Fe+3 Muốn sử dụng loại đất này thì hệ thống kênh mương cần phải hoàn chỉnh và riêng biệt
Đất phù sa với diện tích 9.867,6 ha, chiếm 34,5% diện tích toàn huyện, chủ yếu tại các xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, Thạnh Phú, Nhựt Chánh Đây là loại đất tốt cho năng suất lúa cao, đặc sản, nhiều vụ trong năm
Trang 29Đất xám chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 2,43% diện tích toàn huyện, phân bố ở khu vực có địa hình cao, thích hợp với cây hoa màu và các cây công nghiệp ngắn ngày
Tài nguyên nước
Huyện Bến Lức có dòng sông Vàm Cỏ Đông chảy qua với chiều dài 21 km, chiều rộng trung bình 200- 235 m, sâu 10- 11 m Vào mùa cạn lượng nước trên sông không đáng kể, lưu lượng trung bình chỉ đạt 11 m3/s, hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều Bên cạnh đó còn có sông Bến Lức nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn qua kênh Đôi, rộng 20- 25 m, sâu 2- 5 m, chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Vàm Cỏ Đông Hai con sông này có giá trị rất lớn về giao thông đường thuỷ của huyện Từ Vàm Cỏ Đông tàu thuyền có thể ra biển Đông khá thuận tiện
Kênh Thủ Đoàn nối liền sông Vàm Cỏ Đông với sông Vàm Cỏ Tây cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt tạo thành hệ thống thuỷ lợi và giao thông quan trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
Ngoài hệ thống sông ngòi, kênh rạch, Bến Lức còn có nguồn nước ngầm được phân bổ ở độ sâu 230- 270 m với hàm lượng sắt cao, từ 4- 15 mg/lít
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện nay của huyện Bến Lức khoảng 12 ha, phân bố tại các xã Thạnh Hoá, Lương Bình, Lương Hoà, chủ yếu là tràm và bạch đàn lấy gỗ
2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Trước những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như những bất thường về thời tiết, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân huyện Bến Lức Do đó, tổng kết năm 2009 tổng sản phẩm trong huyện tăng thêm là 3.300 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994) đạt tốc độ tăng trưởng là 14% (kế hoạch là 24%) so với cùng kỳ giảm 9,9%, trong đó thì khu vực nông lâm nghiệp (khu vực I) tăng trưởng 2% nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 là 1,1%; khu vực công nghiệp - xây
Trang 30dựng (khu vực II) tăng trưởng 14% (kế hoạch là 27%) so cùng kỳ giảm 12,4%; khu vực thương mại dịch vụ (khu vực III) tăng trưởng 20,8% sắp xỉ bằng mức kế hoạch (kế hoạch là 21%) nhưng vẫn thấp hơn năm 2008 là 1,1% Cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ở khu vực II và khu vực III và giảm tỷ trọng ở khu vực I Về cơ cấu thì khu vực I chiếm 6%, khu vực II chiếm 76,9% và khu vực III chiếm 17,1%
Tuy không đạt được như kế hoạch đã đề ra nhưng kết quả trên đã thể hiện những nỗ lực lớn của toàn huyện Với mức tăng trưởng kinh tế khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, an ninh quốc phòng ổn định, đời sống nhân dân dần cải thiện với mức thu nhập bình quân đầu người đạt mức 2.191 USD Kinh tế huyện Bến Lức đã vượt qua giai đoạn đáy của suy thoái và đang cùng cả nước bước vào giai đoạn phục hồi
2.3.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Bảng 2.1 Cơ sở sx, giá trị sx, sản phẩm chủ yếu, lao động CN 2007 - 2009
Theo giá chuyển đổi 5.569 8.545
Theo giá hiện hành 7.921 9.826
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bến Lức, 2005 - 2009
Năm 2007 trên địa bàn huyện có 2.153 cơ sở sản xuất CN và tiểu thủ CN, chiếm đa số là các cơ sở cá thể (56,7%), kế đến là các doanh nghiệp (41,8%), trong
Trang 31khi đó thì các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 1,5% Đến năm 2009 có đến 5.275 cơ sở, tuyệt đại đa số là các cơ sở cá thể (90,9%), số lượng các doanh nghiệp còn hoạt động sụt giảm mạnh, chỉ còn 8,2% Trong vòng có hai năm nhưng số lượng các cơ sở sản xuất CN và tiểu thủ CN tăng gấp đôi; đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng này là số lượng các cơ sở sản xuất CN và tiểu thủ CN cá thể
Về giá trị sản xuất CN và tiểu thủ CN (tính theo giá chuyển đổi) trên địa bàn huyện thì so với năm 2007 thì đến năm 2009 đã tăng 2.976 tỉ đồng Trong các sản phẩm sản xuất chủ yếu thì quần áo may thêu gia công có mức tăng nhanh nhất, từ 40.000 cái (2007) tăng lên mức 557.600 cái (2009) Trong khi đó, số lượng lao động trong ngành CN và tiểu thủ CN lại có sự sụt giảm nhẹ (772 lao động)
Theo qui hoạch của tỉnh Long An và dự kiến các KCN sẽ phát triển đến năm
2020 thì trong địa bàn tỉnh Long An có khoảng 25 KCN với tổng diện tích khoảng 10.000ha, các KCN này phân bố chủ yếu tại các huyện như sau:
Bảng 2.2 Diện tích quy hoạch thành lập KCN trên địa bàn tỉnh Long An
Huyện Diện tích qui
Nguồn: Ban quản lý các KCN Long An
Dự kiến, do nằm ở thượng lưu sông Vàm Cỏ Đông nên các KCN ở huyện Bến Lức có thể tiếp nhận các ngành công nghiệp ít ô nhiễm hoặc ô nhiễm vừa Các KCN nằm dọc theo Quốc lộ 1A sẽ tiếp nhận các ngành CN tương đối sạch và sử dụng ít nước như các ngành CN nhựa, may mặc, chế biến thức ăn gia súc, vật liệu
Trang 32xây dựng, dệt, cơ khí, điện, điện tử, Các KCN nằm dọc theo sông Vàm Cỏ Đông thì có khả năng tiếp nhận các ngành CN sử dụng nhiều nước, ngành CN có tính chất
ô nhiễm ở mức trung bình và có khả năng ô nhiễm như chế biến trái cây đóng hộp, thuỷ hải sản, CN giấy và có thể tiếp nhận cả ngành CN nhuộm, hoá chất Theo qui hoạch của Tỉnh thì thị trấn Bến Lức sẽ trở thành thị xã trong tương lai, giai đoạn 2005-2020
2.3.2 Nông nghiệp
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng ngành trồng trọt
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ) Sản lượng (tấn)
Lúa
2005 15.282 30,80 47.033
2009 12.384 33,32 41.263 Rau màu
Trang 33Lúa là cây lương thực được trồng chủ yếu ở huyện Bến Lức, với diện tích lên đến 15.282 ha và sản lượng đạt 47.033 tấn (2005), thế nhưng đến năm 2009 thì diện tích trồng lúa giảm đi đáng kể, chỉ còn 12.384 ha Sự sụt giảm về diện tích kể trên đã tác động đến sản lượng chỉ còn 41.263 tấn Kế đến là cây mía với tổng diện tích là 10.625 ha đạt sản lượng là 724.019 tấn (2008), đến năm 2009 thì diện tích chỉ còn 8.674 ha và sản lượng đạt 574.306 tấn Xu hướng chung là giảm diện tích trồng trọt, phần diện tích tăng lên không đáng kể đối với rau màu (tăng 20 ha từ
2005 – 2009) và cây chanh (tăng 751 ha từ năm 2008 – 2009) với nguyên nhân là
do giá chanh tăng đột biến, nhu cầu về chanh của thị trường đã thu hút một lượng lớn người nông dân chuyển sang trồng chanh với lợi nhuận cao hơn một số cây trồng khác
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bến Lức, 2005 - 2009
Đàn heo với 26.065 con (2007) đã tăng thêm 3.700 con (2009) mặc dù trong thời gian đó ở địa phương có sự xuất hiện của dịch heo tai xanh nhưng do giá thịt heo luôn ở mức cao, lợi nhuận khá nên người dân đã tích cực khôi phục và gia tăng
số lượng đàn heo để đáp ứng nhu cầu thị trường Ngoài đàn heo thì số lượng gia cầm được nuôi cũng tăng đáng kể, từ 253.413 con (2007) tăng lên gần gấp đôi là
Trang 34426.000 con (2009), chủ yếu là đàn vịt (278.000 con) Đàn trâu, bò, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản ở địa phương không đáng kể
2.3.3 Thương mại và dịch vụ
Tính đến 2009 trên địa bàn có 5.735 đơn vị với 9.746 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng trong ngành này đạt đến mức 21,9%, chỉ đứng sau ngành công nghiệp là 26,4% Năm
2009 trôi qua với biết bao biến động về kinh tế, nhưng ngành thương mại và dịch vụ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với 20,8% vươn lên dẫn đầu, bỏ xa ngành công nghiệp chỉ với 14% Tuy vậy, về cơ cấu kinh tế thì ngành thương mại và dịch
vụ chỉ chiếm 17,1% trong nền kinh tế huyện Bến Lức, đứng sau ngành công nghiệp với 76,9%
2.3.4 Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Tính đến năm 2009 trên địa bàn huyện có 3.096 lao động hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải Quốc lộ 1A là trục giao thông chính của Quốc gia nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với đồng bằng sông Cửu Long đi ngang qua huyện Bến Lức tạo điều kiện cho Bến Lức phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới nhất trong nước, hoà nhập với kinh tế thị trường, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại Hiện nay, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đã đi vào hoạt động góp phần kéo gần hơn nữa khoảng cách giữa thành phố Hồ Chí Minh và Bến Lức
Bên cạnh hai trục đường chính xuyên qua địa phận Bến Lức còn có mạng lưới chằng chịt đường nội thị, đường liên xã, ấp góp phần không nhỏ cho hoạt động giao thương nội vùng và liên vùng Ngoài ra trên địa bàn còn có sông Vàm Cỏ Đông, sông Bến Lức, Kênh Thủ Đoàn cùng hệ thống cảng Bourbon, cảng Cẩm Nguyên và mạng lưới kênh rạch khá dày đặc tạo thành hệ thống giao thông quan trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
Trang 35Cùng với sự phát triển kinh tế thì mạng lưới các bưu điện, điểm cung cấp dịch vụ Internet phát triển nhanh chóng, rộng khắp Hầu hết các hộ dân đều có điện thoại cố định hoặc điện thoại di động, thuận tiện cho việc thông tin liên lạc
2.3.5 Dân số và lao động
Tính đến năm 2009, dân số huyện Bến Lức là 137.407 người, trong đó dân
số ở thành thị là 20.611 người, nông thôn là 116.796 người Với tỷ lệ dân số thành thị đạt gần 15%, hầu hết dân số tập trung ở vùng nông thôn với tỷ lệ 85% còn lại Tốc độ phát triển dân số của huyện hiện nay là 1,12%, giảm 0,04% so với năm
2008 Mặc dù huyện đạt được nhiều thành tựu về kinh tế trong thời gian vừa qua nhưng vẫn còn đến 1.813 hộ nghèo với 5.961 nhân khẩu (chiếm tỷ lệ 5,52% tổng số
hộ và 4,33% dân số huyện)
Hiện nay, huyện Bến Lức có gần 59% dân số trong độ tuổi lao động (81.029 người), dưới độ tuổi lao động chiếm gần 19,8% (27.152 người) Như vậy, với lợi thế dân số trẻ, đa phần nằm trong độ tuổi lao động nên huyện có nhiều thuận lợi trong việc cung ứng một nguồn lao động dồi dào cho yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương
2.3.6 Văn hoá và giáo dục
Toàn huyện hiện có 56 trường học với 809 lớp học từ mẫu giáo đến giáo dục chuyên nghiệp đã góp phần rất lớn trong công tác giáo dục và đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho xã hội Riêng trong năm 2009 đã có 7.223 người đã qua đào tạo nghề, tuy nhiên con số đó vẫn còn khá nhỏ bé so với lực lượng lao động chưa qua đào tạo hiện đang tham gia vào các hoạt động kinh tế tại địa phương
Trang 36Bảng 2.5 Ngành giáo dục, đào tạo
5 Học viên - Đào tạo nghề 7.223 -
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bến Lức, 2005 - 2009
Tóm lại, với những điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hóa và xã hội của huyện Bến Lức thuận lợi cho việc đẩy mạnh thực hiện chiến lược CNH – HĐH và ĐTH đồng thời duy trì và phát triển theo chiều sâu ngành NN hiện có Tuy vậy, cùng với tốc độ thu hồi đất NN ngày càng nhanh để phục vụ cho quá trình CNH – HĐH và ĐTH trên là hàng loạt những vấn đề phát sinh cần phải kịp thời nghiên cứu, đánh giá đầy đủ và chính xác cũng như cần có những giải pháp điều chỉnh linh hoạt, phù hợp Một trong những vấn đề phát sinh đó là cuộc sống của những nông hộ sau khi đất sản xuất bị thu hồi với rất nhiều những biến chuyển
Trang 37CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NÔNG HỘ SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP 3.1 Đặc điểm nông hộ được khảo sát:
Tổng cộng có 198 phiếu phỏng vấn thu được từ 198 hộ gia đình ở xã An Thạnh, xã Thạnh Đức, xã Nhựt Chánh, xã Long Hiệp và thị trấn Bến Lức thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An Số lượng phiếu phỏng vấn được phân bố như sau:
3.1.1 Tuổi người được phỏng vấn
Có 194/198 người được phỏng vấn trực tiếp đồng ý cho biết tuổi của mình, chiếm tỷ lệ 98% và 4/198 người được phỏng vấn từ chối trả lời về số tuổi của mình, chiếm 2% Học viên tiến hành phân theo nhóm tuổi như sau:
Dưới tuổi lao động : từ 0 – dưới 15 tuổi
Trong tuổi lao động : từ 15 – 60 tuổi
Ngoài tuổi lao động : trên 60 tuổi
Đa số người đại diện cho nông hộ trả lời phỏng vấn nằm ở độ tuổi lao động (147/194 người, chiếm 75,8%) và nằm ngoài độ tuổi lao động (47/194 người, chiếm 24,2%) Không có người được phỏng vấn nào dưới tuổi lao động
3.1.2 Nghề nghiệp người được phỏng vấn
Theo tiêu chí đã đề ra, hầu hết những hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn đều có sự biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích thổ cư trong khoảng thời gian 10 năm gần đây Có 197/198 người (chiếm 99,5%) được phỏng
Trang 38vấn đồng ý trả lời cho câu hỏi về nghề nghiệp và có 1/198 người (chiếm 0,5%) từ chối trả lời
Đa số những người trả lời phỏng vấn trực tiếp là nông dân (44/197 người, chiếm 22,3%), điều đáng lưu ý rằng đa số những người trả lời nghề nghiệp của họ là nông dân nhưng trên thực tế họ đã không còn đất sản xuất nữa, và họ vẫn chưa kịp thích nghi với thực tế rằng nghề nông đối với họ đã là quá khứ Kế đến là người nội trợ (42/197 người, chiếm 21,3%) họ là những người phụ nữ ở nhà chăm sóc gia đình, không có tham gia hoạt động kinh tế bên ngoài Những người buôn bán nhỏ, dịch vụ có 28/197 người (chiếm 14,2%), người hưu trí chiếm 10,7% (21/197), số người làm công nhân là 18/197 (chiếm 9,1%), người làm mướn chiếm 7,6% (15/197 người), học sinh sinh viên chỉ chiếm 1% (2/197 người) Số viên chức, thợ thủ công chiếm tỉ lệ không đáng kể, lần lượt 3,0% (6/197 người) và 4,6% (9/197 người)
Số người được phỏng vấn trực tiếp hiện đang còn thất nghiệp là 12/197, chiếm 6,1% Đây là một tỷ lệ khá cao hiện nay
Bảng 3.1 Cơ cấu nghề nghiệp người được phỏng vấn
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2010
3.1.3 Giới tính người được phỏng vấn
Nam giới có 108 người trong tổng số 198 người trả lời phiếu phỏng vấn (chiếm 54,5%) và nữ giới có 90 người (chiếm 45,5%)
Trang 393.1.4 Trình độ học vấn người được phỏng vấn
Trên tổng số 198 người được phỏng vấn, có 185 người đồng ý trả lời cho câu hỏi về trình độ học vấn của mình, chiếm tỷ lệ 93,4% và có 6,6% (13/185 người) từ chối trả lời câu hỏi về trình độ học vấn của mình
Đa số người được phỏng vấn có trình độ học vấn cấp 1 (83/185 người, chiếm 44,9%), kế đến là cấp 2 (68/185 người, chiếm 36,8%) Số người có trình độ học vấn cấp 3 là 32/185 người, chiếm tỷ lệ 17,3%; số người có trình độ trung cấp, cao đẳng bằng với số người có trình độ đại học là 1/185 người, chiếm tỷ lệ 0,5%
Nhìn chung, những số liệu thống kê trên phần nào phản ánh mặt bằng học vấn hiện nay của một bộ phận người dân ở nông thôn Chính sách phổ cập giáo dục cấp 1 đã thực sự mang lại hiệu quả khi mà không có người dân nào được phỏng vấn trả lời là không biết chữ hay chưa từng đi học Mặc dù vậy, số người có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học hiện vẫn còn rất thấp, thế nhưng tiềm năng phát triển của khu vực nông thôn lại rất cần số người có trình độ này
3.1.5 Tình trạng hôn nhân người được phỏng vấn
Đa số những người trả lời phỏng vấn đều lập gia đình với 192/198 người, chiếm 97% và chỉ có 6/198 người, chiếm tỷ lệ 3% là còn độc thân
3.1.6 Tổng nhân khẩu
Trên địa bàn 4 xã 1 thị trấn với 198 phiếu phỏng vấn, kết quả thu được 197 câu trả lời với tổng số nhân khẩu là 958 người Số nhân khẩu mỗi hộ thấp nhất là 2 người (chiếm tỷ lệ 7,11%), nhiều nhất là 11 người (chiếm tỷ lệ 0,51%), bình quân mỗi hộ là 4,86 người
3.1.7 Tình trạng cư trú
Nơi cư trú
Đối với câu hỏi về nơi cư trú trước khi chuyển về chỗ ở hiện tại thì phỏng vấn viên nhận được 196 câu trả lời (196/198 phiếu, chiếm tỷ lệ 99%) với đa số là
Trang 40cùng xã (150/196 phiếu, chiếm tỷ lệ 76,5%), kế đến là nơi cư trú không thay đổi trước giờ (44 phiếu, chiếm tỷ lệ 22,4%), còn lại là nơi cư trú trước đây ở cùng huyện với nơi cư trú hiện tại (2 phiếu, chiếm tỷ lệ 1%)
Đặc biệt, các hộ được phỏng vấn ở 2 xã Nhựt Chánh và xã Thạnh Đức thì đến 100% hộ có nơi ở trước kia cùng xã với nơi ở hiện tại Như vậy, không chỉ phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp của họ có sự thay đổi mà ngay cả phần đất thổ cư của họ cũng có sự điều chỉnh, họ phải di dời chỗ ở của mình Nhưng tính cố kết làng xã của những nông hộ khá cao, họ di dời sang nơi ở mới cách không xa lắm nơi ở cũ, và đa số là những người bà con, họ hàng, xóm giềng cũ với nhau hình thành nên một khu dân cư mới
Riêng trên địa bàn xã An Thạnh, ngoài số hộ có nơi cư trú trước kia cùng xã với nơi ở hiện tại (39/41 nông hộ, chiếm tỷ lệ 95,1%) còn có 2/41 nông hộ, chiếm tỷ
lệ 4,9% là có nơi cư trú trước kia cùng huyện với nơi ở hiện tại
Còn ở 2 địa bàn xã Long Hiệp và thị trấn Bến Lức thì đa số các hộ được phỏng vấn có nơi ở cố định không thay đổi từ trước đến giờ Ở xã Long Hiệp với 29
hộ được phỏng vấn thì có đến 18 hộ (62,1%) là không thay đổi chỗ ở, còn thị trấn Bến Lức với 44 hộ phỏng vấn thì có 26 hộ (59,1%) không thay đổi chỗ ở Như vậy,
ở đây phần diện tích đất bị thay đổi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp không gắn liền với nơi cư trú như trường hợp 2 xã Nhựt Chánh và Thạnh Đức