Gián án SKKN KC LOP 2011

9 313 0
Gián án SKKN KC LOP 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN lỚP 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt Nam nói chung và trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường Tiểu học. Bên cạnh đó, Kể chuyện là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành tri thức và kó năng biểu đạt trong Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học. Tuy nhiên, việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự biểu đạt trong Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Do đó, cần phải có biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Kể chuyện. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài này, B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG a) Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu ( BGH ) nhà trường và các ban ngành đoàn thể. - Giáo viên ( GV ) tổ khối 5 đã được tham gia các lớp tập huấn thay sách, nghiên cứu chương trình Bồi dưỡng thường xuyên và học tập các lớp Mô đun. - Phương tiện giảng dạy, tài liệu nghiên cứu tương đối đầy đủ. - Đội ngũ GV khối 5 có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. b) Khó khăn: - Nhiều HS chưa hiểu rõ tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện nên giọng kể, thái độ học tập phân môn này chưa được tốt. - Vốn sống, sự hiểu biết của học sinh còn hạn hẹp. - Một số HS chưa ham thích học phân môn Kể chuyện ( vì một số bài có tình tiết phức tạp, nội dung sâu sắc, yêu cầu HS phải tự nghiên cứu, tìm tòi ). Qua khảo sát đầu năm thì có 27 HS (20 % ) kể chuyện rất yếu. II. MỤC TIÊU PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 5. 1 Đề tà i - Phân môn Kể chuyện ở lớp 5 tiếp tục củng cố các kỹ năng kể chuyện đã được hình thành từ lớp 4 . - Rèn cho HS thói quen quan sát và ghi nhớ. - Mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết về đời sống, góp phần hình thành nhân cách con người mới. So với các câu chuyện ở lớp 4, 10 câu chuyện HS được nghe GV kể ở lớp 5 có tình tiết phức tạp hơn, nội dung sâu sắc hơn, nói về đất nước và con người Việt Nam những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và loài người gắn với 10 chủ điểm học tập trong SGK. Những câu chuyện hấp dẫn, cảm động, giàu ý nghóa này sẽ tác động mạnh đến HS, làm cho các em rút ra được những bài học đạo đức cho bản thân. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 5. Nội dung chương trình phân môn Kể chuyện lốp 5 gồm 3 kiểu bài tập. Cụ thể như sau: 1. Bài tập Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy ( cô ) kể trên lớp. Giống như ở lớp 4, đây là kiểu bài tập được thực hiện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm 3 tuần học. Câu chuyện ( có độ dài khoảng trên dưới 500 chữ ) được in trong SGV, được trình bày bằng tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong SGK. HS được nghe thầy ( cô ) kể chuyện trên lớp, sau đó luyện tập kể lại câu chuyện. Do vậy, bên cạnh mục đích chung là rèn kỹ năng nói cho HS, kiểu bài này còn có mục đích rèn kỹ năng nghe. Nội dung 10 truyện kể yêu cầu HS luyện tập theo SGK Tiếng Việt 5 gắn với 10 chủ điểm của sách. Đó là các truyện: Lý Tự Trọng, Tiếng vó cầm ở Mỹ Lai, Cây cỏ nước Nam, Người đi săn và con nai, Pa-xtơ và em bé, Chiếc đồng hồ, Ông Nguyễn Khoa Đăng, Vì muôn dân, Lớp trưởng lớp tôi, Nhà vô đòch. 2. Bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kể chuyện. Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ hai trong một chủ điểm học tập ở lớp 5. Riêng với chủ điểm Vì hạnh phúc con người gồm 4 tuần học thì kiểu bài này có ở tuần thứ hai và tuần thứ tư. Nhữmg câu chuyện này do HS tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hàng ngày. Sau đó các em đọc kỹ để nhớ hoặc thuộc câu chuyện và kể lại trước lớp cho thầy ( cô ) và các bạn nghe. Trong chương trình cũ, kiểu bài này nằm trong phân môn Tập làm văn, nay được chuyển sang phân môn Kể chuyện để thực sự rèn kỹ năng nói cho HS. Bên cạnh mục đích chung là rèn kó năng nói, kiểu bài còn có mục đích kích thích HS ham đọc sách, mở rộng cánh cửa nhà trường, làm cho đời sống văn học trong nhà trường gắn bó với đời sống văn học ngoài xã hội. 2 SGK Tiếng Việt 5 có 11 bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc với các đề bài: - Kể về anh hùng, danh nhân của nước ta. - Kể một câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. - Kể một câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường. - Kể một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của muôn dân. - Kể về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho những người xung quanh. - Kể về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Kể về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. - Kể về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. - Kể về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. - Kể về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, GD trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. 3. Bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ ba trong một chủ điểm học tập. Bài tập này yêu cầu HS kể những chuyện người thật, việc thật ; tự tạo ra những câu chuyện từ những con người, sự việc có thật trong cuộc sống xunh quanh mà các em đã biết, đã thấy ( ở ti vi, sân khấu…. ), cũng có khi chính các em là nhân vật trong câu chuyện. Cũng như kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, kiểu bài này vốn nằm trong phân môn Tập làm văn của SGK cũ nay được chuyển sang phân môn Kể chuyện để thực sự rèn kó năng nói cho HS, bài Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia còn có mục đích rèn cho HS thói quen quan sát, ghi nhớ. Các bài tập kể chuyện dạng này có 10 tiết Kể chuyện gắn với các đề bài: - Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghò giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. - Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở đòa phương em hoặc ở nơi khác. - Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xunh quanh để bảo vệ môi trường. - Kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. 3 - Kể một câu chuyện thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lòch sử – văn hoá, ý thức chấp hành Luật Giao thông hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt só. - Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường. - Kể một câu chuyện nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta hoặc một kỉ niệm về thầy, cô giáo. - Kể một việc làm tốt của bạn em. - Kể một câu chuyện về gia đình, nhà trường hoặc XH chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc em cùng các bạn làm công tác IV. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC. 1. Sử dụng lời kể của GV làm chỗ dựa cho HS kể lại câu chuyện ( với bài tập Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe ). 2. Sử dụng tranh minh hoạ ( SGK ) ï Để gợi mở , hướng dẫn HS kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ( với bài tập Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe ). 3. Sử dụng câu hỏi hoặc gợi ý để hướng dẫn HS sưu tầm truyện kể phù hợp với yêu cầu của từng giờ Kể chuyện ( với bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc). 4. Sử dụng câu hỏi, gợi ý hoặc dàn ýù để hướng dẫn HS xây dựng những câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. V. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Dạy Kể chuyện theo sách giáo khoa mới rất coi trọng các phương pháp sau: 1. Phương pháp trực quan: GV khai thác tranh minh hoạ, giúp HS nhớ câu chuyện, khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo của các em. Lời kể của GV cũng có tính “ trực quan” , là chỗ dựa để HS kể lại câu chuyện. 2. Phương pháp thực hành giao tiếp: GV tạo điều kiện cho mọi HS ở các trình độ khác nhau ít nhiều đều được thực hành KC, nói về nội dung câu chuyện: KC trước lớp, KC cho bạn ngồi bên, KC trong nhóm, về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện cho người thân…. 3. Phương pháp cùng tham gia: GV cho HS cùng hợp tác tham gia KC: KC tiếp sức ( theo đoạn ) , cả lớp cùng hợp tác phân vai, dựng hoạt cảnh…. Các hình thức hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập ở mỗi tiết học cần thay đổi để tạo sự đổi mới, hấp dẫn. VI. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DẠY CÁC KIỂU BÀI TẬP KỂ CHUYỆN: 1) Bài tập Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp: Để dạy thành công kiểu bài này, GV cần chú ý: 4 1.1. GV hiểu truyện, làm cho lời kể của mình ( phương tiện trực quan quan trọng nhất ) khắc sâu ấn tượng trong lòng HS, giúp các em nhớ truyện, xúc động về câu chuyện, có nhu cầu kể lại. 1.2. GV biết kết hợp lời kể với các phương tiện trực quan khác để tăng khả năng ghi nhớ câu chuyện của HS. Cụ thể là: - Trước khi kể chuyện lần thứ nhất, GV cần nhắc HS đọc yêu cầu của giờ kể chuyện, quan sát tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh ( SGK ). - GV kể chuyện lần 2, kết hợp giải nghóa từ ( nếu cần )và giới thiệu tranh minh hoạ. Với những chuyện có tên nhân vật khó nhớ, GV cần viết tên nhân vật lên bảng. Ví dụ: Để HS tự tin hơn câu chuyện Lí Tự Trọng, sau khi kể lần 1, kết hợp giải nghóa từ, GV cần viết lên bảng các từ: mít tinh, luật sư, chưa đến tuổi thành niên, cùng các từ chỉ nhân vật: tên đội Tây, mật thám Lơ-găng. - GV nên kể thêm 1 lần nữa đối với lớp trình độ yếu. ( 1 HS giỏi có thể kể thay GV để các bạn HS yếu kém có thêm cơ hội ghi nhớ câu chuyện). 1.3. Tổ chức giờ học sao cho nhiều HS được kể, được nói – được chuẩn bò trước khi thi kể trước lớp bằng hình thức kể chuyện trong nhóm, trao đổi về nhân vật, về nội dung, ý nghóa câu chuyện. Để dành thời gian cho nhiều HS được kể, sau lời kể của mỗi em, GV cho HS nhận xét nhanh lời kể của bạn; tránh nhận xét tỉ mỉ làm mất thời gian hoặc mời nhiều HS nhận xét. 1.4. GV cần tế nhò khi hướng dẫn HS kể chuyện: - Nên động viên, khuyến khích để các em kể tự nhiên, hồn nhiên. - Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện, GV có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện. Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi HS đã kể xong. - Chú trọng nhận xét lời kể của HS theo hướng khích lệ để các em luôn cố gắng. 1.5. Điểm cần lưu ý nữa là GV cần kể chuyện và hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo đúng yêu cầu của bài tập trong SGK ( GV không nên tăng thêm số tranh, giảm bớt số tranh hoặc thay đổi nội dung tranh trong SGK. Làm như thế là thực hiện sai chủ đích của kiểu bài tập. 2. Bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc. GV cần chú ý khi dạy kiểu bài này: 2.1. GV cần giúp mỗi HS đến với giờ học đều có sẵn điều muốn kể, có nhu cầu kể cho thầy, cô và các bạn nghe câu chuyện của mình. Muốn vậy, GV cần: 5 - Yêu cầu HS đọc trước nội dung của bài tập kể chuyện tuần sau trong SGK để chuẩn bò cho giờ kể chuyện. - Hướng dẫn, giúp đỡ để HS ở mọi trình độ đều tìm được những câu chuyện phù hợp với đề tài. - Nhắc HS đọc kó để nhớ chuyện, khuyến khích những HS có khả năng thuộc câu chuyện. Đối với lớp có nhiều HS yếu, GV có thể cho HS chuẩn bò kể lại những câu chuyện đã học ( ngoài phân môn Kể chuyện ) trong SGK Tiếng Việt. 2.2. Tổ chức giờ học sao cho nhiều HS được kể chuyện, được trao đổi bằng hình thức: kể chuyện trong nhóm, thi kể chuyện trước lớp; đối thoại, trao đổi về nhân vật, về nội dung, ý nghóa câu chuyện. 2.3. Để giờ học thật sự là “ sân chơi” của trẻ em, GV cần dành nhiều thời gian cho trẻ em tự thể hiện mình, không làm lãng phí thời gian với những việc như sau: - Không yêu cầu HS kể mẫu vì đây là kiểu bài HS đã làm quen từ lớp 4. - Không yêu cầu HS nhận xét, bình luận về cái hay, cái đẹp của câu chuyện bạn tìm được ( vì đó không phải là mục đích của giờ học này ). - Không mời nhiều HS nhận xét sau lời kể của mỗi bạn hoặc nêu những nhận xét quá tỉ mỉ, chi tiết về từ và câu – vì HS ( và cả người lớn cũng vậy ) chỉ có khả năng ghi nhớ những lỗi rất gây ấn tượng về từ, câu; nếu có chủ đònh phát hiện lỗi của người kể, khi tìm ra một lỗi nào đó, trí não phải ghi nhớ, lập tức, sự theo dõi tiếp tình tiết câu chuyện sẽ bò đứt đoạn. Đặc biệt, tránh tình trạng GV để vài ba HS thi kể xong mới mời cả lớp nhận xét lần lượt lời kể của từng bạn. HS sẽ bò lẫn lộn, không ghi nhớ chính xác những sai phạm trong lời kể của mỗi bạn nếu không kết hợp ghi chép khi nghe. Nhưng yêu cầu HS nghe – ghi không phải là mục đích của giờ học này. * GV đánh giá kết quả HS kể chuyện cần dựa trên những tiêu chí cụ thể và sử dụng các câu hỏi gợi ý. Ví dụ: - Câu chuyện bạn kể có nội dung phù hợp với yêu cầu đề bài hay không? - Em thích nhất chi tiết nào hoặc nhân vật nào trong câu chuyện đó? Vì sao? - Cách kể chuyện của bạn có hay không? Vì sao? - Trong các câu chuyện đã nghe, em thích câu chuyện nào nhất? Tại sao? - Qua câu chuyện bạn kể, em có suy nghó gì ? ( hoặc: Câu chuyện có ý nghóa gì ? / Câu chuyện cho ta lời khuyên gì ? ). 6 3. Bài tập Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. Để dạy thành công kiểu bài này, GV cần chú ý: 3.1. GV cần yêu cầu HS đọc trước đề bài và nội dung tiết KC tuần sau; hướng dẫn và giúp đỡ để HS ở mỗi trình độ đều tìm được những câu chuyện phù hợp với đề bài. Nếu nhiều HS trong lớp không tìm được câu chuyện cho mình, không có nhu cầu kể lại câu chuyện của mình cho các bạn và thầy, cô thì giờ học không thể thành công. Khi HS tìm câu chuyện cho mình, GV nhắc các em: - Không cần tìm những câu chuyện li kì, phức tạp. Điều cốt yếu là có nhân vật, có ý nghóa và phù hợp với chủ điểm. - Để xây dựng được câu chuyện, cần huy động những kiến thức về kể chuyện đã học trong các giờ Tập làm văn. 3.2. GV cần tránh dạy giờ Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia như một giờ dạy tạo lập văn bản Tập làm văn. Cụ thể là: - Không mất nhiều thời gian cùng HS phân tích đề và lập dàn ý câu chuyện ( giống như tiết TLV miệng, TLV viết ). Cần thực hiện những hoạt động này rất nhanh, xác đònh là HS đã đọc trước dề bài và gợi ý ở nhà mới tìm được một câu chuyện phù hợp với đề tài. - Không sa đà nhận xét tỉ mỉ lời kể của HS, đặc biệt không nhận xét tỉ mỉ về cách dùng từ, đặt câu. 3.3. Giống như với giờ Kể chuyện đã nghe, đã đọc, GV cần dành nhiều thời gian cho HS luyện kể, thể hiện bản thân, tránh lãng phí thời gian khi cho quá nhiều HS nhận xét và nhận xét tỉ mỉ sau lời kể của mỗi bạn. VII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Thông qua các biện pháp thực hiện nêu trên, HS trở nên ham thích và học tốt phân môn Kể chuyện và chúng tôi tin tưởng rằng: chất lượng của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng sẽ đạt kết quả như mong muốn. Kết quả khảo sát phân môn Kể chuyện: GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU Đầu năm 10,3 % 29,7 % 40 % 20 % Cuối HK I 15 % 40,6 % 30,1 % 14,3 % Cuối năm 20,5 % 50 % 20,5 % 9 % 7 VIII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - GV cần coi trọng việc rèn luyện cho HS 4 kỹ năng: nghe, nói đọc, viết. Đây là điều cơ bản và quan trọng nhất trong Tiếng Việt nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng, đó là những kỹ năng lao động, kỹ năng sống của mỗi thành viên trong xã hội. - GV chủ nhiệm cần kết hợp với các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Tổng phụ trách Đội tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ngoại khoá, thi đọc sách diễn cảm, thi kể chuyện, hái hoa học tập theo chủ điểm ……. Nhằm nâng cao vốn hiểu biết về Tiếng Việt cho HS. - Cần xây dựng cho HS sự hứng thú và thói quen đọc sách để giúp cho các em rèn luyện 4 kỹ năng trên. Từ đó, tầm nhìn, vốn hiểu biết và sự sáng tạo trong học tập của HS ngày càng được nâng cao hơn nữa. C. KẾT LUẬN: Tóm lại, để giảng dạy thành công phân môn Kể chuyện, GV phải nắm vững mục tiêu của môn học, nội dung chương trình và các biện pháp dạy học chủ yếu. Bên cạnh đó, GV phải có giọng kể sinh động, truyền cảm; phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đồng thời phải biết tổ chức các hình thức học tập đa dạng, phong phú….nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của HS. Trong thời gian còn lại của năm học 2007 – 2008 và năm học 2008 - 2009 tổ khối 5 sẽ nghiên cứu và vận dụng các biện pháp dạy học nêu trên một cách có hiệu quả để giúp HS học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Kể chuyện nói riêng nhằm góp phần cùng nhà trường hoàn thành mục tiêu năm học. Rất mong được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp và HĐKH nhà trường để công tác giảng dạy của chúng tôi ngày càng nâng cao hơn nữa. TM/ HĐKH Phú Túc, ngày 1 tháng 5 năm 2008 Chủ tòch TM / Tổ khối 5 Tổ trưởng Nguyễn Thanh Tảy Trần Văn Long 8 9 . trình độ khác nhau ít nhiều đều được thực hành KC, nói về nội dung câu chuyện: KC trước lớp, KC cho bạn ngồi bên, KC trong nhóm, về nhà tiếp tục kể lại câu. người thân…. 3. Phương pháp cùng tham gia: GV cho HS cùng hợp tác tham gia KC: KC tiếp sức ( theo đoạn ) , cả lớp cùng hợp tác phân vai, dựng hoạt cảnh….

Ngày đăng: 26/11/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan