Kinh tế toàn cầu suy thoái
1 Giá dầu tăng vọt: Kinh tế toàn cầu suy thoái? Nguyễn Hoài Bảo [Đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 38-2004 (718), ngày 16/9/2004] Trong báo cáo tháng tám 2004 vừa rồi của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu) cho rằng việc tăng giá dầu hiện nay sẽ tác động rất nhỏ đến nền kinh tế thế giới trong năm 2004 và 2005. Báo cáo này cho thấy hầu như tăng trưởng kinh tế không giảm đi bao nhiêu so với dự báo mà các tổ chức quốc tế dự báo lúc đầu năm. Chẳng hạn như khi so sánh với dự báo của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) hồi tháng tư năm nay thì kết luận của OPEC xem như không sai lệch gì nhiều và trong nhiều trường hợp còn khả quan hơn, như Nhật Bản (xem bảng bên dưới). Bảng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới 2004 -2005 Thế giới G – 7 Mỹ Nhật Bản Khối Euro 2004 4,7 (4,6) 3,5 (3,5) 4,3 (4,6) 4,3 (3,4) 1,9 (1,7) 2005 4,3 (4,4) 2,8 (3,1) 3,5 (3,9) 2,1 (1,9) 2,2 (2,3) Nguồn: Báo cáo tháng 8 của OPEC. Số trong ngoặc là dự báo của IMF vào tháng 4/2004. Có thể không khó hiểu khi về kết quả tính toán của OPEC ở trên khi mà đây là cơ quan đang kiểm soát khoảng ½ nguồn cung dầu của thế giới hiện nay. Họ đang hưởng lợi từ việc giá dầu tăng vọt. Tuy vậy, một số tổ chức ngoài OPEC gần đây cũng ước tính việc tác động của giá dầu cao đến tăng trưởng kinh tế cũng không đáng kể. Chẳng hạn như Goldman Sach cho rằng tác động của cú sốc dầu hiện nay chỉ làm giảm tăng trưởng của Mỹ và nhóm G7 từ 0,3% đến 1%. Hoặc một công bố khác hồi tháng Năm của IEA (Tổ chức Năng lượng Quốc tế) hợp tác với IMF cũng cho rằng sẽ tác động của việc giá dầu cao chỉ làm giảm tăng trưởng các nước OECD chỉ khoảng 0,4%. Điều này quá nghịch lý so với lo lắng chung của thế giới khi mà câu hỏi đang đặt ra là liệu sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế sắp diễn ra nếu tình trạng giá dầu cứ tăng vọt như hiện nay? Mặc dù không phải các cú sốc dầu nào cũng dẫn đến suy thoái kinh tế. Chẳng hạn như cú sốc dầu sau chiến tranh Iraq năm 2003 vừa rồi. Thế nhưng các cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng từ sau năm 1973 đến nay đều có liên quan đến sự tăng vọt của giá dầu (xem 2 hình bên dưới). Điều này ủng hộ thêm sự lo lắng suy thoái kinh tế trong năm 2005 là hợp lý và cần một phân tích thận trọng. Lịch sử các cú sốc giá dầu của thế giới Từ năm 1948 đến những năm cuối 1960, mức giá dầu trung bình của thế giới chỉ dao động từ $2,50 đến $3,00 một thùng. OPEC được thành lập vào năm 1960, lúc đó có năm quốc gia là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Đến năm 1971, sáu thành viên khác gia nhập là Qatar, Indonesia, Libya, United Arab Emirates, Algeria và Nigeria. Các thành viên trong OPEC đã thoả thuận hàng năm sản xuất dầu và cung cấp một giới hạn nhất định ra thị trường nhằm giữ mức giá. Cú sốc dầu lần thứ nhất bắt đầu vào cuối đầu tháng 10 năm 1973 khi Syria và Egypt (Ai Cập) tấn công Israel. Mỹ và các nước phương Tây đã hỗ trợ mạnh cho Israel. Trả đủa cho 2 hành động này, hàng loạt các nước xuất khẩu dầu trong khối Arap đã cấm vận xuất dầu cho các nước thân tín với Israel. Họ đã cắt giảm lượng dầu sản xuất từ 5 triệu thùng một ngày xuống còn 1 triệu thùng. Kết quả rất nhanh chóng, giá dầu thế giới trong vòng sáu tháng đã tăng 400%. Từ năm 1972 đến 1978 giá dầu dao động từ $12 đến $14 một thùng so với giai đoạn trước năm 1971 chỉ có $3 một thùng. Kết quả không tránh khỏi là suy thoái kinh tế toàn cầu liền sau đó. Tăng trưởng của thế giới trong năm 1973 là 6,47% nhưng trong hai năm tiếp sau giảm xuống xung quanh 1%. Lần suy thoái kinh tế tiếp theo được châm ngòi bằng cuộc chiến Iran và Iraq năm 1979. Kết quả của cuộc chiến là lượng dầu sản xuất của hai nước này sụt giảm. Cũng như lần trước cú sốc dầu lần thứ hai xảy ra. Giá dầu năm 1978 là $14 đã tăng lên $38 trong năm 1981, tức là 271%. Tác động đến tăng trưởng kinh tế lần này mạnh và dai dẳng hơn. Nếu năm 1979 tăng trưởng của thế giới là 4.1% thì ba năm liền sau đó tốc độ tăng trưởng lần lượt là 1,93%, 1,78% và 0,53%. Cú sốc giá dầu lần thứ ba là giai đoạn Iraq tấn công Kuwait năm 1990 -1991. Giá dầu từ mức $20 đã tăng lên $35 vào tháng 10/1990. Lần này tác động đến kinh tế thế giới ít hơn, tăng trưởng vẫn giữ được ở mức gần 2%. Lần giá dầu tăng vọt gần đây là năm 2002. Nguyên nhân một phần là khủng hoảng năng lượng ở California và tình trạng căng thẳng ở Trung Đông. Cũng có một số lý do khác cộng hưởng dẫn đến suy thoái kinh tế Mỹ và thế giới là trong giai đoạn này là tình trạng nổ bong bóng của nền kinh tế Internet, sụp đổ thị trường bất động sản và một phần chính sách thắt chặt tiền tệ của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ). Rà soát lại toàn bộ các cú sốc của giá dầu ở trên cho thấy, theo thời gian việc ảnh hưởng của tăng giá dầu lên nền kinh tế thế giới có tác động kém dần. Khủng hoảng trong giai đoạn 1974 -75 và 1980 -1981 tác động xấu đến tăng trưởng là rõ ràng và dai dẵng hơn các cú sốc gần đây. Việc tăng giá dầu kéo theo lạm phát cũng giảm đi. Trong những năm 1970 lạm phát đã tăng gấp đôi, thế nhưng các cú sốc những năm 1990 và 2002 thì ảnh hưởng đến lạm phát rất nhỏ. Về mặt lý thuyết, tác động của việc tăng giá dầu quá cao có dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu hay không sẽ phụ thuộc và các yếu tố căn bản sau. Một là độ lớn thực sự của cú sốc, nó hàm ý bao gồm mức giá thực cao đến bao nhiêu và tốc độ tăng của giá. Hai là sự dai dẳng của cú sốc là ít hay nhiều. Ba là mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ và năng luợng. Và thứ tư là mức độ hợp lý của những can thiệp về chính sách của chính phủ, nhất là chính sách tiền tệ và tài khoá. Trở lại vấn đề tại sao các cú sốc dầu theo thời gian hình như có tác động ít hơn đối với tăng trưởng kinh tế. Có một số lý do để lý giải việc này. Thứ nhất, về mức giá dầu thực, nghĩa là mức giá đã được hiệu chỉnh lạm phát và giá đô la theo thời gian, thì mức giá ở giai đoạn 1973 và 1979 là cao hơn rất nhiều với mức giá của năm 1990 và 2000. Mức giá này là $43 một thùng trong năm 1974 và $82 trong năm 1980. Trong khi đó, so sánh với mức giá (cũng đã hiệu chỉnh) trong năm 1990 là $30 và $32 ở năm 2000. Hơn nữa, tốc độ tăng giá ở giai đoạn trước là cao hơn nhiều lần so với những năm gần đây. Tốc độ tăng giai đoạn 1979 – 80 là 21% so với giai đoạn 1990 -91 là 40%. Thứ hai, tác động kéo theo lạm phát trong hai giai đoạn là hoàn toàn khác nhau. Cú sốc trong những năm 1973 và 1979 xảy ra khi hầu hết các nước đang trong tình trạng lạm phát đang tăng. Nhưng trong 3 những năm gần đây thì ngược lại, giá dầu tăng trong khi lạm phát của thế giới đang ở mức rất thấp (khoảng 2% và năm 2000, xem hình 1). Thứ ba, ngoài ra còn có một số lý do chủ quan khác trong chính sách tiền tệ ở những năm 1974 và 1979 là thiếu thận trọng hơn trong thời gian vừa qua. Hoặc cũng không loại trừ thực tế là các nhà kinh doanh dầu dần dần nhạy cảm hơn và có chiến luợc thích hợp khi có giao động về giá dầu. Việc này là cho các cuộc khủng hoảng ở giai đoạn trước trầm trọng và dai dẳng hơn. Hình 1: Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Mỹ và Nhật Bản 1970 –2002 -505101520251970197219741976197819801982198419861988199019921994199619982000M?Nh?t B?n Nguồn: World Development Indicators 2003. Cú sốc giá dầu năm 2004. Giá dầu thị trường thế giới vào tháng 1/2003 là $32 một thùng, đến tháng 1/2004 là $34 và tính đến thời điểm cuối tháng 8 đã là $47 một thùng và dự đoán còn tăng thêm nữa. Nguyên nhân của tăng giá này phải được xem từ cả hai phía cung và cầu của thị trường. Về phía cung, mặc dù khối OPEC không cắt giảm luợng sản xuất dầu hàng ngày. Quý 1 năm 2004 OPEC sản xuất khoảng 27,9 triệu thùng trên ngày, nghĩa là tăng hơn 2,9 triệu thùng so với năm 2002. Các nước ngoài khối OPEC cũng gia tăng sản lượng thêm 1,9 triệu thùng trên ngày. Tuy vậy, việc bảo đảm nguồn cung này là hết sức mỏng manh. Sự bất ổn ở Trung Đông và nguy cơ xảy ra một cú sốc chính trị là hoàn toàn có thể xảy ra. Và đe doạ rõ ràng hơn là chừng nào Mỹ chưa rút quân khỏi Najaf thì hạ tầng có liên quan đến dầu mõ là mục tiêu tấn công của binh lính Hồi giáo Shia ở Iraq. Thêm nữa, những khó khăn tài chính của Yukos, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất nước Nga hiện nay, cũng góp phần phần đáng kể cho sự bất ổn ở phía cung. Dự kiến Yukos sẽ giảm 4.5% sản lượng trong năm nay. Đây là những yếu tố nhạy cảm tác động đến tâm lý thị trường đáng kể. Trong khi đó, theo IEA mức cầu đã tăng thêm trong 2 năm qua là 4 triệu thùng trên ngày. Mức cầu tăng này được lý giải là do sự phục hồi kinh tế thế giới trong năm 2003 –2004. Trong đó phải kể đến sự tăng trưởng nóng và nhu cầu năng luợng ngày càng cao của Trung Quốc và tiếp theo là Ấn Độ. Lượng dầu thô mà Trung Quốc nhập về để tinh chế tăng gần 40% so với năm ngoái. Dự kiến trong năm tới, 2005, lượng dầu thô Ấn Độ nhập về cũng sẽ tăng thêm 11%. Như vậy, khắc hẳn so với các cú sốc về giá dầu lần trước giá dầu tăng vọt bắt nguồn từ phía cung. Giá dầu tăng vọt lần này được tác động từ cả hai phía. Đó là sự tăng vọt thật sự 4 ở phía cầu và thêm vào đó là tâm lý bất ổn định ở phía cung. Dù rằng tác động phía cung chưa xảy ra rõ ràng vì OPEC còn hứa tăng thêm sản lượng sản xuất. Sự nhảy cảm của giá dầu đến giá các hàng hoá khác và kéo theo tác động tiêu cực đến sản lượng của thế giới là do tính chất của sản phẩm đặc biệt này. Trong ngắn hạn, cầu về dầu dường như không co dãn theo giá. Do vậy một sự giao động nhẹ về phía cung, một vụ tấn công mới ở đường ống dẫn dầu ở Iraq chẳng hạn, lập tức tác động kéo giá tăng vọt. Nhưng rủi thay, một sự tăng lên từ phía cầu, mà thường xuất phát từ kinh tế phục hồi, cũng lại là nguyên nhân tăng giá. Trong ngắn hạn, cung dầu dường như không co dãn với giá, trừ khi có sự thay đổi từ phía OPEC. Một phân tích khác về tổ chức OPEC cho thấy việc giữ những cam kết hạn ngạch xuất khẩu dầu của họ là rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh giá cả tăng vọt như hiện nay. Mức giá cao là một động cơ rất mạnh để các thành viên trong tổ chức này gian lận sản lượng. Hiện nay, hầu hết các nước OPEC đều sản xuất dầu ở mức mà họ có thể làm được và mức này đã vượt qua hạn ngạch cho phép. Chẳng hạn, trong tháng 4/2004 OPEC đã sản xuất vượt quá hạn ngạch cam kết là 1,93 triệu thùng. Tác động khác của các cú sốc dầu là ảnh hưởng đến giá trị của các đồng tiền. Đồng tiền của các quốc gia mà phụ thuộc và việc nhập khẩu dầu sẽ có chiều hướng yếu đi. Trong những năm 70 và 80, Nhật Bản và Châu Âu là hai khu vực có mức độ phụ thuộc vào dầu nhập khẩu nhiều hơn so với Mỹ. Vì thế, cú sốc là tăng giá dầu vào giai đoạn đó đã làm cho đồng đô la mạnh hơn so với yen và euro. Kết quả là Nhật Bản và khối Châu Âu bị tác động xấu hai lần, thứ nhất là giá dầu cao hơn khi tính bằng đô la và thứ hai là đồng tiền bị yếu so với đô la. Thế nhưng lịch sử mối quan hệ này cũng sẽ xảy ra trong bối cảnh ngày nay nhưng theo chiều hướng ngược lại. Hiện nay, mức độ phụ thuộc vào dầu nhập khẩu của Mỹ là cao hơn so với Nhật Bản và Châu Âu. Mỹ nhập khoảng 12,2 triệu thùng một ngày so với Châu Âu nhập ở khoảng 8,9 triệu thùng một ngày. Vì thế đồng đô la của Mỹ sẽ tiếp tục bị yếu đi nhiều hơn trong thời gian đến. Tóm lại, có một sự khác biệt rất lớn giữa các cuộc suy thoái kinh tế có liên quan đến các cú sốc dầu. Tình hình tăng giá dầu hiện nay có bản chất và nguyên nhân hoàn toàn khác so với những lần khủng hoảng trước đây, và thậm chí cũng không giống như những lần xảy ra gần đây nhất vào năm 2002. Những phân tích bên trên cho thấy dấu hiệu sự tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới sẽ mạnh mẽ hơn so với những gì mà các tổ chức dự báo. Sự tăng trưởng về phía cầu ở các nước lớn như Trung Quốc và tình trạng bất an về phía nguồn cung là những nguyên nhân làm giá dầu cứ leo thang trong tình hình hiện nay. Một biến số khác mà các nhà quan sát quan tâm là kết quả bầu cử tổng thống Mỹ trong thời gian sắp đến. Và nếu sau đó vẫn thiếu các giải pháp kịp thời về kinh tế lẫn chính trị thì việc suy thoái kinh tế trong một hai năm sau là hoàn toàn có thể. 5 Hình 2: Giá dầu và tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới 1970 –2004 0510152025303540455019702004-1.002.003.004.005.006.007.00Giá d?u ($/thùng)GDP (%)19801981199019912002197419752001Nguồn: Số liệu giá dầu thế giới lấy từ Dow Jones Energy Service. Số liệu tăng trưởng GDP lấy từ World Development Indicators 2003. . 1 Giá dầu tăng vọt: Kinh tế toàn cầu suy thoái? Nguyễn Hoài Bảo [Đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 38-2004 (718), ngày 16/9/2004]. cuộc suy thoái kinh tế sắp diễn ra nếu tình trạng giá dầu cứ tăng vọt như hiện nay? Mặc dù không phải các cú sốc dầu nào cũng dẫn đến suy thoái kinh tế.