1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và biên tập bản đồ giáo khoa phục vụ công tác giảng dạy tại khoa địa lý trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

84 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

Tìm hiểu nhu cầu về bản đồ dùng trong giảng dạy tại khoa Địa Lý Khảo sát nhu cầu bằng phương pháp điều tra theo bảng hỏi Tìm hiểu chương trình đào tạo của khoa Địa Lý, từ đó đưa ra danh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2011

THIẾT KẾ VÀ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ GIÁO KHOA PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TẠI KHOA ĐỊA LÝ – TRƯỜNG ĐẠI

HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chủ nhiệm đề tài: ThS Văn Ngọc Trúc Phương

Các thành viên tham gia:

Trang 2

Table of Contents

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1

I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

I.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3

I.4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 4

I.5 CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO 5

CHƯƠNG II BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 7

II.1 ĐỊNH NGHĨA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 7

II.2 CÁC TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 8

II.3 PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 11

II.4 LOẠI HÌNH BẢN ĐỒ GIÁO KHOA VÀ CÔNG TÁC XUẤT BẢN 14

II.5 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 20

CHƯƠNG III THÀNH LẬP BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 26

III.1 Nguyên tắc chung 26

III.2 Các nội dung cơ bản thành lập bản đồ giáo khoa bằng phương pháp trong phòng 27

CHƯƠNG IV BẢN ĐỒ TƯƠNG TÁC 36

IV.1 BẢN ĐỒ TĨNH 36

IV.2 BẢN ĐỒ TƯƠNG TÁC 36

IV.3 CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TƯƠNG TÁC VỚI MAPVIEWSVG 41

CHƯƠNG V ĐẶC THÙ GIẢNG DẠY VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CỦA KHOA ĐỊA LÝ 44

V.1 Chương trình đào tạo của khoa Địa Lý 44

V.2 Tổ chức lớp học của khoa Địa Lý 51

CHƯƠNG VI THÀNH LẬP BẢN ĐỒ GIÁO KHOA PHỤC VỤ GIẢNG DẠY KHOA ĐỊA LÝ 54

VI.1 Thiết kế các bản đồ 54

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ ĐỀ TÀI 67

VII.1 Các bản đồ tương tác dạng html 70

VII.2 Các bản đồ dạng dpf 76

VII.3 Các bản đồ dạng bitmap 77

CHƯƠNG VIII KẾT LUẬN 78

VIII.1 Những nội dung đã làm được 78

VIII.2 Hướng nghiên cứu 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 3

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Địa lý và và lịch sử là 2 trong số các ngành có nhu cầu hàng đầu về sử dụng bản đồ giáo khoa, bất kể đó là giáo dục phổ thông hay giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học Xưa nay, bản đồ được xem là ngôn ngữ thứ 2 của nhà địa lý Nội dung địa lý, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phân bố không gian trong lãnh thổ, nếu chỉ bằng ngôn ngữ lời nói và chữ viết sẽ rất khó diễn tả một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể Vì vậy, bản

đồ giáo khoa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự lãnh hội kiến thức địa lý của người học Bản đồ được xem là một phương pháp chung để nhận thức một không gian cụ thể của thực tế địa lý đang nghiên cứu

Ở các nước, bản đồ giáo khoa tương đối hoàn thiện cho các trình độ học Kể từ sau năm 1985, Liên Xô (cũ) xuất bản đến 70 – 80 triệu ấn phẩm bản đồ giáo khoa mỗi năm

Ở Bungari, các loại bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ câm…được xuất bản riêng cho từng khối lớp học Trung Quốc cũng có hàng trăm danh mục atlas, bản đồ giáo khoa treo tường và bản đồ câm, trong đó có đến một nửa trong số đó là dành cho bậc đại học và cao đẳng Các nước Anh, Mỹ, Canada cũng có nhiều ấn phẩm bản đồ giáo khoa có giá trị (Lâm Quang Dốc, 2009a)

Trong nước, mảng bản đồ phục vụ giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng đã bị

bỏ quên khá lâu Công tác sản xuất bản đồ giáo khoa ở Việt Nam tập trung vào bản đồ giáo khoa phục vụ cho chương trình địa lý (và lịch sử) ở cấp phổ thông Hàng loạt các sản phẩm của Công ty cổ phần bản đồ và tranh ảnh giáo dục (CTy CPBĐTAGD) bao gồm các bản đồ treo tường, các atlas và bản đồ câm chủ yếu nhằm phục vụ việc dạy và học của từng cấp/ lớp học sao cho phù hợp với nội dung của sách giáo khoa và tâm sinh

lý của từng lứa tuổi học sinh (website của CTy CPBĐTAGD, 2011) Các bản đồ phục vụ giảng dạy ở bậc đại học hiện có ở Việt Nam chỉ gồm các bản đồ địa lý chung Mảng bản

đồ chuyên đề giáo khoa bậc đại học vẫn đang rất thiếu Trong khi đó, công tác xuất bản bản đồ chuyên đề giáo khoa ở bậc đại học đang bỏ ngỏ (Lâm Quang Dốc, 2009a) Thế

Trang 4

nhưng, việc đưa các ẩn phẩm bản đồ giáo khoa bậc phổ thông vào phục vụ cho bậc đại học sẽ không phù hợp về mặt đối tượng học, nội dung học tập và điều kiện tổ chức lớp học Đối tượng học lúc này mặt dù vẫn đóng vai trò là học viên (như bậc phổ thông, nhưng cũng tập tễnh bước vào nghiên cứu - họ đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa một học viên và một nhà nghiên cứu thật sự Về mặt nội dung học tập, mức độ yêu cầu về nội dung ở bậc đại học chuyên sâu hơn Đồng thời, giáo dục địa lý ở bậc đại học có những đặc thù riêng của từng trường chứ không thống nhất về nội dung như giáo dục địa lý ở bậc phổ thông Mỗi khoa Địa Lý ở mỗi trường khác nhau có mục tiêu, nội dung và chương trình giảng dạy rất khác nhau, chẳng hạn giữa khoa địa lý của trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHKHXH&NV – Tp HCM) với khoa địa lý của trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội và các khoa địa lý của các trường sư phạm trong cả nước Vì vậy, công tác thành lập bản đồ giáo khoa phục vụ bậc học này rất khó có thể do một các nhân hoặc một tổ chức đảm nhiệm

Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công tác sản xuất bản đồ đã

có nhiều thay đổi, bản đồ không chỉ là các bản đồ giấy truyền thống mà còn có các bản

đồ tương tác, được sử dụng trên máy tính với các chức năng khác nhau, làm tăng tính sinh động cho bài học Thêm vào đó, việc đổi mới phương pháp và công cụ giảng dạy, áp dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy đại học là một trong những yếu tố thúc đẩy việc

sử dụng bản đồ giấy trở nên lạc hậu

Tình hình này cũng thể hiện rõ tại khoa Địa Lý – Trường ĐHKHXH&NV - Tp HCM Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đối với các cán bộ giảng dạy cơ hữu của khoa (Hình 1), đa số các giáo viên đều có nhu cầu sử dụng bản đồ nhằm minh họa cho bài giảng của mình Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu này, mỗi giáo viên phải tự “sưu tầm” bản

đồ cho họ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là từ internet, các bản đồ giáo khoa phổ thông và các bản đồ phục vụ quảng bá (bản đồ du lịch, bản đồ chỉ đường…) Điều này gây ra một số khó khăn cho nhất định trong quá trình dạy học: mục đích và nội dung của bản đồ tìm được không phù hợp với yêu cầu bài giảng; tư liệu, số liệu trên bản

đồ lỗi thời so với nội dung bài giảng Trong khi đó, những bản đồ hiện có tại kho tư liệu

Trang 5

của khoa (bao gồm bản đồ và altas) lại được lưu trữ ở dạng giấy tại cơ sở Đinh Tiên Hoàng, nằm trong trong tình trạng hoặc nội dung quá cũ, thiếu cập nhật hoặc quá cồng kềnh để giảng viên có thể mang đến lớp học – hầu hết được tổ chức ở cơ sở Thủ Đức Thăm dò cũng cho thấy, một số nội dung có nhu cầu sử dụng bản đồ, nhưng giáo viên chưa tìm được bản đồ phù hợp

Hình 1 Các nguồn bản đồ các giảng viên đang sử dụng trong giảng dạy

Từ những phân tích trên, nhằm phục vụ tốt hơn cho nội dung giảng dạy của khoa Địa Lý, chúng tôi – những người làm công tác bản đồ của khoa Địa Lý mong muốn xây dựng các bản đồ phục vụ giảng dạy cho khoa của mình

I.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung của đề tài là thành lập (thiết kế và biên tập) các bản đồ chuyên đề phục vụ nhu cầu của cán bộ giảng dạy tại khoa Địa Lý, nhằm trực quan hóa bài giảng của giáo viên, tăng tính sinh động, thuyết phục của bài giảng và giúp sinh viên nhận thức thực

tế địa lý dễ dàng hơn, sâu sắc hơn Trong đó, đề tài nhằm tạo ra các bản đồ tương tác để giảng viên có thể sử dụng trên một máy tính bất kỳ trên hệ điều hành Windows mà không cần phải cài đặt phần mềm chuyên dụng về bản đồ và GIS

I.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Bản đồ giáo khoa bao gồm nhiều thể loại như bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, atlas, bản đồ câm, mô hình địa lý giáo khoa và các sản phẩm bản đồ khác

Trang 6

Trong phạm vi của đề tài, các sản phẩm bản đồ được tạo ra là những bản đồ tương tác, tồn tại ở dạng bản đồ đơn

Các môn học của khoa Địa Lý (gồm ngành Địa Lý Học và ngành Du Lịch) được chia thành 2 khối kiến thức: khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành Với 2 ngành học, khoa Địa Lý có tất cả 8 chuyên ngành (gồm 5 chuyên ngành về Địa Lý Học và 3 chuyên ngành về Du Lịch) Trong giới hạn về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung xây dựng các bản đồ nhằm phục vụ các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của khoa Địa Lý, không phục vụ các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành của khoa Lựa chọn này có 2 nguyên nhân: Thứ nhất, khối kiến thức cơ sở ngành là khối kiến thức mang tính địa lý, đề cập đến những vấn đề không gian lãnh thổ; thứ nhì, khối kiến thức này phục vụ cho toàn bộ sinh viên của khoa Nếu tập trung xây dựng các bản

đồ phục vụ khối kiến thức chuyên ngành cho cả 8 chuyên ngành thì sẽ vượt quá khả năng của đề tài về mặt thời gian và kinh phí Nhưng nếu chọn ra 1 trong 7 chuyên ngành của khoa, thì sản phẩm làm ra chỉ phục vụ cho một bộ phận thiểu số sinh viên

I.4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Để thực hiện mục tiêu đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện từng bước với những phương pháp khác nhau Cụ thể là:

Tìm hiểu lý thuyết về bản đồ giáo

khoa (đặc điểm, yêu cầu, phương pháp thể

hiện nội dung bản đồ và phương pháp xây

dựng bản đồ giáo khoa)

Phương pháp thu thập và tổng hợp tư tài liệu liên quan

Tìm hiểu lý thuyết về bản đồ tương

tác và công nghệ xây dựng bản đồ tương

tác

Trang 7

Tìm hiểu nhu cầu về bản đồ dùng

trong giảng dạy tại khoa Địa Lý

Khảo sát nhu cầu bằng phương pháp điều tra theo bảng hỏi

Tìm hiểu chương trình đào tạo của

khoa Địa Lý, từ đó đưa ra danh sách môn

học có nhu cầu sử dụng bản đồ

Thu thập và tổng hợp tài liệu (về nội dung chương trình đào tạo của khoa Địa Lý

Phân tích đặc điểm nội dung giảng

dạy của giảng viên ở từng môn học có quan

tâm để xác định đặc điểm, yêu cầu chung

Thiết kế và xây dựng bản đồ + Thu thập dữ liệu để xây dựng bản

đồ (dữ liệu thứ cấp) + Vận dụng các phương pháp trực quan hóa dữ liệu địa lý để lựa chọn giải pháp thể hiện nội dung bản đồ

Tổng hợp, viết báo cáo

I.5 CẤU TRÚC BÀI BÁO CÁO

Báo cáo gồm 8 chương Trong đó:

- Chương 2 tìm hiểu vấn đề lý thuyết về bản đồ giáo khoa, bao gồm định nghĩa bản đồ giáo khoa, các tính chất của bản đồ giáo khoa, phân loại bản đồ giáo

Trang 8

khoa, các loại hình bản đồ giáo khoa, và các phương pháp thể hiện nội dung bản

đồ giáo khoa

- Chương 3 giới thiệu về công tác thành lập bản đồ giáo khoa, bao gồm các nguyên tắc chung khi thành lập, và các nội dung của bản trong thành lập bản đồ giáo khoa

- Chương 4 bàn luận về bản đồ tương tác – bản đồ cho phép người sử dụng tương tác ở các mức độ khác nhau và công nghệ tạo bản đồ tương tác với công cụ MapViewSVG

- Chương 5 xoay quanh những đặc thù giảng dạy và sử dụng bản đồ của khoa Địa Lý – Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM Trong chương này, đề tài tập trung vào phân tích chương trình đào tạo của khoa (mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình đào tạo), cách thức tổ chức lớp học của khoa (điều kiện lớp học, thiết

bị và phương tiện phục vụ giảng dạy) Cũng trong chương này, đề tài phân tích kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng bản đồ trong giảng dạy của giảng viên và làm việc riêng với từng giảng viên Đây là những cơ sở cho việc xác định đặc điểm yêu cầu chung của các bản đồ cần thực hiện

- Chương 6 tập trung vào việc thiết kế và thành lập các bản đồ phục vụ giảng dạy khoa Địa Lý

- Chương 7 mô tả các bản đồ kết quả - sản phẩm của đề tài

- Chương 8 là phần kết luận và thảo luận của đề tài nghiên cứu

Trang 9

CHƯƠNG II BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

Bản đồ giáo khoa được xem như một nguồn tư liệu khoa học độc lập, một cuốn sách giáo khoa thứ hai

II.1 ĐỊNH NGHĨA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

Tác giả Lâm Quang Quốc đã đã trích dẫn định nghĩa bản đồ giáo khoa của U.C Bilich và A.C Vasmut như sau:

“Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia Những bản đồ đó cũng được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước nhất là địa lí và lịch sử” (Trang 25, Lâm Quang Quốc, 2009a)

Trên cơ sở phân tích định nghĩa của hai tác giả người Nga này, ông đã đưa ra định nghĩa của riêng mình như sau:

“Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ của bề mặt trái đất lên mặt phẳng dựa trên

cơ sở toán học Bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ họa) phản ảnh sự phân bố, trạng thái mối liên hệ tương hỗ của khách thể - tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học trên những nguyên tắc chặt chẽ của tổng quát hóa bản đồ; phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi học sinh, có xét đến cả yêu cầu giáo dục thẩm

mỹ và vệ sinh học đường” (Trang 26, Lâm Quang Quốc, 2009a)

Trên quan điểm của một nhà sư phạm, Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc (2004)

cho rằng bản đồ giáo khoa là “bản đồ dùng để dạy và học địa lý theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định của nhà trường” (trang 117)

Từ đó, có thể thấy, điểm quan trọng nhất khi thành lập bản đồ giáo khoa là tính phù hợp với đối tượng và chương trình đào tạo, đáp ứng mục tiêu – phương pháp đào tạo Vì

Trang 10

vậy, trong quá trình thành lập bản đồ phục vụ công tác giảng dạy tại Khoa Địa Lý – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các yếu tố này luôn là mối quan tâm hàng đầu

II.2 CÁC TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

Để đảm bảo là một bản đồ, trước hết bản đồ giáo khoa phải mang đặc tính của một bản đồ nói chung Đó là tính khoa học và tính trực quan Ngoài ra, vì phục vụ cho công tác dạy và học, nên bản đồ giáo khoa phải mang tính sư phạm

a Tính khoa học

Theo tác giả Lâm Quang Dốc (2009a), tính khoa học của bản đồ giáo khoa thể hiện

ở sự chính xác về cơ sở toán học bản đồ, tính tổng quát hóa trong bản đồ, sự lựa chọn phương pháp thể hiện phù hợp với nội dung thể hiện, và nội dung truyền đạt vừa đủ so với nội dung bài học (môn học) Ở đây, xin trình bày về cơ sở toán bản đồ và tổng quát hóa bản đồ

- Cơ sở toán bản đồ:

Cơ sở toán bản đồ nhằm đảm bảo việc biểu diễn hình ảnh của Trái đất lên mặt phẳng bản đồ được chính xác Việc biểu diễn này diễn ra theo trình tự: chiếu bề mặt trái đất lên mặt ellipsoid, thu nhỏ kích thước của ellipsoid đến mức cần thiết và triển khai bề mặt ellipsoid thành mặt phẳng Từ trình tự này, cơ sở toán bản đồ bao gồm tuần tự ba yếu

bố chính là cơ sở trắc địa, tỉ lệ bản đồ và phép chiếu hình bản đồ:

+ Cơ sở trắc địa quan tâm chủ yếu đến hệ thống tọa độ trắc địa của mỗi quốc gia (tức hệ quy chiếu) và mạng lưới tọa độ gắn liền với các điểm khống chế đó (Lâm Quang Dốc, 2009b) Hệ quy chiếu bao gồm các thông số cơ bản như ellipsoid quy chiếu, điểm gốc tọa độ quốc gia, phép chiếu hình bản đồ và hệ độ cao Trong trắc địa, bề mặt gồ ghề phức tạp của trái đất được coi là bề mặt Geoid, khá phức tạp về mặt hình học, vì vậy người ta chọn mặt khối ellipsoid tròn xoay (mặt toán học gần với mặt Geoid nhất) để biểu thị bề mặt trái đất Các ellipsoid được dùng trên thế giới hiện nay là Delambr, Valbek, Béxel, Klark 1866, Klark 1880, Hayford, Veverest, Krasovski, và WGS84 (Vũ Bích Vân,

Trang 11

2007) Từ sau năm 1975, cả nước sử dụng hệ quy chiếu Hà Nội 72 với các tham số cơ bản gồm Ellipsoid quy chiếu là Krasovski, điểm gốc đặt tại Hà Nội được định vị theo giá trị quy ước tọa độ được truyền từ Trung Quốc sang, phép chiếu Gauss-Kruger, và hệ độ cao Hòn Dấu, Hải Phòng (Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên, 2010) Kể từ những năm 2000, Việt Nam đưa vào sử dụng hệ quy chiếu VN2000, trong đó sử dụng Ellipsoid WGS84, điểm gốc toạ độ quốc gia đặt tại Viện Nghiên Cứu Địa Chính (đường Hoàng Quốc Việt,

Hà Nội), phép chiếu UTM, và hệ độ cao Hòn Dấu, Hải Phòng (thủ tướng chính phủ, 2000)

+ Tỉ lệ bản đồ là tỉ số chiều dài một đoạn trên bản đồ với chiều dài tương ứng của đoạn đó trên mặt đất (trên ellipsoid quy chiếu) (Vũ Bích Vân, 2007, Ngô Đạt Tam, 1986) Ngoài việc biểu hiện mức độ thu nhỏ, tỉ lệ còn liên quan đến tổng quát hóa bản đồ, độ chính xác của đối tượng trên bản đồ Tỉ lệ bản đồ càng lớn, nội dung bản đồ càng chi tiết, mức độ tổng quát hóa càng nhỏ và ngược lại Do đó, nếu ta muốn nghiên cứu tỉ mỉ và đo đạc được chính xác thì dùng bản đồ tỉ lệ lớn Nếu ta muốn nghiên cứu quy luật phân bố của khu vực rộng lớn thì cần chọn bản đồ tỉ lệ nhỏ (Lâm Quang Dốc, 2002)

+ Phép chiếu đồ nhằm đảm bảo bề mặt cầu của Trái đất được trải lên mặt phẳng

giấy một cách hợp lý “Phép chiếu đồ là sự biểu diễn bề mặt ellipsoid hay bề mặt cầu của Trái đất lên mặt phẳng bằng các quy tắc toán học xác định” (Trang 5, Lâm Quang Dốc,

2009b) Một phép chiếu đồ được đặc trưng bởi vị trí tiếp xúc giữa mặt ellipsoid và mặt phẳng chiếu (đứng, ngang, nghiêng), bởi đặc điểm sai số (góc, diện tích, khoảng cách), và bởi phép chiếu hình (hình trụ, hình nón, phương vị) Ở Việt Nam, những năm trước đây, phép chiếu được sử dụng phổ biến là Gauss-Kruger và phép chiếu UTM (Universal transverse Mercator) Hai phép chiếu này đều là phép chiếu hình trụ ngang giữ gốc (Lâm Quang Dốc, 2009b, Ngô Đạt Tam, 1986)

- Tổng quát hóa bản đồ Khi nhắc đến tổng quát hóa bản đồ, tác giả Vũ Bích Vân (2007) cho rằng các nhà bản đồ học phương Đông và phương Tây đều có quan điểm giống nhau Trong đó, Ngô

Đạt Tam (1986) cho rằng: “Tổng quát hóa bản đồ là chọn lọc, tổng quát các đối tượng

Trang 12

thể hiện trên bản đồ sao cho phù hợp với nhiệm vụ [mục đích] và tỉ lệ bản đồ, phù hợp với những đặc điểm lãnh thổ thành lập bản đồ” (trang 123) Tổng quá hóa bản đồ là bắt

buộc vì bản đồ là mô hình thu nhỏ của bề mặt trái đất, để nhìn thấy rõ những đặc điểm

mà mình quan tâm, đòi hỏi ta phải có sự tổng quát hóa Nhìn chung, tổng quát hóa bắt đầu từ việc chọn lọc đối tượng, bỏ bớt những đối tượng, hiện tượng không cần thiết, chỉ giữ lại và làm nổi bật các khía cạnh đặc trưng của đối tượng Sự chọn lọc, bỏ bớt này có thể được dựa trên sự gộp nhóm đặc tính số lượng, chất lượng của đối tượng, hiện tượng; đơn giản hóa về mặt hình học của đối tượng, hiện tượng trên bản đồ, hoặc gom những đối tượng đứng riêng biệt cạnh nhau thành ký hiệu tập hợp (Ngô Đạt Tam, 1986, Vũ Bích Vân, 2007, Lâm Quang Dốc, 2009b)

b Tính trực quan

Lâm Quang Dốc (2009a) đã đưa ra những con số thực nghiệm của các nhà tâm lý về hiệu quả tri giác đối với tính trực quan của bản đồ Theo đó, tính trực quan của bản đồ sẽ quyết định tốc độ nhận biết đối tượng trên bản đồ Hay nói khác hơn, nó quyết định tốc

độ đọc bản đồ của học sinh – sinh viên Tính trực quan này được thể hiện qua hình thức của ký hiệu Tuy nhiên, theo tác giả Ngô Đạt Tam (1986) và Lâm Quang Dốc (2009a), không nên lạm dụng tính trực quan khi xây dựng bản đồ giáo khoa vì nếu ta cố gắng trực quan mọi nội dung sẽ dẫn đến hạn chế tư duy trừu tượng của học sinh

c Tính sư phạm

Tính sư phạm thể hiện ở chỗ bản đồ giáo khoa phải phù hợp với chương trình địa lý của từng cấp học, phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Nội của các các bản đồ phải gắn liền với nội dung địa lý cơ bản của bài học, đáp ứng mục đích bài học (Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004, Lâm Quang Dốc, 2009a) Tính sư phạm còn thể hiện ở chỗ bản đồ giáo khoa phải có tính thống nhất, kế thừa và phát triển của từng cấp học Chẳng hạn, sự thống nhất về phương pháp thể hiện và hệ thống ký hiệu (Lâm Quang Dốc, 2009a) Người thành lập bản đồ giáo khoa phải dùng các phương pháp

và ký hiệu mà ở cấp dưới học sinh – sinh viên đã được dùng Trên cơ sở đó, phát triển lên

Trang 13

dần dần và phức tạp thêm nội dung bản đồ Ngoài ra, theo Ngô Đạt Tam (1986) bản đồ giáo khoa còn phải phù hợp với quy mô lớp học và cách bố trí lớp học

II.3 PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

Phân loại bản đồ là sự phân chia các bản đồ thành nhóm theo những dấu hiệu (tiêu chí) nhất định (Ngô Đạt Tam, 1986) Phân loại bản đồ nói chung và phân loại bản đồ giáo khoa nói riêng phải đảm bảo nguyên tắc phân loại và có tiêu chí phân loại nhất định Việc phân loại bản đồ giáo khoa được thực hiện một cách khoa học sẽ giúp ích cho việc quản

lý, thành lập và sử dụng chúng

a Nguyên tắc phân loại:

Theo các tác giả Ngô Đạt Tam (1986), Hoàng Phương Nga và Nhữ Thị Xuân (2002), và Lâm Quang Dốc (2002), việc phân loại bản đồ cần đảm bảo 3 nguyên tắc phân loại: tính liên tục, tính nhất quán (thống nhất) và tính không được bỏ sót Tính liên tục nhằm đảm bảo rằng khi phân loại bản đồ phải phân chia dần từ khái niệm rộng ra khái niệm hẹp hơn Tính nhất quán thể hiện ở việc khi ta dùng tiêu chí nào làm cơ sở phân loại thì phải theo suốt tiêu chí đó Tính không bỏ sót thể hiện ở việc khi phân chia khái niệm chung thành khái niệm riêng cần đảm bảo rằng tổng số khái niệm riêng phải tương ứng với dung lượng của khái niệm chung Ví dụ, theo Luật Giáo Dục 2005 (Quốc hội khóa

XI, 2005), hệ thống giáo dục quốc dân chia theo cấp học và trình độ đào tạo gồm giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo), giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học, gồm trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) Nếu lấy tiêu chí tiêu chí cấp học và trình độ đào tạo để phân chia bản đồ giáo khoa, ta sẽ có:

- Bản đồ giáo khoa phục vụ giáo dục phổ thông (theo Lâm Quang Dốc (2009a) giáo dục mầm non không có sử dụng bản đồ): Trong nhóm này, bản đồ phân loại nhỏ ra theo nhóm bản đồ phục vụ tiểu học, trung học cơ sở, trung học

Trang 14

phổ thông Do tâm sinh lý và mức độ nhận thức – tiếp thu kiến thức của học sinh ở các nhóm này có sự khác biệt khá lớn

- Bản đồ giáo khoa phục vụ giáo dục nghề nghiệp

- Bản đồ giáo khoa phục vụ giáo dục đại học

b Tiêu chí phân loại:

Các tiêu chí phân loại bản đồ bao gồm tiêu chí về tỉ lệ, phạm vi thể hiện, mục đích

sử dụng, phương thức sử dụng, và nội dung thể hiện Sự phân loại bản đồ theo tỉ lệ thường có tính tương đối, tùy theo quy ước của mỗi quốc gia và mỗi tác giả Chẳng hạn theo Lâm Quang Dốc (2002), các bản đồ nói chung khi phân loại theo tỉ lệ sẽ gồm các loại bản đồ có tỉ lệ rất lớn (>1/25.000), tỉ lệ lớn (1/25.000 – 1/200.000), tỉ lệ trung bình (1/200.000 – 1/1.000.000), tỉ lệ nhỏ (1/1.000 – 1/2.000.000) và tỉ lệ rất nhỏ (<1/2.000.000) Trong khi theo các tác giả khác (Ngô Đạt Tam, 1986, Hoàng Phương Nga và Nhữ Thị Xuân, 2002), theo tỉ lệ, bản đồ được chia thành bản đồ tỉ lệ lớn (1/500 – 1/5.000), tỉ lệ vừa (1/10.000 – 1/200.000), tỉ lệ nhỏ (1/500.000 – 1/1.000.000 và nhỏ hơn) Đối với bản đồ giáo khoa, Lâm Quang Dốc (2009a) chia theo các tỉ lệ sau:

- Bản đồ giáo khoa tỉ lệ lớn: lớn hơn hoặc bằng 1/200.000 Nhóm này

có số lượng khá ít, chủ yếu được thành lập chủ yếu phục vụ giảng dạy địa lý địa phương của các tỉnh và thành phố

- Bản đồ giáo khoa tỉ lệ trung bình: nhỏ hơn 1/200.000 – 1/1.500.000

- Bản đồ giáo khoa tỉ lệ nhỏ: nhỏ hơn 1/1.500.000 Theo tiêu chí phạm vi thể hiện, bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa nói riêng có thể được phân loại thành bản đồ không gian ngoài trái đất, bản đồ thế giới, bán cầu, đại lục và đại dương, một phần đại lục và một phần đại dương, quốc gia, vùng quốc gia, tỉnh, huyện và xã (Ngô Đạt Tam, 1986, Hoàng Phương Nga và Nhữ Thị Xuân, 2002, Lâm Quang Dốc, 2009a, Lâm Quang Dốc, 2009b)

Theo mục đích sử dụng, các tác giả (Ngô Đạt Tam, 1986, Lâm Quang Dốc, 2002, Hoàng Phương Nga và Nhữ Thị Xuân, 2002) đều thống nhất chia bản đồ thành bản đồ

Trang 15

truyền bá, phục vụ quốc phòng Riêng đối với bản đồ giáo khoa, Lâm Quang Dốc (2009a) phân ra thành bản đồ giáo khoa dùng cho giáo viên, bản đồ giáo khoa dùng cho học sinh

và bản đồ tuyên truyền – cổ động Tuy nhiên, nhóm thực hiện đề tài chưa đồng ý với quan điểm này Xét cho cùng, giáo viên hay học sinh là đối tượng sử dụng bản đồ chứ không phải mục đích sử dụng của bản đồ Ngược lại, bản đồ tuyên truyền – cổ động là phân theo mục đích sử dụng Như vậy, sự phân chia này đã vi phạm nguyên tắc về tính thống nhất trong tiêu chí phân loại Theo nhóm nghiên cứu, bản đồ giáo khoa xét trong hệ thống giáo dục quốc dân sẽ phân thành 2 mục đích chính là nghiên cứu khoa học (đối với nhóm đối tượng giáo dục đại học) và phục vụ giáo dục – tuyên truyền (đối với các đối tượng học sinh – sinh viên khác)

Theo phương thức sử dụng, bản đồ cũng như bản đồ giáo khoa có phân thành bản đồ treo tường (ký hiệu trên bản đồ lớn) và bản đồ để bàn (ký hiệu trên bản đồ nhỏ) (Đạt Tam, 1986, Hoàng Phương Nga và Nhữ Thị Xuân, 2002, Lâm Quang Dốc, 2009a)

Theo nội dung thể hiện, bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa được phân ra thành bản đồ địa lý chung (gồm bản đồ địa hình và bản đồ khái quát) và bản đồ chuyên đề (Ngô Đạt Tam, 1986, Hoàng Phương Nga và Nhữ Thị Xuân, 2002, Lâm Quang Dốc, 2009b) Bản đồ chuyên đề được tiếp tục chia ra như sau:

Trang 16

sự vật hiện tượng trong thực tế vận động không ngừng dẫn đến cái khái niệm luôn thay đổi Tính tương đối này còn tùy thuộc vào tính chủ quan của con người Ví dụ, nếu xem khoáng sản là hiện tượng tự nhiên của một quá trình địa chất thì nhóm bản đồ khoáng sản

sẽ thuộc về nhóm bản đồ về hoàn cảnh tự nhiên Ngược lại, nếu xem khoáng sản như một nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế thì nhóm bản đồ khoáng sản sẽ thuộc về nhóm bản

đồ kinh tế Trong từng loại bản đồ nêu trên còn được tiếp tục chia nhỏ ra

II.4 LOẠI HÌNH BẢN ĐỒ GIÁO KHOA VÀ CÔNG TÁC XUẤT BẢN

Trong dạy học địa lí ở nước ta, các loại hình bản đồ giáo khoa bao gồm mô hình trái, bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ giáo khoa trong sách, atlas giáo khoa và bản đồ câm Ở từng khối lớp học, năm loại hình này sẽ tồn tại song song, hình thành nên một thệ thống ngang Trong hệ thống ngang này, khi thành lập các loại hình này cho cùng một khối lớp và cùng một lãnh thổ, người làm bản đồ phải đảm bảo các loại hình này có cùng

Trang 17

loại lưới chiếu, và tỉ lệ giữa các loại hình bản đồ nên là bội số của nhau để tiện cho việc

so sánh, đối chiếu Ngược lại, xét theo chiều dọc, mỗi loại hình bản đồ nêu trên được biên tập và đưa vào sử dụng một cách có hệ thống, hình thành một hệ thống dọc đi từ đầu cấp học đến cuối cấp học, từ bậc giáo dục phổ thông đến bậc đại học Theo đó, các yếu tố bản

đồ (cơ sở toán, tổng quát hóa, phân loại, phương pháp thể hiện nội dung, thành lập bản đồ) được áp dụng trên từng loại hình bản đồ giáo khoa phải đi từ đơn giản đến phức tạp,

từ thấp đến cao Các yếu tố này và bản thân trong từng yếu tố có mối quan hệ mật thiết từ bài đầu đến bài cuối của chương trình, từ chương trình tiểu học lên đến chương trình phổ thông trung học Đến bậc đại học, các yếu tố này được trình bày đến mức độ hoàn chỉnh (Lâm Quang Dốc, 2008)

Nhìn chung, công tác sản xuất của từng loại hình bản đồ giáo khoa ở Việt Nam như sau:

a Mô hình địa lý:

Mô hình địa lý gồm mô hình địa phương và mô hình trái đất Mô hình địa phương là một phần mặt đất thu nhỏ lên bề mặt nổi của địa hình theo một tỉ lệ nhất định (3D) Mô hình này dễ hiểu, trực quan và có ích khi nhìn bao quát địa phương Tuy nhiên, đo đạc trên mô hình nổi là khá khó khăn và kém chính xác do sự chênh lệch giữa tỉ lệ ngang và tỉ

lệ đứng, từ đó làm sai lệch hình dạng của bề mặt Trái Đất (Lâm Quang Dốc, 2009a) Đối với mô hình trái đất (tức quả địa cầu), ta có khái niệm đúng và trực quan về hình dạng trái đất, về kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của các đối tượng trên bề mặt trái đất (Lâm Quang Dốc, 2009a, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004) Quả địa cầu có hai loại: quả địa cầu tự nhiên (thể hiện các hiện tượng tự nhiên, phẳng hoặc nổi)

và quả địa cầu hành chính – chính trị (Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004, Đặng Văn Đức, 2007) Quả địa cầu có tác dụng tích cực trong giải thích về hình dạng và tính chất của Trái đất, vận động tự quay và quay xung quanh mặt trời của trái đất, và các hệ quả của hai vận động này (Đặng Văn Đức, 2007) Mô hình trái đất tồn tại ở tỉ lệ từ 1/25.000.000 đến 1/100.000.000 Lâm Quang Dốc (2009a)

Trang 18

b Bản đồ giáo khoa treo tường:

Bản đồ giáo khoa treo trường thường dùng để giảng dạy trên lớp Vì vậy, nội dung địa lý thường có thể sử dụng cho khoảng cách nhìn từ 5 – 10m nên sẽ có hệ thống ký hiệu lớn, chữ viết to, màu sắc có độ tương phản cao Lâm Quang Dốc, 2009a, Đặng Văn Đức, 2007) Các bản đồ giáo khoa treo tường thường có kích thước lớn (0.80m x 1.2m, 1.00m

x 1.5m, 1.5 x 2.0m) để phù hợp với kích thước của lớp học (Nguyễn Dược, 2004, Nguyễn Trọng Phúc, Hoàng Xuân Lĩnh, 1997) Hiện nay, công ty cổ phần bản đồ và tranh ảnh giáo dục (2011) đã phát triển khá hoàn chỉnh hệ thống bản bản đồ treo tường phục vụ cho từng khối lớp trong nhóm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

c Bản đồ trong sách giáo khoa:

Các bản đồ trong sách giáo khoa thường được dùng để phục vụ cho một bài học cụ thể Loại bản đồ này vừa được dùng minh họa cho nội dung bài giảng của thầy, vừa là tư liệu để người học theo dõi, đối chiếu với nội dung bài giảng của thầy, (Nguyễn Trọng Phúc, Hoàng Xuân Lĩnh, 1997) Do hạn chế về kích thước trang sách và màu mực in, bản

đồ trong sách giáo khoa thường có tỉ lệ nhỏ và mức độ tổng quát hóa cao, nội dung thể hiện đơn giản (Lâm Quang Dốc, 2009a, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004) So với bậc đại học, bậc phổ thông thường chú trọng vào loại bản đồ này Điều này là do ở giáo dục phổ thông, Địa Lý là một môn học; nội dung chương trình, cách thức tổ chức lớp học và sách giáo khoa Địa Lý là thống nhất trên toàn quốc Trong khi đó, ở giáo dục đại học, ta không còn khái niệm gọi là “sách giáo khoa” Hơn nữa, ở bậc học này, địa lý không còn là một môn học mà là một ngành học và ở mỗi ngành địa lý của mỗi trường đại học khác nhau từ mục tiêu – chương trình và nội dung của từng môn học Có lẽ vì thế

mà ít (hoặc không) tồn tại các bản đồ giáo khoa dành cho giáo dục đại học

d Atlas giáo khoa

Atlas giáo khoa (hay tập bản đồ giáo khoa) là tập hợp có hệ thống các bản đồ nhằm phục mục đích dạy học Atlas giáo khoa thường có kích thước khổ giấy lớn hơn bản đồ trong sách giáo khoa và nội dung địa lý thể hiện trên nhiều trang bản đồ Trong atlas, mỗi

Trang 19

nội dung còn có nhiều biểu đồ, hình ảnh minh hoạ và các số liệu tra cứu (Lâm Quang Dốc, 2009a, Đặng Văn Đức, 2007, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004) Vì vậy, nội dung của atlas phong phú hơn nội dung của bản đồ treo tường và bản đồ trong sách giáo khoa Atlas giáo khoa được xây dựng theo một chương trình địa lý, chương trình sách giáo khoa cụ thể, thường được dùng như là công cụ thực hành và làm bài tập của học sinh (Nguyễn Trọng Phúc, Hoàng Xuân Lĩnh, 1997)

Công ty cổ phần và tranh ảnh giáo dục (2011) đã ấn hành các tập bản đồ phục vụ giáo dục ở cấp phổ thông như “tập bản đồ lịch sử - Trung học cơ sở”, “tập bản đồ địa lý – Trung học cơ sở”, “tập bản đồ thế giới và các châu lục” “atlat địa lý Việt Nam (dùng trong nhà trường phổ thông” Các tập bản đồ này được cập nhật khá tốt Riêng atlas địa lý Việt Nam (dùng trong nhà trường phổ thông) đã có quyển hướng dẫn sử dụng (Lâm Quang Dốc, 2008) Điều này một lần nữa cho thấy sự tập trung của công tác xuất bản bản

đồ giáo khoa vào hệ thống giáo dục phổ thông

Ngoài hệ thống atlas giáo khoa phục vụ giáo dục phổ thông, Việt Nam cũng có một

số các atlas khác chủ yếu phục vụ mục đích tra cứu và nghiên cứu:

o Việt Nam - Atlas quốc gia của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường xuất bản năm 1996 Tập bản đồ có kích thước 38cm x 54cm, bao gồm 11 chương với 114 bản đồ và nhiều thuyết minh cũng như tra cứu địa danh bằng song ngữ Việt – Anh, trình bày các vấn đề về điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, thực vật, động vật, biển Đông) và kinh tế xã hội (dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông – vận tải, bưu điện, thương nghiệp, kinh tế chung,

và giáo dục - y tế - văn hóa – du lịch) của Việt Nam Nội dung của atlas khá phong phú và hình thức khá đẹp mắt, tuy nhiên bản đồ được xuất bản là kết quả của một chương trình nghiên cứu khoa học được nghiệm thu năm 1986 vì vậy tính cập nhật không cao

o Tập bản đồ kinh tế - xã hội Việt Nam do Epprecht và Heinimann thực hiện năm 2004 Tập bản đồ mô tả tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, thể hiện các chỉ tiêu điều tra chi tiết đến cấp xã Tập bản đồ này nội dung khá chi tiết về đơn vị lãnh

Trang 20

thổ thể hiện, song phương pháp và hình thức thể hiện bản đồ khá nhàm chán, chủ yếu sử dụng phương pháp đồ giải với hình thức màu từ đậm đến nhạt để thể hiện sự thay đổi về cường độ của hiện tượng theo không gian

o Tập bản đồ hành chính Việt Nam do NXB Bản đồ thực hiện vào các năm

2004, 2005, 2007, 2011 Tập bản đồ trình bày bản đồ hành chính của từng tỉnh thành trong cả nước, với ranh giới cập nhật theo các thời điểm xuất bản Tập bản đồ này cũng có thể sử dụng để tham chiếu về mặt không gian lãnh thổ trong quá trình xây dựng bản đồ phục vụ giảng dạy khoa Địa Lý

o Tập bản đồ ngập lụt: do Trung tâm Quốc gia dự báo khí tượng thuỷ văn thành lập trong khuôn khổ dự án xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt cho các tỉnh miền trung Tập bản đồ gồm 50 bản đồ ngập lụt chung của các tỉnh miền trung và bản đồ ngập lụt riêng cho từng huyện Tập bản đồ nhằm mô tả lại đợt ngập lụt lịch

sử năm 1999 và dự báo mức độ ngập lụt khi xảy ra lũ, phục vụ công tác sơ tán dân

và của cải vật chất, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của trước mỗi mùa lũ lụt (Bộ TN&MT, 2005, Việt Báo, 2005) Tuy nhiên, nhóm đề tài không tiếp cận được với tài liệu này để tham khảo

o Tập bản đồ NN Việt Nam của FAO và Tổng cục thống kê VN (2007) Tập bản đồ có thể tìm thấy trên trang web của bộ nông nghiệp và phát tiển nông thôn

Số liệu được sử dụng trong tập bản đồ khá cũ - số liệu mô tả tổng điều tra nông nghiệp – nông thôn và thủy sản năm 2001 Ngoài ra, tương tự như tập bản đồ kinh

tế - xã hội Việt Nam, tập bản đồ nông nghiệp có hình thức thể hiện bản đồ khá nhàm chán, chủ yếu sử dụng phương pháp đồ giải

o Tập bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam do NXB Bản đồ thực hiện năm 2008 và 2009 Tập bản đồ bao gồm các bản đồ khái quát về giao thông (đường thuỷ, đường hàng không và đường bộ) và bản đồ chi tiết giao thông đường bộ Tuy nhiên, tập bản đồ chưa nêu rõ dữ liệu sử dụng trong bản đồ được cập nhật đến thời điểm nào, vì vậy khó có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho đề tài

o Việt Nam – Bản đồ du lịch (Vũ Thế Bình, 2000) Tập bản đồ cung cấp vị trí

và thông tin về các điểm tham quan du lịch trên cả nước Tập bản đồ đã bỏ qua yếu

Trang 21

tố phân vùng lãnh thổ du lịch Tuy nhiên, tập bản đồ này cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài

o Tập bản đồ các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và vùng kế cận của Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam (2010) Tập bản đồ tổng hợp các kết quả nghiên cứu về biển Việt Nam trong hơn 30 năm, gồm các nội dung bản đồ về địa chất - địa vật lý biển, khí tượng - thủy văn biển, về đa dạng sinh học biển và nguồn lợi hải sản Nhóm đề tài chưa tiếp cận được với nguồn tài liệu này Các atlas kể trên, nếu xét về nội dung, ở mức độ nào đó, các tập bản đồ này có thể dùng để giảng dạy trong giáo dục đại học do đặc điểm của đối tượng học – sinh viên – là đang đối tượng “chuyển tiếp” từ học sinh sang nhà nghiên cứu Nếu xét về mục đích, các atlas này không có mục đích giáo khoa rõ ràng Tuy có sự khác nhau về nội dung, mục đích, tính cập nhật, và đối tượng sử dụng, ở mức độ nào đó, chúng là một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình xây dựng các bản đồ phục vụ giảng dạy của khoa Địa

Lý - Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP HCM

e Bản đồ câm:

Bản đồ câm (hay bản đồ trống) là các bản đồ chỉ có lưới kinh vĩ tuyến, đường ranh giới hành chánh, sông ngòi chính và một số điểm đô thị lớn Bản đồ câm tỉ lệ lớn thường được giáo viên dùng bằng cách dạy đến đâu điền nội dung lên bản đồ đến đó Bản đồ câm dành cho học sinh thường có tỉ lệ nhỏ hơn, được đóng thành tập gọi là “Tập bản đồ bài tập” (Lâm Quang Dốc, 2009a, Đặng Văn Đức, 2007, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004) Các tập bản đồ này đã được Công ty cổ phần bản đồ và tranh ảnh giáo dục xuất bản cho từng khối lớp học phổ thông

Tóm lại, từ cơ sở lý luận về bản đồ giáo khoa cho thấy việc nghiên cứu và sản xuất bản đồ giáo khoa ở Việt Nam chủ yếu là hướng đến hệ thống bản đồ giáo khoa phục vụ cho giáo dục phổ thông Trong khi hệ thống này khá hoàn chỉnh thì các bản đồ nhằm phục vụ cho giáo dục Địa Lý ở bậc đại học hầu như rất hạn chế

Trang 22

II.5 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

Trong bản đồ giáo khoa, các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ được sử dụng cũng là những phương pháp thể hiện nội dung bản đồ truyền thống, bao gồm phương pháp ký hiệu theo điểm, phương pháp biểu đồ định vị, phương pháp ký hiệu theo tuyến, phương pháp đường chuyển động, phương pháp khoanh vùng, phương pháp phân vùng, phương pháp đẳng trị, phương pháp chấm điểm, phương pháp biểu đồ bản đồ, và phương pháp đồ giải Việc phối hợp các phương pháp này cần cân nhắc để đảm bảo tính dễ đọc,

dễ hiểu

a Phương pháp ký hiệu theo điểm

Phương pháp ký hiệu theo điểm thể hiện các hiện tượng rời rạc, phân bố theo điểm

Dữ liệu được thu thập theo các điểm tương ứng và có thể là dữ liệu định tính hoặc định lượng Hình thức thể hiện của phương pháp này là các ký hiệu định vị tại các điểm tương ứng Ký hiệu có thể là ký hiệu tượng hình (Hình 2a) hoặc ký hiệu hình học (Hình 2b) với kích thước, màu sắc khác nhau

(a) Ký hiệu tượng hình (b) Ký hiệu hình học

Hình 2 Phương pháp ký hiệu theo điểm (nguồn Lê Minh Vĩnh, 2005)

Trang 23

b Phương pháp biểu đồ định vị

Phương pháp biểu đồ định vị thể hiện các hiện tượng phân bố theo điểm hoặc các hiện tượng phân bố theo diện nhưng có thể quy về tại các điểm Dữ liệu của phương pháp này là dữ liệu định lượng, khá phức tạp, đa dạng Hình thức thể hiện là những dạng biểu

đồ khác nhau như đồ thị, biểu đồ cột, biểu đồ bánh, hoa gió…(Hình 3)

Hình 3 Phương pháp biểu đồ định vị (nguồn Lê Minh Vĩnh, 2005)

c Phương pháp ký hiệu theo tuyến

Phương pháp ký hiệu theo tuyến thể hiện các hiện tượng phân bố theo tuyến Dữ liệu được thu thập theo tuyến có thể là định tính hoặc định lượng nhưng bắt buộc phải có

vị trí cụ thể của đối tượng Hình thức thể hiện của phương pháp này là những ký hiệu theo tuyến, trong đó màu sắc và cấu trúc ký hiệu dùng để thể hiện giá trị định tính, kích thước (độ dày) ký hiệu thể hiện giá trị định lượng (Hình 4)

Hình 4 Phương pháp ký hiệu theo tuyến (nguồn Lê Minh Vĩnh, 2005)

Trang 24

d Phương pháp đường chuyển động

Phương pháp đường chuyển động thể hiện sự dịch chuyển của các đối tượng, hiện tượng dữ liệu thu thập gồm vị trí điểm xuất phát, điểm đích và nội dung, giá trị của đường chuyển động Dữ liệu này có thể định tính hoặc định lượng Hình thức thể hiện của phương pháp này có thể là vector hoặc dạng băng (Hình 5)

Hình 5 Phương pháp đường chuyển động (nguồn Lê Minh Vĩnh, 2005)

e Phương pháp khoanh vùng

Phương pháp này thể hiện hiện tượng phân bố theo vùng nhưng không xuất hiện đều khắp lãnh thổ Dữ liệu thu thập gồm vị trí (ranh giới của hiện tượng) và tính chất của hiện tượng Hình thức thể hiện là những ký hiệu vùng Tùy theo mức độ chính xác của dữ liệu

mà hiện tượng có thể có ranh giới rõ ràng hoặc không (Hình 6)

Hình 6 Phương pháp khoanh vùng (nguồn Lê Minh Vĩnh, 2005)

Trang 25

f Phương pháp phân vùng

Phương pháp này thể hiện hiện tượng phân bố theo vùng trên toàn khắp lãnh thổ, phân biệt nhau bởi tiêu chuẩn định tính hoặc định lượng Dữ liệu thu thập và xử lý theo vùng sao cho có được ranh giới cụ thể giữa các vùng Nếu hiện tượng được phân biệt bởi tiêu chuẩn định tính, hình thức thể hiện là màu sắc khác nhau hoặc nét gạch khác nhau (Hình 7a) Nếu hiện tượng được phân biệt bơi tiêu chuẩn định lượng, hình thức thể hiện

là dãy màu từ đậm đến nhạt hoặc nét gạch từ mau đến thưa (Hình 7b)

(a) Tiêu chuẩn định tính (b) Tiêu chuẩn định lượng

Hình 7 Phương pháp phân vùng (nguồn: Lê Minh Vĩnh, 2005)

g Phương pháp đẳng trị

Phương pháp đẳng trị thể hiện những hiện tượng phân bố trên toàn khắp lãnh thổ

và có giá trị định lượng biển đổi đều Dữ liệu thu thập là các điểm phân bố khắp vùng Sau đó, dựa vào nguyên tắc biến đổi đều của hiện tượng để nội suy các giá trị còn lại, nhờ đó xác định được các đường cùng một giá trị Hình thức thể hiện chính của phương pháp này là các đường đẳng trị (Hình 8)

Trang 26

Hình 8 Phương pháp đường đẳng trị (nguồn Lê Minh Vĩnh, 2005)

Hình 9 Phương pháp chấm điểm (nguồn Lê Minh Vĩnh, 2005)

Trang 27

hiệu hình học với kích thước khác nhau hay các loại biểu đồ khác nhau đặt tại trọng tâm của vùng (Hình 10)

Hình 10 Phương pháp biểu đồ bản đồ và đồ giải (nguồn: Lê Minh Vĩnh, 2005)

j Phương pháp đồ giải

Phương pháp đồ giải dùng thể hiện các hiện tượng phân bố theo điểm, tuyến hay vùng nhưng dữ liệu thu thập theo từng đơn vị vùng xác định trước (ví dụ đơn vị hành chính) theo phương pháp thống kê Dữ liệu thể hiện là giá trị tương đối (đã được đưa

về giá trị chuẩn Hình thức thể hiện của phương pháp này là các dãy màu từ đậm đến nhạt hoặc nét gạch từ màu đến thưa (Hình 10)

Trang 28

CHƯƠNG III THÀNH LẬP BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

III.1 Nguyên tắc chung

- Tính mục đích: trong quá trình thành lập bản đồ, mỗi bản đồ giáo khoa giáo khoa nên thiết kế nhằm phục vụ cho từng bài học, từng nhóm bản đồ phục vụ từng chương mục, từng atlas phục vụ cho từng chương trình Địa Lý cụ thể (Lâm Quang Dốc, 2009a)

- Tính vừa sức: lượng kiến thức địa lý thể hiện trên bản đồ bản đồ giáo khoa phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ học sinh Khả năng tiếp thu của mỗi trình độ học viên là khác nhau, vì vậy, một bản đồ (nhóm bản đồ) không thể cùng lúc đáp ứng tốt cho hai hay nhiều đối tượng Nếu dùng một bản đồ giáo khoa để dạy cho cấp học cao hơn hoặc thấp hơn trình độ thiết kế thì sẽ không đúng nội dung, không đúng trình độ, và chất lượng giáo dục sẽ rất kém (Lâm Quang Dốc, 2009a) Điều đó có nghĩa rằng, không thể lấy bản đồ giáo khoa phổ thông phục vụ giảng dạy đại học vì lí do rằng hiện nay có nhiều bản

đồ giáo khoa phổ thông và thiếu bản đồ giáo khoa phục vụ cho bậc đại học Vì như thế sẽ đồng hóa sinh viên đại học với học sinh phổ thông, đồng nghĩa với việc hạ thấp chất lượng của dạy học Địa Lý ở bậc đại học

- Tính trực quan: đảm bảo tính trực quan của bản đồ giáo khoa vừa là một nguyên tắc cơ bản trong lí luận dạy học địa lý vừa là một nguyên tắc cơ bản của một bản đồ, giúp đối tượng học tiếp thu kiến thức nhanh hơn (Lâm Quang Dốc, 2009a)

- Tính đầy đủ: Các cấp học, bậc học cần trang bị đầy đủ các loại hình bản đồ giáo khoa (xem II.4) Hơn nữa, mỗi loại hình bản đồ giáo khoa phải đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung đầy đủ cho từng bài học Trong từng loại hình bản đồ giáo khoa, tùy theo chức năng của chúng mà xác định lượng nội dung sao cho hợp lý, tránh quá tải Tuy nhiên, ngoài nội dung địa lý trong bài học, người làm bản đồ có thể chọn trình bày các nội dung có quan hệ mật thiết

Trang 29

- Tính khoa học, kế thừa và phát triển: khi thiết kế bản đồ phải đảm bảo tính khoa học Như đã nói ở II.2.a, tính khoa học thể hiện ở cơ sở toán, tổng quát hóa trong bản đồ, sự lựa chọn phương pháp thể hiện phù hợp với nội dung thể hiện Trong khi đó, tính kế thừa thể hiện ở chỗ những kiến thức bản

đồ ở lớp dưới, cấp dưới là tiền đề để thiết kế các bản đồ ở cấp học cao hơn Những bản đồ đầu cấp sẽ thiết kế đơn giản hơn những bản đồ cuối cấp Kiến thức trong bản đồ giáo khoa được nâng cao và phức tạp dần từ giáo phục phổ thông đến đại học (Lâm Quang Dốc, 2009a)

- Tính hiện đại và cập nhật: Kiến thức về bản đồ và kiến thức về địa lý cần phải luôn đổi mới Bản đồ giáo khoa cần phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học Địa Lý và khoa học Bản Đồ, cần phản ảnh trình độ ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc thành lập và sử dụng bản đồ Ngoài ra, khi thành lập bản đồ, đòi hỏi sự cập nhật trong tư liệu sử dụng, nhằm kịp thời phản ánh sự thay đổi của nội dung địa lý (Lâm Quang Dốc, 2009a)

III.2 Các nội dung cơ bản thành lập bản đồ giáo khoa bằng phương pháp trong phòng

Có nhiều phương pháp thành lập bản đồ Song, thành lập bản đồ nói chung và thành lập bản đồ giáo khoa nói riêng theo phương pháp trong phòng ngày càng được

sử dụng rộng rãi, đặc biệt với các bản đồ có tỉ lệ trung bình và tỉ lệ nhỏ Phương pháp này biên vẽ bản đồ dựa trên nguồn tư liệu đã có (Ngô Đạt Tam, 1987, Lâm Quang Dốc, 2009a) Thành lập bản đồ giáo khoa bằng phương pháp trong phòng, về

cơ bản bao gồm các bước như thành lập một bản đồ bất kỳ (Lâm Quang Dốc, 2009a) Sự phân chia các bước thành lập bản đồ có sự khác biệt ít nhiều giữa các tác giả khác nhau (Ngô Đạt Tam, 1986, Lâm Quang Dốc, 2009a, Lâm Quang Dốc, 2009b), nhưng nhìn chung có những nét tương đồng, gồm các khâu thiết kế bản đồ, thu thập thông tin, biên vẽ, và chế in bản đồ Nội dung cụ thể từng bước như sau:

Trang 30

a Thiết kế bản đồ (thiết kế kỹ thuật)

Công tác thiết kế bản đồ nhằm xây dựng các chuẩn mực cho bản đồ kết quả và kế hoạch thực hiện xây dựng bản đồ Kết quả của thiết kế bản đồ được thể hiện trong đề cương thiết kế (Lâm Quang Dốc, 2009b), hay ở mức đơn giản hơn được gọi là bản thuyết minh Việc thiết kế bản đồ bao gồm các bước sau:

- Xác định các đặc điểm chính của bản đồ:

Trong khâu này, người thiết kế cần nêu rõ tên bản đồ, nội dung chuyên đề sẽ thể hiện, phạm vi không gian thể hiện, mục đích và đối tượng sử dụng, phương thức sử dụng, dạng bản đồ thành phẩm (dạng giấy, dạng số…), tỉ lệ, công nghệ (phần mềm) sử dụng, yêu cầu chung (về tính chính xác, tính cập nhật, tính thẩm mỹ), số lượng bản in (Lâm Quang Dốc, 2009b) Đối với bản đồ giáo khoa, mục đích và đối tượng sử dụng là khá rõ ràng Đương nhiên, khi thiết kế bản đồ giáo khoa, cần nhắm tới mục đích là phục vụ cho trình độ giáo dục nào, minh hoạ cho nội dung nào trong chương trình học, môn học hoặc bài học cụ thể Đối tượng sử dụng là người dạy hoặc người học

- Nghiên cứu đối tượng Nghiên cứu đối tượng có có ý nghĩa quan trọng, giúp người thiết kế nắm được đặc điểm địa lý của khu vực thành lập bản đồ, đặc điểm của đối tượng (nội dung) cần đưa lên bản đồ, sự phân bố của chúng trong không gian (Lâm Quang Dốc, 2009a) Nghiên cứu đối tượng bao gồm nghiên cứu đặc điểm địa lý chung của khu vực và nghiên cứu đối tượng trong nội dung chuyên đề (Ngô Đạt Tam, 1986)

Nghiên cứu đặc điểm địa lý của khu vực giúp ta biết được nội dung nào có ảnh hưởng đến chuyên đề của bản đồ kết quả, mức độ ảnh hướng hưởng đến đâu Từ đó, quyết định lớp nội dung nền sẽ thể hiện để bổ trợ, làm rõ hơn đặc điểm phân bố của đối tượng trong nội dụng chuyên đề Tuy nhiên, đây là nội dung phụ nên đòi hỏi phải có sự tổng quát cao Để tổng quát hóa hợp lý, ta cần nghiên cứu quy luật phân bố của các địa lý chung, từ đó, xác định mật độ thể hiện của đối tượng địa lý chung Đồng thời, ta cần tìm

Trang 31

ra các đối tượng đặc trưng của khu vực để đưa vào lớp nền trong quá trình thiết kế (Ngô Đạt Tam, 1986)

Trong khi đó, nghiên cứu đối tượng của nội dung chuyên đề giúp ta quyết định đối tượng thể hiện và mức độ chi tiết khi thể hiện, phương pháp thể hiện và hình thức thể hiện Nghiên cứu đối tượng của nội dung chuyên đề bao gồm nghiên cứu đặc điểm phân

bố của đối tượng trong không gian (điểm, đường, vùng), các chỉ tiêu tính toán của đối tượng, các giá trị cần quan tâm khi xem xét các chỉ tiêu (các ngưỡng của phân chia nhóm đối tượng, các hệ thống phân loại của đối tượng…) (Ngô Đạt Tam, 1986) Trong bản đồ giáo khoa phổ thông, nội dung được xác định bởi khối lượng kiến thức do chương trình học quy định, do nội dung bài học trong sách giáo khoa đề ra trước, vì vậy nên bám sát nội dung trong sách giáo khoa trong quá trình nghiên cứu đối tượng (Lâm Quang Dốc, 2009a) Riêng đối với Đối với bản đồ giáo khoa dùng trong trường đại học, cần phải chú

ý đến nhiệm vụ “nghiên cứu” bên cạnh nhiệm vụ “giáo khoa”, vì vậy, việc nghiên cứu đối tượng là thực sự cần thiết

o Thiết kế cơ sở toán:

Thiết kế cơ sở toán của bản đồ giáo khoa bao gồm xác định phép chiếu, xác định tỉ

lệ và thiết kế bố cục Như đã trình bày ở II.2.a, mỗi phép chiếu có đặc điểm sai số khác nhau Vì vậy, việc lựa chọn phép chiếu phù thuộc vào vị trí địa lý, đặc điểm hình học và

tỉ lệ bản đồ Các bản đồ giáo khoa chủ yếu là các bản đồ tỉ lệ nhỏ, vì vậy, phép chiếu của bản đồ giáo khoa sẽ là lưới chiếu gốc của bản đồ nền Ngoài ra, nếu xây dựng nhiều bản

đồ với nội dung khác nhau của cùng 1 khu vực lãnh thổ thì nên sử dụng chung một phép

Trang 32

chiếu, nếu không sẽ dẫn đến sự biến dạng (hiển thị sai lệch) các mối tương quan giữa các đối tượng địa lý (Lâm Quang Dốc, 2009a)

Tỉ lệ bản đồ được lựa chọn trên cơ sở phạm vi lãnh thổ thể hiện, mức độ chi tiết của các đối tượng địa lý (ví dụ theo điểm riêng hay theo các vùng phân bố), và đặc điểm phân

bố của đối tượng hay mức độ phong phú (mật độ) của đối tượng cần thể hiện trong phạm

vi lãnh thổ thể hiện (Ngô Đạt Tam, 1986, Lâm Quang Dốc, 2009b) Tuy nhiên, sự khó khăn trong việc lựa chọn tỉ lệ là do sự đối nghịch về mức độ phong phú địa lý của lãnh thổ địa lý và diện tích của lãnh thổ đó Thông thường, những vùng có mức độ phát triển kinh tế xã hội cao sẽ là những vùng có mức độ phong phú địa lý cao Trong khi đó, những vùng này cũng lại là những vùng rất nhỏ hẹp, đối tượng cần thể hiện sẽ trở nên dày đặc trên tờ bản đồ, gây khó khăn cho việc thể hiện (Lâm Quang Dốc, 2009b) Nếu sự đối nghịch này quá lớn, theo nhóm nghiên cứu, giải pháp là nên sử dụng bản đồ phụ để vừa có thể phản ảnh được đầy đủ các nội dung của bản đồ của vùng địa lý nhỏ hẹp, vừa không làm mất đi tính thẩm mỹ của bản đồ chính

Khâu cuối cùng trong thiết kế cơ sở toán là thiết kế bố cục Bố cục bản đồ là sự sắp xếp hợp lý và có thẩm mỹ các thành phần của bản đồ (nội dung chính, thành phần hỗ trợ, thành phần bổ sung) trên trang giấy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dùng bản đồ (Lâm Quang Dốc, 2009b) Trong đó, quan trọng nhất là nội dung chính, vì vậy cần ưu tiên sắp đặt trước Để tạo thuận lợi cho việc đọc bản đồ, bản chú giải sẽ ưu tiên đặt sao cho gần nhất với nội dung chính Sau đó sẽ sắp xếp vị trí cho các thành phần còn lại (Ngô Đạt Tam, 1986)

o Thiết kế nội dung:

Thiết kế nội dung không đơn giản là đưa ra các quy định và liệt kê các đối tượng thể hiện, mà thiết kế nội dung sẽ bao gồm khâu thiết kế nội dung chính (gồm lớp nền và lớp chuyên đề) và thiết kế nội dung phụ (gồm thiết kế thành phần hỗ trợ và thành phần bổ sung (Hình 11):

Trang 33

Khi thiết kế lớp nền và lớp chuyên đề, ta cần dựa trên kết quả của khâu nghiên cứu

đối tượng Đây là lúc ta xác định nội dung bản đồ và nguyên tắc tổng quát hóa Những

nội dung chính trên bản đồ có liên quan chặt chẽ đến một số đối tượng không nằm trong

chuyên đề của bản đồ, những đối tượng đó được gọi là đối tượng nền (Lâm Quang Dốc,

2002) Ở khâu này, ta sẽ liệt kê lớp nền gồm những lớp nội dung (lớp đối tượng) gì

Trong từng lớp nội dung đó, nêu đối tượng nào sẽ được thể hiện, đối tượng nào được lọc

bớt hoặc đưa ra chỉ tiêu cụ thể dựa trên kết quả nghiên cứu về đặc điểm địa lý của đối

tượng (Ngô Đạt Tam, 1986) Ví dụ, nếu chọn lớp địa hình làm lớp nền, thì cần nêu cụ

thể trên bản đồ sẽ thể hiện những giá trị đường đồng mức nào, mốc độ cao nào Nếu chọn

lớp thủy hệ làm lớp nền thì những con sông nào sẽ được đưa vào hoặc những con sông có

độ dài bao nhiêu sẽ được thể hiện lên bản đồ Đối với thực vật, nêu cụ thể tên thực vật

hoặc quy mô diện tích của thực vật sẽ được thể hiện Đối với dân cư, nêu cụ thể tên điểm

dân cư Đối với giao thông, nêu loại đường hoặc tên đường cụ thể Đối với ranh giới, nêu

cụ thể cấp hành chính của ranh giới sẽ được thể hiện (Lê Minh Vĩnh, 2009) Nguyên tắc

chọn lọc ở đây là giữ lại các yếu tố có liên quan, ảnh hưởng nhiều đến nội dung chuyên

đề, chẳng hạn, trên bản đồ du lịch nhất thiết phải giữ lại giao thông Ngoài ra, ta cần giữ

lại trên bản đồ những đối tượng mang tính chất định hướng (ví dụ thủy hệ).Trên bản đồ

Thiết kế nội dung

Thiết kế hình thức thể hiện tỉ lệ

Thiết

kế các chỉ dẫn

Thiết kế biểu đồ

Thiết kế bảng biểu

Thiết

kế bi viết

Thiết kế

bản đồ

phụ

Thiết kế hình ảnh

Hình 11 Các nội dung cơ bản trong khâu thiết kế nội dung

Trang 34

giáo khoa, khi lựa chọn các yếu tố địa lý tự nhiên làm lớp nền, người ta thường chọn địa hình, thủy hệ, rừng…nhằm giúp người đọc thấy rõ quy luật phân bố của các hiện tượng kinh tế - xã hội (Lâm Quang Dốc, 2009a), nhất là những hiện tượng hình thành và phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên Khi lựa chọn các yếu tố kinh tế - xã hội làm cơ sở, các điểm dân cư là cơ sở quan trọng nhất của bản đồ giáo khoa vì chúng là nơi tập trung dân cư, tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, và là trung tâm khoa học và văn hóa (Lâm Quang Dốc, 2009a) Sau khi tổng quát hóa, ta sẽ chọn phương pháp và hình thức thể hiện Đối với lớp nền, phương pháp thể hiện thường là những phương pháp quen thuộc đã được sử dụng (Lê Minh Vĩnh, 2009)

Sau khi thiết kế lớp nền, trên cơ sở khâu nghiên cứu đặc điểm đối tượng chuyên đề,

ta tiến hành thiết kế lớp chuyên đề Ứng với mỗi nội dung chuyên đề, tùy thuộc vào đặc điểm phân bố của đối tượng (điểm, đường, vùng) mà ta chọn phương pháp thể hiện Sau

đó, ta xác định đặc điểm thể hiện bằng cách chọn ra hệ thống phân loại trong các hệ thống phân loại đã nêu ở phần nghiên cứu đối tượng, quyết định cách phân chia nhóm dựa trên các giá trị ngưỡng đã biết ở phần nghiên cứu đối tượng Trên cơ sở đó, đưa ra yêu cầu về cách thể hiện (Lê Minh Vĩnh, 2009) Thực chất, trong đề cương thiết kế, kết quả phần thiết kế hình thức và phần nội dung chính được trình bày chung với nhau vì bản chất của thiết kế hình thức là lựa chọn hình thức thể hiện cho các đối tượng trong lớp nền

và lớp chuyên đề Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức là công việc khá phức tạp, nên được tách ra thành một khâu riêng Một điều cần lưu ý là khi lựa chọn phương pháp và hình thức thể hiện cho bản đồ giáo khoa, nếu ta lựa chọn hình thức và/ hoặc phương pháp mới đối với đối tượng học, thì hình thức/ phương pháp này phải kế thừa hình thức và phương pháp đối tượng đã biết trước đó để không cản trở khả năng tiếp thu thông tin Sau khi hoàn tất thiết kế phần nội dung chính, ta tiến hành thiết kế yếu tố hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là bảng chú giải Bảng chú giải giúp người đọc hiểu được nội dung chính của bản đồ với các đặc trưng chất lượng, số lượng, cấu trúc, các mối tương quan không gian và biến đổi theo thời gian Bảng chú giải phải phản ánh toàn diện và rõ ràng các nội dung trên bản đồ Các ký hiệu trong bảng chú giải phải được phân nhóm và

Trang 35

sắp xếp một cách logic, giúp phân biệt nội dung chuyên đề và nội dung nền, trong đó nội dung chuyên đề thường được ưu tiên trình bày trước Trong nội dung chuyên đề, các ký hiệu được sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần của nội dung, theo đặc điểm phân bố của đối tượng (điểm, đường, vùng) Lời văn diễn giải ký hiệu cần rành mạch và súc tích (Lê Minh Vĩnh, 2009, Lâm Quang Dốc, 2009a)

Thiết kế thành phần hỗ trợ còn bao gồm thiết kế hình thức hiển thị của tỉ lệ trên bản

đồ Trong bản đồ có 3 loại hình tỉ lệ là tỉ lệ số, tỉ lệ chữ và tỉ lệ thước (Hình 12), tuy nhiên hầu hết các bản đồ giáo khoa của công ty tranh bản đồ và tranh ảnh giáo dục mà nhóm tác giả quan sát đều sử dụng tỉ lệ số và tỉ lệ thước Trong bản đồ giáo khoa cũng có thể có các dòng chỉ dẫn về yếu tố xuất bản, nguồn tư liệu sử dụng…

Hình 12 Các hình thức thể hiện tỉ lệ bản đồ (nguồn: Lê Minh Vĩnh, 2009)

Khâu cuối cùng trong thiết kế nội dung là thiết kế yếu tố bổ sung Thành phần bổ sung nhằm mở rộng, làm rõ hơn nội dung chính Tùy theo từng bản đồ, yếu tố bổ sung có thể là bản đồ phụ, biểu đồ, hình ảnh, bài viết, và bảng biểu Trong đó, hình ảnh phải có ghi chú cụ thể, nêu địa danh tương ứng trên bản đồ; bài viết phải ngắn ngọn; và bảng biểu không quá rườm rà (Lê Minh Vĩnh, 2009)

o Thiết kế hình thức Dựa trên thiết kế nội dung chính, ta tiến hành thiết kế hình thức cho các đối tượng trên nội dung nền và nội dung chuyên đề Thiết kế hình thức bao gồm sự lựa chọn và xác định hình dạng, kích thước, màu sắc và cấu trúc của ký hiệu và chữ Việc thiết kế hình thức đòi hỏi phải vừa đảm bảo sự hài hòa cân đối trong nội dung chính, vừa đảm bảo làm nổi bật nội dung chuyên đề Đối với bản đồ giáo khoa, việc thiết kế hình thức sẽ ưu tiên

Trang 36

những ký hiệu dễ nhìn, kí hiệu dễ liên tưởng nhưng cũng phải đảm bảo tính khoa học Chẳng hạn, khi sử dụng màu trên bản đồ địa hình giáo khoa, người ta sử dụng gam màu nóng để thể hiện địa hình lục địa và gam màu lạnh để thể hiện độ sâu địa hình Trên bản

đồ giáo khoa về mạng lưới thủy văn, các sông chính được thể hiện với lực nét lớn dần về phía hạ lưu sông và nhỏ dần về phía thượng lưu Trên bản đồ hành chính, các ranh giới hành chính sử dụng theo quy ước của Tổng cục địa chính Trên bản đồ thể hiện các hiện tượng chuyển động, các ký hiệu dạng vector thì màu sắc thể hiện chất lượng hiện tượng

và độ dài vector thể hiện tính ổn định và liên tục của hiện tượng (Lâm Quang Dốc, 2009b)

Mọi ghi chú trên bản đồ đều dùng chữ (và số) Việc lựa chọn chữ nhằm đảm bảo sự khác nhau về kiểu chữ, độ lớn và màu của chữ phản ánh phù hợp sự khác nhau về đặc tính số lượng và chất lượng của nội dung thể hiện Yêu cầu chung là phải dễ đọc, dễ phân biệt và dễ nhận biết trên nền màu và các các ký hiệu khác Ngoài việc lựa chọn kiểu, độ lớn và màu của chữ, việc quyết định cách phân bố chữ trên bản đồ giáo khoa cũng rất quan trọng Chẳng hạn chữ cho các đối tượng sông thường được bố trí trãi dài theo hướng đối tượng, đối với các dãy núi hình cánh cung, chữ viết bố trí sao cho bao trùm không gian theo hướng mà các đối tượng được phân bố (Lâm Quang Dốc, 2009b)

b Thu thập thông tin

Thông tin là nguyên liệu đầu vào để xây dựng nội dung của bản đồ Việc thu thập thông tin có thể thực hiện sau khi hoàn tất thiết kế kỹ thuật cũng có thể thực hiện trong quá trình nghiên cứu đặc điểm đối tượng Các thông tin sau khi thu thập sẽ được phân tích và đánh giá mức độ đầy đủ, chính xác, tin cậy, mức độ cập nhật và khả năng sử dụng Các thông tin có thể sử dụng sẽ được liệt kê một cách có hệ thống trong bản đề cương thiết kế, làm tư liệu để biên vẽ các đối tượng Tư liệu dùng làm bản đồ có thể là tư liệu sơ cấp cũng có thể là tư liệu thứ cấp (Lâm Quang Dốc, 2009b, Lê Minh Vĩnh, 2009) Theo Lâm Quang Dốc (2009a), tư liệu sử dụng thường để thành lập bản đồ giáo khoa là

tư liệu thứ cấp, bao gồm:

Trang 37

- Bản đồ có sẳn: ta có thể thành lập bản đồ giáo khoa bằng cách biên tập lại các bản đồ mang tính chất tra cứu đã có hoặc có thể chỉnh sửa, cập nhật lại các bản đồ giáo khoa của những năm trước

- Tài liệu khoa học: bao gồm các các công trình nghiên cứu, các chuyên khảo, bài báo về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội, các vùng tự nhiên, các vùng kinh tế…

- Số liệu thống kê: số liệu thống kê có thể sử dụng trong bản đồ giáo khoa rất đa dạng, từ niên giám thống kê, tổng điều tra dân số cho đến các điều tra, tổng điều tra ngành nghề, cho đến các thống kê chuyên đề, thống kê ngành Điều quan trọng là tất cả các số liệu trên đều phải có tham chiếu không gian hoặc được xử lý theo đơn vị hành chính

c Biên vẽ

Biên vẽ là quá trình chuyển tải nội dung bản đồ từ đề cương thiết kế lên bề mặt bản

đồ Kết quả của quá trình biên vẽ là bản đồ gốc hay còn gọi là bản tác giả Trước đây, việc biên vẽ chủ yếu được thực hiện bằng cách vẽ thủ công lên trang bản đồ Hiện nay, với sự hỗ trợ của máy tính, công tác biên vẽ được thực hiện với chất lượng đồ họa cao và rút ngắn thời gian xây dựng (Lâm Quang Dốc, 2009b) Đồng thời với sự thay thế này là

sự ra đời của khái niệm bản đồ số Bản đồ số ra đời đã làm cho sản phẩm bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa trở nên sinh động và nhiều màu sắc hơn

d Chế - in

Chế - in, gọi đầy đủ là chế bản in và in bản đồ, là quá trình gồm các bước nhằm làm

ra sản phẩm bản đồ màu hàng loạt Đối với các bản đồ biên vẽ thủ công, quá trình này rất phức tạp, công phu Đối với bản đồ số và với với số lượng in không nhiều thì có thể in trực tiếp bản tác giả, khâu chế - in có thể bỏ qua, thậm chí, có thể chuyển đổi định dạng của bản tác giả sang các định dạng đồ họa và có thể sử dụng trực tiếp trên máy tính mà không cần in (Lâm Quang Dốc, 2009b)

Trang 38

CHƯƠNG IV BẢN ĐỒ TƯƠNG TÁC

Sự phát triển của các phần mềm đồ họa, phần mềm bản đồ, hệ thống thông tin địa

lý, và internet đã làm thay đổi dáng dấp của sản phẩm bản đồ giáo khoa Bản đồ không chỉ tồn trên giấy mà còn được lưu trữ ở dạng file, gọi là bản đồ số Khác với bản đồ giấy, bản đồ này cho phép người sử dụng tương tác với bản đồ Theo mức độ và cách thức tương tác, ta có có dạng là bản đồ tĩnh, bản đồ động và bản tương tác

IV.1 BẢN ĐỒ TĨNH

Bản đồ tĩnh (static map) là những bản đồ số tồn tại dạng bitmap hoặc dạng pdf Bản

đồ này về cơ bản giống như bản đồ giấy, có nghĩa là nội dung, phương pháp và hình thức thể hiện của chúng đã được định sẳn, bố cục bản đồ cũng được cố định Những bản đồ này có thể là ảnh bản đồ được scan lại từ bản đồ giấy cũng có thể là được làm từ máy tính, thường chỉ có 2 chế độ tương tác là phóng to, thu nhỏ hình ảnh bản đồ Trong Hình

13 là một bản đồ do công ty thiết bị trường học Map101 của Mỹ thực hiện, trong đó bản

đồ tồn tại ở định dạng pdf của có thể được phóng to hoặc thu nhỏ

Hình 13 Giao diện trang bản đồ trên trang web của công ty thiết bị trường học Map101 - Mỹ (Nguồn: http://www.maps101.com)

IV.2 BẢN ĐỒ TƯƠNG TÁC

Trang 39

Bản đồ tương tác (interactive map) là những bản đồ cho phép người dùng được tương tác trên bản đồ kết quả Các bản đồ dạng này có thể tồn tại ở một dạng chương trình phần mềm đơn, hoặc tồn tại trên môi trường world wide web Bản đồ tương tác nói chung có rất nhiều mức độ tương tác khác nhau

Ở mức đơn giản nhất, bản đồ cho phép người sử dụng có thể thực hiện việc phóng

to, thu nhỏ, di chuyển bản đồ, quyết định lớp dữ liệu hiển thị, hiển thị thông tin đối tượng khi di chuyển con trỏ đến đối tượng (dạng tooltip) hoặc khi nhấp chọn đối tượng trên bản

đồ (dạng hyperlink) (Hình 14) Ví dụ bản đồ tương tác ở Hình 14a cho phép người sử dụng phóng to, thu nhỏ, di chuyển bản đồ và cho phép xem bản đồ ở dạng 2D hoặc 3D…Ở Hình 14b và Hình 14c, bản đồ được làm ở dạng flash, trên bản đồ hình thức hiển thị của đối tượng thay đổi (nhằm làm rõ đối tượng so với các đối tượng khác) khi rê chuột đến gần Trong đó, ở Hình 14b, thành phố Bắc Kinh (Bejing) và Tokyo đang được “tỏa sáng” khi rê chuột đến gần; ở Hình 14c, Châu Phi được tô màu khác với các châu lục còn lại Hình 14d minh họa chức năng hyperlink của bản đồ tương tác, trong đó, hình chụp và bài viết về thành phố London được gọi lên khi ta nhấp chọn vào thành phố này

Trang 40

đồ về đối tượng được chọn, tìm kiếm đối tượng không gian theo điều kiện/ đặc điểm dân

và Agro-Maps - Tổ chức lương thực nông nghiệp thế giới (FAO, 2010) Các bản đồ

tương tác dạng này cho phép người đọc chọn mốc thời gian, chọn phép chia nhóm dữ liệu

Ngày đăng: 10/05/2021, 23:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w