1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Tiết 44 bài 39, biến động slct qt sv

11 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 33,46 KB

Nội dung

GIÁO ÁN SINH 12 CB Ngày soạn: 8/3/10 Ngày dạy: 11/3/10 TIẾT 41, BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể và lấy những ví dụ minh họa. -Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể và phân tích được những nguyên nhân đó -Nêu được cách quần thể tự điều chỉnh số lượng cá thể 2.Kỹ năng: -Rèn luyện các kỹ năng: phân tích hình vẽ, tranh ảnh, suy luận và tổng hợp kiến thức, họat động nhóm. -Vận dụng các kiến thức của bài học để giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sống. 3. Thái độ: giáo dục cho học sinh lòng yêu thưowng thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và ý thức bảo vệ môi trường. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: - các phiếu học tập có liên quan - tranh ảnh, máy chiếu phục vụ cho giáo án điện tử 2.Học sinh: chuẩn bị bài mới và hòan thành trước các phiếu học tập III.Trọng tâm của bài: - Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì và không theo chu kì, nguyên nhân của những biến động đó -Các nhân tố sinh thái điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể IV. Tiến trình bài học: GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 1 GIÁO ÁN SINH 12 CB 1.Ổn định lớp: 1 phút 2.Kiểm tra bài cũ: 4 phút Câu 1: Thế nào là kích thước của quần thể? Nêu những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật? Đáp án: + Kích thước của quần thể là số lượng cá thể ( hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. + Các nhân tố ảnh hưởng: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và mức độ xuất cư. Câu 2: Kích thước của quần thể là cố định hay có sự dao động? giải thích? Đáp án: Luôn có sự dao động, do: + Khi điều kiện môi trường ổn định: quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong quần thể, tác động qua lại giữa quần thể với môi trường. + Mặt khác môi trường sống có thể có những biến động lớn như: thiên tai, dịch bệnh… tác động đến quần thể 3.Bài mới: * ĐVĐ: Kích thước của quần thể luôn dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa do tác động của nhiều nhân tố. Hay nói một cách khác là số lượng cá thể của quần thể luôn luôn có sự biến động. Vậy biến động như thế nào, nguyên nhân… chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. * Giới thiệu các nội dung chính của bài * Họat động 1: Biến động số lượng cá thể của quần thể (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng -GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trình bày: + khái niệm biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật? + cho ví dụ? -HS độc lập nghiên cứu SGK trình bày khái niệm và cho ví dụ I.Biến động số lượng cá thể: 1.Khái niệm: Biến động số lượng cá thể là sự tăng hoặc giảm số GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 2 GIÁO ÁN SINH 12 CB -GV cho 2 nhóm ví dụ về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể và yêu cầu học sinh nhận xét về 2 nhóm ví dụ trên. +nhóm ví dụ 1: .Số lượng thực vật nổi tăng mạnh vào ban ngày và giảm vào ban đêm. .Số lượng muỗi tăng vào mùa hè. .Số lượng mèo rừng tăng giảm theo chu kỳ 9-10 năm. .Biến động số lượng cá cơm ở biển Peru 10-12 năm. + nhóm ví dụ 2: .Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa. .Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng U Minh Thượng năm 2002. .Số lượng gà ở tp Đà Nẵng giảm mạnh do dịch cúm gia cầm H5N1. .Số lượng cá ngừ giảm mạnh do sự đánh bắt quá mức của ngư dân . -Sau khi cho 2 nhóm ví dụ trên, GV yêu cầu HS điền vào PHT số 1 ( họat động theo nhóm 2 bạn cùng bàn trong thời gian 5 phút) -GV củng cố lại từng nội dung các lọai biến động: (1)Biến động theo chu kì: .GV yêu cầu HS quan sát H.39.1 SGK và thảo luận nhóm (2bạn) để trả lời câu lệnh Giải thích: Thỏ là thức ăn của mèo rừng, số lượng mèo rừng phụ thuộc vào nguồn thức ăn là thỏ. Khi số lượng thỏ tăng lên, mèo rừng có nguồn thức ăn dồi dào nên có điều kiện tăng số lượng cá thể. Khi số lượng mèo rừng tăng cao thì nguồn thức ăn là thỏ bị giảm, kéo -HS quan sát, phân tích ví dụ để hòan thành PHT số 1. -Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, HS nhóm khác nhận xét. -Đại diện nhóm trả lời lượng cá thể trong quần thể. 2.Các lọai biến động: Nội dung ở phiếu học tập số 1 GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 3 GIÁO ÁN SINH 12 CB theo số lượng mèo rừng giảm số lượng thỏ và mèo rừng khống chế lẫn nhau .Tìm hiểu loại biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp? Đáp án:giúp nhà nông xác định đúng thời vụ từ đó chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt có hiệu quả và tạo điều kiện cho vật nuôi, cây trồng sinh trưởng tốt nhất tăng năng suất. Đồng thời chủ động hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật có hại (2) Biến động không theo chu kì: GV cho HS quan sát H.39.2 SGK và trả lời câu hỏi: .Nêu hậu quả của lọai biến động không theo chu kì? .Đáp án: nếu tăng quá mức thì mất cân bằng sinh thái, nếu giảm quá mức loài có nguy cơ bị tuyệt chủng -HS độc lập suy nghĩ và trả lời. -HS độc lập suy nghĩ và trả lời, HS khác bổ sung *Hoạt động 2: II.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng -GV phát PHT số 2, yêu cầu HS thảo luận nhóm ( 2 bạn) trong thời gian 5 phút. -Từ bảng phân tích trên, ta có thể chia nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể thành những nhóm nào? -Nhóm nhân tố vô sinh tác động như thế nào? -Nhóm nhân tố vô sinh tác động vào -HS thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút -Đại diện các nhóm lên trình bày -HS độc lập suy nghĩ và trả lời II.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể: 1.Nguyên nhân: a.Tác động của nhóm nhân tố vô sinh: Tác động trực tiếp lên sinh vật, ảnh hưởng tới trạng thái sinh lý của cơ thể làm GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 4 GIÁO ÁN SINH 12 CB giai đọan nào của đời sống cá thể? Tại sao nói NTVS là nhân tố không phụ thuộc mật độ? Đáp án: .các NTVS tác động mạnh vào mùa sinh sản hay giai đọan còn non của sinh vật dẫn đến sự biến động số lượng cá thể diễn ra mạnh. .vì các NTVS tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật, không phụ thuộc mật độ cá thể trong quần thể. -Nhóm nhân tố hữu sinh tác động như thế nào? Tại sao gọi NTHS là nhân tố phụ thuộc mật độ? Lưu ý: Nhân tố quy định sự biến động số lượng cá thể trong quần thể có thể khác nhau tùy vào từng quần thể, tùy vào từng giai đọan trong quá trình sống. -GV cho HS theo dõi đọan phim và thảo luận nhóm ( 2) để trả lời các câu hỏi: . có những loài động vật nào? .sự biến động số lượng cá thể của mỗi loài? Nguyên nhân gây biến động? -GV sẽ củng cố các câu hỏi sau khi HS trả lời. -Ngoài ra GV cho HS quan sát thêm các hình ảnh về sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể khi số lượng tăng cao, sự di cư của một số loài -Thế nào là sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? -Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? Đáp án: .Kn: SGK .QT tự điều chỉnh: trong điều -HS độc lập suy nghĩ và trả lời -HS độc lập suy nghĩ và trả lời -HS thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung -HS độc lập nghiên cứu SGK trình bày: Kn và cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quàn thể sinh vật thay đổi các đặc trưng cơ bản của quần thể dẫn đến số lượng cá thể của quần thể thay đổi (không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể) b.Tác động của nhóm nhân tố hữu sinh: thể hiện ở quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật kí sinh, con mồi, loài cạnh tranh (phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể) 2.Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: -QTSV sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 5 GIÁO ÁN SINH 12 CB kiện thuậnlợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù, dấn đến mức sinh sản tăng, nhập cư cao, mức tử vong giảm… số lượng cá thể trong quần thể tăng; Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao thì thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, môi trường ô nhiễm, dẫn đến cạnh tranh gay gắt, kết quả là mức sinh sản giảm, xuất cư nhiều, mức tử vong cao… số lượng cá thể của quần thể giảm. -GV cho HS quan sát H.39.3 SGK , yêu cầu HS phân tích hình vẽ trả lời câu lệnh? -Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể? -Khi nào thì quần thể đạt mức cân bằng? -Ý nghĩa thực tế của trạng thái cân bằng quần thể? -HS độc lập suy nghĩ, phân tích hình vẽ và trả lời. -HS suy nghĩ và trả lời. giảm số lượng cá thể hoặc kích thước làm cho số lượng cá thể tăng lên -Cơ chế điều chỉnh: là sự thốnh nhất giữa tỉ lệ sinh sản (b), tử vong (d), nhập cư (i), xuất cư (e). 3.Trạng thái cân bằng của quần thể: - Trạng thái cân bằng của quần thể: là trạng thái mà ở đó số lượng cá thể dao động xung quanh một gía trị ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường -Cơ chế điều chỉnh: là sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản (b), tử vong (d), nhập cư (i), xuất cư (e): b+i= d+e -Ý nghĩa: +đảm bảo cho sự tồn tại của các loài sinh vật +tạo ra trạng thái cân bằng sinh học GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 6 GIÁO ÁN SINH 12 CB s4.Củng cố: GV củng cố lại những kiến thức đã học bằng cách choHS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi A.có hiện tượng ăn lẫn nhau. B.số lượng cá thể nhiều thì tự chết. C.số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường. D.tự điều chỉnh. Câu 2: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do: A.tác động của con người. B.sự phát triển quần xã. C.sự tác động nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. D.khả năng cạnh tranh cao. Câu 3: Biến động nào sau đây là biến động theo chu kỳ A.số lượng bò sát giảm vào những năm có mùa đông giá rét B.số lượng chim, bò sát giảm mạnh sau những trận lũ lụt C.nhiều sinh vật rừng bị chết do cháy rừng D.ếch nhái có nhiều vào mùa mưa Câu 4: Trường hợp nào sau đây cho thấy sinh vật biến động không theo chu kỳ A.chim di trú mùa đông B.động vật biến nhiệt ngủ đông C.số lượng ruồi muỗi nhiều vào các tháng xuân hè D.số lượng thỏ ở Australia giảm vì bệnh u nhầy Câu 5: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 7 GIÁO ÁN SINH 12 CB A.sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản với tỉ lệ đực cái. B. sự thay đổi chủ yếu giữa mật độ với không gian phân bố của quần thể C.sự thay đổi chủ yếu giữa mức sinh sản với thành phần tuổi. D.Sự thay đổi chủ yếu giữa mức sinh sản với mức tử vong. 5.Dặn dò:- HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi SGK -Chuẩn bị bài mới V.Nhận xét và rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 8 GIÁO ÁN SINH 12 CB PHIẾU HỌC TẬP BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ QUẦN THỂ SINH VẬT Phiếu học tập số 1: TÌM CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ Biến động (1) ? (2) ? Ví dụ Nhận xét Nguyên nhân Phiếu học tập số 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ QUẦN THỂ Nguyên nhân gây biến động số lượng Nhóm NTST Cáo ở đồng rêu Phương Bắc Số lượng chuột lemmus HS Sâu hại mùa màng Cá cơm ở vùng biển Peru Chim cu gáy Muỗi ếch nhái Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm Động thực vật rừng U Minh Thỏ ở Australia GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 9 GIÁO ÁN SINH 12 CB ĐÁP ÁN CÁC PHIẾU HỌC TẬP BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ QUẦN THỂ SINH VẬT Phiếu học tập số 1: TÌM CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ Biến động Theo chu kì Không theo chu kì Ví dụ -TV nổi tăng số lượng cá thể vào ban ngày và giảm số lượng cá thể vào ban đêm -Số lượng muỗi tăng vào mùa hè -Số lượng mèo rừng tăng giảm theo chu kì 9-10 năm -Biến động số lượng cá cơm ở biển Peru 10-12 năm -Số lượng nấm men tăng mạnh trong vại dưa -Số lượng cây dương xỉ giảm mạnh do cháy rừng U Minh Thượng năm 2002 -Số lượng gà ở tp Đà Nẵng giảm mạnh do dịch cúm H5N1 -Số lượng cá ngừ giảm mạnh do việc khai thác quá mức của ngư dân Nhận xét Số lượng cá thể cuar quần thể biến động theo chu kì Số lượng cá thể cuar quần thể biến động một cách đột ngột Nguyên nhân Do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường - Do những thay đổi bất thường của điều kiện môi trường - Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức của con người GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Page 10 [...]... SINH 12 CB Phiếu học tập số 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ QUẦN THỂ Cáo ở đồng rêu Phương Bắc Sâu hại mùa màng Cá cơm ở vùng biển Peru Chim cu gáy Muỗi ếch nhái Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm Động thực vật rừng U Minh Thỏ ở Australia GVTH: NGUYỄN VŨ ANH THY Nguyên nhân gây biến động số lượng Số lượng chuột lemmus Cây trồng, khí hậu . cứu bài mới. * Giới thiệu các nội dung chính của bài * Họat động 1: Biến động số lượng cá thể của quần thể (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động. CB PHIẾU HỌC TẬP BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ QUẦN THỂ SINH VẬT Phiếu học tập số 1: TÌM CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ Biến động (1) ? (2) ? Ví

Ngày đăng: 04/12/2013, 02:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w