1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cơ hội phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tại thị trường Mỹ Latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá

100 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích những cơ hội phát triển của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh và đánh giá kết quả mà Viettel đã đạt được khi tận dụng các cơ hội đó. Đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm giúp Viettel tận dụng tốt hơn các cơ hội phát triển và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khác đang có ý định đầu tư ra nước ngoài nói chung và thị trường Mỹ La tinh nói riêng.

1 MỤC LỤC: DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tình hình tăng trưởng th bao di động tại Haiti giai đoạn 2005 2015 ………………………………………………………………………… 38 Hình 2.2: Tình hình tăng trưởng th bao di động tại Peru giai đoạn 2005­2015… ………………………………………………………………………… …40 Hình   2.3:   Tình   hình   tăng   trưởng   thuê   bao   di   động     Natcom   2011­2020 ………………………………………………………………………… 44 Hình   2.4:   Thị   phần   thị   trường   viễn   thông   Haiti     năm   2011­2016…… ……………………………………………………………………………45 Hình 2.5: Mức tiêu dùng trung bình của khách hàng Viettel tại thị trường Haiti và   Việt   Nam   ……………………………………………………………………… 46 Hình   2.6:   Tình   hình   tăng   trưởng   thuê   bao   di   động     Bitel   2014­2020 … 47 Hình   2.7:   Thị   phần   thị   trường   viễn   thông   Peru     năm   2014­2016 … 48 Hình 2.8: Mức tiêu dùng trung bình của khách hàng Viettel tại thị trường Peru và   Việt Nam…… …………………………………………………… … 49 Hình 2.9: Doanh thu và lợi nhuận của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh giai đoạn  2011­2015 … .50 Hình 2.10: Cơ  cấu doanh thu và lợi nhuận tại các thị  trường nước ngồi của  Viettel   năm   2013 … 51 Hình 2.11: Tổng chi phí nhân cơng năm 2013 của một số nước thuộc khu vực Mỹ  La tinh (USD) … 53 Hình 2.12: Thu nhập trung bình tháng trong năm 2016 của người lao động Peru và  Việt Nam (USD)………………………………………………………… .56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương  ARPU Mức tiêu dùng trung bình của 01 th bao di động ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á CAFTA­DR Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ, Cộng hịa Dominic và các  nước Trung Mỹ CMEP Ủy ban Hiện đại hóa Doanh nghiệp nhà nước Haiti EU Liên Minh Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngồi FITEL Quỹ Đầu tư Viễn thơng GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSMA Hiệp hội thơng tin di động tồn cầu IMF Qũy Tiền tệ quốc tế M&A Mua bán và Sáp nhập MTC Bộ Giao thơng Vận tải và Truyền thơng Peru NAFTA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OSIPTEL Cơ quan giám sát đầu tư tư nhân vào lĩnh vực viễn thơng của Peru TPP Hiệp định đối tác kinh tế xun Thái Bình Dương UNCTAD Tổ chức thương mại và phát triển thuộc Liên hợp quốc WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài luận văn đi vào nghiên cứu những khái niệm, lý luận chung nhất về tồn   cầu hố, tồn cầu hố kinh tế  và những cơ  hội phát triển mà doanh nghiệp có   được tiến hành đầu tư  ra nước ngồi trong bối cảnh tồn cầu hố.  Từ  cơ  sở  lý  thuyết đã tìm hiểu được từ  các tài liệu cũng như  các bài nghiên cứu trước đó  trong cùng lĩnh vực, sau đó vận dụng và đặt ra các giả thuyết về trường hợp của   Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) khi đầu tư tại thị trường Mỹ La tinh, kết   hợp với phân tích các dữ  liệu thu thập được, tác giả  đã rút ra một số  kết luận   như sau Thứ  nhất, khi tiến hành đầu tư  vào thị  trường Mỹ  La tinh trong bối cảnh   tồn cầu hóa, Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) đã có được   hội mở  rộng thị  trường, cơ  hội đưa dịch vụ  của mình đến phục vụ  những đối tượng   khách hàng mới. Tại 2 thị trường Haiti và Peru, Viettel đã xây dựng được 7 triệu   thuê bao di động với mức tiêu dùng trung bình cao hơn các khách hàng trong   nước. Dự kiến đến năm 2020, thị trường Mỹ La tinh sẽ mang về cho Viettel thêm  3 triệu thuê bao mới nữa, nâng tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ tại thị trường   này lên 10 triệu thuê bao Thứ  hai, khi đầu tư  vào thị  trường Mỹ  La tinh, Viettel có được cơ  hội tiếp  cận và tận dụng nguồn lao động dồi dào và trẻ   (thị  trường Haiti với 10 triệu   người, thị trường Peru với hơn 31 triệu người với 65% dân số nằm trong độ tuổi   lao động), chất lượng cao (lao động Peru có trình độ học vấn cao cũng như kinh   nghiệm chun mơn tốt, lao động Haiti có sự  nhiệt tình, chăm chỉ  và tính năng  động cao) và giá thành cạnh tranh hơn thị trường trong nước (với  nguồn lao động  tại thị trường Haiti), giúp cho Viettel tiết kiệm được một lượng đáng kể  chi phí,  nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường này cao hơn các thị  trường khác mà   Viettel đang đầu tư Thứ ba, Viettel có được cơ hội tiết kiệm chi phí giao dịch, bao gồm chi phí  chính thống như  chi phí đóng thuế  nhập khẩu, chi phí ln chuyển vốn quốc tế  hoặc giao dịch tài chính   và chi phí phi chính thống như chi phí vận động hành  lang do được hưởng  ưu đãi từ  chính sách khuyến  khích đầu  tư  thơng thống,  minh bạch và cơng bằng như cơ chế thuế  ổn định, cạnh tranh tự do khơng phân  biệt nhà mạng trong hay ngồi nước… Thứ  tư, chiến lược đầu tư  vào thị  trường Mỹ  La tinh giữa mn vàn khó   khăn đã mang lại cho Viettel cơ hội nâng cao uy tín, củng cố niềm tin của khách  hàng vào năng lực của bản thân doanh nghiêp khơng chỉ tại thị trường Việt Nam  mà cả trên thị trường quốc tế, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh với các nhà   mạng hàng đầu thế giới, góp phần khơng nhỏ để chuẩn bị cho những chiến lược  đầu tư dài hạn, hướng đến các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu Sau khi nghiên cứu, phân tích trường hợp của Viettel tại thị trường Mỹ La   tinh, bài luận văn cũng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm mục tiêu giúp  bản thân Viettel tận dụng tốt hơn các cơ  hội phát triển khi hoạt động tại thị  trường nước ngồi, đồng thời giúp các doanh nghiệp viễn thơng Việt Nam khác  xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngồi nói chung và thị trường Mỹ La tinh nói  riêng LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Khơng ai có thể  phủ  nhận rằng tồn cầu hóa đang là xu hướng phổ  biến  nhất trong nền kinh tế  thế  giới hiện nay. Theo Charles W.L. Hill trong cu ốn   Global Business Today (2008), chúng ta đang vận động từ  một thế  giới của các   nền kinh tế đóng sang một thế giới mới mà ở đó các rào cản đối với thương mại   và đầu tư  quốc tế  được xóa bỏ, khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn  nhờ  sự  phát triển của giao thơng và cơng nghệ  thơng tin, nền văn hóa giữa các   nước bắt đầu trở  nên tương tự nhau, và các nền kinh tế  riêng lẻ  của từng quốc  gia đang dần nhập lại thành một hệ thống kinh tế tồn cầu, có mối liên hệ  mật  thiết và gắn bó với nhau. Từ những sự thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế  tồn cầu, có thể  thấy rằng tồn cầu hố có tác động mạnh mẽ  đến tất cả  các   quốc gia và dân tộc trên tồn thế  giới bởi q trình này tạo ra cho các nước rất   nhiều cơ hội phát triển về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và cơng nghệ.  Việt Nam cũng khơng nằm ngồi dịng chảy tự nhiên đó. Kể từ sau q trình   cải cách tồn diện đất nước bắt đầu từ  năm 1986, Việt Nam đã chuyển đổi từ  nền kinh tế đóng sang nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập hơn với nền  kinh tế thế giới. Việc gia nhập vào Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1996), Tổ  chức Thương mại Thế  giới (2007) và mới đây nhất là Hiệp định đối tác xun  Thái Bình Dương (2016) cùng hàng loạt các hiệp định thương mại tự  do song  phương khác đã, đang và sẽ  có những tác động mạnh mẽ  đến nền kinh tế  Việt   Nam. Là một trong những bộ  phận chính cấu thành nên nền kinh tế, các doanh  nghiệp Việt Nam, bất kể quy mơ lớn hay nhỏ cũng đều sẽ chịu ảnh hưởng trực   tiếp của q trình tồn cầu hố, nếu là ảnh hưởng tích cực thì có thể tận dụng để  tối đa hố lợi nhuận, nâng cao vị thế, nhưng nếu là ảnh hưởng tiêu cực thì có thể  sẽ dẫn tới thất bại.    Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về những tác động, những cơ hội mà tồn  cầu hố mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động tại thị  trường  trong  nước       hội  thu  hút   nguồn  vốn  đầu  tư   nước   ngồi,     hội  được  chuyển giao cơng nghệ  hiện đại hơn từ  các nước đang phát triển… Tuy nhiên,   vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về  các cơ  hội phát triển của doanh nghiệp khi   hoạt động kinh doanh trực tiếp tại thị trường nước ngồi dưới hình thức đầu tư.  Trong khi đó, Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) là một trong những đơn vị  tiên phong trong hoạt động này và thị  trường Mỹ  Latinh là một thị  trường tiềm  năng với 33 quốc gia và dân số hơn 600 triệu người. Do đó, tác giả đã chọn đề tài  “Cơ hội phát triển của Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) tại thị trường Mỹ  Latinh trong bối cảnh tồn cầu hố” làm đề tài nghiên cứu Tình hình nghiên cứu: Với tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của tồn cầu hố đối với hoạt động  kinh doanh của các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì việc   phân tích các cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tiến   ra thị trường nước ngồi đang dần trở thành một trong những đề  tài được nhiều  nhà khoa học, giới chun mơn và nhiều tác giả  trong và ngồi nước quan tâm   nghiên cứu Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ­ Daniels, John D. và Bracker, Jeffrey, Profit Performance: Do Foreign   Operations Make a Difference?, NXB Springer, Mỹ 1989 Cơng trình nghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu một số  doanh nghiệp cụ  thể  để  trả  lời hai câu hỏi chính: Liệu rằng lợi nhuận của một doanh nghiệp có  khả năng cao hơn nếu như họ mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước  ngồi? Lợi nhuận của doanh nghiệp đó sẽ  cao hơn khi mức độ  phụ  thuộc vào  doanh số  từ  thị  trường nước ngồi của họ  càng cao? Kết quả  nghiên cứu của  cơng trình này là nguồn tham khảo hữu ích cho một số giả thuyết được đặt ra tại  bài luận văn này ­ Dunning, John H. và Lundan, Sarianna M, Multinational Enterprises   and the   Global Economy,  NXB  Edward  Elgar  Publishing  Limited,   Anh  2008 Cơng trình nghiên cứu này chủ  yếu nghiên cứu các vấn đề  xoay quanh các  doanh nghiệp đa quốc gia, cụ thể: định nghĩa và các khía cạnh của đầu tư  nước  ngồi, các lý do thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động theo chính sách đa quốc gia, các  yếu tố  tác động và  ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp tại thị  trường   nước ngồi, một số  chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp đa quốc gia.  Cơng trình nghiên cứu cũng đưa ra các kiến nghị dành cho chính phủ và các doanh   nghiệp đa quốc gia nhằm giúp hoạt động đầu tư ra nước ngồi có hiệu quả hơn.  ­ Gutterman, Alan S. và Brown, Robert L., Going Global: A Guide to   Building an International Business, NXB Thomson/West, Mỹ 2011 Cơng trình nghiên cứu này đề cập đến tầm quan trọng của chiến lược kinh   doanh và hiểu biết về luật pháp khi một doanh nghiệp hoạt động tại thị  trường  nước ngoài và cách mà doanh nghiệp xây dựng cũng như  quản lý kinh doanh   Bằng việc khái quát các vấn đề  liên quan đến pháp lý tại Mỹ  và các thị  trường   khác, cơng trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với tác giả  trong phần phân tích hoạt động kinh doanh của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh.  Tình hình nghiên cứu trong nước: Liên quan đến đề  tài tác giả  đang nghiên cứu, có thể  kể  đến một số  cơng  trình của các tác giả sau: ­ Nguyễn Hồng Hải, Tác động của tồn cầu hố kinh tế  với doanh   nghiệp vừa và nhỏ    Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại  học Ngoại thương, Hà Nội năm 2004 Đề tài này đã phân tích tác động của tiến trình tồn cầu hố kinh tế đến các  yếu tố liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các khía   cạnh về  năng lực cạnh tranh, chiến lược kinh doanh và mơi trường hoạt động  của doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số đề  xuất, giải pháp nhằm  nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước tác động của tồn  cầu hố, đồng thời cũng đưa ra một số  kiến nghị  đối với cơ  quan quản lý Nhà   nước nhằm hỗ  trợ  tối đa các doanh nghiệp trong q trình hội nhập. Kết quả  nghiên cứu của đề  tài là nguồn tham khảo hữu ích cho việc xây dựng luận văn  ­ Dương Trà My, Thực trạng thâm nhập thị trường thế giới của các   doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hố, Luận văn thạc sĩ  kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2008 Luận văn đã hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận chung về tồn  cầu hố cũng như đi sâu phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của tồn cầu  hố đối với các nền kinh tế  đang phát triển, từ  đó chỉ  ra những cơ  hội và thách   thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong q trình thâm nhập thị trường thế  giới. Trên cơ  sở  phân tích những vấn đề  nổi cộm đang đặt ra ở  Việt Nam hiện   nay, luận văn đã rút ra một số bài học có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp  và cơ  quan quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu hội nhập kinh tế  quốc tế  thành   cơng, đồng thời kiến nghị  các giải pháp lựa chọn nhằm hạn chế  tác động tiêu  cực và phát huy tác động tích cực của q trình tồn cầu hố Tất cả  các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu nói trên đều đã chỉ  ra những  tác động hai chiều của tồn cầu hố đối với doanh nghiệp và cũng rút ra một số  bài học khá hữu ích về việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại thị trường nước   ngồi. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu mới chỉ  dừng lại   tổng quan các doanh   nghiệp nói chung mà chưa đi sâu vào từng doanh nghiệp cụ thể. Do đó tác giả lựa  chọn đối tượng nghiên cứu là Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel), có thể coi  là đơn vị tiêu biểu nhất trong cơng tác đầu tư  ra thị  trường nước ngồi và phạm   vi nghiên cứu là thị trường Mỹ La tinh, thị trường tiềm năng và cũng là thị trường   có khoảng cách địa lý xa nhất tính đến thời điểm hiện tại của Viettel. Trong q  trình nghiên cứu, tác giả  sẽ  tiếp tục kế  thừa những thành quả  của những cơng   trình nghiên cứu trước đó, vận dụng vào hồn cảnh cụ thể tại Viettel, đồng thời  tiếp tục bổ sung các nội dung cần thiết để rút ra được những bài học, những giải  pháp hữu hiệu nhất cho bản thân Viettel cũng như các doanh nghiệp viễn thơng   khác của Việt Nam khi hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngồi.  Mục đích của nghiên cứu:  Mục đích chính của bài nghiên cứu này nhằm: Thứ  nhất là hệ  thống hố những kiến thức, lý luận chung nhất về  tồn cầu  hố (bao gồm khái niệm, biểu hiện của tồn cầu hố và tồn cầu hố kinh tế,   những cơ hội phát triển đối với các doanh nghiệp khi đầu tư  ra nước ngồi trong   bối cảnh tồn cầu hố).  Thứ  hai là phân tích những cơ  hội phát triển của Viettel tại thị trường Mỹ  La tinh và đánh giá kết quả mà Viettel đã đạt được khi tận dụng các cơ hội đó Thứ ba là đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm giúp Viettel tận dụng tốt   hơn các cơ hội phát triển và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thơng  Việt Nam khác đang có ý định đầu tư ra nước ngồi nói chung và thị trường Mỹ La   tinh nói riêng Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu: 10 Để  đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn đi sâu vào trả  lời câu  hỏi: Viettel đã có được những cơ hội phát triển nào tại thị trường Mỹ La tinh và   họ đã tận dụng những cơ hội ấy như thế nào? Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra trong luận văn bao gồm:  Giả  thuyết 1: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ  hội mở  rộng   thị trường Giả thuyết 2: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ hội duy trì khả  năng sinh ra lợi nhuận Giả  thuyết 3: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ  hội tìm kiếm   và tận dụng các nguồn lực mới Giả thuyết 4: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ hội tiết kiệm   chi phí sản xuất và kinh doanh Giả  thuyết 5: Tại thị  trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ  hội nâng cao   uy tín và năng lực cạnh tranh Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động đầu tư và kinh doanh của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh (bao   gồm hai quốc gia Haiti và Peru) từ năm 2010 đến nay.  Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Đầu tiên, bài  sẽ tập trung nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến khái niệm tồn cầu   hố và các cơ  hội phát triển mà tồn cầu hố mang lại cho các doanh nghiệp khi  triển khai đầu tư tại thị trường nước ngồi. Sau đó, tác giả sẽ thu thập các số liệu   liên quan đến hoạt động đầu tư  và kinh doanh của Viettel tại thị  trường Mỹ  La   tinh, phân tích và so sánh với cơ sở lý thuyết nói trên để trả lời câu hỏi nghiên cứu  và chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Các tài liệu được sử dụng để làm cơ sở cho  86 Dân số  cả nước vào khoảng 10 triệu người, tồn thị  trường chỉ  có 2 nhà mạng,   trong đó 1 nhà mạng sắp bị mua lại. Và chỉ  với hơn 6 năm kinh doanh, Natcom   (thương hiệu của Viettel tại Haiti) đã chiếm gần 50% thị phần và đang trên đà trở  thành nhà mạng số 1 tại thị trường này Trong những năm đầu tư  tại các thị  trường đang phát triển, Viettel đã bắt   đầu nhận ra nếu cứ chỉ mãi hoạt động ở những nước nghèo, những thị trường nghèo   thì vừa khơng thể  nâng cao được năng lực cạnh tranh cũng như  uy tín, vừa sẽ  phải đối mặt với tình trạng quanh quẩn mãi cũng sẽ  hết thị  trường. Vì vậy,  Viettel đã quyết định phải mở rộng sang những thị trường có mức phát triển cao  hơn. Và Peru chính là phép thử  đầu tiên mà Viettel lựa chọn để  kiểm nghiệm   năng lực của mình. Đầu tư  vào Peru, Viettel gặp phải các đối thủ  lớn như  nhà  mạng Teléfonica, nhà mạng América Movil với kinh nghiệm quản lý tốt, tiềm   lực tài chính mạnh, đã đi trước cả chục năm, mơi trường cạnh tranh sịng phẳng   và khốc liệt, để từ đó sẽ có kinh nghiệm để  đầu tư  vào những nơi có mức phát  triển cao hơn như thị trường châu Âu, Bắc Mỹ Bổ  sung cho những kinh nghiệm về  lựa chọn thị trường là bài học về  lựa   chọn hình thức đầu tư. Khơng phải ngẫu nhiên mà Viettel áp dụng những hình   thức đầu tư khác nhau tại các thị trường khác nhau. Đối với họ, hình thức đầu tư  có  ảnh hưởng rõ nét đến thành cơng của việc đầu tư  ra thị  trường nước ngồi.  Tại Haiti, Viettel lựa chọn hình thức liên doanh với doanh nghiệp cơng Teleco để  tận dụng những  ưu  đãi của Chính phủ  Haiti dành cho các doanh nghiệp nhà   nước. Hiện Viettel cũng áp dụng hình thức đầu tư này tại nhiều thị trường khác.  Một ví dụ  có thể  kể  đến là thương hiệu Unitel tại thị  trường Lào (Viettel liên   doanh với một cơng ty bản địa là Star Telecom). Tuy nhiên hiệu quả  hoạt động  của Unitel được đánh giá là khơng cao bằng các thị  trường khác cũng do chính  hình thức đầu tư  này. Vì sao lại có sự  khác biệt như  vậy? Tại Lào, Viettel chỉ  nắm giữ 49% vốn góp nên khơng thể chủ động trong mọi quyết định quan trọng  87 liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, lực lượng lao động  tại đây, với đặc trưng thích sự  nhàn hạ, hay tự  ái nên khơng đáp  ứng được u   cầu làm việc với cường độ  cao như Viettel mong muốn. Trong khi đó, tại Haiti,   tỷ lệ vốn góp của Viettel trong liên doanh là 60%, do vậy được quyền quyết định   nhiều hơn đối tác. Chất lượng lao động tại thị  trường này cũng rất tốt với đặc   trưng là nhiệt tình, năng động và chăm chỉ nên hồn tồn phù hợp với văn hóa và   tác phong làm việc của Viettel. Từ đó, có thể  thấy rằng việc lựa chọn hình thức  đầu tư  là vơ cùng quan trọng đối với kết quả  hoạt động của doanh nghiệp khi   đầu tư ra nước ngồi Vậy bài học cốt lõi rút ra ở đây là gì? Thứ  nhất, doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn, cần dự  đốn trước được   nguy cơ  và thời điểm thị trường trong nước bão hịa hoặc suy thối để  chuẩn bị  kế hoạch mở rộng hoạt động ra các thị trường mới. Doanh nghiệp khơng thể mãi  ngủ  qn trên chiến thắng, đứng n tận hưởng sự  phát triển mạnh mẽ  của thị  trường trong một thời điểm nhất định mà phải ln vận động, ln dịch chuyển   để tìm kiếm các cơ hội mới Thứ hai, cần xác định rõ mục tiêu hướng đến, kết hợp với đánh giá năng lực   vốn có của bản thân để  lựa chọn thị  trường đầu tư. Đối với Viettel vài năm   trước thì đó là mục tiêu trở thành nhà mạng hàng đầu, là kinh nghiệm nhiều năm   hoạt động tại nước nghèo, vì vậy đã lựa chọn thị trường đang phát triển để  đầu  tư. Đối với Viettel những năm gần đây thì đó là mục tiêu nâng cao năng lực cạnh  tranh cũng như  uy tín nên một vài thị  trường phát triển đã bão hịa lại là sự  lựa  chọn thích hợp Thứ  ba, doanh nghiệp nên nghiên cứu, đánh giá các đặc điểm thị  trường và  chất lượng của nguồn nhân lực tại thị  trường trước khi lựa chọn hình thức đầu  tư nhằm đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất 3.2.2 Bài học về chính sách nhân sự 88 Hiện nay tại tất cả các thị trường đang đầu tư, Viettel đều thực hiện chính   sách thiết lập và chuyển giao. Chính sách này có thể  được hiểu như  sau: trong  thời gian đầu của q trình kinh doanh một mạng di động mới tại thị  trường  nước ngồi, Viettel sẽ  đưa người Việt Nam sang làm việc, sau đó tổ  chức đào   tạo và lập lộ trình chuyển giao việc vận hành khai thác mạng lưới cũng như kinh   doanh cho nhân viên tại nước sở tại và rút người Việt Nam về. Về cơ bản chính   sách này mang lại cho Viettel 3 điểm lợi chính: Thứ nhất, giúp giảm thiểu chi phí cho nhân sự làm việc tại nước ngồi. Do  điều kiện và mơi trường làm việc đặc thù nên hiện mức lương trung bình của   nhân viên Viettel tại thị trường nước ngồi vào khoảng 1.300 USD/tháng, cao gấp  2 lần nhân viên Viettel trong nước có cùng chức danh. Vì vậy, với việc rút người  Việt Nam về nước, Viettel đã tiết kiệm được hàng nghìn USD chi phí hoạt động Thứ  hai, việc sử  dụng nhân viên người bản địa giúp doanh nghiệp tận dụng   được nguồn nhân cơng giá rẻ tại các thị trường. Tất nhiên khơng phải thị trường   nào cũng có được lợi thế này nhưng với chiến lược lựa chọn các nước đang phát  triển tại khu vực Đơng Nam Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh để đầu tư thì Viettel   gần như  có thể  tận dụng tối đa nguồn lực này. Có thể  xem Haiti là một thị  trường điển hình. Nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào và trẻ; đồng thời lại rất ham   mê cơng việc. Do vậy Viettel hồn tồn có thể n tâm khi chuyển giao cơng việc  cho người Haiti mà khơng q lo ngại về chi phí nhân cơng.  Thứ ba, nhân viên người bản địa có thể giúp cho hoạt động kinh doanh của  doanh nghiệp trở  nên thuận lợi hơn bởi họ  thấu hiểu khách hàng địa phương   hơn, giao tiếp tốt hơn và cái chính là khách hàng sẽ tin tưởng họ hơn các nhà kinh  doanh là người nước ngồi Thứ tư, chính sách nhân lực này mang lại cho doanh nghiệp cơ hội nâng cao  uy tín tại thị trường bản địa. Khi triển khai đầu tư nước ngồi, một trong những  mục tiêu nên có của doanh nghiệp là đem lại sự phát triển bền vững cho nước sở  tại. Điều này thường được Viettel thể  hiện   các chương trình như  hỗ  trợ  xây  89 dựng cầu mạng truyền hình hội nghị  giúp chính phủ  điều hành và miễn phí   internet trong mạng giáo dục điện tử  hay như các chương trình từ thiện xã hội,  trợ  giá viễn thơng cho người có thu nhập thấp. Đứng trên phương diện khách  hàng, là những người hưởng lợi trực tiếp thì những chương trình như  vậy đã  nhận được sự   ủng hộ  của cả  chính phủ  và người dân bản địa. Tuy nhiên chính  sách chuyển giao nhân lực mới chính là điều giúp Viettel được u mến nhất bởi   nhà mạng này khơng những đã tạo cơng ăn việc làm, nâng cao mức sống cho   người dân địa phương mà cịn đào tạo họ, cho họ  cơ  hội được quản lý doanh  nghiệp hoạt động trên chính đất nước của mình. Điều này khác với những nhà  đầu tư  khác, những người chỉ  tập trung th các chun gia nước ngồi đã có  chun mơn để đảm bảo cơng việc thay vì đào tạo một lớp nhân lực cấp cao cho  quốc gia đó. Cách làm của Viettel đã được người dân bản địa đánh giá cao vì   những giá trị thực sự và sự chân thành mà nhà đầu tư  Việt Nam đang mang đến   cho đất nước họ. Có được sự  tin tưởng này thì sẽ  nhận được sự  u mến của  khách hàng, và tất nhiên điều này chỉ có lợi đối với thương hiệu của nhà mạng Vậy bài học rút ra ở đây là khi đầu tư ra nước ngồi, các doanh nghiệp viễn   thơng khác trong nước nên triển khai chính sách nhân sự  tương tự  như  Viettel  hiện nay, tức là cử những chun gia tốt nhất sang xây dựng bộ máy, đào tạo và  chuyển giao tri thức với mục tiêu cuối cùng là sau vài năm triển khai, bộ máy đó  phải được vận hành bởi những người dân địa phương, từ  kỹ  thuật  đến kinh  doanh.  3.2.3 Bài học về chiến lược cạnh tranh với các đối thủ lớn Bài học kinh nghiệm thứ ba có thể  được nói đến là bài học về  chiến lược  cạnh tranh với các đối thủ  lớn. Cũng giống như  một đồng xu, tồn cầu hóa là  một q trình có hai mặt. Việc xóa bỏ những rào cản về đầu tư giữa các quốc gia  khơng chỉ mang lại cơ hội cho Viettel mà cũng mang lại cơ hội cho rất nhiều tập   đồn viễn thơng lớn trên thế  giới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh  với họ ở bất kể thị trường phát triển hay đang phát triển đều là tất yếu và khơng  90 thể tránh khỏi. Điều duy nhất có thể làm là phải biết tạo ra các chiến lược kinh   doanh độc đáo, những hướng đi mới mà các đối thủ  lớn khơng thể nghĩ tới cũng  chính vì sự nổi tiếng hay quy mơ hoạt động cồng kềnh của họ. Về phương diện   này, thành quả  của Viettel tại thị  trường Peru đã mang lại những bài học kinh   nghiệm vơ cùng q giá Như đã đề cập đến trong những phần trên, Peru là thị trường phát triển đầu  tiên mà Viettel đầu tư  vào và phải đối mặt với hai tập đồn viễn thơng hùng   mạnh là Teléfonica và América Movil. Tất nhiên với kinh nghiệm kinh doanh,   tiềm lực tài chính cũng như  quy mơ sản xuất, Viettel khơng thể  cạnh tranh trực  diện được với hai đối thủ này ở các phân khúc thị trường mà họ  đã thống trị. Vì   vậy, Viettel đã quyết định tấn cơng vào thị trường ngách – phân khúc khách hàng  ở những khu vực nơng thơn, xa xơi, hẻo lánh – cũng chính là mảng thị trường mà  hai nhà mạng lớn kể trên chưa hoặc thậm chí là khơng muốn khai thác do những  khó khăn về  điều kiện địa lý. Thực ra, đối với Peru thì đây được xem là thị  trường ngách nhưng đối với các thị  trường đang phát triển mà Viettel đã có mặt   thì đây lại gần như  được coi là thị  trường chính với độ  phủ  rộng.  Ở  các thị  trường như Lào, Campuchia, Haiti và các nước châu Phi, Viettel đều đã trở thành   nhà mạng số  1, số  2 với chiến lược phủ  sóng tồn bộ  cả  khu vực nơng thơn –   thành thị  và những chính sách  ưu đãi riêng dành cho khách hàng nghèo. Mang  những kinh nghiệm đã tích lũy được tại các thị  trường chính để  triển khai cho  một thị  trường ngách, Viettel đã bước đầu tạo được một vị  trí nhất định trong   bản đồ viễn thơng Peru.  Bên cạnh chiến lược tấn cơng thị  trường ngách, chiến lược bán hàng gắn  liền với cơng tác xã hội của Viettel cũng là một trong những kinh nghiệm đáng   học hỏi. Hoạt động trong một mơi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp   cần phải tự tạo cho bản thân mình một điểm khác biệt nào đó để khách hàng nhớ  đến mình. Viettel chọn việc thực hiện cơng tác xã hội vừa để nâng cao uy tín vừa  để  tạo sự  khác biệt với các nhà mạng đối thủ. Ngay từ  thời gian tham gia đấu   91 thầu để giành giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thơng tại Peru, Viettel đã chiến  thắng 3 nhà mạng nước ngồi khác nhờ  cam kết cung cấp Internet miễn phí tới  4.025 trường học trong vịng 10 năm, cao hơn gấp 4 lần so với u cầu của Chính   phủ  Peru (Hà Nhi, 2013). Tính cho đến năm 2016, Viettel đang cung cấp Internet   miễn phí cho 4.500 trường học với gần 1 triệu học sinh Peru, đồng thời cung cấp  miễn phí dịch vụ  cho các cơ  sở  y tế  và chính quyền địa phương với 4.400 lượt  người (Minh Nguyệt, 2016). Do vậy hiện tại Bitel (th ương hi ệu c ủa Viettel t ại   Peru) đã trở  thành cái tên được nhiều người dân bản địa yêu mến. Không chỉ  riêng tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel áp dụng chiến lược này cho hầu như tất   cả các thị trường mà họ đang đầu tư. Bởi vậy ở bất kỳ nơi nào, Viettel cũng đều   được khách hàng biết đến như  một nhà mạng đặc biệt, nhà mạng gắn liền với  cơng tác xã hội, và tất nhiên điều đó đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho cơng tác  truyền thơng thương hiệu của Viettel Cũng nằm trong chuỗi những chiến lược tạo sự  khác biệt của Viettel là   quyết định bỏ qua cơng nghệ 2G để chỉ kinh doanh mạng 3G và 4G tại thị trường   Peru. Nhận thấy các dịch vụ  thoại và SMS đã bão hịa, khơng cịn cửa để  cạnh   tranh trong khi thị  trường dịch vụ giá trị  gia tăng lại khơng phát triển vì các nhà  cung cấp dịch vụ tại Peru đang tính mức phí rất cao, đồng thời tự đánh giá rằng   mình có lợi thế hơn các đối thủ khác ở mặt cơng nghệ, Viettel xác định tập trung   làm tốt dịch vụ Mobile Internet, một dịch vụ mà Peru đang bắt đầu bước vào giai   đoạn bùng nổ  (tại thời điểm bắt đầu tiến vào thị  trường Peru, Viettel đang sở  hữu cơng nghệ mới nhất – phủ sóng 3G và 4G ngay, internet sử dụng cáp quang ­   trong khi 3 nhà mạng lớn cịn lại sở hữu cơng nghệ cũ hơn với phần lớn hạ tầng  được xây dựng từ  nhiều năm trước ­ một số  nơi vẫn phủ  sóng 3G, internet sử  dụng cơng nghệ  viba, visat ­ do vậy để  chuyển hồn tồn sang cơng nghệ  mới  nhất cần có thời gian và tiền bạc). Kết quả Viettel đạt được rất khả quan, phản   hồi của khách hàng đánh giá Bitel là nhà cung cấp dịch vụ Mobile Internet có chất  lượng tốt 92 Như  vậy chúng ta rút ra được bài học rằng khi triển khai đầu tư  ra nước  ngồi, nếu   trong hồn cảnh buộc phải cạnh tranh với những nhà mạng viễn  thơng có tiềm lực rất lớn thì thay vì sợ hãi rút lui hoặc trực tiếp đối đầu với họ,   doanh nghiệp nên nghiên cứu thị trường để tìm ra những phân khúc, cho dù có thể  nhỏ  và  ẩn chứa nhiều khó khăn nhưng chưa được khai thác, đồng thời tự  đánh  giá lại năng lực và kinh nghiệm của bản thân doanh nghiệp xem có đáp ứng được  nếu tấn cơng phân khúc thị  trường đó hay khơng. Nếu có thể  thì đó sẽ  là một  hướng đi đúng đắn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu mà mình mong muốn 3.2.4 Bài học về tận dụng những điều kiện thuận lợi về  quy định và luật  pháp tại thị trường nước ngồi Vào năm 2014, Quốc hội Peru đã thơng qua luật cho phép người dùng di  động có thể giữ ngun số điện thoại khi chuyển đổi nhà cung cấp mạng. Chính  sách này đã khiến cho thị  trường viễn thơng Peru, trước đây là một trong những  thị trường ít cạnh tranh nhất khu vực Mỹ La tinh trở thành thị trường có mức độ  cạnh tranh cao nhất. Sở dĩ có đánh giá như  vậy là vì khi chính sách này có hiệu   lực, các nhà mạng lâu đời tại Peru như Teléfonica và América Movil sẽ lo lắng và   buộc phải cải thiện chất lượng dịch vụ của mình để  giữ  chân khách hàng trước   tấn cơng của hàng loạt các đối thủ  cạnh tranh mới. Chỉ  trong năm 2015, thị  trường Peru đã có tổng cộng 7 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực di động.  Trong bối cảnh việc chuyển mạng giữ số trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết,   chỉ có chất lượng dịch vụ tốt hoặc dịch vụ phải độc đáo mới thuyết phục được   khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của mình. Nắm bắt được xu hướng đang   lên của dịch vụ 3G, Viettel đã chớp lấy thời cơ hủy thiết kế mạng cho băng tần   1900 MHz để  chuyển sang băng tần 900 MHz, và chuyển hướng từ  cung cấp  mạng 2G kết hợp 3G để  đầu tư  duy nhất mạng 3G. Tại thời điểm đó, Bitel  (thương hiệu của Viettel tại Peru) là nhà mạng duy nhất phủ sóng 3G tồn quốc   và nhờ vậy đã kéo được về cho mình 200 nghìn khách hàng ngay từ khi cịn chưa  khai trương dịch vụ 93 Tương tự với chiến lược đã làm ở Peru, Viettel cũng đã tận dụng được quy  định cho phép doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào cơng ty nhà nước của Haiti   Với những điều được quy định trong bộ  luật về  tư  nhân hóa các doanh nghiệp  cơng, Viettel gần như  khơng gặp phải bất kỳ  khó khăn nào trong tồn bộ  q   trình đầu tư và liên doanh với Teleco, doanh nghiệp viễn thơng đã từng chiếm thế  độc quyền tại Haiti. Khơng những vậy, cũng như  các nhà đầu tư  nước ngồi   khác, Viettel cịn có được sự giúp đỡ của Ủy ban Hiện đại hóa các doanh nghiệp  cơng Haiti, đơn vị được thành lập nhằm mục đích tạo thuận lợi cho q trình tư  nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Haiti Như  vậy, có thể  thấy rằng bài học về  kinh nghiệm tận dụng những mặt   thuận lợi của luật pháp để  áp dụng vào kinh doanh cũng là một trong những bài  học quan trọng trong cẩm nang đầu tư  nước ngồi mà các doanh nghiệp viễn   thơng nên lưu ý. Tất nhiên những kinh nghiệm này khơng phải là tất cả, việc   hiểu và tn thủ luật pháp khi kinh doanh tại thị trường nước ngồi chưa bao giờ  là điều dễ  dàng, nhưng việc nhìn ra được điểm thuận lợi từ  những quy định   tưởng chừng như rất ngun tắc và cứng nhắc sẽ là điều hết sức có ý nghĩa đối   với mục tiêu cắt giảm chi phí, cắt giảm thời gian và tối ưu hiệu quả hoạt động   của doanh nghiệp.   KẾT LUẬN Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại   Thế giới (WTO) vào năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có thêm cơ  94 hội để đưa tên tuổi mình đến với nhiều thị trường nước ngồi hơn nhờ  các luồng   vốn đầu tư quốc tế được tạo điều kiện thuận lợi để  di chuyển đến các quốc gia  khác một cách hiệu quả Hiện nay, viễn thơng là một trong những ngành kinh tế có tốc độ  phát triển   nhanh nhất trên thế giới với sự tham gia hoạt động của một số lượng lớn các nhà  mạng hàng đầu đến từ  các cường quốc công nghiệp giàu mạnh như  Teléfonica   (Tây   Ban   Nha),   Vodafone   (Anh),   SK   Telecom   (Hàn   Quốc)   hay   Singtel  (Singapore)  Khơng đứng ngồi xu hướng đầu tư  nước ngồi mà doanh nghiệp   viễn thơng lớn kể  trên đang áp dụng, trong vịng 10 năm qua, Tập đồn Viễn   thơng Qn đội (Viettel) đã triển khai mạnh mẽ hoạt động đầu tư  của mình và   hiện đã có mặt tại 10 thị  trường khác nhau với 35 triệu khách hàng, trải dài từ  châu Á đến châu Phi và châu Mỹ. Trong giai đoạn 2010­2011, việc lựa chọn khu  vực Mỹ La tinh để đầu tư cũng có nghĩa là Viettel đã tự tạo ra thử thách cho bản  thân mình khi lần đầu tiên kinh doanh tại một thị trường cách xa Việt Nam đến   thế. Mặc dù vậy, bằng việc nắm bắt những cơ  hội mà q trình tồn cầu hóa   mang lại, nắm bắt những điều kiện thuận lợi của thị trường Mỹ La tinh, Viettel   đã gặt hái được một số thành tựu chính như sau: Thứ  nhất, Viettel đã tự mang lại cho mình cơ  hội mở  rộng thị trường mới,    hội được đưa dịch vụ  của mình đến phục vụ  những đối tượng khách hàng  mới. Chỉ trong vịng 5­6 năm, Viettel đã có trong tay gần 7 triệu th bao di động  tại cả 2 thị trường Haiti và Peru với mức tiêu dùng trung bình ln cao hơn mức  tiêu dùng của khách hàng trong nước. Dự kiến đến năm 2020, thị  trường Mỹ  la   tinh được dự kiến là sẽ mang về cho Viettel thêm 3 triệu th bao mới nữa, nâng   tổng số  khách hàng sử  dụng dịch vụ  của Viettel tại thị  trường này lên 10 triệu  th bao, đóng góp khơng nhỏ  vào mục tiêu lọt vào top 10 doanh nghiệp viễn  thơng lớn nhất trên thế giới của Viettel Thứ hai, khi đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh mà cụ thể hơn là đầu tư vào thị  trường Haiti và Peru, Viettel có khả năng tiếp cận và tận dụng nguồn nhân lực dồi  95 dào (thị trường Haiti với 10 triệu người, thị trường Peru với hơn 31 triệu người),   trẻ (với 65% dân số nằm trong độ tuổi lao động), nhiệt tình, năng động và có trình   độ học vấn cũng như kinh nghiệm chun mơn tốt. Đặc biệt, nguồn lao động tại   thị  trường Haiti cịn có giá thành rẻ  hơn so với giá thành lao động tại thị  trường  Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho Viettel tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí   nhân cơng tại Haiti và tính cạnh tranh   thị  trường này cũng sẽ  cao hơn các thị  trường khác mà Viettel đang đầu tư Thứ ba, nhờ các chính sách khuyến khích đầu tư thơng thống, minh bạch và  cơng bằng như cơ chế thuế ổn định, cạnh tranh tự do khơng phân biệt nhà mạng   trong hay ngồi nước và hàng loạt các cải cách hệ  thống pháp luật để  nâng cao   chất lượng mơi trường đầu tư, khu vực Mỹ  La tinh hồn tồn có thể  mang lại  cho các doanh nghiệp nước ngồi như Viettel cơ hội tiết kiệm được rất nhiều chi  phí giao dịch bao gồm cả chi phí chính thống như  đóng thuế  nhập khẩu, chi phí  ln chuyển vốn quốc tế  hoặc giao dịch tài chính   và chi phí phi chính thống    chi phí vận động hành lang, “bơi trơn” bộ  máy quan chức để  được hưởng   những ưu đãi tốt hơn các nhà mạng khác Cuối cùng, bằng việc đầu tư  vào thị  trường Haiti giữa mn vàn khó khăn,  Viettel đã nâng cao được uy tín, củng cố  niềm tin của khách hàng vào năng lực   của bản thân doanh nghiêp khơng chỉ  tại thị  trường Việt Nam mà cả  trên thị  trường quốc tế. Giờ  đây, nhắc đến Viettel, cộng đồng viễn thơng trên tồn thế  giới sẽ  biết đến một doanh nghiệp qn đội có khả  năng đi trên con đường mà  các doanh nghiệp tư  bản sợ  phải  đi. Cùng với đó, bằng việc đầu tư  vào thị  trường Mỹ  La tinh, đặc biệt là thị  trường Peru, Viettel đã tự  nắm bắt cơ  hội  được cạnh tranh trực tiếp với các nhà mạng hàng đầu trên thế  giới, từ  đó nâng  cao năng lực cạnh tranh của bản thân để chuẩn bị cho những chiến lược đầu tư  dài hạn sắp tới, với mục tiêu chủ yếu hướng đến thị trường châu Âu Ngồi ra, cũng tương tự như các thị trường khác, đầu tư vào khu vực Mỹ La   tinh cũng phần nào giúp Viettel mở  rộng địa bàn để  phân tán, giảm thiểu rủi ro   96  kinh tế, tài chính và chính trị. Mặc dù hiện nay chưa có thị  trường nào của  Viettel bị   ảnh hưởng nặng nề  bởi kinh tế  suy thối hay khủng hoảng chính trị  nhưng chắc chắn, trong tương lai các thị  trường này sẽ  ln là phương án dự  phịng thích hợp của Viettel để giữ Tập đồn nằm trong một mức độ an tồn nào  đó, để  nguồn doanh thu và lợi nhuận của Tập đồn khơng bị   ảnh hưởng q   nhiều Thành cơng của Viettel là bài học q giá cho các doanh nghiệp viễn thơng  trong nước đang muốn đầu tư ra nước ngồi nói chung và khu vực Mỹ La tinh nói  riêng. Mặc dù mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm, điều kiện riêng nhưng đều có   chung một mục đích cuối cùng là tạo ra lợi nhuận, cũng tương tự như Viettel, do   vậy bằng cách này hay cách khác các doanh nghiệp đó đều có thể áp dụng những   bài học kinh nghiệm mà Viettel đã tích luỹ  được trong suốt 10 năm đầu tư  ra   nước ngồi. Trong tương lai, nếu các doanh nghiệp trong nước có thể  làm được   những điều như Viettel đã làm thì chắc chắn ngành viễn thơng Việt Nam sẽ phát  triển và cạnh tranh được với những đất nước cơng nghệ hàng đầu thế  giới như  Mỹ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha hay Singapore 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Cơng thương, Báo cáo giám sát tài chính năm 2014, Hà Nội 2014 Bergstem,C   Fred,   Horst,   Thomas     Moran,   Theodore   H.,  American  Multinationals and American Interests, NXB Brookings Institution, Mỹ 1978 Daniels,  John   D  và  Bracker,  Jeffrey,  Profit   Performance:   Do   Foreign   Operations Make a Difference?, NXB Springer, Mỹ 1989 Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề của tồn cầu hố kinh tế: Tồn cầu hố ­   từ quan niệm đến đối sách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001 An Du (2011),  Viettel khai trương mạng viễn thơng thứ  3 tại nước ngồi,   ICT   Press,     địa   chỉ :  http://ictpress.vn/Chuyen­dong­nganh/Viettel­khai­ truong­mang­vien­thong­thu­3­tai­nuoc­ngoai , truy cập ngày 18/02/2017 Dunning, John H. và Lundan, Sarianna M, Multinational Enterprises and the   Global Economy, NXB Edward Elgar Publishing Limited, Anh 2008 Financier   Worldwide   (2014),  Foreign   investment   in   Latin   America   –   opportunities and challenges, tại địa chỉ : https://www.financierworldwide.com/foreign­investment­in­latin­america­ opportunities­and­challenges/#.WQlOH302XIV , truy cập ngày 15/01/2017 GSMA  Intelligence (2014),  Country overview: Peru, tại địa chỉ :  http://draft­ content.gsmaintelligence.com/AR/assets/4587580/Country_Overview_Peru.pd f , truy cập ngày 15/02/2017 Gutterman, Alan S. và Brown, Robert L., Going Global: A Guide to Building   an International Business, NXB Thomson/West, Mỹ 2011 10 Vũ Văn Hà, Những vấn đề của tồn cầu hố kinh tế: Một số quan điểm về   tồn cầu hố ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001 98 11 Vũ Văn Hà, Tồn cầu hóa tài chính, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001 12 Nguyễn Hồng Hải, Tác động của tồn cầu hố kinh tế  với doanh nghiệp   vừa và nhỏ    Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại  thương, Hà Nội năm 2004 13 Kiến Khang (2014), Viettel: Doanh thu từ châu Phi và Mỹ Latin tăng gấp đôi     năm   2013,  Cafebiz,     địa   chỉ :  http://cafebiz.vn/cau­chuyen­kinh­ doanh/viettel­doanh­thu­tu­chau­phi­va­my­latin­tang­gap­doi­trong­nam­ 2013­2014040813013258713.chn , truy cập ngày 21/02/2017 14 Thái Khang (2014),  Viettel chính thức khai trương mạng di động Bitel tại   Peru,  ICT   News,     địa   chỉ :  http://ictnews.vn/cntt/hoi­nhap/viettel­chinh­ thuc­khai­truong­mang­di­dong­bitel­tai­peru­120356.ict  ,   truy   cập   ngày  19/02/2017 15 Hồng Ly (2015), Người đàn ơng đi 'làm dâu' ở Peru, Zing News, tại địa chỉ:  http://news.zing.vn/nguoi­dan­ong­di­lam­dau­o­peru­post514241.html    ,   truy  cập ngày 12/03/2017 16 Mc   Luhan,   Marshall,  Understanding  Media:  The  Extensions  of  Man,  NXB  MIT Press, Mỹ 1964 17 Ministry of Foreign Affairs Peru (2016), Peru’s Business and Investment guide   2016­2017,     địa    http://www.rree.gob.pe/Imagen/2016/guias/EY­guide­ peru­business­investment­2016­2017­eng­set.pdf , truy cập ngày 21/02/2017 18 Minh  Nguyệt (2016),  Chủ  tịch nước Trần Đại Quang thăm công ty Viettel   tại Peru,  Thế  giới và Việt Nam, tại  địa chỉ:  http://baoquocte.vn/chu­tich­ nuoc­tran­dai­quang­tham­cong­ty­viettel­tai­peru­39561.html , truy cập ngày  15/03/2017 19 Hà Nhi (2013), Lãnh đạo Viettel chia sẻ kinh nghiệm thắng thầu ở xứ người,   Giáo   dục   Việt   Nam,     địa   chỉ:  http://giaoduc.net.vn/Kinh­te/Nguoi­Viet­ 99 hang­Viet/Lanh­dao­Viettel­chia­se­kinh­nghiem­thang­thau­o­xu­nguoi­ post109552.gd , truy cập ngày 15/03/2017 20 Nhóm 07,  Bình luận tiến trình tự  do hóa đầu tư  trong cộng đồng kinh tế   ASEAN dưới một vài góc độ, Tiểu luận cử nhân kinh tế 21 Nhóm 11 – Lớp DTU308.6, Bảo hộ  và tự  do hóa trong đầu tư  ­ Xu hướng   thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, Tiểu luận cử nhân kinh tế 22 O'Rourke,   Kevin    Williamson,  Jeffrey,  Globalization   and   History:   The   Evolution of  a  Nineteenth century  Atlantic  economy,  NXB  MIT Press,  Mỹ  1999 23 OECD (2016), OECD Skills Strategy Diagnostic Report: Peru 2016, tại địa chỉ  http://www.oecd.org/skills/nationalskillsstrategies/OECD­Skills­Strategy­ Diagnostic­Report­Peru­2016.pdf , truy cập ngày 24/02/2017 24 Oxford Business Group, The Report: Peru 2015, Peru 2016 25 Oxford Business Group (2015), Telecoms operator growth boosts competition   in   Peru,  tại   địa    https://www.oxfordbusinessgroup.com/overview/tight­ rivalry­increasing­number­operators­leading­higher­competition  ,   truy   cập  ngày 28/02/2017 26 Như  Quỳnh (2015),  Vì sao Peru là “cánh cửa” để  Viettel bước vào Châu   Âu?, ICT News  tại địa chỉ  http://ictnews.vn/kinh­doanh/vi­sao­peru­la­canh­ cua­de­viettel­buoc­vao­chau­au­123692.ict , truy cập ngày 10/03/2017 27 Robertson, Roland,  Globalization: Social Theory and Global Culture,  NXB  SAGE Publications Ltd, Mỹ 1992 28 Nguyễn Xn Thắng,  Những vấn đề  của tồn cầu hố kinh tế: Tồn cầu   hố kinh tế ­ Đặc trưng và những biểu hiện chủ yếu, NXB Khoa học xã hội,  Hà Nội 2001 100 29 The Centre de Facilitation des Investissements (CFI) Haiti (2015), Investment   Guide: Haiti, tại địa chỉ:  http://cfihaiti.com/images/pdf/INVESTMENT_GUIDE_EN.pdf  ,   truy   cập  ngày 21/02/2017 30 The  Economist  Intelligence Unit (2013),  Latin America as an FDI hotspot :  Opportunities and risks, tại địa chỉ: http://www.asia.udp.cl/Informes/2013/LatAm_FDI_2013.pdf  ,   truy   cập   ngày  19/01/2017 31 Lê Thị Bích Thủy, Tự do hóa thương mại dịch vụ và ảnh hưởng của nó đối   với sự phát triển của dịch vụ hàng hải Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế,  Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2007 32 Trường Đại học Ngoại thương, Tự do hóa đầu tư và các khu vực đầu tư tự   do, Tiểu luận cử nhân kinh tế 33 World  Economic  Forum  (2016),  The  Global Competitiveness  Report  2016– 2017, tại địa chỉ : http://www3.weforum.org/docs/GCR2016­ 2017/05FullReport/TheGlobalCompetitivenessReport2016­2017_FINAL.pdf    ,  truy cập ngày 17/01/2017 ... CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ  HỘI PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐỒN VIỄN  THƠNG QN ĐỘI? ?(VIETTEL)? ?TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ LA TINH 2.1 Tổng quan về? ?Tập? ?đồn? ?Viễn? ?thơng Qn? ?đội? ?(Viettel) 2.1.1 Giới thiệu chung Tập? ?đồn? ?Viễn? ?thơng Qn? ?đội? ?(Viettel)? ?là doanh nghiệp? ?kinh? ?tế quốc phịng ... tư nước ngồi? ?trong? ?bối? ?cảnh? ?tồn? ?cầu? ?hóa 1.2.1 Cơ? ?hội? ?mở rộng? ?thị? ?trường Đầu tư  nước ngồi mang lại? ?cơ ? ?hội? ?cho doanh nghiệp? ?cơ ? ?hội? ?khai thác và  mở rộng? ?thị? ?trường? ?mới.? ?Thị? ?trường? ?ở đây bao gồm cả? ?thị? ?trường? ?kinh? ?doanh,? ?thị? ?... năng với 33 quốc gia và dân số hơn 600 triệu người. Do đó, tác giả đã chọn đề tài  ? ?Cơ? ?hội? ?phát? ?triển? ?của? ?Tập? ?đồn? ?Viễn? ?thơng Qn? ?đội? ?(Viettel)? ?tại? ?thị? ?trường? ?Mỹ? ? Latinh? ?trong? ?bối? ?cảnh? ?tồn? ?cầu? ?hố” làm đề tài nghiên cứu Tình hình nghiên cứu:

Ngày đăng: 10/05/2021, 00:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w