DAI HOC DA NANG TRUONG DAI HOC SU PHAM
KHOA NGU VAN
TRINH NHU TUYEN
Tính biểu tượng trong Bức franh, Bến qué, Chiếc thuyên ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Trang 2MO DAU
1 Lido chon dé tai
Là một trong những người mở đường trong quá trình đối mới của nền
văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu luôn tìm hướng đi cho mình
trên bình diện nội dung phản ánh lẫn bút pháp thê hiện Ở ông nồi bật niềm đam mê sáng tạo cùng tình yêu cuộc sống, con người, quê hương đất nước sâu nặng Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu không đồ sộ nhưng đa dạng vẻ thê loại: bao gôm truyện ngắn, truyện vừa, tiêu thuyết, bút ký, phê bình khi miêu tả không khí hào hùng và phâm chất cao đẹp của con người Việt Nam
trong chiến đấu, khi bộc lộ niềm âu lo khắc khoải và khát vọng thức tỉnh
lương tâm trong cảm hứng nhân văn mãnh liệt Sau 1975, nhất là sau Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngòi bút của ông luôn luôn thể hiện sự trăn trở,
bản lĩnh và nhiệt thành với công cuộc đổi mới đất nước nói chung và đổi mới
văn học nói riêng Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng và giàu tâm huyết, một nhà văn có tư tưởng phong phú và phong cách sáng tạo riêng Và một trong những yếu tố tạo nên nét độc đáo trong phong cách sáng tác của ông đó là sử dụng hình ảnh biêu tượng Hầu hết các truyện ngăn của ông đều xuất hiện những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng có sức ám ảnh người đọc, khiến cho những sáng tác sau này của ông trở nên đa dạng, phong phú, sâu
sắc và biến ảo hơn trong việc thế hiện cuộc sống, đi sâu vào nội tâm con
người, đồng thời cũng là cơ sở để ông tạo nên những điểm nhìn mới, giọng điệu mới cho tác phâm của mình
Đọc các truyện ngắn: Đức anh, Bến quê, Chiếc thuyên ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu, ta thấy có những hình ảnh được tác giả nhắc đến nhiều
Trang 3thuyén, tat ca déu mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc Mỗi biêu tượng như mang một triết lý nhân sinh, một thông điệp mà tác giả muốn gửi găm đến độc giả để suy ngẫm, chiêm nghiệm và rút ra bài học cho riêng mình
Với sự trân trọng tài năng và cảm quan nghệ thuật độc đáo của Nguyễn
Minh Châu, chúng tôi chọn đề tài "Tính biểu tượng trong Đức anh, Bến quê,
Ari!
Chiéc thuyén ngoài xa của Nguyễn Minh Châu" là nhằm hướng tới khám phá biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngăn của ông để giải mã ý nghĩa những thông điệp thâm mĩ được gửi gắm trong đó Đông thời, tác giả khóa luận hy vọng việc tìm hiểu này sẽ bố sung những kiến thức, hiểu biết vô cùng hữu ích, thiết thực giúp cho việc học tập và nghiên cứu sau này
2 Lịch sử vẫn đề nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tiếp cận với các công trình nghiên cứu và bài viết có nội dung liên quan đến biêu tượng nghệ thuật trong truyện ngăn của Nguyễn Minh Châu như:
Tác giả Dương Thị Thanh Hiên trong 7ruyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói về biểu tượng trong truyện ngăn Nguyễn Minh Châu như một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Tác giả cho rằng: “Nó như một dấu
ấn đặc sắc đánh dấu một chất lượng mới của sự phái triển tư duy nghệ thuật”
Nguyễn Trọng Hoàn trong cuỗn Nguyễn Minh Châu — Về tác gia và tác phẩm, giải nghĩa biểu tượng của tác phâm Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Đức ranh là "khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng nhân tính trong kha nang tu thir tinh cua con người bên trong con người”
Trang 4nói từ những hàm ý tượng trưng ân trong các hình ảnh, hình tượng bang bac khắp truyện "'
Trần Thế Hùng với bài viết Dòng #rữ tình vẫn chảy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nói về biêu tượng như một đặc trưng phong cách của Nguyễn Minh Châu: “Những biểu tượng ấy mở rộng khả năng bao quát hiện thực vủa ông, giúp ông lí giải được nhiêu điểu "vô thường "nơi cõi nhân gian đây tục lụy, làm sáng tỏ những khoảnh khắc bừng ngộ" của nhận thức mà lí tinh tinh tao khong li giai duoc"
Nguyễn Van Long: Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập HÌ, trong
đó tác gái thông kê sơ bộ tần suất xuất hiện của những biêu tượng trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước mà sau 1975
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết về hình ảnh biểu tượng cũng như ý nghĩa của chúng trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu không phải là ít nhưng chỉ dừng ở mức độ giới thiệu riêng k Song, đó là những gợi ý và là nguôn tham khảo rất thiết thực, bố ích đối với chúng tôi trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và quá trình thực hiện luận văn này Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài dưới góc độ lí luận văn học nhăm đi sâu hơn vào tìm hiểu tính biểu tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những nét đặc sắc của tính
biểu tượng nghệ thuật
- Phạm vi nghiên cứu: khóa luận khảo sát ba truyện ngăn: Đức ranh, Bến quê, Chiếc thuyên ngoài xa
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 5- Phuong pháp thông kê, phân loại: Thống kê số lần xuất hiện của những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong từng tác phẩm nghiên cứu cụ
thể
- Phương pháp phân tích — tổng hợp: Đi sâu vào các biểu tượng xuất hiện trong các tác phẩm, sau đó đi phân tích tổng hợp các dữ liệu đê có được một cái nhìn tổng quát nhất về tính biêu tượng trong các tác phẩm nghiên cứu - Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu các tác phâm dưới góc độ hệ
thống từ sự kết hợp các lý thuyết tự sự học, thi pháp học và văn học so sánh
Từ đó khái quát các đặc điểm ni bật tính biểu tượng trong các truyện ngăn Bức tranh, Bến quê, Chiếc thuyên ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
5 Bố cục
Ngoài phân Mở đầu và phần Kết luận thì khóa luận được triển khai thành hai chương:
Chương 1 Biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam hiện đại Chương 2 Đặc sắc của tính biểu tượng trong truyện ngăn
Trang 6NOI DUNG
CHUONG 1
BIEU TUQNG NGHE THUAT TRONG VAN XUOI
VIET NAM HIEN DAI 1.1.Biéu tuong nghé thuat
1.1.1 Khai niém
Biểu tượng nghệ thuật không phải là khái niệm riêng của văn học Các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, múa, cũng xây dựng cho mình nhiều biéw twong nghệ thuật Điều này cũng có nghĩa là biêu tượng có
thê được hình thành từ những chất liệu khác nhau như: với hội họa là màu sắc, đường nét; với điêu khắc là hình khối; với múa là động tác, điệu bộ Vì
xét trong phạm vi một tác phâm văn học nên biếu fượng nghệ thuật ở đây được mặc định đồng nghĩa với biểu tượng văn học — tức những biểu tượng trong sáng tạo văn học, nghĩa là chất liệu đê xây dựng nên biểu tượng là ngôn tir Van dé If luận cần giải quyết ở đây là: biêu tượng là gì, cơ chế câu tạo biêu
tượng và đặc trưng của những biểu tượng nghệ thuật Cũng cân nói thêm rang,
chinh tir nghé thuật đi kèm đã giúp chúng tôi hạn định lại ý nghĩa của từ biểu tượng không theo cách hiểu của triết học và tâm lý học (chỉ một giai đoạn cao hơn của nhận thức so với cảm giác, cho ta thấy hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đâu sau khi tác động của sự vật vào giác quan của ta kết thúc) mà theo
cách hiểu của lí luận văn học, của ngôn ngữ học
Biểu tượng là khái niệm không mới, đã được nhiều nhà nghiên cứu
định nghĩa Xét về cơ bản, đa số ý kiến là thông nhất với nhau và mang tính
bồ sung cho nhau
Trang 7na theo lối chiết tự (biêu tượng là hình ảnh biểu thị có tính chất tượng trưng), và có thê hiểu ngăn gọn thành: biểu tượng là hình ánh tượng trưng Cách hiệu
này theo chúng tôi là đúng nhưng chưa đủ tính lí luận để sử dụng làm công cụ nhận thức vì bản thân tvong trung cũng là một khái niệm cần phải được định nghĩa
- Nguyễn Thái Hòa thì lai xép biéw trong vào cùng nhóm biéu trung va tượng trưng vì cho răng ba từ này đêu là những từ gần nghĩa và đều dùng để
dịch từ symbol (theo tiếng Hy Lạp nghĩa là đấu hiệu) Theo chúng tôi thì ba từ
này tuy có cùng một nét nghĩa cơ bản là cùng chỉ một đấu hiệu (tín hiệu, ký hiệu) mang tính quy ước hàm chỉ một đặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo
và có khả năng gợira một đối tượng khác, một sự vật khác ngoài sự thé hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng dong chấp nhận [ï, tr.21] nhưng vẫn có
những nét sắc thái, ý nghĩa khác nhau Chăng hạn, /ượwg ưng là một thủ pháp tu từ nên có thê nói phép fượng frưng nhưng lại không thể nói phép biểu tượng vì biểu tượng là kết quả của thủ pháp tượng trưng chứ bản thân nó không phải là thủ pháp Ba từ này chỉ đồng nghĩa với nhau khi chúng cùng là dnah tù Bởi vậy, trong luận văn này, ngoài cách gọi Điểu ương, chúng tôi sử dụng hai cách gọi đồng nghĩa khác là hình ảnh tượng trưng và hình ảnh biểu rung
- Lê Bá Han, Trần Dinh Sử, Nguyễn Khắc Phi cho biểu fượng là một
phương thức chuyên nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật
đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một loại hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niém, mot tu trong hay mot triét ly sdu xa vé con người và cuộc doi [5, tr.24]
- Doan Van Chúc nói chung chung nhưng không phải là không chính xác: Biểu tượng là “vật mô giới” giúp ta tri giác cái bất khả trì giác” |3
Trang 8- Nguyễn Xuân Kính thì viết: Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan điểm thẩm mỹ, tư tưởng của tác giả [15
tr.185]
- Bùi Công Hùng lại định nghĩa thiên về khả năng của biểu tượng: Điền tượng là hình ảnh cụ thể giàu tỉnh cảm xúc có khả năng chứa đựng ÿ nghĩa sâu, có khả năng kết hợp và biến hóa nhiêu [10 tr.68]
Dựa vào những cách định nghĩa ở trên, chúng tôi quan niệm răng: biểu
tượng là hình ảnh cụ thé duoc dung dé khai quát cho một nội dung trừu tượng
nào đấy vừa có liên quan vừa tôn tại độc lập với hình ảnh dùng làm biểu tượng Và biểu tượng trong văn học bao giờ cũng chứa đựng quan điểm thấm mỹ, tư tưởng của người sáng tạo
1.1.2 Cơ chế cầu tạo biểu tượng nghệ thuật
Xét về mặt kí hiệu học, biểu tượng chính là những siêu kí hiệu, tức kí
hiệu của kí hiệu Bản thân một từ đã là một kí hiệu, bao gồm hai mặt: cái biểu
đạt và cái được biểu đạt Hai mặt này như hai mặt của một tờ giây và gan bó với nhau theo quan hệ võ đoán Cái dùng để biểu đạt là mặt vật chất của kí hiệu, có thê nghe được, nhìn được, nó thuộc về mặt ngữ âm Còn cái được biểu đạt là cái ý nghĩa ân chứa, nó thuộc về mặt chữ nghĩa Từ nào cũng là
một ký hiệu như vậy Biểu tượng là những từ kí hiệu đến lân thứ hai Dĩ nhiên
không phải kí hiệu lần hai nào cũng là biêu tượng nhưng biểu tượng thuộc dạng từ có khả năng chỉ ra một ý nghĩa nào đó đã vượt thoát khỏi bản thân nghĩa đen của từ (nhưng vẫn có mối dây liên hệ với từ) Với một biểu tượng,
nghĩa đen chính là phương diện biểu trưng vừa là mục đích biêu trưng (chính là cái được biểu trưng)
Có lẽ ít ai biết răng nghĩa gốc của từ biểu ượng vôn đã khác nay rất
nhiều Xưa người ta dùng từ biểu lượng để chỉ một vật lam tin duoc cat lam
Trang 9để sau này ráp hai mánh lại mà nhận ra nhau Bay gid tir biéu twong đã không còn được dùng với nghĩa này nữa Nhưng ngôn ngữ bao giờ cũng có cái lÍ của nó Nghĩa của từ biểu fượng nay đã khác nhưng hàm ý có fh tách ra và có khả năng kết với nhau là hai nét nghĩa vẫn còn nguyên trong từ biểu tượng
Noi nhu Jean Chevalier: “Moi biéu tuong đêu chứa đựng dấu hiệu bị dap vo
Y nghia cua biéu tuong bộc lộ trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nỗi kết những
phần của nó đã bị võ ra Hay tượng trưng được bộc lộ chính là qua cả sự
phân li lẫn sự liên kết giữa chúng” Có thê hiểu một cách đơn giản như thế
này, cái biểu tượng và cái dùng đề biểu tượng là có mối quan hệ với nhau trên một cơ sở hợp lý nào đó (nên nó có thê zối kết hoặc /iên kér lại) nhưng đồng
thời vì không theo quan hệ võ đoán như kí hiệu bậc một nên cái được biểu
tượng có tính độc lập nhất định với cái dùng để biểu tượng, nó đã có phân vượt khỏi sự thế hiện cụ thê của chính cái dùng đề biểu tượng nên có thể gãy
vỡ được, có thê phân li được
Bản chất của quá trình hình thành biêu tượng chính là quá trình liên tưởng Liên tưởng (tương đồng hoặc tương cận) sẽ dẫn đến sự ra đời của các nghĩa bóng, nghĩa chuyên thông qua phương thức chuyên nghĩa ân dụ (nếu là liên tưởng tương đồng) hoặc là hoán dụ (nếu là liên tưởng tương cận) Đó là con đường hình thành nghĩa biểu trưng Phong cách học cũng khăng định: Tượng trưng là phương thức chuyên nghĩa dựa vào những ấn dụ hay hoán dhụ
"Khi xây dựng biêu tượng thì ý nghĩa biêu trưng là cái đích cuối cùng của người phát tin, nhưng biêu tượng có được nhận ra hay không, nhận ra ở mức độ nào và sự nhận ra đó có trùng hay không với dụng ý ban đầu của tác giả thì nó còn phụ thuộc rất nhiêu ở người tiếp nhận Đó là chưa kế một hình ảnh không nhất thiết chỉ mang một ý nghĩa biêu trưng, nghĩa là không phải cứ
một hình ảnh thì chỉ được phép tương đương với một biểu tượng, một hình
Trang 10dương xỉ, nhưng với người Nhật đó là biểu tượng cho mong muốn có nhiều thành đạt trong năm mới; còn người Nga đó là biêu tượng của sự chết chóc và nghĩa địa Và ngược lại, một ý nghĩa biểu trưng có thể được chuyên đạt trong nhiều hình ảnh khác nhau Chăng hạn, công ơn các thầy cô giáo có khi được
chuyển tải qua hình ảnh zgười /ái đỏ, có khi lại qua hình ảnh người trông cây Tất cả những điều đó khiến cho việc xác định nghĩa của biểu tượng là công
việc không phải dễ dàng gì " [23, tr.21]
1.1.3 Đặc trưng của biểu tượng nghệ thuật
Biểu tượng có khả năng tái sinh liên hồi từ cái biêu đạt đến cái được
biểu đạt với nhu cầu khái quát, nhận thức biểu hiện cuộc sống của nên văn học nghệ thuật, tự bản thân nó đã mang tính biểu tượng và đòi hỏi người sáng
tác cũng như người thưởng thức phải tư duy băng biêu tượng
Vì vậy bản chất ngôn từ đã mang tính biểu tượng Nhưng biểu tượng
trong văn học luôn vượt lên tính trực quan của biểu tượng rút gọn và tính
công thức ước lệ của biểu tượng quy ước, từ đó gợi mở những xúc cảm thâm mỹ trong tư tưởng, tình cảm của bạn đọc Bởi biểu tượng đã dùng những hình thức đời sông đề diễn đạt ý niệm về tư tưởng, nhưng hình thức đời sống thì có hạn nên khả năng tái sinh liên hồi ấy phụ thuộc rất nhiều vào cá tính, vào
năng lực của chủ thể sáng tạo Sự tái sinh liên hồi từ cái biểu đạt đến cái được biểu đạt của biêu tượng tạo cho văn học những độ mở mới, màu sắc mới,
Dòng chảy ý nghĩa từ biểu tượng cứ thế mãi bất tận, không ngừng, theo sự
phát triển của lịch sử văn học
Biểu tượng là tín hiệu thâm mỹ mới mẻ, đa chức năng: Biểu tượng không chỉ là phương tiện hữu hiệu biểu đạt cuộc sống mà còn là phương tiện của tư duy nghệ thuật tạo ra nhiều tầng ý nghĩa Quá trình tư duy nghệ thuật là
khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa biểu
Trang 11van hoc — biéu tượng trở thành một hình thức tư duy đắc địa, tạo nên một hiệu
quả nghệ thuật cao
Mỗi tác phẩm văn học vẻ bản chất là một hệ thông tín hiệu thầm mỹ mà
trong đó những hình ảnh biểu tượng l tín hiệu nhỏ trong cả thế giới lớn ấy
Chúng góp phần tạo nên tính hình tượng trong tác phẩm, tạo nên sự đa dạng phong phú của hiện thực tác phẩm, thể hiện trình độ, tài năng của tác giả trong việc vật chất hóa những yếu tố tỉnh thần của các tác phâm băng một
hình thức cảm quan dễ nhận biết, lại có giá trị nghệ thuật cao, tạo ân tượng
sâu đậm hơn những hình ảnh có sẵn trong hiện thực
Hệ thống biểu tượng không chỉ ân chứa cái hiện hình, cái dễ nhận biết của đời sống mà biểu đạt cái vô hình, khó năm bắt của tư tưởng, xúc cảm
trong sâu thăm tâm hôn người Biểu tượng là một phương tiện thâm mỹ giúp văn học đi sâu thâm nhập vào thế giới bên trong con người, tạo nên một phương thức khám phá chiếm lĩnh đời sống theo chiêu sâu mà bê nồi ngôn từ nghệ thuật khác chuyên tải được
Biểu tượng vừa mang tính kế thừa, vừa có tính sáng tạo trong văn học, hình tượng nghệ thuật nói chung và biểu tượng nói riêng đêu là sự phan anh
đời sống — một ký hiệu giao tiếp Nhưng xu hướng cố định hóa trở thành một
quy ước quen thuộc trong bản chất của biêu tượng mà yêu cầu của sự phản ánh, biểu hiện lại không cho phép lặp lại, phải luôn có xu hướng tìm cái mới, phát hiện ra những hình thức độc đáo để nhận thức, để khám phá cuộc sống
"Giải mã biểu tượng chính là con đường tư duy nghệ thuật: Thế giới
Trang 12những suy diễn chủ quan hay gán ghép cho biểu tượng những ý nghĩa tùy tiện Bởi việc giải mã bao giờ cũng tôn tại một "mẫu số chung" nào đó từ cộng đồng văn học
Đề giải mã một biểu tượng nghệ thuật, hoặc cảm thụ một tác phẩm giàu
tính biêu tượng, chúng ta cần hiểu rõ tư duy biểu tượng luôn luôn đối nghịch
với tu duy khoa học, không vận hành theo lỗi rút gọn từ cái bội đến cái đơn
mà băng lối bùng nồ từ cái đơn đến cái bội Giải mã nghệ thuật phải đi từ cái
cụ thê đến cái khái quát và đặt trong mạch ngâm văn bản." [12, tr.9] 1.2 Tính biểu tượng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Văn học không bao giờ là sự bê nguyên hiện thực cuộc sống vào trong
tác phâm — thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là một thế giới hư cấu, giống
thật chứ không phải thật Đề tạo nên một thế giới như thế, nhà văn sử dụng
nhiều yếu tố, trong đó có những biểu tượng nghệ thuật Các tác phâm văn xuôi Việt Nam hiện đại cũng đã xuất hiện những hình tượng nghệ thuật mang dụng ý to lớn của tác giá, ân sau chúng là cả một thông điệp, hay cái hỗn của cả một câu chuyện, nghĩa là chúng đã đạt đến tính biểu tượng Các tác giả sử dụng những biểu tượng, tín hiệu thâm mĩ đề tăng cường sức biêu hiện và phản ánh, đưa đến nhiêu giá trị mới mẻ trong văn học Khác với tác phâm trữ tình luôn ưu tiên cho cái chủ quan, đặt cái chủ quan lên bình diện thứ nhất Đối
tượng biểu hiện trong văn xuôi tự sự là các van để, các sự kiện, biến cô của
đời sống hiện thực mang tính khách quan Những biểu tượng, tín hiệu thâm mĩ đó găn với yếu tố thời gian, không gian, hình tượng nhân vật tạo ra những giá trị biểu nghĩa phong phú, mới mẻ, do đó, chức năng thâm mĩ của tác phâm
được nâng cao rõ rệt Văn học không bao giờ là sự bê nguyên hiện thực cuộc
Trang 13phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại cũng đã xuất hiện những hình tượng nghệ thuật mang dụng ý to lớn của tác giả, ân sau chúng là cả một thông điệp, hay cái hồn của cả một câu chuyện, nghĩa là chúng đã đạt đến tính biểu tượng
Có thê nói một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sức hấp dẫn của truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp chính là đòng chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng Tác phâm của ông chứa đầy những ấn ngữ Đông quê, cái chết, muối của rừng, dòng sông, con gái thủy thần, biên, mưa, tất cả đều là
biểu tượng Một trong số đó, biểu tượng được trở đi trở lại trong nhiều sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp là biêu tượng Nước
Trong truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp, biểu tượng nước phân hóa thành một số biến thể khác nhau, trong số đó, đòng sông, biển và mưa là những biểu tượng có sức ám ảnh lớn trong truyện ngăn của ông, có vai trò quan trọng trong kết cấu tác phẩm và trong việc chuyên tải các thông điệp thâm mỹ của nhà văn Mỗi biêu tượng mang một ý nghĩa riêng của nó
Dòng sông trong truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp thâm đẫm cảm quan
Phật giáo vẻ lẽ vô thường, lẽ vô thường trước hết thê hiện trong sự biến dịch
của tự nhiên Đăng sau sự êm ả, bình yên của sông là sự chuyển van, bién
dịch không ngừng Con sông thay đối theo mùa và hơn nữa, theo từng khảnh khắc: “A⁄ùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao xuyến lạ lùng Nước lững lờ trôi, giữa tìm dòng sông rạch một mũi sóng dập dôn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như mũi giáo Bến đò tinh lang rat ít những người qua lại Mùa đông có cả những con sáo lông đen chân vàng đậu trên sợi thép níu đò căng từ gốc gạo sang phía bên kia sông Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dòng nước chảy thao thiết liu ra líu ríu Chiếu xuống, tiếng chuông nhà thờ ở giữa bến Cốc lan trên mặt sông mang mang vô tận " [28, tr.5] Với Nguyễn Huy Thiệp, sự chảy trôi vĩnh cửu của dòng đời đi liền với nỗi ám ảnh về sự nhỏ
Trang 14của tất cá, kế cả cái dep, cai x4u cho dén nhimng gid tri cla van minh: "Chay di song oi Ban khodn lam gi Roi séng dai hét Anh hing con chi?'[28, tr.11]
Đứng trước thời gian, anh hùng hay tiêu nhân đêu bình đăng Tất cả đều
không tránh khỏi cú xóa vĩ đại của thời gian Trong khi “cây gạo vẫn đứng cô đơn chốn cũ, màu hoa rực đỏ xao xuyến bồn chôn " thì chị Thăm, người lái đò
cứu được bao người ở khúc sông ây lại đột ngột bị cuốn trôi khỏi cõi đời này,
chị chết đuôi mà không ai cứu Và xót xa hơn, như bao người khác, chị cũng rơi vào vực thăm cua su ling quén "Bao nhiêu năm nay chăng hệ có ai hỏi
thăm nhà Thắm Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi" [2, tr.13] Và triết
lý sống lớn nhất đối với Nguyễn Huy Thiệp chính là thuận theo tự nhiên, vô
sự với tạo hóa Con sông lúc này lại hiện lên như một triết nhân, một nguoi
từng trải và am hiểu lẽ đời, có đủ tĩnh tâm trước những thăng trầm của cuộc đời: "Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giỗng như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mái mê suy nghĩ, chăng cần mà cũng chăng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì" [28 tr.5]
Biển trong truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp là biểu tượng của cái tuyệt dich mà con người tìm kiếm, ngưỡng vọng Có thể nói ðiể» trong truyện ngắn của ông là một không gian xa xăm nhưng không phải là một không gian xa lạ gợi về những bắt trắc tiềm ân mà là một vùng ánh sáng kì diệu, mời gọi con
người đi tới Hành trình đi tới biến cũng là hành trình tìm kiếm ý nghĩa của
đời sống, với đặc tính là nơi hội tụ của nước, biển còn là biểu tượng phong nhiêu của đời sống tỉnh thân
Các trang văn của Nguyễn Huy Thiệp còn tràn ngập mưa Trong phân
lớn các truyện, đó là thứ mưa cudng bạo, mãnh liệt của miền nhiệt đới, thứ
mưa luôn kèm theo sắm rên, sét nỗ, thứ mưa ào ạt trút xuống khi con người
đnag một mình đối mặt với tự nhiên; hay một thứ mưa khác cũng xuất hiện
Trang 15truyện ngăn của Nguyễn Huy Thiệp: Nguyễn Thị Lộ Mưa Nhã Nam, Thương
nhớ dong qué, Thién van, Mua, Kiếm sắc,
Là một nhà văn luôn chú ý xây dựng nên những biêu tượng mang tầm tư tưởng sâu sắc trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp cũng tìm về
với biêu tượng giác mơ nhu một ám ảnh nghệ thuật đặc sắc Đặc biệt, trong
luận văn thạc sĩ “Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp", Bùi Nguyệt Hồng đã tìm hiểu giấc mơ với tư cách là một biểu tượng độc lập: “ong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, mô típ giấc mơ trở đi trở lại như một biếu tượng ám ảnh” (giấc mơ có thể xem như một biểu tượng cho nhân vậi) Bất kỳ một giấc mơ nào của con người cũng bắt đâu từ thực tại, diễn biến trong ý thức nhất định của nhân vật và kết thúc bằng những chiêm nghiệm của con người Có thế những giấc mơ ấy chưa phải là phiên bản cho số phận nhân vật, nhưng ở một góc độ nào đó nó giúp ta có cái nhìn dự báo, ước đoán về nhân vật Biểu tượng giấc mơ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của nhà văn Từ biểu tượng giấc mơ, nhà văn muốn hé mở cho người đọc những suy nghĩ, tâm tư cũng như những khát vọng ước mơ cháy bỏng của nhân vật Những trăn trọc, đam mê khát vọng ấy nó mãnh liệt đến mức nó không chỉ ám ảnh lúc thức mà còn đi vào cả trong giấc mơ — phân vô thức của con người, đồng thời từ giấc mơ
nhà văn còn gửi gam một tiên đoán, một dự cảm, có thể là lời du báo trước một cuộc tình, một dự báo đối với số phận, một con người, cũng có thể là một
Trang 16Bến không chồng là tác phẩm xuất sắc được Dương Hướng sáng tác
vào đâu thời kì đổi mới Cách khai thác hiện thực đời sống với những mảnh
đời, những thân phận éo le chốn làng quê đăng sau cuộc chiến tranh đã đưa đến một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc Dương Hướng tạo không gian bến quê với dày đặc những biến thể của nó, trở đi trở lại trong tương quan với các nhân vật làm nỗi bật bức tranh cuộc đời nhiều bi kịch, trái ngang Ơng đã
thành cơng khi vận dụng linh hoạt biểu tượng bến, đan dệt nó trong những đặc trưng của văn xuôi tự sự, đưa đến phản ánh chân thực, đào sâu tâm lí con
người, đồng thời tạo nên một giọng điệu riêng cho tác phẩm của mình
Biéu tượng bế» trước hết tạo dựng không gian yên bình của làng quê, ăn với sinh hoạt của con người ðến còn là nơi găn bó tuôi thơ của Hạnh và Nghĩa, là niềm tự hào giản dị của dân làng Đông, Đến chứng kiến nụ cười của đám con gái trong làng như Thắm, Dâu, Cúc, Hạnh Bến vỗ về cho Thủy sau những phút dừng chân Ø8ế» còn là nhân chứng cho những cuộc tình lãng mạn, đăm thăm của người làng Đông Trong ý nghĩa này, biểu tượng bến được miêu tả qua sự kết hợp với các từ ngữ giàu biểu cảm, qua sự lồng ghép với suy nghĩ của nhân vật Ý nghĩa biểu tượng của bến được nới rộng thông qua
việc dùng các ân dụ và từ miêu tả Bến tình lap lai 5 lan gan với những cuộc
tình duyên của trai gái làng Đông Với ý nghĩa biểu trưng này, bến không đơn thuần mang ý nghĩa không gian mà nó thuộc vé tinh thân, ý niệm, nó là một
tín hiệu cảm xúc
Bến còn là biêu tượng của sự đợi chờ và bị kịch của những số phận
Ngay từ đầu tác phâm, bến Tình được giới thiệu băng sự tích cô gái làng Đông tự vẫn để giữ lòng thủy chung với người yêu Điều đó bao hàm ý nghĩa
sự đợi chờ vĩnh viễn, sự nuôi giữa bên chặt mối tình đầu tha thiết Con gái
làng Đông lớn lên như Hạnh, Dâu, Thắm, Cúc lần lượt tiễn người yêu vào
Trang 17gon song binh yén Than phan nhitng ngudi con gai cing dang dang doi cho người mình yêu trở về Con gái làng Đông thủy chung như bến nước, cứ bên gan với thời gian trôi chảy Thế nhưng, những đợi chờ chỉ dẫn vào ngõ cụt, chỉ nhân chìm hơn số phận con gái làng Đông Tên gọi Bến không chong da hé mo phan nào ý nghĩa thâm mĩ của nó Từ thế hệ này sang thế hệ khác, bi kịch của người phụ nữa gleo vào làng Đông như một thảm họa
Đến Bến không chồng, Dương Hướng chọn bến nước như là nơi tập trung nhất mọi thứ đồ vỡ, đứt gãy trong từng thân phận Bến nước không đơn thuần là sự bình yên, là không gian sinh hoạt vui vẻ, đầm ấm của một làng quê, cũng không phải là chốn neo đậu những khát khao nguồn cội mà con người khắc khoải tìm kiếm Với Dương Hướng, bến quê là nơi đây rẫy những bi kịch, ở đây tồn tai dai dang những nỗi đau mà nguyên nhân của những sự đồ vỡ ây, suy cho cùng là bởi chiến tranh khốc liệt và những hủ tục lạc hậu bóp nghẹt con người Đây cũng là cách tiếp cận mới mẻ của Dương Hướng trong hoàn cảnh chiến tranh đi qua, văn chương đặt ra nhu câu nhận thức lại —
nhận thức chân xác và nhân văn hơn về hiện thực
Tác pham Thién sir cua Pham Thi Hoài ngày từ khi mới xuất hiện đã
gây xôn xao dư luận và tạo nên những cuộc tranh luận đa chiều Tác phẩm
gây ấn tượng với người đọc bởi văn phong độc đáo, ngôn ngữ sắc sảo, đậm
chất trí tuệ, giọng điệu vừa lạnh lùng, giễu nhại, vừa gợi bao nỗi xót xa Tác phẩm là bức tranh ghép nối rời rạc, lộn xộn những sự kiện, những nhân vật,
những câu chuyện mang ý nghĩa tượng trưng, qua sự cảm nhận của nhân vật bé Hoài Những biêu tượng thê hiện ngay ở tên gọi của tác phâm Thién sir
và tên gọi các chương: Ca số, Mfwa, Bé Hon, Tu sách, Lễ câu hôn, Đám
cưới, Ván bài, Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng ấy đều ghi dấu ấn
lên cuộc đời nhân vật bé Hồi Với cơ bé, Cửa số (chương ]) trong căn phòng
roof
Trang 18duy nhất để em nhìn ra thế giới, là "tọa độ không gian" để em quan sát, nghiên cứu và phân loại những gương mặt, những dáng người Chọn vị trí và góc nhìn đó, bé Hoài như đứng cao hơn, như đứng hắn ra ngoài dòng đời cuộn chảy đề “thanh lọc cả đám người khống lỗ tạp loạn", băng niềm tin vào bảng giá trị của mình Cái "lỗ thủng" hình chữ nhật cực kỳ biến ảo ấy còn mở
vào tình yêu của bé Hồi Vì vậy, cơ bé đã thu mình trên bậu cửa, chờ đợi
suốt 15 năm Cuối cùng cửa số vẫn là cửa số - vẫn là khoảng lơ lửng nhất và mở vào không gian vô tận
Khắc vào tâm khảm của bé Hoài, Ä⁄z (chương 2) không còn là hiện tượng tự nhiên mà trở thành nỗi ám ảnh, ám ảnh này xuất phát từ "mái nhà bao giờ cũng dột", từ những đỗ vỡ của gia đình bé, mưa tự thuở nào đã trở
thành một tai họa, đã trút xuống gia đình bé Hoài những nỗi đau buồn, những đồ vỡ khó hàn gắn Nó ám ảnh tuôi thơ tội nghiệp của cô bé
Chương 3 (Bé Hon) c6 thé xem là chương viết hay nhất, có hồn nhất
của tác pham Bé Hon — "thiên sứ pha lê" là biểu tượng của "cái đẹp sáng
trong, tĩnh khiết Với vẻ đẹp kỳ lạ, với nụ cười và môi hôn ban phát hào phóng” cho muôn vật, bé Hon đã thực sự đem lại những ngày thân thiên cho
gia đình Nhưng bé Hon — Thiên sứ cũng chính là phép thử đối với con người
nơi trần gian nhân cuộc dạo chơi miên viễn Cuộc đụng độ với những cỗ máy
tâm lý phức tạp của con người và sự ra đi của thiên sứ là lời khăng định về sự
xơ cứng tâm hồn, sự đánh mất cái đẹp thánh thiện von an nau trong trai tim
tươi đỏ của con người
Hồ Anh Thái với 7iếng thở đài qua rừng kim tước và Cối người rung chuông tận thể cũng toát lên thông điệp của riêng mình thông qua những biêu
tượng thâm đây chất ảo, với một vốn văn hóa dày dặn, anh đã lao động cật lực
Trang 19Thị Hoài, Hồ Anh Thái cũng đã góp phần tạo nên một giọng điệu văn xuôi mới mẻ cùng những hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa biểu tượng cho các sáng tác của mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc cho nên văn xuôi Việt Nam hiện đại
1.3 Tính biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Đọc truyện Nguyễn Minh Châu, nhất là những truyện ngắn viết sau
1975, ta thay hinh anh biéu tuong xuất hiện với một tần suất cao, tham gia
vào nhiêu yếu tô cầu trúc truyện ngăn, khiến cho truyện ngăn của ông được xây dựng băng nhiều điểm sáng, băng những hình tượng có sức ám ảnh tâm trí người đọc, khiến cho những sáng tác sau này của ông trở nên đa dạng, phong phú, sâu sắc và biến ảo hơn trong việc thể hiện cuộc sống, thê hiện nội tâm con người trong tác phâm, đồng thời giúp ông có điểm nhìn mới, giọng điệu mới cho tác phâm của mình Biểu tượng đã góp phần gia tăng tính triết lý cho tác phâm và cũng tạo nên những nét độc đáo trong phong cách trần thuật của ngòi bút Nguyễn Minh Châu
Biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng như "một tâm gương phản chiếu số phận nhân vật" Ở truyện ngắn PÙiên chợ Giá, hình ảnh bò
khoang và chiếc xe cút kít là hai biểu tượng bám riết, ám ảnh cuộc đời lão
Khúng — nhân vật chính của truyện Bò khoang và chiếc xe cút kít là biểu
tượng của một cuộc sống trì trệ, lạc hậu, cũ kỹ, lầm lũi, lam lũ của người nông
dân tưởng như khơng thốt khỏi vịng vây nghèo khó của cuộc đời Hay biểu tượng cơn mộng du bám chặt lấy cuộc đời cô y tá Quỳ - một con người luôn
tìm kiếm những giá trị tuyệt đối, hồn mỹ để rơi phải chịu nhiều nỗi bất hạnh ám ảnh suốt cuộc đời (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) Những hòn vọng phu đứng câm lặng nhan nhan trên núi Đợi (Có /aw) lại là biểu tượng
cho những thân phận nồi chìm trong chiến tranh mà điển hình là bộ ba Lực —
Trang 20nhau: bị kịch của đói nghèo, bị kịch của chiến tranh ly tán, bi kịch của những mất mát, đau thương Số phận của họ bị chiến tranh như "nhát dao phạt
ngang", xé la những cuộc đời thành hai nửa không thể hàn găn được như cũ Băng những hình tượng ấy Nguyễn Minh Châu đã căm rễ sâu vào cách
mạch đời sống dé cam thong va hiéu biét duoc những số phận nhọc nhăn,
những cảnh ngộ đau đớn riêng tư
Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu còn sử dụng biểu
tượng như một cây cọ để vẽ nên bức tranh nội tâm của nhân vật Tro ng dong chảy nội tâm luôn có sự xen kẽ của các hình ảnh biểu tượng tạo nên sự mơ hồ,
xa xăm trong dong hồi tưởng của nhân vật Hình ảnh đoàn tau tâm tưởng trong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã đi sâu vào dòng độc thoại của Quỳ - làm sống dậy những hồi ức cũ, soi rọi chúng để chị phân tích cặn kẽ những ý nghĩ, những tình cảm và cả quan niệm về con người, về
cuộc đời của chị, để chị nhận thức được sự phiến diện, tính cực đoan trong
quan niệm đi ứ?m tuyệt đối của bản thân mình Hạnh ( Bên đường chiến tranh) cũng “đề mặc cho tất cả nổi xao động về mối tình đâu thủa còn xa lắc trong quá khứ tự do chiếm đoạt tâm hôn mình" Còn Huệ (Khách ở quê ra) cũng
vậy, dù đã trở thành một bà ké miền rừng thật sự nhưng quá khứ với cuộc
sống thành thị cùng mỗi tình xưa luôn thức dậy trong cô khiến cô mãi day dứt Chiếc xe cút kít làm cho dòng hồi tưởng của cô đan xen hỗn tạo giữa quá
khứ và hiện tại
Trang 21bất lực với một ước muốn nhỏ nhoi như vậy Từ nghịch lý ấy, nhà văn gửi
đến độc giả một bài học thấm thía hơn, sâu sắc hơn: đừng nên bỏ cả đời bon
tâu, tìm kiếm øhững cái phù hoa ở chân trời xa lắc, trong khi ta lại vô tình, thờ ơ với những cái rất đỗi thân thuộc, gần gũi, găn bó với ta từ thuở nào và luôn ngay sát bên ta Hay ở Chiếc thuyên ngoài xa nghịch lý được đặt giữa vẻ đẹp tươi sáng lại chứa đựng bao cảnh đời ngang trái Đăng sau lớp sương mờ
lang man, dep dé Ay là ca mot hién thuc phi phang, xấu xa, là sự cam chịu, nhẫn nhục đến khó hiểu Việc sử dụng biểu tượng ở tình huống này, Nguyễn
Minh Châu đã tạo ra cái cớ để lật xới những vấn để nhức nhối trong ông và đồng thời tạo nên sức ám ảnh người đọc, khiến người đọc tin rằng trên cuộc đời này tồn tại đầy rẫy những nghịch lý và bản chất con người bao gồm cả tốt
— xấu, trăng — đen, sáng — tối, thiện — ác Nhận thức được điều đó, con người
ta sẽ biết đầu tranh với những cái ác, cái xâu để hướng đến sự hoàn thiện Biểu tượng đã được Nguyễn Minh Châu sử dụng trong các tác phâm
của mình như một công cụ đắc lực, dần dần hướng đến tầm cao hơn đó là tính
biéu tượng ân chứa trong tác phẩm bằng những bài học sâu sắc, những thức
nhận, khám phá và đi đến sự hoàn thiện bản thân, tìm thay những "hạt ngọc
Trang 22CHUONG 2
BAC SAC CUA TINH BIEU TUQNG TRONG TRUYEN NGAN NGUYEN MINH CHAU
2.1 Bức tranh — ''khuôn mặt bền trong "" 2.1.1 Bức tranh — bức chân dung tự họa
Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: “Văn học và đời sống là những vòng tròn động tâm mà tâm điểm là con người" [30], ông trước sau đều hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá và thể hiện con người Nhưng sự nhận thức của nhà văn về con người cũng là một quá trình mở rộng và đào sâu trên cả hành trình sáng tác Với cái nhìn mới của nhà văn, con người luôn hiện ra không còn thuần nhất mà là trong tính lương thiện, đa diện và luôn biến động không ngừng Nguyễn Minh Châu khắc họa nên hình ảnh con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trong công cuộc tìm đường về với cái tốt đẹp sâu kín trong bản thân mỗi người, hướng tới tự hoàn
thiện mình
Truyện ngăn Đức íranh — được viết rất sớm sau ngày đất nước thống
nhất (1976) với nhan đề Cái mặt nhưng phải đợi đến năm 1982 mới đăng tải
trên tuần báo Văn nghệ - khai thác để tài cuộc đấu tranh nội tâm với khát
"vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của con người bên trong con người '(Bakhtin) Truyện ngắn Bức ranh được kê
như "lời tự thú” của nhân vật họa sĩ sau một quá trình "tự tìm hiểu mình", "tự
phán xét mình" Trong văn xuôi đương đại, ta thường gặp những nhân vật "bị
Trang 23diễn ra khá phức tạp: nó tự tìm cách bào chữa, nó xuê xoa và lấn tránh tội lỗi
của mình." [6, tr 13]
Toàn bộ truyện xoay quanh sự ra đời và số phận của một bức kí họa
"Chân dung chiến sĩ Giải phóng" mà người họa sĩ đã vẽ vội trong nửa giờ theo nguyện vọng của một anh chiến sĩ trẻ Số phận của bức tranh đó cũng săn liền với số phận người mẹ anh chiến sĩ, anh chiến sĩ và người họa sĩ Điều trớ trêu là cái bức kí họa chân dung ấy lại là "cái đỉnh của sự nghiệp sáng fác” của người họa sĩ trong khi anh ta đã có cơ man nào là tranh Nghịch lý nối tiếp nghịch lý Cái sáng tác ngẫu nhiên không chủ định lại là cái nồi tiếng
Sự nổi tiếng làm cho người họa sĩ bội tín, đưa lại tai hại lớn là gián tiếp làm
cho người mẹ anh chiến sĩ bị mù Cuối cùng, người họa sĩ muốn chuộc lại lỗi
lâm, muốn được bị vạch mặt thì nguoi chién si no van phớt lờ như không Do
vậy, nỗi ân hận cứ đeo đăng vò xé lương tâm con người họa sĩ — nhân vật người kê chuyện
Truyện mở đầu bằng một lời tự thuật có tính chất tự thú của nhân vật
tôi — người kê chuyện: “7ôi là một họa sĩ Tôi không phải là một người viết văn Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu không hê có ý mong chờ hay
cầu khẩn nơi các bạn đọc mội thái độ rong luong Ngay tu đầu, tối pahir noi vậy đề tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viét truyện này ra đáy la viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong Thứ nữa, tôi viết cho một người thứ
hai, một người thợ cắt tóc, thì những diéu tôi viết ra đây cũng chỉ là những lời tự thú" [2, tr.117| Chủ âm của truyện ngắn Bic anh là chủ âm “tự thú” —
những trăn trở, dăn vặt, dăn dỗi với mình trong hồi hận
Trận bão lòng xảy đến từ khi người họa sĩ tình cờ ghé đến một quán hớt tóc bình dân nhưng lại có treo bức truyền thần của mình Thì ra, sau chiến tranh người chiến sĩ vô danh kia vẫn nguyên vẹn trở về nhưng người mẹ của
Trang 24của người chiến sĩ đã khiến người họa sĩ hết sức hối hận, trong cảm hứng tự phán xét, người họa sĩ đã vẽ nên một bức chân dung tự họa nhăm thẻ hiện
"khuon mat bén trong cua chinh minh"
Bức tranh là một lời tự thú của chính nhân vật ké chuyện trong tác phẩm đã nói, đó chính là sự tự nhận thức và tự phê phán của một con người dưới ánh sáng của lương tâm đạo đức Vì sao nhân vật họa sĩ nuốt lời hứa?
Phải chăng đó là vì lợi danh và do thói ích kỷ của bản thân con người “7Z¡ sao ngày ấy tôi đã không đưa tắm ảnh đến cho gia đình anh? Tại sao tôi không giữ lời hứa?" [2 tr.126] Và chính ông ta cũng: "Mờ tôi vẫn còn nhớ tôi đã hứa với anh và cả tôi nữa, định ninh và hùng hôn lắm mà cũng thật tâm lắm chứ, và lúc ấy mắt tôi đã rưng rưng khi nghe anh kê chuyện ngoài này, bà mẹ anh đang nhâm tưởng anh hy sinh Và buổi sáng hôm sau, hic chia tay
nhau, tôi còn nhớ tôi đã nắm tay nhiéu lan khong no roi, tôi ôm anh, rồi thật
giả dối chưa, tôi lại còn hôn anh nữa trước khi lên đường đi chặng tiếp" [2, tr.I26] Nhưng ở giữa cuộc đời, có những lúc con người còn có bản chất bên trong là một con người khác, đó là cái phần thấp hèn, ích kỷ, dối trá vẫn ân giấu sâu kín, “có lẽ thật thể, trong con người tôi đang sông lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thân và ác quỷ” [2 tr.133] và lúc này nó bật dậy tìm mọi lý lẽ biện bạch cho hành vi tội lỗi của mình “7ói /à một nghệ sĩ chứ phải đâu một anh thợ vẽ truyền thần, công việc người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh
chi là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh chịu đề cho tôi
quên đi, để phục vụ cho cải đích lớn lao hơn Anh thấy đấy, bức "Chân dung chiến sĩ Giải phóng" đã góp đôi chút vào việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm " [2, tr.127]
Sự phân thân của người họa sĩ tự đối thoại có ý nghĩa cho chính sự tự
Trang 25thực chất đó cũng là quá trình tự nhận thức về hành vi ứng xử của mình đỗi với người thợ cắt tóc Thê hiện sự phát triển của tính cách của nhân vật trong
hoàn cảnh cụ thê, trong đó có mỗi quan hệ giữa cái tôi và cái ta, giữa cá nhân và cộng đồng Nhận thức cũng là một quá trình, song nó cũng được tiếp nhận từ nhiều yếu tố, kể cả về mặt nhân cách người, từ những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ thô tranh năm xưa với người thợ cắt tóc bây giờ, nó đối lập với cái xâu xa, ích kỷ, đớn hèn của nhân vật họa sĩ không có chốn để giấu mặt, giấu đi tội lỗi của mình mà phải chường cái mặt mình ra để đối chứng và
để vươn tới lẽ phải, lẽ công băng ở đời
Cũng bởi vì lương tâm bị căn rứt mà nhân vật người họa sĩ vẫn luôn luôn tự đấu tranh với chính mình, nhưng trong cuộc rượt đuôi phân người tốt còn lại trong ông lại không có người đuôi theo, thực tế thì người họa sĩ đang tự truy đuổi chính mình, truy đến tận cùng cái cao ngạo, vô tâm, thói xấu và
ngụy biện Và cuối cùng cuộc tự vấn lương tâm bị đây lên đỉnh điểm thông qua đoạn đỗi thoại trong tưởng tượng: một bên là họa sĩ — một bên là người lính sau cuộc chiến tranh — người thợ cắt tóc Chính cuộc tu van ây là điều
kiện thích hợp đề họa sĩ nhận ra trong con người “?ôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn răn rết, thiên thần và ác quỷ” Vậy mà ông van được người thợ cắt tóc đối xử băng thái độ ân cần, đúng mực — đó là một đối chứng mãnh liệt với quan niệm lúc đâu của người họa sĩ: "sống ở đời, cho thế nào thì nhận thể ấy"
Bên cạnh người họa sĩ tự vấn lương tâm của chính mình là một “bức tranh tự họa”: “hững luông ánh sáng từ hàng nghìn nên từ phía trước và trên đầu chiếu thắng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bía
din, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc màu xám vừa bị mồ phanhra Và nồi bật trên cái khuôn mặt là đôi mốt mở to, khắc khoải,
Trang 26ánh sáng ấy như duoc phat ra tir long trắc ân, từ sự thánh thiện có trong ban
chất mỗi người chiếu rọi để phân tích, nhận định, thanh lọc và khăng định
niềm tin mãnh liệt vào khả năng thức tỉnh lương tri, khả năng hướng thiện của Con người
2.1.2 sự đối diện và thức nhận lương tâm con người
Trong truyện ngắn 8c anh, giọng điệu triết lý xuất phát từ chỗ người người họa sĩ "tự vẫn lương tâm của chính mình" khi trước đó người họa sỉ quan niệm "sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy "hay "xưa nay tôi vẫn cho mình là kẻ biết tự trọng và cũng biết suy nghĩ" thì tất yêu sẽ không làm ngơ trước thái độ ân cần, lịch sự mà người chiến sĩ năm xưa — người thợ cắt tóc bay giờ đối xử với ông Như vậy lẽ ra người thợ cắt tóc đã cố tình không quen biết, giá vờ như không nhận ra người họa sĩ thì ông cũng không cần phải phán xét lương tâm đạo đức của chính mình Nhưng ở đời có những tình huỗng bất
ngờ và tòa án lương tâm không cho họ chạy trỗn mà phải đối diện với sự thật,
với những lỗi lầm, tội ác do chính họ gây ra Chính sự phân định rõ ràng giữa hai thái cực hèn nhát và dũng cảm, giữa thấp hèn và cao thượng, giữa rồng phượng và rắn rết, giữa thiên thân và ác quý - tất cả không năm ngoài mục
đích tác giả để cho đối tượng tự nhận thức, tự làm sáng tỏ bản chất của mình
và tìm lại vẻ đẹp trong tâm hồn mỗi người
Những lời người họa sĩ dùng để biện minh cho sự thất hứa của mình có thê đúng vì nó phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, phù hợp với sự phục vụ số đông người nhưng tại sao tác giả phải để cho chúng ta suy ngẫm thêm về tình huống này Đó là vì trong chiến tranh ngoài tỉnh thần đồng đội thì tính cá nhân cũng góp phân rất quan trọng trong việc thăng hay bại Mỗi con người là một mảnh đời, một sự sống, vì vậy anh không có quyên cướp đi tất cả những
Trang 27"4 ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả? Có quyên lừa dối hả? "2 tr.127]
Chính câu nói này khiến cho chúng ta cần phải suy nghĩ thêm hành vi tội lỗi của nhân vật người họa sĩ Trong tâm tưởng người họa sĩ có sự giẳằng co, sự mâu thuẫn giữa ý thức và vô thức của người họa sĩ, càng cô tình chạy trồn thì lương tâm càng căn rứt và không cho phép anh ta chạy trỗn: “Không! Phải chường cái mặt của mình ra, không thể ngụy biện cho hành vi cua mình ” Khi anh thợ cắt tóc dời đến một phố khác thì người họa sĩ cũng đã có
cơ hội để giấu đi tội lỗi của mình khi xưa, là có “cơ hội để "tấu thoát" êm
nhất bởi cái người săn đuổi mình đã rẽ sang một lối khác thì mình cũng rẽ
vào ấy làm gì" [2 tr.130] và thực tế thì “anh có làm gì đâu " nhưng người họa
sĩ vẫn “muốn tự nguyện đến nạp mình cho lương tâm"[2 tr.130] Khi chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của người thợ cắt tóc, ông muốn gửi tiền cũng không được, vì ông “k2ông cho phép mình lấy động tiên đề thay cái mặt
mình” |2, tr.130] Khi trở lại quán cắt tóc khác, mặc dù cảm thay rat dé chiu
nhung ngudi hoa si ciing chi dén mot lan va "quyét dinh phdi chuong cai mat ra, chứ không được lấn tránh "[2 tr.131], bởi vì ông luôn ám ảnh trong tội lỗi của mình gây ra sự mù lòa cho bà mẹ anh chiến sĩ nên trong bản thân ông luôn xảy ra các cuộc đối thoại, chất vấn hai hành vi trong cùng một con người, ông luôn tưởng tượng ra cảnh đối chất của mình với người thợ cắt tóc Đối diện với một họa sĩ thành danh là môt người thợ cắt tóc với diện mạo "một chiếc áo sơ mỉ trăng đã ngả màu cháo lòng và một chiếc quần bộ đội cũ đã vad một miếng đang bốc lên thứ mùi sin sỉn, mùi quần áo của những người
thợ cắt tóc” [2, tr.124] — mặc dù đã nhận ra người từ chối vẽ chân dung cho
mình, người đã vong ơn và thất hứa "ưng anh vẫn làm như không hê bao
Trang 28Không những thế, người họa sĩ còn đấu tranh với lương tâm, tự chất
van mình trong giả tưởng: “7hồi, anh bước khỏi mắt tôi di Anh cut di"- ở lần
sau giả tưởng đó đã được đấy lên cao trào: "Bảy giờ anh nói với tôi một điều gì di, khuyên tôi một nhời ãi"— "Không "— "Tôi có phải cút khỏi đây không 2” — "Không Anh cứ đến đây, tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!" [2 tr.134] Đó chỉ là sự tưởng tượng, những lời nói giá tưởng của người họa sĩ, trên thực tế, "rong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ, nhưng người thợ vẫn một mực cô tỏ ra như chưa hê có bao giò quen biết tôi Trở về
làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lắng lặng sống như
vậy, để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm" [2 tr.134] Đề rồi nửa năm sau, bằng tất cả công sức và suy nghĩ, bức tranh sơn
dâu đã hoàn thành, để người họa sĩ đối mặt với chính mình.Ta không thê nào
quên được bức chân dung về một khuôn mặt vẽ sơn dầu mà "øổi bát trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chôn, day nghiém khắc đang
nhìn vào nội tâm" [2 tr.135] Nguyễn Minh Châu đã khép lại truyện Đức ranh bằng hình ảnh như thế Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại đặt tên truyện là 8ức anh Ngay từ đầu câu chuyện, nhân vật xưng rôi tức ông họa sĩ đã giới thiệu về mình qua bức tranh tự họa: "ôi đang ngồi trước
búc tranh tự họa của mình, tự đối diện với mình Các bạn hãy thứ tưởng
tượng khuôn mặt của một người khách đang ngôi như bị đóng đinh vào chiếc
chế mộc của một cửa hiệu cắt tóc, với một tâm khăn choàng trắng buộc trùm kín ngực Một cải mặt người rất lớn chiếm cần tron bức tranh T12 tr.117]
Bóng tối được đặt bên ánh sáng, cái chưa hoàn thiện được đặt bên cạnh cái hoàn thiện — như một cuộc đối chất thầm lặng, không tuyên chiến nhưng cũng
không có cơ hội để lân tránh lỗi lầm mà mình đã gây ra với người chiến sĩ
Trang 29trắc ân, từ tâm hồn của một con người, từ tâm linh điệp trùng chiếu rọi để
phân tích, nhận biết, thanh lọc và khăng định niềm tin mãnh liệt vào khả năng thức tỉnh lương tri, khả năng hướng thiện của con người Và đó cũng chính là triết lý "Mọi người hãy tạm ngưng một phút cái nhịp sống bận biu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình" [2, tr.134] Đó chính là một lời đề nghị rất khiêm nhường của nhân vật người thợ cắt tóc nhưng nó đủ để chúng ta xem
lại chính bản thân mình sống thế nào đúng với đạo đức, lương tâm của mình,
đó là điểm sáng trong tâm hôn của mỗi con người trong chúng ta Giọng thâm tram mang đậm màu sắc triết lý trong truyện ngăn Nguyễn Minh Châu mang cái nhìn đây niềm tin với con người, khăng định những giá trị riêng của con người, con người là đẹp nhất, có khả năng tự vươn lên thể hiện mình, “Cuộc đời không có thánh nhân, cũng như không có một người nào mà tâm hơn hồn tồn khơng chữa được ˆ
Sức hấp dẫn của câu chuyện còn ở cách xây dựng những tình huống
truyện khá tĩnh tế Câu chuyện được nhân vật xưng (di ké lại là câu chuyện
nghiêng về sự đối thoại tâm lý trong một con người Cách đối thoại đó gây
nên sự hồi hộp trong mỗi người đọc Với lời văn bình dị, sâu sắc, mang tính
triết lý, với giọng kể lúc trầm lăng, lúc gấp gáp, nhà văn đã đưa người đọc đi vào trang truyện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng Những câu văn triết lí da dé lai ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả Với lỗi kết câu hình tượng, đâu cuối tương ứng, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho người đọc một sự chú ý sâu sắc:
đầu câu chuyện là bức tranh tự họa của người họa sĩ và cuối câu chuyện cũng
là bức tranh ấy, mỗi lần xuất hiện là mỗi đường nét có tính biêu tượng (khuôn
mặt, đôi mặt) hiện lên đề hướng về bê sâu, phía mờ nhòe của ảo giác
Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, các nhân vật ít khi được
xuất hiện trong những chân dung ngoại hình đây đặn, hoàn chỉnh Đặc biệt,
Trang 30văng, dường như tác giả muốn đi sâu vào những ngóc ngách tâm hồn của con người, khám phá những bí ấn của đời sông nội tâm hơn là phác họa đôi ba nét
ngoại hình Nếu có những chỉ tiết ngoại hình, hầu hết đều mang tính nội dung
sâu sắc, là những chân dung tâm lí, tính cách Ở truyện ngắn Bức tranh,
chân dung tự họa của nhân vật chính được đặc tả nhiều lần với "một cái mặt người rất lớn một nửa mái tóc đã cắt thoạt trông như một bộ óc xám vừa bị
mô phanh ra một cặp mặt mở to trừng trừng vào luông ánh sáng, một cái
nhìn khắc khoải, bồn chén, kinh ngạc và day nghiém khắc cái khuôn mặt
đó thoạt nhìn thật xấu xí và lạ lùng chưa càng nhìn lâu càng giống tôi Đó là khuôn mặt của mình, khuôn mặt bên trong của chính mình” [2, tr.I18] Bức chân dung này đương nhiên không nhăm miêu tả ngoại hình, cái khuôn mặt "xâu xí" ấy "lạ lùng" với cả bản thân nhân vật, đó là "khuôn mặt bên trong"
mà đến giờ họa sĩ mới tự nhận thức được Đề nhận ra mình trong chân dung
tính cách ây, họa sĩ đã phải trải qua một quá trình tự ý thức với những dăn vặt,
đau đớn Với bức họa "tự thú", bức họa sám hối, ông đã nhận ra cả "rồng
phượng và răn rết" ngay trong tâm hôn và tính cách của mình, nhận ra để "tự suy nghĩ về chính mình" trong quá trình hướng thiện Nhân vật họa sĩ trong truyện ngăn Bức franh là một trong số những nhân vật tư tưởng tiêu biểu đầu tiên của Nguyễn Minh Châu Người họa sĩ có tác phâm "nỗi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài" sau lần đi đến cái quán nhỏ để cắt tóc, anh
ta đã bàng hoàng phát hiện ra tội lỗi khó bê tha thứ của mình do thất hứa với
người lính đã từng giúp đỡ, cứu mạng mình mà người mẹ tưởng con hy sinh, thương con khó mù cả mắt Bắt đầu từ ngày đó, anh ta sông trong dăn vặt, đau
khô Cùng khi người họa sĩ nhận thức về sự vi phạm chuân mực đạo đức
thông thường của mình thì từ trong chính anh ta, một con người khác hiện ra
xuê xoa, biện hộ cho lý do khả dĩ vì bận các việc chuân bị cho cuộc triển lãm
Trang 31hiên nhiên là không một lý do nào có thể biện minh được Người họa sĩ đã
không đủ dũng cảm để ra "đâu thú", nhưng lương tâm anh ta lại cũng chưa
đến mức có thê lờ đi được tội trạng của mình Quá trình nhận thức của người
họa sĩ trong Bức anh diễn ra khá phức tạp Vẫn đề lương tâm, trách nhiệm
của cá nhân đã được Nguyễn Minh Châu đặt ra khá rạch ròi, cụ thể qua hình
tượng nhân vật người họa sĩ
Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu còn sử dụng mô típ "chạy trốn" để
bộc lộ quá trình thức nhận của lương tâm người họa sĩ Nhân vật này đã nhiều
lần chạy trốn cái quán cắt tóc, trên thực tế là trốn chạy quá khứ,trốn chạy tội lỗi của mình Song trốn vào đâu cho thoát chính bản thân mình khi anh ta không phải là con người không còn chút lương tâm, khi thực tại với người mẹ khóc lòa cả hai mắt vẫn còn đó, bức tranh vẽ người chiến sĩ giải phóng — anh thợ cắt tóc bây giờ vẫn còn đó Trong lần đầu, khi ngửa mặt lên cho người thợ
cạo làm việc, nhân vật được mô tả mới chỉ là cảm giác là "da mặt mình dày
lên" Lần đó, cuộc đối thoại tưởng tượng dù có gay gắt, vẫn là những lời tư biện chứng tỏ anh ta vẫn còn chưa thấy hết được cái nguy hiểm của một thói quen lấy lợi ích cộng đồng ra làm lá chắn cho hành vi sai trái cá nhân Lần thứ hai, khi quan sát và dè chừng khả năng người thợ cắt tóc có thể nhận ra nhưng
bất cần thì cảm giác của người họa sĩ về cái mặt thật của mình lâu nay trở
thành cái "mặt nạ" Cuộc đối thoại trong nội tâm với người thợ cắt tóc đã trở nên một thứ trảm hình trong lòng người họa sĩ dù anh ta được ngụy trang dưới một vẻ ngoài bình thản mà người thợ cắt tóc có thế chăng nhận ra Mô típ "chạy trốn" được Nguyễn Minh Châu sử dụng để đi sâu vào tâm lý nhân vật và giải mã các trạng thái của nó, qua đó, bộc lộ rõ nét quá trình đấu tranh tư
tưởng của nhân vật họa sĩ đề đi đến cái đích cuối cùng, đó là đối diện với tòa
Trang 32Trong Bứe ranh hình ảnh bức chân dung tự họa và bức tranh là một ám
ảnh day dứt theo suốt cả quãng đời tự ý thức, tự nhận thức của nhân vật họa
sĩ Và hình ảnh biểu tượng Đức ranh được lặp lại đến 19 lần Những dòng kê,
dòng hỏi tưởng của người họa sĩ đều xoay quanh bức tranh ấy với nỗi ân hận, day dứt của lương tâm Câu chuyện kê về bức hoa ứ thi, bic họa sám hối khép lại nhưng không khép lại dòng suy tưởng về bức tranh và hình ảnh đôi mắt mở to, bôn chôn, đây nghiêm khắc đang nhìn vào nội tâm ở cuỗi tác phẩm vẫn luôn ám ảnh tâm trí bạn đọc
2.2 Bến quê — nơi trở về bình yên
2.2.1 Bến quê— những vẻ đẹp gần gũi, thiêng liêng
Quê hương vốn rất gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng trong tình cảm mỗi con người Việt Nam Muôn ngàn tình cảm của con người sẽ hội tụ trong tình yêu quê hương, đất nước Quê hương là những gì thân
thuộc, găn bó với ta suốt cả một đời mà đôi khi, vô tình ta không nhìn thấy
được những vẻ đẹp mộc mạc đó, dé đến một lúc nào đó cuộc đời xô ta đến
hoàn cảnh khốn cùng nhất, chính lúc ay lại là lúc ta nhận ra những gì là gần gũi, là giản dị, là thiêng liêng của quê hương mình Nhĩ trong Bén qué đã
được đặt trong một hoàn cảnh như vậy
Nhĩ — một người từng đi khắp nơi tận cùng của trái đất nhưng đến
cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không
thê nhúc nhích được Vào một sáng đâu thu, nằm trên giường bệnh, cảnh vật
thiên nhiên hiện ra trước mắt anh dep dé biét bao Nhi dua mat nhin tir gan
ra xa, từ thấp lên cao qua 6 ctra s6 nha minh May bong hoa bang lang như đậm sắc hơn Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tỉa nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường Mọi thứ tưởng
chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ Cảnh vật
Trang 33người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa Bến quê bây giờ đối với Nhĩ là những bông hoa băng lăng đậm sắc với những cánh hoa có màu tím sẵm, là cái bờ dốc đứng có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày, là bãi bồi bên kia sông Hồng có "mau vàng thau xen lẫn màu xanh non — những
màu sắc thân thuộc quá như da thị, hơi thở của đất màu mỡ "[2, tr.322]
Không chỉ có thế, bến quê còn là người vợ tảo tần, chăm chút anh từng li từng tí khi anh ốm đau ; là bây trẻ với những “bàn fay chua lòm mùi nước dựa ": là ông lão láng giềng sẵn sàng giúp đỡ, hỏi han, động viên anh mỗi ngày Như vậy, Nguyễn Minh Châu không dựng lên một bến quê chung nào, nó là sự phát hiện tình đời, tình người của nhân vật trước những gì thân quen
nhất: hoa băng lăng, cái bờ dốc đứng, bãi bồi bên kia sông; người thương
yêu nhất: người vợ; những gì hồn nhiên, gần gũi nhất: bây trẻ, ông lão láng giêng Tất cả là những gì đẹp đẽ, thuần phát, cô sơ nhất của mảnh đất đã sinh thành ra anh và sẽ nhận anh về khi nhăm mắt xuôi tay
Cũng như Đức #ranh, truyện ngăn Bến quê được xây dựng trên một nghịch lý, nghịch lý về đường đời và cuộc đời của Nhĩ — nhân vật chính Nhĩ là người đã đi đến không sót một xó xỉnh nào trên trái đất nhưng chăng may mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo buộc phải dán chặt tấm thân trên chiếc phản gỗ và một lần được vợ đỡ ngôi dậy anh chợt nhận ra răng cái bãi bồi bên kia sông anh chưa đặt chân đến bao giờ Một nỗi thèm khát kỳ lạ đã đến với anh : anh muốn chiếm ĩnh cái không gian liên kề này nên đã nhờ Tuấn — đứa con trai học đại học tại một thành phố phía Nam vừa mới nghỉ hè trở về - thay
anh đặt bước chân — vật chất thám hiểm bến sông Anh muốn tận hưởng cái cam giac "nhuw mot nhà thảm hiểm chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt
đất dấp dính phù sa" [2 tr.327]
Trang 34sào tách khỏi chân bãi bồi bên kia sang bên này và anh cũng kịp nhận ra rang,
thẳng Tuấn con anh đã chậm chân vì nách vẫn kè kè cuốn sách truyện dịch và
mãi sa vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố Thời gian được anh tính từng cái tích tắc, thế mà thằng Tuần có hiểu được anh đâu Nhưng làm sao hiểu được khi nó chưa đối diện với sự ngắn ngủi nghiệt ngã của thời gian như anh Anh nghĩ một cách buôn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại, nó đã thấy có gì đáng gọi là hấp dẫn ở bên kia sông đâu ? Họa chăng chỉ có anh là người từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết vẻ giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đón, bởi lẽ không bao giờ giải thích hết
Đường đời của nhân vật Nhĩ quả là đã được đo băng các đơn vị lớn lao
băng vùng, miên, quốc gia, châu lục, đại dương và nhiệm vụ anh đảm nhiệm han la rat quan trong mang tam quốc gia, dân tộc Vậy mà giờ đây, anh phát hiện ra cái không gian trước mắt không quá một tâm nhìn từ cửa số nhà anh Đây không phải là trạng thái nặng nề, căn rứt lương tâm của Nhĩ vì không có dòng nào phủ nhận những gì anh đã trải qua, đã sống và hiến dâng cho sự nghiệp chung Đây chỉ là một niềm hối tiếc pha chút ân hận: sao trong những năm tháng trải bước khắp mọi phương trời, ta lại không một lần ngoái về để nhìn ra được vẻ đẹp của những øì thân quen, gần gũi nhất, nơi đã sinh ra ta, nuôi ta lớn thành người và sẽ là nơi ta năm xuống mãi mãi trong lòng đất mẹ
Đó là bước thức nhận của tâm hồn và trí tuệ trên lộ trình dài dặc quanh co của
đường đời
Trang 35sa - bô xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dan, lét dân trên chiếc phản gỗ Nhắc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được nửa vòng trái đất— trong một chuyễn đi công tác ở một nước bên Mĩ La
Tinh hai năm trước" [2 tr.324] Anh vẫn chưa nhích đến được bên bậu cửa số
Anh phải nhờ bọn trẻ con nhà tầng dưới để đi hết "nửa vòng trái đất ” còn lại — từ mép tam nệm năm ra mép tắm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân để dõi nhìn “cái mã cói rộng vành và chiếc sơ mỉ màu trứng sáo" xem nó có kịp chuyến đò ngang duy nhất trong ngày không ?
Cuộc đời Nhĩ, chưa phải là dài nhưng tuyệt đối không quá ngắn Băng
chứng là thăng Tuân — đứa con thứ hai của anh đã vào đại học tròn năm nhưng
đến bây giờ là lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy vợ mình — Liên — đang mặc tắm
áo vá Người vợ mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ánh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh Mọi
sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên Đến lúc này anh mới
thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đôi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình Cảm thức mỗi ngày trôi qua với anh thật dài dăng dặc :
- Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi em nhỉ ?
- Anh cứ yên tâm Vất vả, tốn kém đến bao nhiễu em với các con cũng chăm
lo cho anh được [2, tr.322]
Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa băng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ
hỏi Liên những câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một
cách thật kín đáo, thầm lặng Những bông hoa băng lăng hay chính là tâm
trạng, suy tư của nhân vật Nhĩ Tác giả lưu tâm đến một đặc điểm đặc biệt
Trang 36chú ý đến những bông hoa cuối cùng còn sót lại bỗng trở nên đậm sắc hơn Hoa băng lăng cuối mùa đó ám chỉ những chiêm nghiệm, suy nghĩ sâu sắc, chín chăn của con người được rút ra từ cuộc sống: sắc tím thẫm như bóng tối của bông hoa băng lăng, tiếng lở đất trong đêm bên bãi bôi gợi lên sự sống mong manh, ngăn ngủi của Nhĩ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời; hình ảnh mặt sông, bãi bồi, vòm trời là những biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương, xứ sở; tình huỗông Tuấn — con trai Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế bên đường tượng trưng cho quãng thời gian con người sa vào những cám
dỗ tầm thường, vô bố, nhạt nhẽo khiến người ta lỡ bước, từ đó Nhĩ nhận ra
một quy luật “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái
điễu vòng veo hoặc chung chinh" [2, tr.326] Tuan chính là hiện thân của
Nhĩ thời trai trẻ giờ đây lại tiếp tục sa vào những cái điều vòng vèo do; chuyến đò ngang duy nhất là cơ hội hiếm hoi ít ỏi trong cuộc đời mỗi con người; hành động giơ tay khoát khoát của Nhĩ như muốn thúc giục con đừng dé lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày — hành động ấy như thức
tỉnh con người hãy tránh xa và thoát khỏi những điều vòng vèo để hướng
tới giá trị bền vững đích thực của cuộc sống mà những điều đó nằm ngay trong cái bình dị gần gũi thân thuộc với mọi người Hàng loạt hình ảnh, hành động mang ý nghĩa biểu tượng được Nguyễn Minh Châu lặp đi lặp lại nhiều lần và mang những dung y sau xa Bén qué duoc str dung 7 lan, hinh anh hoa
bằng lăng: 3 lần, hình ảnh bãi bồi bên kia sông: 5 lần, hình ảnh cái bờ đất lở
dốc đứng: 3 lần, hình ảnh con đò ngang: 4 lần
Bến quê được viết bằng một sự quan sát tĩnh tế với ngôn ngữ giản di,
Trang 37ra trước khuôn cửa số của gian gác nhà Nhĩ một màu vàng không xen với màu xanh non — những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất
màu mỡ” [2, tr.321, tr.322|
Trong cảm thức của Nhĩ, thời gian còn lại thật vô cùng ngăn ngủi “Không khéo rồi thăng con trai anh lại trể mất chuyển đò trong ngày” Anh đang cỗ
thu nhặt hết mọi sức lực cuối cùng còn sót lại dé đu mình nhô nØƯỜI ra ngoài,
gio một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sơ khốt khốt — y như đang khân thiết ra hiệu cho một người nào đó Quá trình tâm lí tư tưởng ấy diễn biến trong cái không gian nhỏ hẹp của tam phản, căn phòng, khung cửa số Bến sông quê cạnh nhà gần gũi thế nhưng sao mà xa cách trong tâm thế phát hiện lần đầu với nỗi vô vọng bất lực của nhân vật Nó là không gian vi mô
hiện lên trước cái nhìn cận cảnh trong sự đối sánh day chat déi nghịch với
không gian vĩ mô tạo bởi cái nhìn xa vào những chân trời quá khứ 2.2.2 khátkhao tìm về bến đỗ cuộc đời
Khi nhận ra vẻ đẹp của những øì thân quen, gân gũi nhất cũng là lúc Nhĩ
đau đớn nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội khám phá chúng — một sự thức
nhận có phần xót xa Nhĩ kết thúc cuộc đời mình trong niềm tiếc nuối, nỗi ân hận khi Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xinh nào trên trái đất nhưng lại chưa từng đặt chân lên mộ chân trời gân gũi - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa số nhà mình [2 tr.322]
Câu chuyện của Nhĩ chỉ diễn ra vào thời điểm sáng sớm của một buổi sáng ở trong căn phòng trên chiếc phản gỗ cuối cuộc đời của Nhĩ: một buôi sáng so với chuỗi ngày dài của cuộc đời con người; một căn buông với khung cửa số nhìn ra con sông so với sự ngút ngàn vô tận của thế giới Chính vào
thời điểm đó, nhân vật lại phát hiện ra những vẻ đẹp vôn có và tiềm ân xung
quanh anh : những bông hoa băng lăng, bầu trời thu; dòng sông Hồng: và đặc
Trang 38mới cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của người vợ đầy khiêm nhường va giàu lòng vị tha Nhưng chính sự phát hiện đó đã đây anh vào sự nghịch lý mà có thể nói đó là bi kịch nhận thức và khám phá Thời gian muôn thuở vẫn theo quy luật và thuộc tính cỗ hữu của nó — thời gian càng trôi thì càng rút ngắn thời gian tôn tại của Nhĩ Căn bệnh hiểm nghèo đã kéo nhân vật vào những giờ phút cuối của cuộc đời, ấy vậy mà cũng chính thời điểm đó thì nhân vật lại khao khát được khám phá không gian vốn rất thân thương xung
quanh mình Vậy nhưng, giờ tất cả là một chân trời gần gñi nhưng lại xa lắc
đối với Nhĩ lúc này Giờ đây ước nguyện nhỏ bé nhưng thật lớn lao của anh là
được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, nơi ân chứa sự trù phú và giàu
có, nơi mà chỉ có một chuyến đò ngang là anh có thể thỏa ước nguyện Nhưng anh không thê nào làm được, ước nguyện đó trở thành niềm khát khao cháy bỏng trong anh, khát khao tìm được một bến đỗ bình yên trong cuộc đời bôn ba của mình Tình huống Nhĩ nhờ đứa con thay mình sang bên kia sông, thay mình đặt bàn chân lên bãi bồi để anh gián tiếp cảm nhận cảm giác qua đứa
con cho ta thay khát khao chiếm lĩnh, khám phá của nhân vật đã lên đến cực
độ, cũng vì vậy mà nhân vật càng cảm thấy đau đớn, xót xa
Hình ảnh cái bờ bên kia sông không dừng lại ở ý nghĩa hiện thực nữa, nó hàm chứa những giá trị biểu tượng vô cùng thiêng liêng Bến bờ ấy cũng
có thê là cuộc đời chưa đi tới, phần cuộc đời mà mỗi con người đều muốn
khám phá dù biết răng nó là không giới hạn Bến bờ ấy cũng có thê là bến đậu quê hương, bến đậu cuộc đời, bến đậu của những giá trị tỉnh thần gần gũi mà ý nghĩa Bãi bôi, bến sông, con đò như một phần vẻ đẹp của cuộc sống, đơn sơ, giản dị, gắn bó như chính gia đình, như chính quê hương Khao khát tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực trong cuộc sống, nơi quê hương mà con người bông bột với nhiều ham muốn thời trai trẻ đã bỏ qua Nó là một sự
Trang 39người đã nhận thức được quy luật khắc nghiệt của cuộc đời Cánh buôm chỉ
một lần duy nhất qua sông Đường đời cũng như thế, chỉ có ai không do dự, không chậm chạp, dénh dàng mới có thê bước vững vàng đi tới phía trước Nhĩ không thê đặt chân lên con đò đưa đến khát khao Anh đành gửi găm tất cả tình cảm, tất cả niềm tin vào Tuấn, nhờ Tuấn giúp anh đặt chân lên cái bờ bên kia sông ước mơ Tiếng nện dép xa dần mang bao háo hức của tâm hồn người cha tội nghiệp Nhĩ đã hy vọng, đã tưởng tượng thấy “chính mình trong tâm áo màu xanh trứng sao và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dinh phù sa ” |2 tr.327] Nhưng Tuấn đâu có hiểu được ý nghĩa thiêng liêng trong ước muốn của cha Cậu sa vào ván cờ thế trên đường tự nhiên như cách con người ta vướng phải những cám dỗ trong cuộc sông Nhĩ không trách Tuấn Anh đã
từng một thời như Tuấn, người ta chưa đủ chín chăn để nhận ra vẻ đẹp thực
sự, vẻ đẹp vẹn nguyên cả trong những nét tiêu sơ của cuộc đời Chỉ có anh, đã từng trải, đã đi qua rất nhiều phương trời, đã nếm rất nhiều tình cảm, cảm xúc
mới thấy yêu thấy quý, những giá trị bình dị, giản đơn kia Chỉ có anh mới
hiểu nó có ý nghĩa đến nhường nào với mỗi con người trong cuộc sống Đó
cũng là chân lý cuộc đời Nhĩ đã phát hiện chân lý ấy đề rôi hồi hộp và say mê
chờ đợi được khám phá nó trong tắm gương cuộc đời Với anh đó phải chăng là niềm hạnh phúc cuối cùng anh có thê hưởng trước khi nhắm mắt xuôi tay,
một niềm hạnh phúc giản đơn chiêm nghiệm từ cả cuộc đời Anh giữ trọn trong tâm hồn khao khát và ước mơ Thu hết mọi sức tàn Nhĩ bầu chặt cả
mười đầu ngón tay vào cái bậu cửa số, vừa run lây bây, anh dường như đnag
níu giữ cho mình một cái gì đó ? Có thể là niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà tha
Trang 40Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được Anh nhìn ra ngoài cửa số một cách xa xăm, đây mê say Anh mái mê hướng mắt theo cánh buém Hanh động cuỗi cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài giơ một cánh tay cây guộc ra phía ngồi cửa số khốt khốt — y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” [2 tr.327| Hành động cuối cùng của giấc mơ Ngay khi con đò ước mơ cập bến, Nhĩ đã cô gắng hết sức để thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng đừng đề lỡ chuyến đò hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khân trương, sống có ích, đừng sông vô bố và tránh xa những cái “bòng vèo, chùng chình” trong cuộc đời Và cũng là thúc giục con trai anh hoàn thành nốt cái khát khao còn dang dở
“Hành động ở cuối truyện kết lại cuộc đời Nhĩ, kết lại câu chuyện
nhưng mở ra những tảng băng chìm cần suy nghĩ cho mỗi người Nó như một lời trăn trỗi không thê nói nên lời, là ước nguyện vẫn còn dở dang, là thông điệp nhân sinh gửi tới cuộc đời, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho mỗi người hãy biết thương yêu, quý trọng, hãy biết quan tâm, chia sẻ, hãy biết nâng niu những gì mình đang có Con đò ngang chỉ mỗi ngày một chuyến mới cập bến bờ bên này cũng là một biêu tượng nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm Vẫn còn kịp cho đứa con của Nhĩ, vẫn kịp cho mọi người Xung quanh ta là những bão bôi phù sa, là bến quê, là nơi ta được lớn lên, được che chở cho đến giây phút
cuối đời Đừng đề quá trễ !” [30]
Nhĩ đã theo đuôi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi
sự việc thì đã quá muộn màng Cuộc sống đối với Nhĩ toàn là vô vị chỉ khi