1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

104 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Đề tài phân tích một số ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Qua đó nêu ra đề xuất và khuyến nghị với GHPGVN tỉnh Bắc Ninh và các ban ngành trong tỉnh về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHÙNG THỊ LĨNH (THÍCH NHUẬN AN)

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN

TRONG ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội-2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHÙNG THỊ LĨNH (THÍCH NHUẬN AN)

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN

TRONG ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tố Uyên

Hà Nội-2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các tư liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận trong luận văn dựa trên những cứ liệu khoa học đã được trình bày và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Phùng Thị Lĩnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua hơn hai năm học tập, đến nay luận văn đã hoàn thành Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình dạy bảo trong suốt thời gian theo học tại khoa Sau Đại học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả cũng trân trọng cảm ơn Chư tôn đức GHPGVN tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện để con hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình; đồng thời tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô Bộ môn Tôn giáo học, PGS, TS Trần Thị Kim Oanh chủ nhiệm bộ môn, tập thể lớp chuyên ngành Tôn giáo học

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn, TS Nguyễn Thị Tố Uyên Cô đã trực tiếp định hướng nghiên cứu cho luận văn

này, đồng thời chỉ dạy tận tình cho tôi ngay từ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi luận văn này hoàn thành

Là một tu sĩ Phật giáo nên khả năng lĩnh hội tri thức thế học chưa nhiều Mặc dù bản thân đã ý thức trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả hoan hỷ rất mong nhận được sự chỉ dẫn và những ý kiến góp ý của thầy cô, đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2019

Tác giả luận văn

Phùng Thị Lĩnh

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu 5

3 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 10

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 11

6 Ý nghĩa của đề tài 11

7 Kết cấu của đề tài 12

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 13

1.1 Khái quát về Phật giáo và Phật giáo ở Bắc Ninh 13

1.1.1 Sự ra đời của Phật giáo 13

1.1.2 Phật Giáo ở Bắc Ninh 18

1.2 Khái quát về nhân sinh quan và nhân sinh quan Phật Giáo 26

1.2.1 Một số quan niệm về nhân sinh quan 26

1.2.2 Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo 29

Tiểu kết chương 1 54

Chương 2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN BẮC NINH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PHÁT HUY GIÁ TRỊ 56

CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 56

2.1 Khái quát cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình tín ngưỡng tôn giáo ở Bắc Ninh 56

2.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội 56

2.1.2 Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Bắc Ninh 58

Trang 6

2.2 Thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống

tinh thần của người dân tỉnh Bắc Ninh 59

2.2.1 Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến lối ứng xử với bản thân của người dân Bắc Ninh 59

2.2.2 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối ứng xử với tha nhân của người dân Bắc Ninh 65

2.2.3 Ảnh hưởng của NSQ Phật giáo đến lối ứng xử với môi trường của người dân Bắc Ninh 75

2.2.4 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến văn hóa, văn học, nghệ thuật 80

3 Một số đề xuất khuyến nghị 86

3.1 Với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh 86

3.2 Với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo 88

Tiểu kết chương 2 90

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

Trang 8

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận văn hóa tinh thần con người, của từng cộng đồng xã hội trong lịch sử và hiện tại Phật giáo nảy sinh ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên trong một bối cảnh xã hội có hệ thống tư tưởng triết học rất phong phú nhưng lại có sự phân hóa giai cấp sâu sắc Phật giáo ra đời vừa là một trào lưu triết học vừa là một tôn giáo với mục đích hướng con người vượt qua những khổ đau, mất mát để giải thoát giác ngộ, đem hòa bình cho thế giới

Phật giáo theo các thương gia Ấn Độ hiện diện ở nước ta vào những năm đầu Công nguyên Qua những tư liệu thành văn ghi lại được đã cho thấy đến khoảng thế kỷ thứ II – III sau Công nguyên, trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Dâu hoạt động khá nhộn nhịp với hình ảnh Thái thú Sĩ Nhiếp mỗi khi ra đường đều có

Hồ tăng đốt hương theo hầu Qua lời Đàm Thiên đối đáp với Linh Nhân Hoàng Thái Hậu cho thấy, trung tâm Phật giáo Luy Lâu thời Sĩ Nhiếp đã hiện diện một tăng đoàn lớn mạnh, dịch kinh, xây tháp, Điều này cho thấy, Phật giáo đã sâu gốc bền rễ và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và người dân Bắc Ninh nói riêng trong lịch sử

Ngày nay, trong bối cảnh công cuộc đổi mới của đất nước, Bắc Ninh là một tỉnh không lớn so với các tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, song lại

có sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa rất mạnh nên có sự tác động tích cực và tiêu cực không nhỏ đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo đối với đời sống tinh thần nhân dân Bắc Ninh hiện nay là cần thiết Bởi tỉnh Bắc Ninh không chỉ nằm gọn trong vùng đất thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng mà còn là cái nôi của Phật giáo – trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Dâu thuộc huyện Thuận Thành ngày nay

Trang 9

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, đề tài sẽ phân tích các thông tin lịch sử và các dữ kiện thu thập được trong quá trình điền dã, khảo sát một số cộng đồng tín đồ Phật tử ở một số ngôi chùa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay nhằm làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh hiện nay Vì thế, chúng tôi lựa chọn đề

tài "Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" làm luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu về nhân sinh quan Phật giáo và những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh hiện nay Chúng tôi nhận thấy rằng, có hai hướng tiếp cận chủ yếu trong các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước đối với vấn đề này, đó là: 1 Cách tiếp cận triết học, đây là cách tiếp cận khoa học khi nghiên cứu về nhân sinh quan nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng Cách tiếp cận này làm sáng tỏ những quan niệm nhân sinh quan của một số tôn giáo, về vai trò, giá trị trong đời sống của tín đồ và 2 cách tiếp cận triết học tôn giáo được xem

là tiếp tục "mã hóa", "cụ thể hóa" các khái niệm từ cách tiếp cận thứ nhất Soi chiếu vào các sinh hoạt, hoạt động cụ thể của từng tôn giáo Hay nói cách khác, với cách tiếp cận này đã cho thấy ảnh hưởng của nhân sinh quan đối với đời sống tinh thần của cá nhân các tín đồ tôn giáo hoặc trong cộng đồng tôn giáo rất rõ ràng

Ngoài những tài liệu mà đề tài thu thập liên quan đến nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo còn có nhiều tài liệu hướng về giải thích nhân sinh quan theo các chiều cạnh khách nhau nhằm chứng minh nguồn gốc quan niệm nhân sinh nói chung và quan niệm nhân sinh của Phật giáo nói riêng Tuy nhiên, trong phạm vi khuôn khổ của một luận văn, đề tài sẽ chỉ đề cập đến những tư liệu chính nhằm phân tích, giải thích theo hướng sâu chuỗi để các vấn

đề nhân sinh quan được sáng tỏ trên phương diện triết học và triết học tôn giáo

Trang 10

Về nhân sinh quan, hiện nay đã có nhiều công trình, bài tạp chí hay các

bài viết chuyên sâu nghiên cứu Đó là các công trình Lịch sử triết học của

GS.TS Nguyễn Hữu Vui chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007),

Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, của GS TS Nguyễn Hùng Hậu (Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002), Triết học phương Đông - Triết học Ấn Độ của Hà Thúc Minh (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992), Tứ diệu đế do Võ

Quang Nhân dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính (Nxb Tôn giáo Hà Nội, 2007),

Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của học giả Doãn Chính (Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 1997), Nhìn chung, nguồn tư liệu trên đã chỉ ra được khái niệm NSQ và NSQ Phật giáo Chẳng hạn, PGS.TS Dương Văn Thịnh trên phương diện triết học nhận định con người và xã hội loài là một bộ phận cấu thành nên thế giới và có quan hệ chặt chẽ với toàn bộ thế giới (Nxb Tôn giáo,

Hà Nội, 2011) hay GS.TS Đỗ Quang Hưng nhận xét trên phương diện triết học tôn giáo đã cho rằng NSQ có vị trí vô cùng to lớn trong thần học Kitô giáo và giáo lý Phậtgiáo (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2011), Ngoài ra còn một số tài liệu

đề cập đến NSQ của Nho giáo như Đến hiện đại từ truyền thống của học giả Trần Đình Hượu (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996), Việt Nam văn hóa sử cương

của học giả Đào Duy Anh (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006),

Về nhân sinh quan Phật giáo, có nhiều tài liệu đề cập sâu sắc về vấn đề

này Đó là các công trình: Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong

đời sống tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà

Nội, 1999; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, của GS TS Nguyễn Hùng Hậu (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002), Khổ đau phát sinh và vận hành

như thế nào của Hoàng Phong (Nxb Phương Đông, Hà Nội, 2002), Vô ngã là niết bàn của Thích Thiện Siêu (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002); Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và

sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay của Mai Thị Dung, Luận

văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2003; Một số tôn giáo ở Việt Nam của Ban tôn

Trang 11

giáo Chính Phủ (Lưu hành nội bộ, 1995), Tư tưởng giải thoát trong triết học

Ấn Độ của Doãn Chính (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997), Lịch sử Phật giáo Việt Nam do học giả Nguyễn Tài Thư chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội, 1998), Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ do Doãn Chính chủ biên (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003), Lịch sử nhà Phật của Đoàn Trung Còn (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007), Đạo Phật và dòng sử Việt của Đức Nhuận (Nxb Phương Đông, Hà Nội, 2008), Kinh Từ Bi của Thích Nguyên Hiệp (2010); Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh

thần người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Nguyến (Thích Diệu Luyến),

Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2011; Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật

giáo đến đời sống tinh thần của cư dân Đồng bằng Sông Hồng hiện nay của

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2015, đây là những nguồn tài liệu chỉ ra cơ sở hình thành, quan niệm về NSQ của Phật giáo trên các phương diện: Bối cảnh lịch sử của đạo Phật, người sáng lập đạo Phật;

sự kết tập kinh điển Phật giáo để có được hệ thống quan niệm đầy đủ về nhân sinh trên ba phương diện chính là quan niệm về con người, ứng xử giữa con người với con người và ứng xử của con người với thiên nhiên, Có thể thấy, khuynh hướng tiếp cận này đã chỉ ra những quan niệm cơ bản về nhân sinh quan và nhân sinh quan Phật giáo, đặc biệt là từ các nhà khoa học tiếp cận theo triết học

Về ảnh hưởng của NSQ Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng Có thể thấy, phần lớn các công trình đều tiếp cận triết học tôn giáo Các công trình này cho biết sâu sắc hơn về quan niệm về nhân sinh của Phật giáo trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh Bắc Ninh Trước hết là các công trình lịch sử

như Dư địa chí do Phan Duy Tiếp dịch - Hà Văn Tấn hiệu đính và chú thích, (Nxb Sử học, Hà Nội, 1960), Lịch triều hiến chương loại chí (Nxb Sử học, Hà Nội, 1960), Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí,…đặc biệt là công trình

Trang 12

Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Kinh Bắc phong thổ ký diễn quốc sự của Trần Văn

Giáp (Ty Văn hóa Hà Bắc xuất bản năm 1971) đã cho biết về địa lý cũng như

vị trí và vai trò văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh trong lịch sử

Về ảnh hưởng của văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo đối

với nhân dân ở tỉnh Bắc Ninh trong lịch sử Trong công trình Việt Nam cái

nhìn địa - văn hóa của GS Trần Quốc Vượng (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội)

đã xem các trung tâm chính trị, văn hóa, tôn giáo Xứ Bắc đều ở trên bờ những

dòng sông Dâu và sông Đuống; Công trình Luy Lâu lịch sử và văn hóa của tác

giả Trần Đình Luyện (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh xuất bản, 1999) tiếp tục khẳng định rõ hơn về sự ảnh hưởng của trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu – Dâu trên nhiều phương diện, từ chính trị, kinh tế, văn hóa cho đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người dân nơi đây,… Mà ngày nay, người dân Bắc Ninh rất tự hào về truyền thống văn hóa nổi bật là văn hóa Phật giáo

Trên phương diện lịch sử, ảnh hưởng của NSQ Phật giáo đối với đời

sống tinh thần của người dân Bắc Ninh còn được thể hiện qua các ngôi chùa,

qua các truyền thuyết, GS Trần Quốc Vượng trong công trình Việt Nam cái

nhìn địa – văn hóa đã chỉ ra, các trung tâm văn hóa cổ nhất Việt Nam chính là

chùa Phật Tích, chùa Tứ Pháp, chùa Kiến Sơ và chùa Lục Tổ Cố GS Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, các ngôi chùa này đều phân bố trên bờ Dâu - Tiêu Tương (Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật) Khi nghiên cứu

về lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Lang trong công trình Việt Nam Phật

giáo sử luận, (Nxb Văn học, 1992) đã cho biết những nhà sư Ấn Độ đã đem

Phật giáo tới Việt Nam vào đầu công nguyên Còn PGS Nguyễn Duy Hinh khi

nghiên cứu các tài liệu cổ như Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh, Đại

Việt sử ký toàn thư, cho rằng ở Luy Lâu – Dâu thời kỳ đầu Phật giáo truyền

nhập còn có cả Siva giáo với tục thờ Đá mang tính phồn thực, đồng thời còn diễn tả hình tượng giao cấu thiêng của một tu sĩ Ấn Độ với một Bà Mẹ người Việt Và như thế, sự giao thoa giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa đã hình

Trang 13

thành lên hiện tượng thờ Tứ Pháp vô cùng đặc sắc trong Phật giáo Việt Nam, người tu hành đầu tiên của người Việt được biết đến là Nữ giới, và bà được nhân dân Bắc Ninh tôn xưng là Phật mẫu Man Nương Sau này, các công trình viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam đều đề cập đến các ngôi chùa được xây dựng vào thời Lý – Trần ở tỉnh Bắc Ninh và những ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, qua các thời kỳ Một số công trình đề cập đến những hoạt động của Phật giáo Có thể kể đến các công trình

như Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX của Thiều Chửu (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2002), Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981)của Bồ Đề Tân

Thanh - Nguyễn Đại Đồng (Nxb Văn học, Hà Nội, 2012),

Tuy đã có nhiều công trình đã chỉ ra một số ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và NSQ Phật giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh trong lịch sử Song về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống của người dân Bắc Ninh hiện nay thì ít có công trình đề cập một cách rõ ràng, trực

tiếp Hiện nay, theo sự tìm hiểu của đề tài, chỉ một số bài viết in trong Hội thảo

khoa học: Vai trò của Phật giáo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, xây dựng đời sống văn hóa ở Bắc Ninh và vấn đề phát huy tinh thần yêu nước của Tăng ni, tín đồ Phật tử, Bắc Ninh (Sở Nội vụ Bắc Ninh – Ban tôn giáo, 2019)

Phần lớn các công trình nghiên cứu khác đều đi sâu nghiên cứu về kiến trúc, điêu khắc, hoặc ảnh hưởng trong văn học dân gian hay tục lệ, Có thể kể đến

các công trình như Chùa Việt của GS Trầm Lâm Biền (Nxb Văn học, Hà Nội, 1998), Bài diễn ca sự tích đền bà Tấm của Trần Văn Giáp (Tạp chí Dân tộc học, số 3 năm 1975), Phụ nữ Việt Nam qua các đời của Lê Thị Nhâm Tuyết (Nxb KHXH, Hà Nội, 1975), Văn minh Việt Nam của học giả nổi tiếng Nguyễn Văn Huyên (Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội), Phật học phổ thông của HT

Thích Thiện Hoa (Nxb Phương Đông, Hà Nội, 2011), và gần đây là Báo cáo

sơ kết 06 tháng đầu năm 2019 – phương hướng, trọng tâm 06 tháng cuối năm

2019, của GHPGVN tỉnh Bắc Ninh,

Trang 14

Nhìn chung, đã có một số các công trình nghiên cứu sâu về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện chính trị, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, Còn trên các phương diện ảnh hưởng của NSQ Phật giáo đối với cách ứng xử với chính bản thân, với tha nhân và với môi trường thì ít có công trình đề cập Vì thế, việc tìm hiểu cụ thể hơn về ảnh hưởng của NSQ Phật giáo trên các phương diện này, đề tài kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, đồng thời tiếp tục khảo sát thực tế trong cộng đồng Phật tử ở Bắc Ninh góp phần làm rõ hơn ảnh hưởng của NSQ phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân Bắc Ninh trong bối cảnh đương đại Đối với những người theo Kitô giáo, Tin Lành và một số hiện tượng tôn giáo mới, hoặc những gia đình theo hai, ba tôn giáo, những sinh hoạt, hoạt động tôn giáo khác, chúng tôi thiết nghĩ cũng cần được tiếp tục nghiên cứu ở những công trình sau này

3 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài phân tích một số ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay Qua đó nêu ra đề xuất và khuyến nghị với GHPGVN tỉnh Bắc Ninh và các ban ngành trong tỉnh

về công tác tôn giáo trong tình hình mới

3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung làm rõ những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát về nhân sinh quan và nhân sinh quan Phật giáo

Thứ hai, tìm hiểu những ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống người dân Bắc Ninh trong lịch sử và đặc biệt là trong hiện tại

4 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhân sinh quan

Phật giáo Bắc tông và những ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân ở tỉnh Bắc Ninh

Trang 15

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo và những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong cộng đồng người dân ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay Trong phạm vi cho phép tác giả chỉ tập trung đề cập những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực của nhân sinh quan Phật giáo

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, lý luận chung về tôn

giáo học, xã hội học tôn giáo và Phật học

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình triển khai nghiên cứu,

luận văn sử dụng phương pháp lịch sử để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của nhân sinh quan Phật giáo Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn để thấy được những ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh hiện nay Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, các phương pháp nghiên cứu liên ngành như triết học, triết học tôn giáo,

xã hội học tôn giáo, đạo đức học, nhằm phân tích, đối chiếu, so sánh để thấy được những quan niệm nhân sinh của Phật giáo và những ảnh hưởng cơ bản của nó trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh đương đại

6 Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài góp phần làm rõ những ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đối

với người dân Bắc Ninh trong lịch sử và hiện tại; đồng thời chỉ ra những mặt tích cực và một số hạn chế trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh hiện nay

- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với sinh viên chuyên ngành Triết học, Tôn giáo học và làm tài liệu tham khảo trong các trường Trung cấp Phật học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Trang 16

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học bao gồm 2 chương với 5 tiết

Trang 17

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO

VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

1.1 Khái quát về Phật giáo và Phật giáo ở Bắc Ninh

1.1.1 Sự ra đời của Phật giáo

Về bối cảnh lịch sử tư tưởng và xã hội: Thời kỳ đạo Phật ra đời vào thế

kỷ thứ VI tại Bắc Ấn Độ Ở thời kỳ này, tư tưởng triết học, tôn giáo rất phong phú, đa dạng Đó là sự tồn tại của nhiều loại hình tôn giáo và nhiều trường phái triết học khác nhau như Số luận, Du Già, Phệ Đà Đa, trong đó nổi bật nhất là

Bà La Môn giáo Về xã hội chia làm bốn giai cấp, đó là giới tăng lữ Bà La Môn; giới vua quan quý tộc; giới buôn bán, người làm thủ công giàu có và giới nô lệ, nông nô Ngoài ra còn một loại tiện dân là hạng cùng đinh nhất trong xã hội sống trong công xã nông thôn với chế độ quốc hữu ruộng đất Đúng như nhận xét của GS.TS Nguyễn Hữu Vui cho rằng "sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu về ruộng đất là hai đặc điểm lớn nhất, ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt của lịch sử Ấn Độ Từ hai đặc điểm trên, dẫn tới hệ quả là các bước phát triển của lịch sử xã hội Ấn Độ thời cổ không mạch lạc như lịch sử xã hội của các nước châu Âu Thực sự ở Ấn Độ không có quan hệ phong kiến giống như kiểu ở Hy – La, cũng không có kiểu quan hệ phong kiến giống như ở các nước Tây Âu Ở Ấn Độ, nô lệ chưa bao giờ là lực lượng sản xuất chủ yếu, họ chưa bao giờ trở thành nông nô như ở Tây Âu phong kiến… Mặt khác, quan hệ đẳng cấp ở Ấn Độ càng làm cho kết cấu xã hội – giai cấp thêm phức tạp"[79, tr 109]

Trong bối cảnh đó, đạo Phật ra đời với quan niệm mới đã đem lại một luồng tư tưởng mới về tinh thần từ bi, bình đẳng giai cấp, bình đẳng tôn giáo Tuy nhiên, theo kinh điển Phật giáo, Thích Ca Mâu Ni là nhân vật lịch sử, nhưng trên phương diện tôn giáo thì Ngài lại một trong muôn vàn chư Phật

Trang 18

Trước ngài đã có nhiều vị Phật quá khứ và sau ngài sẽ còn nhiều vị Phật tương lai

Thái tử Tất Đạt Đa – người sáng lập Phật giáo: Câu chuyện về cuộc đời

Đức Phật rất quan trọng trong lịch sử hình thành đạo Phật Nhưng sẽ đặc biệt hơn, nếu đặt câu chuyện trong đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Bởi chỉ có cộng đồng Phật giáo mới cảm nhận, chiêm nghiệm được những huyền diệu từ cuộc đời ngài Và sâu sa hơn, cuộc đời Đức Phật đã và đang là mô hình lý tưởng nhất để tín đồ Phật tử học tập, tu tập và giải thoát, đồng thời cũng chỉ ra cho con người hiện sinh một nếp sống đúng đắn trong xã hội đầy biến động

Kinh Bản sinh ghi chép về cuộc đời Đức Phật bắt đầu với ngày Phật đản

sinh Đây là câu chuyện về sự tái sinh và niềm tin vào sự tái sinh bởi đó là quả của một cuộc đời tu tập, đạo hạnh của Đức Phật Trong sự tái sinh cuối cùng này, kinh Bản sinh cho chúng ta biết Đức Phật được sinh ra trong một gia đình hoàng tộc và ngài là một vị Thái tử Mẹ ngài, bà Maya mang thai ngài trong giấc mơ về một con voi trắng và sinh ra ngài trong khu rừng Lumbini thuộc dãy Himalaya gần Nepal ngày nay Khi vừa mới sinh ra, ngài bước bảy bước trên bảy đóa hoa sen, tay trái chỉ lên trời tay phải đất và nói "Thiên thượng địa

hạ duy ngã độc tôn"

Sau khi ngài đản sinh, một vị tiên tri đến và tiên đoán rằng, nếu ngài vui sống trong gia đình hoàng gia thì ngài sẽ trở thành một bậc quân vương tài ba, nhưng nếu ngài từ bỏ hoàng gia cùng với những khoái lạc trần thế thì ngài trở thành một "Đấng Toàn Giác" Thời gian đầu, Thái tử Tất Đạt Đa đã sống và được giáo dục trong một môi trường lý tưởng, sung túc về vật chất và thoải mái

về tinh thần Nhưng trong một vài lần ra ngoài cung điện, Thái tử đã thấy cuộc sống thường ngày với nhiều khổ đau: Già – tương lai của mỗi người; người đau

ốm – ai cũng có thể bị đau ốm; người chết - sự kết thúc cuộc sống của mỗi người; một vị tu sĩ khắc khổ – người đi tìm sự giải thoát khỏi thế giới đau khổ Tất cả những gì Thái tử chứng kiến đều mang tính biểu tưởng cho cuộc đời,

Trang 19

nhưng đã thôi thúc ngài rời bỏ hoàng gia và thực hiện cuộc sống khổ hạnh nhằm mục đích thoát khỏi những khổ đau đã thấy

Qua sáu năm khổ hạnh dưới sự dẫn dắt của nhiều vị tu sĩ, nhưng không một vị nào làm cho ngài hài lòng bởi cuộc sống tu hành khổ hạnh đã không đem lại kết quả như mong đợi Ngài đã từ bỏ lối tu khổ hạnh ấy và đón nhận bát sữa từ một thiếu nữ chăn bò và ngài đã khám phá con đường "Trung dung" giữa hai lối sống giàu sang và khổ hạnh Không lâu sau, vị Phật tương lai ngồi dưới tán cây Bồ đề tu tập và quyết không dời bỏ chốn này nếu không giác ngộ Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã giảng dạy cho năm vị khổ tu cùng với ngài trước đây, đó là Tứ diệu đế và từ đây bánh xe Pháp đầu tiên đã dịch chuyển

Sau gần 50 năm với sự nghiệp hoằng pháp, vào một ngày Ngài nhắc nhở tín đồ về tính Vô thường của sự vật, cần phải lấy chuyên cần trong tu tập thực hành để giác ngộ, giải thoát rồi sau đó, ngài nhập Niết bàn

Tứ diệu đế là những nguyên lý đầu tiên được ngài khám phá và thuyết giảng và dần dần ngài thiết lập đời sống tu tập cho mọi tín đồ Phật giáo noi theo Tuy nhiên, thời gian đầu những lời Đức Phật thuyết giảng không được ghi lại bằng văn tự, vì thế phải qua những lần kết tập kinh điển thì giáo lý mới

có hệ thống Và qua hệ thống giáo lý mới thấy rõ quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của đạo Phật, đặc biệt là quan niệm về nhân sinh trong Phật giáo Đại thừa

Vì thế, ở đây, chúng tôi xin được nhắc lại một cách khái quát nhất về quá trình kết tập kinh điển Bởi chỉ khoảng 100 năm sau ngày Đức Phật nhập diệt, sự phát triển của đạo Phật được mở rộng Tuy nhiên, mỗi vùng đất mà Phật giáo truyền đến có những sự khác biệt về văn hóa xã hội và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến những bất đồng trong việc nhận thức lời Phật dạy trước đó chủ yếu là phương thức truyền miệng Cho nên, Phật giáo đã phân hóa thành nhiều bộ phái nhằm thích ứng với những môi trường mà đạo Phật truyền tới

Lần kết tập thứ nhất tại thành Vương Xá có 500 vị La Hán được Ca Diếp mời dự dưới sự bảo trợ của vua A Xà Thế, xứ Ma Kiệt Đà Khi đức Phật nhập

Trang 20

diệt, không lâu sau đã xuất hiện những kiến giải bất đồng về lời Phật dạy Để tránh sự sai biệt, và bảo tồn các giáo pháp và luật lệ được toàn vẹn, Ma Ha Ca Diếp đã đề nghị kết tập và hệ thống hóa lời dạy của đức Phật lại thành kinh điển với mục đích không để xảy ra tình trạng hiểu sai lầm về giáo pháp Trong cuộc kết tập này, A Nan Đà chính là người đã đứng ra trì tụng những điều đức Phật đã thuyết giảng và Upani kể về Giới luật Sau cuộc kết tập, bốn bộ kinh đầu tiên được chép lại Đó là kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm Bốn bộ kinh này được xem là các tài liệu cổ nhất ghi lại cuộc đời của đức Phật và những hoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước hình thành Kinh tạng và Luật tạng vô cùng quan trọng sau này

Lần kết tập thứ hai tại tại thành Tì Xá Ly sau lần kết tập thứ nhất một trăm năm Lần kết tập thứ hai này có 700 vị Tỳ kheo tham dự Hội nghị kết tập lần thứ hai cơ bản là để thảo luận về những thay đổi một số chi tiết trong giới luật Ngoài ra, đại hội còn nhằm mục đích ngăn không để tư tưởng của các đạo khác thâm nhập vào giáo lý Phật giáo Kết quả là trong hội nghị, những người không đồng ý với việc giữ nguyên giới luật ban đầu đã bỏ ra để tổ chức một hội nghị kết tập riêng và thành lập Đại chúng bộ và số người còn lại vẫn tiếp tục kết tập kinh điển, sau đó hình thành Thượng tọa bộ,… Như vậy, Hội nghị này đánh dấu sự phân hóa về tổ chức của Tăng đoàn Thượng tọa bộ gồm thiểu số các vị Trưởng lão có khuynh hướng bảo thủ, Đại chúng bộ gồm đa số Tỳ kheo trẻ tuổi

có khuynh hướng cấp tiến, mà nhiều nhà nghiên cứu Phật học sau này cho rằng, tư tưởng của Đại chúng bộ làm nảy sinh nhiều quan niệm mới về chư Phật, đặc biệt là Bồ tát, là mầm mống cho việc hình thành phong trào Phật giáo Đại thừa sau này

Lần kết tập thứ ba dưới triều vua A Dục thế kỷ 3 trước Công nguyên Vua

A Dục là người mộ đạo nên Phật giáo được ưu đãi rất lớn Số lượng tăng ni đông đảo và trong đó cũng không ít kẻ cơ hội trà trộn tăng đoàn gây nên những mối bất hòa Trước thực trạng như vậy, vua A Dục đã khởi xướng và bảo trợ cho Hội

Trang 21

nghị kết tập kinh điển lần thứ ba trong lịch sử Phật giáo Có khoảng 1.000 Tỳ kheo được cử đến Sau 9 tháng kết tập, lần đầu tiên Tam tạng kinh hoàn thiện và được con trai vua A Dục đem tới Tích Lan Các kinh điển này sau đó đã được dịch sang văn hệ Pali và còn nguyên vẹn cho đến nay

Hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư diễn ra vào thời vua Ca Nị Sắc Ka Tuy sử liệu không hoàn toàn thống nhất với nhau về thời gian và địa điểm Vua

Ca Nị Sắc Ca là một tín đồ trung thành của đạo Phật và rất thích nghe giảng kinh văn Vì thế, nhà vua nhận ra có rất nhiều sự khác biệt về các kiến giải trong kinh nên ông khởi tâm bảo trợ cho lần kết tập thứ tư Hội nghị đã tập hợp được 500 cao tăng giỏi về Tam tạng và sau khi kết tập, nhà vua đã cho khắc lại toàn bộ Tam tạng lên những lá đồng Ngày nay, chỉ còn phần thích luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa được Huyền Trang đời nhà Đường dịch sang Hán ngữ gồm 200 quyển Ngoài ra, các lần kết tập còn lại đều thuộc bộ phái Thượng tọa

bộ (Nam truyền Phật giáo) tiến hành Lần kết tập thứ 5 được tổ chức vào năm

1871 trong suốt 5 tháng tại thủ đô của Miến Điện Số người tham dự gồm 2.400 cao tăng dưới sự bảo trợ của vua Mindon Kết quả là 3 tạng kinh được hiệu đính lại và đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông cất vào trong chùa tháp Kuthodaw Lần kết tập gần đây nhất từ ngày 17 tháng 5 năm 1954 tại phía bắc Ngưỡng Quan trên núi Nghệ Cố Lần kết tập này dưới sự khởi xướng của Phật giáo Miến Điện và bảo trợ là chính phủ Miến Điện Trong suốt hai năm, tất cả kinh tạng của Phật giáo nam truyền được khảo sát và đúc kết rồi xuất bản để truyền bá

Như vậy, sau khi Đức Phật nhập diệt và qua các lần kết tập đã hình thành

hệ thống kinh điển Phật giáo, đồng thời cũng cho chúng ta thấy sự phân hóa của Phật giáo Và đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên, Phật giáo ở Ấn Độ suy thoái nhưng lại rất phát triển ở các nước như Miến Điện, Tích Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,

Theo Phật sử, từ thế kỷ I trước Công nguyên, tư tưởng Phật giáo Đại thừa đã xuất hiện và có xu hướng tự do Đến thế kỷ thứ 3, qua các trước tác của

Trang 22

Long Thọ thì tư tưởng của Phật giáo đại thừa đã rõ ràng và có bước phát triển rực rỡ và ảnh hưởng rất lớn lên các hệ tư tưởng khác, không những trong nước

mà cũng được truyền bá và thích hợp đối với nhiều nước như Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trong đó, quan niệm nhân sinh, lý tưởng Bồ

tát đã tạo một điểm mạnh để đạo Phật có sức lan tỏa rộng lớn qua các vùng

miền mà đạo Phật truyền tới và cả những thay đổi của thời đại

1.1.2 Phật Giáo ở Bắc Ninh

Đối với Phật giáo ở Bắc Ninh, như lời nhận xét của cố GS Trần Quốc

Vượng viết trong công trình Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa cho biết: "Các

trung tâm văn hóa cổ nhất Việt Nam: Phật Tích, chùa Tứ Pháp (Dâu, Đậu, Giàn, Tướng), chùa Kiến Sơ (Phù Đổng) và nếu cần kể thêm chùa Lục Tổ, chùa Tràng Liêu (Tiêu Sơn) cũng đều phân bố trên bờ Dâu - Tiêu Tương"[82,

tr 154] Có thể nói, đúng như lời nhận xét của tác giả chùa Phật ở Bắc Ninh đồng thời là trung tâm văn hóa, nên có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần nhân dân

Ngược dòng lịch sử, Phật giáo được truyền nhập vào nước ta ở Luy Lâu

và hình thành một trung tâm Phật giáo vô cùng quan trọng, Nguyễn Lang nhận định: "Trung tâm Luy Lâu được hình thành do sự viếng thăm của những tăng sĩ

Ấn Độ Các vị tăng sĩ này đến Việt Nam bằng con đường biển, theo các thuyền buôn người Ấn Nhưng trước khi các vị tăng sĩ Ấn Độ tới Việt Nam, các thương gia Ấn Độ cũng đã tới Việt Nam rồi và đã mang theo sinh hoạt Phật

giáo tới xứ ta"[39, tr 21] Truyện Man Nương trong tác phẩm Lĩnh Nam chích

quái có chép về một nhà tu hành người Ấn Độ tên là Già La Xà Lê đến Luy

Lâu vào thời Sĩ Nhiếp Tại đây có một nữ đệ tử là Man Nương theo học Một lần Man Nương ngủ trong bếp, Già La Xà Lê không biết mà bước ngang qua người Man Nương Từ đó, Man Nương thụ thai và sinh một người con gái và đem trả cho ông Ông liền đặt đứa bé vào hốc cây đa Về sau cây đa đổ và trôi

về sông Dâu, nhưng không ai vớt lên được Man Nương đang giặt áo bèn ném

Trang 23

giải yếm và kéo được cây đa lên bờ Bà nhờ thợ đã thành bốn khúc và tạc thành bốn pho tượng Đó là tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện Còn con gái của Man Nương đã hóa đá Khi người dân ném xuống sông thì tỏa hào quang bèn vớt lên thờ phụng gọi là Thạch Quang Phật PGS Nguyễn Duy Hinh cho rằng "Đây là sự kết hợp giữa tôn giáo Siva (dạng linga) với tục thờ Đá trong thần điện Cây Đa - Hòn Đá cổ truyền của người Việt mang tính phồn thực đã diễn đạt qua hình tượng giao cấu thiêng của một tu sĩ Ấn Độ với một

Bà Mẹ người Việt [32, tr 15] Như thế, có thể nói tín đồ Phật giáo đầu tiên ở nước ta là nữ giới, và bà được nhân dân tôn là Phật mẫu, hiện còn được thờ tại chùa Tổ làng Mãn Xá, còn Thạch Quang Phật và Pháp Vân thờ tại chùa Dâu

thôn Khương Tự Tác phẩm Thiền uyển tập anh còn khẳng định thêm một chi

tiết quan trọng, đó là khi đạo Phật chưa truyền đến Trung Quốc thì ở Luy Lâu - Dâu đã là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng Ngay tại trung tâm này đã có những nhà sư nổi tiếng như Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác đang cư trú và giảng pháp[47, tr 89] Điều này có nghĩa là,

ở Luy Lâu thời bấy giờ đã hình thành một cộng đồng tín đồ Phật tử lớn "gồm

có ni và tăng, người Ấn Độ, người Việt gốc Ấn Độ, người Việt"[32, tr.22]

Trong thời kỳ đầu truyền nhập của đạo Phật vào Luy Lâu - Dâu, các tác

phẩm hiện còn đến ngày nay là Lý Hoặc Luận của Mâu Tử và Lục độ tập kinh

của Khương Tăng Hội Hai tác phẩm này đã cho biết khá rõ không chỉ về hành trạng của tăng sĩ mà còn về Phật giáo Bắc Ninh và cũng là của đạo Phật Việt Nam Mâu Tử là một sĩ phu người Trung Quốc tị nạn đến Luy Lâu vào thời Sĩ Nhiếp Ông tinh thông Nho giáo, Đạo giáo và khi đến Luy Lâu tiếp tục học

Phật pháp Ở đây, ông viết tác phẩm Lý Hoặc Luận nhằm bênh vực đạo Phật

Nội dung tác phẩm này gồm 37 điều Trong đó, những nội dung quan trọng

nhất đó là việc bàn về chữ Hiếu, nhất là bàn về việc bố thí, từ bi, nhẫn nhục và

đây cũng là những nội dung tu tập của Phật giáo ở Luy Lâu, ; Khương Tăng

Hội là một người gốc Ấn Độ, sinh ra và lớn lên tại Luy Lâu Tác phẩm Lục độ

Trang 24

tập kinh của ông gồm 91 đoạn trích dịch từ các kinh Phật theo 6 chủ đề (lục

độ) Cũng như Lý Hoặc Luận, Lục độ tập kinh cho thấy tư tưởng từ bi, bố thí

nổi bật nhất trong Phật giáo Luy Lâu thời kỳ này Do đó, hiếu, bố thí có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người dân ở vùng Luy Lâu – Dâu, và cũng là tư tưởng xuyên suốt của Phật giáo ở Bắc Ninh và Việt Nam sau này

Có thể thấy, Phật giáo truyền bá vào Luy Lâu trực tiếp từ các nhà sư từ

Ấn Độ Nhưng Phật giáo phát triển tại đây phải trên nền tảng tín ngưỡng vùng Dâu bấy giờ và dần trở thành một trung tâm Phật giáo có ảnh hưởng mạnh khắp vùng đồng bằng sông Hồng Đó chính là hệ thống chùa Tứ Pháp ở Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên mà ngày nay vẫn còn tồn tại dưới hình

thức thờ phụng Tứ pháp và nghi thức cầu mưa Đặc sắc hơn là tư tưởng từ bi,

bố thí nhẫn nhục thuộc tư tưởng Phật giáo Đại thừa nhưng đậm chất Phật giáo

dân gian vùng Dâu và sau này trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình lịch sử Phật giáo ở Bắc Ninh

Đến thế kỷ thứ 6, trung tâm Phật giáo Luy Lâu vẫn là đại diện duy nhất

ở nước ta Năm 580, Sư Tì Ni Đa Lưu Chi đến vùng Dâu và tại chùa Pháp Vân, ông đã dịch kinh Tổng trì, rồi truyền pháp cho Pháp Hiền Đại sư Pháp Hiền bấy giờ là đệ tử của sư Quán Duyên, tu tập ở chùa Chúng Thiện, núi Thiên Phúc, Tiên Du Sau theo học và đắc pháp với Tì Ni Đa Lưu Chi thì ông trở về chùa giảng pháp cho hàng trăm đồ đệ và rất nổi tiếng là người uyên thâm Phật pháp Đến mức, vua Tùy Cao Tổ khi nhận được bản tấu của Thứ sử Lưu Phương đã sai người đem 5 hòm xá lợi Phật cùng sắc điệp ban cho Pháp Hiền xây tháp cúng dường Với 5 hòm xá lợi Phật dựng tháp thờ ở Dâu, Phong Châu, Hoan Châu, Trường Châu, Ái Châu thì Phật giáo ở vùng Dâu đã phổ biến khắp vùng đồng bằng sông Hồng đến các tỉnh miền trung Việt Nam hiện nay Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi truyền đến thiền sư Y Sơn (1216), được 19 đời Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) đã truy tán Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi như sau:

Trang 25

Mở lối qua Nam Việt Nghe ông chín học thiền Nguồn tâm thông một mạch Cõi Phật rộng quanh miền Lăng già ngời bóng nguyệt Bát nhã nức mùi sen

Biết được bao giờ gặp Cùng nhau kể đạo huyền (TT Mật Thể dịch) Đến thế kỷ thứ 9, một thiền phái nữa truyền vào Bắc Ninh, đó là thiền phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Vô Ngôn Thông người Quảng Châu, đồ đệ của thiền sư Bách Trượng Hoài Hải Năm 820 ông đến nước ta tìm người có học vấn Phật pháp thâm sâu để học hỏi Bởi khi ấy, bản thân ông đã nhận rõ ở nước

ta bấy giờ rất nhiều cao tăng uyên thâm Phật pháp, đặc biệt là vùng Dâu - Luy

Lâu Ngoài Thiền uyển tập anh ghi chép còn có Đại Đường cầu pháp cao tăng

chuyện của Nghĩa Tịnh (635-713) ghi tên nhiều nhà sư như Vận Kỳ, Mộc Xoa

Đề Bà, Khuy Sung, Huệ Diệm, Trí Hành, Đại Thặng Đăng, Vì thế, các nhà

sư thời kỳ này cũng thông thạo chữ Phạn, Hán, nhiều kinh điển Phật giáo được dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán Sau, thiền sư Vô Ngôn Thông đến chùa Kiến Sơ

tu hành ở đây suốt 9 năm và truyền pháp cho sư Lập Đức Dòng thiền Vô Ngôn thông đến năm 1221, được 15 đời với 49 sư tổ

Trong thời gian này, tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu, ngoài các nhà sư

Ấn Độ còn có sự hiện diện của các nhà sư Trung Quốc Và như thế, từ khi xuất hiện hai thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông, Phật giáo Luy Lâu – Dâu nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung có sự gia tăng về Phật học, ảnh hưởng của Thiền tông Trung Quốc ngày càng mạnh

Nhà Đinh – Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay Phật giáo thời kỳ này phát triển và có sự gắn bó với vương triều Nhà Lý (1009 – 1225) chọn Thăng Long làm trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước Phật

Trang 26

giáo vì thế cũng có sự chuyển dịch theo sự lựa chọn đóng đô ở các vương triều, song các trung tâm Phật giáo ở Bắc Ninh vẫn có sự phát triển và vai trò của các nhà sư ở Bắc Ninh hoặc các nhà sư từng tu hành ở đây, xét trên bình diện "hộ quốc an dân" đối với quốc gia dân tộc ngày càng rõ ràng hơn Có thể kể đến các thiền sư Thiền Lão, Viên Chiếu, Thường Chiếu, Trong đó có các nhà sư tiêu biểu là: Thiền sư Pháp Thuận (914-990) thuộc thế hệ thứ 10 của thiền phái

Tì Ni Đa Lưu Chi là người học rộng, giúp nhà Tiền Lê hoạch định sách lược và ông thường được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước; Thiền sư Vạn Hạnh thông minh hơn người, nghiên cứu tinh thông kinh điển Tam giáo Ông được xem là

cố vấn của vua Lê Đại Hành, thầy của Lý Công Uẩn và là người có công lớn

mở ra triều Lý Sau này, vua Lý Nhân Tông truy tán ông như sau:

Vạn Hành thông ba cõi Thật hợp lời sấm xưa Quê hương tên Cổ Pháp Chốn gậy trấn kinh vua

Vào thời Trần (1225 -1400), Phật giáo gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Người khai sơn Phật giáo Trúc Lâm là thiền sư Hiện Quang (? - 1220) Sư Hiện Quang vốn là học trò của thiền sư Thường Chiếu ở chùa Lục Tổ, tỉnh Bắc Ninh Sau đó, ông lên núi Yên Tử lập am tu hành Quốc sư Trúc Lâm là học trò của thiền sư Hiện Quang và là thầy của vua Trần Thái Tông Khi nhà vua muốn vào núi Yên Tử tu hành, Quốc sư Trúc Lâm đã khuyên nhà vua như sau: "Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta Nếu tâm lắng lại và trí tuệ phát sinh, chính đó là Phật Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không phải khổ công đi tìm cầu bên ngoài"[38, tr.256] Sau đó, theo lời mời của vua Trần Thái Tông về triều soạn duyệt các bộ kinh lục trước khi đem san khắc Quốc sư Đại Đăng là học trò của Quốc sư Trúc Lâm và là thầy của vua Trần Thánh Tông Các đệ tử của Quốc sư rất nổi tiếng như Quốc sư Liễu Minh, thiền sư Thường Cung,

Trang 27

Huyền Sách và Thiền sư Huyền Quang Thiền sư Huyền Quang huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh Năm 20 tuổi đỗ Trạng nguyên và ít lâu sau, ông thụ giới với Tôn giả Pháp Loa Sau khi đắc pháp, ông tổ chức in ấn kinh sách, giảng pháp, học trò đông hàng nghìn người

Phật giáo Bắc Ninh mà đại diện là các nhà sư tiếp nối cội nguồn trung tâm Phật giáo Luy Lâu Do đó, có thể thấy, Phật giáo Luy Lâu là cơ sở cho sự

ra đời và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Phật giáo Trúc Lâm là nơi qui tụ đông đảo tín đồ Phật giáo trong cả nước, góp phần định hướng sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, đồng thời đem đạo vào đời, vì con người mà đem tinh thần từ bi nhẫn nhục của Phật giáo, hoằng dương giáo lý ngũ giới, thập thiện cho nhân dân, loại bỏ nhiều "dâm từ",… tất cả đã khiến cho đời sống nhân dân, đời sống xã hội phát triển lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ trước

đó và phát triển về sau

Thời Hồ và thời Hậu Lê, tuy Phật giáo không còn vị trí như thời Lý, thời Trần, nhưng vẫn tiếp tục tư trào trước đó Sang thế kỷ 17 - 18, Phật giáo tiếp tục phát triển bởi công lao lớn của thiền sư Chân Nguyên qua việc sáng tác và san khắc nhiều tác phẩm của dòng Phật giáo này như Khóa hư lục, Thượng sĩ ngữ lục, ; Thời kỳ này thiền Lâm Tế xuất hiện ở Bắc Ninh bởi Thiền sư Chuyết Công người Phúc Kiến, Trung Quốc đến chùa Khán Sơn năm 1633 thuyết pháp giảng kinh Vua Lê Huyền Tông, các quan lại và nhân dân tôn kính theo học rất đông Sau đó, Chuyết công về chùa Phật Tích và sai đệ tử là Minh Hành về Trung Quốc thỉnh kinh cho chúa Trịnh và để ở chùa Phật Tích Chùa Phật tích là nơi tu hành của hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và công chúa Trịnh Thị Ngọc Duyên Cũng trong thời gian này, chúa Trịnh Tráng cho phép trùng tu chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự) ở huyện Thuận Thành và mời Chuyết công về trụ trì Sư Chuyết công về chùa Bút Tháp giảng pháp cho đến khi viên tịch Vua Lê Chân Tông ban hiệu là Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư Đệ tử của ngài là Minh Hành đã xây tháp Bảo Nghiêm để an trí nhục

Trang 28

thân của ngài tại chùa Phật Tích Kế đăng lục cho biết có thể Chuyết công là

người đưa ra mô hình bài trí tượng Phật trong chùa ở Bắc Ninh và vùng đồng bằng sông Hồng theo phong cách của các ngôi chùa Trung Quốc Nhưng quan trọng hơn, trong số rất nhiều các đệ tử của Chuyết công, thì sư Minh Hành và Minh Lương xuất sắc hơn cả Hai vị thiền sư này đã theo gương thầy mình hoằng pháp sâu rộng khắp vùng Bắc Ninh và các vùng phụ cận Có thể nói, Chuyết công và hai vị đệ tử của mình có công lao rất lớn trong việc truyền bá thiền phái Lâm Tế ở Bắc Ninh và rộng ra là cả miền Bắc Việt Nam Bài kệ mà Minh Hành để lại cho đệ tử đã cho thấy Lâm Tế ở Bắc Ninh có sự phát triển khá rõ ràng:

Minh chân như tính hải Kim tường phổ chiếu thông Chí đạo thành chính quả Giác ngộ chứng viên thông

Trong bối cảnh Phật giáo suy vong kéo dài trong gần một thế kỷ từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, mà nguyên nhân chính là do "đa số tăng

đồ ngày càng lơ là việc học, chỉ chuyên ứng phó, hành trì tín ngưỡng Phật giáo dân gian, chuyên làm những việc của thầy cúng, dẫn đến thực trạng "dốt và hư nát", không chuyên tu hành, chỉ tham lợi dưỡng"[69, tr.206] Sự xuống cấp về đạo hạnh, không rõ đường lối tu hành, nhà sư quên mất vị trí mình là người dẫn dắt trí tuệ tâm linh Cư sĩ Thiều Chửu khẳng định thêm: "Sở dĩ có cảnh suy tàn (của Phật giáo) như ngày nay, nói cho thật đúng thì suy riêng một giới Giáo Tự Tăng thôi Tăng đồ kém đường tu tiến làm sai chính pháp của Phật, cho nên quần chúng mất lòng tín ngưỡng Quần chúng mất lòng tín ngưỡng thì Phật pháp phải suy, đó là lẽ tự nhiên"[17, tr 29-30] Vì thế, chấn hưng Phật giáo là nhu cầu cần thiết Phong trào chấn hưng Phật giáo ở cả ba miền đã thổi bùng lên truyền thống yêu nước và ý thức trách nhiệm với dân tộc và đạo pháp của mọi tăng ni, Phật tử Nhất là sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công,

Trang 29

đất nước lại trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân đã ảnh hưởng mạnh đến tăng ni Phật

tử Phật giáo Bắc Ninh nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung ý thức được rằng, muốn có sức mạnh thật sự cần phải cùng nhau đoàn kết, tập hợp trong một tổ chức để bảo vệ Phật pháp, bảo vệ văn hóa truyền thống, góp phần đấu tranh giải phóng dân tộc Năm 1951, cuộc vận động thống nhất Phật giáo lần thứ nhất đã diễn ra tại chùa Từ Đàm - Huế, tổ chức Phật giáo toàn quốc này có tên là Tổng hội Phật giáo Việt namTổ chức này qui tụ sáu tổ chức Phật giáo ở

cả ba miền là Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt, Tăng già Bắc Việt, Hội Việt Nam Phật giáo Trung Việt, Tăng già Trung Việt, Hội Việt Nam Phật giáo Nam Việt, Tăng già Nam Việt Tiếp theo là cuộc vận động thành lập Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1958 ở các tỉnh thành phố phía Bắc được diễn ra tại chùa Quán Sứ Tổ chức này lấy tên là Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam và Hòa thượng Thích Trí Độ được bầu làm Hội trưởng Năm 1964, tại Miền Nam, trong bối cảnh đấu tranh của Phật giáo thắng lợi năm 1963, cuộc vận động thống nhất lần thứ ba được tổ chức tại chùa Xá Lợi Tổ chức này lấy tên là GHPGVN thống nhất Như vậy, trước năm 1975, Phật giáo Việt Nam chưa thống nhất trọn vẹn như mong ước của Tăng ni Phật tử trong cả nước Năm 1981, cuộc vận động thống nhất Phật giáo lần thứ tư đã trọn vẹn, Phật giáo Việt Nam thống nhất trong một tổ chức mang tên là GHPGVN Như lời Hòa thượng Thích Trí Thủ cho rằng "Lần đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một hội nghị với đầy đủ đại biểu của các

tổ tức Giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước đã vân tập về đây, trong hội trường trang nghiêm và rực rỡ này, với một quyết tâm sắt đá: xây dựng ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam"[24, tr.9] Như vậy, GHPGVN là một tổ chức giáo hội thống nhất trên toàn quốc, đánh dấu quá trình phát triển của Phật giáo Việt Nam, phù hợp với điều kiện xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 30

Ngày nay, Phật giáo Bắc Ninh là một bộ phận không thể tách rời GHPGVN (GHPGVN) và cũng là một dòng chảy mạnh mẽ trong dòng chảy chung của Phật giáo giáo Việt Nam Hiện nay, theo báo cáo số liệu thống kê công tác tôn giáo năm 2015 của Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Ninh, Phật giáo Bắc Ninh có 594 ngôi chùa, 360 chức sắc và có 282.803 ot tín đồ Phật tử, chiếm 25% dân số trong toàn tỉnh

1.2 Khái quát về nhân sinh quan và nhân sinh quan Phật Giáo

1.2.1 Một số quan niệm về nhân sinh quan

NSQ nói chung được hiểu là quan niệm sự sống con người như: lẽ sống của con người là gì, mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng Ở mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp đều có quan niệm khác nhau về NSQ Trên phương diện triết học, tôn giáo học, mỗi trường phái triết học và mỗi tôn giáo đều có những quan niệm của riêng mình về NSQ Đối với Phật giáo, ra đời trong bối cảnh xã hội có sự phân biệt giai cấp nặng nề, song về tư tưởng triết học, tôn giáo thì nở rộ nhiều trường phái triết học và tôn giáo Do đó, Phật giáo vừa tiếp thu vừa bác bỏ một số tư tưởng của các tôn giáo khác; đồng thời người sáng lập đạo Phật vừa là nhân vật lịch sử vừa là tấm gương đức hạnh đã kiến lập con đường giải thoái lý tưởng cho mọi tín đồ Song, quan niệm về

vũ trụ và nhân sinh của đạo Phật, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa phải qua các lần kết tập kinh điển mới được đầy đủ và ngày nay, chúng ta tìm hiểu NSQ Phật giáo cũng qua hệ thống kinh điển này

NSQ thường được hiểu là những quan niệm của con người đối với cuộc sống Mỗi người đều có một NSQ riêng và vì thế, trong cuộc sống mỗi người mỗi quan niệm, thậm chí là đối nghịch trong lối sống nếp nghĩ Theo nghĩa rộng, NSQ là cách nhìn nhận đời sống con người và xã hội theo quan điểm của từng thời kỳ lịch sử, của giai cấp Chẳng hạn như NSQ cách mạng là NSQ của giai cấp công nhân, hay NSQ cộng sản là quan niệm nhân sinh của những

Trang 31

người cộng sản đấu tranh để thực hiện lý tưởng cộng sản Theo nghĩa hẹp, NSQ chính là quan niệm của cá nhân về cuộc đời Trong cuộc sống đời thường, mỗi con người cũng có quan niệm riêng của mình về cuộc sống Nhưng các nhà tư tưởng đã khái quát những quan niệm ấy thành quan điểm, thành lý luận

và mang hơi thở của từng thời đại cụ thể, nhất là trong xã hội có giai cấp Vì thế, NSQ có tác dụng lớn đến hoạt động, lối sống của mọi người với mục tiêu tích cực hay tiêu cực Nếu phát huy được mặt tốt thì có thể cải tạo xã hội và ngược lại sẽ làm cho xã hội xấu đi, điều này đã được minh chứng trong lịch sử Nhiều giai đoạn lịch sử đã chứng kiến hoạt động của con người bị tha hóa nảy sinh từ NSQ lạc hậu, sa đà vào chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa vị lợi,… hoặc NSQ của nhiều tôn giáo mang tính lánh đời, ẩn dật như đạo Lão,… Nhìn chung, NSQ là một bộ phận của thế giới quan NSQ bao gồm hệ thống những câu hỏi về con người là gì, con người được sinh ra từ đâu, vị trí của con người trong thế giới, hay hạnh phúc là gì, chết đi về đâu,…

Trên phương diện triết học, PGS.TS Dương Văn Thịnh đã viết "con người và xã hội loài người là một bộ phận cấu thành nên thế giới, có quan hệ chặt chẽ với toàn bộ thế giới Tuy nhiên, không phải ai cũng đưa ra câu trả lời như nhau đối với vấn đề con người quan hệ với xã hội và giới tự nhiên như thế nào Bởi vì con người và hoạt động của con người là vô cùng phức tạp"[76, tr193]

Trên phương diện tôn giáo, GS.TS Đỗ Quang Hưng cho rằng: "nhân sinh quan có vị trí vô cùng to lớn trong thần học Kitô giáo và giáo lý Phật giáo

Có thể nói đây là hai trường hợp tiêu biểu trong số các tôn giáo lớn với triết lý

về con người Đại thể thì, với Kitô giáo, một tôn giáo độc thần, trong đó Đấng tối cao dưới hình thức Thiên Chúa Ba ngôi là Đấng tạo dựng, đã "nặn" ra con người theo hình ảnh của Thiên Chúa Còn với Phật giáo, con người là một hữu thế vô thủy vô chung, trong vòng luân hồi với những nghiệp (karma) nhất định,

Trang 32

dù là người hay chúng sinh, con người với Phật giáo dường như không có một khuôn mẫu nhất định"[76, tr 216]

Nho giáo quan niệm về nhân sinh, cho rằng "con người là của gia đình, của dòng họ, làng, nước Bản thân con người không có cái gì là của mình: thân thể là của cha mẹ cho, phận vị là của vua cho, số mệnh là của Trời cho Có được cái gì cũng là nhờ ơn vua, ơn Trời Giá trị của nó được tính theo chỗ nó là con ai, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ không theo chỗ bản thân nó

là gì Tất cả là thần dân của vua, đều được xếp vào bậc thang tước vị xã hội, rồi lại chia thành hạng cha chú hay con cháu Con người phải nhìn xuống, nhìn lên trong thang trật tự trên dưới đó, tự xác định vị trí của mình mà ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phải phép Đó là con người chức năng trong xã hội luân thường chứ không có nhân cách độc lập"[36, tr 394-395],

Phật giáo, với triết lý mà Đức Phật đã dạy rằng "cuộc đời con người là khổ" hay "nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển cả" Cho nên, trong giáo

lý Phật giáo thường xem thân người là ô uế, là giả tạm, vạn vật vô thường, Như thế, quan niệm nhân sinh của Phật giáo về thân phận con người dù ở giai cấp nào, tầng lớp nào cũng như nhau và tất cả luôn luôn trong khổ đau phiền não Nhưng quan trọng hơn, quan niệm nhân sinh của đạo Phật ở chỗ làm sao giúp con người thoát khỏi xiềng xích khổ đau và phiền não ấy, làm sao để hạnh phúc ngay trong hiện tại và an vui trong tương lai

Nhìn chung, ở bất cứ nền triết học nào, nhất là trong triết học tôn giáo thì NSQ vẫn chiếm một vị trí quan trọng Bởi tất cả các tôn giáo đều phải chú trọng đến cuộc sống con người trong đời sống thực hoặc cuộc sống trong tương lai Đối với Phật giáo, khi nói về đời sống con người, người ta thường nghĩ đến hai mặt đối lập là khổ đau và an vui Nếu con người cho rằng, cuộc đời là hạnh phúc thì được xem là theo chủ nghĩa lạc quan và ngược lạc, nếu người nào cho rằng, cuộc đời là khổ đau thì theo chủ nghĩa bi quan

Trang 33

1.2.2 Nội dung của nhân sinh quan Phật giáo

1.2.2.1 Quan niệm của Phật giáo về con người

Sự phát triển liên tục của Phật giáo trong lịch sử đến hiện tại với sự phân chia thành nhiều hệ phái khác nhau đã hình thành một hệ thống kinh điển vô cùng đồ sộ và rất khó bóc tách rành mạch Tuy nhiên, trên phương diện triết học có thể thấy hai tư tưởng chủ đạo của Phật giáo là VTQ và NSQ Vì thế, trước khi đề cập đến NSQ Phật giáo, việc đề cập khái quát nhất về VTQ Phật giáo sẽ làm sáng tỏ hơn quan niệm về con người của Phật giáo Bởi VTQ Phật giáo và NSQ Phật giáo có liên hệ mật thiết và không tách rời nhau

Về VTQ, đạo Phật chia toàn bộ thế giới thành ba cõi gọi là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới Chúng sinh trong ba cõi này vẫn trong vòng luân hồi sinh

tử, chỉ trừ những chúng sinh đã đạt quả vị Tứ thánh hay Bồ tát trở lên Chúng sinh là một thuật ngữ có độ mở rộng, không chỉ riêng con người mà ở đây như

theo kinh Kim Cương cho biết thì đó là tất cả các loài sinh từ trứng, sinh từ

thai, sinh ở chỗ ẩm ướt,…

Ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới được chia thành sáu cõi luân hồi bao gồm: Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ và Địa ngục Trong đó, ba cõi Trời, Atula và Người là ba cõi trên, còn lại cõi Súc Sinh, Ngạ Quỷ và Địa ngục

là ba cõi dưới Đạo Phật giáo còn chia Dục giới còn có sáu cõi, Sắc giới gồm bốn tầng là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền, Vô sắc giới cũng gồm bốn tầng gồm sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền Cõi dành cho Tứ thánh chia thành 18 tầng khác nhau và cõi dành cho Bồ tát thì nhiều hơn, bao gồm 55 tầng

và còn vô số các cõi do vô số chư Phật đứng đầu như cõi Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà, cõi Đông Phương của Phật Dược Sư, cõi Ta bà của Phật Thích Ca,

Thực chất, đạo Phật xem mỗi thế giới đều tương ứng với tâm thức của từng chúng sinh Bởi chúng sinh tùy theo Nghiệp của mình mà sinh trong các thế giới theo các cách khác nhau, như sinh từ trứng (Noãn sinh), sinh từ bào

Trang 34

thai (thai sinh), sinh từ ẩm ướt (thấp sinh) và do biến hóa mà sinh (hóa sinh) Cho nên, nếu chúng sinh chưa đoạn được tham ái thì sinh trong Dục giới; còn chúng sinh nào do tu tập thiền định rốt ráo thì sinh trong Sắc giới Ở Sắc giới, chúng sinh do hóa sinh nên vẫn còn hình dạng thân người được cấu tạo bằng bốn "chủng tử" là Đất – Nước – Gió – Lửa; cõi Vô sắc giới chỉ dành cho chúng sinh có trí tuệ sáng suốt và đắc quả vị A La Hán và Bồ tát Trong Phật giáo Mật tông còn xem trọng một cõi Trung giới (cõi Âm) Phật giáo Mật tông quan niệm, cõi Âm là nơi chuyển tiếp tâm thức sau khi lâm chung và trước khi tái sinh về các cõi tùy theo công phu tu tập của chúng sinh Có thể về cõi Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới

Bên cạnh đó, đạo Phật còn có sự phân loại vũ trụ thành ba loại là Tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới và Đại thiên thế giới Nghĩa là, vũ trụ bao gồm vô số các Đại thiên thế giới hợp thành [46, tr 322-324] Song, không gian của "mười phương chư Phật" là quá khứ, là hiện tại và tương lai, đồng nghĩa

với "vô thủy, vô chung" của thời gian Kinh Lăng Nghiêm cho rằng, toàn bộ vũ

trụ chỉ là "bọt nước trong biển lớn" và suy cho cùng vẫn là "nên biết, hư không sinh ra ở trong tâm ông cũng như chút mây điểm trên vùng trời, huống là các

thế giới ở trong hư không "[67, tr 752] Hay kinh Viên Giác chỉ ra:

Tất cả pháp hữu vi Như mộng, huyễn, bọt, bóng Như sương cũng như điện Nên khởi quán như thế"[68, tr 89]

Như thế, Phật giáo quan niệm, thế giới bao gồm nhiều cõi khác nhau Trong mỗi cõi đều có nguyên tắc để tương ứng với tâm thức của mỗi chúng sinh mà chiêu cảm Nghĩa là chúng sinh được sinh trong cõi nào đều là kết quả của hành động của mỗi chúng sinh đó Đồng thời, Phật giáo cho rằng, thế giới không do ai sáng tạo và không có cái gì vĩnh hằng Mọi chúng sinh đều phải tuân theo chu trình "Thành – Trụ - Hoại – Không" theo luật Nhân quả Vận

Trang 35

hành chu trình này là Duyên Duyên được hiểu vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả để tiếp tục chu trình mới Vì thế, không có nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cuối cùng, do đó không có ai tạo ra thế giới và cũng không có cái

gì là vĩnh hằng và đạo Phật cũng đã bác bỏ sự tồn tại của Đấng sáng tạo của Bà

la môn và Ngã (atman) trong Upanisad

Từ quan niệm về thế giới như thế, đạo Phật đã đưa ra quan niệm nhân sinh hết sắc sâu sắc Đó là việc xem mọi sự vật hiện tượng đang hiện hữu là tất cả không có thực bởi tất cả đều do Vô minh đem lại Thế giới hữu tình được hình thành do hội tụ của các nguyên tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh) Sắc bao gồm bốn yếu tố là Đất – Nước – Lửa – Gió; và danh bao gồm: Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng), Hành (tư duy) và Thức (ý thức) Như thế Sắc và Danh hợp thành 5 yếu tố gọi là Ngũ uẩn Ngũ uẩn là sự hội tụ trong một thời gian nhất định rồi lại chuyển sang trạng thái khác Vì thế không có cái Tôi, tức là Vô ngã, vì sự vật biến đổi không ngừng nên mọi sự vật hiện tượng cũng Vô thường

Phật giáo quan niệm, trong tất cả chúng sinh, vị trí của con người là cao nhất trong các loài hữu tình, kinh Hoa Nghiêm đã chỉ ra luận điểm này và khẳng định "con người là hơn cả" Tuy nhiên, mỗi cá nhân vẫn phải trải qua chu trình Sinh – Lão – Bệnh – Tử vẫn phải theo luật Nhân quả, Vô thường Nghĩa là không có mở đầu không có kết thúc, luôn trong vòng luân hồi sinh tử nếu không tu tập để giác ngộ, giải thoát

Không chỉ xem trọng vị trí con người cao hơn các loài chúng sinh mà đạo Phật còn mô tả con người với vóc dáng uy nghiêm ngay thẳng trong sự đi đứng, và chỉ có con người mới có tinh thần sáng suốt, không bị mù quáng trước các hiện tượng huyền ảo Nhưng, Phật giáo vẫn quan niệm mỗi cá nhân là hiện thân của ý thức và chính mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về chính bản thân mình trong hiện tại và tương lai Song mỗi cá nhân không thể sống đơn độc mà phải sống chung với nhau trong cộng đồng, xã hội nhất định Đồng thời đề cao

Trang 36

vai trò của mỗi cá nhân cần thiết hay nên phải "đem thân phụng sự chúng sinh" Phụng sự chúng sinh bằng hành động thực tế của mỗi cá nhân, đó là nỗ lực bố thí, giữ giới, thực hành các thiện nghiệp trên cơ sở trí tuệ, đồng thời ứng

xử với nhau trên nền tảng Lục hòa bao gồm:

1 Thân hòa đồng trụ (thân hòa cùng ở chung nhau): Trên phương diện sinh hoạt hằng ngày trong một tổ chức, chúng ta cùng sống chung trong một tập thể, thường nên chiếu cố giúp đỡ lẫn nhau;

2 Khẩu hòa vô tránh (lời nói hòa hợp không tranh cãi): Đứng trên phương diện giao tiếp chỉ bảo qua ngôn ngữ lời nói lẫn nhau, luôn luôn thể hiện tinh thần khuyến khích khuyên bảo cùng nhau làm thiện, dứt trừ làm ác;

3 Ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui): Đứng trên phương diện tư tưởng, lúc nào cũng tôn trọng và ái kính ý kiến người khác, nếu tư tưởng ý kiến đó là đúng, còn nếu không thì hãy cùng nhau bàn bạc cho ra lẽ và vui vẻ chấp nhận;

4 Giới hòa đồng tu (giới hòa cùng tu tập): Là chúng ta cùng sống chung trong một tập thể, lúc nào chúng ta cũng nên tuân thủ cùng nhau tu tập theo giới luật chung đã được đặt ra;

5 Kiến hòa đồng giải (thấy biết giải bày cho nhau hiểu): Là kiến giải có được về chân lý, hay lý đạo đã thông xin chia sẻ cùng mọi người, cùng nhau tu tập [thuvienhoasen, truy cập ngày 29/8/2019]

6 Lợi hòa đồng quân (lợi hòa cùng chia): Cùng sống chung với nhau dưới một môi trường, ta phải chia đều cho nhau về vật chất, của cải, không được lạm dụng quyền hạn của mình để làm của riêng

Đây chính là cách để mỗi cá nhân ứng xử với chính mình, tránh sa vào suy đồi đạo đức, làm hư hoại thân tâm Bởi Phật giáo cho rằng, được làm thân người rất khó, ví như câu nói khi "sắt nở hoa kết quả" Có thể nói, đó quan niệm về nhân sinh đầy tính nhân văn mà Phật giáo đem lại cho mỗi cá nhân con người, đồng thời quan niệm "lợi lạc quần sinh" đã thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và có thể nói, đạo Phật là đạo vì con người

Trang 37

Khi đề cập đến NSQ Phật giáo, ban đầu chính là quan niệm bác bỏ quan quan niệm về Đấng sáng tạo của Bà la môn và Ngã trong Upanisad Sự bác bỏ này đã đem lại nhiều tư tưởng mới trong Phật giáo sau này Song đây không phải là bác bỏ hoàn toàn mà còn có sự kế thừa Phật giáo đã kế thừa tư tưởng Luân hồi (Samara) và Nghiệp (Karma) trong Upanisad Qua đó, có thể thấy rõ, Phật giáo quan niệm, luật Nhân quả chi phối quá trình của sự vật hiện tượng vũ trụ, đồng thời cũng chi phối nhân sinh Sự vật mất đi ở chỗ này thì sinh ở chỗ khác trong vòng luân hồi vô tận và tùy theo Nghiệp của nó mà sinh nhanh hay chậm, Nghiệp tuân theo luật Nhân quả Do đó, Phật giáo quan niệm cuộc đời con người là Khổ và làm sao thoát Khổ, thoát khỏi vòng luân hồi là quan điểm

cơ bản nhất về con người trong đạo Phật

Con đường thoát khổ được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ ra cho con người nhận biết, tu tập bao gồm:

1 Khổ đế bao gồm tám loại khổ (Bát khổ): Sinh, lão, bệnh, tử, yêu thương nhau nhưng phải xa nhau (thụ biệt ly khổ), ghét nhau phải ở với nhau (oán tăng hội khổ), muốn mà không được (sở cầu bất đắc) và khổ vì sự tồn tại của thân xác (thủ ngũ uẩn)

2 Nhân đế hay Tập đế chỉ ra nguyên nhân khổ Đó là 12 nguyên nhân, còn gọi là Thập nhị nhân duyên Đó là: Vô minh, không sáng suốt Vì không sáng suốt nên không nhận ra mọi sự vật hiện tượng là giả và không có thật Mọi sự vật hiện tượng đều do Duyên mà hội tụ, hòa hợp Cho nên, mọi sự vật hiện tượng mà ta thấy như to nhỏ, ngắn dài,… là do sự phân biệt của ý thức chủ quan gán cho nó nên có sự phân biệt; Duyên hành là hoạt động của ý thức, nghĩa là sự dao động của Tâm Tâm dao động khởi phát manh nha của Nghiệp; Duyên thức: Vì do Tâm dao động nên từ chỗ trong sáng trở nên ô nhiễm Duyên thức này tùy theo Nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác mà hình thành; Duyên danh sắc chỉ sự hội tụ của vật chất và tinh thần Với các loài hữu tình thì sự hội tụ này phát sinh ra Lục căn (nhãn – mắt; nhĩ – tai; tỵ - mũi; thiệt

Trang 38

– lưỡi; thân – thân thể; ý – ý thức); Duyên lục nhập: Chỉ quá trình tiếp xúc giữa Lục căn với Lục trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp); Duyên xúc: chỉ ra chu trình tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn – lục trần – Thức; Duyên thụ: Chỉ cảm giác do tiếp xúc mà nảy sinh yêu, ghét, buồn, vui,…; Duyên ái: Chỉ sự nảy sinh dục vọng; Duyên thủ: Chỉ sự đàm mê, chiếm đoạt; Duyên hữu: Muốn chiếm đoạt thì có chủ thế, cái muốn chiếm thì phải tồn tại, nghĩa là hành động tạo nghiệp; Duyên sinh: Nghiệp đã tạo ra thì xuất hiện nghiệp nhân, nghiệp nhân xuất hiện ắt sẽ xuất hiện nghiệp quả; Duyên lão – tử: Đã có sinh ắt sẽ có tử Chết là kết quả cuối cùng của một quá trình nhưng đồng thời khởi động một chu trình luân hồi mới,…

3 Diệt đế: Đức Phật khẳng định, cái khổ có thể diệt được và thoát khỏi luân hồi

4 Đạo đế: Con đường giải thoát khỏi luân hồi sinh tử Đức Phật chỉ ra có

8 con đường chính gọi là Bát chính đạo bao gồm: Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn; Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn; Chính ngữ: giữ lời nói đúng đắn; Chính nghiệp: Không trộm cắp, tà dâm,…; Chính mệnh: Tiết chế dục vọng, giữ các điều răn; Chính tinh tiến: Hăng say truyền bá chân lý; Chính niệm: Phải hằng ngày thờ Phật, niệm Phật; Chính định: Tập trung suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường,…

Trong bốn chân lý, Khổ đế được xem là căn nguyên đầu tiên để con người thấy rằng cuộc sống của mình là Vô thường Song, để hiểu thấu thế là nào Khổ thì hoàn toàn không hề đơn giản Bởi trong quan niệm về nhân sinh trong đạo Phật thì Khổ - Duhkha mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đòi hỏi phải có nhận thức đúng về Khổ mới đề ra được phương pháp thoát khổ đúng

Khổ - Duhkha là một thuật ngữ Phạn bao gồm hai nghĩa Kha là cái lỗ trong ở bánh xe để đưa trục xe vào đó Duh chỉ sự bất ổn, rối loạn, bất an Song

khổ đau không chỉ là khổ đau thuộc thân xác hay tinh thần, mà khổ đau còn bao hàm cả những thể dạng bất toại nguyện và những cảm tính bất an mà tất cả

Trang 39

chúng ta đều cảm thấy trong cuộc sống của mình Nói một cách vắn tắt hơn thì đấy là sự bất toại nguyện của sự hiện hữu [49, tr.209] HT Thích Thiện Siêu

giải thích về khổ đau như sau: duhkha ngoài nghĩa là bất toại nguyện thì phải

được hiểu đầy đủ với 4 nghĩa: Khổ, Vô thường, Không và Vô ngã – đây là bốn pháp ấn quan trọng của Phật giáo[64, tr 43]

Do đó, Khổ - Duhkha, nhưng “ta có thể tạm dịch là Khổ Không ai hiểu rõ nội dung này đầy đủ của “khổ” trừ bậc đại thánh, còn trên tầm tri kiến thấp hơn

ta chỉ có thể hiểu nó một cách phiến diện”[77, tr 46] Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng, việc nhận diện Duhkha sẽ dễ dàng hơn việc tìm hiểu nội dung đầy tính triết học phức tạp của nó

Một cách đơn giản là cái gì khiến cho con người cảm thấy khổ, khó chịu,

lo lắng, bất an thì chính là Duhkha Và cái gì là Duhkha thì cần phải chấm dứt, loại trừ Quan niệm của đạo Phật cho rằng thế gian này không có gì ngoài sự khổ đau, cả hạnh phúc trần thế cuối cùng cũng kết thúc bằng khổ đau Khổ đau tiếp nối khổ đau, trong hạnh phúc cũng đã hiện diện những mầm mống của khổ đau, nhưng không vì thế mà chán nản mà phải nhận diện nó “Đức Phật dạy rằng, chúng ta nên nhận thức đau khổ là đau khổ, chấp nhận nó như thực kiến

và chống lại nó”[63, tr 40]

Duhkha - Khổ vẫn luôn là một khái niệm quan trọng trong đạo Phật, nó

được định nghĩa như sau: Khổ là “cơ sở của Tứ diệu đế Khổ là một trong ba tính của sự vật Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ; Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức xuất phát từ ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại Như thế, tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ bị hoại diệt Khổ xuất phát từ Ái và con đường thoát khổ là bát chính đạo Chân lý thứ nhất của tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau: sinh là khổ; già là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến ngũ uẩn là khổ”[3, tr 291] Vì vậy mà Khổ đau trong đạo

Trang 40

Phật được các nhà nghiên cứu nhận diện trên hai phương diện chính là nguyên

- Hoại khổ nghĩa là khổ vì sự thay đổi Ở mức độ này, ngay cả những

kinh nghiệm tưởng có vẻ khoái lạc thì cũng là khổ Bởi con người cảm thấy các kinh nghiệm đó là vui sướng là bởi họ đã so sánh chúng với những kinh nghiệm đau đớn Sự vui sướng đó chỉ là tương đối Trong khi đó, sự vật luôn thay đổi, vì vậy sau một thời gian thì những kinh nghiệm tưởng chừng là vui sướng đó chỉ còn là sự nhàm chán, không thỏa mãn [45, tr 112-113] sự vui

sướng rồi cũng mất đi;

- Hành khổ nghĩa là khổ vì duyên sinh, tức trạng thái khổ ở kiếp này

không chỉ là nền tảng cho cái khổ trong kiếp này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau Cái khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác một khi con người vẫn nằm trong vòng vô minh[44, tr.112-113] Sự nhận biết về

khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất

Về hình thức có tám loại khổ (Bát khổ) mà con người ai cũng phải chịu:

- Sinh khổ: Phật giáo quan niệm, con người khổ trong sự sinh sống Ngay cả khi còn là một thai nhi thì con người đã khổ vì phải nằm trong bụng

mẹ chật hẹp, người mẹ phải mang nặng đẻ đau cũng là khổ, con người phải mưu sinh để sống cũng là khổ

- Lão khổ: Khi con người đến tuổi già thì thân thể không còn như trước, mắt mờ, tai điếc, khi huyết suy nhược, chân tay chậm chạp, nói trước quên sau không như ý muốn đó là khổ

- Bệnh khổ đó là khi con người phải chịu đau đớn cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh Từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, không ai là không từng trải qua một đôi lần mắc bệnh và thấu hiểu nỗi khổ khi bị mắc bệnh Từ bệnh

Ngày đăng: 11/05/2021, 19:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2006
2. PGS.TS Lê Hữu Ái (2009), “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: PGS.TS Lê Hữu Ái
Năm: 2009
3. Ban biên dịch Đạo Uyển, Từ điển Phật học, Công ty sách Thời Đại & Nxb Thời Đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Phật học
Nhà XB: Nxb Thời Đại
4. Ban tôn giáo Chính Phủ (1995), Một số tôn giáo ở Việt Nam, tài liệu tham khảo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Ban tôn giáo Chính Phủ
Năm: 1995
6. Nguyễn Thị Bảy (1997), Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà nội và châu thổ Bắc bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà nội và châu thổ Bắc bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Bảy
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1997
7. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt. Nxb. Văn học. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb. Văn học. Hà Nội
Năm: 1996
8. Thích Minh Cảnh chủ biên, 2004, Từ điển Phật học Huệ Quang, Nxb, Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Phật học Huệ Quang
9. Đoàn Trung Còn (2007), Lịch sử nhà Phật, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 10. Đoàn Trung Còn (1963), Phật học từ điển 2, Phật học tùng thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nhà Phật", Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 10. Đoàn Trung Còn (1963), "Phật học từ điển 2
Tác giả: Đoàn Trung Còn (2007), Lịch sử nhà Phật, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 10. Đoàn Trung Còn
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 1963
13. Minh Chi (2005), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam
Tác giả: Minh Chi
Nhà XB: Nxb. Tôn giáo
Năm: 2005
14. Doãn Chính (chủ biên, 2003), Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
16. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1960
17. Thiều Chửu (2002), Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX
Tác giả: Thiều Chửu
Nhà XB: Nxb Tôn giáo
Năm: 2002
18. Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
19. Nguyễn Đăng Quy (2005), Văn hóa tâm linh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Quy
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 2005
20. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo với văn hoá Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb.Hà Nội
Năm: 1999
21. Đại Nam nhất thống chí, tập 4. Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
23. TS Lê Văn Đính (2007), “Bàn thêm về ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, "Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: TS Lê Văn Đính
Năm: 2007
25. GHPGVN tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2019 – phương hướng, trọng tâm 06 tháng cuối năm 2019, Bắc Ninh, ngày 5/8/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2019 – phương hướng, trọng tâm 06 tháng cuối năm 2019
26. Trần Văn Giàu (1993), Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w