CÁC HÌNH THỨC BẢO LÃNH ĐI HOA KỲ

8 400 0
CÁC HÌNH THỨC BẢO LÃNH ĐI HOA KỲ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong bài viết này, tôi muốn viết một bài chuyên về việc này và hy vọng sẽ có nhiều độc giả cùng tham gia góp ý để những độc giả nào quan tâm tới việc định cư tại nước ngoài có cái nhìn toàn cảnh, đa dạng hơn, đỡ tốn thời gian, công sức và chi phí do chưa nắm được các thông tin ngay từ ban đầu. Mỗi quốc gia sẽ có những chính sách định cư riêng, nhưng tổng thể cũng có những điểm chung. Trong bài viết này tôi xin tổng hợp những kiến thức chung về định cư mà tôi có được. Định cư tại nước ngoài: Thông thường khi một người được phép định cư dài hạn tại nước ngoài thì sẽ có những quyền lợi gần giống như những người có quốc tịch, tuy nhiên có hai quyền là quyền liên quan tới bầu cử (thường là khộng được bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước) và quyền vào ra nước mình đang định cư bị hạn chế (nhiều quốc gia chỉ cho phép bạn ra khỏi nước đó trong vòng 6 tháng liên tục). Sau một thời gian nhất định (thông thường là ba năm sống liên tục tại quốc gia đang định cư) thì người định cư dài hạn được nhập quốc tịch hoặc phải thi để được phép vào quốc tịch (nếu thi trượt thì được thi lại và vẫn được tiếp tục định cư dài hạn). - Định cư theo dạng đoàn tụ gia đình: Trường hợp này vợ chồng bảo lãnh nhau, bố mẹ bảo lãnh con cái, con cái bảo lãnh bố mẹ. Hiện tại theo tôi biết thì không còn nước nào cho phép anh, chi em bảo lãnh cho nhau. Thông thường trường hợp bảo lãnh vợ chồng, hoặc vợ chồng bảo lãnh con dưới 18 tuổi thủ tục làm khá nhanh để tạo điều kiện cho người định cư ổn định cuộc sống, (con dưới 18 tuổi khi được bảo lãnh thì thông thường được nhập quốc tịch ngay). Nhưng với trường hợp con cái bảo lãnh bố mẹ và bố mẹ bảo lãnh con trên 18 tuổi hồ sơ được duyệt thường rất lâu. + Có nhiều quốc gia chấp nhận hình thức quốc tịch nơi sinh (tức là con cái bạn sinh ra tại quốc gia đó đương nhiên được công nhận là công dân, ví dụ Mỹ và Canada), với trường hợp này người mẹ được phép ở lại nuôi con nhưng không có chế độ như người được phép định cư dài hạn, sau khi con lớn 18 tuổi mới đủ điều kiện để bảo lãnh cho bố và mẹ định cư dài hạn tại quốc gia đó. Tôi có đọc một tờ báo nói về việc giới chức Mỹ đang quan tâm tới tình trạng nhiều trẻ em là công dân Mỹ nhưng không sống tại Mỹ vì nhiều bố mẹ là người châu Á đã tìm cách đi du lịch sang Mỹ và sinh con tại Mỹ để con cái có quốc tịch rồi đưa con về nước bản địa sinh sống. Nhưng khả năng trong thời gian tới hình thức này sẽ bị kiểm tra gắt gao và khó khăn hơn. Một số trường hợp muốn con cái được nhập quốc tịch theo dạng nhận làm con nuôi, với trường hợp này thì đứa trẻ phải ra nước ngoài khá sớm (dưới 18 tuổi) và người nhận làm cha mẹ nuôi sẽ phải hoàn toàn chịu các trách nhiệm pháp lý cho đứa trẻ, sau khi lớn lên đứa trẻ đó không có khả năng bảo lãnh cha mẹ đẻ của chúng nữa.

Ngày đăng: 03/12/2013, 21:39

Hình ảnh liên quan

2 Các giấy tờ chứng minh khác, hình ảnh , Số học bạ, giá những  giây  tờ  liên  quan  khác  có  tên  Cha  Mẹ  hoặc  con  cái - CÁC HÌNH THỨC BẢO LÃNH ĐI HOA KỲ

2.

Các giấy tờ chứng minh khác, hình ảnh , Số học bạ, giá những giây tờ liên quan khác có tên Cha Mẹ hoặc con cái Xem tại trang 2 của tài liệu.
2 Các giấy tờ chứng minh khác , hình ảnh , Số học bạ, giấy rửa tội, hộ khẫu..... những  giây  tờ  liên  quan  khác  có  tên  Cha  Mẹ  hoặc  con  cái - CÁC HÌNH THỨC BẢO LÃNH ĐI HOA KỲ

2.

Các giấy tờ chứng minh khác , hình ảnh , Số học bạ, giấy rửa tội, hộ khẫu..... những giây tờ liên quan khác có tên Cha Mẹ hoặc con cái Xem tại trang 6 của tài liệu.
4-2 tắm hình passport Thư tường trình mồi quan hệ, Những bằng chứng chung của  2  người:  Hình  ảnh  chung  như  đi  chơi,  đính  hôn,  sân  bay,  thư từ,  email,  bill  điện  thoại... - CÁC HÌNH THỨC BẢO LÃNH ĐI HOA KỲ

4.

2 tắm hình passport Thư tường trình mồi quan hệ, Những bằng chứng chung của 2 người: Hình ảnh chung như đi chơi, đính hôn, sân bay, thư từ, email, bill điện thoại Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan