MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG VIỆC LUYỆN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 ************** I .Đặt vấn đề : 1. Tầm quan trọng của vấn đềi : Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh . Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với các hoạt động là 4 kĩ năng : Nghe-nói-đọc-viết . Trong đó kĩ năng đọc chiếm phần quan trọng quyết định cho kết quả kiến thức mà các em lĩnh hội được . Đọc tốt thì các em sẽ viết ít sai chính tả , dẫn đến các em cảm thụ tốt về văn bản. Dạy học của giáo viên trong phân môn Tập đọc cũng không là lí thuyết suông, để rồi chúng ta lại chấp nhận một con số ảo mà trong đó vấn đề “đọc thông, viết thạo” cũng góp phần làm nên bệnh trầm kha với thành tích không thực . 2. Thực trạng của vấn đề : - Học sinh tiểu học là lứa tuổi ham chơi, ít tập trung, dễ ảnh hưởng môi trường xung quanh nên việc phát âm tiếng địa phương là đa số . Ngoài ra , hầu hết các em ít tập trung cho việc đọc chữ mà lại thích xem hình ảnh dẫn đến kĩ năng đọc bị hạn chế. 3. Lí do chọn đề tài : Hiện nay tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5, trong lớp tôi qua khảo sát đầu năm có 5 học sinh đọc rất yếu ( đọc chưa đúng tốc độ, phát âm chưa chuẩn ). Vì là lớp cuối cấp nên tôi tìm đã biện pháp tối ưu nhất để nâng dần kĩ năng đọc cho các em để đến cuối năm các em hoàn thành chương trình tiểu học . 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài : 5 học sinh lớp 5C trường Tiểu học Trần Đình Tri. Qua khảo sát ban đầu, thực trạng về tốc độ và phát âm chuẩn của 5 học sinh lớp tôi cụ thể như sau : STT Tên học sinh Tốc độ đọc trong 1 phút Phát âm chuẩn 1 Lê Thị Phượng 60 tiếng Chưa đạt yêu cầu 2 Trần Khương 70 tiếng Chưa đạt yêu cầu 3 Bùi Anh Tuấn 70 tiếng Chưa đạt yêu cầu 4 Nguyễn Quốc Mạnh 80 tiếng Chưa đạt yêu cầu 5 Nguyễn Văn Hậu 80 tiếng Chưa đạt yêu cầu II. Cơ sở lí luận : Yêu cầu kĩ năng đọc của học sinh lớp 5 là giữa kì II phải đọc được 115 tiếng/ 1 phút ( theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông- cấp Tiểu học và Công văn số 896/BGDĐT- GDTH ngày 13- 2- 2006 về Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học ) 1 Tập đọc là phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học . Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc và liên quan đến các kĩ năng nói, viết. Đọc là hoạt động nhận thông tin, hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết . Đọc là dùng mắt và cơ quan thị giác để chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ sau đó dùng các thao tác tư duy để người đọc thông hiểu nội dung văn bản . Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Các em có kĩ năng đọc tốt thì sẽ nắm bắt tốt nội dung văn bản. Nhận dạng mặt chữ tốt thì các em sẽ đọc tốt. Chữ văn bản rõ, đủ ánh sáng để nhìn thì cũng sẽ góp phần cho tốc độ đọc của các em . III. Cơ sở thực tiễn : *Tình trạng 5 HS của lớp còn hạn chế trong việc đọc thành tiếng, đọc đúng : + Không trôi chảy, mạch lạc, nhiều ngắc ngứ, ngắt nghỉ tùy tiện + Tốc độ còn hạn chế. + Giọng phương ngữ địa phương. Trình bày bài thơ thì mắc lỗi ngắt nhịp do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo bản năng, nhịp điệu thơ. * các em đọc chậm sẽ dẫn đến học yếu các môn học và kết quả học tập sẽ yếu hơn những bạn đọc tốt. * Nguyên nhân của thực trạng: ( 5 học sinh cụ thể đã nêu tên ) 1. Số học sinh ( 5 em ) của lớp mà tôi đang quan tâm đều ảnh hưởng rất lớn về phát âm tiếng địa phương, bị hạn chế ở phần vần hoặc âm cuối . VD : cái ao đọc là cái ô 2. Đọc lí nhí, ngắt ngứ không to, không rõ ràng nên dẫn đến đọc không trôi chảy mạch lạc , vì thiếu nhiều lí do : + Vì các em thiếu tự tin do chưa quen giao tiếp với nhiều người. + Mức độ đọc chậm ít chăm đọc sách và phụ huynh ít quan tâm. + Một số em có kĩ năng đọc yếu – đọc nhỏ vì tri thức cơ bản của học đọc chưa đảm bảo. + 1 trong số 5 học sinh sử dụng lại sách cũ , sách bị nhem do ẩm ướt. + Phòng học thiếu ánh sáng ( 2 tiếp điện bị hỏng ) + Ít tập trung chú ý nghe bạn đọc, nghe giáo viên đọc. IV. Nội dung nghiên cứu: Khi tìm hiểu thực trạng 5 học sinh của lớp, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Bản thân tôi đã có kế hoạch và biện pháp cụ thể cho việc làm đối với lớp như sau: 1. Xác định mục tiêu bài dạy: - Trước hết giáo viên tự xác định rõ mục tiêu bài học, các mục tiêu luyện tập của bài dạy phải rõ ràng, tường minh, trực quan và lượng hóa được ( các chỉ 2 dẫn, các yêu cầu cần đạt, các thông số âm thanh của lời, phải đo đếm được , quan sát được, làm mẫu được ). - Giáo viên luôn lựa chọn và xác định câu, đoạn, từ ngữ để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian. 2. Hướng dẫn luyện đọc theo mẫu : Học sinh tiểu học là lớp đặt nền móng quan trọng nhất ,là lớp trang bị cho trẻ ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hóa của lời . Vì vậy tôi có nhiệm vụ phải đem đến cho học sinh mẫu hình đẹp nhất về mặt âm thanh của tiếng nói dân tộc . a/ GV khi đọc mẫu phải to, rõ, phát âm chuẩn xác từng từ, từng câu, …cho HS nghe, HS lắng nghe và cảm nhận cách đọc từ giọng đọc từ giáo viên. Ví dụ : Bài thơ Ê-mi-li, con ( thơ Tố Hữu , TV5 tuần 5 tập 1 ): * Đọc toàn bài thể hiện lời nhắn nhủ tình cảm của người cha đối với vợ và con yêu của mình khi sắp sửa tự thiêu: - Đêm nay/ mẹ đến tìm con , Con sẽ ôm lấy mẹ / mà hôn Cho cha nhé ! b/ Đọc đối thoại thể hiện được lời nhân vật: * Bài người công dân số Một ( Tuần 19 ). - Đọc phân biệt giọng Bác Hồ (cương quyết, can đảm). Giọng bác Lê (lo lắng, rụt rè ) c/ Bản thân tôi đã chuẩn bị dự tính về mặt thời gian khi đọc một văn bản quy định, thời gian cho từng đoạn VD: Đọc bài Trí dũng song toàn ( tuần 21). - Đọc trong thời gian 2 phút. Mỗi đoạn là 1 phút. Chủ động được thời gian thì giáo viên sẽ tính đến thông số luyện đọc trên lớp đến với từng đối tượng có yêu cầu luyện đọc như trong thiết kế bài soạn của giáo viên. d/Giáo viên khi yêu cầu và dùng biện pháp luyện đọc đúng thì việc tìm hiểu văn bản , nắm bắt các tín hiệu nghệ thuật trong văn bản đọc là cần thiết phải làm VD: Đọc bài Hạt gạo làng ta : Giọng vui, phấn khởi để thể hiện nỗi vất vả của người mẹ khi làm ra hạt gạo trong kháng chiến nhưng rất lạc quan yêu đời. 3. Công tác chủ nhiệm : - Khi nhận lớp và nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã huy động học sinh của lớp ủng hộ gây quỹ mua sách cho bạn đọc yếu để bạn có điều kiện học tập. - Tham mưu nhà trường cùng phụ huynh bắt thêm 2 tube cho lớp để đủ ánh sáng cho các em học. - Chủ động hướng dẫn HS có thói quen đọc trước bài tập đọc sẽ học, chuẩn bị học cho thạo chuẩn bị trước ở nhà các nội dung , yêu cầu của mỗi bài tập đọc. Dự tính rút ra từ, câu khó đọc ghi vào một sổ ghi chép để hôm sau xin cô luyện. Công việc này tôi đã làm trên lớp, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các em thành thói quen . Vào 15 phút đầu giờ, tổ chức cho các em đọc báo để nâng cao kĩ năng đọc . Ngoài ra, Gv còn yêu cầu Hs nghe chương trình phát thanh măng non của trường, của địa phương để cảm nhận cách đọc chuẩn của các phát thanh viên trẻ tuổi. 3 - Đối với các em đọc dịch chậm, chưa đúng với tốc độ quy định thì bản thân tôi chú ý đặc biệt trong quá trình dạy học cần yêu cầu học sinh ấy ghi vào sổ tay và về nhà rèn đọc , có thể tìm từ có âm , vần, tiếng đó để đọc cho tốt . - Trong tiết hoạt động tập thể mỗi tuần , tôi luôn cho những em học sinh có giọng đọc tốt, phát âm chuẩn của lớp đọc các mẩu chuyện về Bác Hồ cho cả lớp cùng nghe, để từ đó các em đọc kém hơn có cảm nhận về cách đọc của bạn và học hỏi bạn, rồi nhờ bạn hướng dẫn cho mình đọc. Em nào tiến bộ sẽ được tham gia đọc chuyện về Bác Hồ cho cà lớp cùng nghe ở các tiết sinh hoạt sau. - Bản thân tôi khi dạy đã áp dụng nhiều hình thức rèn đọc, áp dụng các bài tập luyện đọc thành tiếng theo các kĩ thuật : + Bài tập luyện giọng + Bài tập luyện chính âm + Bài tập luyện đọc đúng ngữ điệu + Tổ chức áp dụng hình thức đọc thầm, đọc lướt 4. Thái độ sư phạm và tình huống sư phạm : - Đọc viết là công việc khó khăn cuả tâm lí lứa tuổi. Đây là vấn đề GV cần quan tâm .Đặc điểm này đòi hỏi GV tiểu học phải có một phẩm chất đặc biệt. Bản thân tôi đã có thái độ nâng đỡ, khích lệ thông cảm, luôn nhấn mạnh vào mặt thành công của HS mình phụ trách. Luôn biết kiềm chế và đồng cảm với HS. Biết kiên trì, tỉ mỉ trong tổ chức lớp học, dạy học. Biết khích lệ học sinh tích cực làm việc, giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập V. Kết quả nghiên cứu: Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên . Trong học kì 1 và các tháng kế tiếp đầu học kì 2 , việc học đọc của 5 học sinh lớp tôi đã phần nào đáp ứng yêu cầu như chuẩn quy định dành cho HS lớp 5. Em học sinh dịch đọc ở lớp đã đọc trôi chảy hơn nhiều . Việc trôi chảy, trơn tru, mạch lạc toàn bộ bài là hầu hết . Các em đã bắt đầu đọc văn bản nghệ thuật và rất thích giờ tập đọc . Kết quả cụ thể qua khảo sát vào giữa tháng 3- 2010 như sau: STT Tên học sinh Tốc độ đọc trong 1 phút Phát âm chuẩn 1 Lê Thị Phượng 90 tiếng Đạt yêu cầu 2 Trần Khương 100 tiếng Đạt yêu cầu cao 3 Bùi Anh Tuấn 115 tiếng Đạt yêu cầu cao 4 Nguyễn Quốc Mạnh 115 tiếng Đạt yêu cầu cao 5 Nguyễn Văn Hậu 110 tiếng Đạt yêu cầu cao VI. Kết luận : Qua thực hiện một số biện pháp, giải pháp đã nêu ở trên , tôi nhận thấy kết quả về luyện đọc trong mỗi tiết của học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, nhiều học sinh đọc ngắt ngứ ở đầu năm học, cuối kì I đã đọc trôi chảy, biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ tùy thuộc theo từng nội dung. So với thời gian chưa áp dụng đề tài thì số lượng học sinh đọc diễn cảm có tăng lên rõ 4 rệt. Khi áp dụng đề tài, bản thân tôi thấy một số thuận lợi và khó khăn nhất định . - Về thuận lợi : Hầu hết học sinh đều ham đọc sách , có ý thức tự đọc bài, rèn đọc trước khi đến lớp, tổ chức đôi bạn cùng đọc có hiệu quả cao. - Về khó khăn : Phụ huynh học sinh phát âm tiếng địa phương nhiều , chưa chuẩn , ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn đọc cho các em. VII. Đề nghị : Để đề tài được áp dụng thường xuyên và có kết quả cao hơn, tôi mong các đồng nghiệp , phụ huynh học sinh là những đối tượng phát âm chuẩn mực nhất để học sinh có điều kiện tiếp cận hằng ngày, tạo điều kiện cho các em rèn đọc tốt. Bên cạnh đó , nhà trương kết hợp cùng địa phương nên tổ chức nhiều hơn nữa chương trình phát thanh măng non cho các em nghe và cảm nhận cách đọc chuẩn của các bạn cùng lứa tuổi. 5 VIII. Tài liệu tham khảo : STT Tên tài liệu tham khảo Tên tác giả Nhà xuất bản Năm xuất bản 1 Sách TV5 tập 1 Nguyễn Minh Thuyết Giáo dục 2006 2 Sách TV5 tập 2 Nguyễn Minh Thuyết Giáo dục 2006 3 Bồi dưỡng văn năng khiếu tiểu học 5 Thái Quang Vinh ĐH Quốc gia TP HCM 2006 4 Cảm thụ văn lớp 5 Tạ Đức Hiền Hà Nội 2006 6 IX. Mục lục : Thứ tự các phần Tiêu đề từng phần Tên trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên đề tài Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Kết quả Kết luận Đề nghị Tài liệu tham khảo Mục lục 1 1 2 2 3 4 4 4 5 6 7 Người viết Nguyễn Thị Thịnh 7 . văn bản. Nhận dạng mặt chữ tốt thì các em sẽ đọc tốt. Chữ văn bản rõ, đủ ánh sáng để nhìn thì cũng sẽ góp phần cho tốc độ đọc của các em . III. Cơ sở thực. học sinh sử dụng lại sách cũ , sách bị nhem do ẩm ướt. + Phòng học thiếu ánh sáng ( 2 tiếp điện bị hỏng ) + Ít tập trung chú ý nghe bạn đọc, nghe giáo