1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế tại Việt Nam

11 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 414,5 KB

Nội dung

Bài viết tập trung vào phân tích sự phát triển và mối quan hệ của thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị về hành lang pháp lý và cơ chế quản lý cho thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

E-Commerce activities in Internation trade environment in Việt nam

ThS Nguyễn Trí Long

Khoa Kinh tế & QTKD, Trường Đại học Hải Phòng

TÓM TẮT

Cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các thiết bị số như máy tính xách tay, di động thông minh ngày càng có nhiều sự thay đổi trong hoạt động thương mại qua các phương tiện điện tử, kết nối với nhau qua mạng internet, hay nói cách khách chính là thương mại điện

tử Thực tế đã chứng minh, thương mại điện tử là một phần quan trọng của thương mại quốc tế Sự phát triển của thương mại điện tử diễn ra xuyên biên giới, đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh đó, nhận thức được tiềm năng và vai trò của thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế, nhiều quốc gia trong đó

có Việt nam đã và đang nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh

và làm cơ sở cho hoạt động Bài viết tập trung vào phân tích sự phát triển và mối quan hệ của thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị về hành lang

Trang 2

pháp lý và cơ chế quản lý cho thương mại điện tự trong giai đoạn hiện nay

Từ khóa: Thương mại điện tử, thương mại quốc tế

ABSTRACT

Along with the continuous development of the internet, digital devices such as laptops, smart mobile phones are increasingly changing in commercial activities through electronic means, connecting with each other via the internet, in other words, it is e-commerce Practically proven, e-commerce is an important part of international trade The development of e-commerce taking place across borders has contributed to promoting international trade activities to contribute to the global economy

In this context, aware of the potential and role of e-commerce in the international trade environment, many countries, including Vietnam, have been making efforts to perfect the legal framework to adjust and act as a mechanism facility for operation The paper focuses on analyzing the development and relationship of e-commerce in the national trading environment in Vietnam, thereby proposing some recommendations on the legal corridor and management mechanism for trade power itself in the current phase

Keywords: E-commerce, internation trade Giới thiệu

1 GIỚI THIỆU

Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động không còn xa lạ với nhiều quốc gia, với những tính ưu việt như: tiết kiệm thời gian, chi phí cho những giao dịch thương mại Vì vậy việc áp dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong hoạt động kinh doanh làm một xu thế tất yếu

Trang 3

của thời đại Ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế, việc phát triển TMĐT biến TMĐT trở thành một phần không thể thiếu được của thương mại quốc tế, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho tiến trình hội nhập thực sự trở lên vô cùng cần thiết Thực tế tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cho thấy phát triển TMĐT luôn đồng hành với hoạt động thương mại quốc tế, là một động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình hội nhập ở nước ta phát triển Chính vì vậy, hoạt động TMĐT chính là một trong những yếu tố quan trọng của thương mại quốc tế nhằm củng cố vững chắc hơn tiến trình hội nhập của Việt Nam trong thời gian tới

2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử - viết tắt là E-commerce được biết đến như một hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa thông qua việc áp dụng các công nghệ thông tin trong nền tảng internet

Thương mại điện tử được hình thành từ những năm cuối của thập niên 70 qua việc gửi tài liệu thương mại, các đơn đặt hàng qua email, tin nhắn trên nền tảng internet Tuy nhiên với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, cùng với sự ra đời của hệ thống thanh toán quốc tế như hệ thống tín dụng, hệ thống thẻ thanh toán cũng như

sự ra đời của ngân hàng điện tử đã giúp cho thương mại điện tử đạt được những bước phát triển mới Đặc biệt năm 1990, khi có hệ thống mạng internet toàn cầu Word Wide Web (viết tắt là www.) thì thương mại điện tử đã thực sự bùng nổ và trở thành phương thức giao dịch thương mai tiên tiến nhất trên thế giới Các công ty, cá nhân khắp nơi trên trên thế giới có thể tham gia vào việc mua bán bằng cách truy cập vào các trang web TMĐT chỉ với máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet để có thể thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm dịch vụ một cách dễ dàng

Trang 4

Ngày nay, khái niệm TMĐT có thể hiểu là những hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Business to Business – B2B), giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Consumer – B2C), giữa các công ty và chính phủ (Business to Government – B2G) và giữa những người tiêu dùng với nhau (Consumer to

consum-er – C2C) Phổ biết nhất trên thế giới hiện nay đó chính là hình thức B2B và B2C Thị trường B2B có hai thành phần chính đó là cơ hạ tầng của hệ thống điện tự (e-frastruture) bao gồm thành phần chức năng của một website thương mại điện tử và các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan như logistics, thanh toán Thị trường B2C là hoạt động giữa các công ty và người tiêu dùng, nó bao gồm các hoạt động thu thập thông tin, chương trình marketing, đặt mua hàng hóa, giao nhận và thanh toán

Ngoài việc phân loại các hoạt động TMĐT như trên, thì hoạt động TMĐT còn có nhiều phân loại nhỏ như việc phân loại website liên quan đến hoạt động TMĐT, theo nghị định 52/2019/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về Thương mại điện tử, theo đó các website sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến, website khác do Bộ công thương quy định 3.THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Thương mại quốc tế hình thành khi các quốc gia dư thừa hàng hóa

mà đó là thứ các quốc gia khác đang cần hay thiếu Lý thuyết về kinh

tế cho rằng lợi thế so sánh chính là động cơ để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế Việc một quốc gia có lợi thế trong sản xuất ra một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản phẩm khác,

là cơ sở để các nước giao dịch, buôn bán với nhau và nó chính là tiền

đề để thực hiện phân công lao động quốc tế

Trên phương diện ngôn ngữ, ―quốc tế‖ được hiểu là những giao dịch, hoặc các mối quan hệ giữa các quốc gia, còn ―thương mại‖ là các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ…giữa các tổ chức,

cá nhân với tổ chức hoặc cá nhân khác; là hoạt đông xuất khẩu hoặc

Trang 5

nhập khẩu…Từ đó có thể hiểu thương mại quốc tế là việc các tổ chức,

cá nhân tại một quốc gia thực hiện hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ với tổ chức, cá nhân của quốc gia khác

Thương mại quốc tế thực tế đã xuất hiện từ rất lâu đời, trải qua các thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại…và cho đến ngày hôm nay

Từ những người thương lái buôn bán xuyên quốc gia phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc một nhóm người cho đến ngày hôm nay trên thế giới thương mại quốc tế đã đóng góp một phần lớn vào GDP của các quốc gia Theo tổ chức Global Policy Forum đến năm 2030, 60% nền kinh tế toàn cầu sẽ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế Dự đoán này hoàn toàn có cơ sở khi hiện nay mỗi quốc gia trên thế giới đều là thành viên của ít nhất một hiệp ước thương mại thế giới

4 MỐI QUAN HỆ GIỮ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Kinh tế thế giới càng ngày càng phụ thuộc lớn vào sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, chính điều này đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới, những phạm trù hoàn toàn mới khác xa với mô thức kinh doanh truyền thống Trong đó TMĐT là một trong những mô hình kinh doanh hiện đại tiêu biểu cho cuộc cách mạng công nghệ thông tin, TMĐT có thể phá bỏ rào cản về không gian, thời gian, khoảng cách địa lý, tiết kiệm chi phí…thúc đẩy quá trình mua bán diễn ra nhanh chóng Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng internet,

sự phát triển của thiết bị cầm tay cũng như các nền tảng thanh toán an toàn, TMĐT đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế diễn ra một cách liên tục, nhanh chóng và phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng giao dịch

Ngày nay, với môi trường internet cùng sự phát triển của thiết bị điện tử và hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp cho các hoạt động mua bán online trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và bớt tốn kém rất nhiều Việc tìm hiểu, thu thập thông tin của khách hàng nhằm đưa

Trang 6

ra những chiến lược bán hàng, marketing phù hợp hiệu quả là một trong những yếu tố sống còn và tốn kém chi phí của các doanh nghiệp bán hàng, ngoài ra việc lựa chọn nhà cung cấp, xác định chất lượng, thương lượng giá cả, vận chuyện, logistics…là những công đoạn quan trọng và tốn kém Tuy nhiên với internet, và các thiết bị điện tử, các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ cho TMĐT đã giúp cho các doanh nghiệp

dễ dàng tiếp cận được khách hàng, việc trao đổi giao dịch không cần trực tiếp tương tác Vai trò và tác động của hoạt động TMĐT tới thương mại quốc tế giống như việc các quốc gia được tháo dỡ bớt các hàng rào thương mại khi giao dịch thương mại với các quốc gia khác

Sử dụng TMĐT trong thương mại quốc tế thông qua các sàn giao dịch hàng hóa, các ứng dụng trên thiết bị di dộng cùng với nền tảng internet cùng hệ thống công nghệ thông tin an toàn sẽ giúp cho các bên tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian Các bên mua và bán không nhất thiết phải gặp gỡ nhau trực tiếp, họ có thể ngồi ở một chỗ

để thực hiện các giao dịch hoặc xem xét các bước trong quá trình giao dịch như xem hàng, đặt hàng, đàm phán, theo dõi vận chuyển Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, việc kết hợp kinh doanh với TMĐT

đã tạo ra sự cạnh tranh và thu được lợi thế lớn hơn rất nhiều so với việc kinh doanh truyền thống, tạo ra được cơ hội tiếp cận được các khách hàng, đối tác ở nước ngoài, tạo ra nguồn thu lớn và đa dạng hơn

5.CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Xu hướng các giao dịch quốc tế thông qua các sàn thương mại điện

tử ngày càng cao, kéo theo những yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng dịch

vụ, và độ an toàn trong thanh toán, vận chuyển cũng khắt khe hơn…điều này dẫn đến việc cần phải có một hành lang pháp lý đầy

đủ Chính vì vậy trong những năm qua các tổ chức nhưng WTO, OECD, ITC, đặc biệt là Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã ban hành và hoàn thiết các quy định, văn bản pháp luật mẫu có tính thông nhất chung cho các vấn đề liên quan

Trang 7

đến TMĐT trong môi trường thương mai quốc tế Trong đó Luật mẫu

về Thương mai điện tử năm 1996 của UNCITRAL là nền tảng, là văn bản có giá trị pháp lý đầu tiên, có vai trò cực kỳ quan trọng với các văn bản luật thương mại điện tử sau này Ngoài ra còn có nhiều các văn bản pháp luật quan trọng khác như Luật về mẫu chữ ký điện tử, chỉ thị 2000/31/EC về Thương mại điện tử của hội đồng châu Âu Tại Việt Nam thì có luật Giao dịch điện tử 2005 dựa trên luật mẫu về Thương mại điện tử năm 1996 của UNCITRAL, ngoài ra còn có các văn bản dưới luật khác để làm cơ sở pháp lý, cũng như điều chỉnh hướng dẫn cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam như Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, quy đình về an toàn trong thanh toán trực tuyến, xử lý vi phạm, thẩm quyền thanh tra, giám sát…

Nhưng trên thực tế, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và các mô thức kinh doanh mới, xã hội liên tục xuất hiện các hình thức giao dịch, thương mại điện tử mới như qua các mạng xã hội Facebook, Zalo…điều này rất khó để quản lý hay xử lý các vụ lừa đảo

vì chúng ta chưa có được một văn bản pháp luật quy định cụ thể Các văn bản pháp luật không theo kịp sự phát triển của xã hội, và các hoạt động kinh tế thương mại, nên hầu như không thể đứa ra những quy định mang tính định hướng cho hoạt động thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế, mà chỉ đưa ra những vấn đề chung chung về hợp tác quốc về và thương mại điện tử Chính điều này đã gây ảnh hưởng và cản trở cho việc các doanh nghiệp trong nước muốn thực hiện các hoạt động thương mại điện tử với cá nhân và tổ chức nước ngoài, ngược lại các đối tác nước ngoài cũng rất khó khăn và ngại khi tham gia vào hoạt động Thương mại điện tự tại thị trường trong nước

Trang 8

6 THỰC TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Trên thế giới, khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) là nơi dẫn đầu thế giới về việc sử dụng internet, điều này dẫn đến thương mại điện tử cũng đặc biệt phát triển và đóng góp lớn cho nền kinh tế khu vực này Một trong những điển hình đó là nền tảng Thương mại điện tử Ebay

và Amazon đã chứng minh được sức mạnh và đóng góp vào sự phát triển chung của thương mại quốc tế

Bên cạnh thị trường Mỹ và Châu Âu, thì Trung Quốc cũng là khu vực mà thương mại điện tử thực sự bùng nổ với hàng loạt các nền tảng mua và ứng dụng hỗ trợ việc giao dịch mua bán online, mà điển hình

là Alibaba và Wechat Theo thống kế thì có đến hơn 80% dân số Trung QUốc thực hiện ít nhất 1 giao dịch qua mạng điện tử trong năm vừa qua

(Mức độ tăng tưởng của ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2018)

Trang 9

Thương mại điện tử đã tạo ra những thay đổi rất lớn trong việc quản lý thương mại quốc tế, TMĐT đã tạo ra những cơ chế quản lý mang tính tương tác với môi trường kinh doanh, giúp cho thị trường

có được thông tin, sản phẩm và dịch vụ cũng như những thay đổi mang tính tích cực cho thị trường thương mại quốc tế

Năm 2018 tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử với những con số cực kỳ ấn tượng Tổng doanh thu của các công ty thương mại điện tử ở Việt Nam đạt con số 2,26 tỷ USD tăng 30% so với năm 2017 (theo Statista) Với kết quả đó, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 trong top những thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, và chỉ xếp sau Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật và Đức

Số lượng người tham gia mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 48,8 triệu người – tương đương gần 50% dân số, và dự kiến con số này sẽ tăng lên 52 triệu người đến hết năm 2019 Trong đó xu hướng đăng nhập, tìm kiếm và mua sắm trên thiết bị di động chiếm đến 72% đơn hàng Thị trường Việt Nam

có đến hơn 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone và đa số đều là người trẻ tuổi, đây chính là độ tuổi vàng trong mua sắm online Đây chính là tín hiệu tốt cho thương mại điện tử trong nước, nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh với các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài khi phát triển hệ thống thương mại điện tử để giành lấy thị phần

Trong những năm vừa qua, đại diện cho sự phát triển của thương mại điện tử trong môi trường thương mại quốc tế chúng ta phải kể đến những công ty như Lazada, Shopee, Tiki, hay những nền tảng khác như Grab, foody đã khiến cho xu hướng mua sắm trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu được trong hoạt động đời sống kinh tế xã hội của người dân Việt Nam Các nền tảng này đã đầu tư rất mạnh về nền tảng công nghệ, phát triển mạnh ở cả mô hình B2B và B2C, đầu

Trang 10

tư kho bãi, và phát triển dịch vụ logistics phù hợp với đặc thù giao thông tại các thành phố Việt Nam

Tuy nhiên có một rào cản không hề nhỏ đối với TMĐT ở Việt Nam

là hệ thống hành lang pháp lý, văn bản luật điều chỉnh hoạt động này còn có những nhược điểm như: thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các văn bản với nhau, thiếu đồng bộ giữa chính sách nội địa và chính sách quốc tế; cơ chế quản lý Nhà nước về thương mại điện tử chưa thích hợp và theo kịp sự phát triển của xã hội, thiếu những thông tin phân tích về ảnh hưởng của thương mại điện tử đến thương mại quốc tế nói riêng và nền kinh tế nói chung

7.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Như đã trình bầy ở trên, hành lang pháp lý là vấn đề quyết định đến

sự thành công của TMĐT trong môi trường thương mại quốc tế Chính vì vậy mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam cần phải hoàn thiện một khung pháp lý hoàn chỉnh cho các hoạt động TMĐT Sau đó sẽ là việc hoàn thiện và phối hợp thống nhất khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử khu vực và toàn cầu

Trên thực tế có đến 70% người mua hàng trực tuyến vẫn sử dụng hình thức thanh toán dịch vụ thu hộ người bán (COD), nhưng tỷ lệ hoàn trả hàng đặt trực tuyến lên đến 13% là rất cao Chính phủ nên tập trung nghiên cứu và xây dựng mô hình thanh toán TMĐT một cách thống nhất, đồng bộ đem lại sự tin tưởng cho người tham gia

Theo ước tính Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm tới 70% giao dịch thương mại điện tử, quy mô thương mại điện tử ở các khu vực khác đặc biệt là nông thôn, vùng sâu vùng xa rất nhỏ, trong khi đó 70% dân

số vẫn sống ở nông thôn Đây chính là thị trường rất tiềm năng, đồng thời cũng là nơi cung cấp sản phẩm đa dạng, phù hợp với thương mại điện tử Vì vậy trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường hỗ trợ các địa phương có chỉ số thương mại điện tử thấp như: đào tạo nâng cao năng lực quản lý về thương mại điện tử, nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử…

Ngày đăng: 08/05/2021, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w