1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

11 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 388,57 KB

Nội dung

Bài viết tập trung đánh giá tình hình phát triển bền vững kinh tế biển ở tỉnh Kiên Giang trên bốn phương diện: Kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế. Kết quả phân tích là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH KIÊN GIANG

TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF KIEN GIANG'S OCEAN

ECONOMY IN THE PROCESS OF INTERNATIONAL ECONOMIC

INTEGRATION

TS Vòng Thình Nam 1

Tóm tắt – Bài viết tập trung đánh giá tình hình phát triển bền vững kinh tế

biển ở tỉnh Kiên Giang trên bốn phương diện: kinh tế, môi trường, xã hội và thể

chế Kết quả phân tích là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp

phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Từ khóa: kinh tế biển, kinh tế biển Kiên Giang, phát triển bền vững kinh

tế biển

Nhân loại đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng với quy mô rộng

lớn và mức độ ngày càng sâu sắc trong quá trình con người chinh phục biển và đại

dương Bên cạnh những mặt tiến bộ, quá trình đó cũng đang đặt tất cả các nước

trước một loạt vấn đề toàn cầu nóng bỏng, tác động và đe dọa trực tiếp đến triển

vọng phát triển của nhân loại, như xu hướng gia tăng bất bình đẳng xã hội và

chênh lệch giàu nghèo, vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh

thái, vấn đề an ninh toàn cầu, nguy cơ suy thoái văn hoá… Đó là những hệ quả

nghiêm trọng của quan niệm cũ về sự phát triển Bối cảnh đó buộc nhân loại phải

hướng đến một quan niệm mới, đúng đắn và thông minh hơn về cách mà con

người khai thác các nguồn lực từ biển và hải đảo – thuật ngữ phát triển bền vững

kinh tế nói chung và phát triển bền vững kinh tế biển nói riêng trở nên thông dụng

Cùng với những tiềm năng vốn có của biển, những chủ trương phát triển đặc

khu kinh tế Phú Quốc đã tạo ra những bước đột phá mới trong việc thu hút đầu tư

trong và ngoài nước, tạo ra những động lực mới cho sự phát triển kinh tế xã hội

của địa phương Tuy nhiên, quá trình này cũng đang đặt kinh tế biển tỉnh Kiên

Giang trước những nguy cơ lớn trên nhiều mặt Tình trạng ô nhiễm môi trường, sự

1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM; Email: vtnam1@yahoo.com

Trang 2

cạn kiệt tài nguyên, tình trạng “xẻ thịt” đảo Phú Quốc, các tệ nạn xã hội, quá trình

tư nhân hóa các nguồn tài nguyên biển đảo… đang đặt kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trước những thách thức lớn Từ thực trạng nói trên, bài viết này mong muốn góp một phần nhỏ trong việc xác lập những tiềm năng của biển đảo tỉnh Kiên Giang và những mặt trái của chính sách phát triển kinh tế biển và làm giàu

từ biển của tỉnh Kiên Giang thời gian qua Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp tạo cơ sở cho quá trình phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang thời gian tới

2 LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN

2.1 Phát triển bền vững

Bản thân khái niệm phát triển bền vững đã trải qua một quá trình dài trong quá trình nhận thức và ngày càng hoàn thiện Ngày nay, khái niệm bền vững là khái niệm bao quát sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế

Bùi Tất Thắng cho rằng, phát triển bền vững chịu sự chi phối của hai mặt

Một là, tính bền vững của bản thân (bên trong) quá trình phát triển kinh tế Hai là,

tính bền vững của các yếu tố bên ngoài quá trình phát triển kinh tế, nhưng nó có liên quan và thường xuyên tác động ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế Đó

là các hợp phần ngoài kinh tế của phát triển bền vững, bao gồm môi trường, xã hội và thể chế [1, tr38]

Thứ nhất, sự phát triển bền vững về kinh tế nhìn chung được các tác giả coi

là điều kiện nền tảng bảo đảm sự thịnh vượng của mỗi quốc gia Nếu một nền

kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chỉ duy trì được một khoảng thời gian ngắn, sau đó rơi vào tình trạng suy thoái thì đó là mô hình phát triển kém hiệu quả, thiếu bền vững Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này là nền kinh tế đã tăng trưởng không dựa vào tăng năng suất lao động, mà chủ yếu nhờ khai thác các nguồn lực đầu vào một cách ồ ạt nhưng không có hiệu quả

Thứ hai, sự phát triển bền vững về môi trường Đây là nội dung biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn tài

nguyên và môi trường sinh thái Sự bền vững về môi trường vốn là xuất phát điểm của quan niệm về phát triển bền vững, với sự nhấn mạnh đến cái giá phải trả về môi trường nếu sự phát triển kinh tế không chú ý thỏa đáng đến bảo vệ môi trường

Thứ ba, sự phát triển bền vững về mặt xã hội là bước phát triển mới về tư duy trong quan niệm về phát triển bền vững Sự duy trì môi trường sống có liên quan mật thiết đến vấn đề đói nghèo Ngân hàng Thế giới cho rằng: xóa đói, giảm nghèo là một công cụ để bảo vệ môi trường khỏi sự xuống cấp Người nghèo vừa

là nạn nhân vừa là tác nhân của sự phá hủy môi trường [2, tr28] Smith [3, tr116]

Trang 3

từng nói: “không có một xã hội nào có thể chắc chắn hưng thịnh và có hạnh phúc, khi phần lớn người dân phải sống trong cảnh nghèo đói và khổ cực”

Thứ tư, sự bền vững về thể chế là một bổ sung mới đáng kể nhất trong tư duy về phát triển bền vững Tính bền vững của sự phát triển vừa đòi hỏi phải

được thể hiện ở khía cạnh bền vững về thể chế, lại vừa đòi hỏi thể chế tạo lập cơ

sở cho sự phát triển bền vững Thể chế trong đó đóng vai trò trung tâm là Nhà nước Nhà nước phải tạo ra một môi trường chung ổn định, an ninh về chính trị –

xã hội; thân thiện và hỗ trợ đối với thị trường, kinh doanh; đề cao những giá trị xã hội, sự công bằng, nền dân chủ, ý thức chân thành tín nghĩa, sự minh bạch trong

cơ chế quản lí và phân phối các nguồn lực xã hội Những yếu tố đảm bảo tính bền vững về thể chế bao gồm:

Tính đồng bộ, nhất quán và có hiệu lực của hệ thống pháp luật, bảo đảm cho

sự vận hành của nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng pháp luật vững chắc, phù hợp với thông lệ quốc tế Nền hành chính gọn nhẹ, hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu Kết hợp việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí nhà nước với nâng cao chất lượng cán bộ công chức Các chương trình chiến lược và quy hoạch phát triển của quốc gia phải thực sự trở thành một công cụ quản lí hữu hiệu trong tay Nhà nước, thành căn cứ chỉ dẫn tin cậy cho các nhà đầu tư, kinh doanh

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam [4], khẳng định: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường

2.2 Phát triển bền vững kinh tế biển

Theo Lại Lâm Anh [5, tr47], phát triển kinh tế biển là việc mở rộng cả về mặt quy mô, chất lượng và gia tăng mức độ khai thác các nguồn lợi trực tiếp cũng như gián tiếp từ biển, tăng tỉ trọng phát triển của các ngành kinh tế biển kèm với nó là phải thay đổi phương thức phát triển để hướng tới một nền kinh tế biển hiện đại

Kinh tế biển là một bộ phận của nền kinh tế Vì vậy, việc phát triển bền vững kinh tế biển cũng bao hàm các nội dung của phát triển bền vững nền kinh tế Nội hàm phát triển bền vững kinh tế biển cũng được thể hiện trên bốn phương diện: phát triển bền vững về mặt kinh tế, phát triển bền vững về mặt môi trường, phát triển bền vững về mặt xã hội và phát triển bền vững về mặt thể chế Đó là quá trình khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của biển nhằm đảm bảo được các mục tiêu phát triển, đồng thời góp phần tái tạo các nguồn lực của biển, tạo cơ sở vững chắc cho chiến lược phát triển kinh tế biển và làm giàu từ biển

Trang 4

3 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN TỈNH KIÊN GIANG

3.1 Những tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Kiên Giang

Nằm trong vùng địa chính trị và kinh tế đặc thù của cả nước, kinh tế biển nói riêng, bộ mặt tỉnh Kiên Giang nói chung đang từng bước thay đổi to lớn, khẳng định những tiềm năng, vị thế của mình trên con đường chinh phục mục tiêu biến tỉnh Kiên Giang trở thành một tỉnh mạnh về kinh tế biển và làm giàu từ biển

Theo Viện nghiên cứu biển – đảo Việt Nam, tỉnh Kiên Giang có tiềm năng rất lớn về thủy sản, du lịch, cảng biển và kinh tế đảo [6]

Tiềm năng thủy sản: Tỉnh Kiên Giang có ngư trường đánh bắt rộng 63.290

km2, trong đó, diện tích ngư trường ở độ sâu dưới 20 m là 15.440 km2, ở độ sâu 20-50 m là 33.960 km2 và ở độ sâu trên 50 m là 13.890 km2 Vùng biển Kiên Giang có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú với trữ lượng khoảng 464.600 tấn, khả năng cho phép khai thác khoảng 208.400 tấn Một số loài cá có trữ lượng cao như: cá liệt chiếm khoảng 32%, họ cá nục chiếm khoảng 18,7%, họ cá trích,

cá thu, cá ngừ mỗi họ chiếm khoảng 7% Các loài hải sản quý, như đồi mồi, hải sâm, nghêu lụa, ngọc trai, bào ngư, mực cũng tập trung nhiều ở vùng biển tỉnh Kiên Giang, với trữ lượng khá lớn Bên cạnh đó, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng rất phát triển, nhất là nuôi tôm nước lợ vùng ven biển, nuôi cá nước ngọt, sò huyết với tổng diện tích khoảng 170.000 – 180.000 ha Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản [6]

Tiềm năng du lịch biển: Tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi, có

nhiều núi non, hang động, đảo, danh lam thắng cảnh như Hòn Chông, hòn Trẹm,

núi Moso, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Đông Hồ Tỉnh Kiên Giang có nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch biển, trong đó, Hà Tiên và Phú Quốc được coi là vùng trọng điểm du lịch biển của cả nước Đặc biệt, đảo Phú Quốc đã được Chính phủ quy hoạch xây dựng thành trung tâm du lịch sinh thái biển – đảo chất lượng cao tầm cỡ quốc tế và cho phép Phú Quốc được áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước Việt Nam đã ban hành về tất cả các loại hình đầu tư, kể cả trong nước và nước ngoài Là đảo lớn nhất và đông dân nhất của cả nước, với diện tích trên 589,275 km2, dân số gần 119.369 người, Phú Quốc còn có bờ biển với nhiều bãi cát trắng mịn, sạch, địa hình núi non điệp trùng, sông suối với nhiều thác nước tự nhiên rất đẹp là điều kiện lí tưởng để phát triển du lịch biển đảo

Tiềm năng về cảng biển: Vùng biển Kiên Giang có nhiều tiềm năng để

phát triển cảng Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang triển khai quy hoạch xây dựng

tám cảng biển, một bến tạm và các cầu cảng trên các đảo bao gồm: cảng Hòn Chông thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương; cảng Bãi Nò ở thành phố Hà Tiên; cảng nước sâu Nam Du huyện Kiên Hải; cảng An Thới Phú Quốc; cảng Vịnh Đầm Phú Quốc; cảng Dương Đông và cảng Tổng hợp Rạch Giá Cảng chuyên

Trang 5

dùng nhập than cho nhà máy điện dự kiến làm đầu mối tiếp chuyển ngoài khơi tại quần đảo Nam Du đáp ứng nhu cầu bốc xếp khoảng 12 triệu tấn than và 6 triệu tấn hàng hoá mỗi năm Cảng nhiên liệu tại ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương

dự kiến đáp ứng khả năng cho tàu 10.000 DWT, nhập khoảng 40 lượt/năm và cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp tại Bãi Đất Đỏ, huyện Phú Quốc Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang còn có 10 cảng cá và 13 bến cá, trong đó có 01 cảng cá loại một, 9 cảng cá loại hai

Tiềm năng về kinh tế đảo: Tỉnh Kiên Giang có 07 huyện, thị, thành phố

ven biển và huyện đảo, với 68/145 xã, phường, thị trấn có đảo hoặc có bờ biển,

với 137 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống Đặc biệt, có

một số đảo lớn như huyện đảo Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải, xã đảo Thổ Chu và

xã đảo Tiên Hải Các đảo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đều có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, cảng biển, vận tải biển, các khu kinh tế ven biển, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản Đặc biệt, huyện đảo Phú Quốc được ví như Việt Nam thu nhỏ, với 27 đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, diện tích 567 km², có hai thị trấn và 8 xã với dân số hơn 119.369 người Mặc dù là một huyện đảo, nhưng Phú Quốc có đầy đủ các điều kiện tự nhiên như núi, sông, đồng bằng, biển và đảo Từ năm 2017, Chính phủ đã quyết định đầu tư phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế của cả nước và đang trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đến năm 2017, lượng vốn đầu tư vào Phú Quốc đạt hơn 8 tỉ USD Phú Quốc cũng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, góp phần rất lớn vào việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang Năm

2016, lượng du khách đến Phú Quốc đạt hơn 1,45 triệu lượt người, trong đó, khách quốc tế đạt 210.132 lượt người, doanh thu du lịch đạt 5.456 tỉ đồng

Không chỉ giàu có về tài nguyên khoáng sản và những vẻ đẹp hút hồn của các danh lam thắng cảnh, tỉnh Kiên Giang còn có vị trí địa kinh tế và chính trị đặc thù của cả nước Nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, vùng biển tỉnh Kiên Giang có đường biên giới giáp ranh với Campuchia, Thái Lan và đang trở thành cửa ngõ quan trọng đối với thị trường ASEAN Kiên Giang cũng là cửa ngõ giao lưu kinh

tế, văn hóa với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ Vùng biển tỉnh Kiên Giang được bao bọc bởi một hệ thống đảo và quần đảo dày đặc, điều này đang trở thành một điểm ưu tiên trong chính sách đầu tư phát triển của Trung ương nhằm thực hiện mục tiêu kép, phát triển kinh tế biển đảo gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia

Với các tiềm lực phong phú, đa dạng và vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt nói trên, tỉnh Kiên Giang có đủ điều kiện để phát triển kinh tế biển đa dạng các ngành nghề như khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; du lịch biển; vận tải biển và kinh tế đảo Điều quan trọng hiện nay của tỉnh Kiên Giang là cần xác định được các thế mạnh của mình trên cơ sở kết hợp giữa các nguồn lực, nhằm tạo ra những bước đột phá mới trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển

Trang 6

và làm giàu từ biển, đồng thời, tỉnh cần có chính sách phù hợp để đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế, vấn đề môi trường sinh thái và các vấn đề xã hội, giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa phát triển kinh tế biển với vấn

đề hoàn thiện thể chế và công bằng xã hội

3.2 Đánh giá phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Kiên Giang

Phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Kiên Giang trên bốn mặt cấu thành của phát triển bền vững kinh tế biển, chúng tôi thấy rằng, một mặt cần ghi nhận những thành tựu đạt được, nhưng mặt khác cũng cần xác định rõ những nguy cơ đang tiềm ẩn trong quá trình phát triển kinh tế biển tỉnh Kiên Giang Với cách tiếp cận đó, tác giả nêu ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, kinh tế biển tỉnh Kiên Giang đã tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn bộ nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào tổng giá trị nền kinh tế của địa phương nhưng chất lượng chưa cao

Những kết quả được ghi nhận thể hiện tổng sản phẩm kinh tế thuần biển trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên Theo niên giám thống kê từ 2006 đến 2019, tổng sản phẩm kinh tế thuần biển tỉnh Kiên Giang đạt 49.030 tỉ đồng, chiếm 49,1% tổng giá trị nền kinh tế, tăng 5,84 lần so với năm 2006 và 32,4 lần so với năm 1995 Trong đó, ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản liên tục tăng lên và đóng góp nhiều nhất với 34.787 tỉ đồng, chiếm 70,9%; tiếp đến là các ngành công nghiệp chế biến thủy sản với 7.869 tỉ đồng, chiếm 16,04%; dịch vụ cảng biển đóng góp 1.615 tỉ đồng, chiếm 3,29%; vận tải biển đạt 1.091 tỉ đồng, chiếm 2,22% và công nghiệp đóng tàu đạt 996 tỉ đồng, chiếm 2,03% Ngành du lịch biển

có sự phát triển mạnh mẽ nhất, từ 18 tỉ đồng năm 1995, lên 205 tỉ đồng năm 2006

và đạt 2.672 tỉ đồng năm 2019, chiếm 5,44% [7]

Tuy nhiên, những kết quả này chưa phản ánh đúng tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển địa phương, thể hiện:

Một là, trong tổng giá trị các ngành kinh tế biển, ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản còn chiếm tỉ trọng cao nhất, trong khi các ngành đòi hỏi trình độ kĩ thuật

cao như chế biến thủy sản, dịch vụ cảng biển, vận tải biển còn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn Trong nội bộ ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản, ngành khai thác là ngành chủ lực Tuy nhiên, ngay cả ngành được xem là chủ lực của tỉnh cũng được phát triển trên các phương tiện khai thác còn đơn sơ, chủ yếu phục vụ đánh bắt gần bờ, khả năng khai thác các nguồn lực biển ngoài khơi còn hạn chế Ngành du lịch nói chung, du lịch biển tỉnh Kiên Giang nói riêng chủ yếu khai thác các điều kiện mà thiên nhiên ban tặng Các hoạt động du lịch còn diễn ra một cách tự phát, đơn điệu chưa tạo ra được những điểm nhấn quan trọng, thiếu các sản phẩm du lịch có tính độc đáo, mang lại những dấu ấn riêng biệt để thu hút du khách Các

dự án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng chưa được quan tâm đầu tư phát triển đúng mức

Trang 7

Hai là, quá trình chuyển dịch lao động từ các ngành truyền thống như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản sang các ngành có giá trị kinh tế cao như du lịch biển,

đảo, vận tải biển và dịch vụ cảng biển còn rất chậm Nguồn lực lao động vẫn tập trung phần lớn vào ngành khai thác thủy sản với trình độ, năng suất lao động còn thấp

Ba là, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm kinh tế biển tỉnh Kiên Giang còn thấp Ngoại trừ nước mắm Phú Quốc, các sản phẩm xuất khẩu còn lại của tỉnh

Kiên Giang vẫn chưa thể thâm nhập vào thị trường có tiềm năng lớn như châu Âu, Bắc Mĩ Quá trình sản xuất còn manh mún, chưa tạo ra được các thương hiệu đặc trưng của kinh tế biển tỉnh Kiên Giang

Thứ hai, môi trường sinh thái được quan tâm, nhưng nguy cơ ô nhiễm và các sự cố môi trường ngày càng lớn

Trong mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, vấn đề môi trường sinh thái trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu, các dự án đầu tư buộc phải cam kết về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn về môi trường, quá trình kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh trong quá trình tổ chức thực hiện Tuy nhiên, tình trạng khai thác

du lịch diễn ra tự phát đã làm cho môi trường xung quanh các khu du lịch bị ô nhiễm Các phương tiện đánh bắt thủy sản gần bờ với các phương thức khai thác

có tính chất tận diệt như xung điện, lưới cào, chất nổ đang làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt Tình trạng xẻ thịt, phân lô các khu đất trên đảo Phú Quốc diễn ra tràn lan thời gian qua đang đang làm nhức nhối dư luận xã hội Quá trình

mở cửa thu hút đầu tư thiếu kiểm soát chặt chẽ đang tạo ra những nguy cơ lớn về tình trạng tư nhân hóa quá nhanh các vùng biển tự nhiên, dẫn đến người dân địa phương phải chi trả nhiều phí dịch vụ trên các vùng biển vốn dĩ là của Nhà nước

Những kết quả từ dự án lấn biển đã tạo ra một quỹ đất rộng lớn cho tỉnh Kiên Giang nhưng nó cũng tạo ra những hệ lụy về sự thay đổi kết cấu địa chất, thay đổi dòng chảy của kênh rạch và về lâu dài có thể tạo ra những tác động môi trường to lớn Việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển đang tạo ra những lợi ích lớn về kinh tế nhưng sự phát triển thiếu kiểm soát trong điều kiện ý thức của người dân chưa cao, việc sử dụng hóa chất quá nhiều trong việc sản xuất đã gây ra những nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trường cho khu vực ven biển trong tương lai Tỉnh còn thiếu các dự án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng nhằm mục tiêu vừa phát triển du lịch vừa đảm bảo sự phát triển bền vững Thay vào đó, việc cấp cho các dự án lớn và các chủ đầu tư đang tiến hành các kế hoạch bê tông hóa đảo ngọc, làm thay đổi rất lớn đến hệ sinh thái rừng Phú Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững

Trang 8

Thứ ba, chính trị – xã hội ổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề lớn trong đời sống xã hội

Sự ổn định về chính trị đang tạo ra những động lực cho quá trình phát triển, thu hút đầu tư, du lịch ở trong và ngoài nước đến với Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang 2019 [8], số lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang đạt 8,78 triệu lượt, trong đó, Phú Quốc đón 2,85 triệu lượt khách Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế biển, đảo tỉnh Kiên Giang đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ Các chính sách để thu hút đầu tư phát triển đặc khu kinh tế Phú Quốc đang thúc đẩy dòng chảy của vốn đổ dồn về đây quá nhanh, điều này dẫn đến tình trạng nóng lên của cả khu vực Thị trường bất động sản tăng nhanh (mức tăng 600%), người dân địa phương chuyển nhượng đất cho người từ các nơi khác đổ về, khi hết đất, họ lại ra các đảo xa hơn để khai thác, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo quá nhanh, tiềm ẩn những mâu thuẫn xã hội

Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi trình độ nhận thức chưa theo kịp đã làm cho một bộ phận thanh thiếu niên sa vào các tệ nạn xã hội Các vụ tranh giành, khiếu kiện liên quan đến đất đai diễn ra ngày càng tăng, lôi kéo nhiều người tham gia, tạo nên những nguy cơ bất ổn về chính trị – xã hội

Thứ tư, những đổi mới về thể chế đã mang lại những kết quả tích cực trong quản lí, điều hành, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được cải thiện

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn

2001 – 2010 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã triển khai các nhiệm

vụ cụ thể để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước Ủy ban nhân dân tỉnh đã công bố, công khai tại Văn phòng đầy đủ với 53 lĩnh vực và

266 thủ tục hành chính bằng văn bản giấy tại Phòng Hành chính – Tổ chức và được đăng tải trên trang thông tin điện tử ISO những văn bản thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Cùng với việc niêm yết các thủ tục hành chính, công tác đào tạo, sử dụng, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ được chú trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ đối với Nhân dân Tuy nhiên,

so với những yêu cầu đặt ra của một nền kinh tế hội nhập và nhu cầu phát triển bền vững, những kết quả đạt được về việc cải cách thủ tục hành chính mới chỉ là bước đầu Công tác điều hành, quản lí vẫn còn nặng thủ tục hành chính, nhiều khâu trung gian, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với chính quyền nhà nước Bộ máy quản lí hành chính nhà nước còn cồng kềnh, chất lượng đội ngũ nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ ở cấp xã, phường còn nhiều hạn chế là những rào cản lớn đối với nhu cầu phát triển hiện nay

Nguyên nhân của những hạn chế:

Thứ nhất, chưa có một kế hoạch tổng thể, có tính chiến lược về phát triển

kinh tế biển, đảo trên địa bàn tỉnh Từ năm 2010 trở lại đây, việc thu hút đầu tư

trong và ngoài nước đang diễn ra một cách ồ ạt, các nguồn lợi biển đảo đang bị cắt

Trang 9

xén một cách ồ ạt, tình trạng tư nhân hóa các bãi biển, các khu du lịch đang là vấn

đề gây bức xúc cho quá trình phát triển bền vững kinh tế biển, đảo tỉnh Kiên Giang Sự đẩy nhanh quá trình đầu tư và đô thị hóa trong khi những cơ chế điều tiết vẫn chưa kịp thay đổi và nặng hình thức hành chính đã tạo ra những tác động tiêu cực trong quá trình điều hành, quản lí kinh tế – xã hội

Thứ hai, các nguồn lực kinh tế như vốn, khoa học công nghệ, trình độ

nguồn nhân lực, khả năng quản lí của tỉnh còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư phát

triển các ngành nghề đòi hỏi vốn lớn, trình độ kĩ thuật cao như cảng biển nước sâu, vận tải biển quốc tế, công nghiệp đóng tàu công suất lớn gặp nhiều khó khăn Thói quen bám biển bằng những công cụ đánh bắt thô sơ như thuyền thúng, ghe công suất nhỏ đánh bắt gần bờ đã gắn chặt với cuộc sống của người dân nên rất khó thay đổi trong một thời gian ngắn

Thứ ba, nhận thức của các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai

trò, vị trí của kinh tế biển chưa cao Vẫn còn tồn tại quan niệm các nguồn lợi biển

– đảo là vô tận nên quá trình khai thác chưa gắn với bảo vệ, phát huy các nguồn lợi thủy sản Thiếu chủ động trong việc xây dựng các hoạch định chiến lược cho kinh tế biển theo đặc thù của địa phương, quá chú trọng vào nguồn lực phân bổ của Trung ương mà chưa tạo ra một cơ chế thu hút đặc thù để khai thác hiệu quả các nguồn lực của biển – đảo

Thứ tư, chưa thực sự chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút đầu

tư, quảng bá du lịch, liên kết các tuyến du lịch quốc tế với tỉnh Kiên Giang, liên

kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại Các quan hệ đối tác láng giềng như Campuchia, Thái Lan chưa được chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu để tạo nên sự liên kết chặt chẽ thông qua việc gắn kết lợi ích dựa vào các lợi thế tiềm năng nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế biển Một số ngành, lĩnh vực chưa sẵn sàng cho việc đón nhận xu thế hội nhập

Thứ năm, công tác quy hoạch, kế hoạch diễn ra còn chậm, thiếu đồng bộ,

công tác dự báo tình hình còn hạn chế nên việc đối phó với các vấn đề mới nảy

sinh như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng còn nhiều lúng túng Các chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ kinh tế biển chưa được chú trọng nhiều nên việc chuyển đổi các mô hình phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại gặp nhiều khó khăn

4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN KIÊN GIANG THỜI GIAN TỚI

Thứ nhất, cần phải có quy hoạch tổng thể về kinh tế biển, đặc biệt là quy

hoạch tổng thể đối với đặc khu kinh tế Phú Quốc để tránh tình trạng phát triển

manh mún Xác định rõ tiềm năng từng vùng để quy hoạch các khu du lịch tập trung, hiện đại gắn với khu vui chơi giải trí và hệ thống nhà hàng, khách sản hiện

Trang 10

đại; các khu vực nuôi trồng thủy sản; các khu công nghiệp, khu dịch vụ cảng biển đồng thời xây dựng hệ thống giao thông hoàn thiện đảm bảo sự kết nối giữa các khu vực này Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển nhằm bảo vệ khu vực rừng nguyên sinh ở Phú Quốc và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

Thứ hai, xác định những ngành kinh tế biển mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang

trong thời gian tới là du lịch biển, kinh tế hàng hải và kinh tế đảo để có chính sách

đầu tư các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế biển có tính chiều sâu Cần phải nhận thức sâu sắc rằng những nguồn lực sẵn có về thủy sản và các điều kiện tự nhiên khác sẽ mất dần lợi thế Vì thế, việc tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển các ngành kinh tế biển có giá trị kinh tế cao là chiến lược thiết yếu, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững kinh tế biển Thực hiện kết hợp việc huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước gắn với tăng cường nội lực nền kinh tế của địa phương

Thứ ba, tỉnh Kiên Giang cần đầu tư đội tàu có công suất lớn phục vụ đánh

bắt xa bờ nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao ở

ngoài khơi, vừa hạn chế đánh bắt gần bờ, góp phần nuôi dưỡng và phát triển nguồn lợi thủy sản Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động khai thác các nguồn lợi thủy sản gần bờ Có chính sách hỗ trợ tín dụng cho ngư dân đầu tư phát triển đội tàu có công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để ngư dân từ bỏ các hình thức khai thác có tính chất tận diệt đối với nguồn lợi thủy sản

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nhằm cải tiến sản xuất, cách thức

bảo quản, chế biến các nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao chất lượng, tăng

khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, làm cho hàng hóa xuất khẩu tỉnh Kiên Giang đủ sức vươn tầm thế giới, tăng hiệu quả kinh tế biển Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch nhằm quảng bá kinh tế biển tỉnh Kiên Giang đến với bạn bè quốc tế Kích thích đầu tư trang thiết bị hiện đại gắn với việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ti chế biến thủy sản nhằm góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Thứ năm, đặt hàng với các trường đại học, viện nghiên cứu trong việc đào

tạo đội ngũ cán bộ, kĩ sư giỏi để từng bước làm chủ các ngành kinh tế biển đòi hỏi

trình độ kĩ thuật cao như vận hành cảng biển, các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên đảo như nhà hàng, khách sạn cao cấp, sân bay quốc tế Xây dựng được một đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có bản lĩnh chính trị, góp phần tạo

ra một thể chế minh bạch, dân chủ, khoa học, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển

Thứ sáu, kiểm soát việc chuyển nhượng đất trên địa bàn, đặc biệt là trên

đảo Phú Quốc, ngăn chặn và xử lí nghiêm các trường hợp chiếm dụng đất công,

Ngày đăng: 09/05/2021, 03:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w