1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

27 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 478,12 KB

Nội dung

Đối với Việt Nam, nhu cầu nghiên cứu về Chủ tịch nước còn cần thiết, cấp thiết hơn khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền NNPQ xã hội chủ nghĩa XHCN - mô hình đặc thù, chưa có ti

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ TIẾN DŨNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Về mặt lý luận, xuất phát từ vị trí, vai trò và nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với Chủ tịch nước Lịch sử nhà nước và pháp luật chỉ ra rằng,

cùng với quá trình ra đời, phát triển của nhà nước thì trong bộ máy nhà nước (BMNN) các quốc gia luôn tồn tại thiết chế ở vị trí cao nhất - đứng đầu nhà nước (ĐĐNN) hay còn gọi là nguyên thủ quốc gia (NTQG) Nguyên thủ quốc gia luôn có vai trò và tầm ảnh hưởng hết sức đặc biệt quan trọng đối với nhà nước và quốc gia; không chỉ thực hiện quyền lực nhà nước, thay mặt cho nhà nước, quốc gia trong đối nội, đối ngoại, mà còn, là biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc, là đại diện cho sự thống nhất quốc gia, là lãnh tụ tinh thần gắn kết, khơi dậy, phát huy sức mạnh toàn dân và khối đoàn kết toàn dân tộc nhằm duy trì ổn định chính trị và hướng tới phát triển Với vị trí, vai trò như vậy, NTQG nói chung và Chủ tịch nước ở Việt Nam nói riêng đã sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý Đối với Việt Nam, nhu cầu nghiên cứu

về Chủ tịch nước còn cần thiết, cấp thiết hơn khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) - mô hình đặc thù, chưa có tiền lệ, lại đang trong thời kỳ đầu của giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên

còn “nhiều vấn đề về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, về

tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, về quyền làm chủ của nhân dân còn chưa được làm sáng tỏ” Vì vậy, với riêng pháp luật về Chủ tịch nước, Đảng đã khẳng định cần “nghiên cứu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy

đủ chức năng NTQG, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”

Về mặt thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu, yêu cầu cần khắc phục những hạn chế, bất cập từ thực trạng pháp luật về Chủ tịch nước ở Việt Nam Trải qua hơn

70 năm ra đời, phát triển của Nhà nước ta, pháp luật về Chủ tịch nước đã dần hoàn thiện hơn, từng bước xác lập địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước để khẳng định, phát huy vị trí, vai trò của người ĐĐNN, thay mặt cho Nước trong trong đối nội, đối ngoại, có những đóng góp quan trọng vàp thành tựu to lớn của đất nước trong suốt quá trình lịch sử Tuy nhiên, thực tế

cũng đã cho thấy không ít hạn chế, bất cập Xét trong cả quá trình hình thành, phát triển, pháp luật về Chủ tịch nước thiếu ổn định Qua 5 phiên bản Hiến pháp

(các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013), có đến 3 lần thay đổi về tên gọi, tổ

Trang 4

chức và thẩm quyền của thiết chế ĐĐNN Đối với pháp luật về Chủ tịch nước hiện hành, còn nhiều hạn chế, bất cập Về mặt hình thức, rất tản mạn, thiếu tính

thống nhất, đồng bộ, cụ thể, chi tiết Về nội dung, quy định về vai trò thay mặt Nước còn mờ nhạt, thiếu quy định điều chỉnh mối quan hệ với Đảng, Mặt trận Tổ quốc…; nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước còn chung chung, chưa tương xứng với vị trí, vai trò như về thống lĩnh lực lượng vũ trang, về mối quan

hệ với các thiết chế khác trong BMNN; quy định về tổ chức của thiết chế còn ít, đơn giản…

Tóm lại, việc nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật

về Chủ tịch nước” là cần thiết, mang tính cấp thiết; phù hợp với chuyên ngành

đào tạo “Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật” (Mã số: 60 38 01 01)

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

2.1 Mục đích: Thông qua nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và

thực tiễn để đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước

2.2 Nhiệm vụ: (i) Khái quát tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước

để xác định những vấn đề mà Luận án sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ (ii) Làm

rõ cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước; tìm hiểu pháp luật một số nước trên thế giới và rút ra một số giá trị, kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam có thể tiếp thu (iii) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về Chủ tịch nước để chỉ ra ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân (iv) Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu pháp luật về Chủ tịch

nước dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, trong đó, đối tượng nghiên cứu trọng tâm là các quy định của pháp luật về Chủ tịch nước

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Về tài liệu nghiên cứu, chủ yếu nghiên cứu các

văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), trọng tâm là Hiến pháp và văn bản cấp luật

Về thời gian, nghiên cứu toàn bộ quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về

Chủ tịch nước từ khi thành lập nước cho đến nay, nhưng tập trung nghiên cứu

giai đoạn từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 được ban hành Về không gian,

tập trung nghiên cứu ở Việt Nam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước, pháp luật, về tổ chức quyền lực nhà nước là cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng là nền tảng, xuyên suốt; quan điểm toàn diện và phát triển trong triết học Mác -

Trang 5

Lênin là cơ sở để xác định, xem xét, phân tích, luận giải và giải quyết các vấn đề, nội dung nghiên cứu một cách có hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm; gắn với lịch sử và từ thực tiễn

Luận án phân loại và sử dụng chủ yếu 2 nhóm phương pháp nghiên cứu đó là: (i) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích - tổng hợp lý thuyết; phân loại, hệ thống hoá lý thuyết và mô hình hoá; lịch sử và phương pháp giả thuyết (ii) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ tập trung sử dụng phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm, chuyên gia, điều tra Bên cạnh đó, Luận án còn sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như tìm kiếm, tra cứu thông tin, dịch thuật Việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu là linh động, có thể kết hợp với nhau, tuỳ thuộc vào từng nội dung, vấn đề và mục đích, mức độ nghiên cứu

5 Đóng góp mới của Luận án

5.1 Về mặt lý luận: Luận án góp phần: (i) Làm rõ hơn khái niệm, đặc

điểm của Chủ tịch nước; (ii) Xây dựng khái niệm pháp luật về Chủ tịch nước, làm rõ hơn đặc điểm, vị trí, vai trò và nội dung, hình thức của pháp luật về Chủ tịch nước; (iii) Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện; chỉ ra các yếu

tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước làm cơ

sở cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước; (iv) Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu mô hình, pháp luật một số nước trên thế giới về NTQG, đã khái quát hoá để rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể nghiên cứu tiếp thu trong quá trình hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước Trong những đóng góp về mặt lý luận như trên, Luận

án đã có những đóng góp mới ở một số khía cạnh so với các công trình khác Có thể kể đến như: khái niệm, đặc điểm của Chủ tịch nước, của pháp luật về Chủ tịch nước (lý giải, làm rõ hơn vì sao Chủ tịch nước thường là cá nhân; tại sao Chủ tịch nước vừa là người ĐĐNN, đồng thời là NTQG; vì sao Việt Nam lấy tên gọi là Chủ tịch nước ); khung lý thuyết về nội dung của pháp luật về Chủ tịch nước; hay một số nhận xét về cơ sở, nguyên lý để các quốc gia lựa chọn, điều chỉnh mô hình NTQG

5.2 Về mặt thực tiễn: Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ

thống, đầy đủ, cụ thể, cập nhật nhất pháp luật về Chủ tịch nước, từ khi hình thành, phát triển và cho đến nay

5.3 Về kiến nghị giải pháp: Là một trong số rất ít công trình nghiên cứu

khoa học đưa ra các giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện và cụ thể nhất nhằm hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 2013 Đồng thời,

Trang 6

Luận án còn đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước một cách căn bản, về lâu dài, khi có điều kiện sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận: Luận án đã góp phần bồi đắp, làm sáng tỏ hơn những

giả thuyết, luận điểm, học thuyết của các nhà khoa học về những vấn đề liên quan đến sự ra đời, phát triển của thiết chế ĐĐNN, NTQG cũng như pháp luật về Chủ tịch nước Từ đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn những vấn đề pháp lý về Chủ tịch nước Đồng thời, thông qua nghiên cứu thực trạng pháp luật về Chủ tịch nước, Luận án cũng góp phần giúp người đọc có thêm thông tin, hiểu biết hơn về

tổ chức, hoạt động của Chủ tịch nước; cung cấp thêm những tri thức kinh nghiệm, thực tiễn để kiểm nghiệm, đánh giá tính tương thích của những quan điểm, lý thuyết về pháp luật Chủ tịch nước; qua đó, tiếp tục làm sáng tỏ, củng cố thêm sự đúng đắn của lý thuyết trên thực tế hoặc phát hiện những khía cạnh, xu thế mới làm cơ sở và đặt ra yêu cầu cần đổi mới, hoàn thiện lý thuyết

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn

thiện pháp luật về Chủ tịch nước có thể được sử dụng và ứng dụng trên thực tế ở góc độ: (i) Góp phần giúp Chủ tịch nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhìn nhận lại, hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ và thực tiễn hoạt động của mình;

từ đó, có những điều chỉnh phù hợp để khắc phục những hạn chế, bất cập, tháo

gỡ những vướng mắc, khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình (ii) Cung cấp thêm thông tin tham khảo phục vụ hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm thể chế hoá kịp thời, đầy đủ,

cụ thể các quy định của HP năm 2013 nói chung và pháp luật về Chủ tịch nước nói riêng (iii) Là tài liệu tham khảo tin cậy cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam

7 Bố cục của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công

bố liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 4 chương, 12 tiết

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về bộ máy nhà nước và pháp luật về

bộ máy nhà nước

Trong nhóm này, Luận án đã tiếp cận, tìm hiểu khoảng 30 công trình; trong

đó, lựa chọn 7 công trình tiêu biểu theo nội dung vấn đề để tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá

(1) Nhóm công trình nghiên cứu về BMNN gồm: (i) Nghiên cứu về tổ chức quyền lực nhà nước có: Cuốn "Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà

nước", Nguyễn Minh Đoan và nhóm tác giả; Cuốn "Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay” của Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh; Cuốn “Sự hạn chế quyền lực Nhà nước" của Nguyễn Đăng Dung; Cuốn “Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước” của Thái Vĩnh Thắng; ; (ii)

Nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có: Đề tài cấp Nhà

nước “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” của Đào Trí Úc; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Trịnh Đức Thảo; Cuốn "Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Văn Mạnh;

(2) Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật về BMNN có: Cuốn "Xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của

Lê Minh Tâm; Cuốn "Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Minh Đoan; "Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” của Dương Thị Mai; Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” của Bộ Chính trị

1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật về Chủ tịch nước

Luận án đã tiếp cận, tìm hiểu khoảng 24 công trình; trong đó, lựa chọn 10 công trình tiêu biểu theo nội dung vấn đề để tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá

(1) Nhóm công trình nghiên cứu thiết chế Chủ tịch nước có một số công trình

tiêu biểu như: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiết chế Chủ tịch nước ở Việt Nam” của Bùi Ngọc Sơn; “Đổi mới thiết chế Chủ tịch nước và Chính phủ ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Hồi, Phạm Quang Tiến; “Thiết chế Chủ tịch Nước trong điều kiện xây dựng NNPQ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” của Nguyễn Thị Hồi;

Trang 8

“Hoàn thiện thiết chế chủ tịch nước nhằm đảm bảo vai trò NTQG” của Lê Thiên Hương; "Mối quan hệ của thiết chế Chủ tịch nước với các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và cấu trúc bộ máy của thiết chế Chủ tịch nước” của Nguyễn Thị Doan

(2) Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật về Chủ tịch nước có Đề tài cấp bộ

“Hoàn thiện chế định Chủ tịch nước trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay” của Ngô Văn Minh; Cuốn "Những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992” của Uông Chu Lưu (Chủ biên); Cuốn “Đổi mới, hoàn thiện BMNN trong giai đoạn hiện nay” của Bùi Xuân Đức; Cuốn "Chế định NTQG trong các Hiến pháp Việt Nam” của Đỗ Minh Khôi (chủ biên); Đề tài cơ sở

"Nghiên cứu so sánh về chế định NTQG trong Hiến pháp một số nước trên thế giới

và Hiến pháp Việt Nam” của Đỗ Tiến Dũng; "Hiến pháp mới với vị trí, vai trò của NTQG - Chủ tịch nước” của Cao Vũ Minh; "Chế định chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 2013 và việc xây dựng Luật về hoạt động của Chủ tịch nước” của Cao

Vũ Minh, Võ Phan Lê Nguyễn

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật về bộ máy nhà nước

Luận án đã tiếp cận, tìm hiểu trên 30 công trình; trong đó, lựa chọn khoảng

10 công trình tiêu biểu theo nội dung vấn đề để tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá

(1) Nhóm công trình nghiên cứu về BMNN gồm: (i) Nghiên cứu lý thuyết chung về Nhà nước, pháp luật có Cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu

và của nhà nước” của Ph.Ăngghen (1884); (ii) Nghiên cứu về hình thức chính thể

có: Cuốn "Hình thức của các nhà nước đương đại" của Nguyễn Đăng Dung; Cuốn

"Political Institutions in Europe” của Josep Colomer; Cuốn "Thể chế chính trị các nước Châu Âu” của Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung và Nguyễn Chu Dương; Cuốn ”A System of Governance: Parliamentary Or Presidential”, Naunihal Singh;

(iii) Nghiên cứu về tổ chức BMNN ở các nước có Cuốn "Lược giải tổ chức bộ máy

nhà nước của các quốc gia” của Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương; Đề tài

“Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương ở một số quốc gia Châu Âu (Pháp, Đức,

Thụy Điển)” của Nguyễn Đức Minh; (iv) Nghiên cứu về phân chia, kiểm soát quyền lực có: Cuốn "Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà

nước ở một số nước” của Nguyễn Thị Hồi; Cuốn ”Limits to democratic constitutionalism in Central and Eastern Europe” của Puchalska, Bogusia

(2) Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật về tổ chức BMNN gồm: (i) Nghiên cứu mang tính hệ thống hoặc so sánh có: Cuốn "Tuyển tập Hiến pháp của một số

Quốc gia” của Nguyễn Đăng Dung và các cộng sự; Cuốn "Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia Asean” của Tô Văn Hòa; Cuốn ”The Constitutional Systems of the Commonwealth Caribbean: A Contextual Analysis”, Derek O'Brien; Cuốn

Trang 9

”Constitution-making in the Region of Former Soviet Dominance” của Rett R Ludwikowski; Cuốn ”The Constitutional Systems of the Independent Central Asian

States: A Contextual Analysis” của Scott Newton; (ii) Nghiên cứu ở một quốc gia

cụ thể có: Cuốn "The Constitution of Vietnam: A Contextual Analysis” của Mark

Sidel; Cuốn "The Constitution of Japan: A Contextual Analysis” của Shigenori Matsui; Cuốn "The Constitution of Malaysia: A Contextual Analysis” của Andrew Harding; Cuốn "The Constitution of France: A Contextual Analysis” của Sophie Boyron; Cuốn "The Constitution of the Russian Federation: A Contextual Analysis” của Jane Henderson; Cuốn "The Constitution of China: A Contextual Analysis” của Qianfan Zhang; Cuốn "The Constitutional System of Germany: A Contextual Analysis) của Werner Heun”

1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu pháp luật về thiết chế đứng đầu nhà nước

Luận án đã tiếp cận, tìm hiểu khoảng 15 công trình; trong đó, lựa chọn 5 công trình tiêu biểu theo nội dung vấn đề để tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá

Trong đó, (i) nghiên cứu pháp luật gắn với hình thức chính thể có: Cuốn

"Comparative Study of the Role of the Head of State in Parliamentary and Presidential Systems of Government” của Mohd Tahir Nasiri; “Chế định nguyên thủ quốc gia ở các nhà nước tư sản” của Thái Vĩnh Thắng; Cuốn "The presidential

republic: executive representation and deliberative democracy” của Gary L Gregg; (ii) nghiên cứu pháp luật ở một quốc gia hoặc ở một khía cạnh nhất định có: Cuốn

"The Indonesian Presidency: The Shift from Personal Toward Constitutional Rule” của Angus McIntyrel Cuốn "Presidential power in Fifth Republic France” của David S Bell; Cuốn: "Presidents with Prime Ministers: Do Direct Elections Matter?” của Margit Tavits; hay Cuốn “The president, the public, and the parties” của Đại học California; Cuốn “The Presidential Veto” của R J Spitzer

1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Luận án cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những giả thuyết,

câu hỏi nghiên cứu như: (1) Khái niệm, đặc điểm của Chủ tịch nước? (2) Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức và vai trò của Pháp luật về Chủ tịch nước? (3) Đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về Chủ tịch nước dựa vào tiêu chí nào và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào? (4) Pháp luật về thiết chế ĐĐNN ở các nước trên thế giới như thế nào; Việt Nam có thể nghiên cứu tiếp thu vấn đề gì?

- Về mặt thực tiễn: Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những câu hỏi như:

(1) Pháp luật về Chủ tịch nước được hình thành và trải qua các giai đoạn phát triển nào, có gì khác biệt và mức độ hoàn thiện qua từng giai đoạn? (2) Pháp luật về Chủ tịch nước hiện hành chứa đựng trong những văn bản QPPL nào, đã điều chỉnh những nhóm quan hệ nào với nội dung quy định ra sao; so với các tiêu chí đánh giá thì đã hoàn thiện chưa, ở mức độ nào, có ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân nào?

Trang 10

- Về quan điểm, giải pháp: Luận án cần trả lời các câu hỏi như: Để hoàn thiện

pháp luật về Chủ tịch nước thì phải (1) dựa trên hệ quan điểm với cách tiếp cận, định hướng nào; (2) cần thực hiện những giải pháp gì, tiến hành như thế nào?

Tiểu kết chương 1

Ở mức độ khác nhau, các công trình khoa học được đề cập trong Chương 1 đều liên quan đến đề tài Luận án nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước một cách trực tiếp, toàn diện, hệ thống và cập nhật dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Bằng việc tập hợp, hệ thống, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan, kết quả nghiên cứu trong Chương này đã chỉ ra những thành công, giá trị làm nguồn thông tin tham khảo, kiến thức cơ sở nền tảng, từ đó kết thừa, phát huy, phát triển để làm rõ thêm những vấn đề nghiên cứu của Luận án; đồng thời, chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được làm rõ hoặc còn "bỏ trống” mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước Giá trị của Chương này là khẳng định việc lựa chọn đề tài hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước ở Việt Nam cho Luận án tiến sỹ là cần thiết, đáp ứng yêu cầu

về tính mới trong nghiên cứu khoa học

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC 2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về Chủ tịch nước

2.1.1 Khái niệm pháp luật về Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là cơ quan/thiết chế đứng đầu Nhà nước, đại diện chung cho

sự thống nhất và thay mặt Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đối nội

và đối ngoại

Pháp luật về Chủ tịch nước là tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội liên quan đến thiết chế Chủ tịch nước với vị trí, vai trò đứng đầu nhà nước, đại diện công cao nhất của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đối nội và đối ngoại

2.1.2 Đặc điểm pháp luật về Chủ tịch nước

- Về lịch sử ra đời, QPPL về Chủ tịch nước ra đời rất sớm, gần như đồng thời

với sự ra đời của nhà nước, pháp luật

- Về tính chất của quan hệ pháp luật, pháp luật về Chủ tịch nước điều chỉnh

những quan hệ xã hội cơ bản, mang tính chính trị - pháp lý rất cao; chủ yếu liên quan đến tổ chức QLNN và BMNN

- Về phạm vi điều chỉnh và quy mô, pháp luật về Chủ tịch nước có phạm vi

điều chỉnh hẹp nhưng lại có sự giao thoa nhiều; số lượng QPPL không nhiều, quy

mô ở tầm chế định pháp luật

Trang 11

- Về nguồn của pháp luật, nguồn của pháp luật về Chủ tịch nước mang tính

quốc tế - chính trị rất cao

- Về đặc điểm của QPPL, pháp luật về Chủ tịch nước có cấu trúc QPPL ngắn

gọn, đơn giản; quy trình ban hành chặt chẽ, giá trị pháp lý cao, ổn định; tần suất áp dụng không thường xuyên, đối tượng áp dụng không đồng đều

2.1.3 Vai trò của pháp luật về Chủ tịch nước

- Là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của Chủ tịch nước; qua đó, bảo

đảm hiệu lực, hiệu quả của Chủ tịch nước (Đối với thiết chế Chủ tịch nước)

- Góp phần bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, đầy đủ; tạo sự gắn kết giữa các

bộ phận khác trong hệ thống pháp luật (Đối với với hệ thống pháp luật quốc gia)

- Góp phần xác lập cơ chế tham gia, thể hiện và bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền; thể chế hoá quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng cầm

quyền thành pháp luật (Đối với đối với đảng)

- Thể hiện bản chất, mô hình chính thể; là cơ sở để tổ chức, hoạt động BMNN; thực thi, kiểm soát QLNN; tạo sự gắn kết, duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan trọng BMNN; là cơ sở để thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại nhà nước

(Đối với nhà nước)

- Là cơ sở pháp lý quan trọng để duy trì khối đại đoàn kết toàn dân tộc và ổn định nền chính trị; thể hiện, thực hiện và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; thiết lập, duy trì, hiện thực hoá các mối quan với các quốc gia, dân tộc và các tổ chức

quốc tế (Đối với quốc gia)

2.2 Nội dung, hình thức pháp luật về Chủ tịch nước

2.2.1 Nội dung pháp luật về Chủ tịch nước

* Nội dung 1: Nhóm QPPL điều chỉnh việc hình thành nên và xác lập tư cách chủ thể: Đây là nhóm quan hệ mang tính nền tảng, gồm những quy định về: tên gọi;

vị trí, vai trò; cách thức hình thành; thời hạn, thời điểm xác lập tư cách chủ thể; xử

lý trường hợp khuyết Chủ tịch nước; …;

* Nội dung 2: Nhóm QPPL quy định nhiệm vụ, quyền hạn Đây nội dung

trung tâm và chủ yếu nhất của pháp luật về Chủ tịch nước; là sự cụ thể hoá vị trí, vai trò và chức năng của Chủ tịch nước và cho thấy mối quan hệ với các chủ thể khác

có liên quan Thường được chia thành hai nhóm cơ bản gồm nhiệm vụ, quyền hạn

trong đối nội và nhiệm vụ, quyền hạn trong đối ngoại

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong đối nội sẽ điều chỉnh các vấn

đề nội bộ của nhà nước, của quốc gia và ở phạm vi trong nước Phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn này tuỳ thuộc vào vị trí, vai trò của Chủ tịch nước có được từ việc tổ chức QLNN (ví dụ còn có thể đồng thời đứng đầu hành pháp) Chỉ xét riêng vị trí, vai trò là thiết chế ĐĐNN thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước sẽ thể hiện qua hai phương diện ở góc độ quốc gia (là NTQG) và ở góc độ nhà nước (một thiết

chế trong BMNN): Ở góc độ quốc gia, Chủ tịch nước có 2 nhóm nhiệm vụ, quyền

hạn gồm: (i) Chứng thực Nhà nước (thẩm quyền công bố luật; tuyên bố, công bố

Trang 12

các quyết định về chiến tranh, hoà bình…); (ii) Đại diện Nhà nước (kêu gọi, hiệu triệu, thăm hỏi, động viên Nhân dân; hiện diện trong các ngày, công việc quan trọng

của Nhà nước, quốc gia…) Ở góc độ Nhà nước, Chủ tịch nước là một thiết chế

trong BMNN thực hiện một phần QLNN và gắn với các cơ quan khác trong BMNN Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được xét (i) Trong lập pháp; (ii) Trong hành pháp; (iii) Trong tư pháp; (iv) Trong lĩnh vực khác (gồm thẩm quyền riêng và trong mối quan hệ với các thiết chế hiến định độc lập khác)

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong đối ngoại chủ yếu gắn với

vai trò đại điện công cao nhất của quốc gia, của Nhà nước trong quan hệ quốc tế, với các quốc gia khác và với các tổ chức quốc tế khu vực, thế giới Phổ biến nhất là (i) trong thiết lập, duy trì, chấm dứt quan hệ bang giao (tiếp nhận, cử, triệu hồi đại

sứ …); (ii) chứng nhận về sự tham gia và nội dung trách nhiệm quốc gia trong các

tổ chức quốc tế (ký kết và thực hiện ĐƯQT); (iii) đại diện quốc gia, nhà nước trong các hoạt động ngoại giao, hoạt động quốc tế (đi thăm các nước, tiếp đón NTQG các nước, người đứng đầu các tổ chức quốc tế; tham gia tổ chức quốc tế…);

* Nội dung 3: Nhóm QPPL để tổ chức và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, gồm

quy định về: (i) tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch nước thông qua phân công, phân cấp, phân quyền làm hình thành tổ chức bộ máy của thiết chế; nguyên tắc, phương cách thức vận hành của thiết chế; (ii) quy trình, thủ tục thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch nước; (iii) điều kiện duy trì, bảo đảm để thực hiện quyền, nghĩa vụ;

* Nội dung 4: Nhóm QPPL về giám sát hoạt động và xử lý vi phạm thường

gồm các quy định về (i) trách nhiệm của Chủ tịch nước trong việc báo cáo, chịu sự giám sát từ phía các chủ thể khác có liên quan; (ii) về cơ chế xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch nước và các chủ thể có liên quan khi có vi phạm như về hành chính là miễn nhiệm, bãi nhiệm; về hình sự là truy tố, xét xử…

2.2.2 Hình thức pháp luật về Chủ tịch nước

Hình thức pháp luật về Chủ tịch nước thường được xem xét ở góc độ bên trong và bên ngoài (i) Ở góc độ bên trong là cấu trúc nội tại của hệ thống QPPL như cách thể hiện, cách thức sắp xếp theo những nguyên tắc, lôgic nhất định để xác định vị trí và tạo sự gắn kết giữa các QPPL (ii) Ở góc độ bên ngoài là tên gọi, loại hình văn bản QPPL trong hệ thống văn bản QPPL quốc gia

2.3 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước

2.3.1 Tiêu chí đánh giá nội dung pháp luật về Chủ tịch nước

- Tính đầy đủ, toàn diện: Tức là, đánh giá xem nội dung pháp luật về Chủ tịch

nước đã điều chỉnh các quan hệ xã hội cần điều chỉnh ở mức độ nào, là đầy đủ (phải

có, không thiếu thứ gì), toàn diện (tất cả các mặt) hay chưa

- Tính chính trị, hợp hiến và chính xác: Đây là tiêu chí đặc thù, phản ánh đặc

điểm, tính chất của thiết chế Chủ tịch nước và của pháp luật về Chủ tịch nước

Trang 13

Trong đó, tính chính trị được đánh giá qua mức độ phản ánh thực trạng chính trị Việt Nam và phù hợp với đặc điểm chế độ chính trị Việt Nam

- Tính thực tiễn và khả thi: Tức là, đánh giá mức độ phù hợp của nội dung

pháp luật về Chủ tịch nước so với yêu cầu, hiệu quả điều chỉnh xem có xuất phát và phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế - xã hội hay không

- Tính thống nhất, đồng bộ và tương thích: Tức là, đánh giá mức độ bảo đảm

tính thống nhất, đồng bộ của nội dung các QPPL về Chủ tịch nước với nhau (bên trong) và với các QPPL khác trong hệ thống pháp luật quốc gia (bên ngoài)

2.3.2 Tiêu chí đánh hình thức pháp luật về Chủ tịch nước

- Sự phù hợp với nội dung: Tức là, đánh giá xem hình thức pháp luật về Chủ

tịch nước có phản ánh đầy đủ, thống nhất, chính xác so với nội dung pháp luật về Chủ tịch nước hay không

- Tính lô gíc, hệ thống và tương thích: Tức là đánh giá xem cấu trúc bên trong

của pháp luật về Chủ tịch nước có được sắp xếp theo một trật tự, nguyên tắc thống nhất; có phản ánh đúng vị trí, tính thứ bậc của từng QPPL trong hệ thống và tạo sự gắn kết giữa các QPPL với nhau hay không? Đồng thời, đánh giá xem cấu trúc bên ngoài của pháp luật về Chủ tịch nước có phù hợp với cấu trúc của hệ thống văn bản QPPL quốc gia hay không

2.4 Yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước

2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước

- Yếu tố chính trị và hệ tư tưởng gồm: Chế độ chính trị và đường lối, chính sách của Đảng; Các học thuyết, quan điểm chính trị - pháp lý, nhất là nguyên tắc, cách thức tổ chức QLNN và BMNN (hình thức chính thể)

- Yếu tố Kinh tế - xã hội: Nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Truyền thống, lịch sử pháp lý, nhất là thực trạng pháp luật hiện hành

- Phong tục tập quán và truyền thống lịch sử

- Trình độ, kỹ thuật lập pháp

2.4.2 Điều kiện bảo đảm việc hoàn thiện pháp luật về Chủ tịch nước

- Về nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng cho việc hoàn thiện

- Về mặt tài chính

- Về cung cấp, hỗ trợ thông tin

- Về ứng dụng công nghệ - thông tin

2.5 Mô hình, pháp luật về nguyên thủ quốc gia ở một số nước trên thế giới và những giá trị, kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam

2.5.1 Các mô hình nguyên thủ quốc gia và pháp luật về nguyên thủ quốc gia ở một số nước trên thế giới

Để cung cấp cái nhìn lý thuyết khái quát về tổ chức các mô hình NTQG tiêu biểu trên thế giới, Luận án đã dựa trên một số căn cứ, tiêu chí để phân loại và phân

Ngày đăng: 09/05/2021, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w