1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 39: Biến động số lượng

8 770 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được khái niệm về biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được ví dụ minh họa. - Phân tích được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. - Nêu được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, đọc sách giáo khoa. 3. Thái độ - Phân tích được các dạng biến động số lượng trong các quần thể xung quanh. - Vận dụng kiến thức vào việc giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu đa phương tiện - Các PHT + PHT số 1: Nghiên cứu SGK mục I, hoàn thành các câu hỏi: 1. Hãy ghép đôi các hiện tượng phù hợp với các dạng biến động số lượng. Các hiện tượng Các dạng biến động số lượng 1. Ở Việt Nam, vào mùa xuân, hè khí hậu ấp áp nên sâu hại xuất hiện nhiều . 2. Động, thực vật rừng U Minh Thượng số lượng giảm do cháy rừng. 3. Thỏ ở Ôxtrâylia số lượng tăng giảm bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy. 4. Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kỳ biến động là 7 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá cơm chết hàng loạt. 5. Cáo ở đồng rêu phương Bắc phụ thuộc vào số lượng con mồi là chuột lemmut. 6. Số lượng cá thể của các loài động vật nổi tăng vào ban đêm, giảm vào ban ngày do loài này sinh sản tập trung vào ban đêm để tránh sự khai thác của động vật ăn thịt 7. Rươi sống ở vùng nước lợ ven biển Bắc bộ đẻ rộ nhất vào các ngày thuộc pha trăng A. Biến động không theo chu kì. B. Biến động theo chu kì ngày đêm. C. Biến động theo chu kì tuần trăng và hoạt động của tuần trăng. D. Biến động theo chu kì mùa. khuyết, sau rằm tháng 9 và pha trăng non đầu tháng 10 âm lịch. E. Biến động theo chu kỳ nhiều năm. 2. Có các dạng biến động số lượng nào? Nguyên nhân gây nên các dạng biến động số lượng cá thể? Đáp án PHT số 1: + Câu 1: 1D, 2A, 3A, 4 E , 5A, 6E, 7B, 8C. + Câu 2: Có 2 dạng : biến động số lượng theo chu kỳ và không theo chu kỳ. Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể - PHT số 2: Dựa trên PHT số 1 hãy hoàn thành PHT sau: STT Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Nhóm nhân tố sinh thái 1 Sâu hại mùa màng 2 Động thực vật rừng U Minh 3 Thỏ ở Ôxtrâylia 4 Cá cơm ở biển Pêru 5 Cáo ở đồng rêu phương Bắc 6 Động vật nổi 7 Rươi ở vùng nước lợ ven biển Bắc bộ Đáp án PHT số 2: STT Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Nhóm nhân tố sinh thái 1 Sâu hại mùa màng Cây trồng, khí hậu HS, VS 2 Động thực vật rừng U Minh Cháy rừng VS 3 Thỏ ở Ôxtrâylia Virut bệnh u nhầy HS 4 Cá cơm ở biển Pêru Dòng nước nóng VS 5 Cáo ở đồng rêu phương Bắc Số lượng chuột lemmut HS 6 Động vật nổi Sinh sản tập trung vào ban đêm VS 7 Rươi ở vùng nước lợ ven biển Bắc bộ Đẻ rộ vào các ngày thuộc pha trăng khuyết VS - Các file ảnh tĩnh + Tranh 1: Đồ thị biến động số lượng thỏ và mèo rừng Canada, theo chu kì 9-10 năm. + Tranh 2: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. + Tranh 3: Một số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. + Tranh 4: đồ điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trở lại mức cân bằng - Các file ảnh động + Phim : Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể sư tử III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - PPTQ kết hợp vấn đáp tìm tòi - PP tổ chức hoạt động nhóm IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: (Thời gian : 5 phút ) Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào? 2.Giảng bài mới: Kích thước quần thể có phải là một hằng số theo thời gian hay không ? Tại sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Biến động số lượng cá thể của quần thể. Hoạt động 1 Tên hoạt động : Khái niệm, các dạng và nguyên nhân của biến động số lượng cá thể của quần thể Mục tiêu: - Hiểu và trình bày được khái niệm về biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được ví dụ minh họa. - Phân tích được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể. - Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, đọc sách giáo khoa. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp. - Phân tích được các dạng biến động số lượng trong các quần thể xung quanh. - Vận dụng kiến thức vào việc giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp biết cách đánh bắt, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Thời gian :20 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Phát PHT số 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút - Thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể ? - Chiếu tranh 1 và yêu cầu HS trả lời câu lệnh mục I.1 SGK/171: Vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng, giảm theo chu kỳ gần giống nhau? - Đọc muc I.1 và I.2 sgk trang 171, 172 , hoạt động nhóm, thảo luận và trình bày. ( Đáp án PHT ) - Trả lời câu lệnh: + Quan hệ giữa Thỏ và Mèo rừng là vật ăn thịt và con mồi. Khi số lượng Thỏ tăng →Số lượng Mèo rừng tăng do Mèo rừng có nhiều thức ăn.Thỏ bị săn đuổi ráo riết →Số lượng Thỏ giảm. + Số lượng Thỏ giảm →Mèo rừng giảm vì thiếu thức ăn; Số lượng Mèo rừng I. Biến động số lượng cá thể và các dạng biến động số lượng cá thể cửa quần thể 1. Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể - Biến động không theo chu kì: Do sự thay đổi bất thường của tự nhiên hay do hoạt động khai thác quá mức của con nguời. - Biến động theo chu kì: do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường + Chu kì ngày đêm + Chu kì mùa + Chu kì tuần trăng, thủy triều + Chu kì nhiều năm 2. Khái niệm biến động số lượng cá thể Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể. - GV kết luận: Mối quan hệ dinh dưỡng giữa chúng đảm bảo sự cân bằng sinh thái tự nhiên. - GV phát PHT số 2: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3 phút hoàn thành PHT. - Sau khi HS hoàn thành PHT GV yêu cầu HS trả lời lần lược 2 câu hỏi sau: + Nhân tố nào ảnh hưởng thường xuyên và rõ nhất? Tác động vào giai đoạn nào của quần thể dễ gây biến động nhất? +Nhân tố vô sinh không thuận lợi dẫn đến hậu quả gì? + Nhân tố hữu sinh tác động đến quần thể được biểu hiện như thế nào? -Kết luận: Hai nhóm nhân tố sinh thái gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể: + Nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể quần thể. + Nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi giảm, nên Thỏ không bị săn đuổi ráo riết, do đó số lượng Thỏ lại tăng. - Dựa trên PHT số 1 kết hợp kiến thức mục II SGK trang 172,173 hoạt động nhóm, thảo luận và trình bày. ( Đáp án PHT ) + Nhân tố vô sinh-khí hậu trong đó quan trọng nhất là yếu tố nhiệt độ tác động vào giai đoạn còn non hay vào mùa sinh sản → Hạn chế đánh bắt vào vào mùa sinh sản. + Giảm sức sinh sản, khả năng thụ tinh, sức sống con non… + Tác động của nhân tố hữu sinh thể hiện rõ ở sức sinh sản của quần thể, ở mật độ của động vật ăn thịt, vật ký sinh, con mồi , loài cạnh tranh. 3. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể Nguyên nhân Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu - Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) - Cạnh tranh - Kẻ thù - Thức ăn Ảnh hưởng đến - Sinh sản - Khả năng thụ tinh - Sức sống con non - Sự phát tán - Sức sinh sản - Tỷ lệ tử vong - Sự xuất cư mật độ nên được gọi là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. Dẫn dắt: Các nhân tố sinh thái tác động tổng hợp lên quần thể gây nên biến động số lượng cá thể, vậy quần thể làm cách nào để điều chỉnh số lượng cá thể luôn duy trì ở mức cân bằng? Hoạt động 2 Tên hoạt động: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể Mục tiêu: - Phân tích được các nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. - Nêu được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hóa, suy luận. - Biết cách đánh bắt, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Thời gian : 15 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Chiếu phim 1 và tranh 2, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Xem phim và thảo luận nhóm hãy điền nội dung vào các vị trí từ (1) → (8) sao cho phù hợp? - GV ghi tóm tắt kiến thức cơ chế điều chỉnh số lượng lên bảng. - Xem phim, kết hợp khả năng suy luận và kiến thức ở các bài trước thảo luận nhóm nhỏ trả lời: -(1)Quần thể tăng số lượng quá chuẩn do thức ăn , nơi ở , các điều kiện sinh thái phù hợp. (2) Quần thể điều chỉnh để giảm số lượng bằng cách: + Tăng khả năng cạnh tranh. + Giảm tỉ lệ sinh, tăng tỉ lệ chết. + Tăng khả năng phát tán. II. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể 1. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể Cơ chế điều chỉnh giảm Cạnh tranh ( cùng loài) tăng Xuất cư tăng Vật ăn thịt , vật kí sinh, dịch bệnh tăng Sinh sản giảm Số lương cá thể của quần thể tăng quá cao Số lượng cá thể của quần thể giảm. Sinh sản tăng Tử vong giảm Cơ chế điều chỉnh tăng Số lương cá thể của quần thể tăng Môi trường thuận lợi Quần thể ban đầu với số lượng cá thể nhất định - Từ so đồ, theo em, nên khai thác và đánh bắt nguồn tài nguyên sinh vật như thế nào cho hợp lí? - GV chiếu tranh 3: Một số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng → Cấm săn bắt. - GV đưa ra tình huống sau: Một quần thể Nai rừng có nguy cơ bị tiêu diệt. Để cứu vãn quần thể, có ý kiến cho rằng nên thả bổ xung một số nai vào quần thể đó. Theo em giải pháp đó có thể đưa đến kết quả như thế nào? - Kết luận : Các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn có cơ chế tự điều chỉnh (3) Quần thể giảm số lượng về mức chuẩn. (4) Quần thể giảm số lượng dưới múc chuẩn do khả năng cạnh tranh tăng, thiếu thức ăn, dịch bệnh, thiếu chổ ở, các điều kiện sinh thái bất lợi. (5) Quần thể điều chỉnh để tăng số lượng cá thể: + Tăng cường quan hệ hỗ trợ. +Tăng tỉ lệ sinh , giảm tỉ lệ chết. (6) Quần thể tăng số lượng về mức chuẩn. (7) Quần thể tăng rất nhanh do tác động của con người : chăm sóc, bảo vệ (8) Quần thể giảm rất nhanh do tác động của con người: đánh bắt, khai thác bừa bãi, ô nhiễm… -Khai thác ở thời điểm (1) , (7). Tuy nhiên phải có kế hoạch, đảm bảo sự phục hồi của quần thể. Không nên khai thác và đánh bắt khi số lượng cá thể đang suy giảm vì có thể dẫn đến tuyệt chủng một số loài. 2. Trạng thái cân bằng của quần thể số lượng cá thể của quần thể vì vậy trước khi đưa ra giải pháp con người phải nghiên cứu rõ nguyên nhân nếu không sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng của quần thể. -GV chiếu tranh 4 và đặt câu hỏi: + Thế nào là trạng thái cân bằng quần thể? + Trạng thái cân bằng của quần thể được duy trì thông qua việc điều hòa yếu tố cấu trúc nào của quần thể? + Ý nghĩa của việc duy trì trạng thái cân bằng quần thể? - Phải điều tra nguyên nhân làm suy giảm quần thể nai. + Nếu do săn bắt quá mức thì giải pháp trên có hiệu quả. + Nếu do nguyên nhân khác ví dụ như thiếu thức ăn hay dịch bệnh thì giải pháp đó không có hiệu quả. - Quan sát hình kết hợp kiến thức phân tích ở mục II.1.trả lời câu hỏi. + Giá trị này được duy trì nhờ sự thống nhất giữa tỷ lệ sinh sản – tỷ lệ tử vong. - Là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Ý nghĩa: Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Ứng dụng khai thác hợp lí tài nguyên lâm sản, hải sản. V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (Thời gian : 5 phút ) Trò chơi ô chữ: VI. DẶN DÒ - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc trước bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã. - Quan sát một số quần xã ở địa phương, phân tích các đặc trưng và mối quan hệ giữa các loài trong quần xã đó? . thiếu thức ăn; Số lượng Mèo rừng I. Biến động số lượng cá thể và các dạng biến động số lượng cá thể cửa quần thể 1. Các dạng biến động số lượng cá thể của. 2 dạng : biến động số lượng theo chu kỳ và không theo chu kỳ. Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể - PHT số 2: Dựa

Ngày đăng: 29/09/2013, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w