1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kế toán kiểm toán (FULL) các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập

117 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 454,35 KB

Nội dung

Vì vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề trên, nhận thấy được ý nghĩa thiếtthực trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong hệ thống bệnh viện cô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Phạm Văn Dược

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác

kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình

nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưađược công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào Tất cả những tham khảo và kế thừa đềuđược trích dẫn và tham chiếu đầy đủ rõ ràng

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2017

Tác giả

Phạm Thị Mỹ Phước

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT

TẮT DANH MỤC BẢNG

BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC PHỤ LỤC

MỤC LỤC

PH

Ầ N M Ở ĐẦ U 1

1.Tính c ấ p thi ế t c ủa đề tài 1

2 ụ c M tiêu nghiên c ứ u và câu h ỏ i nghiên c ứ u 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

3 tượĐối ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u 3

3.1 tượng Đối nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứ u 3

5 nghĩaÝ khoa họ c và th ự c ti ễ n c ủa đề tài 4

6 ế t c ấ u c ủ a luK ận văn 5

CHƯƠNG 1 : T Ổ NG QUAN CÁC NGHIÊN C Ứ U LIÊN QUAN 6

1.1 Các nghiên c ứ u ở nướ c ngoài 6

1.2 nghiênCác c ứ u ở trong nướ c 8

1.3 Nh ậ n xét t ổ ng quan các nghiên c ứu liên quan và hướ ng nghiên c ứ u ti ế p theo c ủa đề tài 12

1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu 12

1.3.2 Hướng nghiên cứu của đề tài 13

Tóm t ắt chương 1 14

Trang 5

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUY Ế T 15

2.1 ổ ngT quan v ề đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p 15

2.1.1 Khái ni ệ m 15

2.1.2 Đặc điể m và vai trò c ủa đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p 15

2.2 ổ ngT quan v ề t ổ ch ứ c công tác k ế toán 16

2.2.1 Khái ni ệ m 16

2.2.2 hình Mô t ổ ch ứ c công tác k ế toán 18

2.2.3 c ầ u c ủ a t ổ ch Yêu ứ c công tác k ế toán 20

2.2.4 Nguyên t ắ c c ủ a t ổ ch ứ c công tác k ế toán 21

2.2.5 ệ m Nhi v ụ c ủ a t ổ ch ứ c công tác k ế toán 22

2.3 ộ i dungN t ổ ch ứ c công tác k ế toán t ại các đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p 23

2.3.1 ổ ch T ứ c h ệ th ố ng ch ứ ng t ừ k ế toán 23

2.3.2 ổ ch T ứ c h ệ th ố ng tài kho ả n k ế toán 24

2.3.3 ổ ch T ứ c v ậ n d ụ ng h ệ th ố ng s ổ k ế toán và hình th ứ c k ế toán 24

2.3.4 ổ ch T ứ c h ệ th ố ng báo cáo k ế toán 25

2.3.5 ổ ch T ứ c phân tích thông tin k ế toán 25

2.3.6 ổ ch T ứ c công tác ki ể m tra k ế toán 25

2.3.7 ổ ch T ứ c b ộ máy k ế toán 26

2.3.8 ổ ch T ứ c ứ ng d ụ ng công ngh ệ thông tin vào công tác k ế toán 26

2.4 thuyLý ế t n ề n 27

2.4.1 thuy Lý ế t thông tin b ấ t cân x ứ ng (information asymmetry) 27

2.4.2 thuy Lý ết đạ i di ệ n (Agency theory) 28

2.4.3 thuy Lý ế t các bên liên quan (Stakeholder theory) 28

2.4.4 thuy Lý ế t l ợ i ích xã h ộ i (public interest theory) 29

2.5 nhânCác t ố ảnh hưởng đế n t ổ ch ứ c công tác k ế toán 29

Tóm t ắt chương 2 36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊ N C Ứ U 37

Trang 6

3.1 Phương pháp nghiên cứ u 37

3.1.1 Phương pháp chung 37

3.1.2 Quy trình nghiên c ứ u 38

3.2 ế t k ế nghiênThi c ứ u 38

3.2.1 d ựng Xây thang đo 38

3.2.2 hình Mô nghiên c ứ u 39

3.2.3 ẫ u nghiên M c ứ u 40

3.2.4 tượ Đối ng và ph ạ m vi kh ả o sát 40

3.2.5 ế t k ế b ả ng Thi câu h ỏ i 41

3.3 ế t quK ả nghiên c ứu đị nh tính và hi ệ u ch ỉnh thang đo: 41

3.4 Phân tích d ữ li ệ u 45

3.4.1 Đánh giá độ tin c ậy thang đo bằ ng h ệ s ố Cronbach’s Alpha 45

3.4.2 Phân tích nhân t ố khám phá EFA 45

3.4.3 Phân tích tương quan và hồ i quy tuy ế n tính 46

Tóm t ắt chương 3 48

CHƯƠNG 4: KẾ T QU Ả NGHIÊN C Ứ U VÀ BÀN LU Ậ N 49

4.1 Gi ớ i thi ệu sơ lượ c v ề các b ệ nh vi ệ n công l ập trên đị a bàn Tp.HCM và th ự c tr ạ ng công tác t ổ ch ứ c k ế toán hi ệ n nay 49

4.1.1 ớ i thi Gi ệu sơ lượ c v ề các b ệ nh vi ệ n công l ập trên đị a bàn Tp.HCM 49

4.1.2 ự c tr Th ạ ng công tác t ổ ch ứ c k ế toán hi ệ n nay t ạ i các b ệ nh vi ệ n công l ập trên đị a bàn Tp.HCM 50

4.2 ế t quK ả th ố ng kê mô t ả m ẫ u kh ả o sát 52

4.3 Đánh giá độ tin c ậy thang đo bằ ng h ệ s ố Cronbach’s Alpha 53

4.4 Phân tích nhân t ố khám phá EFA 55

4.4.1 Phân tích khám phá các nhân t ố ảnh hưởng đế n t ổ ch ứ c công tác k ế toán t ạ i các b ệ nh vi ệ n công l ập trên đị a bàn Tp.HCM 55

4.4.2 Phân tích nhân t ố khám phá thang đo tổ ch ứ c công tác k ế toán t ạ i các b ệ nh vi ệ n công l ập trên đị a bàn Tp.HCM 62

Trang 7

4.5 hình nghiênMô c ứu điề u ch ỉ nh 63

4.6 ểmKi đị nh s ự phù h ợ p c ủ a mô hình 65

4.6.1 Phân tích tương quan 65

4.6.2 Phân tích h ồ i quy 66

4.7 ểmKi đị nh các gi ả thuy ế t 66

4.8 ểmKi đị nh các gi ả đị nh c ủ a mô hình h ồ i quy 68

4.8.1 ả đị Gi nh liên h ệ tuy ế n tính 68

4.8.2 ả đị Gi nh v ề phân ph ố i chu ẩ n c ủ a ph ần dư 69

4.8.3 ả đị Gi nh v ề tính độ c l ậ p c ủ a sai s ố 69

4.8.4 Đánh giá độ phù h ợ p, ki ểm định độ phù h ợ p c ủ a mô hình và hi ệ n tượng đa cộ ng tuy ế n 70

4.8.5 ổ ng T k ế t k ế t qu ả ki ểm đị nh các gi ả thuy ế t 70

Tóm t ắt chương 4 71

CHƯƠNG 5: KẾ T LU Ậ N VÀ KI Ế N NGH Ị 72

5.1 K ế t lu ậ n k ế t qu ả nghiên c ứ u 72

5.2 M ộ t s ố gi ả i pháp hoàn thi ệ n t ổ ch ứ c công tác k ế toán t ạ i các b ệ nh vi ệ n công l ập trên đị a bàn Tp.HCM 74

5.2.1 ả i pháp Gi v ề h ệ th ống pháp lý và các văn bản hướ ng d ẫ n 74

5.2.2 ả i pháp Gi v ề quan tâm công tác k ế toán c ủ a ch ủ doanh nghi ệ p 75

5.2.3 ả i pháp v Gi ề h ệ th ố ng công ngh ệ thông tin 75

5.2.4 ả i pháp v Gi ề trình độ c ủ a nhân viên k ế toán 76

5.2.5 ả i pháp v Gi ề h ệ th ố ng ki ể m soát n ộ i b ộ 77

5.3 ạ n chH ế c ủa đề tài và hướ ng nghiên c ứ u ti ế p theo 79

Tóm t ắt chương 5 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ

1 ACCA Association of Chartered

2 IFAC International Federation of

Accountant Liên đoàn Kế toán Quốc tế

4 IPSAS International Public Sector

Accounting Standards

Chuẩn mực Kế toán công

Quốc tế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Mã hóa thang đo và biến quan sát

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Giới tính

Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Trình độ chuyên môn

Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo Thâm niên công tác tại vị trí hiện

tại

Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức

công tác kế toán

Bảng 4.5 Kiểm định KMO & Bartlett's của biến độc lập

Bảng 4.6 Bảng tổng phương sai trích biến độc lập lần thứ nhất

Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố lần thứ nhất

Bảng 4.8 Các biến quan sát của nhân tố Hệ thống pháp lý và các văn bản

hướng dẫnBảng 4.9 Các biến quan sát của nhân tố Hệ thống công nghệ thông tin

Bảng 4.10 Các biến quan sát của nhân tố Quan tâm của chủ doanh nghiệpBảng 4.11 Các biến quan sát của nhân tố Trình độ của nhân viên kế toánBảng 4.12 Các biến quan sát của nhân tố Hệ thống kiểm soát nội bộ

Bảng 4.13 Kiểm định KMO & Bartlett's của biến phụ thuộc

Bảng 4.14 Bảng tổng phương sai trích biến độc lập lần thứ nhất

Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc

Bảng 4.16 Ma trận hệ số tương quan giữa các nhân tố

Bảng 4.17 Tóm tắt mô hình

Bảng 4.18 Kết quả phân tích phương sai ANOVA

Bảng 4.19 Kết quả phân tích hồi quy

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức mô hình kế toán tập trung

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức mô hình kế toán phân tán

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu của luận văn

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Hình 4.2 Biểu đồ phân tán của phần dư và giá trị dự đoánHình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuyển hóa

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 01 Danh sách các chuyên gia được phỏng vấnPhụ lục 02 Phiếu phỏng vấn chuyên gia

Phụ lục 03 Danh sách các đơn vị được khảo sát

Phụ lục 04 Bảng câu hỏi khảo sát

Phụ lục 05 Kết quả thống kê mô tả

Phụ lục 06 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đoPhụ lục 07 Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Phụ lục 08 Kết quả phân tích tương quan

Phụ lục 09 Kết quả phân tích hồi quy

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bệnh viện công lập là một đơn vị sự nghiệp có thu với chức năng cung cấp cácdịch vụ y tế, sức khỏe cho nhân dân và không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêuquan trọng nhất trong hoạt động của mình Các nguồn tài chính chủ yếu và cơ chếcung cấp tài chính cho các bệnh viện công lập hiện nay bao gồm: ngân sách nhànước, quỹ bảo hiểm y tế và viện phí trực tiếp của người bệnh

Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến năm 2018 tất cả các bệnh viện công lập phải tựchủ hoàn toàn về tài chính, trong đó các bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM sẽbắt đầu tự chủ từ ngày 01/10/2017 Đây là một xu thế tất yếu trong quá trình pháttriển của ngành y tế để phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu nâng caochất lượng khám chữa bệnh

Tp.HCM là nơi có nền kinh tế y tế lớn nhất cả nước, việc tự chủ tài chính đãmang lại nhiều thuận lợi cho các bệnh viện trong thành phố Theo Sở Y tế TP.HCM,hiện nay có 7 bệnh viện công lập được tự chủ tài chính hoàn toàn, 43 bệnh viện tựchủ một phần, chỉ còn 3 bệnh viện phải bao cấp Khi tự chủ tài chính, các bệnh việnphải “tự bơi” trong nền kinh tế thị trường, hút bệnh nhân bằng chính uy tín, trình độ

và sự phát triển của bệnh viện mình, nếu không tìm được nguồn bệnh nhân, đồngnghĩa bệnh viện phải đóng cửa theo đúng hoạt động của doanh nghiệp

Trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế tự chủ, khi các bệnh viện công lập hoàntoàn độc lập về tài chính, tự cân đối thu chi, không còn sự hỗ trợ của Nhà nước thìcác bệnh viện sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, bởi từ trước đến nay, các bệnh viện nàychủ yếu sống bằng ngân sách, nhưng khi đã tự chủ hoàn toàn, các bệnh viện buộcphải tự tính toán toàn bộ thu – chi để có thể đảm bảo quỹ lương trả cho nhân viên Do

đó, nhiều bệnh viện sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và nguồn nhân lực Đểchuẩn bị cho cơ chế tự chủ tài chính, bắt buộc các bệnh viện công lập phải đổi mớitrong công tác quản lý tài chính, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám

Trang 13

chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh nhưng vẫn phải tuân thủ quy định

về pháp luật của nhà nước

Cùng với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam, mỗi bệnh viện công lập đều có

tổ chức công tác kế toán riêng nhau nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, mà cácthông tin tài chính này do kế toán cung cấp Tuy nhiên, công tác kế toán tại các bệnhviện công lập trên địa bàn Tp.HCM hiện nay vẫn chưa được chú trọng Vận dụngđúng công tác kế toán là một vấn đề rất quan trọng nhằm đảm bảo chức năng thôngtin và kiểm soát của kế toán, nâng cao tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tàichính, giúp các bệnh viện thực hiện tự chủ và ra các quyết định phù hợp Tuy nhiên,vẫn còn tồn tại những trở ngại, thách thức đối với các bệnh viện công lập trên địa bànTp.HCM trong việc vận dụng công tác kế toán vào thực tiễn

Theo thực tế hiện nay, những đổi mới về chính sách và cơ chế tài chính tronghoạt động cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện là một vấn đề hết sứcphức tạp và mới mẻ, không chỉ có tác động mạnh đến các cơ sở y tế cung ứng dịch

vụ và người sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng rất nhiều mặt đối với cả hệ thống y

tế Vì vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề trên, nhận thấy được ý nghĩa thiếtthực trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong

hệ thống bệnh viện công lập trong giai đoạn hiện nay để vận dụng vào thực tiễn nhằmđưa ra các giải pháp thiết thực để hoàn thiện hơn về tổ chức công tác kế toán tại cácbệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM trong khám chữa bệnh theo cơ chế tự chủ

tài chính trong giai đoạn sắp tới, tôi đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài luận văn của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu những thực trạng và tổ chức công

tác kế toán tại các bệnh viện công lập, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chứccông tác kế toán và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác

Trang 14

kế toán theo cơ chế tự chủ tài chính tại các Bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM.

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu ở trên, đề tài cần phải trả lời các câuhỏi nghiên cứu sau đây:

- Các nhân tố nào tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh việncông lập trên địa bàn Tp.HCM trong điều kiện hiện nay?

- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố mà tác giả đưa ra ở trên đến tổ chứccông tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM?

- Những giải pháp nào có thể được đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác

kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM để chuẩn bị cho cơ chế tựchủ từ ngày 01/10/2017?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác

kế toán tại các bệnh viện công lập cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đóđến tổ chức công tác kế toán tại tại các bệnh viện công lập theo cơ chế tự chủ tàichính trong điều kiện hiện nay

Trang 15

Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong luận văn này là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

- Phương pháp định tính: phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố ảnhhưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập, làm cơ sở cho việclập bảng khảo sát, đồng thời phân tích và bàn luận kết quả khảo sát

- Phương pháp định lượng: tác giả thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát,

sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’ Alpha,phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giámức độ ảnh hưởng của các nhân tố đã đưa ra đến tổ chức công tác kế toán tại cácbệnh viện trên địa bàn Tp.HCM

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Các nghiên cứu trong quá khứ của tác giả ở Việt Nam và trên thế giới hầu hếtđều đi sâu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại cácdoanh nghiệp tư nhân, một số nghiên cứu trong nước về lĩnh vực kế toán trong cácđơn vị sự nghiệp nói chung và trong các cơ sở y tế công lập nói riêng chủ yếu nêulên các thực trạng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tạicác đơn vị đó, chưa có nghiên cứu nào cụ thể chú trọng vào đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là tổchức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM

Qua nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và đưa ra những nhân tố có ảnh hưởngtới tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập, sử dụng nhiều phương phápphân tích để tăng tính khách quan cho kết quả nghiên cứu, từ đó xác định được mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện cônglập trên địa bàn Tp.HCM

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp với mục đích nhằm hoànthiện tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM Vớinhững đề xuất đó, tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bànTp.HCM sẽ được hoàn thiện hơn, giảm mức độ sai lệch và thông tin đáng tin cậy

Trang 16

hơn trên báo cáo tài chính, giúp nhà quản trị quản lý tốt hơn nguồn tài chính, đem lạihiệu quả kinh tế trong cơ chế tự chủ trong giai đoạn sắp tới đối với các bệnh việncông lập trên địa bàn Tp.HCM Từ đó, làm cơ sở cho việc ra quyết định của nhàquản lý cũng như việc giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kiến nghị và kết luận

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu đã được tái bản nhiều lần của các tác giả

Bruce R.Neumann, James D.Suver và William N.Zelman (1988), “Financial

Management, Concepts and Applications for Health Care Providers” (Quản lý tài

chính - Khái niệm và áp dụng vào cơ sở y tế”) Các nội dung được đưa ra nghiên cứu trong công trình này là về môi trường y tế và chức năng của quản lý tài chính; phân tích báo cáo tài chính; quản lý tài sản, nguồn vốn và công nợ trong các đơn vị; các nội dung về kế toán quản trị như chi phí hành vi, lập dự toán, phân bổ chi phí, ra quyết định đầu tư cũng được đưa ra trong nghiên cứu này

Ngoài ra trong lĩnh vực này còn phải kể đến cuốn sách của tác giả Louis C.Gapenski (1999), “Healthcare Finance - An introduction of Accounting and

Financial Management” (Tài chính y tế - Giới thiệu về kế toán và quản lý tài

chính”) Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích môi trường tài chính của ngành

y tế, hướng dẫn về tổ chức kế toán trên cả hai nội dung kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu đề cập đến đặc điểm, nguyên lý và nguyên tắc chung về tổ chức công tác kế toán trong một số loại hình doanh nghiệp đặc thù Riêng trong các lĩnh vực công, trên thế giới chỉ có một số ít tác

giả nghiên cứu đến Trong đó, ba tác giả Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus (2001) đã cùng tham gia một số công trình và viết cuốn sách nổi tiếng

với tiêu đề là: “Accounting for Governmental and Nonpofit Entities” (Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận) Các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách này bao gồm các nguyên tắc kế toán chung, hướng dẫn cách thức ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ Nghiên cứu đã

đi sâu vào phân tích hoạt động về lĩnh vực tổ chức kế toán của một số đơn vị sự nghiệp đặc thù như: trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang,

Gần đây, trên thế giới có công trình nghiên cứu của các chuyên gia về kếtoán lĩnh vực công như: GS.TS Jess W.Hughes - Trường đại học Old

Trang 18

Dominition, Paul sutcliffe - Chuyên gia tư vấn cao cấp thuộc liên đoàn kế toánquốc tế, Gillian Fawcett – Giám đốc lĩnh vực công ACCA toàn cầu, Reza Ali –Giám đốc phát triển kinh doanh ACCA khu vực Asean và Úc trong các côngtrình nghiên cứu về thực trạng, tình hình xây dựng và áp dụng chuẩn mực kế toántrong các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới như Anh, Ấn Độ,

Úc, Mỹ Các công trình nghiên cứu này có điểm chung là nghiên cứu các

mô hình áp dụng và xây dựng chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực công, trên cơ sở

đó đã làm rõ nội dung tổ chức công tác kế toán từ khâu chứng từ cho đến lập cácBCTC trên cơ sở dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt

Nghiên cứu về lĩnh vực kế toán công của bốn tác giả: Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami (2012), với tiêu đề:

“Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards” (“Kế toán công: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn”) đã đưa ra sự

tổng hợp các vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị công lập, trong đóbao gồm công tác tổ chức kế toán dựa trên hai nguyên tắc là kế toán tiền mặt và

kế toán dồn tích Đề xuất một số nguyên tắc kế toán mở rộng để thúc đẩytrách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan đến nghĩa

vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong nghiên cứu này Ngoài ra, nghiêncứu này cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác

kế toán; chương trình đổi mới công tác quản lý tài chính công và các vấn đềliên quan đến NSNN

Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực tổ chức công tác kế toán công

là nghiên cứu của Lasse Oulasvirta (2014), trường đại học Tampere ở Phần Lan

với tiêu đề: “The ruluctance of a developed ountry to choose International Puplic Sector Accounting Standards of the IFAC A critical case study” (tạm

dịch là: Sự thờ ơ của các nước phát triển trong việc lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn

kế toán công quốc tế của Liên đoàn kế toán Quốc tế - Nghiên cứu trường hợpđiều chỉnh) Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân một nướcphát triển điển hình như Phần Lan từ chối áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc

Trang 19

tế trong hoạt động tổ chức công tác kế toán của mình Bài viết cũng đề cập đếntình hình áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt động tổ chức côngtác kế toán ở các nước Châu Âu và đặc biệt ở khu vực Bắc Âu Qua nghiên cứunày, vấn đề được đặt ra đối với công tác tổ chức kế toán công là ứng dụng mộtcách linh hoạt, hợp lý các tiêu chuẩn kế toán công quốc tế đối với từng quốc gia.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Lê Thị Thanh Hương (2012), “Hoàn thiện Tổ chức kế toán trong các

bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam” Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại

học Thương mại Trong công trình này tác giả đã phân tích đặc điểm tổ chức đơn

vị sự nghiệp có thu công lập (so sánh với đơn vị sự nghiệp có thu ngoài công lập,

so sánh hoạt động dịch vụ trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập và trong doanhnghiệp) chi phối đến cơ chế quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán trongloại hình đơn vị này Luận án đã có tập trung phân tích, đánh giá thực tiễn và đềxuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán đối với loại hình đơn vị

sự nghiệp có thu nói chung và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nói riêng

Luận án đã đi sâu nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác kế toán, xem xét

từ cơ chế quản lý hoạt động, quản lý tài chính đến quan điểm, cơ sở và nguyêntắc tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toántheo quy trình kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu Bằng các phươngpháp khác nhau, luận án đã nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán, vậndụng cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toántại các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ y tế

Luận án nêu ra được những yếu tố là nguyên nhân tạo ra những hạn chế đốivới tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập cụ thể đó là: (1) hình thức

tổ chức bộ máy kế toán còn cồng kềnh, chưa phù hợp theo cơ chế tự chủ; (2) tổchức hệ thống công nghệ thông tin tại các bệnh viện còn tự phát, chưa đồng nhất,chưa phát huy hết hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chứccông tác kế toán; (3) chưa nhận thức đầy đủ vai trò, chức năng của kế toán quảntrị

Trang 20

Hoàng Lê Uyên Thảo (2012), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại

trường cao đẳng công nghệ - kinh tế và thủy lợi Miền Trung”, luận văn thạc sĩ,

trường Đại học Đà Nẵng Luận văn trình bày hệ thống và toàn diện về công tác tổchức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp Trong đó đặc biệt cần chú ýđến vấn đề tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với cơ chế tự chủ tài chínhtrong các đơn vị sự nghiệp Đồng thời, luận văn cũng phân tích, đánh giá thựctrạng công tác tổ chức công tác kế toán tại Trường cao đẳng công nghệ - kinh tế

và thủy lợi Miền Trung một cách có hệ thống Trên cơ sở đó, đánh giá và xemxét các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế còn tồn tại và

đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức công tác kế toántại trường trong thời gian tới

Tác giả đã sử dụng một số phương pháp tổng hợp, phân tích, tư duy logic

và các phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh đối chiếu, phỏng vấn để giảiquyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Những tồn tại, yếu kém về tổ chức công tác kế toán mà tác giả đưa ra cầnphải được hoàn thiện cụ thể đó là: (1) việc vận dụng hệ thống sổ sách, tài khoản

kế toán và báo cáo tài chính; (2) công tác kiểm tra kế toán; (3) ứng dụng côngnghệ thông tin trong công tác kế toán; (4) tổ chức bộ máy kế toán

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường, tácgiả đã đưa ra các quan điểm định hướng và đề xuất các giải pháp khả thi hoànthiện tổ chức tài chính kế toán tại trường, nhằm khắc phục những tồn tại trongcông tác kế toán tài chính tại trường trong thời gian qua, để huy động tối đanguồn thu và sử dụng tiết kiệm các khoản chi, tăng thu nhập cho công chức viênchức của trường

Lâm Thị Thảo Trang (2013), “Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế

toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế Tp.HCM Tác giả đi

sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lý luận và thực trạng tổ chức công tác

kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc đại học quốc gia

Trang 21

Tp.HCM, việc tuân thủ các văn bản pháp quy liên quan đến công tác kế toán Từ

đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vịnày

Trong luận văn này, tác giả chủ yếu vận dụng phương pháp định tính đểnghiên cứu đề tài, bao gồm tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh – đối chiếu,phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp để giải quyết các vấn

đề về cơ sở lý luận Bên cạnh đó phương pháp định lượng cũng được sử dụngtrong luận văn, đó là việc khảo sát một số đơn vị sự nghiệp giáo dục đại họcthuộc đại học quốc gia Tp.HCM và thống kê số liệu thu thập được, qua đó đánhgiá thực trạng để đưa ra phương hướng, và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đểhoàn thiện vấn đề như mục tiêu đã đặt ra

Một số vấn đề còn hạn chế mà tác giả đề cập trong luận văn này cần thiếtcác giải pháp để hoàn thiện cụ thể đó là: (1) cơ chế quản lý tài chính; (2) việc vậndụng chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan; (3) việc áp dụng chuẩnmực kế toán công và độ kế toán hành chính sự nghiệp; (4) tổ chức bộ máy kếtoán; (5) hệ thống công nghệ thông tin; (6) công tác kiểm tra kế toán, kiểm soátnội bộ

Bùi Thị Yến Linh (2014), “Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế

công lập tỉnh Quảng Ngãi”, luận án tiến sĩ, Học viện tài chính Tác giả trình bày

một cách toàn diện và có hệ thống về khái niệm, ý nghĩa cũng như yêu cầu,nguyên tắc và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệpcông lập Bên cạnh đó, luận án đã đi sâu phân tích những nhân tố chi phối đến tổchức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập như: (1) đặc điểm củacác đơn vị sự nghiệp công lập, (2) cơ chế quản lý tài chính, (3) ảnh hưởng củacông nghệ thông tin

Luận án phân tích, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nội dung của tổchức công tác kế toán cho phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động và tổ chức

bộ máy quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm đảm bảo tuân thủ khuônkhổ pháp luật kế toán theo quy định hiện hành áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp

Trang 22

công lập

Tác giả tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá đúng thực trạng của tổ chức côngtác kế toán tại một số bệnh viện công lập hiện nay về các nội dung chủ yếu nhưlà: tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức vậndụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán, hệ thống báo cáo kế toán và phântích thông tin kế toán; tổ chức các điều kiện đảm bảo cho bộ máy kế toán vậnhành đúng các nội dung tổ chức công tác kế toán; nhu cầu ứng dụng công nghệthông tin hiện đại và công tác kiểm tra đối với công tác kế toán

Qua kết quả khảo sát, tác giả đề xuất các giải pháp cần thiết để hoàn thiện

tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế cũng như đối với cơ quan Nhà nướccấp trên

Lê Thanh Huệ (2015), “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ

chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, luận văn

thạc sĩ, trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Đề tài nghiên cứu các vấn

đề liên quan tới cơ chế tự chủ tài chính đối với các bệnh viện công theo cơ chế tựchủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, và đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính ở Bệnh viện đa khoa Trungương Thái Nguyên

Tác giả tổng hợp và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý tài chínhcông, phản ánh các thực trạng trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủtài chính và các định được các yếu tố tác động đến công tác quản lý tài chínhtheo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.Qua đó, tác giả tổng kết những kinh nghiệm quản lý tài chính hiện đang áp dụngtrong nước và trên thế giới, tác giả đưa một số các nhân tố ảnh hưởng đến công

tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập, cụ thể đó là: (1) Yếu tố bên ngoài

(bao gồm: chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ phát triển kinh tế-xã hội,

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực y

học) và (2) yếu tố bên trong (bao gồm: phương hướng chiến lược phát triển của

bệnh viện; đội ngũ nhân lực chuyên môn; quy mô phát triển và chất lượng khám

Trang 23

chữa bệnh của bệnh viện; văn hoá bệnh viện, đặc biệt là mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng).

Từ đó, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiệnquản lý tài chính theo hướng đạt hiệu quả tài chính cao và bảo đảm công bằng

Hệ thống giải pháp này tuân thủ theo định hướng chung Nhà nước, Bộ Y tế

1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Sau khi tổng hợp kết quả các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liênquan đến tổ chức công tác kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác

kế toán, tác giả nhận thấy rằng có khá nhiều nghiên cứu về thực trạng về tổ chứccông tác kế toán đối với các đơn vị sự nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp để hoànthiện, chưa có các nghiên cứu nào nghiên cứu đến những nhân tố tác động đế tổchức công tác kế toán tại các bệnh viện với những đóng góp to lớn và có ý nghĩatham khảo quan trọng cho đề tài trong quá trình thực hiện Tuy nhiên, nhữngcông trình nghiên cứu này còn có hạn chế hay khoảng trống chưa được đề cập ởmột số khía cạnh sau:

Thứ nhất, một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến tổ

chức công tác kế toán trong lĩnh vực công cũng rất rất đa dạng và phong phú.Những vấn đề nghiên cứu này thường xoay quanh hiệu quả thực hiện các nguyêntắc kế toán, việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong thực hiện công tác kế toán haynêu ra khung lý thuyết trong tổ chức công tác kế toán, Tuy nhiên, hầu hết cácnghiên cứu này được thực hiện ở những nước có nền kinh tế phát triển cao và lànghiên cứu chung về lĩnh vực kế toán công Chính vì vậy, khoảng trống nghiêncứu cho các trường hợp cụ thể và vận dụng các nguyên tắc trong tổ chức công tác

kế toán là rất lớn, đặc biệt ở những nước đang phát triển và cũng chưa nghiêncứu cụ thể cho tổ chức công tác kế toán ở các bệnh viện công lập

Thứ hai, lý luận về tổ chức công tác kế toán, mỗi một đề tài có những cách

tiếp cận, cách đặt vấn đề riêng, nhưng có điểm chung là chỉ tập trung nghiên cứu

Trang 24

lý luận về một số nội dung của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệpcông lập nói chung Trong khi đó, những lý luận cơ bản về những nội dung tổchức công tác kế toán cũng như việc phân tích các nhân tố chi phối đến tổ chứccông tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập cũng vẫn chưa có một côngtrình nào trình bày một cách hệ thống và toàn diện.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu chỉ tập trung phân tích, đánh giá thực

trạng từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện về quản lý nguồn tài chính, cơ chếquản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập nóichung và các bệnh viện công lập Việt Nam nói riêng Đến nay, dường như chưa

có một nghiên cứu tổng hợp, phân tích đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến tổchức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam nói chung và ởTp.HCM nói riêng

Thứ tư, các công trình chưa đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện việc tổ

chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập như: xây dựng hệ thống tàikhoản kế toán theo bộ mã tài khoản để phục vụ cho việc cung cấp thông tin quảntrị nội bộ đơn vị và cho việc sử dụng phần mềm kế toán trong toàn ngành y tế;xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán; nâng cao chất lượng công táckiểm tra kế toán tại các cơ sở y tế công lập; đổi mới cách nhìn của chủ doanhnghiệp đối với tổ chức công tác kế toán, cũng như việc phân tích thông tin kếtoán và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý toàn diện công tác quản lý tàichính và công tác kế toán ở các bệnh viện công lập

Thứ năm, các nghiên cứu trong nước liên quan đến tổ chức công tác kế toán

thường tập trung nghiên cứu sâu về tổ chức công tác kế toán bằng cách hệ thốngcác vấn đề lý luận có liên quan, tiến hành khảo sát, so sánh, đối chiếu để tìm hiểu

và đánh giá tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp, phương pháp nghiêncứu được sử dụng tại các nghiên cứu này là nghiên cứu định tính, nghiên cứuđịnh lượng được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả

1.3.2 Hướng nghiên cứu của đề tài

Các nghiên cứu đã có chỉ tập trung vào nghiên cứu các thực trạng về tổ

Trang 25

chức công tác kế toán và đề xuất các giải pháp liên quan, việc xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập nóichung cũng như tại các bệnh viện công lập nói riêng chưa có nghiên cứu nào đềcập đến Do đó, đề tài dựa trên cơ sở những nghiên cứu trước về các thực trạng,hạn chế cần phải hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán để xác định, tác giả kếthừa, xây dựng và kiểm định mô hình để tìm ra các nhân tố tác động đến tổ chứccông tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM, nhằm hoànthiện tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và bệnh việncông lập nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong quá trình chuyển sang cơ chế tự chủtài chính trong giai đoạn sắp tới

Tóm tắt chương 1

Mục tiêu của đề tài là hướng tới việc xác định được các nhân tố ảnhhưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến tổ chức công tác kế toán tạicác bệnh viện công lập trên địa bàn Tp.HCM Những nhân tố này có ý nghĩaquan trọng giúp người quản lý có thể căn cứ vào đó để có những biện pháp phùhợp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện công lập trên địabàn Tp.HCM

Qua chương 1, tác giả đã tóm tắt kết quả nghiên cứu của một số công trìnhnghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên qua đến nội dung nghiên cứu của đềtài này Dựa vào đó, tác giả kế thừa các nhân tố ảnh hưởng để làm cơ sở cho việcthiết kế nghiên cứu cho đề tài này ở chương 3

Trang 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm

Theo chế độ kế toán HCSN (2006), “Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị

do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bàng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn”.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức được thành lập đểthực hiện các hoạt động sự nghiệp nhằm duy trì phát triển sự nghiệp: giáo dụcđào tạo, y tế, văn hóa, thể thao đó là những hoạt động cung cấp dịch vụ côngcho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội, nhữnghoạt động này mang tính chất phục vụ là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận

2.1.2 Đặc điểm và vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập

Theo các khái niệm trên cho thấy đơn vị sự nghiệp công lập có đặc điểm vàvai trò cụ thể như sau:

Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu

phục vụ lợi ích cộng đồng, không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu

Nhà nước đảm bảo cho các hoạt động của đơn vị sự nghiệp để cung cấpnhững sản phẩm, dịch vụ cho xã hội nhằm mục đích thực hiện được vai trò củaNhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợicông cộng khi can thiệp vào thị trường Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnhvực kinh tế - xã hội khác hoạt động, không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe,văn hóa, tinh thần của nhân dân

Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại

lợi ích chung có tính bền vững và có tính lâu dài cho xã hội

Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là nhữngsản phẩm, dịch vụ có giá trị tinh thần về sức khỏe, tri thức, văn hóa, đạo đức, xã

Trang 27

hội, Đây là những sản phẩm vô hình và có thể đem lại lợi ích cho nhiều người, nhiều đối tượng trên phạm toán xã hội.

Thứ ba, các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi

phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Nhữngchương trình mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới cóthể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả

Ngoài ra, tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản

lý nhà nước mà các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thứckhác nhau Tuy các cách phân loại đơn vị sự nghiệp khác nhau về hình thức,nhưng đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn

vị sự nghiệp công lập trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá đưa ra cácđịnh hướng, mục tiêu phát triển của mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp phù hợp vớitừng thời kỳ

2.2.1 Khái niệm

Trong điều kiện quản lý kinh tế hiện nay, các hoạt động tổ chức và quản

lý các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị muốn đạt hiệu quả cao cầnthiết phải có những thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính một cách đầy đủ,kịp thời, chính xác và có hệ thống Những thông tin như vậy do kế toán cung cấpphải có độ tin cậy cao, mô tả được thực trạng hoạt động kinh tế tài chính trongđơn vị, giúp cho các cơ quan quản lý, các nhà kinh tế, các nhà quản lý ở các đơn

vị có cơ sở để hoạch định các chính sách, đường lối phát triển kinh tế xã hội,phương hướng hoạt động của đơn vị phù hợp với phạm vi toàn xã hội và trongtừng đơn vị

Như vậy, kế toán là một trong những công cụ quản lý có hiệu lực được sửdụng trong các đơn vị để quản lý tài sản, quản lý quá trình tiếp nhận và sử dụngcác nguồn kinh phí Song để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực ởcác đơn vị sự nghiệp công lập, thì vấn đề tổ chức công tác kế toán hợp lý, khoahọc và hiệu quả là một vần đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Trang 28

Có nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức công tác kế toán như sau:

Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2012): “Tố chức công tác kế toán là việc xác định những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị”,

Theo Giáo trình Nguyên lý kế toán, Học viện Tài chính (2009): "Tổ chức công tác kế toán cần được hiểu như một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó”.

Như vậy, tổ chức công tác kế toán có thể được coi như là một hệ thốnggồm nhiều yếu tố cấu thành, cụ thể như: việc thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra

và cung cấp các thông tin; vận dụng các chính sách, chế độ kế toán vào đơn vị;

bố trí nhân sự phù hợp nhằm giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động củađơn vị đạt hiệu quả cao

Khác với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp cônglập được Nhà nước giao nhiệm vụ theo chức năng quản lý ngành và được phâncấp quản lý theo các đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 Các đơn vị sự nghiệpcông lập được trang trải chi phí bằng nguồn vốn cấp phát của NSNN, nguồn thu

sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ Mọi khoản thu, chi ở đơn vị này đều phảiđược lập dự toán một cách có cơ sở khoa học Vì vậy, nếu tổ chức công tác kếtoán khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo kế toán thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ củamình trong đơn vị và cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng quantâm

Do đó, việc tổ chức tốt công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

sẽ mang lại các ý nghĩa cụ thể sau:

Thứ nhất, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo cung cấp chính

Trang 29

xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho các đối tượng quan tâm giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.

Thứ hai, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ đảm bảo ghi chép, theo dõi,

phản ánh và giám sát chặt chẽ các loại tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, giúpcho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nguồn kinh phí trong các đơn vị

Thứ ba, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho kế toán thực hiện tốt

yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống các công cụ quản lý

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ giúp cho đơn vị sự nghiệp

công lập có được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệusuất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán

Như vậy, tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trongquản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập Chính vì vậy trong điều kiệnhiện nay, một yêu cầu đặt ra với tổ chức công tác kế toán là phải không ngừngđổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của bản thân đơn vị cũngnhư phù hợp với các chính, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính của Nhà nước

2.2.2 Mô hình tổ chức công tác kế toán

Tùy theo đặc điểm của từng ngành, từng loại hình đơn vị mà các đơn vịhành chính sự nghiệp có thể tổ chức bộ máy kế toán theo các hình thức: tậptrung, phân tán hay hỗn hợp ( nửa tập trung nửa phân tán ) Tùy theo quy mô củađơn vị lớn hay nhỏ, khối lượng thông tin thu nhận, xử lý nhiều hay ít mà tổ chứccác bộ phận của phòng kế toán phù hợp

Hình thức tổ chức tập trung: Theo hình thức này, cả đơn vị sự nghiệp công

lập chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toáncủa đơn vị Phòng kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện toàn bộ công tác kếtoán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổnghợp của đơn vị

Trang 30

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức kế toán tập trung

Hình thức tổ chức phân tán: Theo hình thức này, đơn vị thành lập phòng kế

toán trung tâm, ở đơn vị trực thuộc đã được phân cấp quản lý tài chính, kinh tếnội bộ đều có tổ chức kế toán riêng Kế toán trung tâm thực hiện các phần hànhcông việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và công tác tài chính trongtoàn đơn vị; Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơsở; Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị cơ sở trực thuộc gửi lên vàcùng với các tài liệu, báo cáo kế toán về phần hành công việc kế toán ở đơn vị kếtoán cấp trên để lập báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính của toàn đơn vị



Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức kế toán phân tán

Trang 31

Hình thức tổ chức vừa tập trung vừa phân tán: Đây là một hình thức kết

hợp đặc điểm của hai hình thức trên Theo hình thức này, ở đơn vị kế toán cấptrên vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn vị trực thuộc thì tùy thuộcvào quy mô, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý mà có thể tổ chức kế toán riênghoặc không tổ chức kế toán riêng Công tác kế toán được thực hiện ở phòng kếtoán tại đơn vị và bộ phận kế toán ở đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán.Đối với đơn vị phụ thuộc không tổ chức bộ máy kế toán thì chứng từ phát sinh tạiđây được tập hợp về phòng kế toán của đơn vị để ghi sổ kế toán

Nhìn chung, việc tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công, phânnhiệm rõ ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mốiquan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là mộttrong những nội dung quan trọng và là yếu tố quyết định hoàn toàn tới chất lượngcông tác kế toán của một đơn vị

2.2.3 Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán có chất lượng, hiệu quả là cơ sở để kế toán cungcấp các thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, trung thực, hợp lý về tình hình tàisản, công nợ, nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chínhcủa đơn vị phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế của nhà quản trị bên trong

và những cá nhân, tổ chức bên ngoài có quan tâm

Tính hiệu lực, hiệu quả của các quyết định kinh tế phụ thuộc chủ yếu vàochất lượng thông tin kế toán Tuy nhiên, trong thực tế với những nguyên nhânchủ quan, khách quan khác nhau như sự yếu kém về năng lực chuyên môn, do sựhạn chế hiểu biết về pháp luật, sự mới mẽ và phức tạp của các giao dịch, sự mâuthuẫn về lợi ích nhóm, thông tin do kế toán cung cấp luôn có khả năng tồn tạinhững sai phạm với các mức độ khác nhau Vì vậy, để đảm bảo thông tin kế toáncung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, rõ ràng, đáng tin cậy, tổ chức công tác kếtoán cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp

lý, trên cơ sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với các chính

Trang 32

sách, chế độ hiện hành liên quan của Nhà nước

Thứ hai, tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặc

điểm tổ chức quản lý, quy mô hoạt động và điều kiện thực tế của đơn vị

Thứ ba, tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải phù hợp với biên chế đội

ngũ và khả năng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán củađơn vị

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng

nhiệm vụ kế toán trong đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin kếtoán đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị của đơn vị

Thứ năm, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo được những yêu cầu của

thông tin kế toán và tiết kiệm chi phí hạch toán

2.2.4 Nguyên tắc của tổ chức công tác kế toán

Xuất phát từ các yêu cầu trên, để tổ chức công tác kế toán khoa học và hiệuquả cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, tổ chức công tác trong đơn vị phải đảm bảo tuân thủ các quy định

của pháp luật về kế toán

Để đảm bảo không vi phạm những nguyên tắc, chế độ qui định của NhàNước thì yêu cầu các đơn vị sự nghiệp phải xây dựng và hoàn thiện tổ chức côngtác kế toán phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà Nướctrong từng giai đoạn

Thứ hai, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất.

Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo sựthống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa đơn vị chính với các đơn

vị thành viên và các đơn vị nội bộ để phát huy hết vai trò và nhiệm vụ của kếtoán trong hệ thống quản lý chung của đơn vị

Thứ ba, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Mỗi một loại hình đơn vị sự nghiệp công lập đều có những đặc điểm, lĩnhvực hoạt động riêng, do đó tổ chức công tác kế toán cũng không giống nhau Các

Trang 33

đơn vị muốn tổ chức tốt công tác kế toán của mình thì phải dựa vào đặc điểm, qui

mô của đơn vị, lĩnh vực hoạt động, bộ máy kế toán, trình độ công nghệ thông tin

và sự phân cấp quản lý đối với từng loại đơn vị sự nghiệp

Thứ tư, tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu

quả

. Đây là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các đơn vị sự nghiệp công

lập Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức công tác kếtoán khoa học và hợp lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán

để làm sao cho việc quản lý tài chính của đơn vị được hiệu quả nhất

2.2.5 Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán

Kế toán là một công cụ rất quan trọng trong việc quản lý tài chính ở cácđơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ trong giai đoạn sắp tới Do vậy,việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết

để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của kế toán Những nhiệm vụ cụ thể

đó là:

Một là, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị phù hợp với đặc điểm,

điều kiện tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính ở đơn

vị, đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng, đảm bảo hoàn thành mọi nội dung côngviệc kế toán của đơn vị với chi phí tiết kiệm nhất Thực hiện phân công, phânnhiệm rõ ràng cho từng nhân viên kế toán, đảm bảo bộ máy kế toán trong đơn vịđược gọn nhẹ và có hệ thống

Hai là, xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán

với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị về các công việc liên quan đến côngtác kế toán và thu nhận, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính liên quan cho cácnhà quản lý

Ba là, tổ chức vận dụng chế độ kế toán, thông lệ kế toán, Luật kế toán đã

ban hành và được thừa nhận với việc lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của đơn vị

Bốn là, tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học

Trang 34

quản lý; từng bước trang bị và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứngdụng công nghệ thông tin trong công việc Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độquản lý, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế toán Tổ chức phổ biến hướng dẫn cácchế độ thể lệ về tài chính kế toán cho công chức viên chức trong đơn vị Tổ chứckiểm tra kế toán trong nội bộ thường xuyên liên tục để đảm bảo tính trung thực,công khai minh bạch trong quản lý tài chính.

Mặt khác, kế toán là khoa học quản lý, nó luôn có sự cải tiến và hoànthiện cùng với sự thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, tài chính theo từng giaiđoạn và thời kỳ Do vậy, người làm kế toán cần có sự hiểu biết, cập nhật kiếnthức, cơ chế, chính sách, chế độ mới, cũng như các lĩnh vực khoa học kỹ thuậtliên quan khác Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán cũng cần quan tâmđến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức mới về khoa học

kỹ thuật liên quan cho cán bộ, nhân viên kế toán

lập

Như vậy, theo như tác giả trình bày ở trên thì việc nghiên cứu nội dungcủa tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập là xác định nhữngcông việc chủ yếu và cơ bản cần tiến hành khi tổ chức công tác kế toán Các nộidung của tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:2.3.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quytrình kế toán và có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, khách quan của sốliệu kế toán và báo cáo kế toán, đồng thời thông tin kế toán ban đầu là căn cứkiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị với những côngviệc như: tổ chức thu nhận thông tin về nội dung các nghiệp vụ, giao dịch kinh tếtài chính phát sinh ở đơn vị và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ

và giao dịch đó

Trên cơ sở yêu cầu chung về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, dựa vàođặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể, mỗi đơn vị sự nghiệp công lập cần

Trang 35

xác định cho mình một hệ thống chứng từ kế toán nhất định và tổ chức luânchuyển, xử lý chứng từ kế toán cho phù hợp để cung cấp thông tin kịp thời vàhiệu quả cho quá trình quản lý.

2.3.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Theo Giáo trình Nguyên lý Kế toán (NXB Tài chính, 2009): “Tài khoản

kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng

để phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và sự vận động của đối tượng kế toán cụ thể” Việc tập hợp các tài khoản kế toán sử dụng

trong kế toán hình thành hệ thống tài khoản kế toán Như vậy, hệ thống tàikhoản kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toán bao gồm nhữngquy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu và nội dungghi chép của từng tài khoản

Việc vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán sẽ là định hướng có tínhchất quyết định đến hệ thống thông tin của đơn vị Do đó các đơn vị sự nghiệpcông lập cần phải có sự quan tâm đúng mức khi vận dụng hệ thống tài khoản kếtoán Trong quá trình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phải bám sát và dựatrên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành đồng thời phải kết hợp xem xét nhữngđặc điểm riêng trong hoạt động quản lý tài chính, trong công tác tổ chức quản lýtài chính cũng như yêu cầu về thông tin quản lý của đơn vị

2.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán

Sổ kế toán là phương tiện để cập nhật và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán, từng chỉ tiêu kinh tế Sổ kế toán khôngchỉ có tác dụng tập hợp số liệu một cách có hệ thống từ các bản chứng từ kế toán

mà quan trọng hơn là giúp cho kế toán trong việc hệ thống hóa, tổng hợp số liệu,lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản lý

Chính vì vậy, tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học, hợp lý sẽ tạo ra thôngtin đầy đủ giúp cho việc theo dõi và kiểm soát chặt chẽ đối với các loại vật tư, tàisản, tiền vốn và các hoạt động kinh tế tài chính khác của đơn vị, giảm nhẹ laođộng kế toán, tăng năng suất lao động kế toán, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời

Trang 36

thông tin cho lãnh đạo cũng như các cơ quan hữu quan.

2.3.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quátrình công tác kế toán, số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàndiện tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, tìnhhình thu, chi và kết quả hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanhtrong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản, tổnghợp phân tích, đánh giá các hoạt động của đơn vị

Như vậy, tổ chức lập báo cáo kế toán là quá trình cung cấp thông tin mộtcách đầy đủ và trực tiếp cho quản lý cả trong nội bộ đơn vị và những người bênngoài có liên quan đến lợi ích với đơn vị

2.3.5 Tổ chức phân tích thông tin kế toán

Thông tin được trình bày trên BCTC phải có độ tin cậy và rõ ràng để cácđối tượng quan tâm khi đọc có thể hiểu được Do đó, các thông tin cần thiết đểphục vụ cho nhu cầu của người dùng phải được kế toán xữ lý, phân tích và hệthống hóa trên BCTC

Vì vậy, để giúp các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý tốt nguồn kinh phíđược NSNN cấp phát cũng như nguồn kinh phí, nguồn vốn, quỹ khác thì ngoàinhiệm vụ tổ chức tổng hợp, trình bày và cung cấp thông tin kế toán, tổ chức côngtác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải thực hiện việc tổ chứcphân tích tình hình sử dụng nguồn vốn, tình hình thu, chi hoạt động sự nghiệp vàhoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị

2.3.6 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung của tổ chức công tác kếtoán trong các đơn sự nghiệp công lập nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực,khách quan, đáng tin cậy của thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉ đạocông tác kế toán trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhân viên kếtoán, đặc biệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng; kiểm tra kết quảcông tác kế toán trong mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liên quan trong đơn

Trang 37

vị, Tổ chức kiểm tra kế toán được tiến hành kịp thời được coi là một nhân tốhay biện pháp giám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sóttrong công tác kế toán đảm bảo tuân thủ đúng các qui định của pháp luật.

Bằng việc đánh giá những tồn tại, nhà quản lý có thể đánh giá được mức độtuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, tìm ranguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục, chỉnh kịp thời cácsai phạm, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm và xây dựng hệ thống kiểm soát nội

bộ hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị.2.3.7 Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán cần được hiểu như là việc tạo ra mối quan hệ giữacác cán bộ, nhân viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán,thông tin được trang bị để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận,kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế

về các hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản lý

Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, phùhợp với khả năng, trình độ của từng người; xác định mối quan hệ giữa các nhânviên kế toán với nhau, mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lýkhác trong đơn vị là một trong những nội dung quan trọng và là yếu tố quantrọng cho công tác kế toán của một đơn vị khoa học và hợp lý

2.3.8 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán

Theo Luật công nghệ thông tin (2006): “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý và trao đổi thông tin số” Ngày nay công nghệ thông

tin đã thể hiện được vai trò ưu việt của mình trong các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, trong công tác quản lý đặc biệt trong công tác kế toán

Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong nền kinh tế thị trường và ngàycàng mở rộng về qui mô; chất lượng dịch vụ ngày càng cao; thông tin ngày càngnhiều, đa dạng và phức tạp hơn Để tồn tại và phát triển, các nhà quản lý điềuhành đơn vị sự nghiệp công lập cần phải nắm bắt thông tin chính xác và xử lý

Trang 38

thông tin nhanh nhạy, kịp thời để đề ra các quyết định, tận dụng được thời cơ và

có hiệu quả Việc tính toán và xử lý một lượng thông tin lớn, nhiều chiều trongmột thời gian hạn chế thì cần có điều kiện về cơ sở vật chất, sự trợ giúp của côngnghệ thông tin, máy vi tính và phần mềm kế toán nhằm nâng cao độ tin cậy củathông tin do kế toán cung cấp

Trong nội dung này, đề tài tập trung tìm hiểu về những lý thuyết cơ bản cóliên quan bao gồm: Lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết đại diện, lý thuyếtcác bên liên quan và lý thuyết lợi ích xã hội

2.4.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (information asymmetry)

Theo định nghĩa trong kinh t ế h ọ c (Keynes), Thông tin bất cân xứng làtrạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa một người có thông tin vềđối tượng được giao dịch nhiều hơn so với người khác

Lý thuyết thông tin bất cân xứng ra đời vào những năm 1970, lý thuyết nàygiúp ba nhà nghiên cứu George Akerlof, Josesh Stiglitz và Micheal Spence nhậnđược giải Nobel vào năm 2001 Cả ba nhà khoa học này đã đi sâu vào phân tích

về thông tin bất cân xứng được ứng dụng rộng rãi trên cả thị trường thương mại

và thị trường lao động ở các nước phát triển và đang phát triển

Khi xảy ra tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường, những ngườitham gia vào thị trường sẽ không đủ thông tin để đưa ra các quyết định của mình,đặc biệt trong lĩnh vực tài chính Nguyên nhân do phía giao dịch nhiều có thôngtin hơn và cố ý che đậy hành vi của mình Theo Joseph Stiglitz, thì có thể donhững chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm tới những đối tượng khác nhau vàthông tin của họ khi về cùng một đối tượng sẽ khác nhau Những hậu quả từ việcche đậy những thông tin này chính là các th ấ t b ạ i th ị trườ ng hoặc nghiêm trọnghơn là nó có thể đưa nền kinh tế nước nhà rơi vào khủng hoảng

Tổ chức công tác kế toán của một doanh nghiệp là một trong những nộidung quan trọng trong công tác quản lý tài chính đối với nhà quản trị vì nhữngthông tin do kế toán cung cấp phải đáng tin cậy và trung thực thì việc ra quyết

Trang 39

định về kinh tế tài chính của nhà quản trị mới có độ chính xác cao Vì vậy, việchoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoặc các đơn vị sựnghiệp công lập sẽ làm giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng, thông tintrên báo cáo tài chính sẽ đáng tin cậy hơn giúp nhà quản lý mới có thể đưa ranhững quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

2.4.2 Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện nói lên mối quan hệ giữa một bên ủy quyền và một bênđại diện khi một bên ủy quyền cho một bên khác (có thể là các nhân hay tổ chức)

để làm việc gì hay ra quyết định nào đó cho mình (Jensen và Mec-kling, 1976).Theo Jensen và Mec-kling, thì cổ đông và người quản lý công ty đều muốn tối đahóa lợi ích của mình thì chắc chắn rằng người quản lý công ty sẽ không sẵn sàngthực hiện những việc mà có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông của họ và

có xu hướng gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông Mối quan hệ đại diệncòn nó lên mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý cấp thấp trong

hệ thống phân quyền giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lựccủa tổ chức

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin khôngđầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và người đại diện trong tổ chức Cả hai bênđều có những lợi ích khác nhau được hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa các cổđông và người quản lý công ty, thông qua việc thiết lập những cơ chế đãi ngộthích hợp, cơ chế giám sát hiệu quả để tránh những hành vi tư lợi của người quảnlý

Vì vậy, nhà quản lý đưa ra những thông tin trên BCTC phải khách quan,trung thực nhằm giảm sự xung đột lợi ích giữa bên đại diện và bên ủy quyền.2.4.3 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan được Freeman đưa vào nghiên cứu năm 1984.Theo lý thuyết này, “các bên liên quan” có thể là nhóm hoặc cá nhân, bị ảnhhưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các hoạt động của doanh nghiệp Stakeholder”

là thuật ngữ chỉ các các nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp Họ

Trang 40

có quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tớidoanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thểquyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các đối tượng này cóthể là chủ nợ, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, công ty kiểm toán, cơ quanquản lý nhà nước Theo đó, hoạt động của doanh nghiệp cần được thực hiện dựatrên nhu cầu, lợi ích của nhiều bên liên quan Các nhà lập quy cần xem xét lýthuyết này khi nghiên cứu, ban hành các quy định, chế độ kế toán liên quan đếnviệc trình bày, cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng.

Do vậy, từ những cơ sở lý thuyết trên, các đơn vị sự nghiệp công lập cầnvận dụng chế độ kế toán, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị cho phùhợp để cung cấp những thông tin hữu ích trên BCTC, đảm bảo hài hòa lợi íchgiữa các bên

2.4.4 Lý thuyết lợi ích xã hội (public interest theory)

Lý thuyết lợi ích xã hội được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Anh ArthurCecil Pigou (1930) Lý thuyết này cho biết chính phủ sẽ có những hành độngnhằm điều chỉnh những thất bại của thị trường Cơ quan quản lý nhà nước đượccoi là đại diện cho lợi ích của xã hội mà nó hoạt động chứ không phải là lợi ích

cá nhân của các nhà quản lý

Quan điểm này cho thấy chính phủ sẽ có những hoạt động nhằm cải thiệnphúc lợi xã hội nói chung và thiết lập các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu của xãhội Lý thuyết này giải thích cho sự can thiệp của Nhà nước vào những vấn đềkhác nhau, trong đó có lĩnh vực kế toán nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liênquan và toàn xã hội

Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sựnghiệp công lập cũng không ngoại lệ, dựa vào nền tảng lý thuyết này, các kiếnnghị và đề xuất được đưa ra trên cơ sở tác động trực tiếp vào cơ quan Nhà nước

Dựa vào những bài viết, các nghiên cứu trước đây về tổ chức công tác kế toán ở trong và ngoài nước được trình bày trong chương 1, các lý thuyết nền và

Ngày đăng: 08/05/2021, 15:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính, 2006. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006
2. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010
4. Bộ Tài chính, Ngân hàng thế giới WB, 2007. Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kế toán côngquốc tế
5. Bùi Thị Yến Linh, 2014. Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Quảng Ngãi. Luận án tiến sĩ. Học viện tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở y tế công lậptỉnh Quảng Ngãi
6. Chính phủ, 2006. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006
7. Chính phủ, 2012. Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012
8. Chính phủ, 2015. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
9. Đỗ Thị Thu Trang, 2010. Giải pháp quản lý sử dụng các nguồn tài chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập do địa phương quản lý ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thị Thu Trang, 2010. Giải pháp quản lý sử dụng các nguồn tài chính tại cáccơ sở khám chữa bệnh công lập do địa phương quản lý ở Việt Nam. "Luận ánTiến sĩ Kinh tế
10. Hà Thị Ngọc Hà, 2007. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và chuẩn mực kế toán công, khoảng cách và những việc cần làm. Tạp chí Kế toán, số 06, tr 17-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kế toán
12. Hoàng Lê Uyên Thảo, 2012. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường cao đẳng công nghệ - kinh tế và thủy lợi Miền Trung. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường caođẳng công nghệ - kinh tế và thủy lợi Miền Trung
13. Lâm Thị Thảo Trang, 2013. Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán tạicác đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học thuộc Đại học Quốc gia thành phố HồChí Minh
14. Lê Thanh Huệ, 2015. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ.Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủtài chính tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
15. Lê Thị Thanh Hương, 2012. Hoàn thiện Tổ chức kế toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Thanh Hương, 2012. Hoàn thiện Tổ chức kế toán trong các bệnh việntrực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam. "Luận án Tiến sĩ Kinh tế
17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Luật số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội, Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội, Luật Công nghệ thông tin
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Luật Kế toán, Hà NộiTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Luật Kế toán, "Hà Nội
20. Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus, 2001. Accounting for Governmental andNonpofit Entities. McGraw-Hill, 12 th Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting forGovernmental andNonpofit Entities
24. Healy, P. M., & Palepu, K. G. (2001). Information asymmetry, corporate disclosure, and the capital markets: A review of the empirical disclosure literature. Journal of Accounting and Economics, 31(1-3), 405-440 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Accounting and Economics
Tác giả: Healy, P. M., & Palepu, K. G
Năm: 2001
25. Michael C. Jensen và William H. Meckling, 1976. Theory of the Firm:Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, V. 3, No. 4, pp. 305-360 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofFinancial Economics
28. Romney, Steinbart, Cushing, 1997. Accouting information systems, Seventh Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accouting information systems
3. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w