Fulbright Economics Teaching Program Economics Executive Education Program Global Economic Slowdown
2001-2002 and Its Implications
David Dapice 1 Dòch: T. Quân & L. Hạ
H. Đính: X. Thành
Suy thoáikinhtếtoàncầu và ý nghóa của nó
David Dapice
1. Tình hình hiện nay: Mỹ và Nhật đang bò suy thoái, còn Liên minh châu Âu
(EU) tăng trưởng gần ở mức zero. Những nước giàu đã từng có tỉ lệ tăng
trưởng GDP theo giá cố đònh đạt 3-4% trong năm 1999 và 2000 sẽ tăng
trưởng chỉ khoảng 1%/năm trong năm 2001 và 2002.
2. Hầu hết những nhà dự báo đều kỳ vọng tình hình sẽ xoay chuyển vào cuối
năm nay, sau đó là hồi phục đôi chút. Dự kiến tăng trưởng sẽ chậm hơn
những lần hồi phục trong quá khứ, nhưng trên mức tăng trưởng theo xu
hướng dài hạn khoảng 2-3%/năm của các nước giàu.
3. Những lý do để hy vọng kinhtế hồi phục bao gồm các chính sách tiền tệvà
ngân sách mở rộng với mức độ lớn ở Mỹ, hàng tồn kho giảm đáng kể, giá
dầu thấp hơn (có tác động giống như giảm thuế), và nhiều ngành chủ chốt
đã có những dấu hiệu hồi phục ban đầu.
4. Những lý do để dự kiến kinhtế hồi phục chậm bao gồm mức vay nợ cao của
các công ty cũng như các hộ gia đình ở Mỹ, phản ứng chính sách chậm chạp
của EU về cả chính sách tiền tệ lẫn chính sách cơ cấu, và nhiều khó khăn
vẫn còn tiếp diễn ở Nhật. Đằng sau tất cả những yếu tố này là sự thay đổi
dân số dài hạn trong đó tỉ lệ sinh sản thấp cũng làm giảm tỉ lệ tăng trưởng
lực lượng lao động trong tương lai trừ phi lượng dân nhập cư tăng lên.
5. Đối với Việt Nam, tác động chính của những biến động kinh tếtoàncầu thể
hiện ở kim ngạch xuất khẩu. Một nền kinhtế thế giới bò suythoái sẽ ảnh
hưởng đến giá nguyên vật liệu và chủ yếu sản lượng hàng công nghiệp chế
biến. Tham khảo bảng số liệu cuối bài: bảng này mô tả mức tăng trưởng
GDP và thương mại kỳ vọng rút ra từ một nghiên cứu gần đây của Ngân
hàng Thế giới. Dù sao đi nữa, nếu những dự đoán từ các nguồn đáng tin cậy
là đúng, thì thương mại sẽ bắt đầu tăng trưởng bình thường vào năm 2003,
sau một năm 2002 kém cỏi nhưng có chiều hướng cải thiện.
6. Một tác động lớn khác của những biến động kinh tếtoàncầu là tác động đối
với các dòng vốn ngắn hạn, chẳng hạn như các khoản cho vay của ngân
hàng. Những dòng vốn này không quan trọng lắm đối với Việt Nam. Thực
ra phần lớn các khoản tiền tiết kiệm ở các ngân hàng Việt Nam được gởi ở
các ngân hàng nước ngoài do các vấn đề khó khăn về cơ cấu trong việc biến
những nguồn tiết kiệm nội đòa thành những khoản cho vay. Những nguồn
vốn chính của Việt Nam là tiền từ nước ngoài gởi về, ODA và FDI. Những
nguồn này đều không phụ thuộc quá nhiều vào môi trường kinhtế chung.
Fulbright Economics Teaching Program Economics Executive Education Program Global Economic Slowdown
2001-2002 and Its Implications
David Dapice 2 Dòch: T. Quân & L. Hạ
H. Đính: X. Thành
Ví dụ, các dòng vốn FDI đổ vào các nước kém phát triển vẫn ở mức khoảng
150 tỉ đô-la mỗi năm trong giai đoạn 1995-2001.
7. Các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam phụ thuộc nhiều vào môi trường đầu tư
nội đòa và các hiệp đònh mang lại khả năng tiếp cận thò trường (chẳng hạn
Hiệp đònh Thương mại Việt-Mỹ) hơn là phụ thuộc vào những biến động
kinh tếtoàn cầu. Các dòng vốn ODA phụ thuộc nhiều vào khả năng giải
ngân các khoản viện trợ đã được cam kết hơn là phụ thuộc vào khả năng
của các nước giàu trong việc cho vay ở các mức hiện tại.
8. Tuy nhiên, xưa nay những nhà dự báo không giỏi lắm trong việc tiên đoán
những bước ngoặt, mặc dù họ khá giỏi trong việc tiên đoán các xu hướng
phát triển. Thông thường sẽ hữu ích hơn nếu suy nghó một cách chiến lược
và xác đònh những kết quả khả dó và tính xác suất của mỗi kết quả như thế.
Điều này sẽ giúp có kế hoạch dự phòng và hiểu rõ hơn về khả năng xảy ra
của bất cứ khó khăn hay tình hình cụ thể nào.
9.
Tại thời điểm này cũng như nói chung trong các giai đoạn khác, những biến
động kinhtế ngắn hạn có tác động ở cấp độ doanh nghiệp nhiều hơn là ở
cấp độ chính phủ. Ngoại trừ thay đổi tỉ giá hối đoái, khó mà dùng chính
sách tiền tệ do có những khó khăn về cơ cấu trong việc cho vay, và khó mà
chi tiêu nhiều hơn nữa khi viện trợ hiện tại không dễ dàng chi tiêu như đã
cam kết. Như vậy, khả năng của chính phủ trong việc gây ảnh hưởng đến
nền kinhtế vó mô là rất hạn chế, mặc dù chính phủ có thể có những chính
sách phù hợp trước thiên tai lũ lụt, hay sự giảm giá của một mặt hàng nào
đó, v.v…
10. Một mối lo ngại quan trọng hơn đối với chính sách của chính phủ có liên
quan đến tình hình dài hạn của nền kinhtế thế giới. Nếu tăng trưởng theo
đònh hướng xuất khẩu được xem là chiến lược chính, thì chuyện gì có thể
không ổn trong vòng 10-20 năm tới? Có thể có bốn vấn đề sau:
a. Chủ nghóa bảo hộ ngấm ngầm.
b. Sự phát triển của các khối thương mại riêng biệt.
c. Xáo trộn kinhtế vó mô được đánh dấu bởi sự phá giá để cạnh tranh.
d. Sự gia tăng của chủ nghóa khủng bố hay những biến động do các cú
sốc dầu lửa gây ra.
11. Chủ nghóa bảo hộ ngấm ngầm ám chỉ đến những biện pháp của các quốc gia
can thiệp vào hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, ngay cả khi những
biện pháp đó là hợp lệ chiếu theo những quy đònh thương mại hiện thời.
Những tranh chấp về việc dán nhãn cá basan/cá tra là một ví dụ. Những
biện pháp khác có thể là trừng phạt chống bán phá giá, áp dụng các quy
Fulbright Economics Teaching Program Economics Executive Education Program Global Economic Slowdown
2001-2002 and Its Implications
David Dapice 3 Dòch: T. Quân & L. Hạ
H. Đính: X. Thành
đònh về ytế hay an toàn (thậm chí cho tới giờ Pháp vẫn không cho nhập
khẩu bất cứ thòt bò nào của Anh!) để ngăn chặn cạnh tranh, áp đặt những
tiêu chuẩn lao động, các mức lương tối thiểu cao và không thích hợp.
Những biện pháp này hiện đã tồn tại và có khả năng gây ra bất hòa. Vấn đề
là chúng còn có thể trở nên tệ hại hơn nếu thế giới rơi vào một giai đoạn
tăng trưởng chậm kéo dài.
12. EU đang trong quá trình mở rộng sang Đông Âu và cuối cùng có thể bao gồm
cả Thổ Nhó kỳ, cùng với một vài nước châu Phi trong khu vực thương mại của
mình. Mỹ đã là một thành viên của NAFTA và có khả năng sẽ mở rộng hiệp
ước này để bao gồm tất cả các nước nằm ở Tây bán cầu. Việt Nam là một
thành viên của AFTA nhưng đó là một hiệp ước còn yếu. Nhật không phải là
một nước nhập khẩu năng động; Trung Quốc muốn có một khu vực thương
mại tự do với ASEAN, nhưng điều này sẽ gặp phải nhiều sự trì hoãn và còn
nhiều điều chưa chắc chắn. Có khả năng Việt Nam có thể bò gạt ra khỏi thò
trường EU và Mỹ, ít nhất là so với các quốc gia đang phát triển khác ở châu
Mỹ La tinh và châu Phi. Cách tốt nhất để chống lại điều này là thuyết phục
Trung Quốc cùng với các quốc gia châu Á khác yêu cầu Mỹ và EU thực hiện
các biện pháp mở cửa thò trường của họ. Tuy nhiên việc mở cửa thò trường của
hai nước này phải được đáp lại bằng việc mở cửa thương mại của các nước
châu Á. Đây có thể là một quá trình khó khăn.
13. Nhật đã bắt đầu giảm giá đồng yên từ 116 lên 132 yên cho 1 đôla trong năm
vừa qua. Ở mức khoảng 140 yên/USD, có khả năng cả Hàn quốc và Đài Loan
đều sẽ có hành động giảm giá tiền tệcủa họ. Ở mức 140-150 yên/USD, Trung
quốc rất có thể sẽ có hành động tương tự. Những biện pháp phá giá để cạnh
tranh này tạo ra tình hình không chắc chắn về lợi thế cạnh tranh thực và kết
cuộc sẽ làm hại nhiều hơn là làm lợi. Chúng có thể tạo ra sự bất ổn trong toàn
bộ khu vực châu Á. Nếu như chúng có tác động khiến Trung Quốc xem xét lại
vò thế của mình trong WTO, đó sẽ là một sự dòch chuyển quan trọng trong nền
thương mại thế giới.
14. Sự gia tăng của chủ nghóa khủng bố (ví dụ như bom phóng xạ nguy hiểm
trong các công-ten-nơ) sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí kiểm tra và có vai trò
giống như một mức gia tăng lớn về thuế quan, từ đó làm chậm hoặc đảo
ngược sự tăng trưởng của thương mại thế giới. Nó cũng sẽ khiến cho những
mục tiêu “dễ bò tấn công” như đập nước, nhà máy lọc dầu hay nhà máy hạt
nhân phải áp dụng các biện pháp an ninh cao hoặc phải gỡ bỏ. Một hình thái
khác của kòch bản này là một loạt những chính phủ cực đoan lên nắm quyền ở
Trung Đông và đẩy giá dầu lên các mức rất cao khiến gây ra một cuộc suy
thoái trên toàn cầu.
15. Xét về mặt xác suất xảy ra, ba trường hợp đầu tiên có thể xảy ra ở một mức
độ nào đó. Vấn đề là chúng sẽ nghiêm trọng đến mức nào. Sự ngấm ngầm
Fulbright Economics Teaching Program Economics Executive Education Program Global Economic Slowdown
2001-2002 and Its Implications
David Dapice 4 Dòch: T. Quân & L. Hạ
H. Đính: X. Thành
xuất hiện của chủ nghóa bảo hộ có thể sẽ gây ra những khó chòu nhưng ở mức
độ nhẹ. Việc thiết lập các khu vực thương mại đòi hỏi phải có ngoại giao và
thương lượng, nhưng chúng không làm suy yếu đến những lợi thế cạnh tranh
thực của châu Á. Sự xáo trộn tiền tệ hiện đã có mặt và tương đối có khả năng
sẽ trở nên tồi tệ hơn. Khả năng gia tăng chủ nghóa khủng bố là thấp nhưng
không phải bằng 0.
16. Nhìn chung, khả năng xảy ra khuynh hướng tăng trưởng xuất khẩu là 60%, và
Việt Nam sẽ có đủ khả năng tiếp cận được các thò trường nước ngoài. Khả
năng sự việc sẽ diễn ra tốt hơn hay tồi tệ hơn một chút so với xu hướng đã mô
tả là 30%, nhưng không tới mức phải cần đến một chiến lược phát triển khác.
Khả năng ngoại thương tăng trưởng chậm là 10% và đây là trường hợp đòi hỏi
phải xem xét lại chiến lược phát triển. Tuy nhiên, với quy mô kim ngạch hàng
xuất khẩu công nghiệp chế biến của Việt Nam (5 tỉ USD trong một thò trường
thế giới giá trò 5000 tỉ USD), có thể tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam sẽ
tiếp tục trong thêm hai thập niên nữa trước khi hàng xuất khẩu chế biến của
Việt Nam đạt ngang bằng mức của Xingapo. Như vậy, ngay cả khi tăng
trưởng xuất khẩu trên toàncầu chậm lại, thì Việt Nam vẫn sẽ không bò tác
động nhiều do quy mô còn nhỏ.
Dự báo tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2003
2000 2001 2002 2003
Tăng trưởng GDP
:
Các nước giàu 3,4% 0,9% 1,1% 3,5%
Các nước đang phát triển ở Đông Á 7,5% 4,6% 4,9% 6,8%
(trong đó, 5 nước bò khủng hoảng) 7,1% 2,3% 3,4% 5,4%
Tất cả các nước đang phát triển 5,5% 2,9% 3,7% 5,2%
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu:
Thế giới 13,5% 0,3% 3,7% 10,3%
Các nước đang phát triển ở Đông Á 25,5% 0,5% 6,4% 11,5%
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 12 / 2001, Viễn cảnh của các nước đang phát triển.
“Năm nước bò khủng hoảng” là Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
. T. Quân & L. Hạ H. Đính: X. Thành Suy thoái kinh tế toàn cầu và ý nghóa của nó David Dapice 1. Tình hình hiện nay: Mỹ và Nhật đang bò suy thoái, còn Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng. Việt Nam, tác động chính của những biến động kinh tế toàn cầu thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu. Một nền kinh tế thế giới bò suy thoái sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu và chủ yếu sản lượng hàng. hơn là phụ thuộc vào những biến động kinh tế toàn cầu. Các dòng vốn ODA phụ thuộc nhiều vào khả năng giải ngân các khoản viện trợ đã được cam kết hơn là phụ thuộc vào khả năng của các nước giàu