1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH MTV ô tô ngọc tấn

91 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Đối tượng chịu thuế GTGT: Hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của luậ

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ

THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV Ô TÔ NGỌC TẤN

NGUYỄN BÁ CẢNH

KHÓA HỌC 2016 - 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ

THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV Ô TÔ NGỌC TẤN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Cảnh Giảng viên hướng dẫn:

Niên khóa: 2016 - 2020

Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường cùng

toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, những người đã dạy dỗ vàtruyền giảng những kiến thức quý báu cho em trong suốt những năm tháng học tập tại

đây Bên cạnh việc trang bị một khối lượng kiến thức trên ghế nhà trường thì TrườngĐại học Kinh tế Huế cùng với khoa Kế toán – Kiếm toán đã quan tâm và tạo nhiều cơ

hội để sinh viên có thể nắm chắc kiến thức qua các đợt thực tập nghề nghiệp lần này

Đợt thực tập nghề nghiệp vừa qua là khoảng thời gian hữu ích và rất cần thiết cho

em, em đã học hỏi được rất nhiều điều khi được trực tiếp chứng kiến quá trình làm

việc của các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn Trang bịcho mình những kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp để khi ra trường có thể tự tin

và thích nghi với công việc hơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Th.S Hoàng Thùy Dương người đãtrực tiếp hướng dẫn em trong đợt thực tập nghề nghiệp và giúp em hoàn thành tốt bàibáo cáo lần này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Công ty TNHH MTV Ô TôNgọc Tấn đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi và quan tâm giúp đỡ em trong suốtquá trình thực tập tại đơn vị Đặc biệt là anh Hà Trọng Nam – giám đốc của công ty đãtạo điều kiện và hỗ trợ cho em trong suốt quá trình thực tập Cũng như những góp ý,

bổ sung để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này

Em xin chân thành cám ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của khóa luận 3

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH MTV Ô TÔ NGỌC TẤN 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của thuế 4

1.1.3 Vai trò của thuế 5

1.1.4 Phân loại thuế 6

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp 7

1.2.1 Thuế giá trị gia tăng (GTGT) 7

1.2.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 15

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 23

1.3.1 Kế toán thuế GTGT 23

1.3.2 Kế toán thuế TNDN 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV Ô TÔ NGỌC TẤN 30

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn 30

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn 30

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 31

2.1.3 Tổ chức bộ máy của công ty 31

2.1.3 Tổ chức công tác kế toán trong công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn 33

2.1.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 34

2.1.6 Phân tích khái quái tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn .36

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

2.2 Thực trạng công tác thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH MTV Ô Tô

Ngọc Tấn

42 2.2.1 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT 42

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN .65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV Ô TÔ NGỌC TẤN 75 3.1 Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn 75

3.1.1 Ưu điểm 75

3.1.2 Hạn chế 76

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn 77

PHẦN III: KẾT LUẬN 81

1 Kết luận 81

2 Kiến nghị: 81

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GTGT Giá trị gia tăngTNDN Thu nhập doanh nghiệpTNHH Trách nhiệm hữu hạnBCTC Báo cáo tài chínhBHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế

KPCĐ Kinh phí công đoàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm 2016 -2018 36

Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 38

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 -2018 .41

Bảng 2.4: Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào 55

Bảng 2.5: Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra 56

Bảng 2.6: Tờ khai thuế GTGT Quý 4 năm 2018 của công ty 59

Bảng 2.7: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn 63

Bảng 2.8: Sổ cái TK 3334 năm 2018 67

Bảng 2.9: Sổ cái TK 821 năm 2018 68

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp khấu trừ 25

Sơ đồ 1.2 Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ 26

Sơ đồ 1.3 Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp 27

Sơ đồ 1.4 Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp 29

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 31

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 33

Sơ đồ 2.3: Kế toán trên phần mềm máy vi tính 35

Sơ đồ 2.4: Quy trình kê khai thuế GTGT 57

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang dần hội nhập với nền kinh

tế thế giới, nhà nước ta cũng có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô, các chínhsách quản lý nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả… nhằm mục đích tạo môi trườngkinh doanh ổn định và phát triển Trong đó, chính sách thuế được coi là một công cụquan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán,thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanhnghiệp một cách đầy đủ kịp thời Kế toán thuế là công cụ tài chính và điều hànhnền kinh tế, nó có vai trò quan trọng đối với nhà nước nói chung và doanh nghiệpnói riêng Việc tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp có nhiều khâu quantrọng, trong đó công tác tổ chức thuế, kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDN làmột phần hành kế toán quan trọng trong hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp.Thực hiện tốt kế toán thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định đúng số thuế GTGT

và thuế TNDN phải nộp vào ngân sách nhà nước từ đó doanh nghiệp có kế hoạchchủ động nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tránh được tình trạngchậm nộp thuế ảnh hưởng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước

Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn là một công ty sửa chữa xe ô tô, buôn báncác loại phụ tùng xe Vì vậy các hoạt động mua bán diễn ra nhiều, trong những nămvừa qua, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn luôn đạt hiệuquả cao Đó là do công tác kế toán của công ty điều tuân thủ theo đúng quy định của

Bộ Tài chính, đặc biệt là trong kế toán thuế nói chung và thuế GTGT, thuế TNDN nóiriêng, khi có bất kỳ một sự sửa đổi nào về luật thuế GTGT hay luật thuế TNDN, công

ty đều thực hiện đúng theo các Thông tư hướng dẫn và làm theo những hướng dẫn mới

nhất của cơ quan thuế Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toánthuế của công ty vẫn còn một số hạn chế như cách sắp xếp bộ máy kế toán, việc tổchức, sử dụng chứng từ, sổ sách và việc quản lý sử dụng chi phí hợp lý, cần phải khắcphục để công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện, đồng thời giúp cho việcthực hiện hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước của công ty được tốt hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau quá trình thực tập tại công ty TNHH MTV

Ô Tô Ngọc Tấn, được tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty, đi sâu nghiên cứucông tác kế toán thuế mà cụ thể là thuế GTGT và thuế TNDN, kết hợp với những kiến

thức đã học tại trường tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn” cho khóa luận tốt nghiệp của

mình

2 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Dựa trên cơ sở lí luận về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN,

đề tài phản ánh và đánh giá thực trạng thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH

MTV Ô tô Ngọc Tấn Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toánthuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH MTV Ô tô Ngọc Tấn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về lý

luận và thực tiễn về kế toán GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH MTV Ô Tô NgọcTấn

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu: Tìm hiểu thực tế, làm quen vớicông việc trong quá trình thực tế tại công ty, có rất nhiều thông tin kể cả các thông tinsai lệch hoặc mâu thuẫn với nhau giữa lý thuyết và thực tiễn, cần phải thu thập và lựachọn thông tin một cách khoa học, có chọn lọc và đảm bảo yêu cầu, mục đích nghiêncứu

- Phương pháp kế toán: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt bài nghiêncứu nhằm tìm hiểu quy trình hạch toán, tổng hợp thuế GTGT đầu ra, đầu vào và thuếTNDN phải nộp tại công ty

- Phương pháp tham khảo tài liệu: Tham khảo thư viện trường tìm hiểu thông qua

các văn bản Luật, chính sách, bài viết trên internet…Để từ đó hệ thống hóa cơ sở lí

luận về Thuế và Kế toán thuế, đồng thời làm cơ sở cho việc thu thập các tài liệu cầnthiết phục vụ làm đề tài

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành trao đổi với nhân viên kế toán đểthu thập các thông tin liên quan đến đề tài, đặc biệt là quy trình công tác Kế toán thuếGTGT và TNDN tại công ty

- Phương pháp thu thập tài liệu: Nhằm thu thập các chứng từ, sổ sách liên quan

đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, gắn với việc thực hiện công tác Kế toán thuế

- Phương pháp phân tích, so sánh đánh giá và tổng hợp tài liệu: Làm cơ sở để đưa

ra các nhận xét sát với tình hình thực tế, cũng như các giải pháp, kiến nghị phù hợpgóp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế tại công ty

5 Kết cấu của khóa luận

Đề tài gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, bao gồm

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty

TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công tyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn

Chương 3: Đánh giá thực trạng và nêu ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện

công tác kế toán thuế tại công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn

Phần III: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH

Có thể định nghĩa khái quát về thuế như sau:

Thuế ra đời là mang tính tất yếu gắn liền với sự tồn tại của nhà nước Như chúng

ta đã biết, mỗi nhà nước muốn tồn tại thì phải có một nguồn vật chất nhất định để duy

trì sự tồn tại và thực hiện chức năng của nhà nước Nguồn vật chất đó hình thành từnhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là hoạt động thu thuế Việcthu thuế tạo ra một nguồn thu tài chính lớn cho nhà nước, qua đó nhà nước có thể tồntại và thực hiện chức năng của mình Do vậy thuế là một hiện tượng tất yếu, xuất hiện

và tồn tại cùng các hiện tượng kinh tế xã hội khác, nó có thể khái quát qua định nghĩa

như sau: “Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức cá nhân phải nộpcho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định”

Như vậy có thể thấy thuế là một khoản giá trị mà người có nghĩa vụ thực hiện

phải nộp cho nhà nước theo quy định pháp luật thuế Thuế là nghĩa vụ của người nộpthuế Trong lịch sử, khoản giá trị đó có thể tồn tại dưới dạng vật có giá trị nhưng hiệntại thì thuế tồn tại dưới dạng tiền tệ

1.1.2 Đặc điểm của thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Thuế có những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính chất hoàn trả trựctiếp Nộp thuế cho nhà nước không có nghĩa là cho nhà nước mượn tiền vào ngân sách

nhà nước hoặc mượn một dịch vụ công Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công

nhân

Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuếtrên phạm vi toàn xã hội

Thứ ba, thuế mang tính pháp lý cao Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho

nhà nước các khoản thuế theo quy định của pháp luật

1.1.3 Vai trò c ủa thuế

 Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho nhà nước

Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tàichính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước thì vai trò quan trọng thuộc về thuế Thuế

là nguồn thu quan trọng nhất để phân phối lại các thu nhập theo đường lối xây dựngchủ nghĩa xã hội nước ta Đặc biệt trong nền kinh tế xã hội hiện nay, thuế phải là công

cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, ổn định kinhtế- xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển đất nước lâu dài

Trong những năm gần đây, mức huy động từ thuế luôn chiếm trên 80% tổng thu

NSNN Nhà nước ta luôn coi thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của NSNN

 Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thịtrường

Thông qua việc xây dựng cơ cấu và mối quan hệ giữa các sắc thuế, việc xác địnhhợp lý người nộp thuế, thuế suất, chế độ miễn, giảm, phương pháp quản lý thu thuếdựa trên cơ sở hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, thuế là công cụ điều tiết đối vớithu nhập của các tầng lớp xã hội thể hiện trên hai mặt: Khuyến khích, nâng đỡ nhữnghoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả, đồng thời thu hẹp, kìm hãm nhữngngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm,chống lãng phí Thuế còn khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, khuyếnkhích khai thác nguyên liệu, vật tư trong việc hợp tác với nước ngoài, đáp ứng nhu cầutiêu dùng và xuất khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

 Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong

phân phối

Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh

tế, các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc đảm bảo công bằng và bình đẳng trong nghĩa vụ

và quyền lợi Sự bình đẳng và công bằng đươc thể hiện thông qua chính sách giống nhau(Thuế suất) giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt độngtrong một lĩnh vực, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọicông dân

 Thứ tư, ngoài những vai trò nêu trên thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm

soát các hoạt động sản xuất kinh doanh

Thông qua việc khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và thông qua công táckiểm tra, kiểm soát và nắm được thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề về gian lận thương mại, lậu thuế,khai báo sai với tình hình sản xuất kinh doanh trong thực tế, góp phần chấn chỉnh kinhdoanh và nâng cao vai trò giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơquan thuế

1.1.4 Phân lo ại thuế

Căn cứ vào tính chất và nguồn tài chính đóng góp cho NSNN thuế được phân

làm 2 loại: Thuế trực thu và thuế gián thu

Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của các đối

tượng nộp thuế Thuế trực thu có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật định cũngchính là người chịu thuế Việc động viên cho ngân sách nhà nước qua thuế trực thu có

tính công bằng hơn so với thuế gián thu bởi vì phần đóng góp về thuế thường phù hợpvới khả năng của từng đối tượng, thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều, thu nhập thấpthì nộp thuế ít, thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí cần thiết hoặc không có thu nhập thìkhông cần phải nộp thuế Thuế trực thu gồm các loại thuế như: Thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản

Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập hay tài sản của

người nộp thuế mà điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ của các tổ

chức, cá nhân khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Thuế gián thu có đặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

điểm người nộp thuế theo luật không phải là người chịu thuế Thuế gián thu gồm các

thuế như: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1.2 Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.1 Thu ế giá trị gia tăng (GTGT)

1.1.1.1 Khái niệm

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa,dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

[Điều 2 Luật thuế GTGT số 13/2018/QH12]

1.1.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất, thuế GTGT đánh vào các giai đoạn SXKD nhưng chỉ tính phần giá trị

tăng thêm của mỗi giai đoạn Vì thế, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với

số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Thứ hai, đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sửdụng để mua hàng hóa và dịch vụ Như vậy về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàngcuối cùng là đủ Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt đâu là tiêu dùng trung gian và đâu

là tiêu dùng cuối cùng vì thế cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế Nếu là tiêu dùngtrung gian thì số thuế đó sẽ tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở giai đoạnsau

Thứ ba, thuế GTGT còn có tính trung lập cao Thuế GTGT không chịu ảnh

hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố chi phí đơn

thuần mà là một khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ

Thứ tư, thuế GTGT không chỉ ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia cácchu trình kinh tế Như ta đã biết GTGT là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trìnhSXKD Nó được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giátrị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng, tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn luânchuyển có giá trị bằng giá bán của sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, nên việc thu thuếtrên GTGT ở từng giai đoạn đảm bảo cho tổng số thuế thu được tương ứng với số thuế

tính trên giá bán trong giai đoạn cuối cùng Chính vì thế quá trình tổ chức kinh tế và

phân chia các chu trình kinh tế có diễn ra dài hay ngắn thì thuế GTGT cũng không bị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

ảnh hưởng Và tổng số thuế ở các giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn luôn khớp

với số tính thuế trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít

1.1.1.3 Vai trò của thuế GTGT

Thuế GTGT có diện điều chỉnh rộng (Đối với mọi hàng hóa, dịch vụ dùng chosản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam) và khắc phục được những nhược điểmtrùng lắp vào các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên có tác dụng:

Thứ nhất, đảm bảo nguồn thu lớn, ổn định, kịp thời về cho NSNN, góp phần tăng

cường tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực kinh tế để phát triển kinh tế- xã hội, xóađói, giảm nghèo và củng cố an ninh quốc phòng

Thứ hai, khuyến khích SXKD phát triển, khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuấtkhẩu và từ đó thúc đẩy SXKD phát triển

Thứ ba, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường hạch toán kinh doanh, thực hiệntốt chế độ kế toán, lưu trữ hóa đơn, chứng từ, chống trốn thuế, lậu thuế, nâng cao tinhthần tự giác của các đối tượng kinh doanh

Thứ tư, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, làm cho hệ thống chínhsách thuế từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho việc hội nhập khuvực của nước ta với khu vực và trên thế giới

Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, việc áp dụng thuế GTGT khắc phục

được nhược điểm thuế của thuế doanh thu trước đây là: “Thuế chồng lên thuế”, thuế giá

trị gia tăng có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực thúc đẩy tốc độ giao dịch, khuyến khíchphát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho ngân sách nhà

nước

1.1.1.4 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT

a Đối tượng chịu thuế GTGT:

Hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là

đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của luật này(Đối tượng không chịu thuế)

[Điều 3 luật thuế GTGT và thuế TNDN của Bộ tài chính, năm 2009]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

b Đối tượng nộp thuế

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịuthuế giá trị gia tăng

[Theo điều 4 Luật thuế GTGT Số 13/2008/QH12]

c Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT được quy định tại điều 5 Luật thuế

GTGT số 13/2018 và được sửa đổi, bổ sung theo các luật thuế tiếp theo:

Gồm 26 nhóm hàng hóa dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được

quy định tại luật thuế Việt Nam được chia thành 8 nhóm như sau:

Mang tính thiết yếu

Thuộc các ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo

Của một số ngành cần khuyến khích phát triển

Nhập khẩu nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam

Khó xác định giá trị tăng thêm

 Lưu ý:

- CSKD không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào cùa HHDV sử dụng

cho SXKD HHDV thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT mà phải tính vào giá trịnguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh

- Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy địnhnếu thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy

định với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan

1.1.1.5Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

a Căn cứ tính thuế GTGT

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất

 Theo điều 7 Luật thuế GTGT số 13/2018/QH12, giá tính thuế được quy địnhnhư sau:

Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá bán chưa cóTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

thuế giá trị gia tăng Đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã

có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng

Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập

khẩu (Nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được

xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá

tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phátsinh các hoạt động này

Đối với sản phẩm, HHDV dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật vềthương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp HHDV dùng để

khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải

kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho

Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng,

bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuếGTGT

Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán

trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trảchậm

 Thời điểm xác định thuế GTGT:

Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử

dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu đượctiền Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặcthời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa

 Thuế suất

Theo điều 8 luật thuế GTGT và Có 3 loại thuế suất: 0%, 5%, 10%

 Thuế suất 0%

- Hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

xuất khẩu; hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ởngoài Việt Nam; phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máymóc, thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở Việt Nam; các trường hợp được coi làxuất khẩu theo quy định của pháp luật.

- Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở

nước ngoài và tiêu dùng ở Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong

khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan

- Vận tải quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc

tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và

đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không cóphương tiện Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa

thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa

- Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nướcngoài hoặc thông qua đại lý

- Các hàng hóa, dịch vụ khác: hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nướcngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; HHDV thuộc đối tượng không chịu thuế GTGTkhi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%; dịch vụ sửa chửatàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài

 Thuế suất 5%:

Áp dụng cho HHDV thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng và các HHDV cầu ưu

đãi, hiện nay bao gồm 16 lọai HHDV chịu thuế GTGT, cụ thể như sau:

Nhóm 1: HHDV thiết yếu phục vụ cho đời sống xã hội:

- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt

- Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi

- Đồ chơi trẻ em, sách các loại (trừ sách không chịu thuế GTGT)

- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở

Nhóm 2: HHDV nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

- Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích

thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi

- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua

sơ chế thông thường ở khâu thương mai

- HHDV trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp

Phương pháp tính thuế GTGT gồm phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương

pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT

 Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được quy định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu

ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuếGTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT; số thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch

vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu

Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy

đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,

chứng từ và đăng kí nộp thuế theo khấu trừ thuế [Theo khoản 4 điều 1 luật bổ sungsửa đổi số 31/2013 và điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC]

Xác định thuế GTGT phải nộp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGTcủa hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT; GTGT được xác địnhbằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch

vụ mua vào tương ứng

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sởthường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy

đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; hoạt động kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý.Xác định thuế GTGT phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suấtthuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

Có 3 cách xác định GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế  Đối với cơ sở kinhdoanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ, ghi

ghép sổ kế toán:

GTGT của hàng hóa dịch bán vụ bán ra = Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra

- Giá vốn của hàng hóa dịch vụ bán ra

1.1.1.6 Kê khai, nộp thuế, quyết toán và hoàn thuế GTGT

a Kê khai thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

Các CSKD HHDV chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quanthuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê HHDV mua vào, bán ratheo mẫu qui định Thời gian nộp tờ khai chậm nhất là 20 ngày của tháng tiếp theo.

Người nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu theo từng lần nhập

khẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu

c Quyết toán thuế

Các CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ lập và gửi tờ khai điều chỉnhthuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từ ngày 31/12 của

năm điều chỉnh Số liệu trên tờ khai điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh thuế

GTGT của tháng 3 năm sau

Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch

d Hoàn thuế

 Đối tượng được hoàn thuế GTGT phải đáp ứng:

Cơ sở kinh doanh nộp thế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng

nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, cócon dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ số kế toán, chứng từ kế toán

theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản ngân hàng theo mã số thuế của cơ

sở kinh doanh

 Các trường hợp được hoàn thuế GTGT

Theo điều 18 của thông tư 219/TT-BTC thì trường hợp được hoàn thuế GTGT:Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1 Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số

thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khaitheo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào

kỳ tiếp theo, trường hợp lũy ké sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặcsau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa đượckhấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì CSKD đượchoàn thuế

2 Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư dã đăng kí kinh doanh đăng

ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và pháttriển mỏ dầu khi đang trong giao đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu

tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của HHDV sử dụng cho đầu

tư theo từng năm Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua

vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT

3 Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới

4 Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý(đối với trường hợp kê khai theo quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGTđầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng thìđược hoàn thuế GTGT theo tháng, quý, trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị giatang đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệuđồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo

1.2.2 Thu ế thu nhập doanh nghiệp

1.2.2.1 Khái niệm

Căn cứ Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Thông tư số

78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số

218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật

thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tàichính

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khitrừ đi các khoản chi phí hợp lý, hơp pháp của cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

1.2.2.2 Đặc điểm của thuế TNDN

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu Tính chất trực thu của loại thuế này đượcbiểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế là một

Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của DN, mức động viên vào NSNN đốivới loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Thuế TNDN được xác định trên thu nhập chịu thuế nên chỉ khi doanh nghiệpkinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế

1.2.2.3 Vai trò của thuế TNDN

Thứ nhất: Đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho NSNN

Thông qua việc ngày càng mở rộng đối tượng chịu thuế, có khả năng bao quát

được hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát

triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp hơn trước

-Thứ hai: Thuế TNDN là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc quản lý vĩ

mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh

Thông qua hệ thống các ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế TNDN gópphần định hướng cho các Nhà đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà nhà nước cầnkhuyến khích đầu tư, từ đó thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch

cơ cấu vùng kinh tế nhằm đảo bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lược phát

triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

-Thứ ba: Thuế TNDN thể hiện vai trò đặc trưng của thuế là đảm bảo côngbằng xã hội

Là sắc thuế trực thu, thuế TNDN có khả năng đảm bảo công bằng theo chều dọc,

đối tượng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối tượng nộp thuế có

thu nhập ít thì nộp thuế ít Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn thì được giảm thuế, đượcchuyển lỗ sang năm sau… Thuế TNDN có nhiều mức thuế suất ưu đãi khác nhau

-Thứ tư: Thuế TNDN là công cụ thúc đẩy nâng cao trình độ hạch toán kế toán

đối với các đối tượng nộp thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Theo luật thuế TNDN, các đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tự kê khai và tính sốthuế phải nộp, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các số liệu kê khai, tính toán đó.

Sự trung thực, chính xác của số liệu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác hạchtoán kế toán ở đơn vị

-Thứ năm, thuế TNDN là công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động của người nộpthuế Nhìn vào số thuế TNDN mà đơn vị phải nộp, so sánh đối với số thuế TNDN củacác doanh nghiệp cùng ngành ở địa phương và trong cả nước có thể đánh giá khái quát

về hiệu quả SXKD của đơn vị

1.2.2.4 Người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế TNDN

a Người nộp thuế

Theo điều 2 Luật thuếTNDN số14/2008/QH12

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi làdoanh nghiệp), bao gồm:

-Doanh nghiệp được thành lâp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đâygọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trúhoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

b Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ và thu nhập khác [Theo điều 3 của Luật thuế TNDN]

Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất

động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyểnnhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;

hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản

nợ phải trả không xác định được chủ, khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm

trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sảnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam

Thu nhập được miễn thuế

[Theo điều 4 của Luật thuế TNDN số14/2008/QH12]

-Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thànhlập theo Luật hợp tác xã

-Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp

-Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV

Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động

là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV

-Thu nhập từ hoạt động dạy nghề riêng cho người dân tộc thiếu số, người tàn tật,trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội

-Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp

trong nước, sau khi đã nộp thuế TNDN

-Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoahọc, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam

1.2.2.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN

a Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất

 Thu nhập tính thuế:

Thu nhập

tính thuế =

Thu nhậpchịu thuế -

Thu nhập đượcmiễn thuế -

Các khoản lỗ được kếtchuyển theo quy định

 Doanh thu: Là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ

giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.Doanh thu được tính bằng đồngViệt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Namtheo tỷ giá giao dịch bình quần trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không cóthuế GTGT

Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Là doanh thu bao gồmthuế GTGT

 Chi phí được trừ tính thuế TNDN:

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp

Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật

 Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định

tại Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC bao gồm:

Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 thông tư

số 96/2015/ TT-BTC, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bấtkhả kháng khác không được bồi thường;

Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt địnhmức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực tếxuất kho;

Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thù lao trả cho sang lập viêndoanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiềncông, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chỉ trảhoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo

phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánhtiết, hội nghị; chi hỗ trợ tếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, chi báo biếu,báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

vượt quá % tổng số chi được trừ, đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượtquá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập Tổng số chi được trừ không bao

gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi

được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;

Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai vàlàm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật

 Các khoản lỗ được kết chuyển: Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ

thì được bù số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập dodoanh nghiệp lựa chọn Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suấtthuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập

Quy định về việc chuyển lỗ cụ thể như sau:

- Nếu lãi thì chuyển lỗ, nếu lỗ thì không được chuyển lỗ từ kỳ trước sang

Số lỗ được chuyển toàn bộ và liên tục của những năm tiếp theo

- Số lỗ được chuyển giữa các quý với nhau và giữa các năm với nhau (Không

được chuyển từ quý sang năm, mà chỉ có thể từ năm trước sang quý của năm sau)

- Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phátsinh lỗ

 Thuế suất:

Theo điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi Từ ngày 01/01/2018

- Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các DN được thành lập theo quy định của phápluật Việt Nam ( kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp), kể cả thu nhập từ : Hoạt độngchuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thamgia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo

quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập với mức thuếTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

suất 20%

- Thuế suất 32%- 50%: Áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thácdầu khí và tài nguyên Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, căn cứvào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mõ Thủ tướng Chính phủ quyết định mứcthuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ

trưởng bộ bài chính Đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng bạc, thiếc, wonfram,antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%, trường hợp các mỏ có từ 70%

diện tích được giao trờ lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khănthuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hàng kèm theo Nghị

định này áp dụng thuế suất thuế TNDN là 40%

b Phương pháp tính thuế TNDN

Theo điều 1 thông tư 96/2015/TT-BTC

“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính

thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiêp phải nộp được xác định theo công thức

1.2.2.6 Kê khai, quyết toán và nộp thuế TNDN

a Kê khai thuế

Hàng quý, doanh nghiệp kê khai, tạm tính theo tờ khai thuế tạm tính và nộp thuếTNDN tạm tính cho cơ quan thuế

Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC của bộ tài chính thì kể từ ngày

15/11/2014 (Tức là quý 04/2014): Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuếTNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh, cụthể như sau: Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh DN thực hiện tạm nộp số tiền thuếTNDN của quý nhậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinhnghĩa vụ thuế Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế GTGT tạm tính hàng quý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

b Quyết toán thuế

Thuế TNDN là loại thuế có kỳ tính thuế theo năm Nhưng hàng quý doanhnghiệp phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN tạm nộp rồi cuối năm thực hiện tính toánlại xem cả năm đó doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không?

Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyếttoán dưới 20 % mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết

toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thựcnộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán

Ví dụ: Công ty TNHH MTV Ô TÔ Ngọc Tấn đã tạm nộp thuế TNDN năm 2016

là 90 triệu đồng Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 120triệu đồng, tăng 30 triệu đồng

-> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là 120x20%= 24 triệu đồng

Phần chênh lệch từ 20 % trở lên có giá trị là: 30 triệu – 24 triệu =6 triệu đồng

Kết luận: Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán thuế là 30 triệu trồng

Đồng thời công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở

lên (6 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ

ngày 31/01/2018) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu

c Nộp thuế

Doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế theo thời hạn mà cơ quan thuế quy

định Chỉ nộp thuế khi trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh tạm tính có lãi Hạn nộp thuếTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế

Thời hạn tạm nộp thuế theo quý nhậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo phátsinh nghiệp vụ thuế

Thời hạn nộp thuế theo quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết

thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

1.3 Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

và còn được khấu trừ Tài khoản này có 2 TK cấp 2

TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ: Phản ánh thuế

GTGT được khấu trừ của vật tư hàng hóa, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động

sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

TK 1332 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế

GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Kết cấu tài khoản 133

TK 133

- SDDK: Số thuế GTGT đầu vào còn được

khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

phát sinh tăng trong kỳ

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào khôngđược khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa muavào nhưng trả lại, hoặc được giảm giáTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

SVTH: Nguyễn Bá Cảnh 24

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoãn lại

- SDCK: Số thuế GTGT đầu vào còn được

khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào còn được

hoàn lại nhưng NSNN chưa trả

 Nguyên tắc hạch toán TK 133

- TK 133 chỉ được sử dụng cho đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Vật tư, hàng hóa, tài sản mua vài sử dụng đồng thời cho hoạt động chịu thuế vàkhông chịu thuế GTGT thì chỉ phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào TK

133 đối với vật tư, hàng hóa mua vào để sử dụng cho hoạt động chịu thuế GTGT

- Trường hợp không hạch toán riêng được giá trị vật tư hàng hóa sử dụng chohoạt động chịu thuế và không chịu thuế thì toàn bộ thuế GTGT đầu vào vẫn được phảnánh vào TK 133, cuối kỳ xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệdoanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra Phầnthuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được phân bổ vào giá vốn hàng bán

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ vớithuế GTGT đầu ra của tháng đó, nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu raphải nộp thì khấu trừ theo số nhỏ hơn, số còn lại được khấu trừ tiếp ở kỳ sau

- Nếu mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn GTGT theo quy định hoặc có hóa

đơn nhưng không ghi rõ thuế suất thuế GTGT hoặc hóa đơn không hợp lệ thì khôngđược khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Khấu trừ thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Sơ đồ 1.1 Hạch toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp khấu trừ

 Chứng từ kế toán:

Hóa đơn GTGT liên 2 (01/GTKT), hóa đơn chứng từ đặc thù

Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (01-2/GTGT)

- Sổ theo dõi thuế GTGT

- Sổ cái Tài khoản 133

- Sổ chi tiết tài khoản 1331,1332

b) K ế toán thuế GTGT đầu ra

 Tài khoản sử dụng:

Kế toán sử dụng tài khoản 3331 - Thuế GTGT đầu ra để theo dõi

Dùng để phản ánh số thuế GTGT đâu ra, thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải

nộp, số thuế GTGT đã khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp

Tài khoản này có 2 TK cấp 2:

TK 33311- Thuế GTGT đẩu: Phản ánh thuế GTGT đầu ra phải nộp, số thuế GTGT

đã được khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ

TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra củahàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước

- Kết cấu tài khoản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

TK 33311

SDĐK: Số thuế GTGT đã nộp thừa còn tồn

đầu kỳ

SDĐK: Số thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ

- Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà

nước

- Số thuế được miễn giảm

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

- Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

SDCK: Số thuế GTGT đã nộp thừa SDCK: Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.2 Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ

 Chứng từ kế toán:

Hóa đơn giá trị gia tăng mẫu số 01-1/GTKT

Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra

Tờ khai thuế GTGT (01/GTKT)

Bản giải trình kê khai bổ sung (01/KHBS)

Chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

TK 511,515,7115515155154515

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

- Sổ cái Tài khoản 3331

- Sổ chi tiết tài khoản 33311, 33312

- Sổ theo dõi thuế GTGT

1.3.1.2 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

a Thuế giá trị gia tăng đầu vào:

Đối với công ty khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGTđầu vào sẽ không được khấu trừ và không được hạch toán vào tài khoản 133 (cho dù

có mua hàng ở công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tức là trên hóa

đơn có thuế GTGT) Số thuế GTGT đầu vào không được khấu từ tính được tính vào

giá trị của vật tư, hàng hóa, tài sản cố định dịch vụ mua vào

b Thuế giá trị gia tăng đầu ra:

Thuế GTGT đầu ra được hạch toán giảm doanh thu và được theo dõi trên tàikhoản 33311

c Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.3 Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp

1.3.2 K ế toán thuế TNDN

 Chứng từ kế toán

Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù

Tờ khai quyết toán thuế TNDN

Tờ khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu (mẫu 04/TNDN)

TK 33311

TK 331, 111, 112 TK 152, 156, 211

Giá mua vật tư,hàng hóa, tài sản(cả thuế GTGT)

về HĐ tiêu thụ và HĐtài chính

TK 511, 512, 515

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

 Phương pháp hạch toán

a) Tài khoản sử dụng để hạch toán:

TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

TK 3334

- Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế

TNDN hiện hành phát sinh trong năm

- Thuế TNDN của năm trước bổ sung do

phát hiện sai sót không trọng yếu của năm

trước

-Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong nămnhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp được ghigiảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong

trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp

SDĐK: Số thuế TNDN còn phải nộp đầu kỳ

Số thuế TNDN tạm nộp/ phải nộp trong kỳ

SDCK: Số thuế TNDN còn phải nộpNhững nghiệp vụ thường gặp liên quan đến thuế TNDN

- Hàng quý, căn cứ vào tờ khai thuế TNDN kế toán hạch toán:

Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 334: Thuế Thu nhập doanh nghiệp

- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, hạch toán

Nợ TK 3334: Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111,112:

- Cuối năm tài chính, khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn sốthuế thu nhập doanh nghiệp ở các quý, kế toán phản ánh số thuế TNDN hiện hànhcòn phải nộp, hạch toán :

Có TK 334: Chi phí thuế TNDN hiện hành

Sơ đồ 1.4 Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

 Sổ sách kế toán

- Sổ chi tiết tài khoản 8211, 3334

- Sổ cái tài khoản 8211, 3334

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH MTV Ô TÔ

NGỌC TẤN2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn

2.1.1 T ổng quan về công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn

Tên công ty: Công Ty TNHH Một Thành Viên Ô Tô Ngọc Tấn

Tên viết tắt: NGOC TAN AUTO

Mã số thuế: 3301566316

Ngày cấp: 22-05-2015

Địa chỉ trụ sở: 108 Nguyễn Gia Thiều Phường Phú Hậu Thành phố Huế

-Thừa Thiên - Huế

Chủ sở hữu: Hà Trọng Nam

Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng

Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn đăng ký hoạt động kinh doanh dưới hìnhthức: Doanh nghiệp tư nhân, căn cứ vào giấy chứng nhận kinh doanh số do Sở kếhoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế cấp

Công ty hoạt động dưới hình thức sở hữu vốn tư nhân, có con dấu riêng mang tên

công ty để giao dịch, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và

quản lý của nhà nước về lĩnh vực kinh doanh của mình

Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn là một công ty TNHH được thành lập

vào năm 2015 Tuy là một công ty mới thành lập, quy mô nhỏ, nhưng đã gặp háiđược nhiều thành công, có uy tính rộng rải trong các cơ quan quản lý.Công ty

hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và thực hiệncác dịch vụ hỗ trợ tư vấn kỷ thuật trêm cơ sở áp dụng đúng các luật, nghị định và

thông tư liên quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

2.1.2 Ngành ngh ề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn là bảo

dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác Ngoài ra, công ty còn kinh doanh một số

mặt hàng:

- Bán buôn ô tô và xe có động cơ

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ

- Vận tải hành khách đường bộ

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Cho thuê xe có động cơ

2.1.3 T ổ chức bộ máy của công ty

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Công ty TNHH MTV Ô Tô Ngọc Tấn có quy mô nhỏ nên cơ cấu tổ chức của

công ty tương đối đơn giản, phù hợp với mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Công tư

xây dựng mô hình bộ máy quản lý theo quan hệ trực tuyến chức năng, các bộ phậnphối hợp, hỗ trợ cho nhau và làm việc với nhau một cách có khoa học và có hiệu quả

dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty Nhờ vậy đã giúp công ty mở rộng được quy mô

hoạt động ra ngoại tỉnh, xây dựng được niềm tin và mối quan hệ tốt với khách hàng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, là người đứng ra chịu trách

nhiệm và trực tiếp điều hành nhân sự Đại diện cho công ty ký hợp đồng kinh doanh giaodịch với khách hàng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty, Pháp luật,chế độ chính sách của nhà nước và có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thựchiện

Phó giám đốc: Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lí hoạt động của Công ty

Phòng hành chính - Kế hoạch: Có nhiệm vụ giải quyết các công tác hành chính

và có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức các bộ nhân sự, lao

động, chính sách hưu trí, thôi việc Tham mưu cho giám đốc về quản lý các lĩnh vực,

xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, hạch toán các nghiệp vụtrong tổ chức kinh doanh của công ty, ghi sổ sách, tổng hợp đối chiếu số liệu, xác địnhkết quả kinh doanh, cung cấp các báo cáo định kỳ tình hình tài chính cho cho lãnh đạotheo yêu cầu quản trị

Tổ sửa chữa: Có nhiệm vụ tiếp nhận khách hàng, chịu trách nhiệm cung cấp cácdịch vụ tư vấn về sửa chữa, thay thế phụ tùng, tư vấn các loại hình xe ô tô đang kinh

doanh…

Về quan hệ trực tuyến: Bộ máy được lãnh đạo và điều hành từ giám đốc và đến

các Trưởng phòng ban trong công ty Các trưởng phòng nhận lệnh trực tiếp từ Giámđốc, do đó các công việc được thực hiện một cách thống nhất và quyền hành giữa các

phòng ban được phân chia một các rõ ràng để quản lý Đồng thời việc kiểm tra phốihợp các hoạt động giữa các phòng cũng được thực hiện một cách chặt chẻ đảm bảo sựthống nhất và hiệu quả trong toàn bộ tổ chức

Về quan hệ chức năng: Thể hiện mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận củacông ty trong việc tổ chức các hoạt động cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.Nhờ đó sử dụng được các chuyên gia giỏi trong việc đưa ra các quyết định quản trị,

có nhiều cơ hội để phát phát triển cán bộ công nhân viên và phát huy được tài năngchuyên môn của cấp dưới.Qua đó, mô hình quản trị theo kiểu trực tuyến chức năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 08/05/2021, 08:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w