Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa của đề tài đó là đánh giá được khả năng sử dụng của các nguồn nước .Từ đó, đề tài sẽ là nguồn tư liệu giúp thành phố Đà Nẵng có nhiều phương án lựa chọn các ng
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
VÕ VĂN AN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC PHỤC
VỤ NHU CẦU CẤP NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
Đà Nẵng, tháng 4/2018
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
VÕ VĂN AN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC PHỤC
VỤ NHU CẦU CẤP NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040
Ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường
Người hướng dẫn : TS Kiều Thị Kính
Đà Nẵng, tháng 4/2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Đà Nẵng , tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Võ Văn An
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn – TS Kiều Thị Kính đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho
em trong quá trình thực hiện khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Sinh – Môi trường đã tận tình giảng dạy , giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận của mình
Sinh viên thực hiện
Võ Văn An
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 3
1.1.1 Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt 3
1.1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng nước ngầm 7
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 9
1.2.1 Nguồn nước 9
1.2.2 Tình hình cấp nước 10
1.2.3 Mạng lưới cấp nước 11
1.3 TỔNG QUAN VỀ TRỮ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC CỦA THÀNH PHÔ ĐÀ NẴNG 12
1.3.1 Đánh giá trữ lượng và diễn biến dòng chảy nguồn nước mặt 12
1.3.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt 14
1.3.3 Đánh giá trữ lượng tài nguyên nước ngầm 15
1.3.4 Đánh giá chất lượng nước ngầm 18
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.1.1 Đối với nước mặt 20
2.1.2 Đối với nước ngầm 21
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22
2.3 THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 22
Trang 62.3.1 Thời gian nghiên cứu 22
2.3.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.4.1 Phương pháp thu mẫu 22
2.4.2 Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 24
3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA , LỰA CHỌN CÁC HỒ CÓ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 24
3.2.1 Kết quả quá trình phân tích chất lượng nước mặt 26
3.2.2 Kết quả quá trình phân tích chất lượng nước ngầm 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
1 KẾT LUẬN 49
2 KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 DANH MỤC HÌNH ẢNH THỰC TẾ
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số WQI 5 Bảng 1.2 Hệ thống nhà máy cấp nước chính thành phố Đà Nẵng 9 Bảng 1.3 Bảng thống kê số lượng và quy mô các hồ chứa ở Hòa Vang 13 Bảng 1.4 Bảng trữ lượng khai thác nước của các khu vực 17 Bảng 1.5 Bảng trữ lượng tính toán khai thác 18 Bảng 2.1 Bảng danh sách các hồ khảo sát thực địa 20 Bảng 2.2 Bảng các khu vực , vị trí thực hiện đánh giá chất lượng nước ngầm 21 Bảng 3.1 Bảng kết quả quá trình khảo sát tại các hồ 25 Bảng 3.2.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại hồ Hóc Khế 26 Bảng 3.2.2 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo mùa tại hồ Hóc Khế 27 Bảng 3.2.3 Kết quả tính toán chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước tại Hồ Hóc Khế 29 Bảng 3.3.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại hồ Đồng Nghệ 30 Bảng 3.3.2 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo mùa tại hồ Đồng Nghệ 31 Bảng 3.3.3 Kết quả tính toán chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước tại Hồ Đồng Nghệ 32 Bảng 3.4.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại hồ Đồng Tréo 33 Bảng 3.4.2 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo mùa tại hồ Đồng Tréo 34 Bảng 3.4.3 Kết quả tính toán chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước tại Hồ Đồng Tréo 35 Bảng 3.5.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại hồ Trước Đông 36 Bảng 3.5.2 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo mùa tại hồ Trước Đông 37 Bảng 3.5.3 Kết quả tính toán chỉ số WQI đánh giá chất lượng nước tại Hồ Trước Đông 38
Trang 8Bảng 3.6.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại Khu vực Hải Châu – Thanh Khê 40 Bảng 3.6.2 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo mùa khu vực Hải Châu – Thanh Khê 41 Bảng 3.7.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại Khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn 43 Bảng 3.7.2 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo mùa khu vực Sơn
Trà – Ngũ Hành Sơn 44 Bảng 3.8.1 Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại Khu vực Hòa Khương – Hòa Vang 46 Bảng 3.8.2 Kết quả xử lý thống kê các chỉ tiêu theo mùa khu vực Hòa Khương – Hòa Vang 47
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Biểu đồ sản lượng nước sản xuất và tiêu thụ nước sạch của thành phố Đà Nẵng , năm 2000 - 2016 11 Hình 2.1 Bản đồ vị trí các hồ khảo sát 21 Hình 3.1 Biểu đồ tương quan chất lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa ở hồ Hóc Khế 28 Hình 3.2 Biểu đồ tương quan chất lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa ở hồ Đồng Nghệ 32 Hình 3.3 Biểu đồ tương quan chất lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa ở hồ Đồng Tréo 35 Hình 3.4 Biểu đồ tương quan chất lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa ở hồ Trước Đông 38 Hình 3.5 Biểu đồ chất lượng nước mùa khô và mùa mưa khu vực Hải Châu - Thanh Khê 42 Hình 3.6 Biểu đồ chất lượng nước mùa khô và mùa mưa khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn 45 Hình 3.7 Biểu đồ chất lượng nước mùa khô và mùa mưa khu vực Hòa Khương – Hòa Vang 48
Trang 10Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới có thể sẽ chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu Ngoài đối mặt với tình trạng ngập lụt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng do hạn hán trong tương lai [1] Với tình trạng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao trong tương lai, trong khi nguồn nước sạch đang ngày càng
ít đi do ô nhiễm và biến đổi khí hậu thì nguy cơ thiếu nước sach sử dụng trong tương lai ở Việt Nam là điều không thể tránh khỏi Vì vậy ,cần có những giải pháp dự phòng ,tránh tình trạng thiếu nước sạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người trong tương lai
Đà Nẵng là đô thị loại 1 trực thuộc trung ương của Việt Nam , là một trong những trung tâm lớn về kinh tế , chính trị , văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triền , tập trung dân số đông, tiềm năng bùng nổ
và phát triển đô thị phục vụ cho phát triển du lịch, y tế, giáo dục rất cao, dẫn đến nhu cầu
sử dụng nước cũng ngày càng gia tăng
Mặc dù đứng trước nhu cầu sử dụng nước rất lớn trong tương lai nhưng hiện tại do chịu tác động của biến đổi khí hậu lưu lượng dòng chảy vào mùa khô ở các sông của thành phố Đà Nẵng đang có xu hướng giảm, do đó gia tăng nhiễm mặn tại điểm lấy nước Cầu Đỏ, dẫn đến gia tăng chi phi sản xuất nước sạch Theo dự báo, vấn đề nhiễm mặn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai do suy giảm dòng chảy và ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng [1]
Hiện tại, hệ thống thủy lợi ở phạm vi thành phố chưa được chú trọng bảo trì và quản
lý ở các cấp khác nhau Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro về an toàn cũng như việc khai thác chưa hiệu quả của các hồ chứa Một số quy trình vận hành hồ chứa thủy điện , thủy lợi và các đập dâng vẫn còn thiếu, hoặc chưa được cập nhật, tích hợp kịp thời nên gặp những vấn đề cần phải điều chỉnh [2]
Bên cạnh đó, việc hợp tác liên kết vùng , quản lý và giám sát quy trình vận hành lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn giữa 2 địa phương Đà Nẵng – Quảng Nam cũng đang trở nên
Trang 112
rất phức tạp trong bối cảnh phát triển, vì lợi ích khác nhau giữa 2 bên và chịu tác động của biến đổi khí hậu Điều này gây nên tình trạng thiếu nước , cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nghiêm trọng ở hạ lưu sông Vu Gia gây thiệt hại và ảnh hưởng nặng nề đến đời sống , kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng [3]
Vì vậy để hạn chế nguy cơ thiếu nước, thành phố cần xem xét đồng thời các nguồn cung cấp nước và công tác quản lý nhu cầu sử dụng nước Trong đó, việc xem xét các nguồn nước dự phòng cho thành phố là rất cần thiết Nghiên cứu này dựa trên cơ sở cân bằng nước trong tương lai cho thành phố có sự thiếu hụt nên đề xuất dự kiến các vị trí hồ đập và nước ngầm , đảm bảo chất lượng và trữ lượng tạo nguồn nước dự phòng cho thành phố trong tương lai
Đây chính là tiền đề khoa học, là cơ sở để nghiên cứu thành công đề tài : “ Đánh giá chất lượng các nguồn nước phục vụ nhu cầu cấp nước tại thành phố Đà Nẵng, tầm nhìn đến năm 2040 ”
2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá khả năng sử dụng của các nguồn nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa của đề tài đó là đánh giá được khả năng sử dụng của các nguồn nước Từ
đó, đề tài sẽ là nguồn tư liệu giúp thành phố Đà Nẵng có nhiều phương án lựa chọn các nguồn nước thô phục vụ cho nhu cầu cấp nước trong tương lai
Trang 123
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC
1.1.1 Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt
a Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ số WQI
Số liệu quan trắc nước từ các chương trình quan trắc thường được sử dụng trong các báo cáo hiện trạng môi trường các lưu vực sông Từng thông số trong môi trường nước được phân tích đánh giá và đưa ra các nhận định về hiện trạng và diễn biến chất lượng nước
Chỉ số môi trường là cách sử dụng số liệu tổng hợp hơn so với đánh giá từng thông
số hay sử dụng các chỉ thị Rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã triển khai áp dụng các
mô hình chỉ số chất lượng nước (WQI) với nhiều mục đích khác nhau Từ nhiều giá trị của các thông số khác nhau, bằng các cánh tính toán phù hợp, ta thu được một chỉ số duy nhất, giá trị của chỉ số này phản ánh một cách tổng quát nhất về chất lượng nước Chỉ số chất lượng nước (WQI) với ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, có tính khái quát cao có thể được sử dụng cho mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian, là nguồn thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho những nhà quản lý không phải chuyên gia về môi trường nước [4]
Phương pháp tính toán chỉ số WQI ở đây áp dụng theo Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước ban hành kèm quyết định số 879 /QĐ-TCMT do Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường ký ngày 01/7/2011
Các thông số sử dụng để tính toán WQI
Các thông số thường được sử dụng để tính WQI bao gồm: DO, BOD5, COD, NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể một số thông số có thể không được sử dụng trong công thức tính toán WQI
N- Công thức tính toán WQI
WQI thông số được tính toán từ mỗi thông số theo công thức như sau :
WQI SI = (𝐶𝑝 − 𝐵𝑃𝑖) + 𝑞𝑖 + 1 ( công thức 1)Trong đó :
Cp : Nồng độ thông số , nồng độ thông số nằm giữa 2 mức BPi và BPi+1
qi: Giá trị WQI phụ ứng với mức BPi
Trang 13Tính nồng độ DO bão hòa:
DObaohoa = 14.652 – 0.41022T + 0.0079910T2 – 0.000077774T3
DObaohoa: Nồng độ Oxy bão hòa
T : là nhiệt độ nước
Tính nồng độ DO phần trăm bão hòa
DO%bão hòa= DOhòa tan / DO bão hòa*100
Bảng các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa như sau:
WQI SI = (𝐶𝑝 − 𝐵𝑃𝑖) + 𝑞𝑖 ( công thức 2)
Trang 14Với giá trị pH nằm trong khoảng từ 5.5 đến 6 thì áp dụng công thức 2
Với giá trị pH nằm trong khoảng từ 8.5 đến 9 thì áp dụng công thức 1
Tính toán chỉ số WQI
Công thức tính WQI là:
(công thức 3) Trong đó:
qi : chỉ số phụ ứng với các thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4
qj : chỉ số phụ ứng với các thông số: TSS, độ đục
qk : chỉ số phụ ứng với thông số tổng Coliform
qpH : chỉ số phụ tương đương ứng với thông số pH
Đánh giá chất lượng nước theo kết quả tính toán WQI :
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng nước, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Bảng đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số WQI
91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh
76 – 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Vàng
51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Da cam
26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác Đỏ
0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai Nâu
Trang 156
b Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống
Đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống được gọi là quan trắc sinh học Ở Việt Nam, quan trắc sinh học đã được phát triển trong những năm 90 của thể kỷ 20 Tuy nhiên, các nghiên cứu hay chương trình quan trắc sinh học gần như áp dụng các chỉ số được nghiên cứu và sử dụng đánh giá các thủy vực ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi mà có điều kiện sinh thái khác biệt hoàn toàn so với Việt Nam Một số khác đưa ra các kết quả đánh giá dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà không quan tâm nhiều đến cơ sở khoa học
Phương pháp xây dựng điêm số ô nhiễm
Việc xây dựng điểm số ô nhiễm (TS) cho các loài ĐVKXSCL để đánh giá chất lượng nước được thực hiện trên cơ sở bộ số liệu quan trắc trong 3 năm Cụ thể:
- Số loài ở từng vị trí;
- Số lượng cá thể của từng loài;
- Tổng số lượng cá thể ở từng vị trí;
- Điểm số đánh giá tác động quan sát được (Visible Assessment Score–VAS);
- Điểm số chất lượng nước (Water Quality Score – WQS);
- Điểm số tác động (Impact Score – IS); - Điểm số ô nhiễm của từng loài (Tolerance Score – TS);
- Điểm số ô nhiễm trung bình theo cá thể từng loài (Average Tolerance Score Per Individuals – ATSPI)
Mặc dù phương pháp này đã được ứng dụng nhiều ở Châu Âu, Bắc Mỹ, sông Mekong và các chi lưu, sông Sài Gòn và các chi lưu (Việt Nam), tuy nhiên nó cũng có những hạn chế Điển hình nếu sử dụng số lượng cá thể của từng mẫu (0,1 m2), đôi khi giá trị thu được của từng mẫu rất thấp, điều này thường cho kết quả phân tích sai lệch lớn giữa các vị trí khảo sát và có thể cho điểm số ô nhiễm tính toán được của từng loài quá thấp hay quá cao Hơn nữa, điểm số VAS đánh giá mang tính cảm quan, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu, mặc dù điểm số này đánh giá khá bao quát về đặc điểm điều kiều tự nhiên và phát triển KTXH của khu vực khảo sát Việc xác định sự hiện diện của các loài này trong quần xã theo giá trị TS sẽ là cơ sở đánh giá tính chất cũng như
sự biến đổi của chất lượng môi trường nước một cách chính xác và hiệu quả nhất Tính toán TS theo công thức:
TS = ∑ ( 𝑁𝑖 + 𝐼𝑆𝑖)/𝑁𝑠
Trong đó:
Ni là sốlượng cá thể của loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu thứ i
ISi là điểm số tác động tại vị trí thu mẫu thứ i
NS là tổng số cá thể của loài ĐVKXSCL tại các vị trí thu mẫu
Trang 16Nj là số lượng cá thể của loài ĐVKXSCL thứ j tại vị trí thu mẫu
TSj là điểm số ô nhiễm của loài ĐVKXCSL thứ j tại vị trí thu mẫu
Nt là tổng số cá thể của các loài ĐVKXSCL tại vị trí thu mẫu
Xây dựng thang điểm cho ATSPI và các chỉ số sinh học phổ biến
Việc xây dựng thang điểm đánh giá chất lượng nước theo chủ yếu theo mức độ ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng (pH, độ mặn, TSS, DO, BOD, T_N, T_P, coliform, E coli…) Các nguyên tắc xây dựng gồm: - Dựa vào kết quả phân tích ĐVKXSCL và thông
- Tổng hợp tính toán giá trị trung bình các chỉ số sinh học theo đợt khảo sát;
- Đề xuất thang điểm đánh giá
Ngoài ra , còn có nhiều phương pháp được dùng để đánh giá chất lượng nước khác như phương pháp sử dụng mô hình mô phỏng hoặc áp dụng các phần mềm như Arc GIS nội suy để đánh giá diễn biến chất lượng nước
1.1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng nước ngầm
Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số GWQI
Chỉ số chất lượng nước dưới đất được xây dựng bằng phương pháp Delphi và được
sử dụng trong đề tài để đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước dưới đất cho mục đích sinh hoạt bằng việc thu thập mẫu và phân tích bảy thông số chất lượng nước như: pH, Độ cứng tổng, Nitrat, Asen , Sắt, Mangan, Coliform để tính toán chỉ số chỉ số chất lượng nước dưới đất GWQI [5]
Công thức tính toán GWQI
𝐼 = 𝑞𝑖 𝑤𝑖
Trang 178
Trong đó :
qi : là giá trị phụ tương ứng với giá trị các thông số trong quy chuẩn
wi : là trọng số tương đối của các thông số hóa học
Công thức tính qi
qi = ( Ci – Cio/Si – Cio) *100 Trong đó :
Ci : là nồng độ các thông số đo được trong mẫu nước
Cio : là giá trị lý tưởng các thông số trong nước tinh khiết
Si : là giới hạn các thông số trong quy chuẩn
Riêng đối với pH , Ci0 = 7 , còn lại các thông số khác giá trị lý tưởng Ci0 = 0
Bảng giá trị wi của các thông số được cho trong bảng sau :
Đánh giá chất lượng nước theo kết quả tính toán GWQI
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng nước, sử dụng bảng xác định giá trị GWQI tương ứng với chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
200 – 300 Rất ô nhiễm
Trang 18Một nguồn nước thô khác cung cấp cho trạm xử lý Sơn Trà 1 và Sơn Trà 2 được lấy từ các con suối bắt nguồn trên núi của bán đảo Sơn Trà, nguồn nước này có lưu lượng không lớn và thay đổi theo mùa trong năm Đây là những nguồn nước hoàn toàn không có nguy cơ bị nhiễm mặn nhưng có lưu lượng không lớn và không ổn định theo mùa [6]
Hệ thống nhà máy cấp nước chính của thành phố Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại tương ứng với các nguồn nước thô và phạm vị phục vụ khác nhau
Bảng 1.2 Hệ thống nhà máy cấp nước chính thành phố Đà Nẵng
STT Tên công trình Công suất
(m3/ngày đêm)
Nguồn nước thô Phạm vị phục vụ
1 NMN Cầu Đỏ 170.000 Sông Cầu Đỏ, Sông Yên Các quận nội thành
2 NMN Sân Bay 30.000 Sông Cầu Đỏ, Sông Yên
Chủ yếu khu vực Sân bay và các khu quân sự , một phần quận Thanh
Khê
3 NMN Sơn Trà 5.000 trên núi Sơn Trà Các con suối
Chủ yếu khu vực Bán đảo Sơn Trà , một phần quận Sơn Trà
4 NMN Hải Vân 5.000 Nguồn nước từ suối Lương
Chủ yếu khu vực phía Bắc cầu Nam Ô , quận Liên Chiểu Tổng cộng suất 210.000
Nguồn : Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng
Trang 1910
Mặc dù các nhà máy đã hoạt động hết công suất, nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu dùng nước của thành phố Như vậy lượng nước cấp cho thành phố trong những năm tới sẽ thiếu hụt và rất khó khăn và để đảm bảo được nhu cầu sử dụng nước rất lớn trong tương lai thì theo quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng năm 2020, ngoài các NMN Cầu Đỏ, Sân Bay và một số NMN nhỏ khác thì sẽ xây dựng thêm nhà máy nước Hòa Liên lấy nguồn nước từ sông Cu Đê và nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ thêm 40.000
m3/ngày đêm ( lên 210.000m3/ngày đêm ) [6]
Nhà máy cấp nước Hòa Liên dự kiến đầu tư với công suất 135.000 m3/ngày đêm ,
có dòng chảy xấp xỉ nhau tại vị trí Nam Mỹ và Phò Nam ( chỉ chênh nhau 0,14 m3/s ) tại Trường Định có lưu lượng cao hơn trong 3 vị trí Như vậy , 3 vị trí dự kiến cấp nước cho nhà máy đều đảm bảo khả năng cung cấp cho nhà máy với công suất này Tuy nhiên, về vấn đề nhiễm mặn , do gần với cửa biển tại Nam Ô nên nguồn nước sông cũng thường xuyên bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng đến nguồn nước tưới cho nông nghiệp ở phía hạ lưu Tại vị trí Phò Nam cũng đã xuất hiện những thời điểm nguồn nước bị nhiễm mặn Vì vậy, khi xây dựng nhà máy nước Hòa Liên, cần thiết phải có các giải pháp về mặt công trình
để ngăn mặn và điều tiết dòng chảy [3]
Trong lưu vực sông Cu Đê , còn có hồ chứa nước Hòa Trung với dung tích trên
11 triệu m3 nước Theo thiết kế thì hồ chứa này có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 650
ha đất nông nghiệp Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp ở khu vực này chỉ còn lại khoảng hơn 300 ha Vì vậy trong tương lai khi khai thác nguồn nước trên sông Cu Đê , cần xem xét đến nguồn bổ sung nước cấp cho sinh hoạt , công nhiệp từ hồ chứa này [3]
Việc khai thác nước trên sông Cu Đê để cung cấp nước cho Nhà máy cấp nước Hòa Liên là một giải pháp đa dạng hóa các nguồn cung cấp nước Đà Nẵng và tăng khả năng chống chịu của thành phố Việc xây dựng nhà máy này là cần thiết Tuy nhiên , dòng chảy sông là tương đối nhỏ, đặc biệt vào mùa khô Để khai thác nguồn nước này hiệu quả trong tương lai cần xem xét đồng thời các giải pháp thiết kế phù hợp với việc kiểm soát
và tăng them lưu lượng [3]
1.2.2 Tình hình cấp nước
Hiện tại , trên địa bàn thành phố có 2 nhà máy cấp nước chính đó là Nhà máy cấp nước Cầu Đỏ (170.000 m3/ngày ) và Nhà máy cấp nước Sân Bay (30.000 m3/ngày ) Tổng công suất thiết kế của các nhà máy trên địa bàn thành phố là 214.000 m3/ngày Tổng công suất khai thác là 220.000 m3/ngày – 270.000 m3/ngày Thời gian cấp nước liên lục 23,87/24 giờ/ngày Tỷ lệ hộ dân dùng nước là : 91.28 % Trong đó , ở đô thị là : 91.28 %
Trang 2011
và ở ngoại thành là : 47.73 % Tỷ lệ thất thoát tính đến tháng 9/2017 là 15,7 % Nhu cầu
sử dụng nước bình quân là : 136 L/người/ngày [7]
Sản lượng nước sản xuất và sản lượng nước tiêu thụ qua các năm ngày càng tăng cao Tính đến năm 2016 , sản lượng nước sản xuất lên đến 81,17269 triệu m3/năm , sản lượng nước tiêu thụ là 67,54474 triệu m3/năm [7]
Hình 1.1 Biểu đồ sản lượng nước sản xuất và tiêu thụ nước sạch của thành phố Đà Nẵng
, năm 2000 - 2016 1.2.3 Mạng lưới cấp nước
Mạng lưới cấp nước hiện tại đang bao phủ 6 quận nội thành và một phần huyện Hòa Vang
Thành phố Đà Nẵng được cấp nước chính chủ yếu từ NMN Cầu Đỏ Các tuyến ống chuyển dẫn đi từ trạm bơm cấp 2 qua quận Cẩm Lệ đến quận Hải Châu là trung tâm, rồi đến các quận Thanh Khê – Liên Chiểu, qua Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà ở mỗi khu vực đều có mạng lưới đường ống phân phối riêng
+ Khu vực quận Hải Châu: Hai tuyến ống chính có đường kính 1200mm và 900mm từ NMN Cầu Đỏ về đến trung tâm là các ống có đường kính 800mm ÷ 300mm
+ Khu vực quận Ngũ hành Sơn: tuyến ống chính có đường kính 600mm÷ 300mm dọc theo đường Ngũ Hành Sơn và các ống có đường kính 400mm ÷ 300mm dọc theo đường Lê Văn Hiến Nguồn nước NMN Cầu Đỏ, theo các tuyến ống 500mm và 4 tuyến
Trang 21+ Khu vực nông thôn (huyện Hòa Vang): Một số khu vực trung tâm huyện Hòa Vang chủ yếu dùng nước theo hệ thống trạm cấp nước quy mô nhỏ Phú Sơn Công suất của trạm 2.400 m3/ngày đêm Khu vực dân cư nông thôn, chủ yếu dùng nước giếng khoan Nơi này thiếu nước trầm trọng [6]
1.3 TỔNG QUAN VỀ TRỮ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC
+ Trên Sông Vu Gia : Tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình nhiều năm trên sông Vu Gia (tại Ái Nghĩa ) đạt 8,72 tỷ m3 , tổng lượng dòng chảy trong các tháng mùa kiệt đạt 3,17 tỷ m3 , chỉ chiếm 36,4% tổng lượng dòng chảy của cả năm
+ Trên Sông Cầu Đỏ : tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình nhiều năm đạt 5,92 tỷ m3 , trong đó tổng lượng trung bình mùa kiệt đạt 2,17 tỷ m3 , chiếm 36,6% tổng lượng dòng chảy cả năm
+ Trên Sông Túy Loan : tổng lượng dòng chảy cả năm trung bình nhiều năm đạt 0,59 tỷ m3 , tổng lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt là 0,18 tỷ m3 , chiếm 30,51% tổng lượng cả năm
+Trên Sông Cu Đê : tổng lượng dòng chảy cả năm đạt 1,24 tỷ m3 , trong đó tổng lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt đạt 0,36 tỷ m3 , chiếm 29% tổng lượng dòng chảy cả năm Trong đó, lượng dòng chảy năm của sông Nam chiếm 27,4%, sông Bắc chiếm 33,64%, lưu vực hồ Hòa Trung chỉ chiếm 3,86% tổng lượng dòng chảy của sông Cu Đê [8]
Trang 2213
b Hệ thống hồ chứa
Hệ thống hồ chứa nước quanh thành phố Đà Nẵng có tổng số 21 hồ với tổng dung tích khả thi hơn 30 triệu m3, nếu được đầu tư nâng cấp , gia cố sẽ là nguồn cấp nước sinh hoạt không nhỏ, đáp ứng nhu cầu trước mắt , trước khi nghĩ đến các giải pháp ngăn mặn lâu dài trên Sông Cầu Đỏ hoặc tái chế nước thải…để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của thành phố [9]
Bảng 1.3 Bảng thống kê số lượng và quy mô các hồ chứa ở Hòa Vang
STT Tên Hồ Địa điểm Flv (km2) Trữ lượng
(triệu m3)
1 Đồng Nghệ Hòa Khương, Hòa Vang 28.5 17.7
2 Hòa Trung Hòa Liên, Hòa Vang 17 11.69
3 Bàu Tràm Hòa Hiệp, Liên Chiểu 3.5 1
4 Hóc Khế Hòa Phong, Hòa Vang 1.2 1
5 Hố Cau Hòa Phú, Hòa Vang 1 0.72
6 Đồng Tréo Hòa Phú, Hòa Vang 2.7 0.8
7 Hố Trảy Hòa Phú, Hòa Vang 0.5 0.25
8 Phú Túc Hòa Phú, Hòa Vang 0.7 0.1
9 An Nhơn Hòa Phú, Hòa Vang 1.1 0.2
10 Hố Lăng Hòa Phú, Hòa Vang 0.3 0.1
11 Trước Đông Hòa Nhơn 3, Hòa Vang 3.3 2.3
12 Tân An Hòa Nhơn 3, Hòa Vang 102 0.46
13 Diêu Phong Hòa Nhơn 3, Hòa Vang 1 0.015
14 Hóc Gối Hòa Nhơn 3, Hòa Vang 0.6 0.1
15 Trường Loan Hòa Nhơn 2, Hòa Vang 1.2 0.45
16 Hố Gáo Hòa Sơn, Hòa Vang 0.9 0.3
17 Hố Cái Hòa Sơn, Hòa Vang 0.6 0.35
18 Hòa Khê Hòa Sơn, Hòa Vang 0.4 0.28
19 Hố Thung Hòa Sơn, Hòa Vang 0.6 0.3
20 Hố Chình Hòa Sơn, Hòa Vang
21 Hóc Bồ Hòa Phú, Hòa Vang 0.45 0.28
Nguồn : Công ty TNHH Khai thác thủy lợi Đà Nẵng
Trang 2314
1.3.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt
Chất lượng nguồn nước mặt ở thành phố Đà Nẵng được tập trung đánh giá cho hai
hệ thống sông lớn có nhiệm vụ cấp nước cho thành phố là sông Vu Gia (Cầu Đỏ) và Cu
Đê
Hiện tại , các con sông vừa là nguồn cung cấp nước nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp và nước thải đô thị Đây là nguyên nhân chính làm cho nguồn nước sông có nguy
cơ bị ô nhiễm và ảnh hưởng tới các hoạt động ở cuối nguồn thải [8]
Hệ thống sông Vu Gia
Kết quả quan trắc trong 5 năm qua cho thấy : chất lượng nước trên hệ thống sông Hàn tại các vị trí quan trắc nhìn chung tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ ngoại trừ tại vị trí Cầu Đỏ ( DO, BOD5, COD) và kim loại nặng ( Hg, Pb, Cu, Zn,
As, Cd) Đối với chất dinh dưỡng , ngoại trừ thông số NO2- , các chất dinh dưỡng còn lại (
NO3-, NH4+ , PO43- ) đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép
Ô nhiễm chất lượng nước trên hệ thống sông Vu Gia trong thời gian qua chủ yếu là chất rắn lơ lửng , Coliform Tại hầu hết các vị trí quan trắc trên hệ thống sông Vu Gia , hàm lượng chất rắn lơ lửng và tổng Coliform đều vượt quy chuẩn cho phép Ô nhiễm dầu
mỡ cũng xuất hiện tại 02/07 vị trí quan trắc trong 02 năm gần đây , trong đó có vị trí Cầu
Đỏ - gần nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Ngoài ra vào mùa khô, mực nước sông thấp nên bị ảnh hưởng của triều dẫn đến nhiễm mặn tại khu vực gần cầu Đỏ [8]
Đối với hàm lượng DO trung bình hằng năm trên Sông Cu Đê trong 05 năm qua cũng đạt quy chuẩn cho phép Hàm lượng chất rắn lở lửng trung bình mỗi năm dao động
từ 11,67 mg/l – 37,47 mg/l , đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT Chất dinh dưỡng , NH4+ có hàm lượng trung bình giao động từ 0,03 mg/l – 0,42 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép năm 2009 Tuy nhiên mức vượt quy chuẩn không lớn
Xét về mặt không gian, hàm lượng dầu mỡ có xu hướng gia tăng về phía hạ du Tuy nhiên ,ô nhiễm dầu mỡ xảy ra từ thượng nguồn Đây là vấn đề cần quan tâm đến khu vực đầu nguồn của sông Cu Đê [8]
Trang 2415
1.3.3 Đánh giá trữ lượng tài nguyên nước ngầm
a Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất được hiểu là lượng nước dưới đất có thể khai thác được từ một tầng chứa nước hay một cấu trúc địa chất thủy văn trong giới hạn cho phép với khoảng thời gian ấn định Nó bao gồm trữ lượng động tự nhiên Qtn, một phần trữ lượng tĩnh tự nhiên Vtn và trữ lượng cuốn theo [8]
Khu vực quận Hải Châu – Thanh Khê
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất cho cả 2 tầng Holocen – Pleistocen
Diện tích tính F: 15,106 m2 Thực tế diện tích quận Hải Châu – Thanh Khê lớn hơn gấp 2 lần nhưng do diện tích ở đây là diện tích được nước mưa cung cấp mà bề mặt của hai quận trung tâm thành phố hầu như đã xây dựng các cơ sở hạ tầng và bê tông hóa bề mặt cho nên tạm tính với diện tích =15.106 m2, Qkttn: 22.174 m3/ngđ
- Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất tầng chứa nước khe nứt hệ tầng A Vương (
€ – O1 av)
Diện tích tính F: 30.106 m2, QKTTN : 38.040 m3/ngđ
Khu vực quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn
- Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất cho tầng Holocen
- Diện tích tính F: 25.106 m2 Thực tế diện tích quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn lớn hơn gấp nhiều lần nhưng do diện tích tính ở đây là diện tích được nước mưa cung cấp mà diện tích không có khảng năng cung cấp nước như núi Sơn Trà cũng rất lớn cho nên tạm tính với diện tích F= 25.106 m2, QKTTN : 45.700 m3/ngđ
-Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất cho tầng Pleistocen
- Diện tích tính F: 25.106 m2, QKTTN : 9,495 m3/ngđ
Khu vực Liên Chiểu
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất cho tầng Holocen
Diện tích tính F: 30.106 m2 thực tế diện tích quận Liên Chiểu lớn hơn nhiều lần nhưng do diện tích tính ở đây là diện tích được nước mưa cung cấp mà diện tích không có khả năng cung cấp nước về nhạt cũng như nước mặn cũng rất lớn cho nên tạm tính với diện tích là 30.106 m2, QKTTN : 35,367 m3/ngđ
- Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất cho tầng Pleistocen
Diện tích F : 30.106 m2 QKTTN : 10,098 m3/ngđ
- Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới tầng đất tầng chứa nước khe nứt hệ tầng A Vương (€ – 0,1av)
Diện tích F : 30.106 m2 QKTTN : 52,485 m3/ngđ
Trang 2516
Khu vực xã Hòa Khương – Hòa Vang
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới tầng đất tầng chứa nước khe nứt hệ tầng A Vương (€ – 0,1av)
Diện tích tính F: 20,106 m2 Trữ lượng khu vực này tam lấy theo số liệu tính toán của báo cáo kết quả điều tra tìm kiếm – đánh giá tiềm năng khai thác vùng Đà Nẵng- Hội An Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất thành phố Đà Nẵng là QKTTN : 24.800
m3/ngđ
b Trữ lượng khai thác cấp công nghiệp
Tầng chứa nước Holocen + Pleistocen:
Theo kết quả thu thập được về chất lượng nước (kết quả phân tích hóa lý và vi sinh) của khu vực trung tâm thành phố là không đạt theo tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống sinh hoạt Hàm lượng vi sinh cao do tốc độ đô thị hóa và khả năng xử lý nước thải của thành phố cũng như hệ thống xử lý nước thải của các trung tâm y tế chưa đạt theo tiêu chuẩn cho phép Một số dải dọc theo cửa sông Hàn đổ ra biển tầng chứa nước Pleistocen
bị nhiễm mặn
Tầng chứa nước khe nứt hệ tầng A Vương và xâm nhập Macma phức hệ Đại Lộc Đây là tầng chứa nước có áp, vỉa được giới hạn bởi hai biên giới một biên giới thẩm nước yếu và một biên giới không thấm nước
Trữ lượng khai thác của khu vực quận Hải Châu- Thanh Khê của tầng chưa nước khe nứt có thể đạt được 10.000 m3/ngđ đảm bảo về mực nước hạ thấp khí các lỗ khoan khai thác đồng thời
Tầng chứa nước trầm tích bở rời Holocen – Pleistocen:
Khu vực quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn nằm kẹp giữa hai dải, một bên là biển Đông
và một bên là sông Hàn tức nằm kẹp giữa 2 giới hạn dải, song song và áp lực ổn định Trữ lượng khai thác của kh vực quận SơnTrà – Ngũ Hành Sơn của tầng chứa nước tầm tích bỏ rời Holocen và Pleistocen có thể đạt được 20.000 m3/ngđ đảm bảo về mực nước hạ thấp khí các lỗ khoan khai thác đồng thời
Trữ lượng Liên Chiểu tầng Pleistocen và Holocen:
Trữ lượng khai thác ở khu vực Liên Chiểu có thể đạt được 10.000 m3/ng, đảm bảo
về mực nước hạ thấp khi các lỗ khoan khai thác đồng thời
Tầng chứa nước khe nứt hệ tầng A Vương (€ – 01av): Khu vực Liên Chiểu
Hiện nay tầng chứa nước khe nứt hệ thầng A Vương (€ – 01av) của khu vực Liên Chiểu được các đơn vị doanh nghiệp khai thác sử dụng nhiều nhất và đạt hiệu quả cao nhất Tầng chứa nước khá phong phú có khả năng cung cấp nước tập trung ở quy mô vừa
Trang 2617
Đây là tầng chứa nước có áp, vỉa được giới hạn bởi hai biên giới một biên giới thấm nước yếu và một biên giơi không thấm nước
Trữ lượng khai thác khai thác tầng chứa €- 0,1av ở Liên Chiể có thể đạt được 45.000
m3/ng, mà vẫn đảm bảo về mực nước hạ thấp khi các lỗ khoan khai thác đồng thời
Khu vực chứa nước huyện Hòa Vang: Có hai khu vực chính cần quan tâm:
- Khu vực phường Hòa Thọ Đông, phường Hòa Thọ Tây, do chưa có đầy đủ thông
số địa chất thủy văn do khu vực này khả năng chứa nước kém, nhu cầu sử dụng nước trung bình, nên tạm thời khu vực này chưa tính được trữ lượng khai thác công nghiệp
- Khu vực xã Hòa Khương- Hòa Phong – Hòa Tiến – Hòa Xuân trữ lượng cũng như chất lượng thay đổi phức tạp, khác biệt nên tạm thời khu vực này cũng chưa được tính toán trữ lượng khai thác công nghiệp [8]
Bảng 1.4 : Trữ lượng khai thác nước của các khu vực
TT Khu vực Tầng chứa nước
Lưu lượng LKKT
Số lượng LKKT
Công suất khai thác QT
(m3/ng)
Trị số
hạ thấp cho phép
Scf (m)
Trị số
hạ thấp toàn vùng (m)
1 Hải Châu €-O1av1 200 50 10.000 30 20.3
2
Sơn Trà + Ngũ Hành Sơn
Pleistocen + Holocen 400 50 20.000 17 14.5
3 Liên Chiểu + Holocen Pleistocen 200 50 10.000 16.5 15.4
4 Liên Chiểu €-O1av1 300 150 45.000 30 24.9
Trang 2718
Bảng 1.5 Trữ lượng tính toán khai thác Khu vực
Trữ lượng tầng chứa (m3/ng.đ ) Holocen - Pleistocen €-O1av1
(-) không có số liệu
Nguồn : Sở TN & MT , 2011 – 2015 1.3.4 Đánh giá chất lượng nước ngầm
a Chất lượng nước phục vụ cho xây dựng công nghiệp
Qua kết quả đánh giá nêu trên cho thấy nước tưới đất ở thành phố Đà Nẵng (khu vực nước đất không bị nhiễm mặn) có chất lượng cơ bản đáp ứng được cho các ngành kỹ thuật Tuy nhiên, có một số nơi nước có lắng tụ lớn, cần kiểm nghiệm trước khi sử dụng cho các nồi hơi, hoặc làm mát các động cơ [8]
b Chất lượng nước phục vụ tưới
Qua tính toán cho thấy nước dưới đất ở thành phố Đà Nẵng có hệ số tưới Ka biến đổi từ 4,24 đến 230,4, thường gặp từ 20 đến 120 Điều này chứng tỏ nước dưới đất sử dụng tốt cho tưới trong sản xuất nông nghiệp Nước được sử dụng có kết quả trong nhiều năm mà không cần các biện pháp chuyên môn để ngăn ngừa sự tích tụ các chất kiềm có hại trong thổ nhưỡng Tuy nhiên, có 4/100 mẫu trong các trầm tích Đệ tứ có hệ số tưới nhỏ từ 4,24 đến 5,62 tức là nước có chất lượng không đạt để tưới, nếu sử dụng thì luôn luôn phải tiêu nước nhân tạo trách lặng tụ các chất kiềm có hại [8]
c Chất lượng nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt
Chất lượng nước khu vực Liên Chiểu, Hải Châu, Thanh Khê
Khi khảo sát nước dưới đất khu vực Liên Chiểu, Hải Châu và kết quả phân tích các mẫu nước ở tầng chứa nước Holocen: Có 43% mẫu phân tích có NO3 vượt chỉ tiêu cho phép, đặc biệt có mẫu vượt gấp gần 20 lần, các mẫu có hàm lượng Nitơrat vượt từ 17,8 đến 238,6 mg/l Có 16% mẫu có hàm lượng NO2 từ 1,062 đến 13,56 mg/l Một số mẫu nước có màu vàng, màu tanh do hàm lượng Fe trong nước quá cao, Fe = 5,51 đến 13,4 mg/; Có tới 8% mẫu phân tích có độ pH không nằm trong giới hạn cho phép Các mẫu này có độ pH từ 8,62 đến 9,64 thuộc môi trường kiềm Nước dưới đất bị nhiễm mặn từ
Trang 2819
sông Cu Đê và vùng Đà Nẵng xâm nhập mặn ngang vào, diện tích nhiễm mặn khoảng 20km2 tổng độ khoảng hóa M= 0,993 – 10,79g/l
Chất lượng nước khu vực Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn:
Nước dưới đất ở khu vực này có chất lượng tốt M= 0,13÷0,335 g/l, trung bình 0,211g/l Loại hình hóa học nước Clorua, Clorua- Bicabonat ( từ Sơn Trà đến phường Bắc
Mỹ AN –LK 749), Bicabonat-Clorua, đôi khi Bicabonat (từ phường Bắc Mỹ AN qua Non Nước)
Trong 24 mẫu phân tích toàn phần, có đến 21% mẫu phâ tích có NO3 vượt chỉ tiêu cho phép, các mẫu có hàm lượng Nitơrat vượt từ 25,58 đến 152,2mg/l Có 8% mẫu có hàm lượng NO2 từ 1,89 đến 16,62mg/l
Chất lượng nước khu vực phía Đông Nam huyện Hòa Vang, Cẩm Lệ:
Chất lượng nước ở khu vực này rất khác nhau, độ tổng khoáng hóa nước thay đổi khá phức tạp, diện tích nhiễm mặn khá lớn, phía bờ hữu sông Cầu Đỏ và ven sông Vĩnh Điện, từ xã Hòa Phong đến xã Hòa Xuân, đặc biệt khu vực xã Hòa Xuân và một phần xã Hòa Phước bị nhiễm sắt nặng, Fe=10,25 ÷ 197,0mg/l Trong 46 mẫu phân tích toàn phần
có đến 30% mẫu phân tích có NO3 vượt chỉ tiêu cho phép, các mẫu có hàm lượng Nitơrat vượt từ 15,76 đến 105,6 mg/l Có 5% mẫu có hàm lượng NO2 từ 1,15 đến 1,36 mg/l Tuy có dấu hiện nhiễm bẩn một số khu vực như đó nói trên, song đánh giá chung về
cơ bản nước dưới đất vùng Đà Nẵng đủ đảm bảo cung cấp cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp Tuy vậy có thể khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất cho các mục đích khác nhau [8]
Trang 2920
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối với nước mặt
- Khảo sát thực địa trên 21 hồ và lựa chọn ra một số hồ phù hợp đánh giá chất lượng
Bảng 2.1 Danh sách các hồ khảo sát thực địa
1 Đồng Nghệ Hòa Khương, Hòa Vang
2 Hòa Trung Hòa Liên, Hòa Vang
3 Bàu Tràm Hòa Hiệp, Liên Chiểu
4 Hóc Khế Hòa Phong, Hòa Vang
5 Hố Cau Hòa Phú, Hòa Vang
6 Đồng Tréo Hòa Phú, Hòa Vang
7 Hố Trảy Hòa Phú, Hòa Vang
8 Phú Túc Hòa Phú, Hòa Vang
9 An Nhơn Hòa Phú, Hòa Vang
10 Hố Lăng Hòa Phú, Hòa Vang
11 Trước Đông Hòa Nhơn 3, Hòa Vang
12 Tân An Hòa Nhơn 3, Hòa Vang
13 Diêu Phong Hòa Nhơn 3, Hòa Vang
14 Hóc Gối Hòa Nhơn 3, Hòa Vang
15 Trường Loan Hòa Nhơn 2, Hòa Vang
16 Hố Gáo Hòa Sơn, Hòa Vang
17 Hố Cái Hòa Sơn, Hòa Vang
18 Hòa Khê Hòa Sơn, Hòa Vang
19 Hố Thung Hòa Sơn, Hòa Vang
20 Hố Chình Hòa Sơn, Hòa Vang
21 Hóc Bồ Hòa Phú, Hòa Vang
Nguồn : Công ty TNHH Khai thác thủy lợi Đà Nẵng
Trang 3021
Hình 2.1 Bản đồ vị trí các hồ khảo sát 2.1.2 Đối với nước ngầm
- Đánh giá chất lượng nước ở các khu vực đã có đánh giá trữ lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo bảng 1.5 Trong quá trình khảo sát đã lựa chọn ra được các
vị trí phù hợp để đánh giá, được trình bày cụ thể trong bảng 2.2
Bảng 2.2 Các khu vực , vị trí thực hiện đánh giá chất lượng nước ngầm
STT Đối tượng lượng Số Vị trí Tọa độ Khu vực
1 và giếng khơi Giếng khoan 3
Điểm 1 16004’B ;108012’D Hải Châu và
Thanh Khê , TP.Đà Nẵng
Điểm 2 16004’B; 108010’D Điểm 3 16003’B; 108011’D
2 và giếng khơi Giếng khoan 3
Điểm 1 15059’B; 108014’D Sơn Trà và
Ngũ Hành Sơn , TP Đà Nẵng
Điểm 2 15058’B; 108016’D Điểm 3 16001’B; 108015’D
3 và giếng khơi Giếng khoan 3
Điểm 1 15057’B; 108007’
D Hòa Khương, Hòa Vang,
TP Đà Nẵng Điểm 2 15056’B; 108008’D
Điểm 3 15055’B; 108006’D
Trang 3122
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào các nội dung sau :
- Khảo sát thực địa, lựa chọn các hồ có khả năng cung cấp nguồn nước để thực hiện đánh giá chất lượng
- Phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm đối với các hồ đã lựa chọn
2.3 THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018
- Đối với nước ngầm , lấy mẫu và đánh giá theo mùa
- Phân tích đánh giá chất lượng nước đối với các chỉ tiêu :
Chỉ tiêu
Đối với nước mặt Đối với nước ngầm
pH, TDS, NTU, TSS, DO, BOD5, NH4+, Coliform,
NO3-, PO34
pH, TDS, NTU, TSS, DO, BOD5, NH4+, Coliform, Fe2+,
NO3-,
PO342.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phương pháp thu mẫu
- Đối với nước mặt :
Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667- 4:1987) Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo Theo đó, để đánh giá chính xác chất lượng nước của
hồ, cần đặt nhiều điểm lấy mẫu và tiến hành những nghiên cứu sơ bộ Dữ liệu thu được cho phép quyết định số điểm lấy Một điểm lấy mẫu ở phía trên chỗ sâu nhất là đủ cho những ao hồ mà độ không đồng đều theo hướng nằm ngang nhỏ Các điểm lấy mẫu cần được đánh dấu rõ ràng, và nếu có thể thì đặt phao Vị trí lấy mẫu cần được chỉ rõ trong báo cáo, và nếu có thể, kèm theo bản đồ hoặc sơ đồ