1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn skkn mt

12 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 124 KB

Nội dung

Tên đề tài : " GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA MÔN KHOA HỌC " 1/ Đặt vấn đề : Từ khi xuất hiện tên Trái đất , con người đã gắn bó với thiên nhiên . Nhờ có lao động ,con người đã chủ động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự sống của mình . Trong quá trình lao động sản xuất , con người đã cải tạo thiên nhiên nhưng ngược lại cũng tàn phá thiên nhiên như : đốt rừng , săn bắn các loài động vật , khai thác cây cối , sử dụng chất độc hoá học , chất phóng xạ , huỷ hoại thiên nhiên gây nên tình trạng khủng hoảng sinh thái “. Nói trong phạm một phạm vi hẹp hơn trong cuộc sôïng hàng ngày con người tự làm ô nhiễm môi trường sống của bản thân mình như trong việc xử lý rác và nước thải , khói từ phương tiện nhà máy giao thông . Cần phải làm gì để ngăn chặn thực trạng trên , để cứu lấy con người và sự sống của muôn loài . Một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho lớp người chủ tương lai của xã hội -những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường . Ở nước ta , vấn đề giáo dục môi trường cũng đang là mối quan tâm sâu sắc của Đảng , Nhà nước và của toàn xã hội , đặc biệt trong hệ thống giáo dục nhà trường . Nghị quyết IV của BCH TW Đảng khoá VII năm 1993 đã đề ra nhiệm vụ : “ Đẩy mạnh giáo dục , pháp luật , đạo đức , thẫm mỹ , môi trường , dân số , rèn luyện thể chất cho học sinh . Trong hệ thống giáo dục nhà trường , việc giáo dục môi trường cần được đặc biệt coi trọng ở bậc Tiểu học là nền móng , bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân . Học sinh Tiểu học ở độ tuổi đang phát triển và định hình nhân cách . Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồi dưỡng qua giáo dục môi trường sẽ để lại dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ trong cuộc sống sau này của các em , đồng thơiì trẻ em ở lứa tuổi này có tính tích cực cao , hiếu động , nghịch ngợm . nếu không được giáo dục sẽ dẫn tới hành động phá hoại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức . Vì vậy , làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc Tiểu học ; làm thế nào để hình thành cho học sinh Tiểu học những tri thức về môi trường , bảo vệ môi trường , xây dựng cho học sinh động cơ thái độ , hành vi cư xử đúng đắn với môi trường là vấn đề mang tính thiết yếu và cần thiết hiện nay. Với những lý do như đã nêu ở trên tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu : “ Giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5C thông qua phân môn khoa học “. 2/Cơ sở lí luận : Trong những năm gần đây , ở trường Tiểu học nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào các môn học “ Khoa học ; “ Giáo dục sức khoẻ “ ; “ Đạo đức “ và được giảng dạy ngay từ lớp 1 . Song việc giáo dục môi trường qua các môn học nói trên hiện nay ít nhiều còn hạn chế , các kiến thức về môi trường hoặc có liên quan đến môi trường vẫn chưa thành một hệ thống . Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên còn hời hợt , mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên chưa được đề cập một cách sâu sắc , triệt để . Do vậy , chưa nêu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường , thêm vào đó chương trình không có những bài tập thực hành nào nhằm hình thành các kỹ năng bảo vệ môi trường . Vớ thực trạng về công tác giáo dục bảo vệ môi trường như vậy đã dẫn đến những khiếm khuyết trong thực tiễn là : + Học sinh có thói quen dẫm nát cây cỏ , ngắt phá hoa , bứt quả non . + Vứt rác mọi nơi , phóng uế , tiểu tiện bừa bãi . 1 + Việc bắn phá tổ chim , bắt , giết các loại côn trùng như bướm , chuồn chuồn , ếch nhái . không chỉ là thói quen của các em mà là một thú vui lớn đối với các em học sinh . 3 /Cơ sở thực tiễn: Chúng ta có thể khẳng định rằng những thực trạng trên chắc chắn sẽ có những nguyên nhân khác nhau của nó . Về việc học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường do những nguyên nhân sau : + Chương trình giảng dạy về bộ môn giáo dục môi trường có lồng ghép trong các môn học nhưng còn hời hợt và giáo viên chưa đề cập một cách sâu sắc và triệt để . + Học sinh chưa hiểu được một cách thấu đáo rằng môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mỗi chúng ta và cho cả Trái đất . Bảo vệ môi trường tức là đem lại sức khoẻ cho con người và sự sống cho muôn loài, nên các em cần có ý thức bảo vệ môi trường . + Vấn đề lao động dọn vệ sinh trường lớp có đề cập là nhằm để làm cho môi trườn thêm sạch đẹp những các em chưa biết được ý nghĩa của sự sạch và đẹp đó . + Do ảnh hưởng của nề nếp sinh hoạt hằng ngày ở gia đình , địa phương nơi em đang sống như : xử lý rác và nước thải của gia đình còn bừa bãi , không đúng quy định nhưng chưa có lời cảnh báo của người lớn , của cơ quan chức năng thì các em sẽ cho là đúng . Từ đó dẫn đến hành động “ vô tư của các em” 4/ Nội dung nghiên cứu: Việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường không chỉ ngày một , ngày hai mà đòi hỏi phải có thời gian và kết hợp với nhiều biện pháp . Từ thực tế giảng dạy xin nêu ra một số biện pháp cụ thể để giải quyết thực trạng đó . a/ Giáo viên phụ trách lớp luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo trong việc bảo vệ môi trường ở mọi nơi , mọi lúc trong cuộc sống để học sinh nhận thấy và thực hiện . Ví dụ : Giáo viên thông qua việc làm nhỏ như bỏ rác đúng quy định , nhặt rác rơi , nhà ở của giáo viên thoáng , sạch sẽ . b/ Giáo dục môi trường qua tiết dạy trên lớp qua phân môn khoa học. Qua mỗi tiết dạy có liên quan đến môi trường, giáo viên chú trọng vào phần liên hệ thực tiễn để giáo dục cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường . Thông qua nội dung của tiết dạy giáo viên sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến giáo dục môi trường hoặc tổ chức các hoạt động trò chơi qua tiết học nhằm tìm hiểu khả năng nhận thức về môi trường của học sinh . Mặt khác, giáo viên cho học sinh sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học giáo dục môi trường để chuẩn bị cho hoạt động tiết dạy sinh động hơn . Ví dụ : Qua bài : “ Bảo vệ bầu không khí trong lành “ ở môn khoa học . Tôi sử dụng câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm : + Bầu không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ ? + Muốn môi trường xanh , sạch, đẹp em phải làm gì ? + Ngoài không khí để thở môi trường còn cung cấp cho ta những gì ? Học sinh trả lời : Cung cấp nước uống , thức ăn , nơi làm việc , vui chơi , giải trí . Sau đó tôi đặt ngược vấn đề cho học sinh tự trả lời : + Nếu môi trường không cung cấp những yếu tôï đó thì con người có tồn tại được không ? + Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường ? c/ Tôi đã tổ chức thi trồng cây và chăm sóc cây tốt . 2 Ví dụ : Hằng tuần lớp được phân công làm 4 tổ , các tổ trưởng hướng dẫn cho tổ viên mình tự nhỏ cỏ , chăm sóc , bón phân , tưới nước cho cây trồng ở sân trường. Cuối tuần , giáo viên chủ nhiệm cùng lớp trưởng và lớp phó lao động kiểm tra kết quả và chấm điểm thi đua . + Tổ chức thi trực nhật sạch sẽ với ý nghĩa bảo vệ môi trường . Ví dụ : Một tháng có 4 tuần chia cho 4 tổ trực nhật , tổ nào quét sạch sẽ thì được điểm thi đua cao hơn . Cuôí tháng đưa vào tổng kết chấm điểm thi đua và khen thưởng . + Tổ chức đôi bạn kiểm tra lẫn nhau về việc có ý thức không vứt rác bừa bãi , không vẽ bậy lên tường , đi tiêu , tiểu đúng nơi quy định . d / Phôïi hợp với Đội TN cho các em tham gia chương trình :” Những giọt mưa xanh “ học sinh thi viết bài vẽ tranh về chủ đề môi trường dưới hình thức thi đua giữa các tổ , đôi bạn . + Tổ chức cho học sinh hưởng ứng ngày “ Môi trường thế giới .” + Tuyên truyền cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua chương trình phát thanh măng non , qua việc thực hiện chương trình rèn luyện đội viên . e / Cùng với cộng đồng xã hội và gia đình giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng : + Ở thôn xóm , mỗi tuần một lần , các em rủ nhau đi nhổ cỏ , quét rác đường bê tông , tổ trưởng theo dõi và báo cáo kết quả cho giáo viên . + Các em cùng với bà con ở nơi cư trú tham gia quét dọn đường sá trong các đợt hoạt động làm sạch môi trường do địa phương tổ chức . + Các em có ý thức phát hiện người vứt rác bừa bãi , gia súc , gia cầm chết ra đường. + Tôi thường xuyên đến thăm PHHS và tìm hiểu nhắc nhở các em về ý thức bảo vệ môi trường ở thôn xóm . + Cùng với bà con thôn xóm các em biết dọn vệ sinh khi sắp đến ngày lễ , ngày hội , ngày Tết . Tóm lại : Môi trường sống hiện nay , đại dịch có nguy cơ đe doạ cần giáo dục học sinh hết sức bảo vệ môi trường . Thực hiện tốt ăn sạch, uống sạch, ở sạch để góp phần cùng với cộng đồng ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch chính là góp phần bảo vệ cuộc sống của con người. 5 /Kết quả nghiên cứu: Từ những nguyên nhân và thực trạng trên tôi đã áp dụng một số biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh . Từ thực tiễn , bước đầu tôi nhận thấy học sinh đã đạt được một số kết quả khả quan . + Qua bài khảo sát : - Hầu hết học sinh đều đạt điểm tốt ( 100 % ) - 100 % học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ của con người . Từ đó học sinh tự giác thực hiện những công việc mang tính thường xuyên , hàng ngày : - Học sinh tự nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định . - Tự quét ván nhện ở trần nhà - Học sinh bẻ cành cây , hái hoa , hằng tuần chăm sóc cây - Các em biết giữ vệ sinh ở nơi công cộng , trường học . • Qua tìm hiểu ở PHHS : Các em đã biết giữ vệ sinh nhà cửa và khu vực nơi em ở . 3 Việc học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môi trường được đánh giá cụ thể qua việc các em biết ngăn chặn kịp thời những việc làm sai trái ảnh hưởng xấu đến môi trường . Qua quá trình nghiên cứu , thực hiện và kết quả ban đầu , bản thân tôi rút ra miột số kinh nghiệm như sau : + Cần giáo dục môi trường cho học sinh một cách có hệ thống qua các môn học trên lớp và cả hoạt động ngoại khoá . + Kết hợp với Ban HĐNG , gia đình , xã hội để giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường . + Bản thân giáo viên , gia đình giáo viên , nơi sinh sống của giáo viên cũng phải có môi trường xanh , sạch , thoáng . 6/ Kết luận: Môi trường đem lại sự sống cho con người, con người cải tạo môi trường nhưng cũng đồng thời làm ô nhiễm môi trường từ những việc làm bình thường mà họ không hề hay biết . Vậy cứu lấy môi trường là việc làm không thể chần chừ mà chúng ta phải hành động vì môi trường xanh , sạch , đẹp . Với ý nghĩa đó việc giáo dục môi trường cho học sinh ở bậc Tiểu học là nền tảng cho sau này . Là giáo viên giảng dạy tôi đã hiểu rõ điều này và thực hiện có kết quả khả quan . Với kinh nghiệm và biện pháp thực hiện chắc chắn sẽ có nhiều biện pháp hay hơn , vì vậy đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài đạt kết quả cao hơn . 6 / Đề nghị : Qua quá trình nghiên cứu , thực hiện và kết quả ban đầu , bản thân tôi rút ra miột số kinh nghiệm như sau : + Cần giáo dục môi trường cho học sinh một cách có hệ thống qua các môn học trên lớp và cả hoạt động ngoại khoá . + Kết hợp với Ban HĐNG , gia đình , xã hội để giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường . + Bản thân giáo viên , gia đình giáo viên , nơi sinh sống của giáo viên cũng phải có môi trường xanh , sạch , thoáng . NGƯỜI VIẾT Tr n Minh Trungầ 4 1. Tên đề tài : MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5C KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ THƯỜNG GẶP 2. Đặt vấn đề : Tiếng việt là bộ môn quan trọng trong nhà trường , nhằm mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh . Mục đích của việc dạy và học môn Tiếng Việt là dạy cho trẻ biết sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp và mở rộng vốn hiểu biết thông qua việc dạy các kĩ năng nghe , nói , đọc , viết .Thông qua giờ dạy tiếng việt , giáo viên có nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ của trẻ , rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ , giúp các em viết đúng chính tả để người đọc hiểu đúng nghĩa củaTiếng Việt . Cuối bậc tiểu học , yêu cầu tối thiểu học sinh phải đạt được là : đọc thông viết thạo mặt chữ , sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong học tập và giao tiếp , yêu thích thơ văn , nhớ và học thuộc một số truyện , thơ hay trong sách giáo khoa bậc tiểu học .Để thực hiện được các yêu cầu trên , chương trình môn Tiếng Việt bao gồm một số phân môn : Học vần , tập viết , luyện từ và câu , tập đọc , kể chuyện , tập làm văn , chính tả Trong đó phân môn chính tả cùng một số phân môn khác giúp cho học sinh chiếm lĩnh đượcTtiếng Việt để giao tiếp và học tập bởi chính tả là phân môn có tính chất công cụ . Mục đích của môn chính tả là rèn luyện kĩ năng đọc thông viết thạo , chủ yếu là viết đúng chuẩn chữ viết , đúng nghĩa của từ muốn diễn đạt . Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các bộ môn văn hóa khác . Thực tế giảng dạy lớp 5 , tôi nhận thấy học sinh thường mắc một số lỗi chính tả phổ biến như sau : - Lỗi phụ âm đầu : s/x , gi/d , ng/ngh - Lỗi âm cuối : n/ng , c/t , n/nh - lỗi vần : ăng / eng / en - Lỗi viết hoa các danh từ riêng , lỗi dấu hỏi ngã - Lỗi biến âm do phát âm : a ô , ô o , a o Tôi đã thống kê những lỗi thường gặp ở một số học sinh sau 3 bài chính tả ở đầu năm học như sau : Bài Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Dấu thanh Viết hoa (Nghe viết) Việt Nam thân yêu 11 1 3 7 4 4 5 (Nghe viết) Lương Ngọc Quyến 5 1 2 4 7 11 ( Nhớ viết ) Thư gửi các học sinh 3 0 2 2 2 4 Việc học sinh viết sai chính tả là nỗi băn khoăn lo lắng trong tôi . Vì thế , việc sửa lỗi chính tả là cần thiết . Tôi nghĩ để cho các em viết không sai lỗi chính tả không phải ngày một ngày hai mà phải cả một quá trình đòi hỏi giáo viên phải chịu khó kiên trì và thường xuyên . Riêng ở lớp tôi đang dạy , tôi đi sâu vào việc giúp các em phân biệt âm đầu , âm cuối và dấu thanh . Chính vì lẽ đó , tôi chọn đề tài : " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5C khắc phục những lỗi chính tả thường gặp". 3. Cơ sở lý luận : Viết đúng chính tả là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh . Như trên đã trình bày , chính tả là cách viết hợp chuẩn , cách viết không hợp chuẩn là viết sai chính tả. Viết chữ và viết đúng chính tả không chỉ là vận động cơ bắp mà còn là những thao tác trí óc của người viết . Trong rèn luyện viết đúng chính tả , chúng ta không cần đi vào tràn lan mà phải tập trung vào những chỗ thường sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi viết . Dạy chính tả kết hợp với dạy chính âm ,nguyên tắc cơ bản của chính tả là nguyên tắc ngữ âm học .Theo nguyên tắc này , cách viết của các từ phải biểu hiện đúng ảnh hưởng của từ . Nói cách khác phát âm như thế nào thì viết như thế ấy, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau . Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng chính tả bằng cách tiếp nhận cách phát âm của lời nói.Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết. học sinh viết chính tả theo giọng đọc của giáo viên. Khi viết các em nhẩm đánh vần hoặc nghĩ đến hình ảnh, âm thanh . Mọi hoạt động học tập đều phải là hoạt động có ý thức . Nhưng trong dạy học chính tả có hai loại : " Có ý thức và không có ý thức " . loại chính tả có ý thức là loại chính tả nhằm phát hiện ra các quy tắc chính tả trên cơ sở đó mà viết đúng chính tả , học sinh cần vận dụng có ý thức một số quy tắc làm căn cứ để có thể viết đúng các từ, các chữ nằm trong phạm vi quy tắc mà không cần gắng sức ghi nhớ cách viết của từng từ một . Loại chính tả không có ý thức là loại chính tả bất quy tắc, cần học thuộc và nhớ trong những trường hợp cụ thể . Dạy chính tả Tiếng Việt bên cạnh coi trọng chính tả có ý thức còn phải chú ý đến chính tả không có ý thức .Học sinh cần phát huy cao độ khả năng ghi nhớ của mình để học thuộc . Bên cạnh những trường hợp chính tả có thể khái quát qui tắc chung , người viết còn viết theo thói quen , theo truyền thống lịch sử . Nguyên tắc cơ bản của Tiếng Việt là ngữ âm học . Chữ viết là chữ ghi âm thầy đọc đúng và trò viết đúng và ngược lại . Nhiều khi học sinh tự viết bài chính tả mà không có người đọc ( nhớ viết ) . Trong trường hợp này , cách đọc , cách phát âm của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả viết chính tả , đẫn đến chất lượng các môn học khác . Tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất trong cả nước nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau , người ở địa phương có thói quen phát âm riêng mỗi vùng , có một số lỗi chính tả đặc thù mà địa phương khác không mắc phải . Như vậy , nội dung dạy chính tả từng vùng sẽ bao gồm qui luật hiện tượng chính tả chung cho cả nước lẫn những hiện tượng chính tả riêng của từng địa phương . 4. Cơ sở thực tiễn : 6 Trong quá trình lên lớp , tiếp cận với học sinh , tôi thường gặp những lỗi chính tả mà học sinh lớp tôi mắc phải đó là âm đầu , âm cuối và dấu thanh . Hầu như tất cả giáo viên đứng lớp đều có quan tâm đến việc chữa các lỗi thông thường nói ở trên nhưng học sinh vẫn còn mắc phải . Tôi thiết nghĩ , cần có những biện pháp cụ thể hơn , mới mẽ hơn và kết hợp vsaau sắc với các biện pháp thường sử dụng để giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả trong khi viết . Do đó , tôi sử dụng một số biện pháp cụ thể , đã và đang áp dụng dạy tại lớp trong năm học nầy . 5. Nội dung nghiên cứu : Để học sinh lớp tôi khắc phục từng bước khắc phục những lỗi chính tả thường gặp , tôi đã thực hiện một số biện pháp sau : * Rèn tính cẩn thận cho học sinh : Trong lớp , một số em khi viết ngoáy, cẩu thả nên dẫn đến thiếu nét. Do đó, các con chữ thường sai lệch, nhầm lẫn ( giữa l và n , n và u, a và d ) . Vì vậy muốn rèn cho học sinh tính cẩn thận trong khi viết .Tôi thường nhắc nhở trong mỗi tiết học về nề nếp , tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở của từng em. Tập cho học sinh có thói quen viết bài. Ngoài ra trước giờ học, tôi thường cho các em nhận xét các bài viết của bạn viết sạch, đẹp để các em xem và tự sửa tính cẩu thr của mình. *Phát âm đúng của giáo viên : Để giúp các em phát âm chuẩn , trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn , rõ , hiểu nghĩa từ , ngữ cảnh của mỗi từ . Đồng thời giáo viên phải rèn chữ viết để làm mẫu cho học sinh . Ngay cả lời phê vào vở của học sinh cũng được chú trọng , nhờ gia đình học sinh cộng tác . Ngoài ra , giáo viên cần chú trọng sửa lỗi chính tả qua các môn học dặt biệt là tập làm văn . * Rèn cho học sinh cách viết đúng trên cơ sở phát âm đúng : Học sinh hay phát âm sai vần ăng /eng , uân / un , an /ang hoặc sai âm đầu như s/x .Tôi hướng dẫn các enm cách đọc . Ví dụ đọc vần an thì hơi ngắn còn vần ang thì hơi dài ,đọc s cong lưỡi chạm ngạc trên , x săng lưỡi đầu lưỡi đưa ra . * Sửa lỗi chính tả thông qua giải nghĩa từ : Do học sinh chưa nắm rõ nghĩa của một số từ , nghe hiểu còn hạn chế , do đó trước khi viết , tôi giúp các em giải nghĩa những từ đó bằng cách mô phỏng sơ lược đặt câu với từ đó hoặc tìm từ cùng nghĩa , gần nghĩa . Cho học sinh kết hợp liên tưởng hay so sánh ngắn gọn về chữ viết chẳng hạn như : trong bài chính tả " Mùa thảo quả " có từ " ẩm ướt " Tiếng " ướt "chỉ về một sự vật có bị thấm nước khác với " ước mơ ". * Giúp học sinh nắm vững các trường hợp chính tả bất qui tắc và những trường hợp chính tả qui tắc : + Đối với trường hợp chính tả bất qui tắc : Tôi giúp học sinh rèn luyện trí nhớ bằng đọc nhiều , viết nhiều để quen với hình thức chữ viết các từ đó . Ví dụ : gi và d thường được đi với các nguyên âm : a , ô , ơ , i , e , ê , ư , .( da , dô , dơ , de , dê , di , gia , giô , gie , giê ) + Trường hợp chính tả qui tắc : Tôi cho học sinh ghi nhớ " s " không đi với vần bắt đầu oăn , oe, uê, ua đối với trường hợp này có " x " có thể kết hợp với các vần này . Ví dụ : xoăn , xòe xuề , xòa , xoèn xoẹt . Đối với học sinh thường mắc lỗi do phát âm của tiếng địa phương tôi thường giúp các em phân loại so sánh : - Âm cờ viết là c đứng trước các nguyên âm : a, ă, â ,o , ô , ơ , u , ư như ca , co , cô , cư - Âm cờ viết là k đứng trước các nguyên âm : e , ê, i như ke , kê , ki . 7 - Âm gờ viết là g đứng trước các nguyên âm : a , ă, â, o, ô, ơ , u , ư như ga , gô , gân . - Âm gờ viết là gh đứng trước các nguyên âm : e , ê, i , như ghe , ghê , ghi . - Trường hợp phân biệt êch / êt tôi cho học sinh phân biệt theo mẹo : Những chữ có vần êch đều chỉ một cái gì lệch lạc không bằng phẳng bình thường như mũi hếch , méo xệch đội lệch .Nó chỉ một ấn tượng khó chịu do trái với cảm giác thông thường vì sự lệch lạc . So sánh trắng với trắng bệch , bạc với bạc phếch , rỗng với rỗng tuếch , thô với thô kệch . Chỉ có từ ( con ) ếch là ngoại lệ mà thôi . Ngoài những chữ chỉ sắc thái lệch lạc , khó chịu ra , còn những chữ còn lại viết với êt : tết , hết , thết , mệt, vệt Trường hợp học sinh viết sai một số lỗi về dấu thanh , tôi cho học sinh xác định dấu thanh trong trường hợp đó là từ láy bằng cách cho học sinh nhớ một câu có vần điệu để nắm quy luật : " Bạn huyền mang nặng ngã đau Bạn sắc lại hỏi có đau không nào" Tôi giúp học sinh sẽ nhớ các dấu thanh thường đi với nhau thành một nhóm trong từ láy . Nhóm 1 : sắc , hỏi , không Nhóm 2 : huyền , ngã , nặng Có nghĩa là trong từ láy , một tiếng có thanh hỏi thì tiếng còn lại phải có thanh sắc hoặc thanh ngang , hay một tiếng có thanh huyền thì tiếng còn lại phải có thanh ngã hoặc nặng . Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khác ( ngoan ngoãn , vẻn vẹn , khe khẽ , se sẽ ) những chữ chỉ sắc thái lệch lạc , khó chịu ra , còn những chữ còn lại viết với êt : tết , hết , thết , mệt, vệt Trường hợp học sinh viết sai một số lỗi về dấu thanh , tôi cho học sinh xác định dấu thanh trong trường hợp đó là từ láy bằng cách cho học sinh nhớ một câu có vần điệu để nắm quy luật : " Bạn huyền mang nặng ngã đau Bạn sắc lại hỏi có đau không nào" Tôi giúp học sinh sẽ nhớ các dấu thanh thường đi với nhau thành một nhóm trong từ láy . Nhóm 1 : sắc , hỏi , không Nhóm 2 : huyền , ngã , nặng Có nghĩa là trong từ láy , một tiếng có thanh hỏi thì tiếng còn lại phải có thanh sắc hoặc thanh ngang , hay một tiếng có thanh huyền thì tiếng còn lại phải có thanh ngã hoặc nặng . Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ khác ( ngoan ngoãn , vẻn vẹn , khe khẽ , se sẽ ) 6. Kết quả nghiên cứu : Sau khi vận dụng các biện pháp trên , qua giảng dạy tôi thấy các em tiếp thu bài tốt hơn , nắm được các qui tắc viết chính tả kĩ năng viết chính tả ngày càng tốt hơn . Đồng thời rèn tính cẩn thận , óc thẫm mĩ , làm cho các em yêu thích Tiếng Việt và chữ Việt . Áp dụng các biện pháp trên , kết quả viết đúng chính tả về âm đầu , âm cuối và đấu thanh của học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt , tính đến đầu học kì II ,cụ thể như sau : Điểm 3-4 5-6 7-8 9-10 8 Bài /Tsố HS (29) SL TL SL TL SL TL SL TL Mùa thảo quả ( nghe viết ) 3 10,3 10 34,5 12 41,4 4 13,8 Hành trình của bầy ong ( nhớ viết ) 5 17,2 10 34,5 9 31,1 5 17,2 Chuỗi ngọc lam ( nghe viết ) 2 6,9 14 48,3 8 27,6 5 17,2 Học sinh học môn chính tả cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt . Cụ thể như sau : Điểm 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Đầu năm ( 08-09 ) 4 9 8 6 2 Tháng 10 1 3 7 9 10 Tháng 11 0 2 6,9 5 17,2 10 34, 5 12 41, 4 Tháng 12 0 1 3,4 4 13,8 9 31, 5 15 51,3 7. Kết luận : Qua thực nghiệm tổng kết kinh nghiệm , tôi thấy những biện pháp trên có thể áp dụng được trong dạy chính tả ở các khối lớp bậc tiểu học . Chất lượng học tập môn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung của lớp tôi phụ trách ngày càng được nâng cao . So với thời gian chưa nghiên cứu và áp dụng đề tài thì chất lượng học tập hiện nay của học sinh lớp tôi tăng đáng kể . Việc dạy Tiếng Việt một khối lớp có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu và áp dụng đề tài này , song đề tài cũng có phần khó khăn là đòi hỏi giáo viên phải đầu tư cao , nghiên cứu thật kĩ từng từ hoặc cụm từ mà học sinh của lớp mình dễ và hay mắc lỗi để chuẩn bị tranh , ảnh , vật thật mang đến lớp cho từng tiết dạy . Để có nhiều tư liệu mới , đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm trên mạng Internet lấy thông tin , hình ảnh , video và việc dạy bằng giáo án điện tử là phù hợp với các biện pháp tôi đang áp dụng trong năm học này . 8. Đề nghị : Để đề tài của tôi được tiếp tục áp dụng cho các năm học tới , tôi mong các cấp , các ngành tạo điều kiện về trang thiết bị nhiều hơn nữa để tôi được tiếp cận thường xuyên và tiếp tục vận dụng vào đề tài có kết quả mỗi ngày cao hơn. 9. Phần phụ lục : 10. Tài liệu tham khảo : - Để nghiên cứu và áp dụng đề tài này , tôi đã sử dụng các tài liệu sau : a. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 . b. Sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên môn Tiếng Việt lớp 5 . c. 9 1. Mục lục : + Trang 1 : Tên đề tài , đặt vấn đề . + Trang 2 : Cơ sở lí luận , cơ sở thực tiễn . + Trang 3 : Nội dung nghiên cứu . + Trang 4 : Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu . + Trang 5 : Kết quả nghiên cứu , kết luận , đề nghị và phụ lục . + Trang 6 : Tài liệu tham khảo . 10 [...]... sinh phải thực hiện bài thể dục , xong , có 2 tiếng trống thì các em hô khẩu lệnh là " thể dục" " khỏe' , lời hô phải to , rõ ràng và dứt khoát như vậy nó tạo cho không gian và thời gian một sự dũng mãnh,khí thế vui tươi và hoạt bát Lời hô phải lớn và đanh gọn Có như thế thì người nghe và người thực hiện mới thỏa mãn 3 /CƠ SỞ THỰC TIỄN : Bản thân tôi gần gũi nhiều với các em khi tập bài thể dục buổi...Tên đề tài : " MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HÔ KHẨU LỆNH TỐT CHO BÀI THỂ DỤC BUỔI SÁNG VÀ GIỮA GIỜ " 1/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong nhà trường , việc dạy và học là hàng đầu để nâng cao chất lượng học tập của các em Yêu cầu đòi hỏi người giáo viên phải ra sức dạy tốt , học sinh... khi tập bài thể dục buổi sáng và giữa giờ Trước mắt việc bố trí,sắp xếp lớp để các em đứng một bên , một bên là khối lớp 4 một bên là học sinh khối lớp 5, khối lớp 4 bên phải ,khối lớp 5 bên trái Cứ tập bài thể dục xong là có hai tiếng trống để hô khẩu lệnh Lớp 4 hô Thể dục lớp 5 hô khỏe Nhưng đã nhiều lần tôi chú ý ,thấy một bên hô thể dục thì to ,rõ còn bên hô khỏe thì như có vẻ yếu đuối không muốn . ảnh có liên quan đến nội dung bài học giáo dục môi trường để chuẩn bị cho hoạt động tiết dạy sinh động hơn . Ví dụ : Qua bài : “ Bảo vệ bầu không khí trong. đã thống kê những lỗi thường gặp ở một số học sinh sau 3 bài chính tả ở đầu năm học như sau : Bài Phụ âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Dấu thanh Viết hoa

Ngày đăng: 04/12/2013, 02:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w