Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
125 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng để giao tiếp và là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt, đồng thời cũng là tiếng phổ biến nhất của nước ta. Trãi qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, tiếng Việt càng lớn mạnh và đã được người nước ngoài công nhận : “Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Nó có thể biến đổi một cách linh hoạt, một câu hoặc một cụm từ có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau v v… Ngoài ra tiếng Việt còn là ngôn ngữ trong lónh vực chính trò, ngoại giao, văn hóa, giáo dục v v… Ngày nay tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ đồng thời nó trở thành ngôn ngữ quốc gia chính thức và đảm nhiệm nhiều chức năng lớn lao. Đến nay, tiếng Việt có đòa vò ngang hàng với các ngôn ngữ phát triển trên thế giới. Đặc biệt ngày ngay còn có nhiều người nước ngoài học tập tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt để giao tiếp. Còn trong lónh vực nhà trường tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học cũng là phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trò, đạo đức, tình cảm, lối sống v v… Tiếng Việt có mối quan hệ mật thiết với các môn học trong nhà trường, đặc biệt là môn Văn học. Các tài liệu học tiếng Việt chủ yếu được trích từ các tác phẩm Văn học, một tài liệu tập trung tất cả những cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Để tiếp cận tiếng Việt một cách thành thạo thì không dễ chút nào, vì đối tượng học sinh ở trường THCS – LP thuộc vùng sâu, vùng xa, đa số các em là người dân tộc khơme chỉ biết quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình nên việc đọc chữ còn chưa được trôi chảy lắm, chứ đừng nói đến việc tìm các từ ngữ để nói giảm nói tránh trong quá trình giao tiếp làm cho người nghe cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi phải thực hiện là: “Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. Đây là một vấn đề thật nan giải bắt buộc chúng tôi cần phải giải quyết. Để giải đáp được điều đó thì chúng ta đi vào phần giải quyết vấn đề sẽ rõ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Đặc điểm tình hình: 1. Thuận lợi: Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. a) Về phía giáo viên: Trường THCS – LP được mở rộng đến hai điểm : điểm trung tâm đặt tại xã Long Phú và điểm lẻ đặt tại ấp Phú Đức. Vì thế rất thuận lợi cho việc đến lớp của học sinh. Được sự quan tâm nhiệt tình của Phòng giáo dục huyện Long Phú, Ủy ban nhân dân xã và Ban giám hiệu Trường THCS – LP bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ học tập, từ điển Hán Việt nên rất tiện lợi cho việc giảng dạy của giáo viên. Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự đôn đốc nhắc nhở của Ban giám hiệu nhà trường, từ đó tôi luôn đặt công tác giảng dạy lên hàng đầu để tạo điều kiện cho công tác giảng dạy được tốt hơn. b) Về phía học sinh: Trường gần đòa bàn học sinh cư trú nên các em đến lớp đúng giờ. Đa số các em đều chăm ngoan, tích cực trong việc xây dựng bài, thảo luận nhóm khi giáo viên yêu cầu. Tất cả học sinh đều được Thư viện trường cho mượn sách giáo khoa đầy đủ nên rất thuận lợi cho việc học tập của các em. 2. Khó khăn: a) Về phía giáo viên: Như tôi đã nêu phần đặt vấn đề, đa số các em là người dân tộc khơmer nên các em còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ của mình, chưa rành tiếng Việt lắm. Do vậy, việc đọc chữ đối với các em rất khó khăn chứ chưa nói đến việc tìm từ ngữ để nói giảm nói tránh trong giao tiếp hay khi nói hoặc viết. Từ đó, rất khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên. Do thiết bò dạy học về bộ môn tiếng Việt ở trường còn khan hiếm nên giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong việc giảng dạy bộ môn này. b) Về phía học sinh: Đa số các em là người dân tộc khơme hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, ngoài việc đến trường ra các em còn phụ giúp gia đình lao động nên việc học tập của các em ít nhiều cũng bò ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các em phải tự rèn luyện bản thân mình bằng cách đọc nhiều sách báo và tài liệu tham khảo để bổ sung những thiếu khuyết của mình. II. Biện pháp thực hiện: Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi phụ trách giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8 1 , 8 2 , 8 3 , 8 4 với tổng số là (115) học sinh. Trước khi Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. dạy đến bài “Nói giảm nói tránh” thì tôi đã từng khảo sát học sinh thử bằng cách nêu một số câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn8 tập 1(trang 107-108). Câu hỏi như sau: - Câu 1: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghóa là gì ? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? - Câu 2: Vì sao trong các câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghóa? - Câu 3: So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhò hơn đối với người nghe. Sở dó tôi cho trắc nghiệm như vậy là vì ở chương trình Ngữ văn 7 các em đã làm quen với dạng này rồi, cụ thể là bài: “Từ Hán Việt và Từ đồng âm”, hai bài này có nội dung tương tự với bài “Nói giảm nói tránh”. - Ví dụ : Tại sao các câu văn dưới đây dùng từ Hán Việt (in đậm) mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghóa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)? + phụ nữ - (đàn bà) + từ trần - (chết) + mai táng - (chôn) + tử thi - (xác chết) + nhi đồng - (trẻ em) + thân mẫu - (mẹ) + phu nhân - (vợ) + phu quân - (chồng) + giáo huấn - (dạy bảo) - Ví dụ : Nghóa của các từ in đậm trong các ví dụ sau giống và khác nhau ở chỗ nào? + bỏ mạng - hi sinh Giống nhau cả 2 đều nói về cái chết, khác nhau về từ ngữ. + trái - quả + có biển - hải cẩu + trông - nhìn(mong) + đòi hỏi - yêu cầu +gan dạ - dũng cảm + năm học - niên khóa + nhà thơ - thi gia + loài người - nhân loại +mổ xẻ - phẩu thuật + thay mặt - đại diện + của cải - tài sản + nước ngoài - ngoại quốc Giống nhau về ý nghóa nhưng khác nhau về từ ngữ. Sau khi tôi đã tái hiện lại kiến thức cũ ở chương trình Ngữ văn 7 và kết hợp với đồ dùng trực quan treo lên bảng cho các em xem rồi tiến hành thảo Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. luận nhóm với thời gian là (2 phút) để trả lời 3 câu hỏi ở phần tìm hiểu chung (SGK/ 107-108). Giáo viên có thể gọi học sinh đọc lại câu hỏi và ví dụ trong SHK. - Câu 1: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghóa là gì ? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó? Ví dụ: - Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vò cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. (Hồ Chí Minh, Di chúc) - Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu, Bác ơi) - Lượng con ông Độ đây mà…Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) Qua các ví dụ trên giáo viên có thể sử dụng phương pháp gợi – tìm, để học sinh tự tìm tòi ra các từ ngữ thay thế cho các từ ngữ in đậm trong SGK. * Từ ngữ in đậm SGK: * Từ ngữ dùng để thay thế: - đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vò cách mạng đàn anh khác - chết - đi - chết - chẳng còn. - chết - Câu 2: Vì sao trong các câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghóa? Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dòu vô cùng. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Câu hỏi này giáo viên cũng sử dụng phương pháp gợi – tìm, để học sinh tự tìm tòi từ ngữ thay thế cho các từ ngữ in đậm. Ví dụ: bầu sữa - (cái vú) - Câu 3: So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhò hơn đối với người nghe. (1) Con dạo này lười lắm. (2) Con dạo này không được chăm chỉ lắm. + GV: Sử dụng phương pháp hỏi – đáp để trả lời nhanh câu hỏi này. Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. + HS: Cách (2) nhẹ nhàng, tế nhò hơn đối với người nghe. Qua 3 câu hỏi mà tôi đã nêu ra ở trên hầu như đa số học sinh cảm thấy rất xa lạ, có lẻ các em đã quên đi phần kiến thức ở năm học trước, mặc dù các em đã học rồi ở chương trình Ngữ văn 7 tập 1 bài: “Từ Hán Việt và Từ đồng âm”nhưng ít có học sinh trả lời đúng, chỉ có một số học sinh trả lời được 1-2 câu hỏi mà thôi. Từ đó, dẫn đến tỉ lệ đạt được trong phần trắc nghiệm đầu tiên rất thấp kết quả thu được như sau: Số TT Lớp TSHS Giỏi Khá Tb Yếu Kém 1 8 1 26 / 1 5 11 9 2 8 2 30 / 3 7 12 8 3 8 3 29 / 2 6 9 12 4 8 4 30 / 4 9 8 7 Tỉ lệ % 115 / 8,7% 23,5% 35,0% 31,3% Thu được kết quả như trên thật là đáng buồn cho người trực tiếp giảng dạy, từ kết quả đó tôi luôn luôn tìm đủ mọi cách để từng bước nâng cao kết quả học tập cho các em. Đến tuần: 10 ; tiết PPCT: 40 thì tôi tiến hành dạy bài “Nói giảm nói tránh”. Lần này tôi cũng đặt lại 3 câu hỏi và phương pháp giảng dạy giống như phần trắc nghiệm ở trên nhưng lại có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên và sử dụng đồ dùng trực quan, sau đó gạch dưới những từ ngữ in đậm rồi yêu cầu học sinh giải thích ý nghóa của các cụm từ in đậm đó. - Câu 1: - đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vò cách mạng đàn anh khác,… - đi - chẳng còn. Các từ ngữ in đậm đều nói đến cái chết (tác giả dùng cách như vậy là nói giảm nói tránh). - Câu 2: bầu sữa - (cái vú) Cách nói này tránh đi sự thô tục, thiếu lòch sự. - Câu 3: (1) Con dạo này lười lắm. (2) Con dạo này không được chăm chỉ lắm. Cách (2) nhẹ nhàng, tế nhò hơn đối với người nghe. Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên nhận xét và giáo dục các em nên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong giao tiếp hằng ngày. Sau đó, giáo viên chốt lại ý rồi ghi bảng. Qua phần tìm hiểu chung cụ thể là 3 câu hỏi trên thì tôi nhận thấy rằng kết quả lần này so với lần trước thì cao hơn nhiều, có thể thông qua bảng thống kê sau đây: Số TT Lớp TSHS Giỏi Khá Tb Yếu Kém 1 8 1 26 9 7 7 3 / 2 8 2 30 12 8 9 1 / 3 8 3 29 8 6 13 2 / 4 8 4 30 11 9 9 1 / Tỉ lệ % 115 35,0% 26, 0% 33,0% 6,0% / Qua bảng thống kê trên cho thấy mức độ tiếp thu kiến thức của các em có sự chuyển biến rõ rệt khi sử dụng các phương pháp phù hợp đã góp phần làm nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh ở Trường THCS – LP. * Kết luận: Từ kết quả thu được trên đây chứng tỏ rằng đa số học sinh nắm được tác dụng của biện pháp tu từ “Nói giảm nói tránh”. Tiếp theo tôi lần lượt đặt các câu hỏi cho học sinh từng bước làm bài tập để cuối cùng đi vào (ý 2) của chuyên đề là: “Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh”. - Bài tập 1: Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh và kết hợp với các câu a, b, c, d, e. Câu hỏi này giáo viên có thể sử dụng phương pháp hỏi – đáp. (1) đi nghỉ a) + (1) (2) khiếm thò b) + (3) (3) chia tay nhau c) + (2) (4) có tuổi d) + (4) (5) đi bước nữa e) + (5) Như vậy, thông qua bài tập này tôi đã dần dần đưa các em làm quen với việc:“Biết chọn từ ngữ nói giảm nói tránh để điền vào khoảng trống của những câu thích hợp”. Một lần nữa nó đã khắc sâu thêm kiến thức về cách nói giảm nói tránh cho học sinh và tôi tiếp tục cho các em làm tiếp bài tập 2. Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. - Bài tập 2: Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh? Câu hỏi này giáo viên cũng sử dụng phương pháp hỏi – đáp. a 1 ) Anh phải hòa nhã với bạn bè! a 2 ) Anh nên hòa nhã với bạn bè! b 1 ) Anh ra khỏi phòng tôi ngay! b 2 ) Anh không nên ở đây nữa! c 1 ) Xin đừng hút thuốc trong phòng! c 2 ) Cấm hút thuốc trong phòng! d 1 ) Nó nói như thế là thiếu thiện chí. d 2 ) Nó nói như thế là ác ý. e 1 ) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi. e 2 ) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi. Ở bài tập này học sinh chọn các cách nói sau đây: a 2 , b 2 , c 1 , d 1 , e 2 . Khi học sinh biết cách nhận dạng như vậy thì tôi có thể khẳng đònh rằng: Đa số các em đều biết sử dụng cách “Nói giảm nói tránh”. Chính vì vậy, đến bài tập số 3 này tôi có thể cho học sinh đọc yêu cầu của câu hỏi trong SGK và tiến hành chia nhóm thảo luận với thời gian là (2 phút), bằng cách cho các em đặt nhiều ví dụ về biện pháp tu từ “Nói giảm nói tránh” để các em sử dụng một cách thành thạo khi nói hoặc viết. Câu hỏi này giáo viên có thể sử dụng phương pháp gợi – tìm. Sau khi hết thời gian thảo luận thì tôi gọi lần lượt từng nhóm lên trả lời một cách tự do nhưng với điều kiện là: (một câu nói thẳng còn một câu sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh). Các bạn còn lại của nhóm khác nhận xét, sửa chữa và cuối cùng giáo viên chốt ý lại rồi đưa ra kết quả đúng. Sau đó, tôi cho các em đọc bài tập 4 và nhấn mạnh rằng không phải lúc nào cũng sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được, cũng có một số trường hợp ngoại lệ như: Các bệnh phụ nữ hoặc khi trần thuật lại một sự việc nào đó. Ví dụ : - Bệnh ung thư vú, ung thư tử cung, u nan buồng trứng v v… - Trần thuật lại một sự việc nào đó đã xảy ra. Trên đây là những ví dụ bắt buộc phải nói thẳng cho người khác biết, không thể sử dụng cách nói giảm nói tránh được. Cuối cùng tôi yêu cầu học sinh về nhà tìm một đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và giải thích ý nghóa của chúng. III. Tiết dạy thực hành: (Giáo án kèm theo). Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. Tuần : 10 NÓI GIẢM – NÓI TRÁNH Tiết : 40 Ngày soạn : I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh. - Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức : - Khái niệm nói giảm nói tránh. - Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. 2. Kỹ năng : Phân biệt nói giảm nói tránh với nói khơng đúng sự thật. - Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 1. Ổn đònh lớp : (Kiểm tra sỉ số HS). 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá là gì ? Nêu một số thành ngữ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá? 3. Bài mới : Giới thiệu bài :… * H Đ 1 : Tìm hiểu chung. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài qua các ví dụ sgk . - Gọi HS đọc ví dụ sgk. GV treo đồ dùng trực quan lên bảng và nêu câu hỏi. - Những từ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người HS đọc ví dụ sgk . NÓI GIẢM NÓI TRÁNH I. Tìm hiểu chung : Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác q đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc thơ tục, thiếu lịch sự. Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. nói lại dùng cách diễn đạt đó? Ví d ụ : + …, phòng khi tơi sẽ đi gặp cụ các Mác cụ Lê-Nin và các vò cách mạng đàn anh khác, …thấy đột ngột . + Bác đã đi rồi sao bác ơi! + Lượng con ơng Độ đây mà …Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. - Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà khơng dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa? - So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe ? - VD : + Con dạo này lười lắm. + Con dạo này không được chăm chỉ lắm. - Qua các ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh ? * H Đ 2 : Luyện tập. - Bài tập 1 : Điền các từ ngữ nói giảm, nói tránh sau đây vào chỗ trống /…/: đi nghỉ, khiếm thò, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa. Những từ in đậm trong các đoạn trích nghóa là chết (nói như thế nhằm nói giảm nói tránh). Tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà khơng dùng từ ngữ khác cùng nghĩa là vì: tránh đi sự thơ tục, thiếu lịch sự. Cách nói thứ (2) nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe. Con dạo này không được chăm chỉ lắm. HS đọc ghi nhớ ( sgk ). - Bài tập 1 : a) + (1) b) + (3) c) + (2) d) + (4) e) + (5) II. Luyện tập : - Điền từ ngữ vào chỗ trống để tạo cách nói giảm nói tránh. - Đặt câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. - Cho ví dụ về những trường hợp khơng nên sử dụng biết pháp nói giảm Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn 8”. - Bài tập 2 : Trong mỗi câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh ? - Bài tập 3 : Làm theo mẫu + Bài thơ của anh dở lắm . + Bài thơ của anh chưa được hay lắm . - Bài tập 4: Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nêu dùng cách nói giảm nói tránh. *HĐ 3: Hướng dẫn tự học. 4. C ủng cố : Thế nào là nói giảm nói tránh. Cho ví dụ minh họa. 5. D ặn dò : Về học bài và chuẩn bò bài “Kiểm tra văn 1 tiết”. - Bài tập 2 : Câu có sử dụng cách nói giảm nói tránh là : a 2 , b 2 , c 1 , d 1 , e 2 . HS làm theo mẫu . Các bệnh phụ nữ. nói tránh. III. Hướng dẫn tự học: Phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm nói tranh trong một đoạn văn cụ thể. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã thực hiện để giảng dạy môn tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 8, từ đó cho thấy sự tiến bộ của học sinh rất rõ rệt. Cụ thể là trong lần trắc nghiệm thứ 2 đã được nêu trong phần biện pháp thực hiện như sau: G: 35,0% ; K: 26,0% ; Tb: 33,0% ; Y: 6,0% ; không có học sinh kém . Mặc dù kết quả đạt được như vậy nhưng bản thân tôi vẫn cố gắng phấn đấu hơn nữa để công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn. Tuy chuyên đề đã hoàn thành nhưng vẫn không tránh được những sai xót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và nhằm giúp cho sự nghiệp giáo dục ngày càng đi lên./. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã đọc chuyên đề này! Long phú ngày 9 tháng 12 năm 2010 Người thực hiện Trang 10 [...]...Sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh nhận biết được tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh và biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh thông qua bài tiếng Việt : “Nói giảm nói tránh ở chương trình Ngữ văn8 Cao Thanh Hùng Trang 11 . 1 8 1 26 / 1 5 11 9 2 8 2 30 / 3 7 12 8 3 8 3 29 / 2 6 9 12 4 8 4 30 / 4 9 8 7 Tỉ lệ % 115 / 8, 7% 23,5% 35,0% 31,3% Thu được kết quả như trên thật là đáng. sau đây: Số TT Lớp TSHS Giỏi Khá Tb Yếu Kém 1 8 1 26 9 7 7 3 / 2 8 2 30 12 8 9 1 / 3 8 3 29 8 6 13 2 / 4 8 4 30 11 9 9 1 / Tỉ lệ % 115 35,0% 26, 0% 33,0%