Cây lá bỏng Cây có tên này vì được dân gian dùng làm thuốc chữa bỏng. Nó còn được gọi là sống đời, lạc địa sinh căn, trường sinh vì một chiếc lá rụng xuống có thể mọc thành nhiều cây mới. Theo Đông y, cây bỏng vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, tẩy độc, ra da; thường được dùng chữa vết bỏng, vết thương trầy da loét thịt, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu, đau mắt đỏ Có thể dùng lá tươi giã đắp, hoặc giã vắt lấy nước bôi. Lá tươi có thể ăn sống hoặc sắc uống. Một số bài thuốc Nam thường dùng: Chữa mụn nhọt chưa có mủ: lá thuốc bỏng 30g, lá táo 20g, lá đại 15g. Tất cả giã nhỏ, đắp chỗ đau, ngày 1-2 lần. Chữa đi lỵ và bệnh trĩ: lá thuốc bỏng và rau sam mỗi vị 5-6g nhai sống hay sắc uống. Nếu lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa và giã lá thuốc bỏng đắp ngoài. Chữa lỵ: lá thuốc bỏng 40g, cỏ seo gà 20g, lá mơ lông 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Chữa đi ngoài ra máu: lá thuốc bỏng 30g, lá trắc bá 10g sao cháy, cỏ nhọ nồi 10g, ngải cứu sao cháy 10g. Sắc uống ngày một thang. Chữa viêm tai giữa cấp tính: lá thuốc bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai. Chữa viêm loét dạ dày: lá thuốc bỏng ăn sống mỗi ngày 40g. Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương): 7 lá thuốc bỏng giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày. . Cây lá bỏng Cây có tên này vì được dân gian dùng làm thuốc chữa bỏng. Nó còn được gọi là sống đời, lạc địa sinh căn, trường sinh vì một chiếc lá rụng xuống có thể mọc. Có thể dùng lá tươi giã đắp, hoặc giã vắt lấy nước bôi. Lá tươi có thể ăn sống hoặc sắc uống. Một số bài thuốc Nam thường dùng: Chữa mụn nhọt chưa có mủ: lá thuốc bỏng 30g, lá táo 20g, lá. Chữa viêm tai giữa cấp tính: lá thuốc bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai. Chữa viêm loét dạ dày: lá thuốc bỏng ăn sống mỗi ngày 40g. Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương): 7 lá thuốc